Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận Văn Phân tích thử vỉa DST giếng khoan S-9 tầng chứa Hamra mỏ S, lô 433a & 416b, Angiêri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 113 trang )

1


MỞ ĐẦU
Dầu khí là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá và quan trọng của đất nước.
Công nghiệp Dầu khí không chỉ có vai trò to lớn về mặt kinh tế, quốc phòng mà còn
có tầm quan trọng về mặt chính trị xã hội, tạo ra một lượng vật chất to lớn giúp con
người thoát khỏi sự nghèo túng, góp phần xoay chuyển và khởi sắc nền kinh tế của
đất nước. Ngành Dầu khí nước ta đã, đang và sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng
trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện hội nhập với khu vực và thế
giới.
Trong giai đoạn hiện nay, các công ty tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí,
đi đầu là PVEP đã triển khai hàng chục hợp đồng dầu khí với các châu lục. Để đánh
giá tiềm năng dầu khí với các lô, các cấu tạo đã ký, trước khi đưa vào khai thác thì
công tác thử vỉa luôn được tiến hành một cách tỷ mỉ.
Phân tích tài liệu thử vỉa góp phần đánh giá điều kiện giếng khoan, dự báo mô
hình vỉa chứa, tính chất của chất lưu trong vỉa và khả năng cho sản phẩm có giá trị
thương mại của một vỉa chứa. Từ đó quyết định phát triển mỏ chứa, vỉa chứa hay
không.
Với tầm quan trọng như vậy nên tôi chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp chuyên
nhành Địa chất Dầu khí là: “ Phân tích thử vỉa DST giếng khoan S-9 tầng chứa
Hamra mỏ S, lô 433a & 416b, Angiêri.”. Đề tài hướng đến nghiên cứu phân tích
kết quả thử vỉa DST để đánh giá điều kiện giếng, vỉa chứa và xác định các thông số
đặc trưng của vỉa và chất lưu bão hòa trong vỉa. Đây là một giếng trong cấu tạo
nước ngoài nên việc tiếp cận với các nguồn tài liệu có những hạn chế và khó khăn
vượt tầm của một sinh viên.
Cấu trúc đồ án gồm 4 chương:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế nhân văn khu vực nghiên cứu
Chương 2: Cấu trúc địa chất mở S, lô 433a & 416b
Chương 3: Cơ sở lý thuyết của phương pháp thử vỉa
Chương 4: Phân tích thử vỉa DST giếng khoan S-9, tầng chứa Hamra, mỏ S


Kết luận và kiến nghị
Đồ án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo trong bộ môn
Địa chất Dầu khí trường Đại học Mỏ - Địa chất và sự chỉ bảo của các anh chị trong
phòng Thiết kế mỏ thuộc Ban Công nghệ mỏ của Tổng công ty Thăm dò và Khai
thác Dầu khí, PVEP.
2


Trong quá trình làm đồ án, do thời gian hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa
đủ cùng với sự hiểu biết hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót về mặt nội dung
lẫn hình thức trình bày. Kính mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo, cán bộ chuyên môn cùng các bạn sinh viên để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin được bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc thời thầy giáo Phan Từ Cơ và toàn thể
thầy cô trong bộ môn Địa chất Dầu khí trường đại học Mỏ - Địa chất; đồng thời tôi
xin gửi lời biết ơn tới Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Đức cùng các anh chị trong Ban Công
nghệ Mỏ Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí, PVEP đã tạo điều kiện thuận
lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này.

Xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - NHÂN VĂN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Angiêri là một quốc gia rộng lớn nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, phần lớn
diện tích lãnh thổ là sa mạc, có hai miền tự nhiên khác biệt. Diện tích lãnh thổ vào
khoảng 2,38 triệu km

2
. Phía Bắc là biển Địa Trung Hải, phía Đông giáp với các
nước Tuynidi, Libi; phía Nam giáp với các nước Nigie, Mali; phía Tây giáp với
Môritani, Xarauy và Marốc. Phần lớn biên giới nội địa là các đường thẳng qui ước
vạch ra trên sa mạc Sahara.
1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Angiêri gồm hai miền tự nhiên khác nhau rõ rệt.
Miền Bắc với diện tích khoảng 341 ngàn km
2
gồm các khu vực núi, cao
nguyên và bình nguyên phía Bắc, có độ cao trung bình hơn 500 m, rất ít các bình
nguyên dưới 200 m. Phía Nam của dãy núi là các bình nguyên nội địa xen lẫn một
số thung lũng sông, đất đai khá phì nhiêu, thuận lợi sản xuất nông nghiệp.
Phần lớn diện tích miền Bắc có khí hậu Địa Trung Hải mùa đông ấm, nhiều
mưa, mùa hè mát, nhiệt độ trung bình của Angiêri là 24
0
C. Càng đi sâu vào lục địa
do ảnh hưởng của khí hậu sa mạc nên biên độ năm khá cao, trên các cao nguyên nội
địa mùa hè nhiệt độ trung bình 25
0
÷ 28
0
C, tối đa 50
0
C, mùa đông nhiệt độ trung
bình -10
0
÷ -17
0
C có mưa tuyết và băng trên các đỉnh núi cao.

Miền đồng bằng duyên hải lượng mưa trung bình 600 ÷ 800 mm, các cao
nguyên nội địa lượng mưa 400 ÷ 600 mm, sườn nam Atlát Sahara lượng mưa 200 ÷
400 mm.
Miền Nam Angiêri là sa mạc Sahara với diện tích khoảng 2 triệu km
2
. Là một
bình sơn nguyên có độ cao thấp hơn miền Bắc, gồm các sa mạc cát và sỏi đá nối
tiếp, mênh mông, khô cằn hoang vắng, lác đác có một số điểm dân cư tại các ốc đảo
hoặc các vùng khai thác khoáng sản. Phía Đông Nam là vùng núi Ahacga có những
đỉnh núi cao trên 2.500 m, có lượng mưa 100 mm/năm, nên có một số điểm dân cư
sống nhờ chăn nuôi và trồng trọt.
Khí hậu của sa mạc Sahara là rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình tháng 7 vào
khoảng 50
0
C, có ngày 70
0
C, mùa đông nhiệt độ thấp hơn 0
0
C. Thường có những
trận gió xoáy tung cát bụi lên cao trên 1.000 m, rất nguy hại đối với sự sống và sản
4


