Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN TÍCH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.86 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN
CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN TÍCH
TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9 THCS
Họ và tên : Phạm Thị Hồng
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường THCS Lý Tự Trọng
Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 9
Số tiết bồi dưỡng: 09

A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề:
I. Kiến thức cơ bản trong SGK:
1. Địa lý dân cư
2. Địa lý ngành kinh tế
3. Vùng Trung Du&Miền núi Bắc Bộ
4. Vùng Đồng bằng sông Hồng
5. Vùng Tây Nguyên
6. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
7. Vùng Đông Nam Bộ
8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
9. Địa lý tự nhiên Việt Nam
II. Kiến thức nâng cao mở rộng
1. Nguồn lực phát trển kinh tế xã hội của một số vùng kinh tế.
2. Một số phương pháp giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương.
3. Ý nghĩa của sản xuất lương thực, thực phẩm tăng nhanh trong những
năm qua.
4. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo, hải đảo.
B. Hệ thống các dạng bài đặc trung của chuyên đề:
I. Phân tích hiện trạng
Đây là loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi HSG môn Địa lý. Có thể


đưa ra một vài ví dụ về loại câu hỏi phân tích hiện trạng như đồng đều ngành
Đây là loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi HSG môn địa lý .Có thể
đưa ra một số câu hỏi phân tích hiện trạng nhu sau
- Ngành ; Phân tích các tài nguyên để phát triển ngành du lịch nươc ta ?
- Vùng : Phân tích Đông nam bộ là vùng có sức hút mạnh nhất cả nước về
nguồn đầu tư nước ngoài ?
- Phân tích hiện trạng về tự nhiên: các câu hỏi này thường liên quan đến
phần kiến thức lớp 8, phân tích về các đặc điểm địa hình, khí hậu, khoáng sản…
- Phân tích hiện trạng về địa lí dân cư và các nội dung có liên quan: Đây là
nội dung quan trọng, có thể đặt câu hỏi dưới dạng phân tích như: Đặc điểm
chung về dân cư, dân tộc, lao động việc làm; phân bố dân cư…
2
- Phân tích hiện trạng về địa lí kinh tế-xã hội: Các câu hỏi thường liên quan
đến các ngành Nông-lâm-Thủy sản; công nghiệp-xây dựng; dịch vụ hay các
phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi…liên quan đến kinh tế vùng…
Cách giải loại câu hỏi phân tích hiện trạng, nhìn chung không có mẫu cố
định. Tuy nhiên, đây được coi là loại câu hỏi dễ nếu nắm chắc các bước làm bài
và kiến thức cơ bản.
II. Phân tích tiềm năng
Nhìn chung đây là loại câu hỏi tương đối dễ và đơn giản. Cách giải có thể
theo một mẫu nhất định với các bước tiến hành tương tự quy trình câu hỏi chứng
minh hiện trạng.
Các tiềm năng của một ngành hoặc một vùng lãnh thổ thường được thể
hiện ở các mặt:
- Vị trí địa lí.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình;
+ Đất đai;
+ Khí hậu;
+ Thuỷ văn;

+ Sinh vật;
+ Khoáng sản.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư, nguồn lao động;
+ Kết cấu hạ tầng (GTVT, BCVT, điện, nước…)
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật (Thủy lợi, nhà máy XN, CNCB…)
+ Thị trường;
+ Đường lối chính sách;
+ Các điều kiện khác (lich sử khai thác lãnh thổ,…)
C. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề:
3
- Sử dụng phương pháp tìm hiểu kiến thức qua tư liệu, sách báo, tạp chí
- Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
- Phương pháp đọc tìm hiểu nội dung kiến thức
- Phương pháp quan sát sư phạm
D. Hướng dẫn cách giải một số ví dụ minh họa
I. Câu hỏi dạng phân tích hiện trạng:
Câu 1: Hãy phân tích và giải thích vì sao Đồng Bằng Sông Hồng trở thành
2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước?
*Phân tích câu hỏi :
- Đây có thể xếp vào câu hỏi phân tích hiện trạng
- Yêu cầu của câu hỏi tập trung vào cụm từ “ trọng điểm sản xuất lương
thực”.
- Lượng kiến thức cơ bản kể cả số liệu tập trung chủ yếu ở bài( 21 SGK
Địa lý 9 và bài 32 SGK). Bằng kiến thức đã học giải thích cho học sinh thấy
được điều kiện để phát triển ngành trồng cây lương thực của vùng ĐB SH và
ĐBSCL, cơ sở vật chất kỹ thuật, những chính sách đầu tư của Nhà nước.
* Gợi ý cách giải:

