Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới Vnen ở trường TH Trần Quốc Toản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 37 trang )

Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
A – PHẦN THỨ NHẤT
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết dạy Mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ,
nếu như việc dạy Toán, Tiếng Việt ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành
những nhà chuyên môn, thì việc dạy Mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học
sinh thành những nhà nghệ sĩ. Vì thế môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng
khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về Mĩ thuật.
Mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc,
làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh
hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau.
Môn Mĩ thuật góp phần nâng cao hơn năng lực quan sát, khả năng tư duy hình
tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học, nhằm
hình thành ở các em phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi
của một xã hội phát triển ngày càng cao. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học
đang là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất.
Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá
trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức,
phát huy tính độc lập tích cực của học sinh, tạo hứng thú trong giờ học.
Năm học 2012 – 2013 trường chúng tôi bắt đầu dạy học theo chương trình dạy học
mới, chương trình dạy học VNEN. Lúc đó việc dạy và học của thầy và trò có nhiều
thay đổi nên có rất nhiều khó khăn trong việc học sinh tiếp thu bài. Nhưng qua một
thời gian ngắn thực nghiệm thì việc dạy học của giáo viên không nặng nề như trước,
bên cạnh đó học sinh tiếp thu bài và làm bài rất tốt.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
1
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Để thực hiện tốt mục tiêu của HĐGD Mĩ thuật, người giáo viên phải thực hiện


đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học
sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo
góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn
đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. Giáo
viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ các em thực hiện mục tiêu đó.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo trường Tiểu học Trần Quốc Toản ,tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô
hình trường Tiểu học mới Vnen ở trường TH Trần Quốc Toản”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Vận dụng quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường
Tiểu học mới vnen.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật.
- Để học có hiệu quả hơn hiểu về cái đẹp, để sống và hoạt động theo quy luật
của cái đẹp.
- Góp phần thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục đã đề ra cho mọi ngành học ,
môn học .
- Môn Mỹ thuật ở TH nhằm nâng cao hơn nữa về năng lực quan sát, khả năng
tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở các
em phẩm chất con người lao động mới đáp ứng đòi hỏi của xã hội ngày càng cao.
- Chính vì vậy đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc dạy hoạt động giáo dục mĩ
thuật theo mô hình trường Tiểu học mới Vnen trong dạy và học ở trường Tiểu học
Trần Quốc Toản xã Đăk Ha – Huyện Đăk Glong – Đăk Nông.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
2
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về Mỹ thuật.

- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền Mỹ thuật của dân tộc .
- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn tri thức các môn học khác.
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về môn Mĩ thuật và việc ứng dụng phương
pháp hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới Vnen dạy học
môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản xã Đăk Ha – Huyện Đăk Glong –
Đăk Nông.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu
học mới Vnen trong dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản xã
Đăk Ha – Huyện Đăk Glong – Đăk Nông.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh từ khối 2 đến khối 4 của trường Tiểu học Trần Quốc Toản xã Đăk
Ha – Huyện Đăk Glong – Đăk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối 2 đến khối 4 trường Tiểu học Trần Quốc Toản xã Đăk Ha –
Huyện Đăk Glong – Đăk Nông.
- Từ tháng 9 đến tháng 5 năm học 2013 – 2014.
4.3. Phương tiện nghiên cứu.
- Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới
Vnen ở trường TH Trần Quốc Toản xã Đăk Ha – Huyện Đăk Glong – Đăk Nông.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản, chương trình giáo trình, tài liệu sách báo về phương
pháp giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới Vnen cho môn học Mĩ
thuật.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
3
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
- Dự chuyên đề trao đổi dự giờ, rút kinh nghiệm dạy hoạt động giáo dục mĩ
thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen giảng dạy môn Mĩ thuật.
- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm và so sánh.
+ Tổng số 326 học sinh trước khi chưa vận giáo dục mĩ thuật theo mô hình
trường Tiểu học mới vnen kết quả đạt được như sau :
STT Tổng số HS A+ A B
01 326 Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ %
65 20 % 261 80 %
+ Sau khi vận dụng phương pháp giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu
học mới vnen thì sản phẩm của các em đạt kết quả như sau :
STT Tổng số HS A+ A B
01 326 Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ %
130 40 % 196 60 %
Tôi thấy vân dụng phương pháp giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu
học mới vnen trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Trần Quốc
Toản – Huyện Đăk Glong theo cách của tôi nghiên cứu là tốt.
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
- Đóng góp cho bản thân tôi
- Đóng góp cho các đồng nghiệp khác
Với đề tài tôi chọn nghiên cứu, tôi mong được đóng góp chút ít kinh nghiệm về
viêc nâng cao hiệu quả dạy học hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu
học mới Vnen trong dạy học Mĩ thuật ở trường tiểu học, để phát huy tính tích cực,
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
4
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản

độc lập suy nghĩ của học sinh, giúp học sinh tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi tư
duy sáng tạo, qua đó bộc lộ khả năng năng khiếu về Mĩ thuật của mình .
Khi vận dụng dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học
mới Vnen học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan đến môn
học mĩ thuật.
B – PHẦN NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học giáo dục mĩ thuật theo mô hình
trường Tiểu học mới vnen ?
Giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen là nơi học sinh cùng
nhau học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các
em. Ở đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi,
chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình
đẳng. Ở đó phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và
giáo dục con em mình.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
5
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen tập trung vào đổi
mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương
pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học.
1.2. Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới
vnen để dạy tốt môn mĩ thuật như thế nào?
Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới
vnen là đổi mới căn bản hoạt động dạy qua cách giáo viên không giảng bài để truyền
thụ kiến thức cho học sinh mà hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu hướng dẫn học
qua hình thức hoạt động nhóm có sử hổ trợ của đồ dùng học tập.

Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới
vnen, học sinh không chỉ tiếp thu thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu,
thao tác với các đồ dùng, quan sát trực tiếp phân tích so sánh và tương tác với các bạn
cùng nhóm, tương tác giáo viên và cộng đồng. Chính vì vậy, học sinh có kĩ năng làm
việc nhóm, kĩ năng phân tích phê phán, khả năng tự định hình nhu cầu và năng lực
của học sinh.
1 .3. Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu
học mới vnen vào môn mĩ thuật ở trường tiểu học Trần Quốc Toản.
Mĩ thuật là môn học trực quan. Đối tượng của môn mĩ thuật thường là những gì
ta đã nhìn thấy, sờ được, có hình, có khối, có đậm nhạt, có màu sắc ở xung quanh ta,
gần gũi và quen thuộc.
Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật
ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học đã được chú ý.
Bởi vì đặc thù của môn học đã được nhận thức hơn so với nhiều năm trước. Tất cả
mọi người đều hiểu được đây là môn học Nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn
đến việc giáo dục giới trẻ, môn học bổ ích góp phần không nhỏ với việc hình thành
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
6
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh,
các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Trong mỗi giờ học, học sinh
có thể tự do suy nghĩ, tự nói lên những tình cảm của mình.
Để giảng dạy môn Mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều
này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : Được tập huấn về chương trình dạy học
vnen mới, tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan trường Tiểu học Trần Quốc Toản
được trang bị một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như:
một số bộ đồ dùng dạy học từ lớp 2 đến lớp 4, sách tham khảo, một số tranh ảnh…
Bên cạnh đó những ai quan tâm đến việc học và lĩnh hội tốt các kiến thức để

vẽ tranh đề tài của các em luôn đặt ra câu hỏi: Nên có những phương pháp gì đơn
giản, dễ hiểu để giúp em tiếp thu và làm tốt bài vẽ tranh đề tài hơn.
Nhà trường chưa có phòng học chức năng, phòng học riêng một số cơ sở vật
chất vẫn chưa đầy đủ, giáo viên tự tìm kiếm hoặc phải tự chuẩn bị để dạy học. Phần
lớn giáo viên đều cho rằng : Đồ dùng trực quan của môn Mĩ thuật hiện nay là chưa
đầy đủ .Như vậy khó khăn lớn nhất của giáo viên Mĩ thuật ở trường Trần Quốc Toản
nói chung là thiếu đồ dùng trực quan nếu tự làm thêm thì không đủ kinh phí.
Như vậy qua quá trình tìm hiểu thực tế rút ra một số đánh giá chung về thực
trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ Thuật của trường học như
sau:
- Về nhận thức ; Từ lãnh đạo nhà trường đến giáo viên giảng dạy và cả học sinh
đều thấy rằng đồ dùng trực quan rất cần thiết trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật.
Cả Thầy và Trò đã nỗ lực dạy và học môn Mĩ thuật trong khi còn gặp nhiều khó khăn
về cơ sơ vật chất.
- Giáo viên giảng dạy môn Mĩ Thuật đã tiến hành thiết kế thêm nhiều đồ dùng
dạy học để tiết dạy đạt hiệu quả cao.Với những yêu cầu giáo viên, học sinh đã sưu
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
7
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
tầm nhiều tranh, ảnh và các tư liệu cho bài học.Trên cơ sở đó giáo viên đã cho học
sinh tự giới thiệu trực quan của buổi học.
- Những vấn đề sử dụng trực quan môn Mĩ Thuật của trường còn nhiều khó
khăn. Hầu hết các đồ dùng dạy học đều do Bộ GDĐT cấp một số đồ dùng chưa phù
hợp, giáo viên không đủ kinh phí để làm thêm đồ dùng trực quan khác.
- Do một số yếu tố khách quan và chủ quan, Tôi thấy rằng : Cách sử dụng đồ
dùng trực quan của giáo viên còn nhiều bất cập, hiệu qủa sử dụng chưa cao, cách khai
thác của giáo viên chưa hợp lý, chưa triệt để, cách treo đồ dùng trực quan chưa khoa
học, chưa sử dụng nhiều đồ dùng trực quan cho việc tổ chức học theo nhóm hay trò