xuất. Lượng mưa rất thấp và thất thường, không có dòng chảy thường xuyên. Thực
vật nghèo nàn, gồm các loại cây hàng năm mọc rất nhanh sau khi mưa, ra hoa kết
trái nhanh chóng, đời sống chỉ tồn tại sau vài tuần. Càng đi sâu vào trung tâm sa
mạc càng nghèo động vật. Riêng ở các ốc đảo cây cối phát triển khá xanh tốt, có giá
trị kinh tế cao là cây chà là.
1.1.3 Đặc điểm sông ngòi
Sông ngòi tập trung tại khu vực đồng bằng duyên hải, sông ngòi mang tính

chất sông miền núi: nhỏ, ngắn, dốc nhiều thác gềnh, có giá trị thủy điện, cung cấp
nước cho sinh hoạt. Ngoài ra còn có nhiều sông cạn (oued).
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1 Dân cư
Dân số hiện tại của Angiêri là 37.367.226 người (năm 2012).
Khoảng 70% người Angiêri sống ở miền bắc, vùng ven biển; một bộ phận nhỏ
sống tại sa mạc Sahara và chủ yếu tập trung tại các ốc đảo, có khoảng 1,5 triệu
người vẫn sống kiểu du mục hay bán du mục. 99% dân số thuộc chủng tộc Ả
Rập/Berber và làtín đồ Hồi giáo; các tôn giáo khác chỉ hạn chế trong những cộng
đồng rất nhỏ, chủ yếu là người nước ngoài. Người Châu Âu chiếm chưa tới 1% dân
số.
Trong thời thuộc địa, có một cộng đồng Châu Âu lớn (chủ yếu là người Pháp)
"chân đen" tại Angiêri, tập trung ở ven biển và tạo thành một cộng đồng đa số trong
nhiều thành phố. Hầu như toàn bộ số người này đã rời đi ngay sau khi nước này
giành lại độc lập từ Pháp.
Đa phần người dân Angiêri là người Ả Rập theo ngôn ngữ và đặc tính, và có
tổ tiên hòa trộn giữa Berber-Ả Rập. Người Berber đã sống ở Angiêri trước khi các
bộ lạc Ả Rập tới đây trong thời đạo Hồi bành trướng ảnh hưởng ở thế kỷ thứ 7. Vấn
đề chủng tộc và ngôn ngữ đã trở thành khá nhạy cảm sau nhiều năm hạn chế văn
hóa Berber (hay Imazighen, như một số người muốn dùng) của chính phủ. Ngày
nay, vấn đề Ả Rập-Berber thường là về việc tự đồng hóa hay đồng hóa thông qua
ngôn ngữ và văn hoá, chứ không phải là vấn đề phân biệt nguồn gốc hay chủng tộc.
Khoảng chừng 20% dân số tự cho mình là người Berbers, và chủ yếu sử dụng các
ngôn ngữ Berber (cũng được gọi bằng thuật ngữ Tamazight), và được chia thành
nhiều nhóm chủng tộc, đáng chú ý gồm Kabyle (lớn nhất) ở vùng núi phía bắc miền
trung, Chaoui ở phía Đông núi Atlas, Mozabite sống tại thung lũng M’zab và phía
Nam Tuareg.
5



Tỷ lệ sinh: Khoảng 1,6 % (trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2000), trung bình
đạt 1,4 % vào năm 2002.
Tuổi thọ trung bình: 70,5tuổi.
1.2.2 Kinh tế
Tổng thu nhập quốc nội: 108,5 tỷ USD (theo số liệu thống kê năm 2006); Phân
bổ tổng thu nhập quốc nội (không tính từ dầu khí): 65 % tư nhân và 35% nhà nước;
1.2.2.1 Công nghiệp
Kinh tế Angiêri gặp nhiều khó khăn, dân số tăng cao làm cho tình hình trở nên
trầm trọng hơn. Cơ cấu nông nghiệp bị xáo trộn do chính sách tập thể hóa (1971) và
tư nhân hóa (1990). Việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp nặng đã để lộ
ra những nhược điểm tai hại: các sản phẩm của ngành công nghiệp luyện
kim và công nghiệp hóa học không phù hợp với nhu cầu nội địa và xuất khẩu gặp
nhiều khó khăn. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã làm giảm
bớt những tác động của khủng hoảng. Lĩnh vực năng lượng hóa thạch là xương sống
của nền kinh tế, Angiêri có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ 7 trên thế giới,đứng thứ
hai về xuất khẩu khí tự nhiên và đứng thứ 14 về trữ lượng dầu mỏ với 11,8 tỷ thùng
trữ lượng đã được chứng minh và ước tính số thực có thể vượt mức trên. Nguồn khí
tự nhiên đóng góp vào 60% nguồn ngân sách, 30% GDP và 95% giá trị xuất khẩu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng đã thông báo rằng năm 2005, Angiêri có 4,528 tỷ
m
3
trữ lượng khí tự nhiên đã được khảo sát, đứng hàng thứ 8 thế giới.
Ngoài công nghiệp dầu mỏ, Angiêri còn phát triển ngành công nghiệp nhẹ,
điện hóa dầu và chế biến thực phẩm.
1.2.2.2 Ngành du lịch thương mại
Sự phát triển của ngành du lịch tại Angiêri trước đây bị cản trở do thiếu
phương tiện, nhưng từ năm 2004, chiến lược phát triển du lịch rộng rãi đã được thực
hiện dẫn đến nhiều khách sạn có chất lượng cao được xây dựng.
Angiêri có một số Di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm Al Qal'a
của Beni Hammad,thủ đô đầu tiên của đế quốc Hammadid; Tipasa, thị trấn