ĐBSH và ĐBSCL có sản lượng lương thực lớn vì đây là 2 ĐB lớn nhất cả
nước, đất phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào
- Nguồn lao động dồi dào, nông dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Thủy lợi, cơ giới hóa, phân bón và cac dịch vụ
cây trồng phát triển
- Chính sách đầu tư của nhà nước.
Câu 2: Giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng có sức hút mạnh nhất cả
nước về nguồn đầu tư nước ngoài
*Gợi ý cách giải:
- Vùng có vị trí địa lý rất thuận lợi và hấp dẫn.
- Điều kiện tự nhiên tốt và một số tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao.
- Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, chuyên
môn cao, có tay nghề kỹ thuật cao.
- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, kinhh tế năng động, chính sách thông
thoáng.
4
Câu 3: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích
các nguồn tài nguyên để phát triển nguồn du lịch ở nước ta?
*Gợi ý cách giải
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Nhiều phong cảnh kỳ thú ( Vịnh Hạ Long, Hang động…) bãi tắm đẹp
( Đồ Sơn, Vũng Tàu…)
+ Khí hậu tốt đa dạng cho du lịch bốn mùa
+ Hệ thống Sông Hồ hùng vĩ ( Sông Đà, Hồ Ba Bể…)
+ Vườn Quốc Gia và các khu bảo tồn thiên nhiên quý hiếm( Cúc Phương,
Cát Tiên, Bạch Mã…)
-Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Các di tích văn hóa lịch sử ( Cố Đô Huế, Hoa Lư…)
+ Lễ hội đặc sắc( Chùa Hương, Đền Hùng…)
+ Văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống độc đáo.

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển dân số của Việt Nam qua Atlat địa lý
Việt Nam?
*Hướng dẫn phân tích câu hỏi:
- Đây có thể xếp vào câu hỏi chứng minh hiện trạng. Trong trường hợp
này hiện trạng được hiểu là dân số đông, tăng nhanh, có cơ cấu dân số trẻ của
nước ta.
- Yêu cầu quan trọng của câu hỏi tập trung vào các cụm từ: “Đông dân”,
“Tăng nhanh”, “Cơ cấu dân số trẻ”
- Cái trục xuyên suốt các minh chứng là phải theo thời gian và làm rõ
được: Sự thay đổi số dân, gia tăng dân số, kết cấu dân số diễn ra như thế nào?
- Lượng kiến thức cơ bản, kể cả số liệu cần sử dụng để chứng minh tập
trung phần lớn ở bài 2 (sgk Địa lý 9). Bằng kiến thức đã có, học sinh phải tìm ra
các minh chứng thể hiện sự thay đổi số dân, gia tăng dân số cũng như kết cấu
dân số của nước ta trong thời gian qua. Về số liệu, học sinh có thể sử dụng trong
sách giáo khoa hoặc cập nhật số liệu mới nhưng phải đảm bảo tính chính xác và
đúng thời điểm để giải thích.
*Gợi ý cách giải:
- Việt Nam là nước đông dân biểu hiện năm 2003 dân số nước ta là 80,9
triệu người, đứng thứ 3 khu vực ĐNA, thứ 7 châu Á và thứ 14 thế giới nhưng về
diện tích chỉ đứng 58 thế giới. (Có thể cập nhật số liệu mới hơn)
5
- Dân số nước ta vẫn tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã
dẫn đến sự bùng nổ dân số (quy mô khác nhau ở các vùng )
+ Năm 1921 dân số nước ta là 15,6 triệu người nhưng đến năm 2003 là
80,9 triệu và đến năm 2006 là 84,2 triệu người
+ Nhịp điệu tăng dân số giữa các thời kì là không đều:
• Từ năm 1960 đến năm 1976 dân số tăng từ 30,17 triệu lên 49,16
triệu (tăng 18,99 triệu người trong 16 năm)
• Từ năm 1976 đến năm 1979 dân số tăng từ 49,16 triệu người lên
52,46 triệu người (tăng 3,3 triệu người trong 3 năm).

• Từ năm 1999 đến năm 2000 dân số tăng từ 76,60 triệu người lên
77,63 triệu người ( tăng 1,03 triệu người trong vòng 1 năm)
+ Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và KHHGD nên mức
tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng
khoảng 1 triệu người.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,4%
- Dân số nước ta trẻ biểu hiện: số người ở nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ
cao 33,5%. Số người ở nhóm tuổi 15-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 58,4%. Số
người ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,1% (Theo số liệu
năm 1999 sgk Địa lí lớp 9).
Câu 5: Phân tích sự phân bố dân cư của Đồng Bằng Sông Hồng?
*Phân tích câu hỏi:
- Cách phân tích tương tự như trên, ta thấy ở đồng bằng sông Hồng có mật
độ dân số đông hơn so với các vùng lãnh thổ trong cả nước.
- Lượng kiến thức cơ bản và số liệu cần sử dụng tập trung chủ yếu ở bài
20 (sgk Địa lý 9)
*Gợi ý cách giải:
- Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta mật độ TB:1179 người/km
2
(2002) hay 1225 người/km
2
(năm 2005)
- So với cả nước mật độ gấp 4,9 lần, gấp 10,3 lần Trung du miền
núi Bắc Bộ, gấp 14,5 lần Tây Nguyên.
- Mặc dù tỉ lệ tăng tự nhiên trong vùng giảm trong những năm
gần đây nhưng do diện tích nhỏ (14806km
2
) với số dân đông (17,5 triệu
người) nên mật độ dân số rất cao.
6

