Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn
2. Ngày tháng năm sinh : Ngày 25 tháng 10 năm 1976
3. Nam, nữ : Nam
4. Địa chỉ : xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
5. Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An
6. Điện thoại : (Cơ quan) 0613.701.013 (Nhà riêng) ĐTDĐ : 0933486044
7. E-mail: hoặc
8. Chức vụ : Giáo viên
9. Đơn vị công tác : Trường tiểu học Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân GD Tiểu học
- Năm nhận bằng : 2010
- Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy học
Số năm có kinh nghiệm : 16 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây :
+ “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu toán cho học sinh lớp 5”
+ “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Ứng dụng công nghệ thông tin”
+ “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Rèn kỹ năng sử dung phương
pháp sơ đồ đoạn thẳng bài toán tìm 2 số lớp 4”
1
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Sáng kiến kinh nghiệm :
“ Thiết kế trò chơi để dạy các phép tính về số tự nhiên ở lớp 4 ”.
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài :
1. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học .
Trong nhà trường, trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy
học toán. Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học toán dưới dạng trò
chơi toán học phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học . Hoạt động vui chơi trong dạy
học đã góp phần tác động đến việc phát triển trí tuệ , rèn luyện trí thông minh,
nhanh trí của các em, giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn về khả năng học tập của
mình.
Đặc biệt qua trò chơi, giúp các em không bị ức chế trong quá trình học tập
kéo dài, tạo không khí lớp học sôi nổi nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh dễ hưởng ứng
và tích cực tham gia vì đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 11 là ham
hiểu biết, ưa hoạt động , giàu trí tưởng tượng nhưng dễ chán vì sự đơn điệu, khô
khan.
Những loại hình mới của hoạt động vui chơi phù hợp với nội dung, chương
trình trình độ và khả năng nhận thức của học sinh sẽ giúp các em hiểu, nhớ vận
dụng tốt hơn góp phần nâng cao kết quả dạy học.
2. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện đổi mới môn toán ở
tiểu học
Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tiểu học, môn toán ở tiểu
học cần có phương pháp dạy học phù hợp, một trong những đổi mới quan trọng
nhất cần thực hiện là chuyển từ hình thức thầy giảng – Trò ghi sang thầy tổ chức –
2
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Trò hoạt động. Một hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới, đó là tổ
chức các trò chơi học tập .
Song không phải bất cứ người giáo viên nào cũng biết tổ chức trò chơi học
tập đạt hiệu quả. Thực trạng việc dạy học toán ở tiểu học về cơ bản thì phương
pháp dạy học đã được đổi mới nhưng chưa thực sự phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc thiết kế và áp dụng các trò chơi toán học vào
giảng dạy ở một số giáo viên còn hạn chế, họ lúng túng trong việc thiết kế và tổ
chức cho học sinh tham gia chơi một cách phù hợp.
3. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học kiến thức ở trường tiểu học hiện
nay .
Trên tinh thần “ Học mà chơi – chơi mà học ” , “ Chơi vui – Học càng vui ”
nhằm thỏa mãn, không dập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống
cũng như học tập ở lứa tuổi học sinh tiểu học .
Trong khi môn toán ở lớp 4 chương trình mới có nội dung đa dạng, mở đầu
cho giai đoạn mới của của dạy học toán ở tiểu học, giai đoạn học tập sau này.
Với lí do trên , tôi đã chọn đề tài : “ Thiết kế trò chơi để dạy các phép tính
về số tự nhiên ở lớp 4 ”.
PHẦN NỘI DUNG
A.Những vấn đề chung về trò chơi toán học :
1. Trò chơi toán học là gì ?
- Trò chơi toán học là trò chơi trong đó chứa đựng một số yếu tố toán học nào
đó .
- Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi : Trò chơi tập thể , trò chơi cá
nhân . Trò chơi có thể là trò chơi vận động , có thể là trò chơi trí tuệ , cũng có thể
kết hợp vận động với trí tuệ .
3
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
- Vì là một trò chơi , trò chơi toán học mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi,
nhưng trò chơi toán học khác với trò chơi “ phi toán học ” ở chỗ ít nhiều phải chứa
một yếu tố kiến thức toán học nào đó . Trò chơi toán học cũng có thể là trò chơi tập
thể hoặc trò chơi cá nhân , thường thuộc loại kết hợp cả vận động lẫn trí tuệ , ở lớp
dưới trò chơi toán học nặng về vận động , càng lên lớp cao tính trí tuệ càng nâng
cao hơn .
