Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận Văn Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm, mỏ X, bồn trũng Oued Mya Algeria

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 102 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT




BÙI QUANG HUY



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ VỈA CHỨA TẦNG CHỨA TRIAS SỚM MỎ X
BỒN TRŨNG OUED MYA ALGERIA
.





HÀ NỘI 6/2014

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT




BÙI QUANG HUY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ VỈA CHỨA TẦNG CHỨA TRIAS SỚM MỎ X
BỒN TRŨNG OUED MYA ALGERIA

Cán bộ hƣớng dẫn: Cán bộ phản biện:


Th.S. Nguyễn Kim Long Phan Anh Tuấn
Bộ môn địa chất dầu khí Bộ môn địa chất dầu khí

K.S. Nguyễn Đức Hảo
(tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí)

HÀ NỘI 6/2014

SINH VIÊN: BÙI QUANG HUY lỚP: ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ-K54
NĂM(14)

ii

MỞ ĐẦU
Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng, là nguồn năng lƣợng không thể thiếu
trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Ngành dầu khí việt nam đã trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, góp
phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Trong hơn 30 năm qua công tác tìm

kiếm thăm dò và khai thác dầu khí là một trong những hoạt động có vai trò quan
trọng và có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí
diễn ra trong nƣớc, chúng ta đã xác định và chính xác hóa cấu trúc địa chất, tiềm
năng dầu khí tại các bể trầm tích quan trọng của đất nƣớc
Ngày nay, sự phát triển của đất nƣớc gắn liền với những mối quan hệ và hợp tác
quốc tế, ngành dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đóng vai trò tiên phong trong sự
nghiệp hợp tác và phát triển không chỉ với các quốc gia trong khu vực mà còn với
rất nhiều các quốc gia ngoài khu vực trong đó có khu vực Châu phi. Đại diện của
Petro Vietnam là PVEP (Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam) đã
hợp tác cùng hai nhà thầu là Sonatrach và Mobil tiến hành tham gia tìm kiếm thăm
dò dầu khí trên lô 433a&416b thuộc bể trầm tích Oued Mya trên lãnh thổ Algeria.
Mỏ X trong lô 433a&416b đƣợc đánh giá là có tiềm năng dầu khí đầy triển vọng,
đƣợc chia thành các khối với các vỉa chứa dầu khí xen kẽ nhau có chiều dày thay
đổi từ 5-20m theo kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan và thử vỉa DST.
Trong đợt thực tập cuối khóa tại phòng Địa Chất Mỏ-Ban Công Nghệ Mỏ thuộc
tổng Công Ty Tìm Kiếm Thăm Dò và Khai Thác Dầu Khí (PVEP), với sự nỗ lực
của bản thân, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của cán bộ chuyên môn tại ban Công
Nghệ Mỏ và các thầy cô trong bộ môn Địa Chất Dầu Khí, em đã hoàn thành đồ án
tốt nghiệp của mình với đề tài: “Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm,
mỏ X, bồn trũng Oued Mya Algeria”. Bố cục của đồ án bao gồm 86 trang đƣợc
chia làm 2 phần, 7 chƣơng, với 40 hình vẽ, 18 bảng biểu, 6 phụ lục và 11 phụ bảng
với nội dung nhƣ sau:
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn.
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất.
Chương 3: Đặc điểm địa chất mỏ X.
Chương 4: Hệ thống dầu khí.

iii


PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ VỈA CHỨA TẦNG CHỨA TRIAS SỚM MỎ X
BỒN TRŨNG OUED MYA ALGERIA
Chương 5: Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 6: Đặc điểm tầng chứa Trias sớm mỏ X.
Chương 7: Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm mỏ X bồn trũng Oued
Mya Algeria.
Để hoàn thành đƣợc đồ án tốt nghiệp em đã sử dụng những tài liệu và số liệu thu
thập đƣợc trong quá trình thực tập tại PVEP dƣới sự giúp đỡ của kỹ sƣ Nguyễn Đức
Hảo và sự hƣớng dẫn làm đồ án tận tình của Th.S Nguyễn Kim long. Qua đây em
xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ môn Địa Chất Dầu
Khí, đặc biệt là thầy Nguyễn Kim Long, cùng với KS. Nguyễn Đức Hảo (PVEP) đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Trong quá trình thực hiện đề tài do trình độ kiến thức chuyên môn còn đang trong
quá trình hoàn thiện, thời gian thực hiện và kiến thức thực tế còn hạn chế nên đồ án
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý quý báu từ các thầy
cô và các bạn để đồ án này đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 6/2014
Sinh viên:


Bùi Quang Huy











iv


MỤC LỤC
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ NHÂN VĂN 1
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1
1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo 2
1.1.3. Đặc điểm khí hậu,thủy văn 3
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội – nhân văn 4
1.2.1. Dân cư 4
1.2.2. Văn hóa xã hội 4
1.2.3. Giao thông 6
1.2.4. Kinh tế 6
1.3. Đánh giá thuận lợi - khó khăn 9
1.3.1. thuận lợi 9
1.3.2. khó khăn 9
CHƢƠNG 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT 11
2.1. Lịch sử thăm dò và thẩm lƣợng lô 11
2.1.1. Giai đoạn trước năm 2003 11
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến hiện tại 12
2.2. Lịch sử thăm dò và thẩm lƣợng mỏ X 16
2.2.1. Hoạt động địa chấn 2D 16
2.2.2. Hoạt động địa chấn 3D 17
2.2.3. Hoạt động khoan 18
2.2.4. Trước năm 2003 20
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ X 21