Một số ví dụ khác:
Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khắn trong phát triển cà phê của
nước ta ?
* Gợi ý cách giải:
Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển, sản xuất cà phê:
- Điều kiện tự nhiên và thiên nhiên:
+ Đất Bazan tập trung ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ và dải rác ở các
tỉnh duyên hải miền trung. Ngoài ra còn có một số loại đất Feralit ở miền núi mà
trung du phía Bắc cũng thích hợp để trồng cà phê .
+ Về khí hậu: Khí hậu ẩm gió mùa ở các tỉnh phí nam không có mùa đông
lạnh thích hợp với cây cà phê. Những cao nguyên có độ cao 500m ở Tây
Nguyên và một số vùng miền nùi Trung du phía Bắc, khí hậu mát thích hợp với
cây cà phê, chè.
+ Khó khăn: Mùa khô kéo dài có nhiều sương mù ở miền núi trung du
phía Bắc.
+ Về nguồn nước: Nguồn nước khá phong phú (Trên mặt và dưới ngầm),
đặc biệt là nguồn nước ngầm, về mùa khô nước ngầm hạ thấp nên sản xuất gặp
khó khăn.;
- Đặc điểm về kinh tế xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên những vùng đển sản xuất cây cà phê
lại thiếu lao động. Vì vậy phải điều lao động lên Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Đã quy hoạch tập trung các vùng chuyên canh cà phê.
+ Đã đổi mới công nghệ chế biến cà phê.
+ Hàng loạt chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất cà phê.
+ Có sự phân bố lại dân cư giữa các vùng.
+ Giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và trang trại.
+ Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi Trung
du.
+ Có chín sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp và xuất khẩu.

- Về thị trường:
+ Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường thế giới phát triển mạnh. Sản
lượng cà phê tăng nhanh.
7
Câu 2: Phân tích hiện trạng lao động và việc làm ở nước ta hiện nay và
phương hướng giải quyết vấn đề việc làm của Việt Nam?
*Gợi ý cách giải:
Hiện trạng nguồn lao động và việc làm ở nước ta hiện nay và phương pháp
giải quyết vấn đề việc làm của Việt Nam:
1. Hiện trạng nguồn lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, hàng năm được bổ sung thêm lao động
trẻ:
+ Thống kê năm 2003 nguồn lao động nước ta khoảng hơn 40 triệu người.
+ Hàng năm được bổ sung 3% của tổng số lao động, bằng 1,1 triệu người.
- Chất lượng lao động:
+ Đặc điểm người lao động Việt Nam: cần cù, khéo tay, kinh nghiệp tích
lũy qua nhiều đời.
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao trong điều kiện được
trang bị kĩ thuật tiên tiến.
+ Số người có chuyên môn kĩ thuật là đáng kể, gần 50 triệu người, trong
đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 23%
- Người lao động Việt Nam còn thiếu tác phong công nghiệp. Đội ngũ có kĩ
thuật cao, tay nghề giỏi còn mỏng.
- Lực lượng lao động có kỹ thuật phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng và
các thành phố lớn.
2. Hiện trạng sử dụng lao động:
- Phân bố lao động theo ngành: Phần lớn lao động hoạt động trong sản xuất,
chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp.
+ 93,5% lao động tập trung trong các ngành sản xuất vật chất.
+ 6,5% lao động trong các ngành không sản xuất vật chất.