- Trong nhà trường trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy học
toán . Cơ sở tâm lí khẳng định hoạt động dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học
phù hợp với lứa tuổi tiểu học . Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi
toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia .
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung , trò chơi toán học có thể là :
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt , hình thành tri thức mới .
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức , luyện tập kĩ năng .
+ Trò chơi nhằm ôn tập , rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khóa .
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của toán học tiểu học , ta có thể nói tới
chẳng hạn :
+ Trò chơi về tính toán .
+ Trò chơi về vẽ hình , đếm hình , cắt và ghép hình .
+ Trò chơi về giải toán đố , rèn luyện trí thông minh .
+ Trò chơi với hoạt động đo đại lượng …
2. Một số lưu ý khi sử dụng trò chơi trong dạy học toán :
- Đặc điểm của trò chơi toán học ở tiểu học :
+ Các trò chơi thường tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ
3 đến 8 phút .
+ Mỗi trò chơi nói chung được gắn với một bài , chương cụ thể .
4
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
+ Dựa vào hình thức chơi và luật chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh
hoạt ( thay số ). Từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên nhiều cơ hội tổ chức
chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình .
- Đặc trưng của trò chơi toán học ở tiểu học :
+ Trò chơi toán học ở tiểu học là một hoạt động tự do, nếu gò ép hoặc bắt buộc
thì trò chơi mất tính hấp dẫn và không có ý nghĩa .
+ Trò chơi toán học ở tiểu học phải được giới hạn không gian, thời gian.
+ Trò chơi toán học ở tiểu học là một hoạt động bất định. Đây là một đặc trưng
tạo nên sức hấp dẫn , sức hút bởi vì không ai dám khẳng định diễn biến và kết quả
cuối cùng của mỗi trò chơi ( giáo viên nên chọn cặp chơi, nhóm chơi ngang khả
năng ) .
+ Trò chơi toán học ở tiểu học là một hoạt động có quy tắc : Dù trò chơi có đơn
giản bao nhiêu cũng có quy tắc nhất định, vì vậy sẽ tạo nên không khí bình đẳng
giữa các em tham gia chơi .
+ Trò chơi toán học ở tiểu học là một hoạt động giả định, là tổng hợp của những
hành vi không bình thường, nhưng em nào cũng có thể thực hiện được nếu cố gắng
hơn, dũng cảm hơn mức bình thường một chút.
- Giáo viên là người quản trò chơi phải có những phẩm chất :
+ Có tâm hồn cởi mở, vui vẻ, hòa nhã, dễ gần .
+ Công bằng, biết khuyến khích, động viên các em đúng lúc .
+ Năng động, sáng tạo, có bản lĩnh và biết tự kiềm chế .
+ Nắm vững luật chơi, nhận thức được những giá trị đích thực của trò chơi
đem lại .
+ Biết thay đổi và kết hợp tốt giữa giọng điệu và ngữ điệu một cách linh hoạt
sẽ tạo nên cảm giác hồ hởi, phấn khởi cho các em : “ có thể nói trò chơi có hấp
dẫn, lôi cuốn hay không, phụ thuộc rất nhiều vào người quản trò ” .
3. Kịch bản chung cho một trò chơi toán học :
5
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
+ Tên trò chơi .
+ Mục đích chơi .
+ Đối tượng chơi .
+ Những chuẩn bị cần thiết cho cuộc chơi .
+ Giới thiệu luật chơi .
+ Hướng dẫn , tổ chức chơi .
B.Một số yếu tố cơ bản trong chương trình toán 4 :
I/ Số học và các yếu tố đại số :
1. Số tự nhiên :
- Các phép tính về số tự nhiên .
- Lớp triệu : Đọc , viết , so sánh các số đến lớp triệu . Giới thiệu lớp tỷ .
- Tổng kết về số tự nhiên về hệ thập phân .
- Phép cộng và phép trừ các số có 5 đến 6 chữ số, không nhớ và có nhớ đến 3 lần.
Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên .
- Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích không quá 6
chữ số.
