Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận môn Quản trị tài chính PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3 - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.4 KB, 28 trang )

Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
TIỂU LUẬN MÔN
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3 - 2
Sàn: HOSE
Mã CK: CIC
Giảng viên hướng dẫn : TS. Ngô Quang Huân
Học viên thực hiện : Đàm Ngọc Nam
Lớp : Cao học_QTKD_K4
Đồng Nai, tháng 06 năm 2013
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
 


















Đồng Nai,Ngày…….tháng…….năm 2013
Giảng Viên Hướng Dẫn
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN














Đồng Nai, ngày…… Tháng…… Năm 2013
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 4
GVHD
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và hiện hữu trong mọi hoạt động của
doanh nghiệp có tác động tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết
định quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp điều dựa trên những thông tin từ sự phân tích

tình hình tài chính của doanh nghiệp, các mô hình phân tích tiến hành định giá tài sản,
đánh giá độ rủi ro…từ đó đưa ra các quyết định về đầu tư, quyết định về tài trợ hay các
quyết định kinh doanh khác.
Các bảng báo cáo phân tích của các công ty đều được phân tích và đánh giá theo
hướng có lợi cho nhà phân tích ở đây là công ty báo cáo. Vì vậy trước khi quyết định đầu
tư vào một công ty nào thì nhà đầu tư chuyên nghiệp nên tiến hành phân tích độc lập lại
từ đó có thể so sánh với bảng báo cáo phân tích của các tổ chức khác về công ty đó. Điều
này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn trước khi đưa ra một quyết định có
lợi nhất cho mình.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3 - 2” làm nội dung bài tiểu luận, nhằm minh hoạ rõ
hơn thực trạng kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3 – 2 (CIC) trong giai
đoạn 3 năm (2010-2012) về lĩnh vực xây dựng, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của quốc gia, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Và sau đây là một số thông tin về doanh nghiệp:
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 5
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
3 - 2 6
1.1 Thông tin chung về công ty 6
1.2 Lịch sử hình thành 6
Năm 2003, để chủ động trong thi công xây dựng và lắp đặt tại các công trình,
CIC3-2 đã thành lập Xí nghiệp Cơ Khí. Xí nghiệp chuyên đảm nhận gia công
các sản phẩm cơ khí xây dựng và thi công hệ thống điện. Công ty tiếp tục
nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Năm 2008, khi nhu cầu
phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài tỉnh gia tăng, CIC 3-2 đã tung ra thị
trường sản phẩm mới, cống Bê tông cốt thép. Hiện nay, các sản
phẩm cống của Công ty (cống Bê tông ly tâm, cống hộp, cống tròn…), đang

được thị trường đánh giá cao, lượng khách hàng tìm đến không ngừng tăng
lên 7
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 7
1.4 Chiến lược Phát triển và Đầu tư 7
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3 - 2
1.1 Thông tin chung về công ty
Tên quốc tế: CONSTRUCTION INVESTMENT CORPORATION 3-2
Tên tiếng việt
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2
Vốn điều lệ: 112.000.000.000 đồng
Trụ sở chính:
45A Nguyễn Văn Tiết, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương
Điện thoại:
+84 (650) 375-9446
Fax: +84 (650) 375-5605
Website:
www.cic32.com.vn
Email:
ctydt-xaydung32@.vnn.vn
1.2 Lịch sử hình thành
Tiền thân của Công ty là Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Sông Bé (S.B.P
Corp), được thành lập theo Quyết định số 06/QĐ-UB ngày 08/01/1993 của UBND tỉnh
Sông Bé, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 7
Năm 1994, Công ty quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khai thác và

kinh doanh đá xây dựng. Một bước chuyển mình đúng đắn đã đem lại thành công cho
CIC 3-2. Hiện nay, sản phẩm này là một trong những sản phẩm chiến lược của Công ty
trên thị trường.
Năm 2003, để chủ động trong thi công xây dựng và lắp đặt tại các công trình,
CIC3-2 đã thành lập Xí nghiệp Cơ Khí. Xí nghiệp chuyên đảm nhận gia công các sản
phẩm cơ khí xây dựng và thi công hệ thống điện.
Công ty tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Năm
2008, khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài tỉnh gia tăng, CIC 3-2 đã
tung ra thị trường sản phẩm mới, cống Bê tông cốt thép. Hiện nay, các sản
phẩm cống của Công ty (cống Bê tông ly tâm, cống hộp, cống tròn…), đang được thị
trường đánh giá cao, lượng khách hàng tìm đến không ngừng tăng lên.