3.1. Đặc điểm địa tầng 21
3.1.1. Đá móng tiền Cambri 22
3.1.2. Giới Paleozoi 22
3.1.3. Giới Mezozoi 23
3.1.4. Giới Kainozoi 25
3.2. Kiến tạo 26
3.3. Lịch sử phát triển địa chất 27
CHƢƠNG 4. HỆ THỐNG DẦU KHÍ 29

v

4.1. Đặc điểm đá sinh 29
4.2. Đặc điểm đá chứa 30
4.2.1. Tầng chứa Hamra 30
4.2.2. Tầng chứa T1 31
4.2.3. Các tầng chứa khác 32
4.3. Đặc điểm đá chắn 35
4.4. Quá trình di chuyển và tích tụ 35
4.5. Các dạng bẫy chứa 36
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ VỈA CHỨA TẦNG CHỨA TRIAS SỚM MỎ
X, BỒN TRŨNG OUED, MYA ALGERIA 37
CHƢƠNG 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
5.1 Cơ sở vật lý thạch học 38
5.1.1. Hàm lượng sét 38
5.1.2. Độ bão hòa nước 39
5.1.3. Độ rỗng 39
5.2. Giới thiệu về các phƣơng pháp đo địa vật lý giếng khoan cơ bản 41
5.2.2. Phương pháp Neutron 42
5.2.3. Phương pháp mật độ 44
5.2.4. phương pháp âm (DT) 46

5.2.5. Phương pháp điện trở 48
5.3. Xác định các tham số 49
5.3.1. Xác định hàm lượng sét 49
5.3.2. Xác định độ rỗng 50
5.3.3. Xác định độ bão hòa nước 51
5.4. Phƣơng pháp thống kê 52
5.4.2. So sánh giữa các tập mẫu 53
5.4.3. Áp dụng thống kê đánh giá vỉa chứa 53
CHƢƠNG 6. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHỨA TRIAS SỚM MỎ X 55
6.1. Đặc điểm tầng chứa Trias 55
6.2. Tầng chứa Trias sớm (T1) 56
6.3. Đặc điểm thạch học 57
6.3.1. Phân tích mẫu 57
6.4. Liên kết giếng khoan 60

vi

6.5. Phân tích và minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan bằng cách sử dụng phần
mềm Interactive Petrophysics (IP) 63
6.5.1. Các đường cong sử dụng 63
6.5.2. biện luận các giá trị a, m, n, R
w
64
6.5.3. Nhiệt độ vỉa 66
6.5.4. Xác định các giá trị cut-off 67
6.6. Kết quả minh giải 70
CHƢƠNG 7. ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ VỈA CHỨA TẦNG CHỨA TRIAS SỚM
MỎ X BỒN TRŨNG OUED MYA ALGERIA 75
7.1 So sánh kết quả minh giải trên IP (Interactive Petrophysics) với tài liệu phân
tích mẫu lõi. 75

7.2. Đánh giá mối tƣơng quan của các thông số theo chiều sâu 77
7.2.1. Sự thay đổi độ rỗng theo chiều sâu 77
7.2.2. Sự thay đổi độ bão hòa nước theo chiều sâu 78
7.2.3. Sự thay đổi độ thấm theo chiều sâu 79
7.3. Đánh giá khả năng chứa của các tập dựa trên tổng hợp các tham số 81




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1: Vị trí địa lý lãnh thổ Algeria
1
2
Hình 1.2: Vị trí địa lý và tình trạng lô 433a-416b
2
3
Hình 2.1: Diện tích thu nổ địa chấn 2D
17
4
Hình 2.2: Diện tích nghiên cứu 3D
18
5
Hình 3.1: Bản đồ các bể trầm tích và kiến tạo khu vực
21

6
Hình 3.2: Cột địa tầng tổng hợp mỏ X
25
7
Hình 3.3: Mặt cắt địa chất mỏ X
26
8
Hình 3.4: Mặt cắt địa chất khu vực
27
9
Hình 4.1: Bản đồ diện lộ của đá phiến sét Silur trên nền sa mạc Sahara
29
10
Hình 4.2: Đƣờng cong địa hóa, đá phiến sét silur
30
11
Hình 4.3: Tài liệu địa vật lý giếng khoan giếng S-6b, tầng chứa Hamra
31
12
Hình 4.4: Tài liệu địa vật lý giếng khoan giếng S-1, tầng chứa T1
32
13
Hình 4.5: Mô hình di chuyển của dầu
36
14
Hình 4.6: Sơ đồ đặc điểm của các dạng bẫy chứa
37
15
Hình 5.1: Đƣờng cong Gamma Ray trên băng log
41

16
Hình 5.2: Mô hình thiết bị Neutron
43
17
Hình 5.3: Mô hình thiết bị đo ghi mật độ
45
18
Hình 5.4: Mô hình thiết bị đo âm (DT)
47
19
Hình 6.1: Phạm vi phân bố của các tầng chứa trong mặt cắt địa chấn
(MOM-2bis)
55
20
Hình 6.2: Mặt cắt địa chất
56
21
Hình 6.3: Địa tầng thành hệ Trias (T1A và T1B) trong khu vực nghiên
cứu
57


viii

STT
Tên hình
Trang
22
Hình 6.4: Hình ảnh mẫu lát mỏng 01 (3692,3 m) dƣới kính hiển vi
59

23
Hình 6.5: Hình ảnh mẫu lát mỏng 02 (3712,2 m) dƣới kính hiển vi
60
24
Hình 6.6: Liên kết địa tầng giếng khoan hƣớng tây nam-đông bắc
61
25
Hình 6.7: Bản đồ đẳng dày của T1B và T1A
61
26
Hình 6.8: Liên kết và phân tích tuần tự các giếng khoan
62
27
Hình 6.9: Liên kết giếng khoan thể hiện sự phát triển của các kênh cát
63
28
Hình 6.10:Biểu đồ mối quan hệ giữa độ rỗng và điện trở suất thànhhệ
65
29
Hình 6.11: Biểu đồ Gradient địa nhiệt
67
30
Hình 6.12: Biểu đồ mối tƣơng quan giữa độ rỗng và độ thấm
68
31
Hình 6.13: Biểu đồ thể hiện mối tƣơng quan giữa độ rỗng và độ thấm
khi sử dụng tài liệu mẫu lõi, tập cát T1
68
32
Hình 6.14: Biểu đồ độ rỗng và hàm lƣợng sét, thể hiện giá trị cut-off