- Tính chất giao hoán của phép cộng, phép nhân; tính chất kết hợp của phép cộng ,
phép nhân . Các quy tắc “ Một số nhân với một tổng ( hiệu ) ” ; “ Một tổng chia
một số ” ; “ Một số chia một tích ; một tích chia một số ”.
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 5 , 9 .
- Tính giá trị của biểu thức chứa đến 3 chữ dạng đơn giản: a + b + c; a x b x c ;
( a + b ) x c ;….
2. Phân số . Các phép tính về phân số :
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phân số, đọc , viết, so sánh các phân số,
phân số bằng nhau.
6
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
- Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không có cùng mẫu
số(trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 3 chữ số).
- Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số . Giới thiệu quy
tắc nhân một tổng hai phân số với một phân số .
- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số , chia phân số cho số tự nhiên
khác 0 .
- Thực hành tính : Tính nhẩm về cộng , trừ hai phân số có cùng mẫu số, tử
số của tổng hoặc hiệu có không quá hai chữ số , phép tính không co nhớ. Tính
nhẩm về phân số với phân số hoặc với số tự nhiên , tử số và mẫu số của tích có
không quá hai chữ số, phép tính không có nhớ .
- Tính giá trị các biểu thức có không quá ba dấu phép tính với các phân số
đơn giản ( mẫu số chung của kết quả tính có không quá hai chữ số ) .
3. Tỉ số :
- Giới thiệu ban đầu về tỉ số .
- Giới thiệu các bài toán : Tìm hai số biết tổng ( hoặc hiệu ) và tỉ số của
chúng .
- Tỉ lệ bản đồ .
II/ Đại lượng và đo đại lượng :
- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng . Chủ yếu nêu mối quan
hệ giữa ki lô gam và yến, tạ, tấn; giữa ki lô gam và gam .
- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian . Chủ yếu nêu mối quan
hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, giây, thế kỉ và năm, năm và tháng, ngày.
- Diện tích và một số đơn vị đo diện tích ( dm
2
, m
2 ,
km
2
) . Chủ yếu nêu mối
quan hệ giữa m
2
và cm
2
, m
2
và km
2
.
- Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng ( cùng loại ) , làm tính với các số đo .
Thực hành đo, tập làm tròn số đo và ước lượng các số đo .
- Giới thiệu các tờ giấy bạc 20.000 đồng , 50.000 đồng , 100.000 đồng .
7
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
III/ Yếu tố hình học :
- Giới thiệu góc nhọn, tù , bẹt. Vẽ các góc bằng thước thẳng và ê ke. Nhận
dạng góc trong các hình đã học .
- Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau , vuông góc với nhau , song song với
nhau .
- Giới thiệu thêm về hình bình hành và diện tích hình bình hành .
- Thực hành vẽ hình bằng thước và ê ke, cắt, ghép, gấp hình.
IV/ Yếu tố thống kê :
- Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu ( tính tổng , tính giá trị trung
bình, so sánh tổng các cột, các hàng ).
- Giới thiệu biểu đồ. Lập biểu đồ đơn giản. Tập nhận xét trên biểu đồ.
V/ Giải bài toán có lời văn :
- Giải các bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số.
- Giải bài toán có liên quan đến : Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu ) và tỉ số
của chúng , tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng, tìm số trung bình cộng, các nội
dung hình học đã học.
- Giới thiệu bước đầu về việc sử dụng toán học lớp 4 để giải quyết các vấn đề
của thực tế .
CÁC TRÒ CHƠI
I/ Những trò chơi củng cố nội dung các phép tính về số tự nhiên :
1. Trò chơi thứ nhất : “ Hộp số may mắn ”
- Mục đích : Củng cố, xếp thứ tự các số tự nhiên từ lớn đến bé ( hoặc ngược
lại từ bé đến lớn ) .
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một hộp giấy bên trong có các mảnh giấy
ghi sẵn nội dung, yêu cầu học sinh cần thực hiện .
8
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
- Cách tiến hành :
Học sinh chuyển hộp giấy lần lượt cho nhau theo bàn ngang, vừa
chuyển, vừa hát. Chủ trò yêu cầu dừng thì học sinh đang cầm hộp sẽ mở hộp và
đọc yêu cầu của bất kì mảnh giấy nào mà em lấy được .
