Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tiết học lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.25 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU

Trong nhiều năm qua, hiệu quả giáo dục của môn Lịch sử ở trờng
tiểu học cha cao. Một trong những nguyên nhân làm giảm sút chất lượng
dạy - học Lịch sử ở tiểu học là do phương pháp dạy cơ bản vẫn là “thầy
đọc, trò ghi”, rồi “học thuộc lòng, nói lại theo sách”. Cách dạy này chỉ
giúp các em tái tạo lại sự kiện, hiện tượng; chỉ mới “biết” lịch sử diễn
ra nh thế nào một cách máy móc. Những kiến thức lịch sử không đọng lại
trong đầu các em mà “trôi tuột” đi sau mỗi tiết dạy. Tình trạng học sinh
không nhớ sự kiện lịch sử, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử là tơng
đối phổ biến.
Xuất phát từ thực tiễn trên, là một giáo viên tiểu học, với một trong
những nhiệm vụ là bồi dỡng cho các em lòng tự hào về những trang lịch sử
hào hùng của dân tộc, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở phải tổ chức các hoạt động
dạy học nh thế nào nhằm tạo điều kiện để học sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm
tòi, phát hiện kiến thức một cách độc đáo, sáng tạo. Trong quá trình công
tác, tôi luôn nghiên cứu và đa vào ứng dụng phối hợp nhiều biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy-học môn Lịch sử đối với học sinh
lớp 4. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng
cao chất lượng tiết học Lịch sử lớp 4”làm sáng kiến kinh nghiệm của năm
học 2008-2009.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài viết đợc chia thành 3 phần:
I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
II. Các biện pháp và những ví dụ cụ thể
III. Kết quả.









I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1- Cơ sở lý luận.
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu trong
phát triển kinh tế- xã hội và chiến công rất đỗi tự hào trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đã là người dân Việt Nam thì dù ở đâu, lứa tuổi nào cũng phải biết
lịch sử của nước mình, đó là đạo lý muôn đời của dân tộc “Uống nước
nhớ nguồn”
Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những sự việc diễn ra trong
quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tơng lai. Đặc trưng
nổi bật của nhận thức về lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp
những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc là hiện thực
trong quá khứ, là tồn tại khách quan; không thể “phán đoán”, “suy luận”,
để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử ở tr-
ờng phổ thông là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp xúc với chứng
cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ; tạo ra ở học sinh những hình ảnh
cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử; tạo ra
những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời
gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Chương trình Lịch sử dạy ở bậc tiểu học giúp các em học sinh
hiểu biết sơ lược về lịch sử nước nhà, về một số danh nhân, các anh
hùng dân tộc và một số nhà khoa học, về chiến thắng vẻ vang của ông
cha. Các bậc tiền bối là những tấm gơng sáng để các em noi theo. Từ đó,
xây dựng ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, làm nảy nở tình yêu Tổ quốc

một cách tự nhiên, chân thực trong tâm hồn các em. Chính vì vậy, môn
Lịch sử có tầm quan trọng, đặc biệt trong chương trình đào tạo học sinh
lớp 4 của các nhà trờng Tiểu học.

2- Cơ sở thực tiễn.
Các em học sinh lớp 4, lần đầu tiên chính thức đợc học lịch sử
qua phân môn “Lịch sử - Địa lí”. Các em cha hiểu nhiều về lịch sử, việc
tìm hiểu và đọc các sách giới thiệu về lịch sử Việt Nam cũng còn rất hạn
chế. Đối với các em những kiến thức lịch sử còn xa vời và khó hiểu.

Trong giảng dạy, không ít giáo viên lệch trọng tâm do nhiều bài có
nội dung tổng hợp (Bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-
Nguyên) hoặc lan man vào các truyền thuyết lịch sử (Bài: Nước Văn
Lang; Nhà Lý dời đô ra Thăng Long).
Từ những đặc điểm đó, đòi hỏi người giáo viên phải có suy nghĩ và
có những hình thức, biện pháp thích hợp để giảng dạy đạt kết quả tốt và
gây hứng thú cho học sinh, giúp các em hiểu và thêm yêu môn Lịch sử.