VCL
69
33
Hình 6.15: Kết quả minh giải giếng MOM-1
71
34
Hình 6.16: Kết quả minh giải giếng MOM-2bis
72
35
Hình 6.17: Kết quả minh giải giếng MOM-3
73
36
Hình 6.18: Kết quả minh giải giếng MOM-4
74
37
Hình 7.1: Biểu đồ phân bố độ rỗng theo chiều sâu
77
38
Hình 7.2: Biểu đồ phân bố độ bão hòa nƣớc theo chiều sâu
79
39
Hình 7.3: Biểu đồ phân bố độ thấm theo chiều sâu
80
40
Hình 7.4: Biểu đồ mối quan hệ giữa độ rỗng và Log(K)
82



ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1: Tóm tắt khối lƣợng khảo sát địa chấn trƣớc năm 2003
11
2
Bảng 2.2: Bảng tổng kết kết quả khảo sát các giếng khoan trƣớc năm
2003
11
3
Bảng 2.3: Tóm tắt tình hình thực hiện công tác TDTL cho đến hiện tại
13
4
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả giếng khoan TDTL trên lô hợp đồng từ
2003 đến nay
14
5
Bảng 4.1: Tóm tắt thông số tầng chứa Ouargla
33
6
Bảng 4.2: Tóm tắt thông số tầng chứa M’krata
34
7
Bảng 4.3: Thời gian hình thành các thế hệ dầu đẩy dầu
36
8

Bảng 6.1: Các tham số khung đá và điện trở suất
66
9
Bảng 6.2: Tổng hợp giá trị các tham số đầu vào
69
10
Bảng 7.1: So sánh giá trị độ rỗng theo chiều sâu từ kết quả minh giả
IP và mẫu lõi
75
11
Bảng 7.2: So sánh mối tƣơng quan giƣa các giá trị độ rỗng
76
12
Bảng 7.3: Phân bố độ rỗng theo chiều sâu
77
13
Bảng 7.4: Phân bố độ bão hòa nƣớc theo chiều sâu
78
14
Bảng 7.5: Phân bố độ thấm theo chiều sâu
80
15
Bảng 7.6: Tổng hợp các tham số cho từng vỉa
81
16
Bảng 7.7: Xác định giá trị độ thấm (K) phân loại theo khả năng chứa
82
17
Bảng 7.8: Đánh giá khả năng chứa dầu khí theo một số yếu tố
83

18
Bảng 7.9: Chỉ số của các thông số theo tầng chứa
83

1

PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ NHÂN
VĂN
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Algeria tên chính thức là cộng hòa dân chủ nhân dân algeria, là một quốc gia
thuộc bắc phi và là một quốc gia rộng lớn nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, phần lớn
diện tích lãnh thổ là sa mạc, có hai miền tự nhiên khác biệt (hình 1.1). Diện tích
lãnh thổ vào khoảng 2,38 triệu km
2
, biên giới đất liền 6343 km (trong đó biên giới
với lybia là 982 km, với Mali là 1376 km, với mauritania là 463 km, với Marốc là
1559 km, với Niger là 956 km, với tunisia 965 km và phía tây Sahara là 42 km),
đƣờng bờ biển dài 988 km.


Hình 1.1. Vị trí địa lý lãnh thổ algieria [1]

2

Phía Bắc là biển Địa Trung Hải, phía Đông giáp với các nƣớc Tuynidi, Libi; phía
Nam giáp với các nƣớc Nigie, Mali; phía Tây giáp với Mauritani, Xarauy và Marốc.
Phần lớn biên giới nội địa là các đƣờng thẳng qui ƣớc vạch ra trên sa mạc Sahara.
Mỏ X và Mouiat Oulad Messaoud (MOM) thuộc lô Hợp đồng 433a & 416b với

với diện tích toàn lô là 6.472 km
2
, nằm trong vùng Touggourt, trong sa mạc Sahara
thuộc nƣớc Cộng hòa Algeria cách thủ đô Algiers khoảng 550 km về phía Đông
Nam. Hình 1.2 trình bày vị trí địa lý và tình trạng lô 433a & 416b vào thời điểm ký
Hợp đồng.

Hình 1.2. Vị trí địa lý và tình trạng lô 433a & 416b [1]
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Algeria gồm hai miền tự nhiên khác nhau rõ rệt. Phía Bắc với diện tích khoảng
341 ngàn km
2
gồm các khu vực núi, cao nguyên và bình nguyên phía Bắc có độ cao
trung bình hơn 500 m, rất ít các bình nguyên dƣới 200 m. Phía Nam là các bình
nguyên nội địa xen lẫn một số thung lũng sông, đất đai khá phì nhiêu, thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Địa hình algeria chủ yếu là các cao nguyên và sa mạc ngoài ra có một số ngọn núi
và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp không liên tục

3

- Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển không liên tục xen kẽ với vùng đồi núi
Atlasstell thích hợp cho sự phát triển lúa mì và các loại cây cận nhiệt đới. Đa phần
vùng đồng bằng gần biển có nhiều đồi thỉnh thoảng có những dãy núi.
- Phía nam dãy Atlasstell là những cao nguyên rộng lớn rải rác những hồ nƣớc
mặn, đây là khu vực thuận lợi cho việc chăn nuôi điển hình là chăn nuôi cừu và
trồng Ô-liu.
- Phía nam là bộ phận của sa mạc Sahara nó chiếm 80% diện tích của Algeria
đây là nơi có tiềm năng khổng lồ về dầu mỏ, khí đốt và nhiều khoáng sản giá trị
khác