chơi. Vấn đề sữ dụng công nghệ thông tin phục vụ đồ dùng trực quan trong Mĩ thuật
còn chưa có.
- Chính vì những điều này nên việc dạy học đồ dùng trực quan của trường Tiểu
học Trần Quốc Toản đạt chất lượng chưa cao, vẫn còn những học sinh chưa ham học.
Vì vậy một giáo viên luôn tâm huyết với nghề dạy học tôi luôn trăn trở dạy học như
thế nào để nâng cao chất lượng, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy và học đó
chính là lý do Tôi chọn nội dung nghiên cứu.
2. VẬN DỤNG QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT THEO
MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI VNEN ĐỂ DẠY TỐT MÔN MĨ THUẬT
2.1. Cách sử dụng giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới
vnen:
Trong dạy học HĐGD Mỹ thuật người giáo viên cần biết vận dụng linh
hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng
dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình
thành và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giảng giải kết hợp việc vận dụng
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi
mới trong dạy học HĐGD mỹ thuật lớp 2 - 4
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
8
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
- Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của
vấn đề đổi mới . Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy
học:
1. Qui trình 5 bước dạy của giáo viên:
B1: Tạo hứng thú cho HS
B2. Tổ chức cho HS trải nghiệm
B3. Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới
B4. Thực hành

B5. Ứng dụng
2. 10 bước học tập của học sinh
Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho
cả nhóm.
Bước 2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào Vở ô li (lưu ý không được
viết vào sách).
Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học.
Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo
nhóm).
Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em
đã làm được để thầy, cô ghi vào Bảng đo tiến độ.
Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai
sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc (lưu ý
không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)
Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
9
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý
về đánh giá của thầy, cô giáo).
Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.
3. Quy trình 1 bài dạy:
1. Hoạt động cơ bản
Giúp học sinh trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức.

2. Hoạt động thực hành
Áp dụng kiến thức đã học vào thực hành nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ
năng.
3. Hoạt động ứng dụng
Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ,
người lớn.
+Ổn định: HĐTQ làm việc
+Bài mới: Tạo hứng thú:
-Gíao viên nên lựa chọn cách tạo hứng thú bài cho phù hợp với nội dung không
nên kéo dài.
-Có thể dùng tranh ảnh hoặc một vài mẫu chuyện, một câu hỏi…. có nội dung
hướng tới bài học .Giới thiệu bài có thể có ở bài này mà không có ở bài khác.
A. Hoạt động Cơ bản
* Hoạt động giới thiệu bài
Đây là hoạt động tạo tình huống để học sinh tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú học
tập và khích lệ tính tò mò của học sinh về nội dung bài sắp được học.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
10
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên lựa chọn và tạo ra các tình huống nhẹ nhàng hấp
dấp, lôi cuốn để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ngay từ đầu khi tham
gia bài học.
* Hoạt động quan sát nhận xét, tìm hiều nội dung bài học
Đây là hoạt động giúp học sinh tìm hiểu, khám phá nội dung kiến thức, kĩ năng của
bài học. Khi tổ chức các hoạt động này, giáo viên cần lựa chon các phương pháp tổ
chức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học, chuyển từ việc
dạy của giáo viên, sang việc tự học, tự tìm hiểu của học sinh, tạo điệu kiện để học
sinh chủ động, tích cực tiếp cận kiến thức và cùng nhau trao đổi, thảo luận để chia sẻ

những gì quan sát, nhận xét và tìm hiểu được thông qua việc trả lời các câu hỏi dẫn
dắt, gợi mở của giáo viên.
Thông qua hoạt đọng này, học sinh cần được tích cực hoạt động để trải nghiệm, để
nắm chắc được những yêu cầu cơ bản, cần phải quan sát, cần phải tìm hiểu để chuẩn
bị cho việc thực hiện các hoạt động tiếp theo.
* Hoạt động tìm hiểu cách vẽ
Hoạt động giáo dục mĩ thuật, hoạt động tìm hiểu cách vẽ là hoạt động nhằm cung cấp,
xây dựng những kiến thức cơ bản của bài học cho học sinh, đó chính là quy trình, là
các bước tiến hành cho từng bài vẽ cụ thể.
Khi tổ chức hoạt động này giáo viên cần bị ĐDDH phục vụ cho việc học sinh tìm hiểu
cách vẽ. Cần tổ chức việc học bài cuarv học sinh tự tìm hiểu cách vẽ qua tranh hướng
dẫn, qua trao đổi thảo luận nhóm, chứ không phải thụ động nghe giáo viên giảng bài,
hướng dẫn.
Để học sinh nắm được các kiên thức cơ bản khi tự tìm hiểu cách vẽ qua đồ dùng dạy
học, qua trao đổi, thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi gợi ý
phù hợp để học sinh tiếp cận kiến thức một cách hợp lí và tổ chức hoạt động sao cho
phát huy được tối đa tính tích cực chủ động tính học tập của học sinh.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
11
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động này là học sinh phải nắm được những kiến thức cơ
bản về cách vẽ yêu cầu nội dung bài học để có thể hoàn thành bài thực hành ở hoạt
động tiếp theo.
Trong quá trình học sinh tự học, tự tìm hiểu kiến thức, giáo viên cần chú ý quan sát,
phát hiện những học sinh chưa hoạt động tích cực, học sinh tiếp thu chậm để có
phương pháp hổ trợ tích cực, giúp đở những học sinh đó có thể kịp bạn bè và làm tốt
hoạt động tiếp theo.
Với các bài”vẽ theo mẫu; vẽ trang trí; tập nặn tạo dáng tự do”.

