PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIẾN
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LỰA CHỌN
VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9
Người thực hiện: Phan Thị Thủy
Điện thoại: 0986466969
Email:
Vĩnh Tường, tháng 3 năm 2014
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần II. NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG
1.1. Về giáo viên
1.2. Về học sinh
1.3. Nguyên nhân
2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
2.1.Vị trí của biểu đồ trong dạy và học môn Địa lí
2.2. Phân loại biểu đồ Địa lí
3. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VÀ VẼ
BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
3.1. Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp
3.2. Kĩ thuật tính toán, xử lí số liệu
3.3. Kĩ thuật vẽ biểu đồ
3.3.1. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị)
3.3.2. Biểu đồ hình cột
3.3.3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)
3.3.4. Biểu đồ hình tròn
3.3.5. Biểu đồ cột chồng
3.3.6. Biểu đồ miền
3.3.7. Biểu đồ hình vuông
3.3.8. Lưu ý chung khi vẽ biểu đồ
3.4. Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
2
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Dạy học theo định hướng đổi mới là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động
học tập của học sinh, học sinh phải được làm việc nhiều hơn, tự tìm ra kiến thức
nhiều hơn. Đặc biệt là các em phải được rèn luyện các kĩ năng nhiều hơn nữa. Trong
môn Địa lí có rất nhiều kĩ năng cần rèn cho học sinh. Trong đó kĩ năng lựa chọn và
vẽ biểu đồ Địa lí là một trong những kĩ năng rất quan trọng giúp học sinh có thể tiếp
cận kiến thức địa lí, đặc biệt là kiến thức địa lí kinh tế xã hội một cách dễ dàng và
hiểu sâu sắc về vấn đề đặt ra.
Biểu đồ là một phương tiện trực quan có công dụng rất lớn trong việc giảng
dạy, học tập địa lí, giúp người học có thể ghi nhớ các số liệu dễ dàng và lâu hơn, từ
đó giúp người học học tập môn Địa lí tốt hơn. Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ địa
lí đã trở thành một kênh hình không thể thiếu trong môn Địa lí nói chung và Địa lí ở
trường Trung học cơ sở nói riêng. Có thể nói biểu đồ là một ngôn ngữ đặc thù của
khoa học địa lí. Vì thế kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ là một yêu cầu cần thiết đối
với cả người dạy và người học Địa lí.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Kĩ năng về biểu đồ Địa lí hiện nay đã trở thành một nội dung đánh giá học
sinh trong việc học môn Địa lí. Về khái quát, trong các đề thi có thể phân ra thành
những câu hỏi lý thuyết và câu hỏi thực hành. Trong đó phần lý thuyết thường chiếm
khoảng 65- 75% tổng số điểm và phần thực hành chiếm khoảng 25- 35% tổng số
điểm, mà đối với thi học sinh giỏi lớp 9 thì phần thực hành chủ yếu là kiểm tra kĩ
thuật thể hiện biểu đồ và nhận xét, phân tích biểu đồ Chính vì vậy mà yêu cầu về kĩ
thuật vẽ biểu đồ không chỉ là rèn cho học sinh kĩ năng vẽ đúng, vẽ đẹp mà còn cả
kiến thức để lựa chọn, hiểu, thể hiện và nhận xét, phân tích biểu đồ. Đó chính là nền
tảng cho các em nâng cao kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật vẽ biểu đồ ở cấp học cao
hơn (Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng ). Tuy nhiên hiện nay kĩ năng lựa
chọn và vẽ biểu đồ địa lí của phần lớn học sinh còn nhiều hạn chế.
Hơn thế nữa, trong các nhà trường hiện nay, chưa có tài liệu quy định thống
nhất và hướng dẫn cụ thể, chi tiết về kĩ thuật thể hiện biểu đồ Địa lí. Điều đó càng
làm cho việc giảng dạy của các giáo viên và học tập của học sinh có nhiều phần lúng
túng, đặc biệt là đối với các giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên thị trường
tài liệu nói về đề tài này cũng có nhưng chủ yếu là dành cho ôn thi Đại học- Cao
đẳng. Vì thế chưa có đề tài nào chi tiết, cụ thể, xác thực tế môn học, phù hợp cấp
học Trung học cơ sở như đề tài này.
Vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ
biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9” để có biện pháp tốt nhất về việc rèn kĩ năng lựa
chọn và vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn
Địa lí đạt hiệu quả cao hơn.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
Đề tài này chỉ gới hạn trong phạm vi lĩnh vực biểu đồ Địa lí dùng trong nhà
trường Trung học cơ sở và là những dạng biểu đồ cơ bản, sát với chương trình địa lí
lớp 9, phù hợp với trình độ của học sinh Trung học cơ sở.
Trong đề tài này, tôi hướng dẫn chủ yếu về kĩ năng thao tác vẽ biểu đồ bằng
tay với những đồ dùng học tập thông thường của học sinh như: com pa, thước kẻ,
chì, máy tính bỏ túi mặc dù hiện nay máy tính đã trở thành phương tiện giúp ta
làm được nhiều biểu đồ nhưng trong điều kiện nhà trường và địa phương hiện nay
còn nhiều hạn chế nên không thể áp dụng đại trà cho học sinh vẽ biểu đồ trên máy vi
tính.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Nguyễn Kiến
- huyện Vĩnh Tường - tỉnhVĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên những phương pháp sau:
Phương pháp điền tra: điều tra kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh lớp 9 trường
trung học cơ sở Nguyễn Kiến.