II. nội dung một số biện pháp
và trờng hợp áp dụng cụ thể

1- Su tầm và lựa chọn kiến thức lịch sử.
Để dạy tốt các bài Lịch sử trong môn Lịch sử - Địa lí mỗi giáo viên
bằng các kênh thông tin, nhiều nguồn tài liệu, t liệu để tự trang bị cho mình
những kiến thức nhất định về môn Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, bên
cạnh việc nghiên cứu kĩ các sách giáo khoa Lịch sử dùng trong trờng tiểu
học, trung học cơ sở của Nhà xuất bản Giáo dục, mỗi giáo viên cần tham
khảo các tài liệu nh: Lịch sử Việt Nam (tập I và II)- Nhà Xuất bản Giáo
dục, năm 1984; Các Triều đại Việt Nam- Nhà Xuất bản Thanh niên, năm
2000; Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông
tin, năm 1998.
Ngoài việc tham khảo các tài liệu về môn lịch sử, một trong những
yếu tố quan trọng không thể thiếu đợc đó là bản thân người giáo viên phải
tạo cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái, hứng thú khi giảng dạy tiết
học Lịch sử.
Sau khi đọc, tôi thờng xuyên ghi chép lại những câu chuyện hoặc
những nội dung, những ý có thể bổ sung vào bài giảng. Tuy nhiên, phải
có sự lựa chọn những chi tiết nào có thể giảng để học sinh lớp 4 hiểu đợc,
đồng thời xác định ý đó, nội dung đó đa vào phần nào trong nội dung bài

giảng. Cụ thể đối với một số bài nh sau:
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
nhất -năm 981 (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 27).
Sau khi đọc cuốn “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam”, Tôi ghi lại
một số nội dung với mục đích và dự kiến thời gian sử dụng nh sau:
Nội dung: Lê Đại Hành (Lê Hoàn) sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ
Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là
Đặng Thị Sen, cha mẹ của Lê Hoàn mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con
nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên Lê Hoàn theo Nam Việt Vơng Đinh
Liễn đã lập nhiều chiến công. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân,
thống nhất đất nước lập lên cơ nghiêp nhà Đinh. Lê Hoàn đợc Đinh Tiên
Hoàng phong cho làm Thập Đạo Tớng quân lúc ông tròn 30 tuổi.
Sau khi chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân Tống xâm lược,
nhà vua Lê Hoàn lo xây dựng lực lượng bảo vệ Tổ quốc, mặt khác đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hng đất nước.
Về đối ngoại: Ông dùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn
khéo nhng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Năm ất Tỵ (1005), Lê Đại Hành mất, ông lên ngôi vua đợc 25 năm
(980-1005), thọ 65 tuổi.
+ Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về Lê Hoàn, hiểu ông là
người đủ tài, đức để cứu nước khỏi nạn thù trong giặc ngoài, hiểu đợc
hành động Thái Hậu Dơng Vân Nga nhờng lại ngôi báu cho Lê Hoàn là
đúng, là sáng suốt và vì lợi ích dân tộc.
+ Thời gian sử dụng: Cho học sinh đọc cả lớp nghe vào cuối tiết
dạy.
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
hai (1075-1077) (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 34)
+ Nội dung: Tôi su tầm và đọc cho học sinh nghe bài thơ “Thần“
của Lý Thờng Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam Đế c

Tiệt nhiên định phận tại thiên th
Nh hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại h
Mục đích: Giúp học sinh nắm đợc nguyên tác, đồng thời hiểu đợc
thời đó nhân dân ta dùng chữ Hán chứ không phải chữ Quốc ngữ bây giờ.
+ Nội dung: Lý Thờng Kiệt tên thật là Ngô Tuấn người Bắc
Biên, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội. Là con nhà võ tớng, ngay từ nhỏ
ông đã tỏ ra là người có chí hớng, ham đọc binh th và luyện tập võ nghệ.
Lớn lên lập đợc nhiều công lao lại là người có đạo đức tốt nên đợc vua
Lý Thánh Tông yêu mến kết nghĩa làm anh em đợc mang họ vua. Khi vua
Lý Nhân Tông lên ngôi, ông đợc cử làm Phục quỗc Thái uý cương vị nh
tể tớng.
+ Mục đích: Bên cạnh việc giáo dục niềm tự hào về cha ông ngày
trước còn tạo đợc cảm giác gần gũi với nhân vật trong lịch sử mặc dù sự
kiện cách chúng ta ngày nay gần 1.000 năm.
Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-
Mông (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 40).
+ Nội dung: Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn là một anh hùng kiệt
xuất của dân tộc ta, đồng thời là Danh nhân quân sự thế giới (Tóm tắt
niên biểu lịch sử Việt Nam).
+ Mục đích: Giáo dục học sinh lòng tự hào về cha ông ta ngày
trước, đồng thời giáo dục học sinh noi gơng các bậc tiền bối.
Bên cạnh việc su tầm của bản thân, giáo viên cần có những hình
thức, biện pháp phù hợp để khuyến khích các em học sinh cùng su tầm t
liệu, tài liệu về kiến thức lịch sử. Qua đó, góp phần làm phong phú thêm
nguồn tài liệu giảng dạy của mình, cũng nh tăng thêm sự hiểu biết của các
em về kiến thức lịch sử, ham thích môn học đồng thời động viên các em
tìm đọc những mẩu chuyện về lịch sử, bước đầu hình thành thói quen s-
u tầm cho học sinh.