Ví dụ : Em và các bạn hãy lần lượt nêu các số tròn triệu. Hãy nêu một số có
5 chữ số bất kì và các bạn tiếp theo phải nêu lần lượt các số có 5 chữ số lớn hơn số
đã nêu hai đơn vị .
2.Trò chơi thứ hai : “ Tiếp sức ”
- Mục đích :
+ Củng cố thứ tự các số tự nhiên ( hàng triệu ) .
+ Rèn tính nhanh nhẹn , kỉ luật , đồng đội .
- Chuẩn bị : các số hàng triệu .
- Số lượng học sinh tham gia : 2 đội , mỗi đội 5 em .
- Cách chơi :
Giáo viên cho hai đội xếp hàng hai bên , chia bảng ra làm hai. Giáo viên ghi mỗi
bên 5 số hàng triệu . Chẳng hạn :
5.629726 10022396
7920100 6344613
1123456 2299009
7719999 7200963
2092765 7013714
Giáo viên có thể phát lệnh “ Xếp từ nhỏ đến lớn ” hoặc “Xếp từ lớn đến
nhỏ”. Chẳng hạn : “ Xếp từ nhỏ đến lớn ”
Mỗi em của mỗi đội nhanh chóng lên ghi số nhỏ nhất trong 5 số của đội
mình rồi trao phấn cho em kế , chạy xếp phía sau. Cứ thế, giáo viên cho các em ghi
9
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
đến số thứ 5. Đội nào ghi trước đội đó thắng ( em nào ghi sai, giáo viên xóa số đó
bỏ. Em ghi sai sẽ ảnh hưởng thời gian của đội ).
• Lưu ý : Lần sau chơi giáo viên có thể ghi số khác
3.Trò chơi thứ 3 : “ Lựa chọn phép tính đúng ”
- Mục đích :
+ Củng cố phép cộng , trừ trong phạm vi 1.000.000
+ Rèn óc phán đoán , tinh thần đồng đội .
- Chuẩn bị : 20 tấm bìa của phép tính đó . Giáo viên ghi 10 phép tính đúng,
10 phép tính sai . Chẳng hạn :
876400 + 110300 = 986700
576100 - 230062 = ……….
926715 - 302463 = ……….
469326 - 126327 = ……….
- Số lượng học sinh tham gia : Hai đội , mỗi đội 3 em .
- Cách chơi :
Giáo viên mời 2 đội lên bàn đầu , giao cho mỗi đội 10 tấm bìa ( có 5 phép
tính đúng và 5 phép tính sai , độ khó dễ như nhau ).
Khi giáo viên hô “ bắt đầu ” hai đội nhanh chóng lựa chọn 5 phép tính giao
cho giáo viên. Sau khi hai đội lựa xong, giáo viên tính thắng thua như sau :
+ Đúng 1 bài, đạt 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng .
+ Nếu 2 đội bằng điểm, đội nào làm xong trước, đội đó thắng .
*Lưu ý : Thời gian tối đa cho 2 đội lựa chọn là 1 phút.
4.Trò chơi thứ 4 : “ Đi tìm ẩn số ”
- Mục đích : Củng cố phép cộng , trừ , nhân , chia .
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị bốn bảng kẻ ô theo mẫu .
10
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Mẫu 1 :
2016 x 4 =
x
5 x 715 =
= x
x 3 =
=
x 6 =
Mẫu 2 :
2786 : 7 =
+ x
1482 - 978 =
=
=
678 x 6
=
2
11
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
=
- Cách chơi : Phát cho mỗi nhóm 1 bảng kẻ ô số ( Một trong 2 mẫu trên )
và yêu cầu học sinh trong nhóm thực hiện xong đính vào bảng đựơc treo phía sau
của nhóm. Đại diện một em trình bày bài của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét
kiểm tra bài làm của nhóm ( Một em trình bày hàng ngang của nhóm mình trong
nhóm ) . Nhóm có số bài đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng .
5.Trò chơi thứ 5 : “ Xây Nhà ”
- Mục đích : Củng cố nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 . Nhân , chia nhẩm với
10, 100. 1000 , ….
- Chuẩn bị :
+ Hình cắt viên gạch và mái nhà có gắn nam châm
+ Các thể ghi số .