Phương pháp thu thập tài liệu: tham khảo các tài liệu có liên quan cách vẽ
biểu đồ Địa lí.
Phương pháp thực hành: tiến hành áp dụng trên 32 học sinh lớp 9 của trường
Trung học cơ sở Nguyễn Kiến, cho các em vận dụng kĩ thuật thể hiện biểu đồ địa lí
theo yêu cầu của đề tài này rồi so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài.
4
Phần II: NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG
1.1. Về giáo viên
- Hiện nay nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy học sinh lựa chọn
và vẽ biểu đồ địa lí.
- Một bộ phận giáo viên chưa thành thạo, thậm chí có giáo viên còn yếu về kĩ năng
lựa chọn loại biểu đồ thích hợp cũng như kĩ năng thể hiện một loại biểu đồ nhất
định.
- Nhiều giáo viên lúng túng khi gặp một số đề thi, nhất là đề thi học sinh giỏi có liên
quan tới kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ.
- Chủ đề vẽ biểu đồ địa lí được giáo viên thảo luận rất nhiều khi gặp nhau do không
có tài liệu thống nhất. Đôi khi ngay cả sách giáo khoa cũng có những biểu đồ không
được coi là tối ưu khi sử dụng thể hiện số liệu.
1.2. Về học sinh
- Thực tế, qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và qua các kì thi học sinh giỏi
bộ môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở, kĩ năng thực hành địa lí nói chung và kĩ
năng vẽ biểu đồ Địa lí nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó điểm thi phần thực hành
về vẽ biểu đồ Địa lí thường thấp.
- Nhiều học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được loại
biểu đồ thích hợp để vẽ, không xác định được với mỗi bảng số liệu thì có thể dùng
những loại biểu đồ nào để thể hiện.
- Nhiều học sinh khi xác định được loại biểu đồ để vẽ thì lại vẽ chưa chuẩn xác,
chưa đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học, tính trực quan.
1.3. Nguyên nhân
- Một số giáo viên Địa lí còn yếu về chuyên môn và cả phương pháp dạy học hoặc
do phải dạy nhiều phân môn một lúc nên không sâu chuyên môn nào.
- Một số giáo viên không chuyên cũng phải dạy Địa lí do nhà trường thiếu giáo viên.
- Do một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn việc đổi mới phương pháp dạy học,
vẫn mang nặng lối dạy chay, lối dạy học thụ động nên học sinh ít được thực hành
rèn luyện kĩ năng.
- Do trong các nhà trường hiện nay chưa có tài liệu quy định thống nhất và hướng
dẫn cụ thể, chi tiết về kĩ thuật thể hiện biểu đồ Địa lí. Điều đó càng làm cho giáo
viên thêm túng túng khi dạy học sinh kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp và thể hiện
các loại biểu đồ, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Do nội dung kiến thức địa lí (nhất là địa lí lớp 9 ) hiện nay rất dài, do đó giáo viên
không có nhiều thời gian để rèn cho học sinh kĩ năng về biểu đồ, thường kĩ năng này
chỉ được rèn nhiều cho học sinh thi học sinh giỏi.
- Nhiều học sinh luôn coi môn Địa lí ở cấp Trung học cơ sở là môn học phụ nên
không quan tâm, không dành nhiều thời gian để học, nhất là những giờ thực hành vẽ
biểu đồ.
5
2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
2.1. Vị trí của biểu đồ trong dạy và học môn Địa lí
a. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, có chức năng:
- Mô tả động thái phát triển của một hiện tượng địa lí .
- Thể hịên quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó.
- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng
một đại lượng,
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm.
b. Trong môn học địa lí cấp Trung học cơ sở, biểu đồ trở thành một phần quan
trọng không thể thiếu trong kênh hình.
Qua thống kê, học sinh được tiếp xúc với biểu đồ địa lí được thể hiện trong
chương trình địa lí Trung học cơ sở bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9. Các em đã bắt đầu
được hình thành kĩ năng vẽ biểu đồ ở mức độ đơn giản từ lớp 7, sau đó nâng cao dần
lên ở lớp 8, và đặc biệt là lên lớp 9 các em được thực hành vẽ biểu đồ rất nhiều và
tiếp xúc với nhiều loại biểu đồ khác nhau: có tới 11 bài thực hành, trong đó thực
hành kĩ năng vẽ biểu đồ có tới 5 bài; có 12 bài tập có yêu cầu vẽ biểu đồ ở cuối các
bài học chính khoá. Trong đó có liên quan tới kĩ năng vẽ nhiều loại biểu đồ khác
nhau: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền, biểu đồ hình
tròn Và khoảng 80 % số bài học có quan sát và phân tích biểu đồ. Biểu đồ chủ yếu
được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh.