Quan sát, nhận xét: Giaó viên giới thiệu tranh ảnh, hinh minh họa mẫu thật để học
sinh nhận biết hình dáng đặc điểm, cấu trúc, bố cục màu sắc, đồng thời nhận ra vẽ
đẹp của đối tượng.
, Với các bài”vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng”
Cách vẽ;Giaó viên giới thiệu mẫu,hình gợi ý cách vẽ để học sinh tìm ra cách làm
bài:
+Bố cục hình vào trong phần giấy.
+Vẽ hình chính, phụ.
+Chọn màu vẽ theo ý thích.
B. Hoạt động thực hành:
Ở hoạt động thực hành học sinh sẽ thực hiện những kiến thức đã tìm hiểu và tiếp thu
được từ hoạt động tìm hiểu cách vẽ. Mục tiêu của hoạt động thực hành là nắm các
bước hình thành kĩ năng vẽ cho học sinh. Hoạt động thực hành là hoạt động trọng
tâm của hoạt động giáo dục mĩ thuật, vì vậy giáo viên phải dành nhiều thời gian của
tiết học cho hoạt động thực hành. Tổ chức tôt hoạt động thực hành sẽ tạo cơ hội cho
học sinh vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được từ hoạt động tự học, từ tìm hiểu
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
12
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
cách vẽ thành bức tranh cụ thể. Mang những hiểu biết cùng những ý tưỡng sáng tạo
của mình.
Trong quá trình dạy học có nhiều cách tổ chức hoạt động thực hành : Thực hành theo
nhóm, theo cặp, thực hành cả lớp, thực hành cá nhân…GV cần căn cứ vào nội dung
từng bài để lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động thực hành cho phù hợp, tạo điều
kiện tốt nhất để học sinh có cơ hội chủ động học hỏi, trao đổi với bạn bè và gaios
viên, thể hiện hết khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình trên bài vẽ. tránh tổ chức
các hoạt động mang tính hình thức, kéo dài thời gian hiệu quả thấp.
Trong khi học sinh triển khai hoạt động thực hành, giáo viên cần quan sát quá trình

làm bài của từng học sinh để phát hiện học sinh thực hành tốt và những học sinh thực
hành chưa tốt để kịp thời hướng dẫn, khích lệ và động viên các em.
Mục tiêu của hoạt động thực hành là giúp học sinh vận dụng và vận dụng được những
kiến thức đã học bài thực hành, hoàn thành và cao hơn là hoàn thành một cách sáng
tạo bài thực hành một cách tại lớp. Đó cũng là một bước của quá trình hình thành kĩ
năng vẽ, đáp ứng mục tiêu của hoạt động và cũng là mục tiêu của môn học.

Với các bài”vẽ theo mẫu, vẽ trang trí vẽ tranh, tập nặn tạo dáng tự do.
-Thực hành: học sinh làm bài cụ thể là:
+Quan sát mẫu và vẽ theo cách cảm nhận riêng (vẽ theo mẫu)
+Nhớ lại những gì đã học và vẽ theo ý thích.
+Điều chỉnh bài vẽ theo gợi ý của giáo viên.
-Giaó viên quan sát lớp và giúp đỡ động viên học sinh hoàn thành bài tập.
+Gợi ý cho học sinh những chỗ cần sữa, cần thêm (cách vẽ hình, vẽ màu,…)
+Động viên những học sinh khá giỏi tạo điều kiện cho các em hoàn thành bài tập,
có thể củng cố hay bổ sung những kiến thức mà ở các hoạt động khác chưa có điều
kiện trình bày.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
13
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Nhận xét, đánh giá:
-Giaó viên cùng học sinh chọn ra các bài vẽ đẹp và gợi ý để các em nhận xét về.
+Bố cục;
+Các hình ảnh
+Màu sắc
+Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng và nêu được lý do vì sao lại xếp
được như thế.
C. Hoạt động ứng dụng;

