Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.22 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI:XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Nhóm: 9
Khóa lớp: K49E
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Nhóm 9
STT Họ và tên thành viên MSSV
1
Trần Bội Liên
1001017476
2
Nguyễn Thanh Nhân
1001017200
3
Nguyễn Ngọc Như
1001017510
4
Trần Thị Bích Nụ
1001017220
5
Trần Thị Kiều Oanh


1001017515
6
Nguyễn Thị Hạnh Phúc
1001017519
7
Trương Thị Thu Thanh
1001017268
8
Bùi Nguyễn Hoàng Thụy
1001017561
9
Nguyễn Phạm Mỹ Tiên
1001017565
10
Nguyễn Thị Thùy Trang
1001017324
2
MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1
1. Lý do …………………………………………………………………… …1
2. Giới hạn ……………………………………………………….………….…2
3. Mục đích – Nhiệm vụ ………………………………………… ……………2
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………… … …………3
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu …………………………………….………3
II. KẾT CẤU ĐỀ TÀI…………………………………………………………………7
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………8
Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa …8
A. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản 8
B. Tính chu kỳ của khủng hỏang kinh tế chủ nghĩa tư bản………………… 9
Chương 2. Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009)…………… …10

A. Kinh tế của Mĩ trước cuộc khủng hoảng 2007 – 2009…………….………10
B. Diễn tiến cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009…………………….…13
C. Kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009……………
19
Chương 3. Đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc khủng
hoảng Tài chính năm 2007 – 2009………….…………………………………………20
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….…25
3
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Carl Marx đã đặt nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở vị trí song song với nền kinh tế
Xã hội chủ nghĩa để mô tả một hệ thống trong đó một nhóm ít người kiểm soát một
khối lượng lớn tiền tệ, hoặc vốn, và đưa ra các quyết định về kinh tế quan trọng nhất.
Đặc trưng nhất của kinh tế Tư bản chủ nghĩa là việc nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân
và quyền tự do sản xuất, kinh doanh mà quốc gia tiêu biểu nhất cho nó là Mỹ.
GDP danh nghĩa năm 2010 (đơn vị nghìn tỷ USD)
Theo số liệu năm 2010 vừa qua, với GDP danh nghĩa vào năm 2010 của Mỹ
được tính gần 14 799 tỷ USD cao hơn hẳn so với các quốc gia khác, gần ¼ GDP toàn
cầu (24%) thì Mỹ được xem là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Một điều không
thể phủ nhận khác là bất kì biến động hay thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của nền kinh tế
Mỹ đều có ảnh hưởng cực kì lớn đối với nền kinh tế của thế giới mà đặc biệt là với nền
kinh tế của những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta.
1
Vậy, với một nền kinh tế theo phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa liên tiếp
thu được lợi nhuận siêu ngạch và đạt được những thành công vượt hẳn các nền kinh tế
khác như Mỹ, liệu có phải sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa là phương thức
sản xuất cao nhất? Nếu vậy thì tại sao Marx còn đề cập đến phương thức sản xuất xã
hội chủ nghĩa song song bên cạnh đó? Liệu ở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
còn tồn tại những mâu thuẫn, những khuyết điểm nào liên tiếp dẫn đến các cuộc khủng
hoảng trầm trọng và có chu kì ngày càng rút ngắn dần? Và quan trọng hơn hết là một

nền kinh tế theo phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa sẽ có xu hướng vận động như
thế nào từ khi bắt đầu cho đến khi vượt qua một cuộc khủng hoảng?
Hơn thế nữa, nhận thức đúng đắn và cặn kẽ về chiều hướng cách thức vận động
của nền kinh tế đầu tàu thế giới nói riêng và tư bản chủ nghĩa nói chung, cùng với việc
đánh giá và rút ra bài học là nền tảng cho việc vận dụng hợp lí phương thức sản xuất
này vào quá trình phát triển ở Việt Nam.
Trong mức độ giới hạn của đề tài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xu hướng
vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua các giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng
mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính (giai đoạn 2007-2009) vừa qua một cách
thật súc tích và hệ thống.
2.Giới hạn nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ.
 Thời gian : từ 2005 đến nay.
3. Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích:
- Nhằm nhận thức đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ cũng như
đánh giá về xu hướng đó.
- Giúp chúng ta rút ra một số bài học để có thể vận dụng tích cực vào nền kinh tế
Việt Nam.
2
 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, trình bày về xu hướng vận động của nền kinh tế tư bản Mỹ và đánh
giá nhận xét về xu hướng đó.
- Rút ra bài học.
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thông qua:
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Các bài viết có liên quan.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài 1: Tám cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ - Xuân Hòa