2.2. Phân loại biểu đồ Địa lí:
Các loại biểu đồ địa lí ở cấp Trung học cơ sở được phân thành hai nhóm sau:
a. Nhóm các biểu đồ thể hiện quy mô, động thái phát triển của đối tượng:
- Biểu đồ đường biểu diễn (Đồ thị)
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ kết hợp.
b. Nhóm các biểu đồ thể hiện cơ cấu của đối tượng:
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ 100 ô vuông
3. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ
TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
* Quy trình vẽ biểu đồ địa lí nói chung gồm các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp.
- Bước 2: Xử lí số liệu (nếu có)
- Bước 3: Vẽ biểu đồ
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ.
* Yêu cầu :
6
Biểu đồ sau khi vẽ phải đảm bảo ba tiêu chí:
- Tính khoa học (chính xác)
- Tính trực quan (đúng, đầy đủ )
- Tính thẩm mĩ (rõ ràng, đẹp ).
3.1. Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp:
3.1.1. Tìm hiểu từ lời dẫn để chọn loại biểu đồ:
* Lời dẫn có chỉ định: Ví dụ: “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn/cột chồng ” Với dạng
này thì ta vẽ theo chỉ định của lời dẫn
* Lời dẫn không chỉ định:
+ Với biểu đồ đường biểu diễn: thường có lời dẫn với các từ mở: “vẽ biểu đồ
thể hiện sự tăng trưởng, biến động, phát triển, qua các năm ”
+ Với biểu đồ hình cột: Thường gợi mở các từ: vẽ biểu đồ so sánh quy mô,
khối lượng, sản lượng, diện tích, trong năm và năm , qua các thời kì
+ Với biểu đồ cơ cấu: thường gợi mở bằng các từ: cơ cấu, phân theo, trong
đó, bao gồm, chia ra, chia theo Ví dụ: Giá trị hàng hoá vận chuyển phân theo các
loại đường giao thông
3.1.2. Tìm hiểu bảng số liệu để chọn loại biểu đồ:
- Nếu các đại lượng trong bảng đều là đơn vị % thì phải nghĩ tới biểu đồ cơ cấu
hoặc biểu đồ chỉ số phát triển.
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỉ lệ % hoặc tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi
thời gian thì ta chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng
biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kì (giai đoạn) thì chọn biểu đồ
hình cột.
- Trường hợp có hai đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối liên hệ
hữu cơ. Ví dụ: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng, lãnh thổ diễn biến
qua một chuỗi thời gian thì ta chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường)
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn,
ha, mét ) diễn biến theo thời gian thì ta chọn biểu đồ chỉ số phát triển.
- Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia theo từng
thành phần cơ cấu như sau thì ta chọn biểu đồ cơ cấu:
Năm
Tổng
số
Chia ra (trong đó)
Nông – lâm – ngư
nghiệp
Công nghiệp- Xây dụng Dịch vụ
Tuy nhiên biểu đồ cơ cấu lại có một số loại biểu đồ chủ yếu, cần căn cứ vào
đặc điểm của các con số thống kê, số mốc thời gian trong bảng số liệu để chọn loại
biểu đồ, cụ thể:
+ Biểu đồ hình tròn: Phải có số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối của các
thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu (%) để vẽ
biểu đồ hình tròn. Đối tượng trải qua 1- 3 thời điểm.
+ Biểu đồ cột chồng: Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta khó thể hiện
trên biểu đồ hình tròn (vì các góc quạt sẽ quá hẹp), khi đó chuyển sang vẽ biểu đồ
cột chồng vì dễ thể hiện hơn. Đối tượng trải qua từ 1-4 thời điểm.
+ Biểu đồ miền: khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm
7
Nhìn chung việc lựa chọn loại biểu đồ thích hợp là một kĩ năng khó, đòi hỏi
người lựa chọn phải biết phân tích, tổng hợp tất cả các căn cứ nêu trên để lựa chọn
sao cho biểu đồ đó thể hiện tối ưu nhất được đặc điểm của đối tượng địa lí theo yêu
cầu đề bài.
3.2. Kĩ thuật tính toán, xử lí số liệu
3.2.1. Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể:
Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100
Tỉ lệ cơ cấu của thành phần A (%) =
Giá trị tổng thể
3.2.2. Tính quy đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ
hình tròn: Ta dùng phép suy luận sau: 100% tương ứng với 360
0
nên 1 % tương
ứng với 3,6
0
. Vậy a% = a x 3,6
3.2.3. Tính bán kính các hình tròn :
Ta dựa vào giá trị tuyệt đối của tổng thể trong từng năm để tính. Ví dụ: Tổng giá
trị sản lượng của năm A gấp 2,4 lần tổng giá trị sản lượng của năm B. Do đó bán
kính của biểu đồ năm A =
4,2
= 1,55 lần bán kính của biểu đồ năm B.
3.2.4. Tính chỉ số phát triển ( tốc độ tăng trưởng):
Ví dụ : Cho bảng số liệu về đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua một số năm
(đơn vị: nghìn con)
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
1990 2854,1 3116,9 12260,5 107,4
1995 2962,8 3638,9 16306,4 142,1
2000 2897,2 4127,9 20196,8 196,1
2002 2814,4 4062,9 23169,5 233,3
Hãy vẽ biểu đồ chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các
năm trên.