Theo chủ trương của Chính phủ, quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về việc
chuyển đổi sang mô hình công ty Cổ phần. Ngày 11/12/2008, Đại Hội đồng Cổ đông
thành lập của Công ty Đầu tư Xây dựng 3/2 được tổ chức, Công ty chính thức mang tên
mới: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 hoạt động trên các lĩnh vực
chính:
- Xây dựng công trình (dân dụng, công nghiệp, cầu đường và hạ tầng kỹ thuật…)
- Khai thác và chế biến đá xây dựng, sản xuất gạch không nung
- Sản xuất và kinh doanh cống ly tâm, cống hộp các loại
- Gia công sản phẩm cơ khí công trình
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu
- Kinh doanh Bất động sản
- Cho thuê xe cơ giới, công cụ, dụng cụ thi công xây dựng
1.4 Chiến lược Phát triển và Đầu tư
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993, Công ty đã liên tục đặt ra cho mình
những mục tiêu, hướng phát triển cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn.
-Thứ nhất, phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có, phát triển hơn nữa lĩnh vực

truyền thống của Công ty như: xây lắp công trình, sản xuất đá xây dựng, cống Bê
tông đúc sẵn.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 8
-Thứ hai, thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành, đa nghề, tập trung
đầu tư theo chiều sâu đối với những ngành, những lĩnh vực mà Công ty đang nắm lợi thế.
Đặc biệt là hai sản phẩm chủ lực: Đá xây dựng, cống Bê tông ly tâm đúc sẵn.
- Thứ ba, xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững, mục tiêu của CIC 3-2 là chất
lượng hàng hóa, dịch vụ của Công ty phải đáp ứng, thỏa mãn những yêu cầu, những đòi
hỏi ngày càng cao của khách hàng, đối tác.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 9
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3 - 2
II.1 Đánh giá tỷ lệ
2.1.1 Tỷ lệ thanh toán
- Tỷ lệ lưu động (CR)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn
152,180
163,477
193,611
Nợ ngắn hạn
81,189 72,876 81,335
Tỷ lệ lưu động (CR)
1.87
2.24
2.4

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: Tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp qua 3 năm liên tục tăng.
Chính vì thế, yếu tố này đã làm cho tỷ lệ lưu động của tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn
hạn có xu hướng tăng và lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là, tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp có khả năng hoàn trả ngay những khoản nợ ngắn hạn.
- Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR)
ĐVT: triệu đồng
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 10
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn
152,180 163,477 193,611
Hàng tồn kho
75,587 72,838 61,009
Nợ ngắn hạn
81,189 72,876 81,335
Hệ số thanh toán nhanh (QR)
0.94 1.24 1.63
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: Tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp qua 3 năm liên tục tăng.
Tuy nhiên, tốc độ tồn kho giảm vào năm 2011, 2012 điều này làm cho hệ số thanh
toán nhanh (QR) của CIC tang nhanh chong. (so với năm 2010)
Tuy nhiên, hàng tồn kho năm 2012 giảm so với năm 2011 và 2010 có thể xem là bất
lợi khi doanh nghiệp không tồn trữ nguyên vật liệu để tránh việc giá nguyên vật liệu sẽ
tăng mạnh khi nền kinh tế Thế giới và Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi vào thời gian tới.
 Tóm lại: Dựa vào những bảng phân tích trên, ta khẳng định, về ngắn hạn, CIC có
đủ khả năng trang trải với những rủi ro xấu nhất về thanh toán
II.1.1 Hiệu quả hoạt động
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)

