Cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp và các vấn đề nảy sinh xung quanh việc tồn tại
trong cái xã hội này của con người cũng không phải là ít. Có nhiều nguyên nhân có thể giải
thích cho việc xác định sự tồn tại của một chủ thể, những rủi ro, chiến tranh, tai nạn hay do
chính sự sắp đặt của chủ thể đó tạo ra … khiến đôi lúc người ta gặp những khó khăn trong
việc xác định một cá nhân còn sống hay đã chết; hay nói về mặt pháp lý chủ thể ấy có còn tư
cách của một chủ thể dân sự. Để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân và các chủ thể có liên quan
luật dân sự quy định về việc tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết của cá nhân dựa trên những
điều kiện, thủ tục, trình tự quy định. Xin được tìm hiểu về các điều kiện tuyên bố cá nhân mất
tích và xác định hậu quả pháp lí của tuyên bố đó, thông qua việc xây dựng một tình huống cụ
thể.
1. Khái quát về tuyên bố cá nhân mất tích
Nhằm đảm bảo quyền lợi của cá nhân cũng như chủ thể có liên quan khác chế định tuyên
bố mất tích được xem là một chế định đặc biệt. Pháp luật nước ta đã có những quy định để tạm
dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân trước tiên là tuyên bố mất tích.
Quy định về việc tuyên bố và điều kiện tuyên bố mất tích, Ðiều 78 Bộ luật dân sự quy định:
1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông
báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực
về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức
cuối cùng về người đó ...
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn. Việc tuyên bố một người mất tích sẽ tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của
người bị tuyên bố mất tích, tuy nhiên sẽ không làm mất đi tư cách chủ thể của họ vì tài sàn của
họ vấn được quản lí (theo quy định của Tòa án điều 75, 76, 77, 78, 79 Bộ luật dân sự). Trong
trường hợp vợ hoặc chồng của người được tuyên bố mất tích xin ly hôn, thì toàn án sẽ giải quyết
cho li hôn.
2 . Xây dựng tình huống
Anh Vinh và chị Ngọ kết hôn năm 1997 và chung sống với nhau tại làng Tống Xá xã Yên
Xá huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Năm 1999 anh chị sinh được cháu Nga, đến năm 2002 anh chị
có cháu gái thứ 2. Tuy nhiên, trước khi sinh được bé Nụ (con út) gia đình anh chị đã bắt đầu xảy
ra cãi cọ. Từ năm 2005 trở đi, anh Vinh thường xuyên cờ bạc, rượu chè rồi về quát tháo đánh
đập vợ con. Chị Ngọ thường xuyên phải ăn những trận đòn vô lí của anh Vinh trút xuống và sự
1
việc cứ thể diễn ra cho đến một ngày tháng 2 năm 2006 chị Ngọ nói với anh Vinh là về quê chị
ở Hà Tĩnh chơi 1 tuần. Kể từ đó anh Vinh và hai đứa con gái không thấy chị Ngọ về nhà nữa.
Sau gần nửa tháng không thấy vợ về nhà anh Vinh về nhà mẹ chị Ngọ nhưng mẹ vợ khẳng
định là Ngọ chưa từng về nhà mình. Gia đình, làng xóm tìm kiếm nhưng không hề thấy tăm tích
chị đâu. Anh Vinh chán nản và định không tìm chị Ngọ nữa. Đến Ngày 15 tháng 9 năm 2008,
được sự khuyên bảo của dân làng cùng ông trưởng xóm, anh Vinh đã lên xã xác nhận việc vắng
mặt của chị Ngọ. Anh Vinh đã làm đơn thông báo tìm kiếm chị Ngọ, được xác nhận vắng mặt
của công an xã Yên Xã, Tòa án huyện Ý Yên công nhận việc chị Ngọ vắng mặt từ tháng 3 năm
2006 và tòa án đã tuyên bố vắng mặt với chị Ngọ tại nơi thường trú Huyện Ý Yên.
Cuối tháng 12 năm 2007, cháu Nga – con gái đầu đã bất chọt nhìn thấy chị Ngọ về tới cổng
nhà nhưng đi chị đi ngay. Nghe con gái nói, anh Vinh có lên tòa án trình bày sự việc. Sau thời
gian ấy không có một thông tin nào về sự xuất hiện của chị Ngọ. Đến đầu tháng 1 năm 2010,
Tòa án đã gửi giấy tuyên bố mất tích với chị Ngọ về gia đình anh Vinh. Tháng 11 năm 2010 anh
Vinh đã kết hôn với chị Nương sau khi đã được giải quyết ly hôn với chị Ngọ và kể từ đó đến
nay vẫn không thấy tung tích chị Ngọ đâu.
3. Tình huống đưa ra có các điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích
Trước hết, về chủ thể yêu cầu tuyên bố mất tích ở tình huống đưa ra đó là anh Vinh chồng
của chị Ngọ (đáp ứng theo quan hệ hôn nhân). Để bảo vệ quyền lợi cho mình việc anh Vinh yêu
cầu tòa án tuyên bố chị Ngọ mất tích với các thủ tục, trình tự của anh trước tòa án là là phù hợp
với quy định pháp luật.