* Xử lí số liệu: Ta cần tính chỉ số phát triển (%) bằng cách :
Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên (năm đối chứng) = 100%
Chỉ số phát triển của năm tiếp theo được tính bằng cách :
Giá trị đại lượng của năm tiếp theo
= x 100 (%)
Giá trị đại lượng của năm đối chứng
Ta có bảng: Chỉ số phát triển đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm (đơn vị: %)
Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Đàn gia cầm
1990 100 100 100 100
1995 103,8 116,7 133 132,3
2000 101,5 132,4 164,7 182,6
2002 98,6 130,4 189 217,2
3.2.5. Một số trường hợp xử lí, tính toán khác:
8
Sản lượng lúa cả năm (tạ)
+ Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) =
Diện tích lúa cả năm (ha)
Sản lượng lương thực (kg)
+ Bình quân lương thực đầu người (kg/người) =
Số dân (người)
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu
+ Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu
Nếu cán cân âm thì nhập siêu, nếu cán cân dương thì xuất siêu.
Giá trị xuất khẩu
+ Tỉ lệ xuất nhập khẩu (%) = x 100
Giá trị nhập khẩu
tỉ suất sinh (‰) - Tỉ suất tử (‰)
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) =
10
Tổng số dân của một điạ phương (người)
+ Tính mật độ dân số (người/ km
2)
=
Diện tích của địa phương đó (km
2
)
3.3. Kĩ thuật vẽ biểu đồ
3.3.1. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị):
* Vai trò: Dùng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng theo
chuỗi thời gian. Không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các
thời kì (giai đoạn).
* Cách vẽ:
- Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ: Gồm một trục đứng Y thường thể hiện các đơn vị tính
(triệu người, ha, kg…) và một trục ngang X thường thể hiện năm, tháng. Chia tỉ lệ ở
hai trục cho hợp lí, khoa học. Đầu 2 trục cần có mũi tên và ghi danh số (đơn vị tính,
năm), các năm phải phù hợp tỉ lệ khoảng cách. Năm đầu tiên thường trùng với trục
Y. Nếu nhiều đường biểu diễn thì chú ý chia tỉ lệ cho phù hợp, tránh các đường biểu
diễn quá sát nhau, không tiện so sánh.
- Bước 2: Vẽ các đường biểu diễn. Mỗi đường cần theo trình tự:
+ Xác định các đỉnh (đánh điểm).
+ Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành đường biểu diễn.
Nếu có nhiều đường thì chú ý:
+ Mỗi đường cần có kí hiệu riêng.
+ Vẽ xong mỗi đường lập chú giải ngay cho đường đó.
- Bước 3: Hoàn thiện: Lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ
* Biểu đồ đường biểu diễn có các dạng sau:
- Biểu đồ có một hay nhiều đường biểu diễn (một hay nhiều đối tượng có cùng
đơn vị đo)
- Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đối tượng (khác nhau về đơn vị đo):
Biểu đồ này thể hiện động thái phát triển của 2 đối tượng khác nhau về đơn vị đo,
9
nhưng có mối quan hệ với nhau: Ví dụ: diện tích và sản lượng, dân số và sản lượng
lương thực quy ra thóc Biểu đồ gồm hai trục đứng (Y và Y’)
- Biểu đồ đường chỉ số phát triển (tốc độ tăng trưởng)
Ví dụ 1 : Hãy vẽ biểu đồ tình hình gia tăng dân số của nước ta từ 1921 đến 1999
theo bảng số liệu sau:
(đơn vị: triệu người)
Năm 1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2003
Số dân 23.8 30,2 34,9 41,1 49,2 52,7 64,4 76,3 80,9
* Vẽ biểu đồ 1 đường biểu diễn:
Biểu đồ tình hình gia tăng dân số nước ta từ năm 2954 đến năm 2003
Ví dụ 2: Cho bảng nhiệt độ của Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh (
o
C).
Em hãy vẽ 3 đường biểu diễn nhiệt độ của 3 địa điểm trên ?
* Vẽ biểu đồ có dạng 3 đường biểu diễn (mỗi địa điểm biểu diễn bởi một đường):
Chú ý: Với biểu đồ này ta nên chú ý đặt mốc các tháng trong năm vào giữa các vạch
chia trên trục ngang, chia tỉ lệ trục đứng sao cho 3 đường biểu diễn không quá sát
nhau để tiện so sánh.
Ví dụ 3: Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ các đường biểu diễn số dân và sản lượng
lúa ở nước ta từ năm 1982 đến năm 1999.
Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1999
Số dân
(tr. người)
56,2 58,6 61,2 63,2 66,2 69,4 72,5 75,3 76,3
Sản lượng
(tr. tấn)
14,4 15,6 16 17 19,2 21,6 23,5 26,4 31,4
* Vẽ biểu đồ 2 đường với hai trục đứng biểu thị giá trị của hai đại lượng:
Th¸ng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hà Nội
16,4 17 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
Huế
20 20,9 23,1 26 28,3 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,8
TPHCM
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
10
triÖu ngêi
N¨m
Ví dụ 4:
Cho bảng số liệu về dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực
theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng ( đơn vị: %).
Năm 1995 1998 2000 2002
Dân số 100 103.5 105.6 108.2
Sản lượng lương thực 100 117.7 128.6 131.1
Bình quân lương thực theo đầu người 100 113.8 121.8 121.2
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng sản lượng lương thực và bình quân lương thực
theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm trên.