2- Học hỏi kinh nghiệm.
Mỗi giáo viên cần không ngừng học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của
các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trờng, đặc biệt là các đồng chí
trong ban Giám hiệu nhà trờng, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy môn Lịch sử của Phòng Giáo dục,
Cụ thể: tôi dự đầy đủ các tiết dạy chuyên đề môn Lịch sử do Phòng
Giáo dục tổ chức, tham khảo giáo án các tiết dạy tốt, thờng xuyên trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

3- Soạn giáo án:
Thực tiễn giảng dạy cho thấy: Một giáo án đợc soạn cẩn thận,
công phu sẽ giúp cho giáo viên lên lớp đợc vững vàng, tự tin, tiết dạy
đạt hiệu quả cao. Do vậy, khi soạn giáo án người giáo viên cần đặc biệt
quan tâm, chú ý đến mục đích, yêu cầu và trọng tâm của bài. Điều này
giúp cho chúng ta bám sát vào nội dung, tránh tình trạng giảng miên
man, xa rời trọng tâm dẫn đến học sinh chỉ nhớ ý phụ, sự kiện lẻ tẻ mà
không nắm đợc yêu cầu chủ yếu của bài.
Sau khi xác định đợc trọng tâm bài, khi soạn thảo giáo án giáo viên
cần trình bày rõ ràng những ý cơ bản, gạch chân dới những sự kiện, ngày,
tháng, địa điểm quan trọng mà học sinh phải nắm vững.
Ví dụ: Trọng tâm của Bài 2- “Nước Âu Lạc”:
- Bối cảnh ra đời
- Những thành tựu của Nhà nước Âu Lạc, đặc biệt là sự phát triển
của kỹ thuật, quân sự.
- Những nguyên nhân gây thảm họa mất nước.
- Qua bài này giáo dục học sinh ý thức tự hào với sự ra đời của
Nhà nước Âu Lạc đánh dấu bước phát triển của dân tộc và giáo dục tinh
thần cảnh giác trước âm mu của kẻ thù.
L u ý: Khi dạy bài này, giáo viên tránh sa đà vào việc kể lại câu
chuyện An Dơng Vơng và nỏ thần, nhng cũng nên cho học sinh nhớ lại

để so sánh giữa lịch sử và thần thoại.
Sự thật về nỏ thần: Vào năm 1959 các nhà khảo cổ đã tìm ở ngoại
thành Cổ Loa. Có loại to, loại nhỏ. Các đầu mũi tên đều nhọn, sắc và có
hình ba cạnh nh quả trám. Các đầu mũi tên này còn phải lắp vào thân tên
bằng tre, phía đuôi có cánh. (Phương pháp dạy học tìm hiểu Tự nhiên xã
hội- Vụ giáo viên)
Ví dụ: Trọng tâm bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông-Nguyên (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 34).
Qua bài này, học sinh nắm đợc những kiến thức sau:
- Dới thời nhà Trần, ba lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước
ta.
- Quân dân nhà Trần đồng lòng đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
- Tài nghệ chỉ huy của vua tôi nhà Trần (tiêu biểu là Trần Hng
Đạo) đã đánh thắng 1 đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về ba lần chiến thắng quân Mông-
Nguyên của quân dân nhà Trần và truyền thống đấu tranh chống giặc
ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta.