1.1.3. Đặc điểm khí hậu,thủy văn
Phần lớn diện tích miền Bắc có khí hậu Địa Trung Hải mùa đông ấm, nhiều mƣa,
mùa hè mát, nhiệt độ trung bình của Algeria là 24
0
C. Càng đi sâu vào lục địa do
ảnh hƣởng của khí hậu sa mạc nên biên độ nhiệt khá cao, trên các cao nguyên nội
địa mùa hạ nhiệt độ trung bình 25
0
– 28
0
C, tối đa 50
0
C, mùa đông nhiệt độ trung
bình -10
0
đến -17
0
C có mƣa tuyết và băng trên các đỉnh núi cao.
Miền đồng bằng duyên hải lƣợng mƣa trung bình 600 – 800 mm, các cao nguyên
nội địa lƣợng mƣa 400 – 600 mm, sƣờn nam dãy Atlát Sahara lƣợng mƣa 200 – 400
mm. Sông ngòi mang tính chất sông miền núi: nhỏ, ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, có
giá trị thủy điện, cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, ngoài ra còn có nhiều dòng sông tạm
thời.
Miền Nam Algeria là sa mạc Sahara với diện tích khoảng 2 triệu km
2
. Là một
bình sơn nguyên có độ cao thấp hơn miền Bắc, gồm các sa mạc cát và sỏi đá nối
tiếp, mênh mông, khô cằn hoang vắng, lác đác có một số điểm dân cƣ tại các ốc đảo
hoặc các vùng khai thác khoáng sản. Phía Đông Nam là vùng núi Ahacga có những
đỉnh núi cao trên 2.500 m, có lƣợng mƣa 100 mm/năm, nên có một số điểm dân cƣ

sống nhờ chăn nuôi và trồng trọt.
Khí hậu của sa mạc Sahara là rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình tháng 7 vào
khoảng 50
0
C, có ngày 70
0
C, mùa đông nhiệt độ thấp hơn 0
0
C. Thƣờng có những
trận gió xoáy tung cát bụi lên cao trên 1.000 m, rất nguy hại đối với sự sống và sản
xuất. Lƣợng mƣa rất thấp và thất thƣờng, không có dòng chảy thƣờng xuyên. Thực
vật nghèo nàn, gồm các loại cây hàng năm mọc rất nhanh sau khi mƣa, ra hoa kết
trái nhanh chóng, đời sống chỉ tồn tại sau vài tuần. Càng đi sâu vào trung tâm sa
mạc càng nghèo động vật. Riêng ở các ốc đảo cây cối phát triển khá xanh tốt, có giá
trị kinh tế cao là cây chà là.

4

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội – nhân văn
1.2.1. Dân cư
Ƣớc tính đến năm 2007 thì dân số Algeria có 33.333.216 ngƣời, mật độ dân số
14.00 ngƣời/ km
2
trong đó ngƣời Arad Berber chiếm 99%, ngƣời châu âu chiếm
dƣới 1%. Theo báo cáo từ các nguồn quốc tế về dân số thì số dân hiện tại vào
khoảng 40 đến 50 triệu ngƣời. Khoảng 70% ngƣời Algeria sống ở miền bắc và chủ
yếu tập trung ở các vùng ven biển,một bộ phận nhỏ sống tại sa mạc Sahara và chủ
yếu tập trung tại các ốc đảo, có khoảng 1,5 triệu ngƣời sống theo kiểu du mục và
bán du mục.
99% dân số đƣợc xếp hạng theo chủng tộc Ả Rập/ Berber và là tín đồ hồi giáo ;

các tôn giáo khác chỉ hạn chế trong một cộng đồng rất nhỏ chủ yếu là ngƣời nƣớc
ngoài. Ngƣời châu âu chiếm chƣa tới 1 %.
1.2.2. Văn hóa xã hội
1.2.2.1. Giáo dục
Giáo dục ở algeria là bắt buộc trong vòng 9 năm ( bắt đầu từ năm 6 tuổi), học
sinh chủ yếu đƣợc giảng dạy bằng tiếng A-rap (trƣớc đây là tiếng pháp), Algeria có
một số trƣờng đại học ở một số thành phố lớn nhƣ Alger, Oran và Qacentina.
Cơ cấu hệ thống trƣờng học ở Algeria đƣợc chia làm ba hệ thống cơ bản:
- Trung học cơ sở đƣợc đào tạo trong vòng 9 năm áp dụng với các đối tƣợng
thuộc lứa tuổi từ 6 đến 15 tuổi và đƣợc cấp bằng giáo dục cơ sở.
- Trung học phổ thông với chƣơng trình đào tạo trong vòng 3 năm áp dụng với các
đối tƣợng thuộc lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi.
- Trung học kĩ thuật hình thức đào tạo trong vòng 3 năm và đƣợc cấp bằng tú tài
kĩ thuật.
1.2.2.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ lớn nhất đồng thời là ngôn ngữ chính thức của Algeria là tiếng A-rập
nó đƣợc coi là thổ ngữ và đƣợc 80% dân số sử dụng, còn khoảng 20 % dân số còn
lại tự cho mình là ngƣời berber hay Imazighen có ngôn ngữ không phải tiếng A-rập
mà là một kiểu thổ ngữ Tamazight. Tuy nhiên cũng có nhiều ngƣời Algeria sử dụng
đƣợc cả 2 ngôn ngữ trên. Tiếng A-Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở Algeria
mặc cho tiềng thổ ngữ Tamazight cũng đƣợc công nhận là ngôn ngữ quốc gia. Từ
các nghiên cứu phong tục học cho thấy Algeria có 18 ngôn ngữ khác nhau chia làm
2 nhóm chính là tiếng A-rập và Tamazight ngoài ra còn có tiếng Korandje. Do chịu

5

ảnh hƣởng từ quá trình thuộc địa hóa trƣớc kia của thực dân pháp nên nên ít nhiều
vẫn còn bị ảnh hƣởng vậy nên ngoại ngữ đƣợc học nhiều nhất là tiếng pháp, tiếng
Pháp đƣợc dạy trong trƣờng phổ thông từ cấp tiểu học và đa số dân Algeria đều biết
đọc và nói tiếng Pháp thuần thục.