Phoenician và sau này là thị trấn La mã; Djémila và Timgad, cả hai đều là di tích La
Mã; Thung lũng M'Zab là một thung lũng đá vôi chứa một ốc đảo lớn; còn Casbah
là một tòa thành quan trọng. Di sản thế giới tự nhiên là dãy núi Tassili n'Ajjer.
Cán cân thương mại: nhập siêu khoảng 28 tỷ USD trong năm 2006; Lạm phát:
2,6 % trong năm 2003, 2,5 % trong năm 2005 và 3,0 % trong năm 2006; Tỷ lệ thất
6


nghiệp: 30 % lực lượng lao động trong năm 2004, và giảm thấp hơn còn 18 % cuối
năm 2005; Nợ nước ngoài: dưới 6 tỷ USD theo thống kế vào cuối năm 2006.
1.2.2.3 Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Nông nghiệp: Khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 10 % tổng thu nhập quốc
nội;ngũ cốc: trung bình cho giai đoạn 1991÷ 2003 đạt 1,2 triệu tấn, trong năm 2003
sản lượng đạt kỷ lục 2,2 triệu tấn;chà là: 420 nghìn tấn trong năm 2003 và 516
nghìn tấn trong năm 2005. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm hơn
tới nông nghiệp nhưng vẫn chưa đảm bảo tự túc được lương thực. Các sản phẩm
nông nghiệp chính của Angiêri là lúa mì, lúa mạch, nho, ôliu, cam, quýt và gia súc.
Lâm nghiệp: Angiêri chủ yếu là sa mặc do đó lâm nghiệp không phát triển.
Ngư nghiệp: Ngư nghiệp tại Angiêri chỉ phát triển ở khu vực miền Bắc, nơi
giáp với biển Địa Trung Hải. Với đường bờ biển tương đối dài, tại đây diễn ra các
hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, góp phần vào hoạt động kinh tế của
đất nước.
1.2.3 Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông của Angiêri dày đặc nhất châu Phi, ước tính chiều dài
đường cao tốc lên đến 180.000km. Mạng lưới này cần được bổ sung một vài cơ sở
hạ tầng đường cao tốc lớnđang được hoàn thiện, đó chính là Đại lộ Đông-Tây. Nó là
có độ dài 1216 km, nối thành phố Annaba ở phía Đông với thành phố Tlemcen ở
phía Tây. Angiêri cũng có đường cao tốc được trải nhựa cắt qua 2/3 sa mạc Sahara.
Con đường này được chính phủ Angiêri hỗ trợ để tăng cường hoạt động thương mại
giữa sáu nước (Angiêri, Mali, Nigiê, Nigiêia, Sát Và Tuynidi).

1.2.4 Văn hóa - y tế - giáo dục
1.2.4.1 Văn hóa
Văn hoá Angiêri đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Hồi giáo, tôn giáo chính của
quốc gia này. Các tác phẩm của gia đình Sanusi thời tiền thuộc địa và của
Emir Abdelkader và Sheikh Ben Badis thời thuộc địa, rất đáng chú ý. Văn học hiện
đại Angiêri, bị phân chia giữa Ả Rập và Pháp, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử
gần đây của đất nước. Các nhà văn nổi tiếng thế kỷ 20 gồm Mohammed Dib, Albert
Camus và Kateb Yacine, còn Assia Djebar là nhà văn có số lượng tác phẩm được
dịch khá lớn. Những nhà văn nổi bật thập niên 1980 gồm Rachid Mimouni, sau này
là phó chủ tịch tổ chức Ân xá Quốc tế và Tahar Djaout, bị một nhóm Hồi giáo giết
hại năm 1993 vì các quan điểm thế tục của ông. Ngay từ thời La Mã, Apuleius, sinh
tại Mdaourouch, đã có tư tưởng về một quốc gia Angiêri.
7


Trong triết học và nhân loại học, Malek Bennabi và Frantz Fanon được chú ý
về các tư tưởng của họ với quá trình giải thực, trong khi Augustine thành
Hippo sinh tại Tagaste (khoảng 60 dặm từ thành phố Annaba hiện nay), và Ibn
Khaldun, dù sinh tại Tunis, đã viết ra Muqaddima khi đang sống ở Angiêri.
Thể loại âm nhạc Angiêri nổi tiếng nhất trên thế giới là raï, một loại nhạc có
khuynh hướng pop, dựa trên âm nhạc dân gian, được các ngôi sao quốc tế
như Khaled và Cheb Mami thể hiện. Tuy nhiên, tại chính Angiêri kiểu âm nhạc cổ
điển hơn, biểu diễn rõ từng chữ là chaabi lại phổ biến hơn, với các ngôi sao như El
Hadj El Anka hay Dahmane El Harrachi, trong khi thể loại âm nhạc có các giai điệu
du dương Kabyle, được Idir, Ait Menguellet, hay Lounès Matoub biểu diễn, thu hút
được rất đông thính giả. Về các thị hiếu âm nhạc cổ điển hơn, âm nhạc cổ điển
Andalusia, do những người tị nạn Morisco từ Al-Andalus đưa tới, vẫn được gìn giữ
trong nhiều thị trấn cổ ven biển.
Trong lĩnh vực hội hoạ, Mohammed Khadda và M'Hamed Issiakhem là hai
khuôn mặt đáng chú ý trong những năm gần đây.

1.2.4.2 Y tế
Năm 2002, Angiêri đã có số lượng 1,13 bác sĩ trên 1.000 dân; 2,23 y tá trên
1.000 dân và 0,31nha sĩ trên 1.000 dân. Thiếu đủ nước sạch là một vấn đề sức khỏe
ở Angiêri, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và sa mạc nhưng đất nước đang phấn
đấu để "giảm một nửa số người không được tiếp cận với nước uống và cải thiện
điều kiện vệ sinh cơ bản vào năm 2015," theo Ngân hàng thế giới. Tổng dân số
Angiêri là trẻ, dưới 15 tuổi chiếm 25% và họ có xu hướng ủng hộ các chính sách
bao gồm tiêm chủng và chăm sóc phòng ngừa chứ không phải vào bệnh viện truyền
thống. Chăm sóc sức khỏe được cung cấp miễn phí cho công dân không có khả
năng chi trả.
1.2.4.3 Giáo dục
Giáo dục ở Angiêri là bắt buộc và miễn phí 9 năm (bắt đầu từ năm 6 tuổi).
Học sinh được giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Ả Rập (trước đây là tiếng Pháp).
Angiêri có một số trường Đại học ở các thành phố lớn Alger, Oran, Qacentina và
Constantine.



8


Cơ cấu hệ thống trường
Trường Trung học cơ sở: kiểu trường cung cấp dịch vụ giáo dục này: Retared,
Trường cơ sở, thời gian chương trình: 9 năm, độ tuổi: 6 tới 15 tuổi. Chứng
nhận/bằng được cấp: Bằng giáo dục cơ sở.
Trường Trung học phổ thông: kiểu trường cung cấp dịch vụ giáo dục này:
Trung học phổ thông, trung học đa ngành, thời gian chương trình: 3 năm; độ tuổi:
15 tới 18 tuổi. Chứng nhận/bằng được cấp: Bằng trung học phổ thông.
Trung học kỹ thuật: kiểu trường cung cấp dịch vụ giáo dục này: Trung học kỹ
thuật, thời gian chương trình: 3 năm. Chứng nhận/bằng được cấp: Tú tài kỹ thuật.