+ 63,5% lao động nông nghiệp.
+ 11,9% lao động công nghiệp.
- Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế:
+ Khu vực nhà nước: 9%
+ Khu vực ngoài quốc doanh: 91%
- Năng suất lao động
8
+ Năng suất lao động xã hội thấp, thu nhập chưa cao.
+ Chưa sử dụng hết thời gian lao động. (do tính chất mùa vụ)
3. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động:
- Sức ép của nạn thất nghiệp:
- Tỉ lệ người thất nghiệp lớn: cả nước có khoảng 2,3% lao động thất nghiệp
và 25,1% thiếu việc làm.
- Phương hướng giải quyết việc làm:
+ Phương hướng chung:
• Điều chỉnh nguồn bổ sung lao động bằng cách thực hiện nghiêm túc
chính sách sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình, sao cho sự gia tăng dân số thích
hợp với gia tăng kinh tế.
• Đẩy mạnh đổi mới kinh tế, mở rộng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,
kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút ngày càng nhiều lao động.
• Xuất khẩu lao động, xây dựng kinh tế mới.
+ Ở nông thôn:
• Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
• Phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm
nông nghiệp.
• Phát triển dịch vụ nông nghiệp.
+ Ở thành thị:
• Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
• Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu ra nước ngoài.
• Phát triển thương mại và du lịch.

• Đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo lao động trẻ có tay nghề.
Câu 3: Hãy phân tích và giải thích: Việt Nam có tiềm năng về nguồn lao động
nhưng chưa được sử dụng hợp lí? Làm thế nào khắc phục được tình trạng này?
Hãy liên hệ với việc giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí lao động ở địa
phương?
*Gợi ý cách giải:
1. Tiềm năng và việc sử dụng lao động ở Việt Nam:
a- Tiềm năng:
- Nguồn lao động dồi dào
9
- Hàng năm bổ sung trên 1 triệu lao động.
- Chất lượng lao động đang được nâng cao do họ có khả năng tiếp thu
khoa học – kĩ thuật cùng với những kinh nghiệp sản xuất truyền thống được tích
lũy từ lâu đời. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm 13% số lao động trong
đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm hơn 23%.
b- Phân tích mặt chưa hợp lí của việc sử dụng lao động:
- Tuy đào tạo được khá nhiều người lao động có trình độ, song đội ngũ
cán bộ khoa học kĩ thuật vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của việc phát triển
kinh tế, đặc biệt là thiếu một đội ngũ đông đảo công nhân có tay nghề cao,
những người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để làm ra nhiều sản
phẩm chất lượng cao.
- Nguồn lao động vẫn tập trung chủ yếu ở nông nghiệp (63,55%), năng
suất lao động thấp, cho tới nay phần lớn vẫn sử dụng lao động thủ công, lao
động công nghiệp chỉ chiếm 11,9%.
- Phần lớn lao động tập trung trong các ngành sản xuất vật chất (93,5%),
các khu vực không sản xuất vật chất chỉ có ít lao động (6,5%). Giá trị sản lượng
hàng hóa tăng hàng năm vẫn không cao.
- Phân bố lao động trên lãnh thổ không đều và chưa hợp lí. Phần lớn lực
lượng lao động có kĩ thuật tập trung ở đồng bằng trong khi vùng núi, trung du
giàu tài nguyên lại rất thiếu lao động.

2. Các biện pháp khắc phục tình trạng sử dụng lao động chưa hợp lí:
- Tập trung đầu tư phát triển những ngành trọng điểm tạo nên sự chuyển
dịch nguồn lao động vào những ngành này và hạ tỉ lệ người lao động ở những
ngành khác.
- Tăng cường cơ khí hóa nông nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động kinh
tế ở nông thôn, tạo việc làm cho những người lao động chuyển ra khỏi ngành
này.
- Phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng, các tỉnh.
3. Liên hệ địa phương
- Việc giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương (tạo các cơ
sở sản xuất, ngành nghề mới…)
- Sử dụng hợp lí lao động (trong các ngành kinh tế, nâng cao trình độ kĩ
thuật…)
II. Phân tích tiềm năng
10
Câu 1: Hãy phân tích các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đồng Bằng
Sông Hồng ?
*Phân tích câu hỏi:
- Ở đây ta nhận thấy, câu hỏi này chỉ đề cập đến thế mạnh của vùng đồng
bằng sông Hồng. Như vậy, không cần tìm hiểu phần hạn chế của vùng.
- Lượng kiến thức cơ bản được tập trung ở bài 20 (sgk Địa lý 9)
- Cách trình bày, đây là câu hỏi khá dễ nên chỉ cần trình bày theo ý câu hỏi
đã hỏi
*Gợi ý cách giải:
a. Đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí địa lí thuận lợi biểu hiện:
- Giáp Bắc trung Bộ, giáp Trung du miền núi Bắc Bộ vùng có nhiều
khoáng sản.
- Có đường bờ biển ở phía Đông Nam thuận lợi cho phát triển kinh tế biển
như thuỷ sản, giao thông, du lịch.
- Có cảng Hải Phòng thuận lợi cho xuất nhập khẩu.