* Vẽ biêu đồ đường chỉ số tăng trưởng: mỗi tiêu chí vẽ một đường, mỗi đường đều
xuất phát từ gốc 100% và mỗi đường có một kí hiệu riêng.
3.3.2. Biểu đồ hình cột:
* Vai trò: Thể hiện sự khác biệt về quy mô khối lượng của một hay một số đối tượng
nào đó. Biểu thị mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng.
* Cách vẽ:
- Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ có 1 trục đứng, 1 trục ngang (có khi là 2 trục đứng).
Chia tỉ lệ trên 2 trục sao cho hợp lí, khoa học. Đầu trục ghi danh số. Các mốc năm
cần chia theo tỉ tệ tương ứng với khoảng cách năm trên thực tế (trừ trường hợp có
quá nhiều mốc năm, các mốc lại cách nhau quá xa hoặc diễn biến theo thời kì- giai
đoạn thì các mốc sẽ chia theo khoảng cách đều)
- Bước 2: Vẽ các cột:
+ Tại các mốc năm dựng các cột có độ rộng bằng nhau, độ cao dựa vào số
liệu. Trong trường hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa các cột thì ta dùng
thủ pháp vẽ cột lớn thành cột gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn
lại.
+ Ghi số liệu trên đỉnh cột.
+ Nếu vẽ biểu đồ cột gộp nhóm của hai hay nhiều đối tượng thì mỗi đối tượng
có một kí hiệu riêng của cột biểu thị đối tượng đó. Vẽ xong đối tượng nào cũng làm
kí hiệu nhay đối tượng đó.
- Bước 3: Lập bản chú giải, ghi tên biểu đồ.
* Biểu đồ cột có các dạng sau:
- Biểu đồ cột đơn
- Biểu đồ cột gộp nhóm
- Biểu đồ thanh ngang
11
Biểu đồ số dân và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 1982 đến năm 1999
Ví dụ 1: Hãy vẽ biểu đồ về sự phát triển dân số nước ta thời kì 1921-1999 theo số
liệu sau (đơn vị: triệu người):
Năm 1921 1939 1960 1970 1980 1990 1993 1999
Số dân 15,6 19,6 30,2 41,9 53,7 66,2 70,9 76,5
Hướng dẫn:
- Vẽ biểu đồ dạng cột đơn
Ví dụ 2: Qua bảng thống kê sau hãy vẽ biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm
qua các thời kì:
Thời kì Tỉ lệ % Thời kì Tỉ lệ %
1921-1926 1,86 1954-1960 3,93
1926-1931 0,69 1960-1965 2,93
1931-1936 1,39 1965-1970 3,24
1936-1939 1,09 1970-1976 3,00
1939-1943 3,06 1976-1979 2,16
1943-1951 0,50 1979-1989 2,10
1951-1954 1,10 1989-1999 1,7
* Ta vẽ biểu đồ cột đơn: chú ý các khoảng cách mốc thời gian trên trục ngang được
chia cách dều nhau (vì đây là thời kì chứ không phải là thời điểm)
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu:
Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn)
1975 4856 10293
1980 5600 11647
1985 5704 15874
1990 6028 19225
1997 7091 27545
2000 7666 32529
Hãy vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm trên.
* Vẽ biểu đồ cột gộp nhóm: biểu đồ có hai trục đứng (một trục thể hiện diện tích,
một trục thể hiện sản lượng), trục ngang thể hiện năm. Mỗi năm dựng hai cột, một
cột diện tích, một cột sản lượng.
Ví dụ 4: Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất
công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc bộ (tỉ đồng)
12
Năm 1995 2000 2002
Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2
Tiểu vùng Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3
* Vẽ biểu đồ cột đơn gộp nhóm: biểu đồ có một trục đứng (vì chỉ có 1 đơn vị đo) thể
hiện giá trị tỉ đồng, một trục ngang thể hiện năm. Tại mỗi năm dựng hai cột, một cột
là giá trị vùng Tây Bắc, một cột của Đông Bắc.
Ví dụ 5: Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo các tỉnh, năm 2002
(đơn vị: nghìn ha)
Các tỉnh,
thành phố
Đà
Nẵng
Quảng
Nam
Quảng
Ngãi
Bình
Định
Phú
Yên
Khánh
Hoà
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Diện tích 0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng
Duyên hải Nam trung Bộ năm 2002.
* Vẽ biểu đồ thanh ngang: Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ hình cột khi ta đổi vị trí
của trục đứng và trục ngang cho nhau.
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.
Ví dụ 6: Dựa vào bảng số liệu sau:
Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003
(đơn vị: %)
Các tỉnh Kon Tum Gia Lai Đắc Lắc Lâm Đồng
Độ che phủ rừng 64 49,2 50,2 63,5
Hãy vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh trên.
* Vẽ biểu đồ thanh ngang
3.3.3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường):
* Vai trò: Thường dùng thể hiện động lực phát triển (biểu đồ đường) và cả tương
quan độ lớn (cột) giữa các đại lượng qua các thời điểm. Thường gặp ở biểu đồ nhiệt
độ - lượng mưa, chế độ mưa và lưu lượng dòng chảy…(các đối tượng có mối liên hệ
với nhau)
* Cách vẽ:
- Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ gồm có 2 trục đứng là Y và Y’ thể hiện 2 đại lượng có
đơn vị đo khác nhau, một trục ngang X. Chia tỉ lệ trên các trục sao cho khoa học.
