Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tác động của tuyên bố bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu với hiệu lực của điều khoản tranh chấp và điều ước quốc tế đã ký kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.89 KB, 4 trang )

TH3. Điều 27 công ước liên hợp quốc về quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ
tài sản quốc gia năm 2004 quy định rằng.“Tranh chấp phát sinh giữa các quốc
gia thành viên công ước, nếu không giải quyết được bằng thương lượng sẽ được
giải quyết bằng trọng tài. Nếu trong vòng 6 tháng mà các bên không thỏa thuận
được về hội đồng trọn tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án công lý
quốc tế của liên hợp quốc.”
Khi phê chuẩn công ước, quốc gia A đưa ra tuyên bố bảo lưu với nội dung:“
Các tranh chấp nếu không giải quyết được bằng thương lượng sẽ ngay lập tức
được đưa ra tòa án công lý quốc tế liên hợp quốc để giải quyết”. trước tuyên bố
của A, các quốc gia thành viên khác có tái độ khác nhau: quốc gia B im lặng,
quốc gia C phản đối với lý do tuyên bố của A làm hạn chế quyền định đoạt của
các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên C khẳng định, khẳng
định của c không làm ảnh hưởng đến quan hệ điều ước giữa C và A. Ngược lại
D phải đối bảo lưu của A, đồng tời khẳng định gữa hai bên sẽ không tồn tại quan
hệ điều ước . Dựa trên những quy định của công ước viên năm 1969 về luật điều
ước quốc tế, hãy cho biết tác động của tuyên bố bảo lưu, chấp thuận và phản
đối bảo lưu với hiệu lực của điều khoản tranh chấp và điều ước quốc tế đã ký
kết giữa các bên nói trên.
1
Bài Làm
Theo công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế “Bảo lưu điều ước quốc tế là
hành động đơn phương bất kể cách viết hặc tên gọi như thế nào của một quốc gia
đưa ra ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc ra nhập điều ước đó, nhằm qua đó loại trừ
hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp
dụng chúng đối với quốc gia đó”. tuy nhiên cũng theo công ước viên 1969, quốc
gia chỉ có quyền tuyên bố bảo lưu đó không bị cấm trong điều ước và phù hợp với
khác thể và mục đích của điều ước.
● Tác động của tuyên bố bảo lưu với hiệu lực của điều khoản tranh chấp và
điều ước quốc tế đã kí kết.
Bảo lưu điều ước quốc tế không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội
dung của một điều ước nhưng về tổng thể, quan hệ giữa các thành viên sẽ thay đổi


trong phạm vi có bảo lưu. Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác nhau tùy thuộc
vào việc phải đối hoặc chấp thuận bảo lưu. Như vậy trong trường hợp trên việc
quốc gia A tuyên bố bảo lưu thay đổi còn tùy thuộc vào việc phải đối của các bên
còn lại là B, C và D. Từ việc phản đối của một quốc gia đưu ra, có thể là cho quốc
gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không
áp dụng điều khản bảo lưu giữa hai bên. Còn đối với những điều khản còn lại quan
hệ vẫn diễn ra bình thường. Đối với nhiều thành viên, bảo lưu là một giải pháp
pháp lý để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với lợi ích khi tham gia
điều ước, qua đó góp phần tăng số lượng thành viên tham gia để điều ước có điều
kiện hình thành và phat huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh.
● Tác động của bên chấp thuận bảo lưu. Đối với bên im lặng theo quy định tại
khoản 5 Điều 20 công ước quốc tế quy định: “. Nhằm những mục đích của các
2
khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu được coi như được
một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu sau 12 tháng kể
từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị sự
đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành động này xảy ra sau ngày bảo lưu
được đưa ra.” Khi đó im lặng sẽ được coi là chấp thuận bảo lưu, như vậy quốc gia
B nếu sau 12 tháng không có quan điểm rõ dàng thì sẽ đồng nghĩa với việc chấp
thuận bảo lưu .
●Tác động của bên phản đối bảo lưu.Theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 20
công ước quốc tế năm 1969 quy định “Việc một quốc gia ký kết khác phản đối một
bảo lưu không cản trở việc điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và
quốc gia đề ra bảo lưu trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu bày tỏ ý định ngược lại
của mình”
- Do đó quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc gia phải đối bảo lưu
nhưng không đồng thời phải đối hiệu lực của điều ước thì quan hệ điều ước giữa
hai bên diễn ra bình thường trong tình huống mà đầu bài đã cho quốc gia C phản
đối bảo lưu, tuy nhiên không phải đối hiệu lực của điều ước do đó quan hệ điều
ước diễn ra bình thường.

- Đối với trường hợp phản đối tuyên bố bảo lưu đồng thời phải đối hiệu lực điều
ước trong quan hệ giữa hai bên như vậy quan hệ điều ước giữa hai bên không diễn
ra, do vậy trong tình huống bên A và bên D quan hệ điều ước không diễn ra, và khi
có tranh chấp xảy ra không đươc áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa
hai bên. Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định các điều khoản mà các quốc
gia có thể tuyên bố bảo lưu thì các quốc gia chống bảo lưu có quyền tuyên bố
không áp dụng điều ước nói chung trong quan hệ với quốc gia bảo lưu.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật quốc tế
< Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2007 >
2. Lê Mai Anh và Trần Văn Thắng luật quốc tế -lý luận và thực tiễn
< Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2001>
3. Công ước quốc tế năm 1969
4. Các vấn đề pháp lý cơ bản trong công ước viên năm 1969 về luật điều ước
quốc tế kí kết giữa các quốc gia và thực hiện công ước này ở Việt Nam, dề
tài nghiên cứu cấp cơ sở, Hà Nội 2003
5. Khoa luật- Đại học quốc gia Hà nội, Giáo trình luật Quốc tế
< Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 >
4

×