Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu Luận Tính ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay, đồng thời đưa ra dự báo tình hình thế giới đến mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.9 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Chiến tranh lạnh đi đến hồi kết cũng đã khép lại một trật tự thế giới hai
cực đối đầu gay gắt trong nhiều thập kỉ. Trật tự thế giới mới, một bàn cờ mà
trên đó không thể thiếu vắng vai trò của các nước lớn đã được định hình, và ở
đây, Mỹ trở thành quân cờ chủ chốt chi phối mạnh mẽ tới toàn bộ ván cờ
chính trị thế giới.
Thế giới 20 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đã có rất nhiều biến
chuyển, một thế giới biến động mau lẹ và sâu sắc trong kỷ nguyên thông tin
và toàn cầu hóa. Thế giới đã chứng kiến những sự chuyển dịch địa chính trị,
sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới, sự nổi lên với cường độ ngày càng gia
tăng của các chủ thể mới khiến cho hệ thống chính trị quốc tế ngày càng trở
nên phức tạp hơn, đa dạng hơn với rất nhiều các mối tương tác đan xen. Do
vậy, nhiều quan điểm khác nhau về mô hình cũng như sự hoài nghi về trạng
thái ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay đã nảy sinh.
Khi các chủ thể phi quốc gia xuất hiện ngày càng lớn mạnh, từ các tổ
chức quốc tế, đến các công ty xuyên với sức mạnh tài chính và công nghệ
vượt trội, hay các tổ chức vì hòa bình, các giáo hội tôn giáo hay thậm chí kể
cả những tổ chức ly khai cực đoan và khủng bố quốc tế,…đang chứng tỏ vai
trò và tác động to lớn của mình tới các quốc gia, thì liệu rằng các chủ thể nhà
nước có bị thay thế, và liệu chúng có khiến thế giới vận hành trong trạng thái
hỗn loạn hay vô cực hay không?
Khi nước Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy cơn bão tài chính 2008 với sự sụp
đổ của hàng loạt các tập đoàn lớn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng
trong đời sống kinh tế xã hội, trong khi Trung Quốc đang trỗi dậy như một
trung tâm quyền lực mới, liệu sự hoán đổi quyền lực có xảy ra, và trật tự thế
giới đa cực có đang thực sự thành hình ?
Dù bối cảnh nền chính trị thế giới luôn biến động hết sức phức tạp và
khó dự liệu như vậy, sự vận hành của trật tự thế giới hiện nay vẫn tồn tại
những nhân tố cơ bản khó có thể có sự thay đổi lớn để dẫn đến một trật tự thế
giới mới trong tương lai gần. Trong khuôn khổ của mình, bài viết sẽ đề cập
đến các vấn đề nêu trên nhằm chứng minh cho tính ổn định tương đối của trật


tự thế giới hiện nay, đồng thời đưa ra dự báo tình hình thế giới đến năm 2020.
Do hiểu biết còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót, kính mong
được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
I. Vài nét về trật tự thế giới hiện nay
1. Trật tự thế giới
Trật tự thế giới là cái khung cơ bản của môi trường quốc tế, là khái
niệm khoa học nhằm phân định nền chính trị thế giới
1
. Còn H. Buller thì lại
cho rằng trật tự thế giới là “mô hình hoạt động làm cơ sở cho những mục tiêu
xã hội của các nhà nước hay xã hội quốc tế”
2
. Có những cách hiểu khác nhau
về trật tự thế giới, nhưng tựu trung lại thì trật tự thế giới là sự sắp xếp các mối
liên hệ chặt chẽ, tổng thể có tính ổn định cao (tương đối) và vì thế nó quy
định hành vi của các chủ thể trong trật tự đó.
Như vậy, trật tự thế giới gắn với tư duy quyền lực, thể hiện vị trí của
nước có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trính xây dựng và thực hành “luật
chơi”- nguyên tắc xử sự giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Ví dụ, trật tự
Anh (Pax-Britana) là trật tự trong đó Anh là nước có ảnh hưởng lớn nhất tới
việc xây dựng và thực hành luật pháp và tập quán quốc tế. Tương tự như vậy,
trật tự Mỹ (Pax-Americana) bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, thể hiện Mỹ là nước
có ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng và hình thành luật chơi. Trật tự Mỹ
tiếp diễn cho đến khi có một cường quốc khác vượt trội Mỹ về ảnh hưởng của
mọi mặt tới quan hệ quốc tế. Như vậy, trật tự thiên về thứ bậc trong một giai
đoạn dài . Trật tự thay đối khi có sự đảo lôn về thứu bậc giữa các cương quốc,
là kết quả của quá trình biến chuyển cục diện hoặc một đại khủng hoảng
(chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai)
1
Nguyễn Quốc Hùng - Hoàng Khắc Nam, Quan hệ quốc tế- những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr.9
2
Maridon Tuarennơ, Sự đảo lộn của thế giới ( Địa chính trị thế kỉ XXI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội
1996, tr. 38
2. Tính ổn định của trật tự thế giới
Liệu có sự ổn định của trật tự thế giới hay không? Có 2 quan niệm :
Quan điểm thứ nhất cho rằng phải có sự ổn định, bởi lẽ có sự ổn định
mới tạo thành trật tự thế giới, theo như định nghĩa ở trên.
Quan điểm khác lại lập luận rằng trật tự thế giới không có sự ổn định,
bởi lẽ quan hệ quốc tế có tính vô chính phủ, khó lường, chủ quan, thế giới
luôn biến động.
Như vậy, sự ổn định của thế giới, nếu có, cũng chỉ là một trật tự tương
đối, ở trạng thái động và linh hoạt. Phát triển và thay đổi không ngừng diễn
ra, nhưng chúng thời được diễn ra trong một quá trình điều chỉnh và thích
nghi, không tạo ra sự thách thức đối với luật lệ hiện hành. Sự ổn định chỉ bị
phá vỡ khi các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ bị thách thức, không được công
nhận. Lúc đó trật tự mới sẽ ra đời.
3. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh
a. Tương quan lực lượng của một trật tự “Nhất siêu đa cường”
Mỹ vẫn giữ được vị trí cường quốc số một trên thế giới. Về kinh tế,
GDP của Mỹ chiếm khoảng 27% và 25% tổng kim ngạch ngoại thương thế
giới, trong khi dân số chỉ chiếm có 5%. Mỹ kiểm soát hầu hết các tổ chức tài
chính, tiền tệ và thương mại quốc tế như: IMF, WB, WTO. Phần lớn các công
ty đa quốc gia là của Mỹ Mỹ đi đầu trong kinh tế tri thức, chiếm 70% sản
phẩm công nghệ cao của thế giới…
Sau chiến tranh lạnh, Liên Xô sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, Nga đang nỗ lực khôi phục lại vị trí của mình, đối đầu với Mỹ
trong một số vấn đề xung đột. Giờ đây dưới sự lãnh đạo của cặp bài trùng V.
Medvedev và V. Putin, nước Nga đang từng bước lấy lại ảnh hưởng quốc tế,
tiếp tục là một đối trọng lớn trong quan hệ quốc tế. Hiện với việc triển khai