Hai là, Xét về mặt không gian, theo khoản 1 điều 52, nơi cư trú cuối cùng của chị Ngọ
chính là làng Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên Nam Định (nhà chồng). Cả quá trình theo rõi
sự biệt tích, yêu cầu tuyên bố mất tích với chị Ngọ tòa án hoàn toàn căn cứ nơi cư trú của chị
Ngọ là tại Huyện Ý Yên nơi đăng kí hộ khẩu thường trú.
Thứ ba, xét về mặt thời gian, tòa án đã tuyên bố mất tích với chị Ngọ sau khi xác nhận việc
chị Ngọ biệt tích 2 năm tính từ tháng tiếp theo của ngày cháu Nga nhìn thấy chị Ngọ (tháng
12/2007) tức là vào tháng 1/ 2008 – đây được quy định là mốc thời gian có được tin tức cuối
cùng của chị Ngọ cho đến khi tuyên bố mất tích.
Cuối cùng, thông qua trình tự thủ tục, Anh Vinh đã làm đơn thông báo tìm kiếm chị Ngọ
sau hơn 6 tháng biệt tích ( theo yêu cầu tại điều 74 luật này) và tiếp tục là người quản lí tải sản
gia đình. Sau đó phối hợp với tòa án để làm các biện pháp tìm kiếm, được sự kiểm tra cùng các
điều kiện cần thiết, đặc biệt khi nhận được thông tin chị Ngọ đã về nhà. Tòa án lại bắt đầu tính
thời gian theo quy định ở điều 78 từ thời gian có được tin tức cuối cùng cuối tháng 12/ 2007
(khi cháu Nga nhìn thấy mẹ. Những thủ tục vừa đúng về mặt pháp lý vừa là điều kiện cần thiết
2
để căn cứ tuyên bố mất tích. Do vậy, đến đầu tháng 1 năm 2010, Tòa án đã gửi giấy tuyên bố
mất tích với chị Ngọ về gia đình anh Vinh, chấm dứt trình tự tuyên bố mất tích với chị Ngọ.
4. Hậu quả pháp lý khi tuyên bố chị Ngọ mất tích
Thứ nhất, chị Ngọ đã bị “tạm thời” đình chỉ tư cách chủ thể tuy nhiên chị vẫn có những
quyền lợi nhất định với tài sản của mình khi vắng mặt.
Hai là, việc quản lí tài sản của chị Ngọ khi vắng mặt tại nơi cư trú, tài sản của chị Ngọ kể
cả chung và riêng của chị vẫn được bảo đảm và lúc này anh Vinh chính là người quản lí (Theo
quy định của điều 75). Nhưng anh Vinh chưa thể là chủ sở hữu tài sản của chị Ngọ được.
Ba là, Nghĩa vụ của anh Vinh – người quản lí tài sản khi chị Ngọ vắng mặt tại thôn Tống
Xá: Anh Vinh có trách nhiệm giữ và bảo quản tài sản như của chính mình, thanh lí các tài sản
có nguy cơ hư hỏng, thực hiện các nghĩa vụ của chị Ngọ bằng tài sản của chị Ngọ và có trách
nhiệm giao lại tài sản khi chị Ngọ trở về (Theo 4 khoản quy định tại điều 76 Bộ luật dân sự).
Thứ tư, quản lí tài sản của chị Ngọ đối với tư cách bị tuyên bố mất tích, chị vẫn sẽ có
quyền lợi được bảo vệ tài sản của mình, anh Vinh vẫn sẽ trực tiếp quản lí. Trong tình huống đưa
ra anh vinh đã kết hôn với người chị Nương khi giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này tài sản
của chị không thuộc quyền quản lí của anh Vinh, hơn nữa cháu Nga mới hơn 10 tuổi (chưa
thành niên) nên quyền quản lí tài sản lúc này thuộc về người thân thích với chị Ngọ (có thể là
bố, mẹ chị Ngọ, nếu không thì anh, em, cô dì chú bác…), nếu không có người quản lí trong
trường hợp này tòa án Huyện Ý Yên sẽ chỉ định người khác quản lý.
Thứ năm, khi anh Vinh xin ly hôn sau khi tòa án tuyên bố chị Ngọ mất tích thì tòa án sẽ giải
quyết cho anh Vinh Ly hôn, anh Vinh có những quyền và nghĩa vụ của người ly hôn theo quy
định về nhân thân, về tài sản hợp pháp.
Ngoài ra, hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chị Ngọ mất tích còn là điều kiện cần để anh
Vinh có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chết nếu có điều kiện và nhu cầu theo đúng trình tự và thủ
tục quy định.
Đôi khi vì những lí do khác nhau mà chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc xác định
một người còn sống hay đã chết. Tuy nhiên xét cho cùng việc tuyên bố mất tích thường sẽ bảo
vệ quyền lợi cho cá nhân đó. Tình huống đưa ra có những điều kiện cụ thể và phù hợp với
điều kiện pháp lí để tuyên bố cá nhân mất tích. Thông qua đó bài viết phân tích các hậu quả
pháp lí khi tuyên bố mất tích. Rất có thể bài viết sẽ còn những thiết xót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của độc giả.
3