1.3 Thuận lợi và khó khăn đối với công tác tìm kiếm thăm dò
1.3.1 Thuận lợi
Trải qua hơn 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1962), quan
hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Angiêri đã không ngừng được các thế
hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước quan tâm, gìn giữ và vun đắp.
Quan hệ hữu nghị truyền thống, sự tin cậy, hiểu biết giữa Việt Nam và
Angiêri vẫn được duy trì, củng cố, thể hiện qua các chuyến thăm, trao đổi đoàn
giữa các bộ, ngành của hai nước và sự hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn
quốc tế.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam-Angiêri tiếp tục phát triển. Kim ngạch
thương mại hai chiều tăng mạnh. Trong năm 2013 Việt Nam trực tiếp xuất khẩu
sang Angiêri gần 150 triệu USD, tăng 30% so với năm 2012 và nhập khẩu từ
Angiêri khoảng 3 triệu USD. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang
Angiêri là cà phê, gạo, hạt tiêu, thủy sản, giày dép và máy móc thiết bị.
Trong các lĩnh vực quan hệ kinh tế giữa hai nước, lĩnh vực hợp tác tìm kiếm,
thăm dò, khai thác dầu khí được đặc biệt chú trọng. Hợp đồng thăm dò và khai
thác dầu khí Việt Nam - Angiêri được ký ngày 10-7-2002 giữa Công ty PIDC (nay
là PVEP) và SONATRACH. Đây là hợp đồng lớn nhất của ngành dầu khí Việt
Nam ở nước ngoài do phía ta trực tiếp điều hành.
Hợp đồng này là một bước tiến lớn của ngành dầu khí nước ta trong việc mở
rộng hợp tác khai thác dầu khí ở châu Phi. Hợp đồng gồm PVEP chiếm 40% và là
nhà điều hành, PTTEP (công ty dầu khí Thái Lan) chiếm 35% và Sonatrach
(Angiêri) chiếm 25%.
Liên doanh giữa Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam và
các đối tác Angiêri đang tiến triển thuận lợi. Dự kiến cuối năm 2014, liên doanh sẽ
9


chính thức đi vào khai thác dầu. Sản lượng dầu dự kiên trong giai đoạn đầu
khoảng 20.000 thùng dầu/ngày sau đó sẽ tăng lên 40.000 thùng/ngày.

1.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi được nói trên, Angiêri còn gặp những khó khăn
sau:
Do mỏ nghiên cứu nằm ở vùng xa mạc Sahara nên điều kiện về thời tiết, khí
hậu khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày có khi lên đến trên 50
o
C, kèm theo các trận bão
cát, đặc biệt thiếu ước nghiêm trọng, dẫn đếnviệc đi lại cũng như cung cấp các hệ
thống dịch vụ (dịch vụ hậu cần, dịch vụ kỹ thuật, hệ thống ngân hàng, bưu chính
viễn thông) cho mỏ gặp rất nhiều khó khăn.
Nguồn nhân lực ở đây rất ít, chủ yếu là dân du mục, được điều động từ các
nơi khác đến vì vậy việc bố trí nhân lực làm việc gặp khó khăn.
Điều kiện địa chất mỏ phức tạp, độ sâu giếng khoan lớn, đất đá có độ cứng
cao. Nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình khoan giếng…
Ngoài ra, do khủng bố ở khu vực mỏ dầu phía nam, toàn bộ các nhà thầu rút
về hết. Vì vậy cần đưa ra một số hỗ trợ hợp lý để các nhà thầu quay trở lại, để đảm
bảo tiến độ phát triển mỏ.
















10


CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ S
2.1 Vị trí địa lý và lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí trong lô
2.1.1 Vị trí địa lý
Mỏ (S) thuộc lô Hợp đồng 433a & 416b với với diện tích toàn lô là 6.472 km
2
,
nằm trong vùng Touggourt, nước Cộng hòa Angiêri, trong sa mạc Sahara, cách thủ
đô Angiêri khoảng 550 km về phía Đông Nam. Hình 2.1 trình bày vị trí địa lý và
tình trạng lô 433a & 416b vào thời điểm ký Hợp đồng.

Hình 2.1: Vị trí địa lý và trạng thái lô 433a & 416b vào thời điểm ký hợp đồng [4]
2.1.2 Lịch sử Tìm kiếm thăm dò
2.1.1.1 Lịch sử Tìm kiếm thăm dò lô 433a & 416b
Giai đoạn trước năm 2003: Từ năm 1960 đến năm 2001 đã có một số công tác
thăm dò thẩm lượng (TDTL) dầu khí được các Công ty Sonatrach và Mobil tiến
hành trên diện tích lô Hợp đồng, với kết quả phát hiện mỏ S bởi Sonatrach vào
năm 1990 và phát hiện mỏ M bởi Mobil vào năm 1995-1997. Tổng quan về các
hoạt động trong giai đoạn này có thể tóm tắt như trong các bảng 2.1 và bảng 2.2
dưới đây.




11



Bảng 2.1: Tóm tắt khối lượng khảo sát địa chấn trước 2003[4]
Th

i gian

Nhà th

u thu n


Kh

i lư

ng

1969-1988 Sonatrach 3.594 km 2D
1989 Sonatrach 513 km 2D
1992 Mobil 710 km 2D
1995 Mobil 390 km 2D
1995 Mobil 110 km 2D
1995-1996 Mobil 145 km 2D
1998 Mobil 522 km
2
3D
Tổng Mobil và Sonatrach 5462 Km 2D và 522 km
2
3D


Bảng 2.2: Bảng tổng kết kết quả các giếng khoan trước năm 2003[4]
ST
T
Tên
giếng
Năm
khoan
Chiều
sâu (m)
Kết quả chính
Công ty
điều hành
1 HN-1 1959 4.321 Giếng khô Sonatrach
2 HN-2 1960 4.562 Giếng khô Sonatrach
3 BGF-1 1975 4.078 Giếng khô Sonatrach
4 BAT-1 1989 4.146
Phát hiện dầu từ tầng SI
Triat, lưu lượng 300
thùng/ngày đêm
Sonatrach
5 RMK-1 1989 4.212 Giếng khô Sonatrach
6 S-1 1995 4.240
Phát hiện dầu từ tầng T1
Triat, lưu lượng 1.006
thùng/ngày đêm
Mobil
7 M-1 1996 4.165
Có dấu hiệu dầu khí ở
tầng SI Triat
Mobil