(Vnexpress.net - 4/12/2008)
Trong bài viết này tác giả đã đề cập sơ lược đến tám cuộc khủng hoảng được
xem là lớn nhất trong lịch sử kinh tế nước Mỹ.
Đầu tiên là cuộc suy thoái đầu năm 2000. Nguyên nhân hình thành suy thoái là
do Mỹ đã bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nổ ra kèm theo sự
đổ vỡ hàng loạt của các công ty trong cuộc “khủng hoảng chấm com” làm phá sản
hàng loạt các công ti công nghệ và tin học.
Cuộc khủng hoảng thứ hai được nhắc đến là suy thoái vào cuối thập kỉ 90. Chỉ
số Dow Jones trên đà sụt giảm chưa từng có 22.6% và chỉ trong từ 2 đến 3 năm đã gây
ra sự sụp đổ của thị trường tín dụng và cho vay kèm theo đó là thị trường bất động sản,
lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ không ngừng đi xuống.
Tiếp theo đó tác giả bài viết đã đề cập đến suy thoái đầu những năm 1980 hay
còn gọi là cuộc khủng hoảng năng lượng. Cuộc cách mạng tại Iran đẩy giá dầu tăng cao
làm tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo
3
theo lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, làm cho ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất và
sản xuất thép liên tục sụt giảm trong 10 năm sau đó.
Cuộc khủng hoảng thứ 4 là khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Bắt đầu vào ngày
15/9/1975, hai nước Ai Cập và Syria thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc
gia ủng hộ Israel. Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu thị trường thế giới tăng
lên gấp 5 lần và giá xăng trung bình tại Mỹ tăng 86% chỉ trong một năm.
Tiếp theo, tác giả nhắc đến suy thoái năm 1958 bắt nguồn từ chính sách thắt
chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư tại Mỹ khiến cho tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Tệ hơn nửa là
thay vì mặt bằng giá giảm thì giá cả trong giai đoạn từ 1957 đến 1959 lại bất ngờ leo
thang.
Từ một số biến động chính trị, kinh tế những năm đầu thập niên 50 dẫn đến lạm
phát leo thang làm bùng nổ suy thoái vào năm 1953. Tiếp theo đó Mỹ lại áp dụng một
số biện pháp quá mạnh tay dẫn đến sự bi quan trong người dân, dẫn đến việc giảm chi
tiêu tăng tiết kiệm, suy giảm tổng cầu của nền kinh tế.
Suy thoái 1947 bắt nguồn từ những bước tiến thần tốc của giai đoạn hồi phục

kinh tế sau chiến tranh thế giới. Ngoại trừ lương thực, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói
chung của Mỹ thời điểm này trở nên bão hoà do hàng hóa được sản xuất nhiều tới mức
thừa mứa.
Và cuối cùng, trước khi kết thúc bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến cuộc
đại khủng hoảng của nước Mỹ vào năm 1930. Bắt đầu vào năm 1929, cuộc suy thoái
này có sức ảnh hưởng hủy diệt với kinh tế toàn cầu, các nước phát triển và đang phát
triển.Trong thập niên 20, mở rộng cung tiền quá mức đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ
nhưng thiếu bền vững của khối tài chính. Hệ quả là nhiều công ty phá sản do thiếu vốn,
hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng bị đình trệ, thất nghiệp tràn lan gây ảnh
hưởng to lớn tới kinh tế Mỹ và toàn thế giới.
Ưu điểm: Nêu được tổng quan tình hình, nguyên nhân dẫn đến tám cuộc suy thoái
tiêu biểu của nước Mỹ một cách ngắn gọn, súc tích.
4
Nhược điểm: Vì mức độ giới hạn của đề tài nên tác giả chỉ nêu được sơ lược các cuộc
khủng hoảng mà chưa nêu được cụ thể sức ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến nền
kinh tế thế giới và các nước khác như thế nào. Đồng thời tác giả cũng chưa nêu được
những biện pháp mà nước Mỹ đã áp dụng để vượt qua khỏi khủng hoảng nhằm giúp
người đọc có thể rút ra kinh nghiệm.
Đề tài 2: Khủng hoảng kinh tế Mỹ: 3 kịch bản tăng trưởng
Tác giả: Ông Michael Mandel, kinh tế gia trưởng Business Week
Nguồn: ngày
17/11/2008
Nội dung:
Tác giả đã đưa ra 3 giả định về thâm hụt thương mại Mỹ trong tương lai ảnh hướng
tới kinh tế Mỹ và toàn cầu:
 Hậu quả của nợ nần
Thâm hụt thương mại cao do Chính phủ Mỹ vay cho tiêu dùng. Hay nói cách
khác, dòng tiền từ nước ngoài chảy vào Washington hơn là Wall Street. Giả sử chính
quyền mới áp dụng một chính sách bơm vốn lớn, khoảng 400 tỷ đôla vào năm sau, chủ
yếu từ nguồn vay nước ngoài nhằm giải quyết khủng hoảng tại Mỹ và toàn cầu, điều đó

