Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.55 KB, 4 trang )

Cùng với quá trình dân chủ hóa, các quyền con người ở Việt Nam được pháp luật
bảo vệ ngày càng toàn diện hơn. Điều 69 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân Việt
Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật.” Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để
các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước
đang tiến hành công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền tự do, dân chủ của công dân càng được chú trọng mở
rộng và bảo vệ. Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập quốc tế đã là những tác nhân cho
sự ra đời và phát triển hàng loạt các tổ chức xã hội ở Việt Nam.
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có
chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận
nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý
nhà nước, quản lý xã hội.
Các tổ chức xã hội không đối trọng với nhau mà cùng với tổ chức quyền lực thực
hiện việc chung của nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân. Là bộ phận của hệ thống
chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn ổn định chính trị, thay mặt cho quần
chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị, tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm
chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, tăng cường
khả năng hoạt động kinh tế- xã hội của công dân...
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình
trong hệ thống chính trị. Mặt khác các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất
định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm đó là:
Thứ nhất, các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của
những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, nghề nghiệp, sở thích…
Tính tự nguyện là yếu tố không thể thiếu khi nói về tổ chức xã hội. Tự nguyện thể
hiện ở chỗ: tự nguyện tham gia vào tổ chức xã hội (Ví dụ: tự nguyện tham gia vào hội
sinh viên, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…). Tính tự nguyện tức là không ai ép buộc mình
tham gia. Tự nguyện còn là tự nguyện chịu sự ràng buộc theo quy định của tổ chức mình
tham gia, tự nguyện thực hiện quyền và nghĩa vụ mà các tổ chức xã hội đặt ra. Mọi tổ
chức xã hội đều có những hoạt động riêng, có tôn chỉ riêng, điều lệ riêng đã được nhà
nước phê chuẩn. Nếu không thực hiện thì sẽ có những chế tài như: bị khai trừ, bị kỷ
luật... Biểu hiện tự nguyện thứ ba là tự nguyện rút ra khỏi tổ chức xã hội, khi cảm thấy tổ


chức xã hội đó không phù hợp nữa thì có quyền xin rút khỏi tổ chức xã hội, kể cả tổ chức
Đảng.
Vậy tính tự nguyện thể hiện ở ba yếu tố: tự nguyện vào, tự nguyện chịu sự ràng
buộc và tự nguyện ra.
Thứ hai, các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động
quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội
mới hoạt động nhân danh nhà nước.
Đã là một tổ chức xã hội thì khi tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, các tổ
chức xã hội này phải tự nhân danh mình. Bộ máy nhà nước ( cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp) được thực hiện quyền lực nhà nước như: thực hiện các biện pháp cưỡng chế,
được ban hành văn bản luật…Tổ chức xã hội không được ban hành luật, không được thực
hiện các biện pháp cưỡng chế nhà nước, nhưng lại được tham gia vào các hoạt động quản
lý nhà nước với tư cách là một chủ thể trong quan hệ hành chính. Khi tham gia không
được nhân danh nhà nước mà phải nhân danh chính tổ chức xã hội mình. Trong một số
trường hợp nhất định, nhà nước trao quyền cho tổ chức xã hội, cho phép tổ chức xã hội
được nhân danh nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước. Ví dụ: Mặt trận tổ quốc
Việt Nam được nhà nước trao quyền phối hợp cùng cơ quan nhà nước ban hành quyết
định hành chính liên tịch…Trong trường hợp này, quyết định của tổ chức xã hội có thể có
hiệu lực đối với các thành viên ngoài tổ chức đó. Khi không được trao quyền lực nhà
nước thì các quyết định của tổ chức xã hội chỉ có tính bắt buộc trong phạm vi tổ chức
mình.
Thứ ba, tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều
lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.
Đặc điểm này phân biệt với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Vì các cơ quan trong bộ máy nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước nên các
hoạt động đều phải chịu sự can thiệp của Nhà nước, còn các tổ chức xã hội thì khác, Nhà
nước không được can thiệp trực tiếp vào việc nội bộ hoặc các hoạt động của tổ chức xã
hội mà chỉ có thể can thiệp gián tiếp thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật qui định về quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức này. Tổ chức xã hội tự xây
dựng những điều lệ và nhà nước chỉ can thiệp được bằng cách phê chuẩn hay không phê

chuẩn. Điều lệ của tổ chức xã hội do các thành viên xây dựng thông qua đại hội đại biểu
hoặc đại hội toàn thể các thành viên. Điều lệ không phải là văn bản pháp luật, các quy
định trong đó không mang tính pháp lý. Nội dung cũng không quy định quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các tổ chức xã hội, không xác định năng lực chủ thể của các tổ chức xã
hội trong các quan hệ quản lý nhà nước, vấn đề này do nhà nước quy định.
Tự quản là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phải luôn đi theo xu hướng
chung là xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, các tổ chức xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Đặc điểm này phân biệt tổ chức xã hội với các tổ chức kinh tế như: công ty cổ phần,
công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Nếu như các tổ chức kinh tế được thành lập với các hoạt động chính là sản xuất,
kinh doanh…nhằm thu lợi nhuận thì các tổ chức xã hội được thành lập chủ yếu là để
tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, trước hết là cho các thành viên
trong tổ chức đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Các tổ chức xã
hội tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối những hành vi vi phạm đó đồng thời yêu
cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục, các quyền và lợi ích bị xâm
hại.
Một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về
văn hóa, xã hội của các thành viên hay để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tăng gia, kinh
nghiệm nghề nghiệp… Ví dụ như: hội trồng cây cảnh, hội nghệ sĩ múa Việt Nam, Hiệp
hội thủy sản,…
Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa, thể thao, du
lịch hoặc kinh doanh để gây quỹ hoạt động hội nhưng không nhằm thu lợi nhuận lớn và
đây cũng không phải là hoạt động chính của các tổ chức xã hội.
Các đặc điểm trên cho thấy tổ chức xã hội có sự khác biệt rõ ràng với các cơ quan,
tổ chức khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hành chính, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CTQG, 2010.
2. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật Hành chính và tài phán hành

chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2005.
3.
4.
5.

×