Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu Luận Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.32 KB, 8 trang )

A. MỞ BÀI
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt
Nam thì mô hình nhà nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông được coi là
một trong các nhà nước tiến bộ và hoàn chỉnh nhất, nó đã trở thành mô
hình nhà nước mẫu mực cho các đời vua và nhiều triều đại sau này. Có
được điều đó là do kết quả của công cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê
Thánh Tông, đây là cuộc cải tổ lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là những cải cách ở Lục
Bộ, nó đã góp phần làm hoàn thiện bộ máy nhà nước ở trung ương, những
cải cách đó là gì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu.

B. NỘI DUNG
I.Khái quát chung.
Lục bộ hay sáu bộ là thuật ngữ chỉ sáu cơ quan chức năng cao cấp
trong triều đình phong kiến Á Đông. Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư, giúp
việc có tả, hữu thị lang ( thời Lý- Trần – Lê) hoặc tham tri ( thời Nguyễn).
Dưới cấp bộ là các ty, đứng đầu mỗi ty là lang trung với viên ngoại lang và
chủ sự giúp sức.
1
Năm 1089, Lý Nhân Tông đã bắt đầu đặt các bộ nhưng chưa đủ. Đến
đời Trần đã có đủ các bộ đặt dưới quyền điều khiển của tướng quốc. Sau đó
đến đầu thời Lê Sơ, Lê Thái Tổ chỉ đặt ra có 2 bộ ( Lại và Lễ). Phải đến đời
Lê Nghi Dân (1460) triều đình nước Đại Việt được tổ chức dựa theo hệ
thống của Trung Hoa mới chính thức đặt đủ Lục bộ và thành lập lục khoa
để giám sát lục bộ. Đến năm Quang Thuận thứ 6 ( 1465) đổi 6 bộ thành 6
viện, đứng đầu mỗi viện vẫn là thượng thư và có hai chức phó là Tả, Hữu
thị lang. Năm sau (1466), nhà vua lại đổi 6 viện thành lục bộ. Như vậy trải
qua nhiều thời kì thì phải đến cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông thì Lục bộ
mới được thiết lập hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ ràng nhất.
II. Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Dưới triều vua Lê Thánh Tông, Lục Bộ đã có những cải cách cả ở


trong cơ cấu tổ chức lần chức năng, nhiệm vụ của các bộ.
1. Về cơ cấu tổ chức.
Lục bộ bao gồm 6 Bộ: bộ Lễ, bộ Lại, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình và bộ
công. Đây là những cơ quan cơ bản và trọng yếu ở triều đình, đặt dưới
quyền trực tiếp của nhà vua, giúp vua quản lý toàn diện các lĩnh vực đời
sống chính trị xã hội và kinh tế trong cả nước.
2
Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư hàm tòng nhị phẩm và có hai chức
phó là Tả, Hữu thị lang đều hàm tòng tam phẩm. Các cơ quan ở trong bộ có
sảnh và ty. Mỗi bộ có một Tư vụ sảnh, đứng đầu là viên Tư vụ với hàm
tòng bát phẩm. Tư vụ sảnh điều hành những công việc thường nhật của Bộ,
có chức năng như văn phòng của Bộ. Mỗi bộ có một hoặc vài Thanh lại ty.
Mỗi Thanh lại ty có quan Lang trung đứng đầu, chức phó là viên ngoại
lang. Thanh lại ty có chức năng điều hòa, quản lý những công việc có tính
chất chuyên môn thuộc bộ, có chức năng gần tương tự như cấp vụ trong
thời hiện đại.
2. Về chức năng của Lục Bộ.
a) Bộ Lễ:
Là một bộ rất quan trọng trong chế độ phong kiến vì nó giúp vua
thực hiện lễ giáo phong kiến, qua đó thể hiện địa vị, uy quyền của nhà vua
và trật tự phong kiến. Về Thanh lại ty của Bộ Lễ chỉ có một là Nghi chế
Thanh lại ty. Đây là cơ quan chuyên môn coi về các thủ tục nghi lễ, giúp
quan chức đứng đầu bộ điều hành công việc của Bô.
Chức năng của bộ Lễ là phụ trách việc lễ nghi, tế tự, tiệc tùng và
thi cử, học hành, quản lý lễ nghi của quan lại, đúc ấn tín, trông coi tư thiên
giám, Thái y viện Bộ Lễ có các công việc chủ yếu sau:
3
- Về việc lễ nghi, tế tự: bộ Lễ tổ chức các tế lễ theo đúng các thủ tục
lễ nghi như: lễ đăng quang, lễ cải nguyên, lễ khánh thọ
- Về việc thiết tiệc: bộ lễ tổ chức ăn yến cho các sứ thần, ban yến và