cũng có nghĩa là các công ty đa quốc gia vẫn tiếp tục làm những gì họ đang làm, ít nhất
là vẫn sản xuất hàng hóa tại nước ngoài.
Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi Mỹ sẽ phải tiếp tục nợ nần.Tuy nhiên, lúc này Chính
phủ Mỹ đi vay thay vì các định chế tài chính riêng lẻ và kết quả là toàn bộ nền kinh tế
phải lo trả nợ. Nếu đồng tiền không được sử dụng khôn ngoan cho đầu tư cơ sở hạ
tầng, giáo dục và nghiên cứu thì sẽ còn có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn thế
trong tương lai.
5
 Tái cơ cấu thương mại làm hạn chế tăng trưởng
Giả định thứ hai là kêu gọi tái cơ cấu thương mại toàn cầu.Thâm hụt thương mại sẽ
giảm do Mỹ giảm mạnh nhập khẩu. Điều này là do Chính phủ không bơm vốn đủ
mạnh để giải quyết được khủng hoảng, do đồng đôla giảm giá hoặc do cả 2 lý do này.
Trong dài hạn, kịch bản tái cơ cấu thương mại toàn cầu cũng có cái được và mất. Cái
được tất nhiên là ở chỗ không bắt Mỹ phải rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất mà
khuyến khích các hoạt động sản xuất quay trở lại nước này.Trong khi đó, cái mất chính
là chất lượng cuộc sống ở Mỹ sẽ giảm sút trong một thời gian dài. Ngay cả khi ngành
sản xuất nội địa có thể được hồi phục, hàng hóa sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
 Đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất
Ở giả định thứ 3, Mỹ sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao nhiều hơn tại nội địa
và xuất khẩu chúng nhằm giảm thâm hụt thương mại. Thực tế, trong những năm 90,
các nhà kinh tế học đã dự báo rằng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao sẽ tăng cùng với
tăng trưởng thương mại. Tuy nhiên, không ai dự đoán được việc sản xuất các sản phẩm
được xem là giá trị nhất trong cuộc cách mạng công nghệ tại Mỹ là dược phẩm và điện
tử công nghệ cao lại được chuyển ra nước ngoài nhanh đến vậy và làm giảm xuất khẩu
của Mỹ.
Giả định này có lợi cho Mỹ và các nước bởi vì Mỹ có cái để bán. Để có được
điều này, cần đầu tư xứng đáng cho hoạt động nghiên cứu như công nghệ sinh học,
công nghệ nano. Hơn nữa, sản xuất chủ yếu tại Mỹ hơn là mang ra nước ngoài sản
xuất. Kịch bản này không dễ gì đạt tới. Nhưng đó là những gì nước Mỹ cần tiến tới vì
đó là cách tốt nhất để có được một kết cục tốt đẹp.

Ưu điểm:Tác giả đã đưa ra những giả định và dẫn chứng hết sức thuyết phục, vạch
rõ khó khăn tương lai mà Mỹ và thế giới phải đối mặt. Từ đó đưa ra cái nhìn bao quát,
6
hướng đi và sự mong đợi của một chuyên gia kinh tế về những giải pháp hiệu quả để
giải quyết vấn đề này.
Nhược điểm: Vì chỉ là những giả định về các vấn đề trong tương lai nên không
tránh khỏi việc tác giả đưa ra những suy luận và hướng giải quyết của riêng mình, nhìn
chung bài viết chỉ mang tính quan điểm cá nhân.
 Trên cở sở nghiên cứu những bài viết về khủng hoảng kinh tế mà đặc biệt là khủng
hoảng kinh tế ở Mỹ, bài tiểu luận của chúng tôi sẽ mang một số điểm mới sau đây:
- Áp dụng toàn diện các tiến trình của cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2009 vào nội
dung lí thuyết để rút ra được bài học thực tiễn về xu hướng vận động của nền kinh tế
Mỹ.
- Trình bày một cách dễ hiểu, có hệ thống nội dung, các sự kiện, các quan điểm theo các
phương pháp diễn giải, liệt kê
- Phân tích cụ thể đối tượng nghiên cứu trên nhiều phương diện.
- Tham khảo dữ liệu có chọn lọc từ nhiều nguồn thông tin đảm bảo tính đa dạng nhưng
vẫn chính xác về nội dung cho bài tiểu luận.
II. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa
Chương 2. Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009)
Chương 3. Đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc khủng
hoảng Tài chính năm 2007 – 2009
III. NỘI DUNG
Chương 1.Sơ lược về xu hướng vận động của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa
A. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
Nguyên nhân:
7
Bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa tư bản –mâu thuẫn giữa trình độ
xã hội hoá cao lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân Tư bản chủ nghĩa về tư

liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
Biểu hiện thành các mâu thuẫn sau:
- Tính tổ chức, kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học mâu thuẫn với
khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
- Khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản mâu thuẫn với sức mua
ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.
- Giai cấp tư bản mâu thuẫn với giai cấp lao động làm thuê (vô sản).
Đặc điểm: Hình thức đầu tiên đó là sản xuất “thừa” do sức mua của quần chúng lao
động có hạn.
- Hàng hóa không tiêu thụ được.
- Sản xuất bị thu hẹp.
- Nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ,phá sản.
- Thợ thuyền bị thất nghiệp.
- Thị trường rối loạn.
Hậu quả:
Hàng triệu người lao động lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh
toán trong tình cảnh rất nhiều hàng hóa đang bị phá hủy, khủng hoảng thừa đang diễn
ra dữ dội.
B. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:
Khái niệm:
8
Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Cứ
khoảng 8-12 năm, nền kinh tế Chủ nghĩa tư bản lại khủng hoảng 1 lần.
Chu kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm. Đặc điểm của giai đoạn này là hàng
hóa ế thừa, ứ đọng; giá cả giảm mạnh; sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân
thất nghiệp hàng loạt; tiền công hạ xuống. Hậu quả là tư bản mất khả năng thanh toán
các khoản nợ dẫn đến phả sản; lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Tóm lại,
đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn diễn ra dữ dội.

 Giai đoạn tiêu điều có đặc điểm là sản xuất trì trệ không đi xuống mà cũng không
tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi
nhiều vì không có nơi đầu tư. Để khắc phục tình trạng trên, cần tiến hành các biện
pháp: giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công; tăng cường độ và thời gian lao động
9
của công nhân; đổi mởi tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình
hạ giá.
 Giai đoạn phục hồi gồm cả khôi phục và mở rộng sản xuất. Đặc điểm của giai đoạn
này là công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ; vật
giá tăng lên dẫn tới lợi nhuận của tư bản tăng.
 Giai đoạn hưng thịnh là giai đọan sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu
kỳ trước đã đạt được. Đặc điểm của giai đoạn này là nhu cầu và khả năng tiêu thụ tang;
xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm; nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền
cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá mức cho phép. Sau giai đoạn hưng thịnh là sự
xuất hiện của một cuộc khủng hoảng mới.
Khủng hoảng kinh tế không thể tránh khỏi được.Tuy nhiên với sự can thiệp của nhà
nước tư sản vào quá trình kinh tế đã một phần nào làm cho tác động phá hoại của
khủng hoảng hạn chế bớt.
Chương 2.Cuộc khủng hoảng Tài chính ở Mỹ (2007-2009)
A. Kinh tế của Mĩ trước cuộc khủng hoảng 2007 – 2009
Trên đà phát triển kinh tế của đất nước, nhằm duy trì mức tăng trưởng kinh tế
bậc nhất thế giới, chính phủ Mĩ đã chọn cho mình một con đường riêng. Đó là khuyến
khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa. Những chiến lược kinh tế sớm được ban hành và
tỏ ra có hiệu quả. Chỉ trong một thời gian ngắn, tiêu dùng của người dân Mĩ chiếm tỷ
trọng lớn đến 70% trong cơ cấu GDP và lòng tin của người tiêu dùng vào triển vọng
của nền kinh tế ở mức cao. Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích của những nhà
tuyển dụng trong cho vay tiêu dùng, sự tiêu dùng của người dân Mĩ ngày càng trở nên
quá mức, các mối quan hệ vay nợ ngày càng trở nên dễ dãi và chồng chéo hơn. Chính
10
điều đó đã tạo khoảng thâm hụt thương mại cực lớn, có dấu hiệu tăng nhanh và làm