1.2.2.3. Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo chiếm ƣu thế với 99% dân số tin theo, hầu nhƣ tất cả các
ngƣời hồi giáo Algeria đều thuộc dòng hồi giáo Sunni và một cộng đồng nhỏ
khoảng 200 000 ngƣời theo giáo phái Ibadis trong thung lũng M’zar của ghardaia.
Ƣớc tính có khoảng 10 000 tín hữu Kito giáo trong năm 2008. Ngoài ra còn có
ngƣời do thái, sau cuộc cách mạng dẫn đến sự độc lập của Algeria có tất cả 6500
ngƣời do thái trong tổng số 140 000 ngƣời do thái của nƣớc này rời khỏi đất nƣớc.
1.2.2.4. Y tế
Y tế là vấn đề đƣợc Algeria rất quan tâm vì vậy nên cơ sở và các trang thiết bị y
tế khá hoàn chỉnh và đầy đủ, ngoài ra Algeria triển khai một loạt những kế hoạch an
toàn sức khỏe quốc gia nhằm đáp ứng với nhu cầu của ngƣời lao động.
Năm 2002, Algeria đã có đủ số lƣợng đội ngũ y bác sĩ với: bác sĩ (1,13 ngƣời/
1000 dân), y tá (2,23 ngƣời/ 1000 dân), nha sĩ (0,31 ngƣời/ 1000 dân). Vấn đề
nguồn nƣớc đƣợc cải thiện đảm bảo cung cấp cho 92% dân số sống tại thành thị và
80% dân số sống ở nông thôn. 99% dân số sống tại thành thị và 82% dân số sống ở
nông thôn đƣợc tiếp cận với điều kiện vệ sinh và môi trƣờng cơ bản. Theo ngân
hàng thế giới Algeria đã có những bƣớc tiến trong kế hoạch “ giảm một nửa số
ngƣời không đƣợc tiếp cận ổn định với nƣớc sạch và điều kiện vệ sinh môi trƣờng
cơ bản vào năm 2015”. Algeria là quốc gia có dân số trẻ điều này thuận lợi cho
chính sách chăm sóc sức khỏe y tế cho ngƣời dân, vấn đề y tế dự phòng và khám
chữa bệnh. Tuy nhiên điều kiện vệ sinh kém cùng với đó là nguồn nƣớc bị ô nhiễm
gây ra những bệnh lao ,bệnh sởi, sốt rét, dịch tả và bệnh lỵ. ngƣời nghèo nhìn chung
đƣợc chính phủ khám chữa bệnh miễn phí.

6

1.2.3. Giao thông
Đường bộ
Mạng lƣới đƣờng giao thông đƣờng bộ ở Ageria đƣợc coi là dày đặc nhất lục địa
châu phi, tổng chiều dài mạng lƣới giao thông đƣợc ƣớc tính là 180.000 km đƣờng

cao tốc, chạy qua hơn 3756 công trình và 85 % số đó đã đƣợc đƣa vào lƣu thông.
Mạng lƣới giao thông này đƣợc bổ sung bởi hệ thống đƣờng cao tốc sắp đƣợc hoàn
thành là đại lộ Đông – Tây. Nó là một trong 3 con đƣờng có tổng chiều dài 1216
km, nối thành phố Annaba ở phía đông với thành phố Tlemcen ở phía tây.
Chính nhờ hệ thống đƣờng giao thông khá hoàn chỉnh và đồng bộ nối các thành
phố, huyện thị với nhau mà các khu dân cƣ hẻo lánh không bị biệt lập so với các
thành phố, các trung tâm thƣơng mại đảm bảo cho sự phát triển đều và vững chắc
tại Algeria.
Algeria cũng đã xây dựng đƣờng cao tốc Trans – Sahara và tính tới thời điểm
hiện tại thì đã đi vào hoạt động, con đƣờng này nằm trong kế hoach phát triển của
chính phủ Algeria nhằm kết nối và tăng cƣờng thƣơng mại giữa 6 nƣớc (Algeria,
Mali, Niger, Nigeria, Chad và Tunisia).
Đường hàng không
Ngành hàng không tại Algeria cũng phát triển nhanh chóng và chủ yếu là phát
triển ở phía Bắc, trong đó đáng kể nhất là các sân bay quốc tế nhƣ: Sân bay Houari
Boummediene, sân bay Es Senia, sân bay Ain Elbey, sân bay Qued Irara và sân bay
Les Salin. Đây là các sân bay quốc tế lớn tại Algeria với hàng chục đƣờng bay và
lƣờng chung chuyển tƣơng đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
nói chung. Ngoài ra để phục vụ công tác thăm dò và khai thác dầu khí thì có các
chuyến bay trực thăng hoạt động.
Tại Việt Nam có 2 chặng bay chính đến Algeria là Nội Bài (hà nội) và Tân Sơn
Nhất (TP HCM).
1.2.4. Kinh tế
Kinh tế Algeria ban đầu gặp nhiều khó khăn nguyên nhân chủ yếu là do dân số
tăng nhanh làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng, cơ cấu nông nghiệp bị xáo trộn
do chính sách tập thể hóa và tự nhiên hóa.
Sản lƣợng lƣơng thực không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc nên phải
nhập khẩu thực phẩm. Việc lựa chọn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp
nặng đã để lộ ra những nhƣợc điểm tai hại: các sản phẩm của ngành công nghiệp