ĐVT: triệu đồng
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 11
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Doanh thu
309,225 378,088 336,488
Tổng tài sản
242,451 272,270 292,604
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
(TAT)
1.28 1.39 1.15
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: doanh thu và tổng tài
sản đều tăng qua từng năm, đây là một tín hiệu tích cực.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản dao động từ 1,28 đến 1,39 trong 2 năm, cho thấy một
đồng tài sản đem về 1,28-1,39 đồng doanh thu.
- Vòng quay tồn tho (IT)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá vốn hàng bán
230,464 286,320 257,510
Hàng tồn kho
75,587 72,838 61,009
Vòng quay tồn kho (IT)
3.05
3.93
4.2
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: giá vốn hàng bán có xu
hướng tăng, giảm biến động qua 3 năm. Tuy nhiên, hàng tồn kho lại có xu hướng giảm và

giảm nhanh vào năm 2012 là do công ty không chủ động tích luỹ sẵn nguyên vật liệu.
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Khoản phải thu
48,137 48,918 63,336
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 12
Doanh thu thuần
304,653 373,220 333,154
Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
56.88 47.19 68.44
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: khoản phải thu và
doanh thu thuần đều tăng. Tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2011 cao hơn tốc độ
tăng của khoản phải thu năm 2011, làm cho kỳ thu tiền bình quân (ACP) năm 2011 rút
ngắn lại là 48 ngày.
Tuy nhiên, qua năm 2012, tình hình ngược lại, Tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp
hơn tốc độ tăng của khoản phải thu, đã làm kỳ thu tiền bình quân năm 2012 tăng từ 48 lên
69 ngày.
Yếu tố này về dài hạn sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và giá trị đồng tiền của
doanh nghiệp trong thực tiễn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải chú ý đến yếu tố này,
cần đưa ra những giải pháp nhằm giảm xu thế tăng của các khoản phải thu.
II.1.2 Tỷ lệ tài trợ
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Tổng nợ
81,844 101,471 109,335

Tổng tài sản
242,451 272,270 292,604
Tỷ lệ nợ/tài sản (D/A)
0.34 0.37 0.37
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: Tổng nợ và tổng tài sản
qua 3 năm đều tăng, và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) chỉ chiếm tương đương khoảng 34
– 37%. Đây là một số liệu hoàn toàn tốt đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh và đầu tư xây dựng. Điều này sẽ giúp CIC tránh được những rủi ro về lãi
suất, sự biến động của nền kinh tế, vv.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 13
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay (EBIT)
59,536 74,041 60,748
Lãi vay
1,249 3,943 3,674
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR)
47.67 18.78 16.53
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: mức lợi nhuận trước
thuế và lãi vay so với lãi tiền vay luôn ở mức cao, từ 16,53 lần đến 47,67 lần. Đây là một
số liệu tốt, đảm bảo tỷ lệ lãi vay chỉ chiếm tối đa 20% lợi nhuận.
- Tỷ số khả năng trả nợ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT)
59,536 74,041 60,748
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 14
Chi phí khấu hao
23,268 23,430 25,861
Thu nhập trước thuế, trả lãi và
khấu hao (EBITDA)
82,804 97,471 86,609
Thanh toán tiền thuê
0 0 0
Nợ gốc
81,844 101,471 109,335
Lãi vay
1,249 3,943 3,674
Tỷ số khả năng trả nợ
1.00 0.92 0.77
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau:
Doanh nghiệp CIC là chủ các loại tài sản, và không thuê các trang thiết bị. Chính vì
thế, mục tiền thuê bằng 0 .
Ta thấy, tỷ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp rất tốt dao động ở mức 77% đến tối
đa 100%. Tức là tất cả thu nhập mà doanh thu được (đã trừ đi chi phí) chiếm một tỷ số
thanh toán nợ gốc cộng lãi vay rất lớn.
Điều này cũng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp về khả năng thanh toán
trong kinh doanh.
II.1.3 Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
- Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012