8 S-2b 1997 4.160
Phát hiện dầu từ tầng
Hamra, lưu lượng 984
thùng/ngày đêm
Mobil
9 S-3 2000 4.041 Giếng khô Mobil
10 S-4 2000 3.920 Giếng khô Mobil
11 ERDC-1b

2001 4.208 Giếng khô Sonatrach
12


Giai đoạn từ năm 2003 cho đến hiện tại: Hoàn thành các mục tiêu của giai
đoạn 1 và 2 thăm dò với kết quả được trình bày ở bảng 2.3 và bảng 2.4 trình bày
kết quả các giếng khoan TDTL trên lô hợp đồng.
Bảng 2.3: Tóm tắt tình hình thực hiện công tác TDTL cho đến hiện tại [4]
Giai đoạn
thăm dò
Kế hoạch Thực hiện
Giai đoạn 1
Thăm dò
(30/06/03-
29/06/06)
Thu nổ địa chấn
2D: 300 km
3D: 100 km
2

Khoan 03 giếng: (trong đó 01

giếng thăm dò)
Thu nổ địa chấn
2D: 312 km
3D: 100 km
2

Khoan 03 giếng: S-5, S-6b
và M-2b (thăm dò)
Giai đoạn 2
Thăm dò
(30/06/06-
29/06/08)
Thu nổ địa chấn
3D: 540 km
2
(chắc chắn)
3D: 1000 km
2
(dự phòng)
Khoan 9 giếng: (chắc chắn)
trong đó 01 giếng thăm dò.
Khoan 20 giếng (dự phòng).
trong đó có 17 giếng thẩm
lượng và 3 giếng thăm dò.
Thu nổ địa chấn
2D: 208 km và
3D: 888 km
2

Khoan 07 giếng: S-7b, S-8,

HBHJ-1 (thăm dò) HBRO-
1(thăm dò),
M-3, M-4 và S-9.


Bảng 2.4: Tóm tắt các kết quả chính của các giếng khoan TDTL đã được
khoan trên toàn lô Hợp đồng từ 2003 đến nay.[4]
STT
Tên
giếng
Năm
khoan
Chiều
sâu (m)
Kết quả chính và ghi chú Công ty
1 S-5 2005 3.998
Xác định ranh giới dầu nước
của T1 Triat, không thử vỉa
PVEP,
GĐ 1 TD

2 M-2b 2005 4.065
Phát hiện dầu từ tầng M'
Kratta, hủy giếng do sự cố
PVEP,
GĐ 1 TD

3 S-6b 2005 3.930
Lưu lượng dầu khi thử vỉa ở
tầng Hamra đạt 5.120

thùng/ngày đêm với đường
kính côn tiết lưu bằng 40/64”
PVEP,
GĐ 1 TD

4 S-7b 2007 3.963
Hamra gặp dưới ranh giới
dầu nước
PVEP,
GĐ 2 TD

13


STT
Tên
giếng
Năm
khoan
Chiều
sâu (m)
Kết quả chính và ghi chú Công ty
5 S-8 2007 3.892
Lưu lượng dầu khi thử tầng
Hamra đạt 1.450 thùng/ngày
đêm với đường kính côn tiết
lưu bằng 32/64”
PVEP,
GĐ 2 TD


6 HBHJ-1 2007 4.224
Lưu lượng dầu khi thử
Ouargla 100 thùng/ngày đêm
với đường kính côn tiết lưu
bằng 16/64”
PVEP,
GĐ 2 TD

Lưu lượng dầu khi thử SI
Triat 300 thùng/ngày đêm với
đường kính côn tiết lưu bằng
32/64”
7 M-3 2007 3.872
Lưu lượng dầu khi thử
M’Kratta 300 thùng/ngày
đêm với đường kính côn tiết
lưu bằng 32/64”
PVEP,
GĐ 2 TD
Lưu lượng dầu khi thử T1
Triat 1.250 thùng/ngày đêm
với đường kính côn tiết lưu
bằng 24/64”
8 M-4 2007 3.895 Thử T1 Triat, không có dòng
PVEP,
GĐ 2 TD
9 HBRO-1

2007 4.021 Giếng khô, không thử
PVEP,

GĐ 2 TD
10 S-9 2008 3680
Lưu lượng dầu khi thử vỉa ở
tầng Hamra đạt 5.300
thùng/ngày đêm với đường
kính côn tiết lưu bằng 48/64”
PVEP,
GĐ 2 TD

Kết quả thăm dò& thẩm lượng:
Với các hoạt động thăm dò và thẩm lượng (TDTL) tích cực trên đây đã đưa tới
các kết quả quan trọng dưới đây:
 Đã hoàn thành chương trình thẩm lượng cho mỏ S và xác định được trữ
lượng cấp Xác minh mỏ S là 688 triệu thùng.
14


 Phát hiện dầu tại cấu tạo M và hoàn thành công tác thẩm lượng;
 Phát hiện dầu trên cấu tạo HBHJ, tuy nhiên các kết quả đánh giá tiếp sau
cho thấy cấu tạo này có chất lượng đá chứa kém không có khả năng phát triển
thương mại;
 Làm rõ tiềm năng phần phía Bắc của lô Hợp đồng với giếng khoan
HBRO-1, không có phát hiện dấu hiệu dầu khí;
 Đối với các khu vực BAT và NEMR: Công tác thẩm lượng được tiến hành
cùng lúc với các khu vực tiềm năng khác trong lô. Đã hoàn thành công tác thu nổ
540 km
2
địa chấn trên hai khu vực này và hoàn thành công tác xử lý và minh giải
tài liệu. Tuy nhiên do tính phức tạp của các tầng chứa chính tiềm năng Triat trên các
cấu tạo này nên khả năng thành công thương mại tại đây là rất thấp.

