Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.02 KB, 135 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan 24
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn hai huyện
Tuy Phong và Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận phục vụ sử dụng đất bền vững 41
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên nhân và quá trình phát triển sa mạc hoá 93
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường tự nhiên là một hệ địa sinh thái đa dạng và phức tạp, là một tổ
hợp các yếu tố hoàn chỉnh có mối quan hệ lẫn nhau. Bởi vì hệ địa tự nhiên là bộ
phận của một địa hệ cao hơn cũng đồng thời mỗi hệ địa tự nhiên gồm các địa hệ ở
bậc thấp hơn. Nó chứa đựng những điều bí ẩn mà hiện nay con người vẫn chưa
khám phá hết, với hàng loạt các đặc điểm cảnh quan khác nhau, từ cảnh quan ở
vùng cực, hay cảnh quan vùng ôn đới cho đến cảnh quan nhiệt đới, xích đạo - mỗi
cảnh quan lại có các đặc điểm và tính chất riêng biệt cho mình với các nhân tố thành
tạo đặc biệt để tạo nên chúng. Song cảnh quan mà có đặc điểm địa hoá độc đáo hơn cả
đó chính là cảnh quan khô nóng mà cụ thể là cảnh quan vùng đất cát khô hạn.
Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Bắc chí Nam, địa hình
3/4 là đồi núi với tính chất chia cắt mạnh, các dãy núi ăn sát ra biển tạo nên vùng
duyên hải Nam Trung Bộ mà trong đó có tỉnh Bình Thuận. Do địa hình chủ yếu là
đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, đất cát và cồn cát chiếm ưu thế, bên cạnh
đó hướng gió thổi song song với hướng địa hình ven biển đã ảnh hưởng và làm cho
khu vực Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở hai huyện Tuy Phong
và Bắc Bình. Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô cằn
nhất cả nước đã hình thành các vùng cát hoang mạc rộng lớn.
Trước thực trạng khô hạn kéo dài, thoái hoá đất và xói mòn do tác động của
biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong đó Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh


hưởng rõ rệt nhất. Ngoài các tác nhân tự nhiên, chúng ta còn phải đề cập đến tác
nhân con người với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên triệt để không hợp lí, phá
rừng phòng hộ để chuyển mục đích sử dụng sang trồng trọt và đất ở dẫn đến tình
trạng thiếu nước một cách nghiêm trọng cho phát triển kinh tế do lượng nước ngầm
bị hạ thấp, không những thế việc khai thác Titan trong cát của các doanh nghiệp,
cũng như chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả tự do và nuôi trồng thuỷ sản
nước mặn một cách tự phát không được đánh giá, quy hoạch hợp lí đã làm cho đất
4
ngày càng trở nên xấu hơn khó cải tạo, hình thành các khu vực đất hoang hoá, đất
cát kết hợp với gió mạnh thường xuyên thổi từ biển vào tạo nên những cơn bão cát
đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp Quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng
hàng ngàn ha. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên
Hương, Bình Thạnh, Tuy Phong – Bình Thuận ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp của khu vực. Riêng hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình có diện tích đất
hoang hoá khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển, các đồi cát di
động ở đây có diện tích 5.000 ha dẫn đến tình trạng sa mạc hoá trên diện rộng.
Sa mạc hoá ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta (cụ thể trong khu
vực nhiệt đới) được xem là một bài toán khó đối với các nhà khoa học trong việc
giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội của con người mà quan trọng nhất
là tác động của nó đến với sản xuất nông nghiệp. Sa mạc hoá càng phát triển đồng
nghĩa với việc diện tích đất trống đồi trọc, đất cát hoang hoá, cồn cát được mở rộng,
ngược lại diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kiềm hãm sự phát triển kinh tế của đất
nước nói chung và làm cho đời sống nhân dân nơi đây vốn đã khó khăn nay càng
khắc nghiệt hơn.
Trước thực trạng ấy, việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên vùng đất khô
hạn quanh năm, tìm hiểu tình trạng sa mạc hoá diễn ra hết sức là cực đoan là một
yêu cầu cấp thiết hiện nay, nó không chỉ là trách nhiệm đối với các nhà quản lý, nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân để có cách
nhìn nhận sâu sắc về vấn đề này, từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai từ tự nhiên. Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề

tài “Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn hai huyện Tuy phong,
Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận phục vụ sử dụng đất bền vững” làm luận văn tốt
nghiệp của mình và có thể giúp ích một phần nào đó trong công tác ủng hộ “chống”
sa mạc hoá.
5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích của đề tài
Giúp có cái nhìn tổng quan hơn về cảnh quan vùng đất cát khô hạn, một cảnh
quan đặc trưng của miền nhiệt đới khô nóng. Đóng góp những nội dung cơ bản nhất
cho công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sa mạc hoá như là một dạng biểu hiện
của “biến đổi khí hậu” toàn cầu.
Xác định được những thuận lợi và khó khăn trước mắt của khu vực, cũng
như những tiềm năng trong tương lai để có những chiến lược, chính sách sao cho
khai thác hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận và đề xuất một số
biện pháp giảm thiểu sự rủi ro do tác động của tự nhiên.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan (CQ), đánh giá cảnh quan
(ĐGCQ) và vấn đề sa mạc hoá từ đó xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề
cần nghiên cứu làm nền tảng cho quá trình phân tích đánh giá.
Phân tích các nhân tố thành tạo CQ, các đặc điểm cấu trúc thẳng đứng, cấu
trúc ngang tiểu biểu của cảnh quan khô hạn và phân tích tình trạng sa mạc hoá đang
diễn ra mạnh nhất ở hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình.
Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh quan các
huyện tỉnh Bình Thuận.
Từ những thế mạnh và hạn chế về ĐKTN, đề xuất hướng định hướng phát triển
kinh tế cho tỉnh, đồng thời đưa ra các giải pháp giảm thiểu tiến trình sa mạc hoá.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung vào hai huyện Tuy

Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận.
3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung xoay quanh nghiên cứu các điều kiện tự nhiên (ĐKTN),
tài nguyên thiên nhiên (TNTN) của cảnh quan vùng đất cát khô hạn và các điều kiện
kinh tế - xã hội (KT-XH), và tình trạng sa mạc hoá đang hoạt động trên khu vực
nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan
6
Đề xuất định hướng và các giải pháp cấp thiết cho việc khai thác, sử dụng
hợp lí tài nguyên, cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác phục vụ cho phát triển
nông lâm nghiệp lộ trình đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1 Trên thế giới
Hướng nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ rất sớm, cùng
với sự phát triển của khoa học Địa lý, đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, học thuyết
cảnh quan được hình thành và phát triển độc lập ở hai nước Nga và Đức.
Cảnh quan học thực sự phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết nghiên cứu cảnh quan
phải kể đến công lao của các nhà địa lý Xô Viết A.A. Grigoriev, B.N. Xukatrov,
B.B. Polunov, X.V. Kalexnic, A.G. Xonlxev, N.A. Gvozdexky, Nhicolaev, A.G.
Ixatxenko… Cùng thời gian này, hướng nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất,
phân hoá lớp vỏ địa lý được phát triển mạnh mẽ. Mặc dù quan niệm về cảnh quan
còn khác nhau nhưng hầu hết các nhà địa lý Xô Viết coi “Cảnh quan” là một thực
thể tự nhiên, là các “Tổng hợp thể tự nhiên” ở các cấp khác nhau.
Nhu cầu sử dụng tài nguyên không ngừng gia tăng. Ngày càng nhiều dạng tài
nguyên được đưa vào sản xuất, hình thành nhiều dạng sử dụng khác nhau. Vì vậy,
khoa học cảnh quan không dừng lại ở việc nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, xác định
đơn vị cảnh quan mà phải tiến tới nghiên cứu cấu trúc chức năng, đánh giá tổng
hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường. Sự ra đời của “Cảnh quan học ứng dụng” phải kể đến công lao to
lớn của A.G. Ixatxenko, tiêu biểu trong số các công trình của ông có “Địa lý học

ngày nay” (1982), “Cảnh quan ứng dụng” (1983)…
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu theo hướng “Đánh giá tổng hợp
ĐKTN, TNTN cho mục đích thực tiễn” của Liên Xô (cũ), CH Ucraina, các nước
Tây Âu, Mỹ… có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn, góp phần hoàn thiện phương pháp
luận, phương pháp NCCQ và ĐGCQ.
4.2 Ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu
7
Đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự
Lập với “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh
quan” (1970” và “Địa lý tự nhiên Việt Nam” (1970); Lê Bá Thảo với “Thiên nhiên
Việt Nam” (1977) và “Việt Nam - lãnh thổ và các vùng kinh tế” (2000)… Mang
tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng như “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”
(1976) của Vũ Tự Lập. Cũng nội dung này Vũ Tụ Lập còn có công trình “Phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục
vụ quy hoạch lãnh thổ” (1982).
Cảnh quan học và đánh giá cảnh quan nước ta phát triển mạnh từ đầu thập kỷ
1990. Đóng góp to lớn cho sự phát triển này phải kể đến các công trình của tập thể
tác giả Viện Địa lý - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, các tác giả
trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo hướng nghiên
cứu cơ bản có “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1992) của các tác giả Phạm Hoàng
Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh. Theo hướng tiếp cận sinh thái,
có “Các vùng địa lý sinh thái Việt Nam” (1992) do tác giả Phạm Hoàng Hải và nnk
thực hiện; “Về hướng tiếp cận sinh thái nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa
Việt Nam” (1992) của tác giả Phạm Hoàng Hải; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái
Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (1993) do
các cán bộ Viện Địa lý - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện;
“Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích
sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường” (1993) tác giả Nguyễn Thượng
Hùng và nnk thực hiện, hay “Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch

và phát triển kinh tế” (2002) của Nguyễn Thế Thôn. Gần đây Nguyễn Cao Huần có
công trình “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận sinh thái” (2005). Ngoài ra,
còn một lượng lớn các đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công kiên quan đến vấn
đề đánh giá cảnh quan.
Tình hình nghiên cứu ở hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về đánh giá cảnh quan. Tất cả chỉ
8
dừng lại ở mức độ mô tả và chưa đi sâu vào nội dung đánh giá cảnh quan cho mục
đích phát triển kinh tế. Một số công trình chủ yếu đánh giá mức độ khô hạn, sa mạc
hoá, và thiên tai và các giải pháp như “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá trình
trạng hạn hán tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” của các tác giả Trường Khoa
học xã hội và Nhân Văn TPHCM; “Thực trạng tài nguyên đất - nước và nguy cơ sa
mạc hoá, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận” của tác giả Lê
Sâm và Nguyễn Đình Vượng; “Một số đặc điểm của đất vùng khô nóng Bình Thuận
- Ninh Thuận”của tác giả Đặng Xuân Phú. Gần đây nhất là của tác giả Phạm Quang
Vinh về công trình “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hoang mạc
hoá đến môi trường và xã hội ở khu vực Nam Trung Bộ (Nghiên cứu thí điểm cho
tỉnh Bình Thuận)” thuộc chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo
nghị định thư. Như vậy có thể nói công trình khoa học của tác giả hiện tại là rất mới và
sẽ từng bước đi đầu cho việc nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích
phát triển kinh tế của hai huyện Tuy Phong - Bắc Bình tỉnh Bình Thuận.
Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên
cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lý tự nhiên tổng hợp. Trong quá trình thực hiện
đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các điểm đặc trưng
tự nhiên ở một số điểm. Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm địa lý tự
nhiên và phân hoá không gian lãnh thổ. Kết hợp với các phương pháp khác so sánh
đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của
nơi nghiên cứu.

9
4.2 Phương pháp thu thập xử lý tài liệu
4.3 Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập có lựa chọn các tài
liệu, số liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Sau khí thu thập và phân tích xử
lý số liệu theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi thống kê các tài liệu theo bảng biểu. Từ
đó, đánh giá tổng hợp, rút ra nhận xét về thực trạng và xu hướng phát triển các
ngành kinh tế thông qua tiềm năng đất đai.
4.4 Phương pháp bản đồ
4.5 Theo N. N. Baranski: “Bản đồ là alpha và omega của địa lý”. Nghiên
cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình
nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình.
4.6 Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bắt
đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm nắm bắt khái quát và nhanh chóng khu vực
nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng của khu vực. Để đánh
giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập
bản đồ CQ.
4.7 Phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cấu trúc
4.8 Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan
hệ giữa các hợp phần TN trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị CQ
trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh giá
tổng hợp giá trị kinh tế của ĐKTN và TNTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu
KT-XH, mô hình hoá các hoạt động giữa TN với KT-XH, phục vụ cho việc dự báo
cho sự biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng
cơ sở cho việc quản lý TN và BVMT.
4.9 Phương pháp hệ thông tin địa lí (GIS)
4.10 Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) với sự hỗ
trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm ArcGis 10.2. Phương
pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các
thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất
chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các

bản đồ phục vụ việc ĐGCQ.
10
5. Những kết quả của đề tài
5.1 Hệ thống và vận dụng cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan, đánh giá
cảnh quan và vấn đề sa mạc hoá cho việc nghiên cứu. Xác định tổng quan điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sa mạc hoá của địa bàn nghiên cứu.
5.2 Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan, xây
dựng bản đồ đánh giá cảnh quan và bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.
5.3 Đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển bền vững cho khu vực
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
6.2 Đề tài được thực hiện sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác và sử
dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
6.3 Kết quả nghiên cứu đề tài cho cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng tự
nhiên cũng như kinh tế - xã hội tại địa điểm nghiên cứu.
6.4 Góp phần vào nghiên cứu chung về đánh giá cảnh quan địa phương
từng khu vực trong cả nước, nhận thức sự khác nhau của từng nơi và có những
chính sách cần bằng đối trọng nhằm phát triển toàn diện của cả ba miền Bắc –
Trung – Nam.
6.5 Ý nghĩa thực tiễn
6.6 Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ giúp ích một phần nào đó cho các nhà
quản lý địa phương có thêm những cơ sở khoa học cho việc đưa ra các chính sách,
chiến lược về quy hoạch lãnh thổ nhằm khai thác hiệu quả hết tiềm năng của khu
vực nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, mang lại cuộc sống ổn
định cho người dân nơi đây.
6.7 Ngoài ra “sa mạc hoá” là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với
đất nước ta mà còn là trách nhiệm chung của toàn cầu. Chính vì thế, thông qua đề
tài để kêu gọi các nhà khoa học, các nhà chuyên môn cùng chung tay nghiên cứu
sâu hơn về nội dung này để có hướng tốt nhất cho việc phòng chống sa mạc hoá.

11
7. Cấu trúc luận văn
8. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
9. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu cảnh quan khô hạn
và các vấn đề liên quan đến sa mạc hoá
10. Chương 2: Các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan vùng đất cát
khô hạn - sa mạc hoá
11. Chương 3: Đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý lãnh
thổ nghiên cứu
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.