Ví dụ :
78 x 11 72 x 11
26 x 11 59 x 11
43 x 11 19 x 11
12
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
286 858
473 792
649
209
- Số lượng học sinh : Cả lớp .
- Cách chơi :
+ Hãy xây nhà bằng những viên gạch có phép tính đúng với kết quả được ghi trên
mái nhà.
+ Hai đội thi tiếp sức. Đội nào làm nhanh và đúng nhất sẽ thắng cuộc. Cả lớp tuyên
dương.
6. Trò chơi thứ 6: “ Điền số đúng ”
- Mục đích : Giúp học sinh củng cố về số tự nhiên, so sánh số tự nhiên.
13
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
- Chuẩn bị : giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập ( nội dung ghi trong các phiếu
giống nhau )
Ví dụ : Bài tập 3 tiết luyện tập , trang 22 sách giáo khoa toán 4
Viết chữ số thích hợp vào ô trống :
a/ 859 67 < 859167 ; b/ 4 2037 > 482037 ; c/ 609608 < 60960
d/ 264309 = 64309 ; e/ 1089 5 > 108985
- Số lượng học sinh : Cả lớp
- Cách chơi : Trò chơi này có thể tổ chức cho cả lớp cùng chơi, hình thức chơi theo
nhóm, mỗi nhóm là một dãy bàn từ trên xuống, chơi theo kiểu tiếp sức.
Giáo viên phát cho học sinh ngồi đầu dãy bàn mỗi em một phiếu ( có ghi nội
dung như trên ). Khi giáo viên hô “ Bắt đầu ”… học sinh ngồi đầu dãy bàn viết số
cần điền vào ô trống đầu tiên rối chuyển xuống cho bạn thứ hai trong dãy viết tiếp
…cứ như vậy cho đến em thứ năm. Em thứ năm viết xong sẽ giơ cờ hiệu. Nhóm
nào về đích trước ( viết nhanh, đúng đẹp ) sẽ thắng cuộc, được nhận phần thưởng
là những bong hoa điểm 10 hoặc tràng vỗ tay…
Trò chơi này có thể thực hiện ở các tiết 14 ( trang 19 - sách giáo khoa ), tiết
17 ( trang 22 – sách giáo khoa ), tiết 27 ( trang 35 - sách giáo khoa ), tiết 153, 154
( trang 35 - sách giáo khoa ).
7. Trò chơi thứ 7: “ Hãy nhận ra mình ”
- Mục đích : + Củng cố về cấu tạo số .
+ Rèn kỹ năng phân tích số trong phạm vi 100000000
+ Rèn khả năng đọc số.
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các thẻ bài có ghi sẵn các số ( Số bộ tùy vào nhóm
trong lớp )
Ví dụ: Tiết 14 – Luyện tập
14
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Bài 1 ( trang 17 – SGK ). Đọc và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số
sau :
a/ 35627449 ; b/ 123456789 ; c/ 82175263 ; d/ 85003200
- Số lượng học sinh : cả lớp
- Cách chơi : Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh ngồi quay mặt
vào nhau. Mỗi bạn trong nhóm sẽ rút lấy một quân bài có ghi một trong các số ở
bài tập.
Khi giáo viên yêu cầu : “Đọc và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong
thẻ bài của mình” thì lần lượt từng học sinh trong nhóm sẽ thực hiện yêu cầu đó.
Các em khác sẽ theo dõi, nhận xét .Nếu bạn sai, một trong thành viên của nhóm
“giúp đỡ”. Nhóm nào có tất cả các thành viên trả lời đúng được 10 điểm; mỗi
thành viên sai (bất kỳ) một chi tiết nào bị trừ 1 điểm. nhóm trả lời đúng, đủ, nhanh
nhất sẽ giành phần thắng.
Trò chơi này có thể thực hiện được ở tiết 13 (trang 16 – SGK), tiết 14 (trang
– 20 SGK), tiết 152 (trang 160 – SGK)
8. Trò chơi thứ 8: “ May rủi ”
- Mục đích :
+ Củng cố số chẵn – lẻ.
+ Rèn kỹ năng đọc số tự nhiên có lớp triệu.
- Chuẩn bị : 14 tấm bìa ( 20cm x 5 cm ) có ghi số lớp triệu, trên một mặt, mặt viết
số có dán keo hai mặt ( 7 bìa ghi số chẵn, 7 bìa ghi số lẻ )
- Số lượng học sinh tham gia : 2 đội , mỗi đội 7 em. Đội chẵn – Đội lẻ.