- Có thủ đô Hà Nội, nhiều tỉnh của đồng bằng nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ (học sinh phải tổng hợp cả SGK và Atlat để nêu những nội dung
trên)
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên phong phú và đa dạng biểu hiện:
- Đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp mầu mỡ
thuận lợi để phát triển nông nghiệp, ngoài ra đồng bằng còn có nhiều loại đất
khác như đất xám phù sa cổ, đất mặn, đất phèn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nền nhiệt ẩm cao nhưng có một mùa đông
lạnh (từ tháng X đến tháng IV) nên có điều kiện trồng một số loại cây ưa lạnh.
- Sông ngòi dày đặc, nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú.
- Tài nguyên khoáng sản nhiều loại: khí đốt, đá vôi, đất sét, than nâu.
- Tài nguyên biển đa dạng: thuỷ sản, nhiều đặc sản, nhiều tỉnh giáp biển có
điều kiện khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
c. Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao được
thể hiện như sau:
- Tổng số dân (2002): 17.5 triệu người, mật độ dân số cao: 1179 người/ km
2
(nếu lấy mật độ ở Atlat địa lí Việt Nam thì dựa vào màu sác của từng địa
phương). So với Trung du Miền núi Bắc Bộ cao gấp 10,3 lần, so với đồng bằng
sông Cửu Long gấp 2,9 lần.
11
- Dân đông nên nguồn lao động dồi dào vì số người trong độ tuổi lao động
lớn.
- Tỉ lệ ngưòi biết chữ 94,5 % (so với cả nước là 90,3%). vùng tập trung
nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu nhất là ở Hà Nội và Hải Phòng.
- Quá trình đô thị hoá nhanh tỉ lệ dân thành thị năm 1999 là gần 20%, là
vùng có quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta.
Câu 2: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
*Phân tích câu hỏi:

- Nhận định được ngay đây là dạng câu hỏi chứng minh tiềm năng, nhưng
có hai ý rất rõ đó là, hạn chế và thế mạnh phát triển.
- Lượng kiến thức chủ yếu tập trung ở bài 18 và 18 (sgk Địa lý 9). Tuy vậy,
có thể có nhiều cách diến đạt khác nhau: Học sinh có thể trả lời theo mẫu nguồn
lực (như sơ đồ các ý ở trên), hoặc có thể liệt kê các ngành kinh tế phát triển
mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ rồi nêu tiềm năng để phát triển ngành đó.
- Lưu ý, học sinh rất dễ nhầm với dạng bài giải thích. Điều đó phụ thuộc
vào khả năng tư duy của học sinh.
*Gợi ý cách giải:
a. Khó khăn:
- Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình (sgk Địa lý 9) nên phát triển
giao thông gặp khó khăn nhất là tiểu vùng Tây Bắc.
- Thời tiết diễn biến thất thường (dẫn chứng).
- Khoáng sản tuy nhiều nhưng qui mô nhỏ điều kiện phức tạp. Rừng bị suy
giảm nhanh do tác động của con người.
- Trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ người biết chữ 73,3% (cả nước 90,3%)
(1999). Cơ sở hạ tầng còn thấp.
b. Những thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế.
+ Có điều kiện để phát triển công nghiệp:
- CN thủy điện do tiềm năng lớn của các dòng sông trong vùng, đã xây
dựng (thủy điện Hòa Bình, Thác Bà), đang xây dựng (thủy điện Sơn La, Tuyên
Quang).
- CN khai thác khoáng sản: than Quảng Ninh, thiếc Cao Bằng, Tuyên
Quang do trữ lượng tương đối lớn, dễ khai thác.
- CN luyện kim: Thái Nguyên nhờ các mỏ quặng sắt, mỏ than trong vùng.
12
- CN giấy: Việt Trì, Bãi Bằng và nhiều ngành CN khác do có nhiều nguyên
liệu từ rừng
+ Có điều kiện phát triển nông nghiệp:
- Cây CN: Chè (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La), cây ăn quả, cây

dược liệu ở các vùng cao do có đất Feralit, khí hậu có tính chất cận nhiệt đới
- Cây lương thực (lúa, ngô) ở một số đồng bằng nhỏ: Mường Thanh, Bình
Lư (Lai Châu), Hòa An (Cao Bằng), Nghĩa Lộ (Yên Bái).
- Chăn nuôi gia súc (trâu bò): đàn trâu chiếm 57,3% so với cả nước (có
nhiều đồng cỏ), lợn 22% (có nhiều hoa màu) - (2002), phát triển thủy sản ven
biển Quảng Ninh.
- Có điều kiện để phát triển một số ngành khác: Du lịch Hạ Long, Điện
Biên, Phú Thọ (do có nhiều cảnh quan, di tích văn hoá, lịch sử ), kinh tế cửa
khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh (do các tuyến giao thông huyết mạch nối
Việt Nam với Trung Quốc )
Một số ví dụ khác:
Câu 1: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
*Gợi ý cách giải:
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã
hội của Duyên hải Nam Trung Bộ:
1. Thuận lợi
- Về mặt vị trí địa lý:
Đây là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên
với Biển Đông… thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình, đất đai: Có núi, gò đồi ở phía tây phát triển nghề rừng, cây
công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc (đặc biệt là đàn bò), dải đồng bằng
hẹp ở phía đông với đặc điểm đất pha cát thích hợp cho việc trồng cây
công nghiệp như: lạc, phía, thuốc lá… ngoài ra có thể trồng lúa, ngô.
+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và mang sắc thái cận xích đạo thuận lợi
cho sự phát triển cây công nghiệp; là nơi đón ánh nắng mặt trời sớm
nhất, số giờ nắng cao phát triển nghề làm muối.
13
+ Biển: Có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài bị chia cắt tạo nhiều vũng