4- Đồ dùng trực quan :
Về mặt t duy, đa số các học sinh mới chỉ là t duy cảm tính nên việc
chuẩn bị, sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp sẽ góp phần quan trọng
giúp tiết học thành công.
Trong môn lịch sử giáo cụ trực quan ít, đơn giản nhng lại rất cần
thiết để các em thấy đợc sự kiện, nhân vật lịch sử từ đó gây hứng thú trong
giờ học.
Từ kinh nghiệm rút ra trong việc tự làm và sử dụng các dụng cụ
trực quan theo chương trình trong thời gian qua, tôi cho rằng để có thể
nâng cao hiệu quả dạy và học của môn Lịch sử mỗi giáo viên cần phải
thực hiện tốt một số nội dung liên quan đến đồ dùng trực quan nh sau:
- Sử dụng, khai thác triệt để tác dụng các tranh, ảnh có trong bộ đồ

dùng của Bộ Giáo dục- Đào tạo phát hành; đồng thời vẽ và làm thêm một
số tranh, lược đồ.
- Chủ động, tích cực sử dụng phềm mềm Microsoft Power Point để
soạn giáo án; tăng cường giảng dạy bằng máy tính, projecter.
- Phóng to lược đồ các cuộc kháng chiến chống quân Tống, chiến
thắng Chi Lăng (Tôi đã vẽ 01 Lược đồ hoàn chỉnh dùng để giảng bài;
02 Lược đồ còn lại không vẽ mũi tên để học sinh thi vẽ, dán mũi tên chỉ
hớng tiến công của quân ta và địch.).
Với các bài học cần tả lại diễn biến trận đánh, những lược đồ giúp
các em nhớ bài học lâu hơn. Cuối tiết học, giáo viên có thể đa lược đồ
cha có mũi tên và yêu cầu học sinh dán mũi tên và trình bày diễn biến
trận chiến. Nh vậy, tiết học sẽ thêm phần sinh động, học sinh sẽ nhớ nội
dung bài hơn.

5. Giảng dạy trên lớp:
Kinh nghiệm trong giảng dạy cho thấy: Mặc dù với khoảng thời
gian rất ngắn (khoảng 1 đến 2 phút) song phần giới thiệu bài lại rất quan
trọng, nó góp phần đáng kể vào sự thành công của tiết học. Với suy nghĩ
đó, để thu hút sự chú ý nghe giảng của học sinh ngay từ phút đầu của tiết
học, mỗi giáo viên cần quan tâm chuẩn bị phần giới thiệu bài (lựa chọn
câu, từ và các hình ảnh) sao cho thực sự gây đợc sự tập trung và hứng thú
của học sinh.
Trong quá trình giảng, phải luôn lấy học sinh làm trung tâm; bám
sát trọng tâm bài và vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy
học để cuốn hút các em vào bài giảng. Sau đây là một vài kinh nghiệm rút
ra từ thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên có thể áp dụng một cách sáng tạo
để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử lớp 4.
5.1. Viết bảng:
Giáo viên cần viết lên bảng những ý chính các em cần nắm vững.
Nh vậy, qua việc trình bày bảng, học sinh có thể dựa vào đó nhớ nội dung

bài ngay tại lớp.
Bài 8: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
nhất” (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 27), chúng ta có thể trình bày trên bảng
nh sau:
1/ Hoàn cảnh nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
- Vua còn nhỏ.
- Thái hậu Dơng Vân Nga đã nhờng ngôi cho Lê Hoàn.
2/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
Hai trận thắng lớn: sông Bạch Đằng, ải Chi Lăng.
3/ ý nghĩa của cuộc kháng chiến:
- Độc lập đợc giữ vững.
- Nhân dân tin vào tiền đồ củ dân tộc.
5.2. Giải nghĩa từ:
Khi giảng bài, giáo viên cần lu ý học sinh phần chú thích, giải
nghĩa từ trong sách giáo khoa, đồng thời giải thích thêm một số từ các em
cha rõ.
Bài 11 “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”
(SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 34).
Từ “Phục quốc Thái uý” nghĩa là người nắm tất cả binh quyền
trong triều đình.
5.3. Tổ chức hoạt động nhóm:
Giáo viên tổ chức cho các em học theo nhiều hình thức phù hợp
với các nội dung khác nhau.
Bài 14 “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên”
(SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 40).
Chúng ta có thể chia học sinh thành nhóm (4học sinh/ 1nhóm) thảo
luận một số nội dung:
1/ Khi giặc Mông- Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã
dùng kế gì để đánh giặc?
2/ Hãy nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