32.
33.NỘI DUNG
34.CHƯƠNG 1
12
35.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN
KHÔ HẠN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SA MẠC HOÁ
36.
1.1 Cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
1.1.1 Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan
1.1.1.1 Quan niệm cảnh quan
37. Từ đầu thế kỷ XIX (năm 1805), thuật ngữ cảnh quan lần đầu tiên
được sử dụng có nguồn gốc từ tiếng Đức - landschaft, với nghĩa nguyên thủy là
phong cảnh, quang cảnh. Cùng với tiến trình phát triển của khoa học cảnh quan, đối
tượng nghiên cứu của khoa học này được nhận diện và xác định đúng đắn gắn liền
với tên tuổi của những nhà địa lý nổi tiếng: L.S.Berg (1913,1931), N.A. Solntsev
(1948,1960), A.G.Isachenko (1965,1991), D.L. Armand (1975) [1]… và ở Việt
Nam là Vũ Tự Lập (1976) [20], Phạm Hoàng Hải (1992,1997), Nguyễn Cao Huần
(2005)…[10, 15]
38. Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý học hiện đại. Không kể
quan niệm CQ là phong cảnh như trên. Cho đến nay, trong khoa học địa lý tồn tại 3
quan niệm khác nhau về cảnh quan:
 Quan niệm thứ nhất coi cảnh quan là một khái niệm chung đồng nghĩa với tổng thể
địa lý tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau: tiêu biểu cho quan niệm này là
F.N.Milkov, D.L.Armand, V.I.Prokaev…
 Quan niệm thứ hai coi cảnh quan là một khái niệm khái quát, có tính chất kiểu hình
của những tổng thể địa lý tự nhiên: B.B.Polunov, I.M.Knasenkov, N.A.Gvodesky…
 Quan niệm thứ ba coi cảnh quan là các cá thể địa lý không lặp lại trong không gian,
là một trong những đơn vị thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng hợp: L.S.Berg,
A.A.Grygoryev, S.V.Kalesnik, N.A.Soltsev, A.G.Isachenko, Vũ Tự Lập… [10, 15]
39. Dù xét CQ theo khía cạnh nào thì cảnh quan vẫn là một tổng thể tự

nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc
cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức
nào, quy nạp hay diễn giải (Nguyễn Thành Long,1993).
13
40. Trong nghiên cứu - đánh giá cảnh quan, các nhà nghiên cứu cảnh
quan thường theo quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể. Trong đó, quan niệm
kiểu loại phổ biến hơn cả. Quan niệm này chỉ rõ, cảnh quan là sự phối hợp biện
chứng như một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tương đối đồng nhất, không phụ
thuộc vào phạm vi phân bố. Quan niệm này rất có lợi thế cho việc thành lập bản đồ
CQ phục vụ các mục đích thực tiễn. Trong đánh giá cảnh quan, nhiều khi có nhiều
yếu tố chưa thể định lượng được một cách chính xác trong một tổng thể phức tạp,
do vậy cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thể ghép vào một nhóm,
đưa ra các phương án tính toán, nhằm bố trí hợp lý sản xuất.
41. Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất (Địa lý ứng
dụng), cảnh quan được xem xét ở cả 3 khía cạnh: đơn vị tổng thể (theo khái niệm
chung), đơn vị phân kiểu (theo khái niệm loại hình) và đơn vị cá thể (theo khái niệm
cá thể) (Shishenko P.G, 1988). [10]
42. Như vậy, cảnh quan trước hết như là một tổng hợp thể tự nhiên (khái
niệm chung), vừa được xét như một đơn vị cá thể, vừa được xét như một đơn vị loại
hình. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính loại
hình để thành lập bản đồ cảnh quan hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình
Thuận.
43.1.1.1.2 Hướng nghiên cứu cảnh quan
44. Cảnh quan học đã vận dụng những tri thức địa lý chung để nghiên cứu
lãnh thổ cụ thể. Học thuyết CQ cũng như khoa học địa lý, tuân thủ các giai đoạn
phát triển: phân tích bộ phận, tổng hợp, tổng hợp bậc cao hơn và phát triển theo
dạng xoắn ốc, ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng của lớp vỏ CQ.
45. Cùng với sự phát triển Khoa học địa lý bộ phận, thành tựu nghiên cứu
địa lý sinh vật và phân hoá không gian của các hợp phần CQ, khoa học CQ xác định
một thời kì nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất. CQ học là học thuyết về các

quy luật phân hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lý; CQ là đơn vị cơ sở. Hệ thống phân
vùng được xem như là nhóm các CQ vào các liên kết lãnh thổ bậc cao trên cơ sở
14
các mối quan hệ liên quan CQ về mặt không gian và lịch sử. Đây là giai đoạn
nghiên cứu cấu trúc không gian của CQ.
46. Hướng nghiên cứu cấu trúc xác định định tính tính chất CQ. Do đó,
các nghiên cứu hướng sâu vào chỉ tiêu định lượng tính chất CQ, sử dụng các biện
pháp như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái, nghiên cứu tác
động kĩ thuật (nhân tác) vào NCCQ… Điều này đánh dấu hướng chuyển từ nghiên
cứu cấu trúc không gian sang nghiên cứu chức năng động lực của CQ.
47. Cùng thời gian này, vấn đề “môi trường sống dựa trên các nguyên tắc
sinh thái và CQ địa lý” góp phần tạo nên hướng NCCQ mới - hướng sinh thái CQ,
nhưng nó ít có tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực lý thuyết. Việc sinh thái hoá CQ là sử
dụng phương pháp nghiên cứu HST trong NCCQ, coi mỗi đơn vị CQ là một HST.
Nghiên cứu thể tổng hợp ĐLTN hay hệ địa - sinh thái, nhằm nhấn mạnh vai trò của
giới hữu sinh trong tổng thể. Tiếp cận hệ thống đối với hệ địa - sinh thái (hệ thống
động lục hở tự điều chỉnh) đồng nghĩa với việc nghiên cứu các thành phần, các mối
quan hệ tương hỗ giữa chúng. Để hiểu mối cân bằng của một hệ địa - sinh thái cần
hiểu mối liên hệ nội tại giữa các thành phần thuộc hai nhóm vật chất vô cơ và hữu
cơ. Hướng sinh thái hoá CQ là hướng ứng dụng với mục đích nghiên cứu trao đổi
và chuyển hoá vật chất của vòng tuần hoàn sinh vật trong CQ, bảo vệ và làm tốt hơn
môi trường sống. Qua đó, con người có thể điều chỉnh hoạt động của hệ theo hướng
mong muốn.
48. Hướng “CQ sinh thái” - một nhánh khác của khoa học CQ, được nảy
sinh trong sự tiếp xúc và liên kết nghiên cứu giữa CQ học và sinh thái học. Nó hoàn
toàn khác “sinh thái hoá CQ” cả về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên
cứu. CQ sinh thái kế thừa và phát triển kết quả NCCQ và HST. CQ sinh thái nghiên
cứu sự phân hoá của các đơn vị cảnh quan sinh thái theo hệ thống phân bậc. Tiếp
cận sinh thái vào NCCQ không có nghĩa là đưa hoàn toàn các phương pháp HST
vào NCCQ như trong sinh thái cảnh quan.

49. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và những ngành liên
quan, NCCQ đã đi sâu vào hướng nghiên cứu bản chất xu thế phát triển, mối quan
15
hệ nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên, đặc biệt là xu thế phát triển của CQ
hiện đại dưới tác động kĩ thuật của con người.
50. Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết
quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu. Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào hướng tiếp
cận khoa học tổng hợp - NCCQ vùng. Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên
cứu đó cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT -
XH và bảo vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững (PTBV). [10]
1.1.1.2 Lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan
51. Theo GS. Nguyễn Thượng Hùng: “Nghiên cứu cảnh
quan thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự
nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hoá của tự nhiên
nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên – các đơn vị cảnh quan có
tính đồng nhất tương đối trong đánh giá lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các
điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển và
bảo vệ môi trường”.[9]
52. Như vậy, nghiên cứu cảnh quan của một lãnh thổ cần phải dựa vào
tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần
trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau. Để xác định cơ sở lý
luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ
bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể
nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra:
53. - Đối tượng nghiên cứu cảnh quan: là các đơn vị CQ, trong đó có thể bao
gồm cả các đơn vị phân loại với nhiều cấp từ trên xuống dưới từ cấp hệ
thống CQ đến đới, kiểu, lớp, loại đến các dạng, diện CQ, cũng như có thể là
các cấp đơn vị phân vùng CQ như các địa ô, các miền, các vùng CQ được
phân chia trên lãnh thổ. Việc lựa chọn, sử dụng các đối tượng nghiên cứu là
các đơn vị CQ cụ thể (đơn vị phân loại), hay là các vùng, miền CQ (đơn vị

phân vùng) còn phụ thuộc khá nhiều vào các mục tiêu cụ thể cần đạt được và
đặc biệt vào tỷ lệ nghiên cứu, tỷ lệ của các bản đồ sẽ được xây dựng.
16
54. - Những nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan: ngoài những nguyên tắc
mang tính thống nhất đã được khẳng định như trong nghiên cứu tự nhiên chung còn
có rất nhiều các nguyên tắc riêng của CQ học, trong đó đặc biệt quan trọng và nổi
bật nhất là các nguyên tắc liên quan đến các đặc điểm đặc trưng của chính CQ lãnh
thổ, đó là các nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh, đồng nhất về lịch sử phát triển,
đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ được phân chia Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong quá trình thực hiện nghiên cứu CQ nói chung hay
xây dựng bản đồ CQ, bản đồ phân vùng CQ cần quan tâm và nhấn mạnh đến tính
thời gian của CQ và liên quan với nó là nguyên tắc mà thường được gọi là lịch sử
phục hồi hay phát sinh lịch sử. Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng
nghiên cứu CQ, trong xác định nguồn gốc thành tạo nên chúng và đặc biệt cần thiết
trong quá trình nghiên cứu đề xuất các phương án sử dụng cho các mục đích thực
tiễn. Vì rằng, như chúng ta đã biết thiên nhiên biến đổi không ngừng và đi cùng với
chúng là sự thay đổi cũng hết sức mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên - các nhân tố
thành tạo CQ mỗi vùng và trong suốt chiều dài lịch sử phát triển ở một thời điểm
nào đó các yếu tố tự nhiên nói chung và các CQ sẽ không còn giữ được trọn vẹn
như phát sinh ban đầu của chúng.
55. Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về cấu
trúc, chức năng và động lực của CQ, cụ thể:
56. - Về cấu trúc cảnh quan: bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Mỗi đơn
vị cảnh quan dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần tự nhiên có
quan hệ mật thiết với nhau (địa chất, địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật,
hoạt động nhân tác…), tạo nên cấu trúc đứng của cảnh quan đó. Mỗi khu vực
nghiên cứu lại thể hiện đặc điểm phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ
của các đơn vị cảnh quan nhưng vẫn có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc
lẫn nhau giữa các đơn vị tự cao xuống thấp – điều này thể hiện cấu trúc
ngang của cảnh quan.