cho nền kinh tế Mĩ bị mất cân bằng. Chính phủ Mĩ quyết định tài trợ khoảng thâm hụt
này bằng cách vay nợ nước ngoài thông qua việc ban hành trái phiếu. Trong giai đoạn
2005 – 2009, trung bình một ngày nước Mĩ nợ thêm 2 tỷ USD.
Trong khi kinh tế Mĩ đang bất ổn do nợ nước ngoài càng tăng, đã có một số dự
đoán sơ lược của các nhà kinh tế học về khủng hoảng như Paul Krugman_người đã chỉ
trích đường lối kinh tế của chính quyền tổng thống Bush hay Nouriel Roubini, người
đã có những dự báo bi quan về kinh tế thế giới thế nhưng cũng không thể ngăn chặn
được sự suy thoái của nền kinh tế. Trước những dự đoán đó, cục liên bang Hoa Kỳ hạ
lãi suất cho vay qua đêm ngân hàng để cứu nền kinh tế khỏi nguy cơ suy thoái. Các tổ
chức tài chính có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả những cá nhân nhập cư bất hợp
pháp. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ nhà ở làm hình thành bong
bóng nhà ở trên thị trường Mĩ. Năm 2005, có tới 28% nhà ở được mua nhằm mục đích
đầu cơ và 12% nhà để không. Bong bóng nhà ở tăng cực đại và vỡ. Các cá nhân gặp
khó khăn trong việc trả nợ, nhiều tổ chức không thu hồi được nợ. Theo ước tính của
các chuyên gia, trong 22.000 tỷ USD bất động sản ở Mỹ thì có tới 12.000 tỷ USD là
tiền đi vay, trong đó có 4.000 tỷ USD là nợ xấu( theo số liệu của vnecon.vn). Bắt đầu
từ lúc này, thị trường nhà ở tự điều chỉnh khiến cho giá đất giảm, chất lượng tài sản
đảm bảo cho các chứng khoáng đảm bảo bằng tài sản thế chấp và giấy nợ đảm bảo
bằng tài sản bị mất giá nghiêm trọng. Kết quả là khủng hoảng tín dụng nhà ở bùng nổ
vào tháng 5 năm 2006. Tiếp theo đó là khủng hoảng tài chính bùng nổ vào tháng 8 năm
2007 khi hàng loạt các tổ chức tài chính khổng lồ bị phá sản.
Sự phát triển không kiểm soát của thị trường cho vay địa ốc dưới chuẩn
(subprime mortgage crisis), có nghĩa là không cần đặt cọc, không cần đủ thu nhập để
chi trả mà vẫn được vay xảy ra ở Mỹ từ 7/2007. Cuộc khủng hoảng này có nguyên
nhân từ sự xẹp hơi của bong bóng thị trường nhà ở của Mỹ. Thị trường nhà ở của Mỹ
phát triển thành bong bóng từ năm 2001. Người Mỹ tích cực đi vay mua nhà ở cho dù
11
lãi suất các khoản vay đã được đẩy lên rất cao vào những năm 2004–2005.Khi tình
hình kinh tế khó khăn, giá nhà hạ mạnh.Từ cuối năm 2005, bong bóng nhà ở bắt đầu
xẹp hơi.

Năm 2007, sự điều chỉnh của thị trường nhà ở kéo dài hơn và ảnh hưởng tiêu cực cũng
lớn hơn so với dự tính hồi cuối năm 2005 đầu 2006. Các cá nhân gặp khó khăn trong
việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi
được nợ. Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả
nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới
chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất.
Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Cleveland
(Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn nước
Mỹ và thế giới. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/10 số nhà tại Cleveland bị thu hồi để
phát mại. Những người nhập cư với giấc mơ mua nhà lại trở về tay trắng. Giá nhà tại
Mỹ giảm thảm hại trong Quý 3 năm 2007, mức tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1930.
Nhiều hoạt động nằm ngoài NH, nhằm vượt qua những chuẩn mực kiểm soát
nhất định, thí dụ NH liên kết hoặc mở ra các quỹ tài chính độc lập, phát hành trái phiếu
(hay CK) vốn để cho vay dưới chuẩn với lãi cắt cổ những người không có khả năng chi
trả. Cũng vậy, các công ty tín dụng hoạt động với ngân hàng cho vay qua thẻ tín dụng,
đặc biệt là người nghèo, với lãi suất cắt cổ, trên 30%, là bình thường để khuyến khích
tiêu xài. Nền kinh tế đang phải đối phó với các công cụ tài chính mới được đẻ ra nhằm
tăng cường lợi nhuận cho NH và các Công ty tài chính mà không bị đặt dưới sự kiểm
soát nào cả.
12
Được trang bị bởi thẻ tín dụng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng, người Mỹ đã
chẳng mảy may bận tâm gì khi tha về nhà hằng hà sa số những sản phẩm xa xỉ như
iPod hay những chiếc áo lụa Cashmire. Họ chẳng bao giờ để ý tới thu nhập của họ
đang suy giảm, hay số tiền tiết kiệm đang teo lại.
Các ngân hàng cũng vung tay cấp cho người mua nhà những khoản tiền lớn mà
chẳng cần bận tâm nhiều tới khả năng trả nợ, vì cho rằng giá nhà chỉ có thể đi lên.
Chính phủ Mỹ cũng tiêu hoang không kém, vì đinh ninh rằng, trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ
chẳng bao giờ thiếu khách mua.
B. Diễn tiến cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009

Đây là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng
khoán)
Tình hình phá sản 2007-2008
 Diễn biến.
Vào tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century
Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Còn một số khác thì rơi vào tình
trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều
người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột
biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín
dụng hình thành.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành một số biện pháp
nhằm mục đích tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng. Để đạt được mục
đích đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các
loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ
đảm bảo theo tín dụng nhà ở.
13
Vào ngày 7 tháng 9 năm 2007, cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra khi hai
nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải
được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản.Vào ngày 15/9, Ngân hàng
Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản.
Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong
lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính,
ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of
America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất
thế giới, để tránh cho thị trường tài chính Mỹ một kết cục tồi tệ hơn. Cục Dự trữ Liên
bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ
5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ
Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.
Tháng 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones
sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến

động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong
hàng chục năm đã bị phá.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những
báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu
hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín
dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân
hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.
Tháng 3 năm 2008, ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns,
nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10
dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc
đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. (Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York
cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã
khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính
14
gặp khó khăn). Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm
trọng hơn.
Tháng 8 năm 2008, Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và
lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác. Tháng 9
năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008
cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chính của nước
này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán
đảm bảo bằng bất động sản.
 Tác động
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy
thoái từ tháng 12 năm 2007. Đây được cho là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa
Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thị trường việc làm nguội lạnh cùng với giá năng lượng và lương thực cao đã
làm ảnh hưởng đến túi tiền của người dân. Mức thu nhập trung bình tính theo tuần của
người lao động, sau khi trừ đi lạm phát, đã giảm 0,9% năm ngoái, so với mức tăng
mạnh 2,1% trong năm 2006.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ trong tháng 10 đột nhiên tăng vọt, đặt mức kỷ lục
6.5%. Từ 14 năm nay chưa khi nào ở Mỹ có đến hơn 10 triệu người không có việc làm.
Nền kinh tế hàng đầu thế giới đã giải tán đến 240 ngàn công việc làm nội trong tháng
10. Trong 10 tháng đầu năm nước Mỹ đã đánh mất 1,2 triệu công ăn việc làm. Nhìn
đến từng lĩnh vực, chỉ có ngành giáo dục, công nghệ hầm mỏ, y tế và một vài cơ quan
hành chính thu nhận thêm nhân viên. Dịch vụ vốn thu hút đến 85% nguồn lao động ở
Hoa Kỳ bị tác động mạnh hơn cả : hơn 100 ngàn chỗ làm bị giải tán trong tháng 10,
chủ yếu là nhân viên phục vụ tại các cửa hàng mua bán lẻ do mức tiêu thụ của Mỹ sụt
giảm đáng kể.Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu
dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa.
15
Đối với thị trường tiêu dùng, lòng tin người tiêu dùng, được đo bởi Chỉ số tiền
mặt RBC, giảm xuống mức 48,5 điểm vào đầu tháng 2, mức tồi nhất kể từ khi chỉ số
này bắt đầu được tính toán lần đầu năm 2002. Thị trường nhà ở sụp đổ là khó khăn lớn
nhất của năm 2007. Các công ty xây dựng phải giảm chi cho các dự án nhà ở tới
16,9%, mức lớn nhất trong vòng 25 năm qua.Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn
tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ giảm
phát. Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ tại thị trường Mỹ đã giảm 2,8%
trong tháng trước, mức cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. Trong đó, giảm mạnh
nhất là doanh số ô tô. Giữa bối cảnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ chuẩn bị đón nhận
một mùa lễ hội tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà
sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC.
Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng
không thành công. Ngày 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng
cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng
đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm các hợp đồng
nhập đầu vào.
Đối với ngành tài chính, hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức
tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản từ đó đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín

dụng. Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. (Do dollar Mỹ là phương tiện
thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar
để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá).
 Một số biện pháp
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Cục dự trữ liên bang Hoa
Kỳ (FED) bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình
phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang
16
Hoa Kỳ đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho
các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm
từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-
30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn
0,25%, mức lãi suất gần 0% hiếm thấy.
FED còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ
Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng
12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt
lượng.Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì
chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28
đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến
tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này.
FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng
tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Về phía Chính phủ Mỹ, ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W.
Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương
trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập
cá nhân. Chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ban
đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không
thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi
kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương
trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người

thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ
sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua. Ngày 3
tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of
2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này.
17
Barack Obama, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, sau khi trúng cử đã nêu ra một
chương trình kích thích kinh tế trong đó Hoa Kỳ sẽ tiến hành kích cầu bằng các biện
pháp sau:
 Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950;
 Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính
phủ Hoa Kỳ theo hướng tiết kiệm năng lượng; Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ
nhất là thông tin y tế điện tử, hệ thống máy tính cho các trường phổ thông và phát triển
mạng Internet băng thông rộng;
 Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế (Medicaid).
 Cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar đã được đồng ý cho
ngành công nghiệp ô tô với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.
 Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó Tổng
thống mớicó nội dung:
 Hành động khẩn cấp để tạo việc làm cho người Mỹ;
 Trợ giúp khẩn cấp cho các hộ gia đình gặp khó khăn;
 Trợ giúp trực tiếp và khẩn cấp cho người sở hữu nhà, thay vì cứu trợ các
tổ chức tài chính cho vay nhà ở thế chấp vô trách nhiệm;
 Phản ứng nhanh, mạnh với khủng hoảng tài chính bằng tất cả các công cụ
mà nước Mỹ có.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and
Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai
kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.
C. Kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009
Sau năm 2009, cuộc khủng hoảng cơ bản đã vượt qua được thời kì xấu nhất,
bước đầu khôi phục đất nước nhưng nhìn chung nền kinh tế Mỹ vẫn có những bước