Mông- Nguyên?
5.4. Hệ thống kiến thức:
Các sự kiện lịch sử thờng có tính chất xâu chuỗi, do đó khi dạy bài
sau chúng ta nên có sự liên hệ với bài trước.
Ví dụ: Bài 14 “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-
Nguyên” (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 40).
Giáo viên có thể hỏi: Trên sông Bạch Đằng đã mấy lần kẻ thù bị
tiêu diệt? Bằng cách nào? Ai lãnh đạo các cuộc tấn công đó?
5.5. Liên hệ thực tế:
Cuối mỗi bài dạy, giáo viên cho các em liên hệ với thực tế nh các
đờng phố mang tên vị anh hùng hay nơi ghi lại chiến công đó… Từ đó,
các em sẽ dễ nhớ, nhớ lâu hơn các nhân vật, sự kiện lịch sử, đồng thời
thấy đợc sự ghi nhớ công ơn của cha ông mình của các thế hệ sau và việc
cần thiết phải bảo tồn các di tích lịch sử.
Ví dụ: phố Quang Trung, phố Lý Thái Tổ, phố Trần Hng Đạo…
5.6. Sơ đồ, tóm tắt:
Đối với các bài có tính chất tổng kết, giáo viên sử dụng những sơ
đồ, bảng tóm tắt sao cho các em học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, các sự kiện
lịch sử một cách hệ thống.
+ Bài 3: Nước ta dới ách đô hộ của các triều đại phong kiến
phương Bắc (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 17), chúng ta cho học sinh lập sơ
đồ về các cuộc khởi nghĩa nh sau:

TT Năm Tên cuộc khởi nghĩa
40 Hai Bà Trng
248 …


Lý Bí



Triệu Quang Phục
722 …


Phùng Hng


Khúc Thừa Dụ
931

938


+ Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê (SGK Lịch sử-Địa lí 4, tr
51)

Tác giả Tác phẩm Nội dung
Nguyễn Trãi Bình Ngô Đại Cáo;
ức Trai Thi tập
Phản ánh khí phách anh
hùng, niềm tự hào chân
chính của dân tộc.
… … …


+ Bài 20: Ôn tập (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 53)
Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến thế kỉ thứ XV:

Thời gian Triều đại Tên nước Kinh đô

968-980 Nhà Đinh
… …

Nhà Tiền Lê
… …

Nhà Lý
… …

Nhà Trần
… …

Nhà Hồ
… …
Nhà Hậu Lê
… …

Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi độc lập đến thời Hậu Lê:

TT Thời gian Tên sự kiện


Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mời hai sứ quân.


Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.


Nhà Lý dời Đô ra Thăng Long.



Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.


Nhà Trần thành lập.


Kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên


Chiến thắng Chi Lăng.

5.7. Tổ chức các hoạt động "Chơi mà học":
Trong tiết học, giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động dới dạng
các cuộc thi nh: thi nói nhanh tên vị vua trong thời điểm lịch sử cụ thể,
lựa chọn câu hỏi, đặt câu hỏi cho dữ kiện, nhằm làm cho không khí tiết
học sinh động hơn, đồng thời giúp học sinh củng cố kiến thức nắm bài
chắc hơn và phát triển năng lực t duy cho các em.
+ Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (SGK Lịch sử-Địa lí 4,
tr 25) chúng ta tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Lựa chọn câu hỏi”.




Cách chơi:
- Giáo viên sử dụng bảng phụ có ghi sơ đồ câu hỏi cho học sinh
lựa chọn. Sau khi học sinh chọn câu hỏi, giáo viên sẽ đọc câu hỏi của
mình.
- Học sinh chọn đợc:
Câu hỏi "Ai?" Giáo viên hỏi “Ai đã dẹp đợc loạn 12 sứ

quân?”
Câu hỏi "Khi nào?" Giáo viên hỏi: “Đinh Bộ Lĩnh thống
nhất đợc giang sơn khi nào?”
Câu hỏi: "Nh thế nào?" Giáo viên hỏi: “Sau khi Ngô Quyền
mất, tình hình nước ta như thế nào?”
Khi nào?

Vì sao?

Ai?

Làm gì?

Nh thếnào?

Câu hỏi "Làm gì?" Giáo viên hỏi: “Sau khi dẹp xong
loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để xây dựng đất nước?”
Câu hỏi "Vì sao?" ….
+ Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (SGK Lịch sử-Địa lí 4, tr
60), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đặt câu hỏi cho
dữ kiện”.