- Cách chơi: giáo viên cho đội chẵn đứng một bên, đội lẻ đứng một bên. Giáo viên
dán 1 tấm bìa lên bảng, xáo trộn số số chẵn – lẻ. Giáo viên mời từng em của mỗi
đội ( luân lưu ) lên gởi một tấm bìa bất kì. Khi em nào giở ra, em đó phải đọc to số
đó ( nếu em đó đọc sai, giáo viên sửa ngay ). Giáo viên hỏi “ số chẵn hay số lẻ ”.
15
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Số chẵn thì em đó giao cho đội chẵn và ngược lại. Đội nào giữ tấm bìa nhiều hơn
đội đó thắng, bằng nhau thì hòa.
9. Trò chơi thứ 9 : “ Đừng trùng số nhé ”
- Mục đích :
+ Củng cố dấu hiệu chia hết
+ Phát triển tư duy linh hoạt
- Chuẩn bị : Lựa chọn khẩu lệnh chơi:
+ Số có hai chữ số chia hết cho 2 hoặc cho 3, cho 5, cho 9.
+ Số có 3 chữ số chia hết cho 2 hoặc cho 3, cho 5, cho 9.
- Số lượng học sinh tham gia : Cả lớp
- Cách chơi: Chẳng hạn, giáo viên phát lệnh “ tìm số có 2 chữ số chia hết cho 3 ”.
Giáo viên cho học sinh 1 phút để các em tự suy nghĩ tìm cho mình 1 vài số. Hết
thời gian giáo viên chỉ định 1 em.
Ví dụ : Em này nói 36, giáo viên ghi 36 trên bảng ( và lần lượt ghi tất cả các số mà
học sinh tìm được ). Bạn nào trong 5 giây không tìm được hoặc tìm trùng với số
trên bảng mà giáo viên ghi thì giáo viên cho đứng tại chỗ. Trong khoảng thời gian
cho phép, giáo viên cho ngừng trò chơi và yêu cầu em bị đứng hô lớn “ Em sẽ cố
gắng nhiều ” .
10. Trò chơi thứ 10 : “ Mở thành cứu công chúa ”
- Mục đích : + Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 4, 5.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, phát triển tư duy.
- Chuẩn bị : Hai bộ giấy, mỗi bộ có 4 tấm hình vuông cạnh 1,5dm. Mỗi tấm có viết
sẵn như sau :
Số có 3 chữ số Số có 3 chữ Số có 2 chữ số Số có 4 chữ số
Chia hết cho số chia hết giống nhau chia chia hết cho 2;
16
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
5 và 9 cho 3 và 5 hết cho 2 và 5 cho 3, cho 5
-Số lượng học sinh tham gia : Hai đội, mỗi đội 3 em.
- Cách chơi : Giáo viên chia bảng làm 2 và ghi :
CÔNG CHÚA CÔNG CHÚA
Giáo viên dán 4 tấm bìa choc ho bít chữ “ CÔNG CHÚA” thành hình vuông lớn
có cạnh 3dm. Khi giáo viên hô “ bắt đầu ”, mỗi đội tìm số thích hợp. Khi tìm được
số, một em đại diện lên ghi bên trái hoặc bên phải tấm bìa cứng với số thích hợp.
Nếu em nào ghi sai thì giáo viên báo sai cho tìm lại. Đội nào tháo xong trước 4 tờ,
đội đó thắng.
*Lưu ý : Lần sau chơi giáo viên ghi các yêu cầu khác. Chẳng hạn : số có 5
chữ số là số chẵn chia hết cho 5 và 9; số có 4 chữ số giống nhau chia hết cho 5,…
PHẦN KẾT LUẬN
1/ Những bài học cần rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình thực
hiện đề tài.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Bản thân tôi nhận
thấy việc tổ chức trò chơi hoạt động vào giờ toán ở tiểu học Cồn Thoi nói chung và
giờ học toán ở lớp 4 ở trường tiểu học hiện nay nói riêng là rất cần thiết. Bởi vì sử
dụng trò chơi trong học tập không chỉ hướng dẫn học sinh nắm được, củng cố toán
học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả mà thông qua các trò chơi giúp các em phát
triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng diễn đạt mạch lạc và
đặc biệt là tạo hứng thú học tập, niềm vui, niềm say mê học toán.