phát triển “nước Nga trí tuệ” không phụ thuộc vào thế mạnh tài nguyên, nhất
là dầu mỏ, nước Nga đang cho cả thế giới thấy quyết tâm lấy lại ánh hào
quang của thời Liên bang Xô viết.
Các cường quốc mới nổi lên như EU, Nhật Bản , tuy có những bước
tiến mạnh mẽ nhưng chưa đủ mạnh để vựơt qua Mĩ. Gần đây, sự tăng trưởng
của các quốc gia này có phần chững lại
Vai trò của nhân tố mới Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng,
không những trong kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác như chính trị, quân
sự… trở thành mối đe dọa với vị thế đứng đầu của Mĩ. Với tốc độ tăng trưởng
bình quân từ 9-10%/năm, sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, và đến năm
2010, Trung Quốc đã vượt Nhật trở thành nước có nền kinh tế thứ hai thế
giới.
Các quốc gia vừa và nhỏ ngày càng tham gia tích cực và có vai trò
nhiều hơn trong đời sống quốc tế, và có xu hướng liên kết để tạo ra ảnh hưởng
của mình trên trường quốc tế, ASEAN là một ví dụ thiết thực trong số đó.
Các tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia dần khẳng định vị thế của
mình, tăng dần sự ảnh hưởng đối với đời sống quốc tế. Những chủ thể phi
quốc gia đang xuất hiện với tư cách là những quyền lực trong hệ thống quốc
tế khiến các chủ thể quốc gia mất đi thế độc quyền về quyền lực và trong một
vài trường hợp, sức mạnh của chủ thể phi quốc gia còn nổi trội hơn. Điều này
đã được chứng minh qua tầm ảnh hưởng của các tổ chức và các định chế quốc
tế, từ cấp độ toàn cầu như IMF, WB… cho đến các TNC với sức mạnh tài
chính và công nghệ lớn, các tổ chức như Hòa bình xanh, thầy thuốc không
biên giới, các giáo hội tôn giáo hay thậm chí kể cả những tổ chức ly khai cực
đoan và khủng bố quốc tế,… Rõ ràng, quyền lực trong quan hệ quốc tế đã
được chia sẻ chứ không còn tập trung vào riêng chủ thể nào; và đương nhiên,
sự suy giảm tương đối về quyền lực của chủ thể nhà nước sẽ làm tăng thêm
quyền lực cho những chủ thể phi quốc gia. Điều đó có nghĩa là, hệ thống thế
giới không còn bị tác động bởi một, hai hay một vài chủ thể quốc gia mà bị
ảnh hưởng bởi rất nhiều chủ thể với những loại hình quyền lực khác nhau. Đó

là một sự thay đổi quan trọng so với những trật tự đã từng hiện hữu trong các
thời kỳ trước .
3
Với các chủ thể đó, có học giả đã cho rằng nền chính trị thế giới sau
chiến tranh lạnh có dạng kim tự tháp được chia thành bốn tầng. Tầng cao nhất
là tầng quân sự, tầng này chỉ có một cực là Mỹ, vì chỉ có Mỹ mới có khả năng
triển khai quân sự trên phạm vi toàn cầu. tần thứ hai là tầng kinh tế bao gồm
Mỹ, EU, Nhật Bản bên cạnh các nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Nga,
Trung Quốc, Brazil (BRIC). Tầng thứ ba là tầng chính trị , thể hiện ở số
lượng chủ thể là quốc gia trong hệ thống quốc tế ngày càng đông (với hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ) nên có thể coi tầng này là đa cực. Tầng dưới
cùng là tầng do các chủ thể phi quốc gia hợp thành nên có thể nói là tầng này
không có cực.
4
b. Hệ thống luật chơi:
Thứ nhất, Mỹ đứng đầu và thiết lập vai trò lãnh đạo. Trong diễn văn
đọc tai Alabama, tổn g thống Mỹ G. Bush đã nêu những nguyên tắc sau đây
của trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu:
- Giải quyết hòa bình tranh chấp
- Đoàn kết chống xâm lược ( Chống Iraq xâm lược Kuwait)
- Cắt giảm và quản lý kho vũ khí
- Đối xử công bằng đối với mọi dân tộc
5
Hai là, các nước lớn vẫn nắm quyền chi phối đến đời sống chính trị thế
giới.
Ba là, hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế, coi kinh tế có
ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp mỗi quốc gia.
3
Haas, Richard (2008): The Age of Nonpolarity- What will follow US Dominance? Foreign Affair, May
June 2008, vol 87, no.3

4
Nữu Tiên Chung (2002): Dự báo chiến lược thế kỷ XXI, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr.44-45
5
Confidence Building and Conflict Reducion in the Pacific, Edited by Rohana Nahmood & Rustam a Sani,
ISI Malaysia, 1992, tr. 3-4
Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế
giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở
nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt.
Năm là, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau bởi những mối
ràng buộc trong các thể chế quốc tế, cũng việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Nhìn chung, xét về luật chơi, khác với các giai đoạn trước, luật chơi
trong trật tự thế giới mới này sẽ xác định qua các hiệp định song phương là
chính, trước hết là thỏa thuận giữa các quốc gia. Các cơ chế và luật chơi cũ
như Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới, G7/G8, NATO, OSCE…
vẫn tiếp tục. Song nhiều luật chơi sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
tương quan lực lượng mới. Luật chơi vẫn đảm bảo lợi ích cho các “diễn viên
chính”, song có lẽ không được rõ ràng, minh bạch như trước bởi bị che đậy
bởi các ngôn từ “cộng đồng”, do tác động của dân chủ hóa quan hệ quốc tế.
Các vấn đề về hòa bình và an ninh vẫn được coi trọng, song các vấn đề về
kinh tế, xã hội sẽ được ưu tiên cao hơn.
6

II. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh- sự ổn định mang tính
tương đối
1. Khả năng thay đổi so sánh lực lượng thấp
1.1 Mỹ vẫn giữ vai trò siêu cường trong 10-15 năm tới-Chính
sách của Mỹ khó có khả năng đột biến
Có thể nói, Mỹ đóng vai trò là hạt nhân trong trật tự thế giới sau chiến
tranh lạnh, vai trò và vị thế của nước này khó có thể bị thay thế trong thời
gian gần vì những lý do sau:

a. Khả năng vượt trội về mọi mặt:
Xét về tương quan lực lượng, Mỹ vẫn là số một. Năm 2008, Mỹ đã chi
hơn 600 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm hơn 41% tổng chi tiêu quốc phòng
toàn cầu và lớn hơn tổng chi cho quốc phòng của 14 nước xếp tiếp theo sau
đó gộp lại. Hơn nữa, dù tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu liên tục suy giảm
6
Vũ Dương Huân, Về trật tự thế giới hiện nay, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 11 (151), 2008
bởi sự vươn lên của các trung tâm kinh tế mới của thế giới như Trung Quốc,
Ấn Độ, Brazil… song với GDP đạt trên 14 nghìn tỷ USD và năm 2009, Mỹ
vẫn là nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Về văn hóa, dù còn non trẻ, song
những tinh hoa của văn hóa Mỹ như phim ảnh, âm nhạc lại đang có sức lôi
cuốn lớn đối với một bộ phận không nhỏ giới trẻ và trên hết nó cũng đang
chứng tỏ khả năng tiếp biến cao trong thời đại kỹ thuật số và vi tính hóa.
Nước Mỹ cũng đang được coi là thiên đường của giáo dục và khoa học khi
hàng năm thu hút được hàng trăm sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học
tập và nghiên cứu, và trong những năm gần đây, 2/3 các nhà khoa học đạt giải
Nobel mang quốc tịch Mỹ. Những trung tâm quyền lực khác có thể là EU,
một Trung Quốc đang trỗi dậy hay Nga với mong muốn trở lại thời kỳ hoàng
kim của Liên Xô trước kia.
Trong những cực trên, về kinh tế, chỉ có EU được coi là tương đương
với Mỹ nhưng các nước Tây Âu chưa thể so sánh với Mỹ về quân sự nến
không muốn nói là phải sống dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ. Nga- quốc gia
duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp trả sòng phẳng với Mỹ trong trường
hợp xảy ra xung đột vũ trang, nhưng sức mạnh kinh tế của Nga còn lâu mới
so được với Mỹ. Trung Quốc xét về dài hạn, có vẻ toàn diện nhất so với
những trung tâm quyền lực khác, được đem ra làm đối trọng với Mỹ, nhưng
30 năm trỗi dậy của nước này chưa mang lại cho họ vị thế của một siêu
cường, hơn nữa, về khoa học, và công nghệ, Trung Quốc còn đi sau Mỹ hàng
chục năm.
b. Thể hiện vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề toàn

cầu:
Đứng trước mức độ nguy hại của một loạt vấn đề có tính toàn cầu như
khủng bố quốc tế, nạn dịch SARC, H5N1, sóng thần, động đất Bên cạnh
vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên hay chương trình
phát triển hạt nhân của I-ran, xung đột vũ trang đẫm máu ở Trung Đông ,ở
Iraq, Afganistan … Mỹ luôn chứng tỏ mình là nước có năng lực, với tư cách
của một siêu cường duy nhất, thể hiện vai trò của lãnh đạo của mình . Ví dụ
như chính quyền Bush đã tận dụng tối đa cơ hội mà sự kiện ngày 11-9 đem lại
để giương cao ngọn cờ chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, khẳng định vai trò
của một “bá quyền Mỹ”.
c. Các cơ chế quốc tế đều ít nhiều chịu sự chi phối của Mỹ
Do các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc, NATO, IMF, WB và cả
WTO đã hình thành từ trong Chiến tranh lạnh, nên đều chịu ảnh hưởng của
Mỹ ở một mức độ nhất định. Các cơ chế này tỏ ra yếu kém trong việc giải
quyết các vấn đề và dường như vô hiệu trong việc ngăn cản Mỹ thực hiện
tham vọng của mình. Thậm chí Mỹ còn thông qua các tổ chức này để hợp
pháp hóa hành động xâm lược của mình.
d. Sự e dè của các cực chống Mỹ
Nhìn chung, dù nhiều trung tâm quyền lực khác đã nổi lên, nhưng bản
thân mỗi trung tâm còn tồn tại rất nhiều khiếm khuyết và chưa thể thách thức
Mỹ một cách toàn diện. Những nỗ lực hợp tác, liên minh đối trọng lại Mỹ, ví
dụ như trục Trung Quốc – Nga - Ấn Độ, cho đến nay chưa phát huy tác dụng
vì bản thân giữa các cường quốc mới nổi lên cũng có rất nhiều bất đồng, tranh
chấp và bản thân từng nước đều có lợi ích trong việc duy trì quan hệ với Mỹ.
Thế giới Hồi giáo cũng không đoàn kết và nhất trí trong cách đánh giá và
quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc chiến toàn cầu chống khủng
bố do Mỹ khởi động.
e. Chính sách của Mỹ khó có khả năng đột biến:
Nhìn lại chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời tổng thống G. Bush cha,
B. Clinton cho đến Bush con và B. Obama sau này, chính sách của Mỹ không

có nhiều thay đổi đáng kể dù cách thức thực hiện có khác nhau, thì vẫn là duy
trì khả năng lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới.