7

luyện kim và công nghiệp hóa học không phù hợp với nhu cầu nội địa và xuất khẩu
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên lợi nhuận lớn từ việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt
đã làm giảm bớt những tác động của khủng hoảng.
Lĩnh vực năng lƣợng là ngành xƣơng sống của nền kinh tế Algeria, nó chiếm
khoảng 60% nguồn thu ngân sách, 30% GDP và hơn 90% thu nhập về xuất khẩu.
Algeria xếp hạng 14 thế giới về trữ lƣợng dầu khí với 11,8 tỷ thùng trữ lƣợng đã
đƣợc chứng minh và ƣớc tính con số thực tế còn vƣợt mức trên .Cơ quan năng
lƣợng thông báo năm 2005 Algeria có 160 tỷ feet khối trữ lƣợng khí tự nhiên đã
đƣợc khảo sát, đứng hàng thứ 8 trên thế giới về trữ lƣợng khí.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô
- Tổng thu nhập quốc nội: 108,5 tỷ USD (theo số liệu thống kê năm 2006).
- Phân bổ tổng thu nhập quốc nội (không tính từ dầu khí): 65 % tƣ nhân và
35 % nhà nƣớc.
- Khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 10 % tổng thu nhập quốc nội.
- Dự trữ vàng: 173,6 tấn (đứng thứ 3 trong thế giới Arập).
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: 6,9 % trong năm 2003; 5,3 % trong năm 2004;
5,1 % trong năm 2005 và khoảng 3 % trong năm 2006.
- Cán cân thƣơng mại: nhập siêu khoảng 28 tỷ USD trong năm 2006.
- Lạm phát: 2,6 % trong năm 2003; 2,5 % trong năm 2005 và 3,0 % trong
năm 2006;
- Tỷ lệ thất nghiệp: 30 % lực lƣợng lao động trong năm 2004, và giảm thấp
hơn còn 18 % cuối năm 2005;
- Nợ nƣớc ngoài: dƣới 6 tỷ USD theo thống kế vào cuối năm 2006.
1.2.4.1. Công nghiệp
Công nghiệp là ngành cao nhất chiếm 60,9% tỉ trọng GDP theo ngành ( theo số
liệu thống kê năm 2011). Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là công nghiệp dầu
mỏ, khí đốt tự nhiên ngoài ra Algeria cũng phát triển thêm các ngành công nghiệp
nhẹ, khai thác mỏ, điện, hóa dầu và công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Dầu mỏ: 52 triệu tấn/năm (với trữ lƣợng 1,5 tỷ tấn).
- Khí tự nhiên: 144,3 tỷ m
3
/năm (đứng thứ 4 trên thế giới).
- Công nghiệp điện lực: 6.000 Megawatt/năm. Các nhà máy điện tại Algeria
đã đáp ứng tƣơng đối ổn định và đầy đủ nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt.

8

- Công nhiệp luyện kim, sắt và thép: 700 nghìn tấn/năm (công suất: 2 triệu
tấn).
Về lĩnh vực cảng biển: Phía bắc Algeria tiếp giáp với Địa Trung Hải có đƣờng
bờ biển dài, nhiều vịnh nƣớc sâu và là khu vực biển có mật độ tàu thuyền đi qua
khá lớn cùng với vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với nhiều nền kinh tế phát triển
của châu âu và châu phi nên lĩnh vực cảng biển tại Algeria đƣợc chính phủ đẩy
mạnh khai thác nhƣ một ngành công nghiệp và đem lại hiệu quả cao. Hiện Algeria
có 5 cảng biển lớn đƣợc xếp vào trong danh sách các cảng biển quốc tế đó là:
Cảng Annaba, cảng Ora, cảng Skikda và 2 cảng thuộc thủ đô Algers.
1.2.4.2. Nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm 9,8 % tỉ trọng GDP theo ngành (theo số liệu thống kê năm
2011). Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, lúa mạch, yến mạch, nho, cam,
chanh và hoa quả. Ngoài ra còn chăn nuôi cừu và các loại gia súc khác.
- Ngũ cốc: trung bình cho giai đoạn 1991 - 2003 đạt 1,2 triệu tấn. Trong
năm 2003 sản lƣợng đạt kỷ lục 2,2 triệu tấn;
- Chà là: 420 nghìn tấn trong năm 2003 và 516 nghìn tấn trong năm 2005.
1.2.4.3. Dịch vụ
Dịch vụ cũng là ngành mà Algeria quan tâm phát triển nó chiếm 30,2% tỉ trọng
GDP theo ngành (theo số liệu thống kê năm 2011) chủ yếu là du lịch nghỉ dƣỡng,
du lịch văn hóa và du lịch cảnh quan. Về danh lam thắng cảnh : Thủ đô alger có các
đền thờ của ngƣời hồi giáo, các viện bảo tàng và nhiều cung điện cổ, thành phố cổ

Qacentina với các kiến trúc độc đáo. Các di tích, công trình đƣợc UNESCO xếp vào
di sản thế giới. Thành phố Tipasa nơi còn nhiều di tích cổ thời la mã. Thành phố
Jamila các di tích về thành Phố cổ Thamugadi thời la mã Timgad, thung lũng
M’ZAB, các bức tranh nhiều màu và các bức tranh khắc trên vách đá ở cao nguyên
AJJEER, đây là những nơi mà chính phủ chú trọng phát triển du lịch văn hóa lịch sử
kết hợp với du lịch cảnh quan. Ngoài ra phần phía bắc đƣờng bờ biển dài với nhiều
bãi tắm nổi tiếng nên du lịch nghỉ dƣỡng khá phát triển.
Về thông tin liên lạc: Cùng với tiến bộ của công nghệ khoa học mạng lƣới thông
tin liên lạc đã đƣợc nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn. Algeria vẫn tiếp tục thực
hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bƣu điện và các dịch vụ bƣu điện, điện
thoại, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tƣ
phát triển mạng điện thoại, bƣu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Tuy

9

nhiên vùng nghiên cứu nằm khá xa trung tâm, điều kiện khắc nghiệt vì vậy hệ thống
thông tin liên lạc bị hạn chế rất nhiều, ảnh hƣởng lớn đến tiến độ gây nhiều khó
khăn cho quá trình thực hiện và điều hành phát triển dự án.
1.2.4.4. Ngư nghiệp
Do đặc điểm vị trí địa lý của vùng có diện tích tiếp xúc với biển lớn nên rất phát
triển đánh bắt thủy, hải sản. Đồng thời do có đƣờng bờ biển dài nên chất lƣợng và
số lƣợng thủy hải sản ở đây rất phong phú đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho
toàn vùng. Nhìn chung ngành ngƣ nghiệp của algeria tƣơng đối phát triển.
1.3. Đánh giá thuận lợi - khó khăn
1.3.1. thuận lợi
Algeria là quốc gia có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dầu khí,
công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu diễn ra trên đất liền, hệ
thống đƣờng giao thông đi lại dễ dàng, thuận lợi cho việc vận chuyển và lắp ráp các
thiết bị, cũng nhƣ cung cấp các nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm và các dịch vụ
cần thiết khác phục vụ các công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài

ra Algeria tiếp giáp với các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực
nên quá trình công nghiệp hóa mà chính phủ Algeria đề ra luôn đạt mức cao, đặc
biệt là các ngành công nghiệp trọng tâm nhƣ công nghiệp dầu khí,công nghiệp
luyện kim, Nhờ chính sách phát triển mở cửa và hợp lý của nhà nƣớc mà đời
sống nhân dân Algeria ngày càng đƣợc cải thiện, chất lƣợng cuộc sống và các dịch
vụ xã hội đƣợc đảm bảo.
1.3.2. khó khăn
Công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu diễn ra ở phía nam nơi
mà bộ phận sa mạc Sahara chiếm 80% diện tích đất nƣớc có khí hậu rất khắc nghiệt,
sự chệnh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn lại thƣờng xuyên có gió mạnh, bão cát rất
nguy hại cho đời sống của công nhân, kĩ sƣ và cán bộ tiến hành các công tác tìm
kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại đây. Diện tích sa mạc lớn khô cằn, khắc
nghiệt tạo nên một vùng hoang vắng chỉ có lác đác vài điểm dân cƣ nên quá trình
triển khai các công tác dịch vụ đi kèm nhƣ y tế, viễn thông, gặp nhiều khó khăn.
Khí hậu khắc nghiệt sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và các mùa trong năm lớn,
đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dân đến việc phải thƣờng xuyên bảo dƣỡng các
thiết bị và chống ăn mòn cho thiết bị giàn khoan và thiết bị khoan nên chi phí tiền tệ
cao.

10

Nguồn nhân lực ở đây rất ít chủ yếu là dân du mục, nguồn lao động đƣợc điều từ
nơi khác đến vì vậy việc bố trí nhân lực làm việc khó khăn.
Điều kiện địa chất mỏ phức tạp, độ sâu giếng khoan lớn, đất đá có độ cứng cao
nên quá trình khoa giếng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, do khủng bố ở khu vực mỏ
dầu phía nam dẫn đến các nhà thầu rút về. Vì vậy cần đƣa ra một số hỗ trợ hợp lý để
các nhà thầu quay trở lại đảm bảo cho tiến độ phát triển mỏ.




11

CHƢƠNG 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
2.1. Lịch sử thăm dò và thẩm lƣợng lô
2.1.1. Giai đoạn trước năm 2003
Từ năm 1960 đến năm 2001 đã có một số công tác thăm dò thẩm lƣợng (TDTL)
dầu khí đƣợc các Công ty Sonatrach và Mobil tiến hành trên diện tích lô Hợp đồng,
với kết quả phát hiện mỏ Bir El Altrech (BAT) bởi Sonatrach vào năm 1990 và phát
hiện mỏ M(X) bởi Mobil vào năm 1995 - 1997. Tổng quan về các hoạt động trong
giai đoạn này có thể tóm tắt nhƣ trong các bảng 2.1 và bảng 2.2 dƣới đây.
Bảng 2.1: Tóm tắt khối lƣợng khảo sát địa chấn trƣớc 2003
Thời gian
Nhà thầu thu nổ
Khối lƣợng
1969-1988
Sonatrach
3.594 km 2D
1989
Sonatrach
513 km 2D
1992
Mobil
710 km 2D
1995
Mobil
390 km 2D
1995
Mobil
110 km 2D
1995-1996

Mobil
145 km 2D
1998
Mobil
522 km
2
3D
Tổng
Mobil và Sonatrach
5462 Km 2D và 522 km
2
3D

Bảng 2.2. Bảng tổng kết kết quả khảo sát các giếng khoan trƣớc năm 2003

12

STT
Tên
giếng
Năm
khoan
Chiều sâu
(m)
Kết quả chính
Công ty
Điều hành
1
HN-1
1959

4.321
Giếng khô
Sonatrach
2
HN-2
1960
4.562
Giếng khô
Sonatrach
3
BGF-1
1975
4.078
Giếng khô
Sonatrach
4
BAT-1
1989
4.146
Phát hiện dầu từ tầng SI tuổi Triat,
lƣu lƣợng 300 thùng/ngày đêm
Sonatrach
5
RMK-1
1989
4.212
Giếng khô
Sonatrach
6
S-1

1995
4.240
Phát hiện dầu từ tầng T1 tuổi Triat,
lƣu lƣợng 1.006 thùng/ngày đêm
Mobil
7
M-1
1996
4.165
Có dấu hiệu dầu khí ở tầng SI tuổi Triat
Mobil
8
S-2b
1997
4.160
Phát hiện dầu từ tầng Hamra, lƣu lƣợng 984
thùng/ngày đêm
Mobil
9
S-3
2000
4.041
Giếng khô
Mobil
10
S-4
2000
3.920
Giếng khô
Mobil

11
ERDC-
1b
2001
4.208
Giếng khô
Sonatrach

2.1.2. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến hiện tại
Nhƣ quy định của Hợp đồng dầu khí lô 433a & 416b, thời hạn TDTL có thể đƣợc
kéo dài nhiều nhất là 7 năm tính từ thời điểm Hợp đồng có hiệu lực từ ngày
30/06/2003, bao gồm các giai đoạn sau:

13

 Giai đoạn 1 thăm dò với thời gian 3 năm từ ngày 30/06/2003 đến ngày
29/06/2006.
 Giai đoạn 2 thăm dò với thời gian 2 năm từ ngày 30/06/2006 đến ngày
29/06/2008.
 Giai đoạn thăm dò gia hạn với khoảng thời gian không quá 2 năm tính
từ thời điểm kết thúc giai đoạn 2 thăm dò.
Trên kết quả hoàn thành các mục tiêu của Giai đoạn 1 và 2 thăm dò, thời kỳ thăm
dò đã đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Algeria (Alnaft) phê duyệt gia hạn thêm
2 năm kể từ ngày 30/06/2008 nhằm hoàn thành toàn thể các công tác để đƣa các
phát hiện dầu khí có khả năng thƣơng mại trong lô vào giai đoạn phát triển bao gồm
mỏ Bir Seba và MOM.
Hoàn thành các mục tiêu của Giai đoạn 1 và 2 thăm dò với kết quả đƣợc trình
bày ở bảng 2.3 dƣới đây.