18
tiến rất chậm chạp. Nền kinh tế tăng trưởng 5% trong các tháng cuối năm 2009, 2.4%-
2.5% trong năm 2010 và dự đoán là sẽ tăng 3%-3.6% trong năm 2011. Sau những gói
kích cầu mà tổng thống Obama đưa ra dành cho chỉ tiêu các bang đã phần nào cắt giảm
thuế cho người dân và tạo ra hàng triệu việc làm mới. Tỉ lệ thất nghiệp giảm còn 8.9%
và là tháng thứ 3 liên tiếp có tỉ lệ thất nghiệp tháng sau giảm so với tháng trước với
192000 người có việc làm, tuy nhiên theo dự đoán của các nhà chuyên môn thì có lẽ
phải đến 4 năm nữa thì tỉ lệ thất nghiệp mới trở lại bình thường. Trong khi đó, tuy ngân
sách năm 2011 chưa đi được một nửa thời gian nhưng các dự báo về thâm hụt ngân
sách ở Mỹ đều ở con số khổng lồ tương đương với GDP các quốc gia phát triển như ở
Hàn Quốc hay Liên Bang Nga. Hàng thập kỉ nay, người Mỹ vẫn quen với việc tiêu
dùng thông qua vay mượn và bong bóng nhà ở thì hiên nay họ đã phải học cách sống
cần kiệm hơn. Các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính vẫn đang dè chừng “sự
dân chủ hóa tín dụng”.Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cũng hứa hẹn sẽ có thêm chính sách
giảm thuế nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn nợ nước
ngoài ở Mỹ.
Chương 3.Đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ thông qua cuộc
khủng hoảng Tài chính năm 2007 – 2009
Khủng hoảng kinh tế và tài chính giai đoạn 2007-2009 làm lộ các nhược điểm
của toàn cầu hoá không hạn chế, các khoảng cách và sự bất cập trong điều hành thị
trường toàn cầu, sự căng thẳng bên trong giữa các thị trường tài chính toàn cầu và các
quốc gia có chủ quyền, làm nảy sinh nhiều câu hỏi xung quanh mô hình tăng trưởng
kinh tế hiện nay.
Mỹ được đánh giá là nằm ở điểm mấu chốt của tất cả các xu hướng khác biệt
trên. Tuy Mỹ là một quốc gia có tiềm lực kinh tế vững chắc và là đại diện tiêu biểu
nhất cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế nhưng vẫn không thể tránh khỏi những
19
khủng hoảng mà theo quy luật đó là điều tất yếu của mọi nền kinh tế đặc biệt là nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nguyên nhân luôn luôn bắt nguồn từ chính những mâu thuẫn
cơ bản của tư bản chủ nghĩa: mâu thuẫn từ khâu tổ chức đến khuynh hướng giải quyết

vấn đề, hay những đối kháng giữa giữa giai cấp tư bản và lao động làm thuê. Bên cạnh
mâu thuẫn vốn có chưa giải quyết được ấy lại xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới,
đẩy nước Mỹ vào những khó khăn về chính trị, xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau
mà tiêu biểu là việc chu kì kinh tế ngày càng rút ngắn và sự bùng nổ của những cuộc
khủng hoảng trầm trọng đã tác động không nhỏ đến tình hình nước Mỹ và các nước
trên thế giới.
Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng vô tận và với diễn biến
của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập , “nguồn gốc và động lực cơ
bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan,
vốn có của sự vật”, ta thấy rõ chính những mâu thuẫn, những mặt đối lập trong nền
kinh tế đã tạo những hạt cát li ti để biến thành biển lớn trong nền kinh tế Mỹ. Các
chính sách tài chính mà chính phủ đưa ra không phải lúc nào cũng là tối ưu, đôi khi nó
mang những vấn đề lớn nhưng không phải ai cũng có thể nhìn ra, từ đó nó hình thành
nên một lỗ hổng lớn trong nền kinh tế dẫn đến sự bùng nổ của khủng hoảng. Nó khiến
cho các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, sự đầu tư trên nhiều lĩnh vực bị giảm sút, đời
sống người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thế nhưng cũng thông qua đó mà
chúng ta có thể thấy được những cái hay mà chính sách mới được đưa ra nhằm khắc
phục khủng hoảng để từ đó nền kinh tế có thể phát triển lên một tầm cao mới. Cứ như
thế, sự vận động và phát triển mới không ngừng tiếp diễn.
Qua sự tổng hợp ta có thể đánh giá về xu hướng vận động của nền kinh tế Mỹ
thông qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 như sau:
20
- Xét về quy mô, đây là một cuộc khủng hoảng lớn, nó diễn ra không chỉ ở Mỹ mà
còn lan rộng sang Anh, Pháp và nhiều nước khác, nhanh chóng chuyển thành một cuộc
khủng hoảng toàn cầu, tốc độ diễn ra nhanh, thời gian kéo dài.
- Xét về tính chất, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007-2009 là cuộc khủng
hoảng mang bản chất gốc rễ từ kinh tế tư bản chủ nghĩa, ban đầu là khủng hoảng tài
chính, sau đó mở rộng thành khủng hoảng bất động sản.
- Thông qua cuộc khủng hoảng 2007-2009, một lần nữa nền kinh tế Mỹ đã cho
thấy xu hướng vận động chung cho loại hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là sự vận