Giáo viên đ a các dữ kiện: Học sinh đặt câu hỏi và trả lời:
1. Năm 1788. Mợn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh
sang chiếm nước ta năm nào?
2. Năm 1789. Quang Trung đại phá quân Thanh
năm nào?
3. Quang Trung. Hoàng đế nào chỉ huy quân ta đại phá
quân Thanh?
4. Sầm Nghi Đống. Tớng giặc nào thắt cổ tự tự ở Gò

Đống Đa- Hà Nội?
5. Gò Đống Đa. Tớng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ ở
địa danh nào?

6. Giáo án minh hoạ 1 tiết dạy cụ thể:
Dới đây, xin đợc trình bày một giáo án có sự phối hợp các biện
pháp, hình thức trên vào một tiết dạy cụ thể và đã đợc thể nghiệm thành
công trong thời gian qua.
Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê.
(SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 39)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu:
- Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê.
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối
đoàn kết dân tộc.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đê và phòng, chống lụt, bão.
II. Đồ dùng: Máy tính, projecter.
III. Hoạt động Dạy- Học:

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
5’ A- Kiển tra bài cũ:
- Nêu vấn đề.
- Nhận xét - Đánh giá.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.

28’ B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
Bài trước cho chúng ta thấy nhà

Trần làm đợc rất nhiều việc nhằm
củng cố xây dựng đất nước. Trong
đó, nhà Trần rất quan tâm đến việc
đắp đê. Vì sao phải đắp đê? Nhà
trần thực hiện đắp đê nh thế nào?
Kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm
hiểu qua bài:
Nhà Trần và việc đắp đê.

- Ghi bảng. - Ghi vở Bật máy


Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
2- Tìm hiểu bài:
a- Hoạt động 1: Vì sao cần phải
đắp đê?
Dới thời nhà Trần, nhân dân sống
bằng nghề chính là trồng lúa nước.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt, là
nguồn cung cấp nước chính cho cây
trồng. Song cũng chính là nguyên
nhân gây nên lụt lội thờng xuyên.

+ Hãy kể tóm tắt cảnh lụt lội?
Đa một số hình ảnh lụt lội lên màn

- Quan sát, mô tả.


Trình
chiếu. - 02 hoặc 03 học sinh kể.
- Nhận xét, bổ sung.
chiếu.
+ Ngập lụt gây tác hại gì? - Thảo luận nhóm 2, đại
diện nhóm nêu ý kiến,
nhận xét, bổ sung.


Kết luận: Lụt lội gây thiệt hại
về tài sản, tính mạng và tác
động xấu đến mùa màng, làm ảnh h-
ởng đến đời sống, sản xuất của nhân
dân.

+ Cần làm gì để ngăn ngập lụt? - Nêu ý kiến. Nhận xét, bổ
sung.



Giới thiệu: Từ xa xa, ông cha chúng
ta biết đắp đê ngăn nước, bảo vệ
mùa màng, cuộc sống. Việc đắp đê
trở thành truyền thống của dân tộc
ta. Đặc biệt dới thời nhà Trần việc
đắp đê rát đợc coi trọng.
- Trả lời. Nhận xét, bổ
sung.




Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
b- Hoạt động 2: Nhà Trần coi trọng
việc đắp đê.

- Yêu cầu:
+ Hãy đọc thầm đoạn “Nhà Trần
quan tâm triều đại đắp đê”.

+ Quan sát tranh “Cảnh đắp đê thời
nhà Trần”. (GV: Đa hình ảnh lên
màn chiếu và giới thiệu: Nhân dân
dùng sức đắp từng hòn đất, tạo thành
đê còn thấp và nhỏ. Cha đợc kiên cố,
vững chãi nh ngày nay. Hình ảnh
người quan lí, trông coi và vua Trần
tham gia đắp đê.)
Trình
chiếu.
+ Thảo luận và trả lời câu hỏi: Nhà
Trần có những biện pháp gì để thực
hiện việc đắp đê? Hà Đê Sứ là chức
quan có nhiệm vụ gì?
- Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm nêu
ý kiến. Nhận xét, bổ
sung.



- Củng cố (đa các nội dung lên màn
chiếu và yêu cầu 02 học sinh nhắc
lại): Những việc làm thể hiện việc
nhà Trần quan tâm đến việc đắp
đê:
Trình
chiếu.

+ Lập ra chức danh Hà Đê Sứ.
+ Ra lệnh đắp tất cả đê cho các con
sông.
+ Mọi người, kể cả vua đều tham
gia bảo vệ đê.

c- Hoạt động 3: Kết quả việc đắp đê
của nhà Trần.