Lợi nhuận gộp bán hàng và dịch
vụ
74,188 86,900 75,644
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 15
Doanh thu bán hàng và dịch vụ
304,653 373,220 333,154
Doanh thu gộp bán hàng và dịch
vụ (GPM)
0.24 0.23 0.23
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: Lợi nhuận gộp bán
hàng và dịch vụ trên doanh thu bán hàng và dịch vụ chiếm một tỷ trọng tương đối, dao
động từ khoảng 23% đến 24%. Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính đem
lại tỷ lệ lợi nhuận cho doanh nghiệp, và rất ổn định.
- Doanh lợi ròng (NPM)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế
41,985 53,510 43,095
Doanh thu
309,177 378,088 336,488
Doanh lợi ròng (NPM)
0.14 0.14 0.13
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: Tốc độ tăng, giảm lợi
nhuận sau thuế và doanh thu trong 3 năm không ổn định. Và trong mỗi đồng doanh thu,
thì mức lợi nhuận (đã trừ đi tất cả các chi phí, thuế, vv.) chiếm khoảng từ 13% đến 14%.
Như vậy, đây là một con số thấp và chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của các
cổ đông của doanh nghiệp.
- Sức sinh lợi cơ bản (BEP)

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 16
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT)
59,536 74,041 60,748
Tổng tài sản
242,451 272,270 292,604
Sức sinh lợi cơ bản (BEP)
0.25 0.27 0.21
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: Sức sinh lợi cơ bản
(BEP) cho thấy, cứ 01 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ mang lại 0,21 – 0,27 đồng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế
41,985 53,510 43,095
Tổng tài sản
242,451 272,270 292,604
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản (ROA)
0.17 0.20 0.15
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: cứ 01 đồng lợi nhuận
doanh nghiệp bỏ ra, sẽ thu về 0,15 – 0,20 đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và sức sinh lợi cơ bản có mức chênh lệch không
quá lớn là do mức lãi vay chỉ chiếm tối đa 20% so với lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Đồng thời, thuế TNDN của công ty được ưu đãi với thuế suất thấp hơn thuế suất
TNDN hiện hành là 25%, đã giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản gần với sức sinh
lợi cơ bản.
Đây là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tối đa hoá lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 17
Lợi nhuận sau thuế
41,985 53,510 43,095
Vốn chủ sở hữu
160,609 170,799 183,268
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
0.26 0.31 0.24

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau: cứ 01 đồng vốn của chủ
sở hữu bỏ ra, sẽ thu về 0,24– 0,31 đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng, giảm không ổn định qua từng
năm. Tuy nhiên,với mức tăng lợi nhuận như vậy thì doanh nghiệp rất chủ động trong việc
đầu tư và thu hồi vốn.
 Tóm lại: Việc sử dụng tài sản và đem lại lợi nhuận của doanh nghiệp là hoàn toàn
tốt.
II.2 Đánh giá cơ cấu
II.2.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
II.2.2 Bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2010 – 2012:
II.2.3 + Mục tài sản:
Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(triệu
đồng)
Cơ cấu
(%)
A. Tài sản ngắn
hạn
152,182 62.77% 163,477 60.04% 193,611 66.17%
I. Tiền và tương
đương tiền
16,966 11.15% 27,733 16.96% 54,588 28.19%
II. Các khoản
đầu tư tài chính
ngắn hạn
- 0.00% - 0.00% 100 0.05%
III. Các khoản
48,138 31.63% 48,918 29.92% 63,336 32.71%
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 18
phải thu ngắn
hạn

IV. Hàng tồn kho
75,587 49.67% 72,838 44.56% 61,009 31.51%
V. Tài sản ngắn
hạn khác
11,491 7.55% 13,988 8.56% 14,578 7.53%
B. Tài sản dài
hạn
90,271 37.23% 108,793 39.96% 98,993 33.83%
I. Các khoản
phải thu dài hạn
II. Tài sản cố
định
86,858 96.22% 105,958 97.39% 96,425 97.41%
III. Các khoản
đầu tư tài chính
dài hạn
201 0.22% 201 0.18% 201 0.20%
IV. Tài sản dài
hạn khác
3,212 3.56% 2,634 2.42% 2,367 2.39%
V. Lợi thế
thương mại
- -
Tổng cộng tài
sản
242,453 100.00% 272,270 100.00% 292,604 100.00%
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau:
Tài sản ngắn hạn qua 02 năm tăng từ 62,77% đến 66,17%; (ngoài trừ năm 2011 có
giảm đôi chút 60,04% )so với tổng tài sản của doanh nghiệp là do nền kinh tế chung
trong 3 năm này rất khó khăn, doanh nghiệp dần cơ cấu lại danh mục tài sản:

+ Trong mục tài sản ngắn hạn, khoản mục tài sản ngắn hạn khác chiếm gần như thấp
nhất so với các khoản mục còn lại.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh lại sao cho
hợp lý nhất đối với ngành, nghề kinh doanh và với việc tiền mặt cần phải có sẵn của
doanh nghiệp.
+ Trong mục tài sản dài hạn, khoản mục tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất, và
có xu hướng tăng dần qua từng năm trong 3 năm. Điều này hoàn toàn tích cực. Khi nền
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 19
kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, thì việc đầu tư tài chính hoàn toàn mang lại nhiều rủi ro.
Chính vì thế, doanh nghiệp cơ cấu lại và tang tỷ trọng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Điều này cho thấy, CIC đang có xu thế cơ cấu lại doanh nghiệp và quay trở lại với hoạt
động kinh doanh chính của mình.
 Như vậy, dựa theo mục tài sản, ta có thể nhận xét, dù nền kinh tế trong 3
năm (2010-2012) là hoàn toàn khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp, nhưng CIC vẫn
giữ vững tốc độ tăng tài sản, là một điều hoàn toàn tích cực.
+ Mục nguồn vốn:
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu

(%)
A. Nợ phải trả
81,845 33.76% 101,472 37.27% 109,335 37.37%
I. Nợ ngắn hạn
81,189
99.20%
72,877
71.82%
81,335
74.39%
II. Nợ dài hạn
655 0.80% 28,595 28.18% 28,000 25.61%
B. Vốn chủ sở hữu
160,609 66.24% 170,799 62.73% 183,268 62.63%
I. Vốn chủ sở hữu
160,609 100.00% 170,799 100.00% 183,268 100.00%
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
-
Tổng cộng nguồn vốn
242,454 100.00% 272,271 100.00% 292,603 100.00%

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau:
Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tối đa khoảng 38%, điều này đối với doanh
nghiệp cần nguồn vốn lớn và dài hạn như ngành đầu tư và xây dựng hạ tầng là hoàn toàn
tốt.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 20
+ Đối với nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm tối đa khoảng 28% và còn lại là nợ ngắn hạn.
Như vậy, các khoản đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp tương đối ổn định mặc dù nợ

dài hạn chiếm một tỷ trọng trung bình trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp. Điều này làm
cho doanh nghiệp cần chú trọng nhiều đến các khoản ngắn hạn.
+ Đối với vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm gần như 100% cơ cấu
và luôn tăng. Như vậy, ta có thể kết luận, chủ doanh nghiệp đầu tư lớn và rất quan tâm tới
sự phát triển chung của doanh nghiệp.
 Như vậy, dựa theo mục nguồn vốn, ta có thể nhận xét, doanh nghiệp luôn
giữ nguồn vốn ở thế cân bằng (nợ chỉ chiếm tối đa 38% so với nguồn vốn) nhằm tránh rủi
ro. Đồng thời, với sự quan tâm đúng mức của chủ doanh nghiệp, CIC gần như không có
rủi ro gì về nguồn vốn kinh doanh.
II.2.4 Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng doanh thu
365,180 100.00% 444,877 100.00% 392,626 100.00%
Tổng chi phí
250,889 68.70% 307,989 69.23% 279,415 71.17%
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay

115,540 31.64% 140,831 31.66% 116,885 29.77%
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
304,701 83.44% 373,220 83.89% 333,154 84.85%
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
49
3. Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
304,653 83.43% 373,220 83.89% 333,154 84.85%
4. Giá vốn hàng
bán
230,464 63.11% 286,320 64.36% 257,510 65.59%
5. Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
74,188 20.32% 86,900 19.53% 75,644 19.27%
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 21
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
2,359 0.65% 2,996 0.67% 2,727 0.69%
7. Chi phí tài
chính
1,249 0.34% 3,943 0.89% 3,674 0.94%
Trong đó: Chi
phí lãi vay
1,249 0.34% 3,943 0.89% 3,674 0.94%