57. Phân hoá theo không gian và thành phần cấu tạo là đặc điểm rất quan trọng
của CQ. Nó liên quan đến quy luật biến động, phát triển của mỗi đơn vị cảnh
17
quan trong toàn hệ thống CQ. Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trưng
cho các mục đích sử dụng khác nhau.
58. - Về chức năng cảnh quan: trên cơ sở phân tích, đánh giá CQ đã xác định
được những chức năng chủ yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như:
chức năng phòng hộ bảo vệ; chức năng phục hồi và bảo tồn; chức năng phát
triển kinh tế sinh thái; chức năng sản xuất lương thực thực phẩm; chức năng
thuỷ điện, công nghiệp, đô thị
59. - Về động lực của cảnh quan: Các CQ luôn luôn chịu sự tác động
động lực trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình. Nghiên cứu động lực
CQ không chỉ làm sáng tỏ thực trạng biến đổi của CQ dưới các tác động tự nhiên,
nhân tác mà còn cho phép lựa chọn các phương án sử dụng chúng có tính phù hợp
nhất đối với tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ. Động lực và quá trình phát triển CQ
luôn phụ thuộc vào đặc điểm các yếu tố tự nhiên như năng lượng bức xạ mặt trời,
chế độ hoàn lưu gió mùa, cơ chế hoạt động gió mùa và các hoạt động khai thác lãnh
thổ của con người. Trên lãnh thổ nghiên cứu với nguồn năng lượng dồi dào được
cung cấp bởi mặt trời với tổng lượng bức xạ và nền nhiệt khá cao, lượng mưa lớn và
tập trung theo mùa, sự luân phiên tác động vào lãnh thổ chế độ mùa đã tạo nên nhịp
điệu mùa của CQ và tạo ra những tác động làm biến đổi CQ thông qua sự gia tăng
của các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cũng như những
tác động mang tính kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên khác. Tuy nhiên,
theo đánh giá chung, yếu tố động lực lớn nhất, có tính quyết định nhất đến sự biến
đổi CQ chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người.
60. Những lý luận này được vận dụng trong nghiên cứu cảnh quan (NCCQ) các
ĐKTN và TNTT của hệ thống lãnh thổ hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình
tỉnh Bình Thuận nhằm xác định các loại cảnh quan khác nhau trên lãnh thổ,
đánh giá tổng hợp chúng cho mục đích phục vụ sử dụng đất bền vững, từ đó
bố trí các ngành kinh tế sao cho phù hợp.

61.1.1.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)
62.1.1.2.1 Khái niệm ĐGCQ
18
63. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là rất phức tạp. Đối tượng
của ĐGCQ là các hệ địa lý, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện
cơ chế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên (TN) - khách thể và hệ
thống Kinh tế - Xã hội (KT - XH) - chủ thể. Vậy nên, “Thực chất của đánh
giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ
thể nào đó (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư )”. [13]
64. Nói cách khác, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) là đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn.
Tuỳ vào từng mục đích cụ thể mà lựa chọn các kiểu đánh giá cho phù hợp.
Đánh giá chung là giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu tự nhiên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho
các mục đích thực tiễn khác nhau. Đánh giá mức độ thuận lợi hay thích hợp
của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các ngành sản xuất và
đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả của các
ngành sản xuất đó. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thích
hợp hay thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục
đích khác nhau. Đây chính là cơ sở khoa học quan trọng của đánh giá kinh tế
- kỹ thuật và là cơ sở cho từng lãnh thổ riêng biệt.
65. Vậy đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy
hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT.
66.1.1.2.2 Hướng ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT
67. Cùng với sự tiến bộ xã hội, phát triển khoa học kĩ thuật và sản xuất, con
người ngày càng có nhu cầu cao về khai thác tài nguyên phục vụ cho phát
triển KT - XH. Đồng thời, tác động vào môi trường TN ngày càng mạnh.
Con người khai thác ĐKTN, TNTN quá mức, thậm chí vượt quá khả năng tự
điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên. Hậu quả là làm cạn kiệt nhiều loại tài
nguyên, suy thoái môi tường TN, đe doạ cuộc sống con người…

68. Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người không thể
không khai thác tài nguyên. Trước thực tế đó, yêu cầu khai thác và sử dụng
19
hợp lý ĐKTN, TNTN là vấn đề có ý nghĩa rất lớn. Tuy vậy, yêu cầu này chỉ
đáp ứng được khi có những kết quả nghiên cứu tổng hợp. Vì vậy, đánh giá
tổng hợp các ĐKTN, TNTN lãnh thổ nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho
khai thác và sử dụng hợp lý chúng là điều rất cần thiết. Cách tiếp cận có hiệu
quả và tổng hợp nhất là nghiên cứu, phân tích, đánh giá thể tổng hợp TN
lãnh thổ cho mục đích thực tiễn. Đánh giá ở đây là đánh giá về mặt kinh tế,
kỹ thuật của ĐKTN, TNTN, so sánh khả năng đáp ứng của hệ thống TN với
yêu cầu của hệ thống KT - XH.
69. Hiện nay, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước để
đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát
triển các vùng lãnh thổ như vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và cụ thể chi tiết là
ở các Tỉnh, Huyện và các khu vực khác. Những công trình này góp phần
quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề KT - XH, môi trường…
70.1.1.2.3 Lý luận và phương pháp ĐGCQ
71. Khoa học đánh giá không chỉ là khoa học liên ngành (gồm kinh tế, xã hội,
bàn đồ, toán học điều khiển, quản lý, quy hoạch…) mà còn là khoa học địa
tiêu chuẩn hoá. Vậy nên đối tượng, nguyên tắc, phương pháp tiến hành của
khoa học đánh giá tập hợp các nguyên tắc, phương pháp của từng ngành
riêng.
72. Theo các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn thì đánh giá tổng hợp
bao gồm: lý thuyết đánh giá chung và thủ pháp tiến hành. Trong lý luận
chung của đánh giá tổng hợp, quan trọng nhất là xác định đối tượng, mục
đích, nội dung, lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp đánh giá và xác định nhiệm
vụ của tình huống đánh giá.
73. - Đối tượng đánh giá là các hệ địa lí, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực
cảnh quan, các quá trình và hiện tượng nói chung.