2.1.1.2 Công tác TDTL cấu tạo S
Trước năm 2003: Tính cho đến hết năm 2003 đã có tổng cộng 4 giếng khoan
TDTL được tiến hành trên khu vực mỏ S và 1 giếng khoan trên cấu tạo M. Về mặt
tài liệu địa chấn có 522 km
2
địa chấn 3D và một số tuyến địa chấn 2D trên mỏ S và
cấu tạo M như trình bày ở bảng 2.1 và bảng 2.2.
Từ năm 2003 cho đến nay: Công tác thẩm lượng S đã hoàn tất vào ngày
15/04/2008 với 5 giếng khoan thẩm lượng, bao gồm S-5, S-6b, S-7b, S-8 và S-9,
được khoan thêm trong đó có ba giếng (S-6b, S-8 và S-9) đã được hoàn thiện sẵn
sàng cho kết nối và khai thác dầu sau này.
Công tác thẩm lượng cấu tạo M đã hoàn thành cho phát hiện này “Báo cáo
cuối cùng về phát hiện dầu khí M” đã được trình cho nước chủ nhà vào ngày
19/05/2008.
Tóm tắt kết quả giếng khoan S-10
Giếng khoan khai thác S-10 được khoan xiên với góc nghiêng lớn nhất đạt
79,36
o
. Đối tượng Hamra bắt gặp trong giếng S-10 có tính chất đặc trưng gần tương
tự như các giếng giếng S-6b, S-8 và S-9. Kết quả thử vỉa tầng Hamra cho lưu lượng
dầu lớn nhất và đạt khoảng 3.600 thùng dầu/ngày đêm. Giếng S-10 đã được hoàn
thiện sẵn sàng kết nối để khai thác dầu sau này.
So sánh trữ lượng mỏ S trong Báo cáo đầu tư Giai đoạn 2 và Báo cáo đầu tư
Giai đoạn phát triển khai thác.
2.2 Đặc điểm địa tầng
Trên lãnh thổ Angiêri có thể tóm tắt một số điểm chính như sau: Phía Nam là
khiên Hogga tiền Cambri. Phần trung tâm là thềm Sahara Giới Paleozoi (Đại Cổ
15



Sinh) / Giới Mesozoi (Đại Trung Sinh) với hàng loạt các bồn trầm tích còn phía Bắc
là vành đai uốn nếp với hệ thống An-pơ chạy theo hướng Đông Tây.
Lô Hợp đồng 433a & 416b nằm ở phần phía Bắc của đới nâng cao Hassi
Messaoud trong thềm Sahara, phía Đông của đới nâng là bồn trũng Berkin và phía
Tây là bồn trũng Oued Mya, hình 2.2 và 2.4.


Hình 2.2: Bản đồ các bể trầm tích và kiến tạo [4]

16



Hình 2.3: Cột địa tầng tổng hợp của mỏ S [4]

17


2.2.1 Móng Tiền Cambri
Kết quả nghiên cứu thạch học cho thấy đá móng của lô 143a & 416b được cấu
tạo bởi các đá biến chất và đá xâm nhập sâu thuộc nhóm đá granit được thành tạo
bởi nhiều pha khác nhau, Tiền Cambri, hình 2.3.
2.2.2 Giới Paleozoi
Trong suốt giai đoạn sụt lún từ kỷ Cambri đến kỷ Silua, các trầm tích lắng
đọng trong môi trường sông ngòi đến ven biển với thành phần chủ yếu là cuội kết
và cát kết. Nằm phủ trực tiếp bên trên là lớp sét El Gassi. Cát kết dạng quăczit
Hamra Ocđovic được thành tạo trong môi trường biển tiến với thành phần 98%
thạch anh có xen kẽ các lớp sét mỏng, độ hạt thô, độ mài tròn tốt. Lắng đọng trầm
tích Ouargla và M’Kratta được thành tạo trong giai đoạn biển tiến, nằm phủ ngay
trên nó là tập sét trẻ hơn có Silua giàu vật chất hữu cơ và là nguồn sinh tốt lắng

đọng trong môi trường biển nông, hình 2.3.
Mỏ S được hình thành trong một giai đoạn hoạt động tạo núi chính vào giữa
kỷ Cacbon. Quá trình bào mòn xảy ra mạnh mẽ trong giai đoạn nén ép Hercyni ở
cuối thời kỳ Paleozoi, kết quả là hầu hết trầm tích Paleozoi đã bị bào mòn, trừ phần
dưới là trầm tích Silua với thành phần sét là chủ yếu và trầm tích bên dưới có
Cambri – Ocđovic.
2.2.2.1 Hệ Cambri
Trong thời kỳ từ cuối Tiền Cambri đến Cambri dưới xảy ra hoạt động xói mòn
trong hoạt động nâng lên Pan African. Trầm tích bị xói mòn và lắng đọng trên móng
kết tinh Tiền Cambri, chứa cát kết, quăczit và cuội kết cơ sở tạo thành tập cát dày
đặc trưng là thành hệ Mourizidie và Hassaouna. Các tập trầm tích này được biết đến
nhiều nhất trên các tỉnh địa chất Trias, nơi hình thành các vỉa chứa. Tại các tỉnh địa
chất khác,các tập trầm tích này được chia thành các đơn vị hoặc thành hệ khác
nhau, với chiều dày trung bình khoảng 300 m, hình 2.3.
2.2.2.2 Hệ Ocdovic
Thống Ocdovic dưới: Nằm phủ lên thành hệ Hassouna là thành hệ Achebyat.
Trầm tích chủ yếu sét kết và cát kết giàu quăczit được lắng đọng trong môi trường
biển và ven biển, đây là những vỉa dầu và khí chính (theo nghiên cứu của
Montgomery, 1993 và van Weerd và Ware, 1994)
Thống Ocdovic giữa: Thành hệ Hamranằm chỉnh hợp trên thành hệ cát kết
Haounza, có thành phần chủ yếu là sét kết và cát kết hạt mịn.
18