Đây là hoạt động nối tiếp các hoạt động đã thực hành trên lớp, hoạt động này nhằm
cũng cố vững chắc các kiến thức mà kĩ năng mà học sinh đã tiếp thu được trên lớp,
đồng thời giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiển cuộc sống
học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Khi hướng dẫn các hoạt động ứng dụng. GV cần xem xét khả năng và mức độ của
từng học sinh trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở trên lớp vào thực tiễn
cuộc sống như thế nào
Cuối tiết học giáo viên dặn dò học sinh.
-Hoàn thành bài (nếu chưa xong)
-Sưu tầm tranh ảnh,hoặc quan sát bổ sung cho bài học và chuẩn bị cho bài sau.
Lưu ý;
Các hoạt động dạy học đã được trình bày cụ thể ở mỗi bài.Giaó viên cần nghiên
cứu để vận dụng một cách linh hoạt vào bài dạy của mình.Thí dụ:
-Với các loại bài có cấu trúc giống nhau và một số bài ở đầu năm học.Giaó viên
nên chẩn bị và hướng dẫn kỹ, tạo nếp học tập cho học sinh.
-Các bài cùng loạitiếp theo, giáo viên cần nhần mạnh đến trọng tâm, đặc điểm còn
các phần chung nên lướt nhanh dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
14
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
-Khi học sinh làm bài để giáo viên gợi ý, bổ sung kịp thời và động viên các em
hoàn thành bài tập.
-Với các bài vẽ trang trí, giáo viên có thể tìm thêm một số bài tập khác (dạng
tương đương không khó quá) cho học sinh vẽ theo nhóm nếu học sinh không có
vỡ tập vẽ.
Khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập, giáo viên cần nêu các câu hỏi gợi ý để
học sinh tự nhận xét, đánh giá xếp loại theo 2 mức độ hoàn thành và chưa hoàn
thành.


2.2. Vận dụng vào các phân môn cụ thể
2.2.1. VẼ THEO MẪU:
- Học sinh phân biệt được hình dáng và đặc điểm của mẫu.
- Vẽ được hình gần giống với mẫuthật theo cách nhìn , cách nghĩ, cách cảm thụ
của học sinh( không dùng thước, compa để vẽ nét thẳng và nét cong)
- Mẫu vẽ là những hình những khối đơn giản quen thuộc( cành lá,đồ vật, con
vật…)
2.2.2.VẼ TRANG TRÍ:
- Học sinh tập vẽ, tập sắp xếp họa tiết, trang trí, làm quen với ba độ đậm nhạt
chính: đậm -dậm vừa- nhạt và các màu nóng lạnh.
- Vẽ màu theo ý thích vào các hình vẽ có sẵn: tập trang trí đường diềm, hình
vuông, hình chữ nhật và các đồ vật thông dụng.
2.2.3. VẼ TRANH:
- Học sinh biết tìm và chọn nội dung đề tài quen thuộc với các hình ảnh và màu
sắc phù hợp với nội đun ( vẽ màu theo ý thích)
2.2.4. TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO:
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
15
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
- Học sinh ,tập quan sát, nhận xét về hình khối,đặc điểm của đối tương định
nặn.
- Nặn được một vài loại quả cây,các con vật quen thuộc vàdáng người theo yêu
cầu của bài.
2.2.5 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT:
- Học sinh xem tranh,tượng,tranh tượng của họa sĩ,tranh tượng dân gian và các
bài tập nặn của thiếu nhi…
- Tập quan sát nhận xét tranh tượng(hình ảnh, hình khối,màu sắc,cách sắp xếp)

theo cảm nhận riêng và theo gợi ý của giáo viên.
* Thời lượng học mỹ thuật
- Mỗi tuần một tiết:Một năm có 35 tiết( trong đó có 1 tiết trưng bày kết quả học
tập)
- Mỗi tiết trung bình có 35 phút.
_Phân phối tiết học cho các môn:
+Vẽ theo mẫu: 8tiết
+Vẽ trang trí: 9 tiết
+Vẽ tranh:9 tiết
+Tập nặn, tạo dáng tự do: 4 tiết
+ Thường thức mỹ thuật:4 tiết
+Trưng bày kết quả học tập: 1 tiết
TỘNG CỘNG:35 tiết/ năm
3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ TIẾT DẠY TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN
DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN.
3.1. Một số tiết day trước khi
Ví dụ 1: Bài: Vẽ tranh đề tài Cô, Chú bộ đội (Mĩ thuật lớp 3)
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
16
Quy trỡnh dy hot ng giỏo dc m thut theo mụ hỡnh trng Tiu hc mi vnen
trng TH Trn Quc Ton
bi ny, tụi thy gi dy ca mỡnh cũn hn ch v s dng dựng trc
quan. Bi vỡ tụi su tm ớt tranh nh v hỡnh nh Cụ, Chỳ b , dựng trc quan
cũn s si nờn cha iu kin cho hc sinh quan sỏt mt cỏch y v tỡnh
cm cụng vic ca cỏc Cụ, Chỳ b .
Vỡ vy trong quỏ trỡnh ging dy tụi rt khú khn trong to hng thỳ hc tp
hc tp v xõy dng hỡnh nh Cụ, Chỳ b i cho hc sinh.
Do ú kt qu bi v ca hc sinh khụng sỏng to, mu sc, b cc, hỡnh mng,
ng nột cũn n iu cũn nhiu hn ch. V hoc sinh khụng th hin c tỡnh