20
74. Đối tượng đánh giá tổng hợp không phải là một đơn vị cá thể riêng lẻ hay
các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên mà là tổng hoà các mối
quan hệ, cá tác động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.
75. - Mục đích của đánh giá là sử dụng môi trường tự nhiên hợp lí nhất, hiệu quả
nhất, tối ưu nhất, phát triển bền vững. Có thể nói rằng, đặc điểm của tự nhiên
là đơn trị nhưng giá trị kinh tế của tự nhiên là đa trị nên số đo giá trị đặc
điểm tự nhiên qua quan trắc khác hẳn giá trị kinh tế của nó. Do vậy, hoạt
động đánh giá cần xác định được giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên cho các mục đích rất rất khác nhau nên kết quả đánh giá
tổng hợp cũng biểu thị mức độ “thích hợp” khác nhau cho việc sử dụng
chúng. Hoạt động đánh giá không thể tiến hành làm một lần mà theo một quá
trình nhận thức, tiếp cận với đánh giá: kiểm kê lại, đánh giá lại tác động của
đối tượng trong hệ kinh tế - kỹ thuật. Do vậy, không thể nào đánh giá chung
chung, cần căn cứ vào từng mục đích cụ thể để chọn ra cách đánh giá cụ thể.
76. - Nhiệm vụ cụ thể của công tác đánh giá thường gắn liền với mục đích đánh
giá cho các thể tổng hợp riêng biệt. Có hai kiểu đánh giá là đánh giá về mặt
chất lượng và đánh giá kinh tế. Đánh giá chất lượng: đánh giá định tính,
phân loại mức độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít. Đánh
giá kinh tế: hiệu quả kinh tế đánh giá bằng tiền, nhưng phải xem xét toàn
diện các mặt vì sự PTBV của môi trường sinh thái. Lợi ích sinh thái của môi
trường nhiều khi không thể tính được bằng tiền. Do đó, đứng trên quan điểm
sinh thái, cần sử dụng các mô hình đánh giá khác nhau.
77. - Nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là thông qua đặc điểm, tính chất
của chủ thể, tương ứng với chúng là đặc tính thành phần của khách thể để xác định
mức độ thích hợp của các thể tổng hợp TN cho từng ngành sản xuất, kinh tế riêng
biệt. Đa phần khi đánh giá cần tính đến khả năng sử dụng vào nhiều mục đích của
lãnh thổ (đánh giá cho yêu cầu của nhiều chủ thể).
78. Việc lựa chọn đúng phương pháp đánh giá quyết định mức độ chính
xác chi tiết và kết quả công tác đánh giá. Phương pháp tổng hợp bao gồm: phương

21
pháp mô hình chuẩn (mô hình hoá tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng
hợp, so sánh định tính, phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số… Quá trình
đánh giá có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.
79. Trong đánh giá, cần tiềm hiểu nhân tố giới hạn (nhân tố loại trừ khả
năng sử dụng vào mục đích nào đó). Việc xác định được nhân tố giới hạn giúp đơn
giản hoá quá trình đánh giá. Vì địa tổng thể chứa đựng nhân tố giới hạn nào đó
được xem là bất lợi cho việc sử dụng sẽ không được đánh giá, mặc dù các nhân tố
khác của nó thuận lợi hay trung bình.
80. Thang bậc đánh giá: tuỳ theo yêu cầu đánh giá (khái quát hoặc chi
tiết), thường lựa chọn thang đánh giá từ 2, 3…10 cấp hoặc nhiều hơn.
81. Chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn phụ thuộc đối tượng, mục đích đánh
giá. Yêu cầu của chỉ tiêu là các đặc điểm đặc trưng của lãnh thổ (có thể là chỉ tiêu
giới hạn đối với mục đích sử dụng lãnh thổ đó). Bao gồm: các chỉ tiêu tự nhiên, các
chỉ tiêu kinh tế xã hội và hoạt động nhân tác. Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tuân
thủ các nguyên tắc:
82. + Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với yêu
cầu của chủ thể (dạng sử dụng).
83. + Số lượng yếu tố chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng
tính chất của các CQ đã biết và liệt kê trong bản đánh giá.
84. + Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hoá trong không gian.
85. Tuỳ vào mục đích đánh giá, số lượng và mức độ quan trọng của chỉ
tiêu đánh giá sẽ thay đổi. Với mỗi mục đích, lựa chọn những loại chỉ tiêu thích hợp,
xác định trọng số theo thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu.
86. Trong đánh giá tổng hợp các điều kiện TN, TNTN, lựa chọn phương pháp,
thang bậc hay hệ thống chỉ tiêu đánh giá là rất phức tạp. Nó phụ thuộc chặt
chẽ vào mức độ phân hoá của TN, sự nhạy cảm và hiểu biết nhuần nhuyễn
TN lãnh thổ của người nghiên cứu. Kết quả đánh giá còn được kiểm nghiệm
và điều chỉnh lại cho phù hợp với từng ngành sản xuất trên lãnh thổ nghiên
22

Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp TN
Đặc điểm sinh thái công trình đặc trưng kĩ thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất
Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích nghi của các thể tổng hợp TN đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể
cứu. Trong quá trình đánh giá, tổng hợp hoặc thay đổi phương pháp là tất
yếu để đạt kết quả đánh giá chính xác và hiệu quả.
87. Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Xô Viết, các mô hình
đánh giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mô hình đánh giá chung của
L.I Mukhina (1970); mô hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà
Ucraina của A.M Marinhich (1970); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ Cộng
hòa Ucraina của P.G Sisenko (1983) và nhiều công trình khác. Có thể khái
quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp theo mô hình sau:
88.
89.
90.
91.
92.
93.
94.
95.
96.
97.
98.
99.
23
100. Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan
101. 1.1.3. Hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan
102. 1.1.3.1 Hệ thống phân loại cảnh quan
 Các nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại

103. Phân loại cảnh quan là một trong những khâu quan trọng trong nghiên
cứu và thành lập bản đồ cảnh quan. Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại của các
tác giả trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa có một hệ thống phân loại thống nhất
cho từng cấp lãnh thổ cụ thể cũng như từng loại tỷ lệ bản đồ nghiên cứu.
104. Tuy nhiên, theo tác giả Vũ Tự Lập và nhiều nhà nghiên cứu cảnh
quan cho rằng: mỗi hệ thống phân loại cảnh quan đưa ra cần phải đảm bảo những
nguyên tắc nhất định. [20]
105. - Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng
giữa các quy luật phân hoá không gian phổ biến của địa lý quyển, đây là nguyên
nhân chính của sự hình thành nên các cấp.
106. - Hệ thống phân loại phải đầy đủ các cấp để có thể áp dụng cho việc
thành lập bản đồ cảnh quan ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi
lẫn đồng bằng. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không nên để
xảy ra trường hợp không biết xếp cá thể vào bậc phân loại nào, cũng như một cá thể
có thể xếp vào nhiều bậc.
107. - Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một tiêu chí. Nếu muốn dùng
nhiều chỉ tiêu,thì phải kết hợp chúng lại thành một chỉ tiêu tổng hợp.
108. - Hệ thống phân loại phải có số bậc hợp lý tuỳ thuộc vào tính chất
của đối tượng phân loại. Tránh quá nhiều (sẽ gây rườm rà), tránh thiếu bậc
(gây khó hiểu cho mối liên hệ giữa các bậc). Nên chọn những yếu tố quan
trọng chi phối hoặc đại diện nhiều yếu tố khác nhau.
109. - Chú ý đến danh pháp cho từng bậc phân loại khác nhau, đồng thời
đơn vị bậc dưới nên có dấu vết của bậc trên trong tên gọi và ký hiệu.
24
110. Những nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Luận văn đã
áp dụng linh hoạt các nguyên tắc này trong quá trình phân loại CQ cho khu vực
nghiên cứu.
111. Sự phân hoá của CQ là phân hoá cấu trúc của các thành phần. Các
thành phần này xâm nhập, tác động tương hỗ với nhau. Mối tương quan giữa
các thành phần CQ không biểu hiện lên bề mặt Trái đất. Nghiên cứu đặc

trưng cấp phân vị cần dựa vào tổng thể các dấu hiệu địa đới và phi địa đới.
Thống nhất giữa quy luật địa đới và phi địa đới là sự thống nhất biện chứng.
Mặt nào đó trội lên thì mặt kia sẽ giữ vai trò thứ yếu. Do đó, khi phân loại
không nên xét chúng trong mối quan hệ đồng cấp.
112. Xây dựng một hệ thống phân loại đầy đủ, các cấp ứng với các chỉ tiêu
khác nhau, tránh những cấp mà chỉ tiêu chưa thật rõ ràng, chưa có sự thống
nhất cao của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi chỉ tiêu phân hoá chỉ có ý nghĩa áp
dụng đối với một vùng nhất định. Khó có thể áp dụng hệ thống phân loại, chỉ
tiêu các cấp của vùng này cho vùng khác. Vì vậy, căn cứ vào đặc thù TN, sự
phân hoá CQ của khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống
phân loại CQ riêng cho lãnh thổ hai huyện phía Bắc của tỉnh Bình Thuận.
 Một số hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu cảnh quan
• Một số hệ thống phân loại CQ trên thế giới
113. Cho đến nay, cảnh quan học vẫn chưa có một hệ thống phân loại được
nhiều người chấp nhận là đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp.
Trong phân loại cảnh quan hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình
Thuận, chúng tôi tham khảo và vận dụng một số hệ thống phân loại của các tác
giả nước ngoài và trong nước được thừa nhận tương đối rộng rãi trong hệ thống
phân loại cảnh quan hiện nay.
114. Các hệ thống phân loại đều phân chia các cấp dựa vào các quy luật địa
đới và phi địa đới nhưng đánh giá vai trò của chúng khác nhau, nên có sự
khác nhau giữa các hệ thống và phân tán trong việc xây dựng hệ thống phân
loại.
25

×