- Giới thiệu: Với nhiều biện pháp
thực hiện chính sách đắp đê nh vậy,
nhà Trần thu đợc kết quả gì?
- 02 học sinh nhắc lại,
ghi vở.


Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
- Yêu cầu đọc đoạn cuối và thảo
luận nhóm đôi.


(Đa hình ảnh lược đồ Đồng bằng
Bắc Bộ lên màn chiếu).
- Đọc sách giáo khoa.
- Đại diện từng nhóm
nêu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung



Trình
chiếu.
- Giới thiệu: Thời Lý đã đắp đê để
bảo vệ Thành Thăng Long và một
số đoạn đê ngoài thành do nhân dân
tự đắp. Đến thời nhà Trần, Thăng
Long luôn bị ngập lụt. Vua Trần
thấy cần phải đắp đê các con sông,
từ đầu nguồn đến cửa biển nhằm trị
- Lắng nghe và quan sát
lược đồ trên màn chiếu.





thuỷ, tránh ngập lụt.
(Chỉ hệ thống đê, các con sông trên
màn chiếu).


Trình
chiếu.

- Kết luận: Đắp đê hình thành hệ
thống đê là chính sách, việc làm đúng
đắn của các vị vua Trần đợc nhân
dân ủng hộ.


- Hỏi:
+ Vì sao hệ thống đê hình thành
giúp cho nông nghiệp phát triển và
thể hiện tinh thần đoàn kết?
+ Nhắc lại kết quả việc đắp đê?

+ Trả lời. Nhận xét, bổ
sung.

+ Nhắc lại.





(Đa nội dung lên màn chiếu:
• Hình thành hệ thống đê;
• Giúp nông nghiệp phát triển;
• Thể hiện tinh thần, sức mạnh
đoàn kết của dân tộc).
+ Ghi vở. Trình

chiếu.


Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
- Kết luận: Với kết quả đó, nhà trần
đợc gọi là "Triều đại đắp đê".

- Giới thiệu: Hệ thống đê là công
trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo là
thành quả của quá trình lao động
sáng tạo của dân tộc ta, đê ngày
càng vững chắc, kiên cố…
(Để thấy rõ điều đó, yêu cầu học
sinh quan sát hình ảnh đê Sông
Đuống, Sông Hồng đoạn qua địa
phận phờng Ngọc Thuỵ nói riêng,




- Quan sát.




Trình
chiếu.
quận Long Biên nói chung).

- Liên hệ: Kể các biện pháp bảo vệ
đê mà con biết? (Đa hình ảnh các
công việc bảo vệ đê lên màn chiếu:
Trồng cỏ, trồng tre chắn sóng, xây
dựng kè, …).
- Thảo luận nhóm 2,
báo cáo. Nhận xét, bổ
sung.


Trình
chiếu.

- Kết luận: Có nhiều biện pháp bảo
vệ để giúp cho hệ thống đê ngày
càng vững chắc.

7’
3- Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: “Lựa chọn câu hỏi”.
- Đa hệ thống câu hỏi lên màn chiếu
để học sinh lựa chọn, trả lời.
Ai?

Vì sao?

Nh thếnà
o?

Làm gì?



ở đâu?

- 01 học sinh dẫn
chương trình đọc các
câu hỏi khi bạn lựa chọn
và đánh giá câu trả lời
của bạn dựa theo đáp án.




Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
Ví dụ:
+ Ai? Ai là người trông coi
việc đắp đê, bảo vệ đê dới thời Trần?
+ Vì sao? Vì sao phải đắp
đê?
+ Nh thế nào? Nhà Trần
thực hiện đắp đê nh thế nào?
+ Làm gì? Kè đê, trồng
cỏ ven đê để làm gì?
+ ở đâu? Hệ thống đê đợc

đắp ở đâu?
Chốt: Học bài gì? Qua bài học, các
con có thêm kiến thức gì?

* Nêu ý kiến, đọc bài
học trong SGK - tr39.

- Liên hệ: Các con sẽ làm gì để góp
phần bảo vệ hệ thống đê?
- Nêu ý kiến. Nhận xét,
bổ sung.

- Kết luận: Những biện pháp thực
hiện đắp đê, bảo vệ đê dới thời nhà
Trần là chính sách đúng đắn, sáng
suốt trong việc trị thuỷ, bảo vệ cuộc
sống nhân dân. Đê là công trình kiến
trúc độc đáo, là niềm tự hào của
nhân dân ta.