cm ca mỡnh thụng qua bi v.
3.2. Mt s tit dy sau khi vn dng phng phỏp trc quan
Vớ d 1: Tụi dy lp 1A bi: V hỡnh vuụng v hỡnh ch nht
Trc khi dy bi ny tụi cng ó nghiờn cu bi v son giỏo ỏn chi tit vi
phng phỏp trc quan c s dng hp lớ tin trỡnh bi ging. Tụi dó chn b
dựng trc quan cú dng hỡnh vuụng v hinh ch nht gn gi vi cỏc em nh; cỏi
bng hc sinh, quyn v, mt bn, viờn gch hoa vi hỡnh v sn minh ha. Khi
vo bi dy phn quan sỏt v nhn xột, tụi cho hc sinh quan sỏt hỡnh viờn gch hoa
cú dng hỡnh vuụng v cỏi bng sau ú tụi a ra h thng mt s cõu hi gi m
cho cỏc em t khỏm phỏ, t tỡm hiu c im ca viờn gch lỏt nh v cỏi bng xem
chỳng l hỡnh gỡ?
Tụi t viờn gch v trớ s 1 v cỏi bng v trớ s 2
Toõi t moọt soỏ caõu hoỷi? Vt t v trớ s 1 l cỏi gỡ? Vt t v trớ s 2 l cỏi gỡ?
Cỏc cnh ca hai vt ny cú cnh l nột thng hay nột cong?
Viờn gch cú my cnh? Tụi mi mt em lờn o xem cỏc cnh ca viờn gch nh th
no? Sau khi o xong hc sinh s cho bit bn cnh bng nhau, lỳc ny giỏo viờn s
kt lun viờn gch l hỡnh vuụng vỡ hỡnh vuụng l hỡnh cú bn cnh bng nhau
- -
GV: Trng Huy i - Trng Tiu hc Trn Quc Ton k Ha k Glong
17
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
So sánh viên gạch và cái bảng em thấy giống nhau không? Một em lên đo xem các
cạnh của cái bảng có bằng nhau không. Học sinh đo xong và cho biết có hai cạnh
ngắn và hai cạnh dài, lúc này giáo viên kết luận, vậy cái bảng có hai cạnh song song
bằng nhau có hai cạnh ngắn và hai cạnh dài, vậy cái bảng là hình chữ nhật hình chữ
nhật là hình có hai cạnh song song bằng nhau.
Sau khi học sinh nhận biết được thế nào là hình vuông thế nào là hình chữ nhật
rồi thì tôi bắt đầu cho các em tập ghép hình vuông và hình chữ nhật bằng các đoạn
thẳng mà tôi đã chuẩn bị, sau đó hướng dẫn các em cách vẽ hình vuông và hình chữ

nhật qua cách nhận biết các hình có cạnh bằng nhau được giáo viên treo trên bảng.
Lúc này tôi sẽ yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ
nhật
Ở phần cách vẽ hướng dẫn các em dùng thước đo đánh dấu các điểm rồi sau nối
các điểm lại với nhau và vẽ hình
Sau khi học sinh nắm được cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật, thì giáo viên
cho học sinh thực hành.
Phần củng cố tôi cho các em nhận xét một số bài để các em rút kinh nghiệm.
Qua bài giảng tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan ở các phần trong mỗi bài
đều có hiệu quả, Đối với mỗi phần học sinh đều lấy trực quan để tìm hiểu nội dung
bài thông qua câu hỏi gợi mở của thầy. Học sinh hăng hái sôi nổi phát biểu, khai thác
trực quan nội dung bài mở nhanh kiến thức được truyền thụ sâu hơn, đầy đủ hơn và
kết quả ở phần củng cố ở lớp 1A được thống kê so sánh với lớp 1B như sau :
Kết quả
A+ A B
Lớp Sĩ số
1A 22 35 65 0
1B 24 10 75 15
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
18
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Như vậy ta đã thấy được kết quả khi sử dụng đồ dùng trực quan trong việc
giảng dạy ở lớp 1A sử dụng phương pháp tích cực thì kết quả đạt cao hơn so với lớp
1B chưa sử dụng phương pháp chưa tích cực.
Nói tóm lại khi sử dụng đồ dùng trực quan trong một tiết vẽ theo mẫu giáo viên
cần lấy mẫu làm trung tâm, lấy mẫu thay tiếng giảng giải thuyết trình của giáo viên.
Giáo viên chỉ gợi mở để học sinh tự tư duy, khám phá khai thác kiến thức từ mẫu. Có
như vậy phương pháp trực quan mới được khai thác triệt để, kết quả bài học mới đạt