phát mũ áo cho các tiến sĩ mới đỗ
Bộ lễ còn giữ việc đúc ấn tín cho vua ( trông coi việc đúc và viết chữ
triện).
b) Bộ Lại:
Đây là một bộ rất quan trọng vì nó có chức năng giúp vua quản lý
toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước – xương sống của nền quân chủ.
Chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng và bẫi miễn các chức quan từ
tam phẩm trở xuống. Về thể lệ tuyển bổ, thời gian tuyển bổ quan lại hằng
năm đều có một lần bổ quan về các chức khuyết, sáu năm có một lần
thuyên chuyển và tuyển bổ lớn.
Thủ tục sát hạch thăng giáng: các quan lại ở bộ lại kết hợp với các
quan ở ngự sử đài cùng xem xét, giám sát việc sát hạch và thăng giáng.
c) Bộ Hộ:
Có chức năng giúp vua quản lý về ruộng đất, tài chính, tô thuế, kho
tàng, hộ khẩu, lương của quan và quân trong cả nước.
Bộ hộ có những nhiệm vụ, quyền hạn và công việc chủ yếu sau:
4
- Thực thi việc cấp ruộng đất cho quan lại, binh lính theo chế đọ quân
điền
-thu tô thuế của các địa phương, quản lý kho tàng của nhà nước
- Phat lương bổng cho quan, quân, quản lý về chi tiêu và cấp tài chính
cho các bộ và cơ quan khác.
Cân đối thu chi ngân khố, định lượng và tổng kết việc chi tiêu hằng
năm.
d) Bộ Hình:
Bộ Hình có chức năng giúp vua trông coi về hình phạt, xét xử và
ngục tụng. Bộ Hình có những chức năng và nhiệm vụ sau:
-Trong hình phạt có những điều nào quy định quá nặng hoặc quá nhẹ
hay chưa hợp lý thì tâu lên vua để được sửa đổi.
- Xét xử một số vụ trọng án hoặc xét xử lại một số án nặng mà nha

môn trong ngoài đã xử, sai phải tâu lên vua chờ chiếu chỉ.
- Cùng ngự xử đài kiểm tra việc xử án của các nha môn trong nước
-Quản lý và kiểm tra ngục tù, cử người xem xét các nơi giam giữ tù
nhân có đúng quy định không, nhắc nhở quan coi nguck phải để ý thương
xót tù nhân.
5
- truy nã trốn tù: nếu tội phạm đã tthành án mà vẫn đang trốn thì các
nha môn đã xử vụ đó phải làm bản tường trình nộp về bộ hình. Bộ hình sẽ
tự cho quan trấn các nơi để bắt giải về bộ.
e) Bộ Công:
Thực hiện chức năng giúp vua trông coi việc sửa chữa, xây dựng
cung điện, đường xá, cầu cống, thành trì , quản lý các xưởng và thợ
thuyền của cả nước. Bộ công bao gồm những nhiệm vụ và quyền hạn chủ
yếu sau:
- hằng năm, Bộ công phải sai quân đi xem xét thành trì, đường xá, cầu
cống, đê điều trọng yếu để xem xét mức độ an toàn của công trình.
- Quản đốc thợ thuyền và công việc trong các công xưởng của nhà
nước, xưởng làm vũ khí, xưởng đúc tiền, chế tạo đồ dùng của vua và quan
lại
f) Bộ Binh:
Có chức năng giúp vua quản lý về lĩnh vực quân sự như tuyển quân,
huấn luyện quân đội, quân trang và khí giới, trông coi việc trấn giữ các nơi
biên ải và ứng phó với các tình hình khẩn cấp…Tuy bộ Binh phụ trách về
quân sự nhưng các quan đều thuộc ngạch quan văn ( Thượng thư, Tả hữu
thị lang)…
6
III) Ý nghĩa của việc cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Cuộc cải tổ của vua Lê Thánh Tông được coi là cuộc cải tổ lớn nhất và
thành công nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Thông qua
cuộc cải tổ, tổ chức bộ máy nhà nước đã được củng cố toàn diện và đạt tới

mức hoàn bị. Việc đặt lại Lục bộ phụ trách các hoạt động khác nhau, đặt
dưới quyền quản lý trực tiếp của nhà vua đã giúp vừa thể hiện tính khoa
học, hiệu quả của bộ máy nhà nước vừa thể hiện tính chuyên chế của nhà
vua (nhà vua trực tiếp điều hành ở mức tối cao công việc của triều đình).
Tuy việc tổ chức Lục bộ thời Lê Thánh Tông có mô phỏng theo mô hình
của Lục bộ thời Minh (Trung Quốc), nhưng đó không phải là sự dập khuôn
mà xuất phát từ tình hình thực tế của xã hội Đại Việt thế kỷ XV. Nó đã đáp
ứng được nhu cầu phát triển của lịch sử bấy giờ nên nó mang tính tích cực
lớn lao.
Những cải tổ ở Lục bộ thời vua Lê Thánh Tông không chỉ củng cố nền
thống trị của giai cấp phong kiến mà nó đã trở thành mô hình kinh điển cho
các đời vua và triều đại sau này. Thời kỳ nội chiến phân liệt (thế kỷ XV-
XVIII) tuy tồn tại nhiều phe phái và chính quyền phong kiến nhưng các
chính quyền này ở mức độ khác nhau đều mô phỏng theo mô hình nhà
nước thời Lê sơ dưới triều vua Lê Thánh Tông. Tổ chức bộ máy nhà nước
7
của triều Mạc dập khuôn theo mô hình Lê sơ đặt đủ 6 bộ giúp vua quản lý
công việc nhà nước.Đến thời Nguyễn, 1802 hoàng đế Gia Long đã lập lại 6
bộ đông thời tiếp tục củng cố, hoàn chỉnh hệ thống lục bộ, lục bộ trở thành
cơ quan hành pháp chủ yếu của triều Nguyễn.
C. KẾT BÀI

8

×