Dựa trên “Chiến lược vượt lên ngăn chặn” của G.Bush, tổng thống
B.Clinton điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh thành “Chiến lược an ninh quốc
gia cam kết và mở rộng” (đầu năm 1995). Chiến lược gồm 3 nội dung chính:
- Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ
- Phổ biến và thựuc thi giá trị của Mỹ ra toàn thế giới
- Về an ninh, đảm bảo ổn định toàn cầu và khu vực nhằm bảo vệ lợi
ích chiến lược Mỹ
Mục đích thực sự chiến lược trên của Mỹ là lãnh đạo thế giới. Tổng
thống B. Clinton công khai tuyên bố: “ hiện tại Mỹ có nhiệm vụ giữ vai trò
lãnh đạo khác là người tổ chức lực lượng hòa bình và tiến bộ, hướng các quá
trình tự phát của kinh tế thế giới và dòng chảy tích cực, tạo điều kiện cho sự
thịnh vượng chung của chúng ta, củng cố các lý tưởng và giá trị dân chủ của
chúng ta, tạo ra những đảm bảo cho an ninh của chúng ta”
7
Để thực hiện chiến lược trên, Mỹ tiến hành chiến tranh vùng Vịnh năm
1991; chiến dịch “Con cáo sa mạc” năm 1998 và đe dọa, trừng phạt, can thiệp
nhiều nước khác… Sau sự kiện 11/9/2001, giơ cao ngọn cờ chống khủng bố,
Mỹ đã tiến công quân sự lật đổ các chính quyền ở Afganistan (2001),
Iraq(2003) và thiết lập các chế độ thân Mỹ; đồng thời nhân thời cơ trên tạo sự
hiện diện ở Trung Á, nhằm kiểm soát khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng
này, thu hẹp khu vực ảnh hưởng các đối thủ là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… và
nắm lấy nguồn dầu lửa có trữ lượng lớn thứ hai thế giới. Tháng 6/2002, tổng
thống Mỹ G. W. Bush công bố “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ”, nêu quan
điểm “đánh đòn phủ đầu” nếu có nguy cơ đe dọa nước Mỹ hoặc thách thức
vai trò bá chủ của Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng đặc các nước trước sự lựa chọn:
nếu không theo Mỹ tức là ủng hộ khủng bố. Mỹ cũng xúc tiến mở rộng
NATO về phía đông, thu hẹp không gian chiến lược của Nga, Trung Quốc về

vấn đề dân chủ dân quyền
7
Lời tựa cho “Chiến lược anh ninh quốc gia của Mỹ thế kỷ XXI”, tài liệu Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao
Tổng thống Obama ngay sau đó, dù có mềm mỏng hơn cũng đã đi đầu
trong cuộc chiến ở Lybia trong sự kiện mùa Xuân Ả Rập và các vấn đề khác.
1.2 Quốc gia vẫn là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế
Cho dù sự xuất hiện của các chủ thể phi quốc gia có làm phức tạp thêm
môi trường chính trị quốc tế, nhưng trên thực tế, các quốc gia vẫn là chủ thể
chính, chi phối chủ yếu quan hệ quốc tế cũng như giữ được tác động tương
đối lớn với những chủ thể khác, bởi những yếu tố sau:
Một là, ưu thế về khả năng chính trị (Morghenthau). Các tổ chức liên
chính phủ thực chất cũng chỉ là sự thỏa thuận giữa các nước, được thành lập
dựa tren cơ sở ý thức về quyền lợi của nhà nước. Thực tế, các tổ chức liên
chính phủ ( IGOs) không thay thế được nhà nước khi chủ quyền quốc gia vẫn
là nguyên tắc bất khả xâm phạm trong quan hệ quốc tế. Những IGO có mức
độ hội nhập cao, như EU hiện nay chỉ có thể được nắm một số quyền cơ bản
khi được các thành viên tự nguyện trao cho. Ngay cả các tổ chức đa phương
rộng lớn nhất như Liên hợp quốc cũng không thể đưa ra các biện pháp cưỡng
chế hay ép buộc các thành viên phải thực thi những nghị quyết của mình. ”
Hơn nữa, các IGO không phải lúc nào cũng điều hòa được lợi ích của các
quốc gia thành viên, và thậm chí IGO có thể chấm dứt sự tồn tại của mình nếu
có một số lượng thành viên nhất định từ chối tham gia.
NGO có khả năng gây sức ép từ công luận quốc tế. Tuy nhiên, so
với QG thì lĩnh vực hoạt động của NGOs tương đối hẹp, lại có tính không
bền vững, và dễ bị phụ thuộc .
TNC chỉ hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, và so với Quốc gia thì nó
không có khả năng giải quyết các vấn đề như xung đột khu vực hay chiến
tranh .
Hai là, Môi trường xã hội chỉ quốc gia mới có (R.Aron): Quốc gia có
một môi trường xã hội đặc biệt, mà không một chủ thể nào có được. Quốc gia

có thầm quyền riêng biệt về chủ quyền và khả năng chi phối toàn diện trên
toàn bộ lãnh thổ. Do đó, tất cả các NGOs/ TNC nếu hoạt động trong phạm vi
một quốc gia, thì vẫn phải tuân theo hệ thống luật pháp của nước đó .
Các NGO/TNC vẫn là công dân của 1 nước do đó hoạt động của nó vẫn
bị kiểm soát bởi hệ thống pháp luật quốc gia đó ( ví dụ: việc nhập cảnh, đi lại,
muốn hoạt động tại 1 QG cần phải có giấy phép)
NGO/TNC bị lệ thuộc ở quốc gia nơi thành viên của nó là công dân và
từ quốc gia nơi nó đang hoạt động. Do đó, nếu có sự vi phạm pháp luật ở 1
trong số hai quốc gia mà NGO bị lệ thuộc, thì quốc gia có quyền đình chỉ hay
chấm dứt hoạt động của NGO.
Nói cách khác, các TNC, hay những tổ hợp truyền thông và báo chí
không thể tồn tại mà không có quốc gia, chúng cần một môi trường an toàn,
ổn định để hoạt động. Ngay cả nhóm phiến quân, các tổ chức khủng bố quốc
tế… dù có được một chút sức mạnh về quân sự và ít nhiều thu hút được sự
chú ý nhờ vào sự khuyếch đại của các phương tiện truyền thông, nhưng còn
thiếu rất nhiều yếu tố để trở thành chủ thể có thể tác động lên toàn hệ thống
và trên hết chúng cũng cần có địa bàn để hoạt động .
Do vậy, có thể nói dù có sự xuất hiện của các tác nhân phi truyền thống
tới sự vận động của nền chính trị thế giới thời gian qua, nhưng chắc chắn đây
không phải là sự hỗn loạn, hay nói cách khác đấy không phải là một trật tự vô
cực.
2. Tính chắc chắn của những luật chơi cơ bản :
2.1 Quan hệ giữa các nước lớn tương đối ổn định dựa vào các
hiệp ước “Đối tác chiến lược”
Trước hết, đây là sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau thời kì
chiến tranh lạnh đầy nghi kị và sống bên miệng hố chiến tranh. Các nước lớn
đã điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè
chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài
8
. Đây là đặc điểm chủ yếu và