kết quả cao. Giờ học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ 2: Tôi dạy ở lớp 3A Bài: vẽ tranh đề tài Cô, Chú bộ đội
Trước khi soạn giáo án tôi chọn một số tranh ảnh về đề tài Bộ đội. Mỗi một bức
tranh có một nội dung khác nhau, ở tranh này có màu sắc và bố cục khác nhau
Sau khi đã lựa chọn đồ dùng trực quan tôi soạn giáo án đầy đủ các bước lên
lớp.
Khâu đầu tiên của bài dạy tôi cho các em tiếp xúc với đề tài bộ đội qua bài hát
“Vai chú mang súng” để các em có điều kiện tiếp cận với hình ảnh chú bộ đội ngay
từ những phút đầu của tiết học
Từ bài hát tôi chuyển sang giới thiệu bài học mới để các em có tư duy bài học
ngay
Khâu tiếp theo của bài học “Phần quan sát, nhận xét” ở phần nay tôi chia nhóm,
mỗi nhóm 6 em có một nhóm trưởng. nhóm trưởng có nhiệm vụ ghi lại thông tin của
nhóm qua việc thảo luận bài và thuyết trình ý kiến của nhóm trước lớp. Sau khi chia
nhóm tôi phát cho mỗi nhóm 3 đến 5 tranh ảnh về đề tài Chú bộ đội để các em quan
sát và nhận xét bằng hệ thống câu hỏi mà tôi đã chuẩn bị
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
19
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
Học sinh thảo luận nhóm trưởng các nhóm trả lời các câu hỏi sau khi các nhóm
trả lời xong giáo viên tóm tắt và bổ sung qua đó giúp học sinh hiểu và hình dung được
các công việc hằng ngày của các Cô, Chú bộ đội.
Kết quả minh họa.
Sau khi áp dụng phương pháp trực quan cho lớp 1A và 3A thì kết quả thu được
từ bài vẽ của học sinh đã được như sau :
Kết quả A+ A B Thái độ
Lớp SS Thích % Không thích
%

1A 24 35% 65% 100
3A 26 38% 62% 100
Với kết quả khả quan tôi tiếp tục áp dụng vào dạy ở các phân môn của tất cả
các khối lớp trong cả một năm học . đến cuối kỳ 2 tôi đã thu được kết quả từ việc
khảo sát chất lượng đạt 99% trên trung bình, số lượng yếu kém chỉ còn 1% . Qua đó
tôi thấy thực nghiệm của tôi đã có kết quả tốt. Hầu hết số các em thích học môn Mĩ
Thuật có sử dụng trực quan để các em có điều kiện thể hiện tài năng.
Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi thấy rằng :
- Để giúp học sinh làm tốt một bài vẽ trước tiên giáo viên phải trang bị cho học
sinh những kiến thức kĩ năng cơ bản của bài học như hình mảng, màu sắc, bố cục ,
đường nét …
- Nắm chắc các phân môn trong môn Mĩ thuật về cách quan sát , cách vẽ cũng
như cách thực hiện.
- Đối với giáo viên phải chuẩn bị tốt giáo án , đồ dùng trực quan.
- Khi sử dụng trực quan phải có ngôn ngữ giảng giải thuyết trình phù hợp với
giác quan.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
20
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
- Đồ dùng sử dụng không nên dễ dãi không có chọn lọc hoặc nhiều quá làm cho
đảo lộn nhận thức của học sinh.
Qua một năm thực hiện ứng dụng sử dụng đồ dung trực quan trong môn Mĩ
thuật ở trường Tiểu học tôi thấy cách dạy như đã nêu ở trên giúp cho giờ dạy thành
công ở bài làm của học sinh. Đặc biệt với học sinh lớp 4, lớp 5 là đối tượng học sinh
lớn dạy theo phương pháp này, các em được làm việc nhiều , tiếp thu bài rất nhẹ
nhàng. Tính tích cực của các em được sử dụng trong bài dạy và các ngôn ngữ các em
được trả lời được giáo viên nhấn mạnh , động viên khích lệ, các em rất phấn khởi
hăng hái học tập.

Tóm lại , thực nghiệm này có thể áp dụng đối với các đối tượng học sinh từ lớp
1 đến lớp 5, từ yếu đến giỏi. Song với học sinh yếu thì tiến hành với thời gian lâu hơn
đòi hỏi giáo viên phải có lòng nhiệt tình đối với các em, giúp các em khai thác trực
quan.
Với học sinh trung bình khá thì việc áp dụng phương pháp này không khó khăn. Giáo
viên chỉ cần đưa ra đồ dùng và hệ thống câu hỏi gợi mở là học sinh có thể tự tìm tòi
khai thác nội dung bài.
Đối với đối tượng học sinh giỏi , thì giáo viên chỉ cần đưa ra đồ dùng trực quan
và một chút gợi mở là học sinh có thể tìm ra được kiến thức mà yêu cầu bài cần đạt.
đối với học sinh này thì kiến thức thu được sẽ nhanh hơn, cao hơn, bài làm sẽ tốt hơn.
Vì vậy, phương pháp dạy học là phạm trù rộng trong việc nghiên cứu giáo dục.
Mỗi giáo viên có những ưu thế riêng của mình trong cách dạy và thực hiện phương
pháp. Với bản thân, trải qua những năm giảng dạy tôi đã rút ra kinh nghiệm và áp
dụng trong việc giảng dạy của mình cũng như của các đồng nghiệp. Song tôi luôn suy
nghĩ đảm bảo chất lượng cho học sinh ngoài kinh nghiệm của mình tôi không ngừng
học hỏi những đồng chí đồng nghiệp để nâng cao tay nghề, đáp ứng với sự nghiệp
giáo dục trong xã hội hiện nay.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
21
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
3.3. M ột số bài soạn giáo án
Mĩ thuật lớp 4: Bài 7 - Vẽ trang trí : Trang trí hình vuông
I. Mục tiêu :
- Học sinh hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sử dụng nó trong cuộc
sống.
- Học sinh biết chọn hoạ tiết và trang trí được hình vuông (sắp xếp hình mảng,
hoạ tiết, màu sắc hài hoà, có trọng tâm).
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