Thống Ocdovic trên: Trầm tích chủ yếu là cát kết hạt mịn và sét kết, ngoài ra
còn chứa lớp mỏng đá vôi của thành hệ Memouniat.
2.2.2.3 Hệ Silua
Thành hệ Tanezzuft, đây là đá mẹ điển hình, được lắng đọng chủ yếu trong
giai đoạn ngập lụt lớn của khu vực. Thành phần chủ yếu là bùn đen chứa sapropen
và hỗn hợp Kerogen (loại I và loại II) ( theo Daniel và Emme, 1995; Makhous và

những người khác, 1997). Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) trung bình
khoảng 2%, nhiều nơi lên tới 17 % như bể Ghadames. Chiều dày của thành hệ
Tanezzuft thay đổi trong khoảng 200-550m (Daniel và Emme, 1995).
2.2.3 Giới Mesozoi
Nằm phủ trực tiếp trên mặt bất chỉnh hợp Hercyni là các trầm tích trẻ hơn
Triat bao gồm các tập cát xen kẽ trong các lớp sét cùng các lớp muối và vật liệu
cacbonat thành tạo trong một giai đoạn biển tiến chậm diễn ra đồng thời với quá
trình sụt lún. Tiến trình này còn tiếp diễn trong kỷ Jura và kỷ Creta với trầm tích
mang nhiều đặc trưng biển hơn.
2.2.3.1 Hệ Trias
Hệ Trias gồm tập trầm tích hạt vụn chứa cát kết có kích thước từ mịn đến
trung bình xen kẹp các lớp sét, lắng đọng ngay trên bề mặt bất chỉnh hợp Hercyni,
tập trầm tích muối và một phần trầm tích evaporit và có chiều dày thay đổi, ở phía
Bắc dày và mỏng dần về phía Nam và phía Đông (ở phía Bắc khoảng 500m).
2.2.3.2 Hệ Jura
Phía trên các lớp trầm tích vụn Trias là tầng trầm tích sét chứa muối
(Saliferous) Jura dưới chứa các tập xen kẹp muối, anhydrit, đôlômit và bùn kết. Đây
có thể là tầng đá chắn cho một số vỉa dầu khí (van de Weerd và Ware, 1994). Chiều
dày cũng thay đổi, dày ở khu vực gần miền nền Sahara và mỏng dần về phía Nam.
Chiều dày tối đa của tập trầm tích này là khoảng 2000 m. Hệ Jura được chia thành
các thống dưới đây:
Thống Jura dưới: thành hệ Zazaitine Moyon với thành phần chủ yếu là muối
và muối evaparit xen các tập sét vôi, lắng đọng trong môi trường biển nông.
Thống Jura giữa: thành hệ Zarzatine Supererieur trên chủ yếu là tập trầm tích
cacbonat tương đối dày, trong đó có thành phần chủ yếu sét vôi, đá muối evaparit.
19


Thống Jura trên: thành phần chủ yếu là các lớp mỏng xen kẹp giữa đá vôi và
đá vôi đôlômit, ngoài ra xen kẹp lớp cát và sét mỏng. Môi trường lắng đọng là môi

trường biển nông.
2.2.3.3 Hệ Creta
Hệ Creta có thành phần chủ yếu là trầm tích vụn chứa nhiều thạch anh. Chiều
dày tối đa có thể đạt được lên đến 1200 m, hình 2.3.
Thành phần chủ yếu là cát kết, lắng đọng trong môi trường ven biển. Thành hệ
Cabao và Intercalaire xen kẹp. Nóc của tầng Intercalaire được chú ý với bất chỉnh
hợp Austria (Aptian). Hệ Creta được chia thành các thống:
Thống Creta dưới: thành hệ Serie de Taouratine thành phần chủ yếu là cát kết
lắng đọng trong môi trường lục địa (tam giác châu). Phía dưới chứa các tập mỏng
sét vôi và đôlômit và evaparit. Chiều dày các lớp cát kết tương đối lớn, xen kẹp
giữa các lớp cát kết là các lớp đá đôlômit.
Thống Creta trên: thành hệ Serie D’In Akamil thành phần chủ yếu là trầm tích
chứa cacbonat, với các lớp xen kẹp giữa đôlômit, sét vôi và đá evaparite, lắng động
trong môi trường biển nông và thềm lục địa.
2.2.4 Giới Kainozoi
Giới Kainozoi được đánh dấu với mặt bất chỉnh hợp Austria liên quan tới một
quá trình nén ép xảy ra vào cuối kỷ Creta, chính quá trình nén ép này đã làm hoạt
động lại một số đứt gãy, tái cấu trúc trong thời kỳ Mesozoi.
Vào cuối Eoxen giai đoạn nén ép tiếp tục diễn ra nhưng không ảnh hưởng tới
lô nghiên cứu. Trầm tích lắng đọng trong môi trường đầm hồ và lục địa với thành
phần hạt vụn chủ yếu xen kẽ vật liệu cacbonat, hình 2.3.
20



Hình 2.4: Mặt cắt địa chất mỏ S [4]
Kho

ng
thử vỉa

21


2.3 Kiến tạo
Lịch sử địa chất của miền nền Sahara rất cổ. Sự phát triển của nó chịu ảnh
hưởng bởi sự có mặt của một vài khiên cổ, như Reguibet, nhưng đã ổn định khoảng
1800÷2000 triệu năm và khiên trẻ hơn là Touareg, là kết quả của hoạt động kiến tạo
Pan-African khoảng 500 triệu năm trước.
Hướng chính của cấu trúc được thể hiện qua sự có mặt của các đứt gãy á kinh
tuyến lớn thấy rõ bởi các dải đá mylonit (đá cà nát). Những đứt gãy á kinh tuyến bị
dịch chuyển bởi một hệ thống các đứt gãy liên hợp. Các đứt gãy có hướng Bắc-
Nam, ĐB-TN và TB-ĐN ít nhất có tuổi Pan-African. Hệ thống đứt gãy này có một
vai trò quan trọng trong cấu trúc và quá trình trầm tích của nền tảng sa mạc Sahara,
hình 2.5.
Các pha hoạt động kiến tạo như tách giãn hoặc nén ép trên các tầng nứt nẻ,
uốn nếp, bào mòn và lớp phủ trầm tích là cơ sở hình thành cấu trúc ngày nay. Các
hoạt động kiến tạo này thường liên quan đến chuyển động của mảng thạch quyển do
sự tách vỡ Pangea từ Triat trở đi. Hệ thống khe nứt trong các lưu vực có hướng
Bắc-Nam và ĐB-TN.