vĩnh, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển: GTVT, du lịch, khai
khoáng, nghề làm muối, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu
tiềm năng và có vị trí chiến lược quan trọng.
+ Tài nguyên rừng: Diện tích rừng lớn, có nhiều gỗ, lâm sản quý,…
phát triển ngành công nghiệp chế biến…
+ Khoáng sản: Khá giàu đặc biệt là cát thủy tinh, titan, vàng (Quảng
Nam, Bình Định, Phú Yên…) thềm lục địa còn có tiềm năng dầu khí,
đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
+ Tài nguyên du lịch: Vùng có nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang, Sa
Huỳnh, Mũi Né, nhiều di sản văn hóa như Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội
An… => Phát triển du lịch.
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Dân cư và lao động: Nhân dân cần cù lao động, có kinh nghiệm trong
việc chinh phục thiên nhiên và khai thác thủy hải sản.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng: Đang từng bước hoàn thiện và
phát triển (giao thông vận tải cảng Đà Nẵng…, cơ sở chế biến, các cụm
và khu công nghiệp…)
+ Chính sách phát triển kinh tế: Nhiều chính sách của Đảng và Nhà
nước mà cơ cấu kinh tế trong vùng đã có nhiều thay đổi (phát triển công
nghiệp, phát huy tiềm năng kinh tế của vùng biển…)
+ Thị trường ngày càng mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển
2. Khó khăn
- Vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước; hiện tượng sa mạc hóa có xu
hướng mở rộng, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nạn cát lấn, cát bay… đã làm ảnh
hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Cơ sở vật chất đặc biệt là các cơ sở công nghiệp còn mỏng, hệ thống
GTVT đang xuống cấp đặc biệt là các tuyến đường theo hành làng Đông – Tây
Câu 2: Em hãy phân tích các tiềm năng tự nhiên của Bắc Trung Bộ để phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp?
*Gợi ý cách giải:

Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp và ngư nghiệp
- Giới thiệu Bắc Trung Bộ: Kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã
- Có điều kiện phát triển nông nghiệp:
14
+ Dải đồng bằng ven biển như đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ Tĩnh…
đây là cơ sở cho phát triển cây lúa và cây lương thực.
+ Vùng đồi giáp đồng bằng phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi gia
súc.
- Về ngư nghiệp:
+ Các tỉnh đều giáp biển, ven biển có nhiều bãi cá, bãi tôm
+ Vùng ven biển có nhiều đảo, quần đảo, vũng vịnh để nuôi trồng đánh
bắt thủy sản
- Về lâm nghiệp: Phía tây là đồi núi có nhiều rừng giáp biên giới Việt –
Lào có điều kiện phát triển lâm nghiệp: khai thác và trồng rừng (đất
rừng chiếm 60%)
Câu 3: Em hãy phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở Đồng
bằng Sông Hồng:
*Gợi ý cách giải:
Các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở đồng bằng Sông Hồng:
1. Nguồn lực tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc trồng cây
lương thực nhất là cây lúa.
+ Đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực phát triển.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp cho cây trồng và
tăng vụ.
+ Nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, cung cấp nước tưới
cho sản xuất cây lương thực
- Khó khăn:

Tai biến thiên nhiên, đất nông nghiệp đang ngày bị thu hẹp.
2. Nguồn lực tự nhiên xã hội:
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệp và trình độ thâm canh cao.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước.
+ Có lịch sử khai thác lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
15
+ Có thị trường tiêu thụ và đường lối chính sách phát triển nông nghiệp của
Đảng và Nhà nước.
- Khó khăn:
+ Số dân quá đông, đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp do chuyển đổi
mục đích.
Câu 4: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích các
điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
*Gợi ý cách giải:
1. Vị trí địa lí
- Bắc giáp Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.
- Nam và phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long, là vùng trọng điểm
số 1 về lương thực, thực phẩm.
- Phía Tây giáp Campuchia, giao lưu dễ dàng bằng đường bộ và đường sắt
xuyên Á trong tương lai và trở thành cửa ngõ thông ra biển cả các nước láng
giềng.
- Đông Nam Bộ còn nằm trên đường trung chuyển của những tuyến đường
hàng không quốc tế.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a, Tài nguyên đất: Có hai loại đất chính:
- Đất feralit trên đá bazan
- Đất xám phù sa cổ và đất phù sa ở các thung lũng Sài Gòn, Đồng Nai,…
b, Khí hậu:
- Có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng

11, mùa khô sâu sắc từ tháng 11 đến cuối tháng 4)
- Khí hậu này thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển và cho năng suất
cao.
c, Tài nguyên nước: khá phong phú:
- Đặc biệt hệ thống sông Đồng Nai có giá trị lớn về các mặt:
- Giao thông đường thủy;
- Thủy điện;
- Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.
16
Vì vậy, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước sông Đồng Nai, chống ô nhiễm có ý
nghĩa vô cùng quan trọng (nhất là chất thải công nghiệp).
d, Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên rừng tập trung ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
giáp với Tây Nguyên.
- Vùng duyên hải Đông Nam Bộ có rừng ngập mặn, việc bảo vệ và phát triển
vốn rừng này có ý nghĩa quan trọng về sinh thái, giữ nước và bảo vệ các hồ thủy
điện, hồ thủy lợi.
e, Khoáng sản:
- Dầu khí trên thềm lục địa, năm 1999 khai thác khoảng 15 triệu tấn.
- 90% lượng dầu khí khai tác ở Việt nam là thuộc vùng Đông Nam Bộ.
- Nguyên vật liệu làm vật liệu xây dựng có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng
Nai, Bình Dương).
g, Tài nguyên biển:
- Có dầu khí phong phú (như trên).
- Có ngư trường lớn bậc nhất nước ta: Ninh Thuận – Bình Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu. Đây là ngư trường giàu có, nhiều triển vọng.
- Về du lịch: Có Vũng Tàu là điểm du lịch nổi tiếng vùng Nam Bộ, có khả
năng du lịch quốc tế.
- Vùng còn có địa điểm để xây dựng càng nước sâu: đó là cụm cảng Sài Gòn,
cụm cảng Vũng Tàu…

- Trữ lượng cá biển hàng năm ở Nam Bộ chiếm 54% cả nước.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a- Dân cư và nguồn lao động:
- Đây là địa bàn nhập cư lớn thứ 2 sau Tây Nguyên.
- Người dân năng động, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và những
chuyển biến trong quá trình đổi mới.
b- Cơ sở hạ tầng được trang bị khá hoàn thiện:
- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc hiện đại.
- Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh: Hệ thống lòng hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh.
- Điện lực ngày càng được tăng cường (Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận).
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động được nâng cao:
17
+ Chiếm tới 80% cán bộ khoa học, kĩ thuật của miền Nam.
+ Lực lượng lao động đã quen và thích ứng với thị trường
- Có nhiều dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài (cho ví dụ chứng
minh…):
+ Hàng loạt khu công nghiệp tập trung.
+ Khu chế xuất được xây dựng…
Câu 5: Phân tích các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở trung du và miền núi
Bắc Bộ.
*Gợi ý cách giải:
1. Các nguồn lực về tự nhiên:
a- Vị trí địa lí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Phía Bắc giáp các tỉnh phía Nam của Trung Quốc: đây là nơi giao lưu,
buôn bán thuận lợi bằng đường bộ, đường sắt qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn,
Móng Cái…
- Phía Tây giáp Thượng Lào.
- Phía Đông là biển Đông
- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng: giao lưu thuận
tiện với đồng bằng sông Hồng bằng đường sắc, đường bộ.

b- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Chia thành hai miên:
Tây bắc : Núi non hiểm trở, có dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2500m, là bức
tường chắn gió mùa đông bắc.
+ Đông bắc: Núi thấp , nhiều đồi với các dãy núi hình cánh cung.
- Đất đai:
+ Đất Feralit;
+ Đất phù sa dọc các thung lũng sông;
Với các loại đất trên thích hợp cho các loại cây đặc sản như chè,cây
công nghiệp đặc sản, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng và đồng cỏ
chăn nuôi gia súc.
- Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại bị phân hóa sâu sắc
do điều kiện địa hình. Vì vậy,ở vùng núi cao có khả năng phát triển cây
công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới và các thảo dược ( đỗ
trọng,hồi,thảo quả…).
18
- Tài nguyên nước:
+ Hệ thống sông hồng chiềm tới 37% tiềm năng thủy điện.
+ Giao thông đường thủy có thể giao lưu giữa các vùng trung du với đồng
bằng sông Hồng.
+ Tuy vậy, hệ thống sông có nhiều thác ghềnh, chế độ nước chênh lệch rất
lớn về mùa lũ và mùa khô, hay có lũ quét nên rất nguy hiểm cho khu dân
sống ở ven thung lũng.
- Tài nguyên sinh vật:
+ Độ che phủ thấp, dưới mức an toàn về sinh thái ( dưới 20%).
+ Diện tích đất trống, đồi trọc chiếm diện tích lớn nhất nước ta ( hơn 6,5
triệu ha là đất trống,đồi trọc, đất hoang hóa).
+ Rừng có nhiều gỗ quý,chim thú quý…
+ Ở cao nguyên ( độ cao trên 600-700m) có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi đại
gia súc.