- Chuẩn bị Bài 14 - Cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông
- Nguyên.
- Quân xâm lược Mông-Nguyên
đánh chiếm nước ta mấy lần? Vào
những năm nào?
- Nguyên nhân chính dẫn đến thất
bại của chúng trong các lần xâm
lược nước ta?
- Các con hãy su tầm những câu
chuyện thể hiện ý chí của Vua- tôi
nhà Trần quyết tâm đánh bại quân
xâm lược.



ii. Kết quả đạt đợc

Các biện pháp trên góp phần giúp giáo viên giảng dạy có hiệu quả:
Học sinh hiểu bài, hứng thú với môn học. Bên cạnh đó, kiến thức tiếp tục
đợc thể hiện, củng cố, mở rộng ở các tiết Sinh hoạt tập thể, Hội vui học
tập tổ chức ở lớp. Với mỗi bài học, các em nắm đợc ý chính và thêm tự
hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, dũng cảm của ông cha ta. Bên
cạnh đó các em còn thấy đợc sự phát triển của đất nước qua các thời đại:
Đinh, Lê, Lý… đồng thời, mỗi học sinh dần thấy đợc trách nhiệm của bản
thân đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
Kết quả học bộ môn Lịch sử - Địa lý của lớp tôi giảng dạy luôn có
thành tích đáng kể, 100% học sinh đạt loại giỏi. Các em luôn giành chiến
thắng khi tham gia các hoạt động tập thể nh “Tài năng kiến thức của em”
hay “Tuổi thơ thông minh”,… khi lựa chọn câu hỏi về kiến thức lịch sử.
















Kết Luận

Nội dung của bài viết này là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết và
rút ra trong suốt quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4.
Việc học tập môn Lịch sử của học sinh nói chung và học sinh tiểu
học nói riêng hiện nay cha đợc quan tâm đúng mức. Để có thể cuốn hút
các em vào học tập trong các tiết học Lịch sử, giáo viên phải không
ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục để nâng cao kiến thức về
Lịch sử cũng nh kỹ năng giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cần phối
hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức dạy học để tạo không khí
hào hứng, phấn khởi giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách thoải mái,
đạt chất lượng cao nhất. Chính từ những suy nghĩ đó, tôi đã nghiên cứu đ-
a ra các hoạt động “Chơi mà Học” nhằm đổi mới về hình thức dạy học,
quan tâm đến các hoạt động bổ trợ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy,
tránh đợc một giờ Lịch sử khô khan, trừu tượng đối với học sinh. Tuy
nhiên, đây mới là những kinh nghiệm bước đầu của bản thân, cho nên khó
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Qua bài viết này, tôi hi vọng nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các
đồng chí lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp để các biện pháp, hình thức đ-
ợc đề cập ngày càng hoàn thiện và có thể phổ biến rộng rãi hơn. Từ đó, có
cơ sở góp phần cho việc nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn Lịch sử -
Địa lí ở bậc Tiểu học.
Tôi chân thành cảm ơn!


















Tài liệu tham khảo


1) Các triều đại Việt Nam- NXB Thanh niên- 2000.

2) Danh nhân đất Việt (4tập)- NXB Thanh niên - 1998.

3) Kiến thức Lịch sử cho giáo viên tiểu học- NXS Giáo dục-
2005 .

4) Lịch sử Việt Nam (Tập I và II)- NXB Giáo dục- 1984.

5) Lịch sử và Địa lý 4- NXB Giáo dục- 2005.

6) Tài liệu bồi dỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4 (Tiếng Việt,
Đạo đức, Lịch sử và Địa lí)- NXB Giáo dục- 2005.

7) Thiết kế bài giảng Lịch sử ở trờng tiểu học- NXB Giáo dục-
2005.


8) Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam- NXB Văn hoá- Thông tin-
1998.

























mục lục




Trang
Mở đầu.
3
I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
4
1. Cơ sở lí luận. 4
2. Cơ sở thực tiễn. 4
iI. nội dung một số biện pháp và trờng hợp áp dụng cụ thể.
6
1. Su tầm lựa chọn kiến thức lịch sử 6
2. Học hỏi kinh nghiệm. 8
3. Soạn giáo án. 8
4. Đồ dùng trực quan. 9
5. Giảng dạy trên lớp. 10
6. Giáo án minh hoạ 1 tiết dạy cụ thể. 15
III. Kết quả đạt đợc.
21
Kết luận.
22
Tài liệu tham khảo.
23






×