8. Chi phí bán
hàng
3,680 1.01% 4,263 0.96% 5,095 1.30%
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
13,451 3.68% 13,029 2.93% 12,858 3.27%
10. Lợi nhuận
thuần từ hoạt động
kinh doanh
58,168 15.93% 68,661 15.43% 56,745 14.45%
11. Thu nhập khác
2,165 0.59% 1,872 0.42% 607 0.15%
12. Chi phí khác
2,045 0.56% 434 0.10% 278 0.07%
13. Lợi nhuận
khác
119 0.03% 1,438 0.32% 329 0.08%
14. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
58,287 15.96% 70,098 15.76% 57,074 14.54%
15. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
16,302 4.46% 16,588 3.73% 13,979 3.56%
16. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
- - -
17. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
41,985 11.50% 53,510 12.03% 43,095 10.98%
18. Lãi cơ bản trên

cổ phiếu
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau:
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua 3 năm đều có tăng và
giảm. Nhìn chung, đây là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tổng chi phí của doanh nghiệp qua 3
năm tạm giữ mức 70%, còn lợi nhuận qua 3 năm lại có xu thế tăng, giảm không ổn định.
+ Đối với hoạt động kinh doanh chính:
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 22
- Doanh thu trong 2 năm (2010 – 2011) tăng nhưng sang năm 2012 có xu hướng
giảm
- Giá vốn bán hàng qua 3 năm có nhiều biến động, có tăng có giảm, có xu hướng
tăng vào năm 2011 là do sự phục hồi của nền kinh tế Thế giới, đã tạo ra thêm nhiều yếu
tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là ngành đầu tư xây dựng hạ
tầng.
- Lợi nhuận có xu hướng tăng, giảm không đều.
 Tóm lại, việc hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp trong 3 năm
chính là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận chính. Tổng doanh thu và tổng lợi
nhuận có tăng, có giảm. Tuy nhiên doanh nghiệp nên tập trung chú ý về vấn đề này.
+ Đối với hoạt động tài chính:
- Doanh thu qua 3 năm tăng, và tăng với tốc độ thấp 0,69%.
- Chi phí tài chính có xu hướng tăng, nhưng không đáng kể. Trong đó, chi phí lãi
vay chiếm tỷ trọng gần như 100% chi phí hoạt động tài chính. Đặc biệt, là trong 2 năm
2011, 2012, chi phí lãi vay tăng. Đây là một yếu tố đáng lo ngại cho hoạt động kinh
doanh chung của doanh nghiệp.
+ Đối với hoạt động khác: Thu nhập và lợi nhuận không góp phần đáng kể.
+ Tổng lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng, giảm không đều và chiếm khoảng
15% doanh thu. Như vậy lợi nhuận trước thuế của DN bình thường, thể hiện hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp ổn định.
+ Tổng lợi nhuận sau thuế của DN vẫn theo xu hướng có tăng, có giảm và chiếm
khoảng 12% doanh thu. Yếu tố lợi nhuận này cho thấy rằng, doanh nghiệp hoạt động

bình thường, đạt hiệu quả, mặc dù chưa thể đáp ứng nhiều lợi ích cho cổ đông nói riêng
và cho doanh nghiệp nói chung.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 23
 Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ bản là tốt, lợi nhuận
sau thuế chiếm tỷ lệ trên doanh thu (khoảng 12%). Đồng thời, yếu tố làm cho doanh
nghiệp có tính bền vững là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho CIC là hoạt
động kinh doanh chính, chứ không phải là hoạt động tài chính. Yếu tố này về lâu dài tạo
nên tính bền vững cho doanh nghiệp.
II.2.5 Ứng dụng mô hình chỉ số Z
Mô hình chỉ số Z của Altman - được mô tả như sau:
Z = 1,2X
1
+ 1,4X
2
+ 3,3X
3
+ 0,64X
4
+ 0,999X
5
Theo Altman,
Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;
1,8 < Z < 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản;
Z < 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
X1: Tỷ số TSLĐ/tổng tài sản
0.63 0.60 0.66
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại /tổng tài sản