Bảng 2.3: Tóm tắt tình hình thực hiện công tác TDTL cho đến hiện tại

Giai đoạn
thăm dò
Kế hoạch
Thực hiện
Giai đoạn 1
Thăm dò
(30/06/03-29/06/06)
Thu nổ địa chấn
2D: 300 km
3D: 100 km
2

Khoan 03 giếng:
(trong đó 01 giếng thăm dò)
Thu nổ địa chấn
2D: 312 km
3D: 100 km
2

Khoan 03 giếng: S-5, S-6b
Và M-2b (thăm dò)
Giai đoạn 2
Thăm dò
(30/06/06-29/06/08)
Thu nổ địa chấn
3D: 540 km
2
(chắc chắn)
3D: 1000 km
2

(dự phòng)
Khoan 9 giếng:
(chắcchắn) trong đó 01 giếng
thăm dò.
Khoan 20 giếng dự phòng.
trong đó có 17 giếng
thẩm lượng và 3 giếng thăm dò.
Thu nổ địa chấn
2D: 208 km và
3D: 888 km
2

Khoan 07 giếng: S-7b, S-8,
HBHJ-1(thăm dò),HBRO-1
(thăm dò), M-3, M-4 và S-9.



14

Bảng 2.4 dƣới đây tóm tắt các kết quả chính của các giếng khoan TDTL đã đƣợc
khoan trên toàn lô Hợp đồng từ 2003 đến nay.
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả giếng khoan TDTL trên lô Hợp đồng từ 2003 đến nay
S
T
T
Tên giếng
Năm
khoan
Chiều

sâu
(m)
Kết quả chính và ghi chú
Công
Ty
1
S-5
2005
3.998
Xác định ranh giới dầu nƣớc của T1
tuổi Trias, không thử vỉa
PVEP,
GĐ1 1 TD
2
M-2b
2005
4.065
Phát hiện dầu từ tầng M' Kratta, hủy
giếng do sự cố
PVEP,
GĐ1 1 TD
3
S-6b
2005
3.930
Lƣu lƣợng dầu khi thử vỉa ở tầng
Hamra đạt 5.120 thùng/ngày đêm
với đƣờng kính côn tiết lƣu bằng 40/64”
PVEP,
GĐ1 1 TD

4
S-7b
2007
3.963
Hamra gặp dƣới ranh giới dầu nƣớc
PVEP,
GĐ2 2 TD
5
S-8
2007
3.892
Lƣu lƣợng dầu khi thử tầng Hamra
đạt 1.450 thùng/ngày đêm với đƣờng
kính côn tiết lƣu bằng 32/64”
PVEP,
GĐ2 2 TD
6
HBHJ-1
2007
4.224
Lƣu lƣợng dầu khi thử Ouargla 100
thùng/ngày đêm với đƣờng kính côn tiết
lƣu bằng 16/64”
PVEP,GĐ2

TD
Lƣu lƣợng dầu khi thử SI 300
thùng/ngày đêm với đƣờng kính côn tiết
lƣubằng 32/64”
7

M-3
2007
3.872
Lƣu lƣợng dầu khi thử M’Kratta 300
thùng/ngày đêm với đƣờng kính côn tiết
lƣu bằng 32/64”
PVEP,
GĐ2 2

15

S
T
T
Tên giếng
Năm
khoan
Chiều
sâu
(m)
Kết quả chính và ghi chú
Công
Ty
Lƣu lƣợng dầu khi thử T1 tuổi Trias
1.250thùng/ngày đêm với đƣờng kính
côn bằng 24/64”
TD
8
M-4
2007

3.895
Thử T1 tuổi Trias, không có dòng
PVEP,
GĐ2 2 TD
9
HBRO-1
2007
4.021
Giếng khô, không thử
PVEP,
GĐ2 2 TD
10
S-9
2008
4.001
Lƣu lƣợng dầu khi thử vỉa ở tầng Hamra
đạt 5.300 thùng/ngày đêm với đƣờng
kính côn tiết lƣu bằng 48/64”
PVEP,
GĐ2 2 TD

Kết quả thăm dò & thẩm lƣợng:
Với các hoạt động TDTL tích cực trên đây đã đƣa tới các kết quả quan trọng dƣới
đây:
- Đã hoàn thành chƣơng trình thẩm lƣợng cho phát hiện X và xác định đƣợc
trữ lƣợng cấp Xác minh mỏ X là 688 triệu thùng.
- Phát hiện dầu tại cấu tạo MOM và hoàn thành công tác thẩm lƣợng.
- Phát hiện dầu trên cấu tạo HBHJ, tuy nhiên các kết quả đánh giá tiếp sau
cho thấy cấu tạo này có chất lƣợng đá chƣa kém không có khả năng phát triển
thƣơng mại.

- Làm rõ tiềm năng phần phía Bắc của lô Hợp đồng với giếng khoan HBRO-
1, không có phát hiện dấu hiệu dầu khí.
- Đối với các khu vực BAT và NEMR: Công tác thẩm lƣợng cho BAT và
thăm dò cho NEMER đƣợc tiến hành cùng lúc với các khu vực tiềm năng khác
trong lô. Đã hoàn thành công tác thu nổ 540 km
2
địa chấn trên hai khu vực này và
hoàn thành công tác xử lý và minh giải tài liệu. Tuy nhiên do tính phức tạp của các
tầng chứa chính tiềm năng tuổi Trias trên các cấu tạo này nên việc đánh giá tiềm
năng các đối tƣợng này cho việc quyết định công tác khoan TDTL ở đây là khó

×