động theo chu kì của khủng hoảng. Tuy phải đương đầu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi
tệ nhất của thế giới trong nhiều thập kỷ, các sức ép đòi hỏi cần ưu tiên cho nhu cầu nội
địa hơn so với các quan ngại quốc tế hiện hữu ở mọi quốc gia nhưng ta vẫn thấy được
sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ là một điều tất yếu.
Quan điểm của giới học giả Anh có thiên hướng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục
vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu, bất chấp cuộc khủng hoảng và sự suy yếu của vị
thế có liên quan của Mỹ.
Để lý giải cho nhận định này, các học giả đã đưa ra 5 nhân tố, cụ thể là:
 Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tín dụng, Mỹ vẫn sẽ thể hiện
một khả năng phục hồi mạnh mẽ. Để đi đến quan điểm lạc quan này, căn cứ quan trọng
nhất mà giới phân tích dựa vào là Mỹ có một lực lượng lao động có khả năng linh hoạt
và đổi mới.
 Một nhân tố khác giúp cho Mỹ phục hồi lại tốc độ tăng trưởng thời kỳ tiền
khủng hoảng là khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong ngắn hạn, sức thu hút của
thị trường Mỹ có thể bị che khuất do các mối quan ngại về các rủi ro kinh tế đang diễn
ra, và tính thanh khoản chậm do vị thế con nợ và các yếu điểm của nền kinh tế nội địa
21
Mỹ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lựa chọn Mỹ
nhằm kiếm lợi nhuận từ một thị trường tài chính phát triển cao, thanh khoản tốt và có
các thể chế chính trị và luật định mạnh.
 Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế linh hoạt và có các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nhân lực cần thiết để vượt qua các khó khăn hiện nay. Mỹ là nơi thu hút và
mở cửa đối với di trú; là quốc gia có các học viện hàng đầu về nâng cao kiến thức, và
sở hữu một xã hội và nền kinh tế có tính hệ thống nhất trên thế giới. Hơn nữa, đồng
USD vẫn sẽ tiếp tục lãnh đạo hệ thống tiền tệ quốc tế. Đồng Euro chưa thể có được vai
trò toàn cầu, và vì vậy, sẽ không thể trở thành một thách thức đối với sự thống trị của
đồng USD, trong khi các đồng tiền khác đều chưa phải là sự lựa chọn quốc tế.
 Là một bá chủ về tiền tệ toàn cầu, Mỹ sẽ tiếp tục lưu hành khoản nợ của mình
bằng chính đồng USD, và vì vậy, được hưởng một khả năng linh hoạt mạnh mẽ trong
đáp ứng các khoản nợ nước ngoài bằng chính đồng USD của Mỹ. Hiện tại, các quốc

gia thặng dư có thể quyết định dừng bảo hộ khoản nợ của Mỹ, tái định giá đồng tiền
của họ, và giảm dự trữ đồng USD. Tuy nhiên, khả năng này rất thấp, xuất phát từ ảnh
hưởng của tổn thất về vốn đối với các quốc gia đang dự trữ đồng USD.
 Mặc dù đang có dư luận về việc “tách riêng”, nhưng Mỹ vẫn là động lực của sự
tăng trưởng kinh tế thế giới. Sau những năm có tăng trưởng cao, các nền kinh tế thị
trường đang trỗi dậy chắc chắn là “tự lập” hơn so với trước, và tương đối cách ly khỏi
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, một phần vì các khu vực tài chính của họ
vẫn còn tương đối nhỏ và không gắn kết với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các quốc
gia này vẫn phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh tế phát triển.
Như vậy, theo đánh giá của các học giả Anh thì Mỹ vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò
lãnh đạo đối với các vấn đề kinh tế quốc tế, bất chấp các ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng toàn cầu đối với Mỹ. Thách thức lớn nhất của Mỹ trong khẳng định vai trò lãnh
22

×