13
- Bước 2: Vẽ đường biểu diễn và các cột:
+ Vẽ đường biểu diễn của đối tượng cần thể hiện bằng đường (giống như vẽ biểu đồ
đường), vẽ các cột của đối tượng cần biểu thị bằng cột.
+ Cần ghi số liệu trên đỉnh cột và đỉnh đường (nếu khoảng cách không dày quá).
- Bước 3: Lập chú giải và ghi tên biểu đồ.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây:
Năm 1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2003
Số dân (triệu
người)
23.8 30.2 34.9 41.1 49.2 52.7 64.4 76.3 80.9
Tỉ lệ gia tăng tự
nhiên (%)
1.1 3.9 2.9 3.3 3.0 2.5 2.3 1.43 1.4
Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước
ta giai đoạn 1954-2003.
* Vẽ biểu đồ:
+ Số dân thể hiện bằng cột
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thể hiện bằng đường biểu diễn.
Biểu đồ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1954-2003
3.3.4. Biểu đồ hình tròn:
* Vai trò: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng.
* Trước khi vẽ chú ý:
+ Chuyển sang giá trị % cơ cấu (nếu có)
+ Quy đổi tỉ lệ % ra độ góc hình quạt
+ Tính bán kính hình tròn (nếu có)
* Cách vẽ: Vẽ theo các bước:
- Bước 1: Dùng compa vạch đường tròn của biểu đồ. Nếu vẽ từ 2 đến 3 hình tròn thì
nên bố trí tâm các hình tròn đó đặt trên cùng một đường thẳng.
- Bước 2: Vẽ các thành phần nam quạt.
+ Vạch tia 12 giờ.
14
+ Sử dụng thước đo độ vẽ các thành phần cơ cấu hình quạt trong biểu đồ, vẽ
bắt đầu từ tia 12 giờ. Vẽ thuận chiều kim đồng hồ. Thứ tự các nan quạt phải đúng
trình tự như trong bảng số liệu.
+ Vẽ xong thành phần nào thì làm kí hiệu và ghi chú luôn thành phần đó.
+ Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu % cho từng thành phần
- Bước 3: Hoàn thiện chú giải và ghi tên biểu đồ
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau :
Diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây (nghìn ha):
Các nhóm cây Năm 1990 Năm 2002
Tổng số 9040,0 12831,4
Cây Lương thực 6474,6 8320,3
Cây công nghiệp 1199,3 2337,3
Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác 1366,1 2173,8
Hãy vẽ biểu đồ thể thể hiện rõ nhất cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm
1990 và năm 2002.
Hướng dẫn :
* Vẽ biểu đồ hình tròn (hai biểu đồ có bán kính khác nhau)
- Xử lí số liệu:
Ta có :
Bảng tỉ trọng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (%)
Các nhóm cây Năm 1990 Năm 2002
Tổng số 100 100
Cây Lương thực 71,6 64,8
Cây công nghiệp 13,3 18,2
Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác 15,1 17
* Tính bán kính đường tròn: Năm 2002 có tổng số diện tích trồng các nhóm cây gấp
1,4 lần tổng diện tích năm 1990. Do đó bán kính đường tròn năm 2002 = căn bậc
hai của 1,4 và bằng 1,2 lần bán kính đường tròn năm 1990. Giả sử bán kình đường
tròn năm 1990 là 2 cm thì bán kính đường tròn năm 2002 là 2x 1,2 cm = 2,4 cm.
* Vẽ hai biểu đồ tròn có bán kính khác nhau theo số liệu đã tính :
Năm 1990 Năm 2002
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta
15
năm 1990 và năm 2002
Ví dụ 2: Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta.
Năm Nhóm tuổi (%)
0 - 14 15 - 59 Từ 60 trở lên
1979 41,7 51,3 7,0
1989 38,7 54,1 7,2
1999 33,5 58,4 8,1
Hãy vẽ biểu đồ sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 1979-1999.
(Ví dụ này ta cũng chọn vẽ biểu đồ hình tròn: 3 hình tròn có bán kính bằng nhau
hoặc hình tròn năm sau lớn hơn hình tròn năm trước).
3.3.5. Biểu đồ cột chồng:
* Vai trò: Thể hiện cơ cấu của các thành phần trong một tổng thể và để so sánh quy
mô, khối lượng của các tổng thể đó diễn biến theo thời gian, theo vùng miền (không
gian). Biểu đồ này có thể biểu thị giá trị % hoặc giá trị tuyệt đối.
* Cách vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối:
- Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ gồm một trục đứng thể hiện giá trị đại lượng và một trục
ngang thể hiện năm. Chia tỉ lệ trên hai trục cho hợp lí.
- Bước 2: Tại các mốc năm dựng các cột có độ rộng bằng nhau và có độ cao bằng
với giá trị tổng thể của năm đó. Trong mỗi cột ta thể hiện các thành phần cơ cấu theo
thứ tự từ dưới lên, các thành phần chồng lên nhau (thành phần 2 chồng lên thành
phần 1, thành phần 3 chồng lên thành phần 2…. ). Mỗi thành phần ta vẽ lần lượt qua
hết các năm rồi làm kí hiệu và lập chú giải ngay cho thành phần đó. Sau đó ghi chỉ
số lên biểu đồ.