Hình 2.5: Mặt cắt địa chất khu vực sa mạc Sahara [9]
Hoạt động tách giãn và nấp đầy trầm tích ở Cambri-Ocdovic
Pha tạo núi Pan-African kết thúc ở Cambri đi cùng với giai đoạn bào mòn
chính đã san bằng các cấu trúc và các địa hình. Từ đó hình thành một bậc thang
trước núi rộng được gọi là Intra-Tassilian.
Môi trường cổ địa lý Cambri-Ocdovic chịu tác động của kiến tạo không ổn
định được đánh dấu bởi sự khác nhau về độ dày và tướng ở hai bên của đứt gãy á
kinh tuyến, điển hình là nếp lồi Foum Belrem.
22



Một vài giếng khoan ở khu vực Hassi Mesaoud và Oued Mya đã khoan qua đá
núi lửa xen kẹp với cát kết Cambri và Ocdovic. Theo BEICIP-Sonatrach (1972), ở
phạm vi lớn hay nhỏ thì các dòng bazơ và các mảnh vụn spilit tái lắng đọng cùng
thời gian với cát kết ở Hassi Messaoud.
Hoạt động kiến tạo Hercyni
Hoạt động kiến tạo Hercyni được chia thành giai đoạn đầu và giai đoạn chính
(Paleozoi muộn). Giai đoạn Hercyni đầu đã xảy ra, ảnh hưởng đến lắng đọng trầm
tích. Ở khu vực phía đông (Illizi), sự hình thành của một số cấu trúc tĩnh trên đứt
gãy hướng TB-ĐN cũng có thể được quan sát. Mặt khác, hoạt động Hercyni có một
tầm quan trọng trong cấu trúc khác nhau của nền sa mạc Sahara và sự phân bố của
các tập đá chứa. Kết quả thấy rõ trên bề mặt dưới Mesozoi của khu vực Hassi
Messaoud, hình 2.6.


Hình 2.6: Bản đồ khu vực mỏ Hassi Messoud và các khu vực lân cận Mezozoi [9]




23


2.4 Tiềm năng dầu khí
2.4.1 Đá sinh
Trong khu vực này đá sinh dầu là các tập sét có Silua, được bắt gặp ở nhiều
giếng khoan trong khu vực với độ sâu thay đổi khoảng từ 3.850 m đến 4.100 m,
trầm tích chủ yếu trong môi trường sông ngòi và biển. Đây là tập đá sinh có khả
năng sinh dầu khí hàm lượng cao, giàu vật chất hữu cơ với giá trị TOC: 4÷17%, và
chỉ số HI: 370 ÷ 470, có tính phóng xạ và cũng là tập đá sinh dầu quan trọng trong

vùng thềm Sahara.
Các nghiên cứu cho thấy đá mẹ Silua bắt đầu pha tạo dầu cách đây khoảng
148 triệu năm với pha tạo dầu cực đại vào khoảng 70 triệu năm trước. Quá trình giải
phóng và dịch chuyển diễn ra vào khoảng 66 triệu năm trước đây. Quá trình dầu di
chuyển được cho là từ khu vực phía Nam nơi tập sét Silua dày, đạt độ trưởng thành
và rất giàu thành phần vật chất hữu cơ.
2.4.2 Các tầng chứa dầu khí
Trên toàn lô Hợp đồng nói chung cũng như tại mỏ S các tập cát kết Ocđovic
và Triat đóng vai trò là các tầng chứa dầu khí. Cho tới hiện tại trên khu vực lô 433a
& 416b đã có các phát hiện dầu khí từ các tầng chứa Ocđovic như Hamra, Ouargla,
M’kratta và Triat như T1, SI ở các cấu trúc khác nhau như S, M, BAT và HBHJ.
Tại mỏ S dầu khí được tìm thấy ở các tầng chứa Hamra, T1; phát hiện M dầu
khí chỉ phát hiện ở tầng T1 và được chứng minh là có giá trị thương mại, trong đó
Hamra là tầng chứa dầu chính. Các tài liệu giếng khoan cũng cho thấy khả năng dầu
khí của tầng chứa SI và M’ Kratta, tuy nhiên điều này chưa được chứng minh qua
kết quả thử vỉa với dòng dầu ổn định.
2.4.2.1 Tầng chứa Hamra
Tầng chứa Hamra đã được phát hiện và nghiên cứu trong các giếng khoan.
Hình 2.7 cho biết cấu tạo mặt nóc tầng chứa Hamra, mỏ S.
24



Hình 2.7: Bản đồ cấu tạo mặt nóc tầng chứa Hamra [13]
Tầng chứa Hamra Ocđovic với đặc trưng cát kết dạng quăczit có nguồn gốc
trầm tích ở môi trường ven bờ nên phát triển khá tốt, có khả năng phát triển rộng
với chiều dày khá ổn định khoảng 60 ÷ 70 m ngoại trừ ở các vị trí vỉa bị cắt mỏng
hoặc biến mất hoàn toàn do mặt bào mòn Hercyni. Các tài liệu như địa vật lý giếng
khoan, mẫu lõi thu thập từ các giếng khoan cho thấy tầng chứa Hamra có sự phân
lớp từ trên xuống dưới theo đó phần trên của vỉa đá chứa phát triển khá tốt và đồng

nhất trong khi phần đáy của vỉa nói chung có chất lượng đá chứa kém hơn. Độ rỗng
thay đổi từ 6 ÷ 12%, trung bình là 9,7% và độ thấm 0,01 ÷ 160 mD (thay đổi theo
diện và theo chiều sâu). Mối quan hệ giữa độ thấm và độ rỗng tầng Hamra được
trình bày trong hình 2.8.
25



Hình 2.8: Mối quan hệ giữa độ thấm và độ rỗng tầng Hamra [4]
Dựa vào đặc tính của tầng chứa thì tầng Hamra được chia thành 3 tầng nhỏ
(#1, #2 và #3) tính từ nóc đến đáy. Từ tài liệu mẫu lõi, minh giải ĐVLGK và các tài
liệu khác, tầng #1 và #2 có độ rỗng thay đổi từ 7÷14% nhưng độ thấm của tầng #1
là 3mD trong khi đó tầng #2 thấp hơn chỉ khoảng 1mD. Tầng #3 có độ thấm rất
thấp, khoảng 0,05mD, điều này kết hợp với tài liệu lát mỏng đây là tầng không có
khả năng chứa.
Đây là tầng chứa dầu khí chính và quan trọng nhất của mỏ S, hình 2.3. Tại một
số cấu trúc khác cũng bắt gặp tầng đá này (như ở M hoặc HBHJ), tuy nhiên không
có phát hiện dầu khí. Hình 2.9 biểu thị tài liệu ĐVLGK của giếng S-6b ở tầng
Hamra.















Hình 2.9: Tài liệu ĐVLGK giếng S-6b, tầng Hamra [4]
Tầng #1
Tầng #2
Tầng #3

×