II. Chuẩn bị :
GV : SGK; SGV
- Một số đồ vật có sử dụng trang trí hình vuông như : khăn vuông, khăn trải
bàn, thảm, gạch hoa,
- Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các lớp trước.
- Sưu tầm một số bài trang trí hình vuông đã in trong các giáo trình mĩ thuật
hoặc bộ ĐDDH.
- Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông.
HS : Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy,, compa, thước kẻ, màu vẽ,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giới thiệu bài :
Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét :
- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1, 2 trang 40 SGK
để học sinh nhận xét và tìm ra cách trang trí.
+ Có nhiều cách trang trí hình vuông.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
22
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
+ Các họa tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và được
trục.
+ Hoạ tiết chính thường to hơn và nằm ở giữa.
+ Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn và nằm ở 4 góc hoặc xung quanh.
+ Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau, cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+ Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh so sánh, nhận xét hình 1, 2 trang 40 SGK để
tìm ra sự giống và khác nhau của cách trang trí về bố cục hình vẽ và màu

sắc.
- Giáo viên cho HS xem một số đồ vật trang trí hình vuông để các em biết
thêm về ứng dụng hình vuông trong cuộc sống.
Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông
- Giáo viên vẽ một số hình vuông lên bảng hoặc yêu cầu học sinh xem hình 3
trang 41 SGK để hướng dẫn.
+ Kẻ các đường trục.
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí (giáo viên vẽ minh hoạ trên bảng từ 2 đến
3 cách vẽ hình mảng khác)
- Giáo viên sử dụng một số hoạ tiết như hình hoa, lá đơn giản vẽ vào các hình
mảng cho phù hợp để học sinh nhận ra.
+ Cách sắp xếp hoạ tiết (đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, )
+ Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng sau đó có thể cho một vài học sinh lên bảng vẽ
hoạ tiết vào các hình còn lại hoặc chuẩn bị một số hoạ tiết đã cắt sẵn bằng giấy rồi
cho học sinh xếp vào các hình vuông theo ý thích.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ màu :
+ Không vẽ quá nhiều màu (dùng từ 3 đến 4 màu)
+ Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ và vẽ nền sau.
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
23
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
+ Màu sắc cần có đậm nhạt để làm rõ trọng tâm.
Hoạt động 3 : Thực hành :
Ở bài này, có thể cho một số học sinh làm theo nhóm trên khổ giấy A4 hoặc vẽ
bảng bằng phấn màu.
- Giáo viên nhắc học sinh :
+ Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy.
+ Kẻ các đường trục bằng bút chì (kẻ đường chéo góc trước và kẻ đường trục

giữa sau)
+ Vẽ các hình mảng theo ý thích, hình mảng ở giữa (có thể là hình tròn, hình
vuông hay hình tứ giác, ) các hình mảng phụ ở bốn góc xung quanh (tham khảo hình
3 trang 41 SGK).
+ Vẽ hoạ tiết vào các mảng (tuỳ chọn), các hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng
nhau, chú ý nhìn trục để vẽ cho hoạ tiết cân đối và đẹp.
+ Chọn và vẽ màu theo ý thích, có đậm nhật.
- Học sinh làm bài.
Hoạt động 4 : Đánh giá nhận xét :
Giáo viên cùng học sinh tìm chọn một số bài vẽ có ưu điểm và nhược điểm điển
hình để cùng đánh giá, xếp loại.
Dặn dò :
Quan sát hình màu sắc của các loại lọ, quả.
Mĩ thuật lớp 3 Bài 17 : Vẽ tranh - Đề tài cô (chú) bộ đội
I. Mục tiêu :
- Học sinh tìm hiểu về hình ảnh cô, chú bộ đội.
- Vẽ được tranh đề tài cô, chú bộ đội.
- Học sinh yêu quý cô, chú bộ đội.
II. Chuẩn bị :
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
24
Quy trình dạy hoạt động giáo dục mĩ thuật theo mô hình trường Tiểu học mới vnen ở
trường TH Trần Quốc Toản
GV : Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài bộ đội.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
- Một số bài vẽ đề tài về bộ đội của học sinh các lớp trước.
HS : Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Giới thiệu bài : Giáo viên lựa chọn cách giời thiệu bài cho phù hợp với nội
dung.
Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài :
Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh và gợi ý học sinh nhận biết.
+ Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ
đội giúp nhân dân, bộ đội hành quân,
+ Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh
động hơn.
- Gợi ý cho học sinh nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà các em biết.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội
+ Quân phục : quần áo, mũ, màu sắc,
+ Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay,
- Gợi ý cho học sinh cách thể hiện nội dung, có thể vẽ :
+ Chân dung cô hoặc chú bộ đội.
+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo.
+ Bộ đội tập luyện trên thao trường hay đứng gác.
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi.
+ Bộ đội giúp nhân dân (thu hoặch mùa, chống bão lũ, )
- Nhắc học sinh cách vẽ :
- -
GV: Trương Huy Đại - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Đăk Ha – Đăk Glong
25

×