8
Nguyễn Quốc Hùng, Thế giới sau chiến tranh lạnh – Một số đặc điểm và xu thế
/>nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sự
điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của
mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm
chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập
các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra
không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu chủ yếu trong
quá trình điều chỉnh.
Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm
kiếm các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung
đột. Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính
hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành ảnh
hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự tồn tại
song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp xúc và
kiềm chế.
Tuy có nhiều mâu thuẫn và bất đồng, nhưng mối quan hệ giữa các nước
lớn khá ổn định bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về các mặt an ninh, kinh tế, chính
trị. Hơn nữa, các nước đều có những mục tiêu phát triển nhất định, nhằm nâng
cao tiềm lực và vị thế của mình nên đều giảm thiểu xung đột để tạo môi
trường phát triển kinh tế, thông qua hợp tác, các nước lớn vừa cạnh tranh và
kiềm chế lẫn nhau. Việc duy trì các mối quan hệ đối tác chiến lược sẽ tiếp tục
được phát huy, bởi sự hợp tác giữa các bên sẽ bổ sung những lợi ích chiến
lược cho nhau, cũng như cùng chung tay giải quyết các vấn đề chung.
Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa
các nước lớn : Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga Trung Quốc, Ấn Độ vừa có điều
chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những
tuyên bố phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới.
Tháng 7/1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề ra ba nguyên tắc đối với
Nga là "Tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, hướng về lâu dài". Với quan hệ Nhật -

Trung, ông đưa ra bốn nguyên tắc : "Hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đối thoại,
mở rộng hợp tác, hình thành trật tự chung" (9/1997).
Về phía Trung Quốc, đầu tháng 11/1997, khi sang thăm Nhật Bản, Thủ
tướng Lý Bằng lại đưa ra năm nguyên tắc trong quan hệ với nước này
là :"Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tìm
kiếm điểm chung, gác lại bất đồng, giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất
đồng; tăng cường đối thoại, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau; tạo thuận lợi và
cùng có lợi, phát triển sự hợp tác kinh tế; hướng tới tương lai, đời đời hữu
nghị". Cuối tháng 10/1997, khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch nước CHND Trung
Hoa Giang Trạch Dân đã đổi bốn câu trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên vào
năm 1993 "Tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác,
không đối đầu" thành "Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức chung, phát
triển hợp tác, cùng tạo ra tương lai". Giữa hai nước Liên bang Nga và Trung
Quốc đã có nhiều cuộc gặp gỡ cao cấp. Trong bản tuyên bố thứ 5, hai nước
chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thực hiện chính sách láng
giềng hữu nghị. Tổng thống Pháp Jacques Chirac chủ trương xây dựng "Quan
hệ đối tác toàn diện" giữa Pháp và Trung Quốc. Ông cũng kiến nghị với châu
Âu thiết lập "Quan hệ đối tác đặc biệt với Nga ". Ấn Độ bên cạnh chính sách
“hướng Đông” của mình cũng thân với Mỹ và phương Tâyhơn…
Mối quan hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rõ ràng
có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế,
và sự ổn định trong quan hệ giữa các nước này sẽ góp phần duy trì trật tự thế
giới hiện nay, và trong một tương lai gần sẽ khó có thế lực nào có thể thách
thức sự ổn định đó.
2.2 Hợp tác, liên kết là xu thế chủ đạo
a. Do xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh
quốc tế.
Đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi bật là :
Một là, do sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới.
Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ

tăng 10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng
nhanh hơn sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những
năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển
của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng
có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ
thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên.
Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
các nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những
nước có nền kinh tế phát triển nhất. 24 nước công nghiệp phát triển của Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới,
nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu thế
giới. Ngoại thương chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.
Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh
viễn thông, sợi quang học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một
hệ thống liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được tăng lên hàng triệu
lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời những công ty xuyên quốc
gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.
Hai là, do vai trò ngày càng lớn của các Công ty xuyên quốc gia
(TNC). Năm 1960, 200 TNC lớn nhất thế giới chiếm 17% tổng sản phẩm của
toàn thế giới, năm 1984, 200 Công ty này chiếm 26%, dự đoán đến năm 2000
các TNC sẽ chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới. Năm 1985 có 600 TNC có số
vốn trên 1 tỷ đô la, với tổng doanh số 3000 tỷ đôla, với tổng số công nhân là
50 triệu người. Nếu như các nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các TNC
thì có thể tranh thủ được vốn, kỹ thuật cũng như sự phân công lao động trong
nền kinh tế thế giới, có lợi cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao. Xã hội
thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.
Các TNC thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá trình
toàn cầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các TNC và chiến lược kinh doanh
của họ, kể cả đưa tới làn sóng sáp nhập chúng để trở thành các TNC siêu lớn

với bao hệ quả tích cực và tiêu cực. Gần đây, vào những năm cuối cùng của
thế kỷ, làn sóng sáp nhập của các TNC tăng lên nhanh chóng. Nếu từ năm
1980 đến năm 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào
khoảng 1.300 tỷ đôla thì riêng năm 1998 đã có tới 7700 vụ sáp nhập với tổng
giá trị lên đến 1200 tỷ đôla . Trong đó có những cuộc "hôn nhân" lớn về kinh
tế như của hai Công ty dầu mỏ khổng lồ Exxon sáp nhập với Mobil với giá trị
77,3 tỷ đôla, tạo thành công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoặc Travellers sáp
nhập với Citicorp, với trị giá 72,6 tỷ đôla, nhằm tạo ra tập đoàn tài chính
khổng lồ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm Tập đoàn mới
này sẽ có tổng tài sản khoảng 700 tỷ đôla. Hai ngân hàng Mỹ Bank America
và Nations Bank sáp nhập với trị giá 61,6 tỷ đôla "Nhờ cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ lần thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học mà các
TNC, đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống toàn cầu - tạo ra "cốt
vật chất" cho xu thế toàn cầu hóa"
9
.
Ba là, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh
mẽ do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới. Từ đầu
những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20%
hàng năm, nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát
triển của tổng sản phẩm thế giới nhiều lần. Gần đây, những trao đổi về tiền tệ
tăng lên rất nhiều, gấp 20 lần trao đổi về thương mại. Trao đổi về tài chính và
tiền tệ là 350 tỷ đôla mỗi ngày. Năm 1988, 10.000 tỷ đôla đã vượt biên giới
quốc gia để đầu tư ở nước ngoài.
Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối
lập nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa. Với việc
9
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 5, 12/1998 - Tr.17
xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành những khu vực
độc quyền của chủ nghĩa thực dân và sự phân chia thế giới thành hai hệ thống