17
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Từ đó, rèn cho các em đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động, sáng tạo góp
phần hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp và phong cách làm việc của
người lao động mới, năng động, tự tin, sáng tạo…
Tổ chức trò chơi học toán nói chung và ở lớp 4 nói riêng, người giáo viên
cần tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học, tiết học, tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
tiểu học. Căn cứ vào mỗi nội dung bài học, mục tiêu của từng bài dạy, điều kiện
thời gian trong mỗi tiết dạy để thiết kế, lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Người giáo
viên phải đặt kế hoạch mỗi tiết dạy một cách cụ thể, tỉ mỉ và phải chú ý các yêu
cầu sau:
+ Về mục đích chơi: Mọi trò chơi phải hướng vào luyện tập, củng cố kiến
thức đã học, rèn luyện kĩ năng ở từng bài, từng phần, từng giai đoạn theo yêu cầu
kiến thức kỹ năng của môn học.
+ Về chuẩn bị: Cần chuẩn bị chu đáo ngay từ khi thiết kế lựa chọn trò chơi,
chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, địa điểm chơi .
+ Về hình thức tổ chức : Cần đa dạng để học sinh được thay đổi cách thức
hoạt động tạo hứng thú cho các em. Cách tổ chức đơn giản, triển khai nhanh gọn,
dễ thực hiện. Mọi học sinh đều được tham gia. Dụng cụ, phương tiện phục vụ trò
chơi dễ làm, dễ kiếm, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và phù hợp
với điều kiện hiện nay. Mỗi trò chơi có qui định cách chơi riêng cách tổ chức cũng
đa dạng, nên đòi hỏi học sinh phải nỗ lực, tự giác.
+ Dạy học thông qua hoạt động vui chơi giúp học sinh tự tin, có cơ hội để
đánh giá mình, đánh giá bạn bè. Tổ chức các trò chơi học tập là cần thiết, song
chúng ta không nên quá lạm dụng nó. Mỗi tiết dạy chỉ nên sử dụng một trò chơi
trong khoảng thời gian 5 đến 7 phút sao cho đúng thời điểm và phù hợp với nội
dung bài.
+ Qua đề tài này, bản thân tôi đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài,
song do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế
18
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
nên trong phạm vi thực hiện đề tài này tôi sưu tầm và thiết kế được một số trò chơi
dạy các phép tính về số tự nhiên ở lớp 4. Đây cũng là một việc làm thiết thực để tôi
nâng cao nghiệp vụ của mình.
+ Một số triển vọng nghiên cứu sau đề tài: Thực hiện nghiên cứu đề tài tại
trường tiểu học Cồn Thoi đã giúp tôi mở rộng được tầm nhìn, sự hiểu biết của
mình về cách thiết kế trò chơi toán học. Đó là tiền đề, là cơ sở để tôi tiếp tục
nghiên cứu và thiết kế trò chơi học toán ở lớp 5. Tạo điều kiện cho đồng nghiệp
tham khảo học tập và bổ sung trong quá trình công tác.
2/ Kết quả thực hiện:
Để khẳng định sử dụng trò chơi toán học góp phần đổi mới phương pháp
dạy học các phép tính về số tự nhiên ở lớp 4. Qua thực nghiệm, tôi quan sát đối
tượng, thời gian chơi, những khó khăn gặp phải để điều chỉnh lại các trò chơi nhằm
gây hứng thú trong học toán, gợi sự tò mò, ham hiểu biết, thích tìm hiểu, muốn
được cái mới, cái lạ mà giờ học toán đem lại cho các em.
Qua việc sử dụng trò thiết kế trò chơi toán học ở trường tiểu học Cồn Thoi
tôi áp dụng vào giảng dạy trong năm học 2012 - 2013 kết quả của học sinh tiến bộ
như sau:
* Khảo sát đầu năm học:
TSHS
HỌC LỰC
GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
32 2 8 20 2
*Giữa học kì 1 kết quả đạt được:
TSHS
HỌC LỰC
GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
32 3 9 19 1
* Học kì 1 kết quả đạt được:
TSHS
HỌC LỰC
19
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
32 6 10 16 0
* Giữa kì 2 kết quả đạt được:
TSHS
HỌC LỰC
GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
32 6 10 16 0
3. Ý kiến đề xuất:
a- Đối với giáo viên:
- Cần có nhận thức đúng: giáo viên là chủ thể trực tiếp đổi mới phương pháp dạy
học, không ai làm thay được và điều đó diễn ra thường xuyên , liên tục trong bài
học, môn học , lớp học, trường học và quá trình dạy học.