- Bước 3: Hoàn thiện chú giải, viết tên biểu đồ.
* Cách vẽ biểu đồ cột chồng giá trị % cũng tương tự như trên nhưng các cột tổng số
đều có chiều cao bằng nhau và bằng 100%, trục đứng thể hiện %.
Ví dụ 1: Căn cứ bảng số liệu sau đây :
Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành Phố Hồ Chí Minh
(đơn vị: nghìn người)
Năm 1995 2000 2002
Nông thôn 1174,3 845,4 855,8
Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở Thành Phố Hồ Chí
Minh qua các năm trên.
* Vẽ biểu đồ dạng cột chồng
- Xử lý số liệu:
Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn
1995 – 2002 (đơn vị :%)
Năm 1995 2000 2002
Nông thôn 25,3 16,2 15,6
Thành thị 74,7 83,8 84,4
Tổng số 100 100 100
16
- Vẽ biểu đồ cột chồng theo số liệu đã xử lí:
Biểu đồ tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở Thành Phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 1995 – 2002 .
3.3.6. Biểu đồ miền
Có hai dạng biểu đồ miền: chồng nối tiếp và chồng từ gốc tọa độ.
a. Biểu đồ miền chồng nối tiếp (biểu đồ hình chữ nhật)
* Vai trò: Biều đồ này thường dùng để thể hiện cả cơ cấu và động thái phát triển
theo chuỗi thời gian (từ 4 mốc năm trở lên) cuả ít nhất là 2 đối tượng thành phần
trong cơ cấu. Biểu đồ này là biến thể của biểu đồ cột chồng.
* Cách vẽ:
- Bước 1: Kẻ khung biểu đồ là một hình chữ nhật trong đó trục tung thể hiện tỉ lệ %
(100%), trục hoành thể hiện năm (khoảng cách giữa các năm phải đúng theo tỉ lệ)
- Bước 2: Vẽ các miền và chú giải (tô màu hoặc dùng nét trải). Chú ý mỗi đối tượng
thành phần ta vẽ một miền chứ không phải mỗi năm vẽ một miền (lỗi này học sinh
rất hay mắc phải)
+ Thứ tự các thành phần vẽ lần lượt bắt đầu từ dưới lên.
+ Miền 2 chồng lên miền 1, miền 3 chồng lên miền 2…
+ Vẽ xong miền nào thì làm kí hiệu và lập bản chú giải ngay miền đó. Các giá trị
của các thành phần trên biểu đồ phải được ghi vào giữa mỗi miền tương ứng các
mốc thời gian (không ghi vào đường ranh giới giữa các miền).
- Bước 3: Ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 (đv: %)
Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Nông-lâm-ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0
Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5
Dịch vụ 35,7 41,2 44 42,1 40,1 38,6 38,5
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002 của nước ta?
* Vẽ biểu đồ miền (chồng nối tiếp):
Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002.
b. Biểu đồ chồng từ gốc toạ độ:
17
* Vai trò: Dạng biểu đồ này thường được dùng để nêu một cách trực quan hiệu số
giữa 2 thành phần từ đó thể hiện được nội dung cần diễn đạt.
* Cách vẽ:
- Tiến hành như vẽ biểu đồ miền chồng nối tiếp, nhưng không tạo thành khung
hình chữ nhật.Vẽ miền của các thành phần đều xuất phát từ gốc tọa độ.
- Miền 2 bao gồm cả phần miền 1. Hai miền đã vẽ sẽ phủ lên nhau và hiệu số
của hai miền là phần 2 miền không trùng nhau sẽ cho ta giá trị tương đối của miền
cần tìm.
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:
Bảng số liệu về nhịp độ tăng dân số nước ta:
Năm Tỉ lệ sinh (%
0
) tỉ lệ tử (%
0
)
1960 46.0 12
1965 37.8 6.7
1970 34.6 6.6
1976 39.5 7.5
1979 32.5 7.2
1985 28.4 6.9
1989 31.3 8.4
1992 30.4 6.0
1993 28.5 6.7
1995 23.9 3.9
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và tình hình gia tăng dân số tự nhiên
ở nước ta thời kì 1960-1995.
* Vẽ biểu đồ miền (chồng từ gốc toạ độ):
Biểu đồ tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và tình hình gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta
thời kì 1960-1995
* Chú ý:
- Tỉ trọng của mỗi thành phần tại mỗi thời điểm là độ rộng của mỗi miền (chứ
không phải là độ cao của đường trần của mỗi miền). Nên phải căn cứ vào độ rộng
của miền và sự thay đổi độ rộng của miền qua thời gian để nhận xét.
- Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm. Vì trục
hoành của biểu đồ miền phải là biểu điễn năm.
3.3.7. Biểu đồ hình vuông
18
* Vai trò: Thể hiện cơ cấu của đối tượng qua một số năm.