xã hội đối lập, nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang tạo
ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình
khu vực hóa trên thế giới. Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu
vực đều có các tổ chức liên minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác
nhau. ở châu Âu, lớn nhất là Thị trường chung châu Âu hình thành từ 1975.
Tháng 12/1992 Hiệp định Mastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU), thành
lập liên minh kinh tế và quyết định thống nhất về tiền tệ và phát hành đồng
tiền chung EURO vào tháng 1/1999. 24 nước công nghiệp phát triển thành lập
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD vào tháng 12/1960 và nay bao
gồm 29 nước. ở châu Mỹ, năm 1994 thành lập Thị trường tự do thương mại
Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa, Mêhicô) và đang mở rộng cả châu Mỹ thành một thị
trường tự do. Trước đó, năm 1975 các nước Mỹ La tinh thành lập Tổ chức hệ
thống kinh tế Mỹ La tinh (SELA) với 26 nước thành viên nhằm phối hợp các
kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho những quá trình liên kết và trao đổi
thông tin giữa các nước. ở Đông Nam A', tổ chức ASEAN được thành lập
năm 1967, đã trở thành ASEAN - 10 và hình thành một khu vực thương mại
tự do (ASEAN-AFTA) trong vòng 15 năm. Năm 1985, bảy nước ở Nam A' và
Â'n Độ, Pakixtan, Băngla Đét, Nêpan, Sri Lanca, Butan và Cộng hòa
Manđivơ thành lập Hội hợp tác khu vực Nam A' (SAARC) với mục tiêu là
góp phần phát triển kinh tế và văn hóa, tiến bộ xã hội ở Nam A' thông qua sự
hợp tác nhiều bên. Năm 1989, ở châu A' - Thái Bình Dương cũng đã hình
thành khu vực hợp tác kinh tế APEC gồm 21 nước (thuộc Đông Bắc A', Bắc
Mỹ, Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương và ASEAN). Tháng 3/1996 Hội nghị
cấp cao châu Âu và châu A' (ASEM) gồm 25 nước ở châu Âu và châu A'
cộng thêm Uỷ viên Ban châu Âu (EU) lần đầu tiên nhóm họp nhằm liên kết
kinh tế hai khu vực lớn trên thế giới .
Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế
mở cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến

tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế
giới có hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc
gia. Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc
giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng.
Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế
giới (WTO)
b. Do sự thay đổi về tư duy an ninh sau chiến tranh lạnh :
Tư duy an ninh thay đổi xuất phát từ nhận thức về các nguy cơ an ninh
truyền thống và phi truyền thống xuất hiện sau chiến tranh lạnh. Trong bối
cảnh chiến tranh lạnh kết thúc và các nước, nhất là các nước lớn, đều muốn
duy trì tình hình ổn định ở trong nước và khu vực, chính sách chung của các
nước đều là nhằm vào xây dựng môi trường bên ngoài hòa bình, ổn định và
hợp tác để tập trung sức và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Vì thế, các
nước đều cố gắng triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể ngày càng củng cố
xu thế hợp tác quốc tế. Các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực an ninh truyền
thống với mục tiêu chính là tăng cường xây dựng lòng tin, đối thoại an ninh,
giải quyết tranh chấp lãnh thổ, và từ đó giảm sự vận hành của cơ chế lưỡng
nan về an ninh đã được tăng cường. Trong khung cảnh đó, các biện pháp hợp
tác về lĩnh vực an ninh phi truyền thống cũng được phát triển mạnh mẽ hơn
trước
10
. Bởi lẽ, các thách thức an ninh phi truyền thống đều có tính phi nhà
nước: các lực lượng tạo nên các thách thức đó bao gồm: các nhóm khủng bố,
tội ác, khói bụi, virut gây bệnh, lụt bão… đều không nhân danh nhà nước và
không thách thức chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của bất cứ nước nào. Vì
vậy, việc xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không gắn với sự
10
Nguyễn Vũ Tùng, Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
số 4 (144), 2008

nghi kị và tranh chấp thường thấy trong các vấn đề an ninh truyền thống. Do
đó, không có lý do gì để các nước nghi ngờ về động cơ tập hợp lực lượng
hoặc cạnh tranh chiến lược về các vấn đề an ninh phi truyền thống. Vì xét cho
cùng, tất cả các nước đều có lợi trong việc hợp tác trên lĩnh vực này.
Từ đó, các khái niệm an ninh mới, như an ninh hợp tác, an ninh quốc
gia, an ninh con người cũng hình thành , bên cạnh các hình thức an ninh
truyền thống như an ninh tập thể, an ninh phòng thủ… trước đây. Qua đó, xu
thế hợp tác và liên kết giữa các quốc gia, giữa các khu vực trên thế giới…
ngày càng được tăng cường.
2.3 Kinh tế chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách
Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ
quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải
chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Mỹ - Xô và "một bị thương
một bị mất"
11
. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế
- chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật
và NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi
sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa
học - kỹ thuật.
Vì vậy, sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều
chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển
kinh tế. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ
quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ
trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc.
Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt quá tính toán về
địa - chính trị.
Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc
gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền
11