0.17 0.20 0.15
X3: Tỷ số EBIT/tổng tài sản
0.25 0.27 0.21
X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / giá
trị sổ sách của tổng nợ
1.96 1.68 1.68
X5: Tỷ số doanh thu /tổng tài sản
1.27 1.39 1.15
Chỉ số Z
4.33 4.36 3.91
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét như sau:
Chỉ số Z của CIC quá lớn, DN nằm trong vùng an toàn cao, chưa có nguy cơ phá sản.
(theo giả định của Altman).
Đánh giá hòa vốn
II.2.6 Điểm hòa vốn
CIC là doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng, đặc biệt là xây dựng hạ tầng.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 24
Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu của CIC cũng đến từ đầu tư tài chính.
Chính vì thế, để có thể tính điểm hoà vốn, ta chỉ tính 1 yếu tố tạo ra doanh thu từ
hoạt động chính của doanh nghiệp.
II.2.7 Hòa vốn lời lỗ
Ta có bảng phân tích điểm hoà vốn như sau:
ĐVT: triệu đồng
Phân tích điểm hòa vốn
2010 2011 2012
Doanh thu (S)
304,653 373,220 333,154
Tổng biến phí (V)
230,464 286,320 257,510

Tổng định phí (F)
17,131 17,292 17,953
Doanh thu hoà vốn
DTHV= F F
70,347 74,266 79,069
(1-(V/S))
Trong đó:
S: doanh thu hàng bán & dịch vụ
Tổng định phí = chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng
Biến phí = giá vốn hàng bán
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn năm 2012 là cao nhất, là do
thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trở lại. Chính vì thế, các chi phí
về định phí (như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vv.) đều tăng.
 Nhìn chung, so sánh doanh thu của công ty với doanh thu hoà vốn, có thể
thấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được cao hơn hẳn so với doanh thu hoà vốn.
II.2.8 Hòa vốn tiền mặt
Ta có bảng phân tích điểm hoà vốn như sau:
ĐVT: triệu đồng
Hoà vốn tiền mặt
2010 2011 2012
Doanh thu (S)
304,653 373,220 333,154
Tổng biến phí (V)
230,464 286,320 257,510
Tổng định phí (F)
17,131 17,292 17,953
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM
Trang 25
Khấu hao (KH)
23,268 23,430 25,861

Định phí đã trừ khấu hao (Ftm)
(6,137) (6,138) (7,908)
Doanh thu hoà vốn
DTHV=(F - Ftm)
(1-(V/S))
95,556 96,222 106,205
Trong đó:
S: doanh thu hàng bán & dịch vụ
Tổng định phí = chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng
Biến phí = giá vốn hàng bán
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) = Tổng định phí – Khấu hao
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn tiền mặt năm 2012 là cao
nhất là do thời điểm này, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng ổn định trở lại. Chính vì
thế, các chi phí về định phí (như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vv.) đều tăng.
 Nhìn chung, so sánh doanh thu của công ty với doanh thu hoà vốn tiền mặt,
có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được cao hơn hẳn so với doanh thu hoà vốn
tiền mặt, là do đã trừ đi phần khấu hao mà doanh nghiệp sẽ nhận lại được.
II.3 Đánh giá đòn bẩy tài chính
ChỈ tiêu
2010 2011 2012
DOL = (Định phí + EBIT)/ EBIT =
1.29 1.23 1.30
DFL = EBIT/ (EBIT - lãi vay) =
1.02 1.06 1.06
DTL = DFL * DOL =
1.32 1.30 1.38
KẾT LUẬN
Dựa vào những số liệu đánh giá trên, ta thấy doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
kinh doanh đều tốt, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được luôn giữ mức cao, đầu tư tài
chính có xu hướng giảm và chuyển sang xu hướng hoạt động kinh doanh chính của doanh

nghiệp.
GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN SVTH: ĐÀM NGỌC NAM

×