* Cách vẽ:
- Vẽ 100 ô vuông nhỏ bằng nhau (mỗi ô vuông ứng với 1%) tạo thành một hình
vuông lớn (tổng thể 100%)
- Vẽ lần lượt các thành phần theo giá trị %. Thao tác vẽ từ trên xuống dưới, từ
trái sang phải.
* Chú ý: Biểu đồ này không được dùng phổ biến vì có những hạn chế nhất định như:
vẽ tốn nhiều thời gian, khả năng truyền tải thông tin kém, không phù hợp với số liệu
lẻ thập phân. Chủ yếu chỉ thể hiện cơ cấu, chiếm nhiều không gian trên trang giấy
Ví dụ : Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)
Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp –xây dựng Dịch vụ
100 1,7 46,7 51,6
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành Phố Hồ Chí Minh?
* Ta vẽ biểu đồ hình vuông như sau:
3.3.8. Lưu ý chung khi vẽ biểu đồ:
- Mỗi một biểu đồ hoàn thiện phải gồm đủ 3 phần:
+ Tên của biểu đồ.
+ Phần thực hiện vẽ.
+ Chú giải cho biểu đồ.
- Đầu của các trục đều vẽ thành hình mũi tên chỉ chiều tăng của giá trị, thời gian
- Cần chia tỉ lệ hai trục biểu đồ sao cho sau khi vẽ xong thì biểu đồ có khung tưởng
tượng hình chữ nhật (đối với biểu đồ đường, cột, cột chồng, miền).
- Trên trục đứng phải ghi mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất của chuỗi số
liệu; ghi rõ gốc toạ độ O, bởi vì có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác O.
Nếu có chiều âm thì phải ghi rõ chỉ số âm, dương.
- Không nên chia tỉ lệ quá lẻ.
- Biểu đồ đường và biểu đồ cột: các đường, các cột không nằm quá sát nhau.
- Khoảng cách thời gian trên biểu đồ cần đúng theo tỉ lệ.
- Tên của biểu đồ thường nằm trên, hoặc dưới biểu đồ. Cần ghi tên ngắn gọn, đủ nội
dung - địa điểm - thời gian.
- Thứ tự các thành phần trong biểu đồ và bảng chú giải, bảng số liệu phải như nhau
để tiện so sánh.
3.4. Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ
- Khi phân tích biểu đồ:
19
+ Không thoát ly các dữ kiện trong bảng số liệu.
+ Không nhận xét chung chung (cần có số liệu dẫn chứng kèm các ý nhận xét)
- Trước tiên cần nhận xét khái quát chung, sau đó mới nhận xét chi tiết.
- Chú ý tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số theo chiều ngang và dọc.
- Chú ý tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và giá trị trung bình. Đặc biệt chú ý những
số liệu, đường nét, cột…. .của biểu đồ mang tính đột biến
- Có kĩ năng tính tỉ lệ hay tính ra số lần tăng hoặc giảm của các con số để chứng
minh cụ thể cho ý kiến nhận xét.
- Chú ý là nhận xét phải ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, nêu được đặc trưng nổi bật,
sát câu hỏi của đề bài.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài “Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp
9” có tác dụng lớn đối với việc giảng dạy môn Địa lí lớp 9, đặc biệt là bối dưỡng
học sinh giỏi. Việc áp dụng đề tài này cho giảng dạy môn Địa lí ở Trung học cơ sở,
đặc biệt là lớp 9 giáo viên có thể tiến hành áp dụng trong các tiết thực hành chính
khoá bộ môn, trong phần củng cố kiểm tra đánh giá học sinh ở cuối các bài, trong
phần kiểm tra bài cũ, trong phần hướng dẫn bài tập về nhà cho học sinh đối với các
bài tập ở cuối bài. Đặc biệt giáo viên có thể áp dụng đề tài này một cách khoa học và
rất hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9.
Để vận dụng đề tài có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế nhau, tuỳ theo đặc trưng của các số
liệu, yêu cầu của đề ra.Vì vậy khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ
những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ.
- Cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ. Chẳng hạn, không nhất thiết
phải biểu diễn cơ cấu bằng biểu đồ hình tròn, mà bác bỏ khả năng của các loại biểu
đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái của sự biến đổi cơ cấu
- Với mỗi loại bài tập, bảng số liệu đã cho, giáo viên nên hướng dẫn học sinh
chỉ ra được loại biểu đồ nào là thích hợp nhất, ngoài ra còn có thể sử dụng được
những loại biểu đồ nào để thể hiện số liệu đó.
Trên đây là sáng kiến “Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí
cho học sinh lớp 9”. Tôi tập trung viết đề tài này trong khi kinh nghiệm còn ít nên
không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy tôi kính mong các cấp lãnh đạo, các đồng
nghiệp hãy đóng góp ý kiến, bổ sung cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn
nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Tường, Tháng 3 năm 2014.
Người viết sáng kiến:
Phan Thị Thủy
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Địa lí 6,7,8,9
- Sách giáo viên Địa lí lớp 6,7,8,9
- Sách Thiết kế bài giảng Địa lí 6,7,8,9
- Hướng dẫn kĩ thuật thể hiện các loại biểu đồ Địa lí (dành cho thi Cao Đẳng-
Đại học) - Đại học Sư phạm
- Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng thi vào Đại học, Cao đẳng
môn Địa lí- Nhà xuất bản Giáo Dục.
21