Lý Thực Cốc - Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
công nghệ có trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự
của mỗi quốc gia.
Trong tác phẩm "Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc" xuất
bản năm 1988, Paul Kennedy nhà sử học Mỹ đã nghiên cứu nguyên nhân quy
luật hưng thịnh và suy vong của các nước lớn trên thế giới trong 500 năm gần
đây. Tác giả nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ
thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định
vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy
thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các
cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp đan xen và
phụ thuộc nhau.
2.4 Xung đột nhưng trong phạm vi hạn chế
Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa
dân tộc nổi lên ở khắp nơi, các xung đột sắc tộc và tôn giáo ngày càng gia
tăng và nghiêm trọng hơn, điển mình là ở khu vực Trung Đông , châu Phi,
khu vực thuộc liên bang Nam Tư và Xô Viết trước đây. Bởi "xiềng xích của
cuộc xung đột Đông - Tây đã mất đi, chỉ còn lại những lợi ích dân tộc đấu
tranh với nhau"
12
Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có
mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh
vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - "Nó giống như
cơn sóng không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm
rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh
hưởng đến sự thay đổi và phát triển tình hình thế giới. Trong đó, thế lực chủ
nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc biệt phát triển và lan rộng nhanh chóng khiến
mọi người chú ý"
13
. Đó là chưa kể tới một sự cuồng nhiệt của những tôn giáo

khác cũng nổi lên sau chiến tranh lạnh như vụ xung đột chủng tộc giữa tín đồ
Â'n Độ và Hồi giáo ở Punjab tháng 11-12/1992, sau đó lan rộng ra cả hai
12
Maridôn Tuarene - Sự đảo lộn của thế giới - địa -chính trị thế kỷ XXI - NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1996, tr 57, 72
13
Lý Thực Cốc - Sách đã dẫn - Tr.34.
nước Â'n Độ và Pakixtan với hàng nghìn người bị thiệt mạng. Hoặc những
hoạt động đầy tham vọng và có vai trò ngày càng lớn của Giáo hội Thiên chúa
trong khoảng 15 năm qua với "điều mới mẻ hơn và sự gặp gỡ của Giáo hội
với những phong trào xã hội có khuynh hướng chống đối chính trị"
14
, như ở
Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani
Tuy nhiên, trong thập niên tới, những xung đột như: nước lớn đánh
nước nhỏ, các nước lớn xung đột ở khu vực ngoại vi, chiến tranh giữa các
nước nhỏ…khó có khả năng xảy ra trên phạm vi rộng.
Khả năng chiến tranh lớn giữa các quốc gia ngày càng giảm, xu hướng
này đã tồn tại 60 năm qua. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau
đang tăng lên, với tư duy đổi mới về an ninh và phát triển, cùng sự phổ biến
của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và kinh nghiệm đau thương về chiến
tranh, ít có khả ngăng xảy ra đụng độ lớn về quân sự giữa các cường quốc
trong thập niên tới.
2.5 Cộng đồng quốc tế phải đối mặt với những nguy cơ toàn cầu
do vậy tính tùy thuộc lẫn nhau ngày càng cao:
Điều này xuất phát từ nhận thức của các quốc gia về các vấn đề toàn
cầu như một thách thức an ninh phi truyền thống.
Thứ nhất, các vấn đề toàn cầu như thiên tai,ô nhiễm môi trường, khủng
bố, đói nghèo, dịch bệnh tội phạm xuyên quốc gia…đều có tính chất “xuyên
quốc gia” mà không một nước riêng rẽ nào có thể kiểm soát được tình hình và

cảm thấy an toàn trước thách thức này, và do đó, càng phải hợp tác với nhau
nhiều hơn. Như vậy, hợp tác giữa các quốc gia phải mang tính thường trực và
hình thành từ rất sớm để phòng ngừa thách thức từ trước khi chúng xảy ra.
Thứ hai, do tính chất đa dạng, phức tạp, cũng như khả năng chuyển hóa
của các thách thức anh ninh phi truyền thống này cũng làm cho hợp tác quốc
tế trở thành nhu cầu ngày càng lớn. Ngoài mức độ mở rộng về mặt địa lý,
không một nước nào, có thể một mình xử lý các vấn đề toàn cầu vì không có
14
Maridôn Tuarene - Sự đảo lộn của thế giới - địa -chính trị thế kỷ XXI - NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1996 - Tr. 137-138.
đủ nguồn lực hạ tầng, tài chính, chuyên gia, thông tin và kỹ thuật. Và thực tế
cũng cho thấy là mỗi khi xuất hiện một vấn đề an ninh phi truyền thống, các
nước đều không có đủ mọi điều kiện để hành động độc lập
15
. Ngoài ra, đứng
trước sức ép của việc phải xử lý nhanh vấn đề, xu hướng chung là các nước
chấp nhận hợp tác quốc tế, coi đây như là một giải pháp có hiệu quả nhất.
Ngoài ra, xu thế hợp tác này còn được đẩy mạnh do các thách thức an ninh
phi truyền thống liên quan đến người dân, và xử lý các thách thức đó liên
quan tới uy tín và hiệu lực của chính quyền trong con mắt người dân. Hợp tác
với các nước khác để xử lý các vấn đề này lại càng trở thành một nhu cầu bức
thiết hơn.
Tóm lại, trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, các nước nhỏ cần sự
giúp đỡ về tài chính và chuyên môn của các nước lớn, trong khi các nước lớn
cần sự hợp tác cùng hành động của các nước nhỏ. Điều này sẽ thúc đẩy các
hình thức hợp tác có thực chất hơn, bởi giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi
phải diễn ra nhanh, và dứt khoát, như khi dịch cúm gia cầm nổ ra ở châu Á,
tổng thống Bush đã cân nhắc biện pháp sử dụng quân đội Mỹ- với sự đồng ý
của các nước liên quan- tham gia vào việc xử lý các vùng dịch, do lo ngại khả
năng bệnh dịch có thể lây lan sang Mỹ nếu không bị ngăn chặn ở châu Á

16
III. Dự báo về trật tự thế giới những thập niên đầu của thế kỷ XXI
Bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay đổi to lớn. Tương lai
của thế giới có thể là một trật tự thế giới đa cực với trách nhiệm và vị thế cân
bằng của các cường quốc trong việc ổn định tình hình thế giới. Hoặc cũng có
thể là một trật tự hai cực xuất hiện sau 30-40 năm nữa, nếu Trung Quốc duy
trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục như hiện nay, cộng với
việc khắc phục được các vấn đề về thiếu hụt nhiên liệu, năng lượng và chất
15
Anne- Marie Slaughter: The Real New World Order, Essential Readings in World Politcs, New York, W.
Norton & Company, p. 155
16
Jenifer Loven (2005): Bush considers military role in flu fight, The Associated Press, Oct. 5
lượng lao động… trong khi kinh tế Mỹ có sự chậm lại tương đối. Trên thực
tế, dù vẫn đang phải chịu sức ép do khủng hoảng kinh tế và thâm hụt ngân
sách lớn, Mỹ vẫn đang là quốc gia nắm giữ được nhiều nhất những công nghệ
và khoa học của một nền kinh tế tri thức. Và, các cường quốc khác cũng khó
lòng chấp nhận một trật tự hai cực chi phối, kiềm tỏa thế giới thêm một lần
nữa.
Tuy nhiên, điều đó có thể xảy ra ở một tương lai xa hơn, còn trong 10
năm tới, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất có sức mạnh vượt trội so với các
quốc gia khác, và do vậy, trật tự thế giới trong 10 năm tới sẽ là sự thể hiện
của kết cấu nhất siêu đa cường. Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện được vai trò dẫn dắt
và chi phối sự phát triển của thế giới.
Trật tự thế giới cũng có những biến chuyển nhất định, nhưng không có
sự thay đổi lớn, và sẽ được cải tổ theo hướng : Đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu
đối phó với các thách thức toàn cầu ; phù hợp với thay đổi tương quan lực
lượng, lợi ích chung của các trung tâm quyền lực lớn
17
Do chuyển dịch cán cân thay đổi, do toàn cầu hóa và lệ thuộc lẫn nhau,