- Luôn bổ sung cho mình những kinh nghiệm còn thiếu nhưng cần phải có để thực
hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Có công tác chuẩn bị tốt trước khi lên
lớp trong đó chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hoá các hoạt động
của học sinh.
- Cần phải biết tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gây căng
thẳng. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hình thành ở
các em niềm tin vào bản thân mình. Giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học
sinh, phát huy khả năng và sở trường của các em. Biết tạo ra một môi trường học
tập tích cực để các em có cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, biết trình bày quan
điểm, ý kiến của mình trước tập thể, biết tự đánh giá kết quả học tập, biết học hỏi
lẫn nhau trong quá trình học tập.
b- Đối với nhà trường:
- Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới cách dạy của Giáo
viên, cách học của học sinh và đổi mới cách đánh giá học sinh. Đưa học sinh từ vai
trò thụ động sang vai trò chủ động của quá trình tiếp thu kiến thức.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc tổ chức và triển
khai các hoạt động chuyên môn trong đó có nhận xét, đánh giá việc đổi mới
20
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
phương pháp dạy học của giáo viên trong tổ. nếu công việc này được làm thường
xuyên, có kế hoạch thì chắc chắn sẽ có tác dụng và hiệu quả cao.
- Ngay từ đầu năm phải xây dựng được kế hoạch hoạt động riêng cho nội dung đổi
mới phương pháp dạy học, kế hoạch phải rõ ràng, chi tiết và dễ thực hiện. định kì,
kết hợp với tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm và định hướng cho các công việc
tiếp theo.
- Có đầu tư hợp lí cho việc mua sắm phương tiện dạy học và các tài liệu chuyên
môn phục vụ cho dạy và học. thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo tập
trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy đó là một trong những tiêu chí
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
c- Đối với các cấp quản lí:
- Nên tổ chức nhiều chuyên đề "đổi mới phương pháp dạy học" hơn nữa, trong mỗi
chuyên đề nên tập trung vào việc làm cụ thể, tránh mang nặng tính lí thuyết khó
vận dụng.
- Có kế hoạch cung ứng sách giáo khoa , các tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học
sớm hơn, ngay từ khi kết thúc năm học cũ, để giáo viên có thời gian nghiên cứu,
tìm hiểu trước khi tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên trong hè.
Trên đây là toàn bộ nội dung SKKN : “ Thiết kế trò chơi để dạy các phép
tính về số tự nhiên ở lớp 4 ”; với mục đích: “đưa học sinh vào vị trí chủ thể của
hoạt động nhận thức. học sinh được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn”. Vì
thời gian có hạn nên SKKN này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính
mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc góp ý, bổ sung để SKKN được hoàn thiện
hơn.
Sông Nhạn, Ngày 10 tháng 04 năm 2013
Người viết
21
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Đinh Quốc Nguyễn
22
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài: “Thiết kế trò chơi để dạy các phép tính về số tự nhiên ở lớp 4 ”.
- Người thực hiện: Đặng Văn Xuân – Giáo viên lớp 5 trường tiểu học Cồn Thoi –
Kim Sơn – Ninh Bình.
Hội đồng khoa học Trường Tiểu học
Cồn Thoi
Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT huyện
Kim Sơn
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- - Đặt vấn đề
- - Biện pháp
-Kết quả phổ biến,ứng dụng
- -Tính khoa học
-Tính sáng tạo
………
………
………
………
………
- - Đặt vấn đề
- - Biện pháp
-Kết quả phổ biến,ứng dụng
- -Tính khoa học
-Tính sáng tạo
…………
…………
…………
…………
…………
Xếp loại chung:…………
Cồn Thoi , Ngày…tháng…năm 2013
Hiệu trưởng
Xếp loại chung:…………
Kim Sơn , Ngày…tháng…năm 2013
Trưởng phòng
23
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
24