+ Ven bờ biển,ven các đảo có khả năng nuôi trồng thủy sản( vùng Quảng
Ninh có ngư trường nổi tiếng của vịnh Bắc Bộ).
- Tài nguyên khoáng sản là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta: Than đá,
sắt, thiếc, chì, kẽm, …
- Tài nguyên du lịch đây là vùng có du lịch tự nhiên rất phong phú:
• Du lịch núi: Lạng Sơn, Sapa, hồ Ba Bể.
• Du lịch biển: Vịnh Hạ Long được xếp là di sản thế giới.
+ Có nhiều bãi tắm đẹp như : Bãi Cháy, Trà Cổ…
2, Điều kiện kinh tế xã hội
a, Dân cư và lao động:
- Dân cư thưa thớt ( miền núi mật độ 50-100 người/km
2
, miền trung du
100-300 người/km
2
); thiếu lao động,nhất là lao động lành nghề.
- Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, sống du canh du cư còn phổ biến,
trình độ văn hóa còn hạn chế…
- Đây là vùng căn cứ địa cách mạng: Pắc Pó, Điện Biên Phủ lịch sử.
b, Cơ sở vật chất kĩ thuật:
- Nghèo nàn, không đồng bộ.
- Có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt giữa trung du và miền núi( đặc biệt là
vùng núi Tây Bắc và giáp biên giới phía Bắc).
19
c, Chính sách:
- Những năm gần đây nhà nước giao đất, giao rừng và có chính sách “
Khoán mười” trong nông nghiệp đã kích thích người lao động hăng say sản
xuất, thúc đẩy năng suất phát triển hơn hẳn trước đây.
- Phân bố lại dân cư và lao động.
- Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng…

- Xây dựng và đầu tư vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc( Hà Nội- Hải
Phòng- Quảng Ninh) đã tác động mạnh mẽ đến Quảng Ninh những năm
gần đây.
E. Kết quả thực hiện chuyên đề:
1. Trước khi thực hiện chuyên đề
Lớp
Tổng số
học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Đội
tuyển
HSG
17 3 17,6 7 41,2 7 41,2 0 0
9A 29 10 34,5 11 37,9 8 27,6 0 0
9D 29 12 41,4 13 48,8 4 20,9 0 0
2. Sau khi thựchiện chuyên đề
Lớp
Tổng số

học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Tổng
số
%
20
Đội
tuyển
HSG
17 7 41,2 8 47,1 2 11,7 0 0
9A 29 12 41,4 15 51,7 2 6,9 0 0
9D 29 14 48,3 13 48,8 2 9,8 0 0
Đối với học sinh qua các cuộc thi HSG môn địa lý lớp 9 năm học 2012-2013
kết quả đạt được như sau:
*Đối với cấp Huyện:
- Nhất: 01 học sinh
- Nhì: 02 học sinh
- Ba: 03 học sinh
- Khuyến khích: 06 học sinh
*Đối với cấp Tỉnh
- Nhất: 03 học sinh

- Nhì: 03 học sinh
- Ba: 03 học sinh
- Khuyến khích: 03 học sinh
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi rút ra một số kinh nghiệm bồi
dưỡng HSG như sau:
- Giáo viên phải tận tụy yêu nghề, có tâm huyết gắn bó mật thiết với
nghề, có tính sáng tạo trong dạy học, luôn luôn tìm tòi và phát huy
những cái mới, phải biết gia công, thiết kế truyền thụ nội dung kiến thức
được ấn tượng sâu sắc trong quá trình dạy học.
- Thường xuyên củng cố hệ thống kiến thức rèn luyện kĩ năng làm bài
liên hệ thực tiễn với nền khoa học phát triển.
- Thường xuyên trao đổi những phần kiến thức mới, tích cực thu thập tài
liệu qua các đợt bồi dưỡng nâng cao thường xuyên các buổi sinh hoạt tổ,
nhóm.
21

×