do tương quan lực lượng giữa các nước lớn nên cân bằng hơn, và để đối phó
với các vấn đề toàn cầu ngày càng to lớn, các nước ngày càng có lợi ích lớn
hơn và tham gia nhiều hơn vào các dự án hợp tác. Hợp tác quốc tế do đó sẽ
nổi trội. kênh hợp tác đa phương được coi trọng hơn
Theo đó, hệ thống quốc tế sẽ được tiếp tục củng cố. Về mặt thể chế, hệ
thống quốc tế hiện hành sẽ tiếp tục được củng cố, cải cách và mở rộng. Về
mặt nội dung, hệ thống quốc tế sẽ điều phối hợp tác và điều hòa mâu thuẫn
giữa các thành viên trên mọi mặt của đời sống quốc tế. Ví dụ, trên lĩnh vực
môi trường, các thỏa thuận quốc tế về mt sẽ đc phê chuẩn, theo đó các nước
sẽ tăng cường đầu tư, chia sẻ công nghệ tiết kiệm năng lượng và kinh nghiệm
quản lý hiệu quả khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Các thể chế như
WB và IMF các cơ chế điều tiết thương mại, như WTO, có thể sẽ được cải tổ
17
Phạm Bình Minh, Sđd, tr 56
để các nước có thể tiến tới xây dựng một hệ thống luật lệ hiệu quả và minh
bạch vừa ngăn sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, vừa thõa mãn
được lợi ích của các nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Về tính
chất, hệ thống quốc tế sẽ ngày càng dân chủ hơn, và do đó sẽ hiệu quả hơn
trong việc hợp tác và ngăn ngừa xung đột. Khuôn khổ hợp tác G20 là một
bước phát triển theo hướng này
Tuy nhiên trong trật tự quốc tế, các nước lớn, các trung tâm quyền lực
lớn vẫn nắm vai trò quan trọng. Đấu tranh, thỏa hiệp giữa các nước lớn sẽ
quyến định chiều hướng phát triển của thế giới. P5, G8, G20… tiếp tục là nơi
các trung tâm quyền lực lớn hơn thể hiện vai trò và cạnh tranh ảnh hưởng với
nhau. Các nước nhỏ vẫn có thể bị thiệt thòi, và vẫn bị chi phối, tác động bât
lợi từ cách tính toán chiến lược của các nước lớn. Nhưng tiếng nói và sự tham
gia tích cực hơn của các nước nhỏ ngày càng quan trọng với nỗ lực cải cách
và giữ ổn định của hệ thống thế giới
18
18

Cục diện thế giới, các nhân tố tác động và xu hướng phát triển , Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến
2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010
KẾT LUẬN
Thế giới 20 năm qua đã trải qua biết bao thăng trầm.Trong hai thập kỷ
đó, có thời điểm ranh giới bạn thù bị đặt cược vào dây bom của những kẻ
khủng bố liều chết, có thời điểm những rường cột truyền thống trong quan hệ
quốc tế đã bị lay động mạnh bởi những tác nhân phi nhà nước…Bên cạnh đó,
sự trỗi dậy đầy ấn tượng của những nước công nghiệp mới thế hệ thứ hai như
Ấn Độ, Trung Quốc… với quy mô và tầm mức ảnh hưởng trải rộng toàn cầu,
cùng sự suy giảm sức mạnh của G7, đã khiến cho hệ thống an ninh- chính trị
thế giới thêm phức tạp, song cũng nhờ vậy mà tiến trình dân chủ hóa đời sống
chính trị thế giới đã đạt được bước tiến lớn nhờ sự tham gia của các lực lượng
mới nổi trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, khu vực hay tại
các điểm nóng của thế giới.
19
Trong bối cảnh đó, chúng ta cũng cùng lúc chứng kiến hai trạng thái
đối lập nhau song song diễn ra trong quan hệ quốc tế suốt 20 năm qua: ly
khai- xung đột- chiến tranh và hòa bình- hợp tác- liên kết. Điều này vừa thể
hiện tính đa diện và phức tạp về lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc và cộng
đồng trong tiến trình hội nhập, vừa cho thấy sự chênh lệch phát triển và bất
bình đẳng vẫn còn là một câu chuyện dài chưa có hồi kết trong một thế giới
với cơ cấu quyền lực và phân chia lợi ích hiện hữu. Đó còn là một bức tranh
của một thế giới phức tạp, khó lường với các cuộc chiến sắc tộc và tôn giáo,
với sự trỗi dậy của các thế lực chính trị mới, và cũng dễ tổn thương bởi mâu
thuẫn lợi ích giữa các quốc gia trong cuộc cạnh tranh phát triển đang trở nên
gay gắt hơn bao giờ hết do sự khan hiếm của các nguồn lực, đặt bên cạnh một
mảng màu tươi sáng của hòa bình và hợp tác.
Dẫu vậy, sự ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay cũng mang
lại những lợi ích tích cực cho phần đông nhân loại, so với trật tự hai cực trước
đây, và để hình thành một trật tự thế giới mới, thế giới có lẽ sẽ không tránh

19
Phạm Tiến, Nhận diện nền chính trị thế giới 10 năm đầu thế kỷ XXI, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới, số 8 ( 172), 2010
khỏi những chấn động và bất ổn nhất định. Nhưng nhìn chung, con người
đang dần tiến lên theo hướng dân chủ hơn và công bằng hơn, và ta có thể hi
vọng ở một tương lai tương sáng cho thế giới trong thế kỷ XXI này.

×