MỤC LỤC
Trang
I. Những vấn đề lí luận về cấp dưỡng.................................................................................1
1. Khái niệm cấp dưỡng............................................................................................................1
2. Ý nghĩa của chế định cấp dưỡng..........................................................................................1
II. Chế định cấp dưỡng trong Luật HN-GD năm 2000.....................................................2
1. Những quy định chung về cấp dưỡng trong Luật HN-GD Việt Nam năm 2000.........2
1.1 Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng........................................................................2
1.2. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng..............................................................................4
1.3. Mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện cấp dưỡng...................................................5
a. Mức cấp dưỡng.....................................................................................................................5
b. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng......................................................................5
1.4. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.................................................6
1.5 Đảm bảo thực hiện cấp dưỡng...........................................................................................6
2. Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình..............................................................7
2.1. Cấp dưỡng của cha mẹ đối với con...................................................................................7
2.2. Cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ..................................................................................10
2.3. Cấp dưỡng giữa anh, chị, em............................................................................................11
2.4. Cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.........................................................13
2.5. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng.............................................................................................14
III. Hoàn thiện chế độ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000..................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, nhiều người do những nguyên nhân khác qua chủ quan lâm vào hoàn cảnh
khó khăn, túng thiếu, cần sự giúp đỡ của người khác. Trong những trường hợp như vậy, việc
xác định ai là người có trách nhiệm trợ giúp luôn là vấn đề có ý nghĩa. Để củng cố sự phát
triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, chế định cấp dưỡng trong Luật hôn
nhân gia đình ( HN-GĐ) góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề này. Trong Luật HN-
GĐ năm 2000 lần đầu tiên các quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được
điều chỉnh tương đối toàn diện và các quy phạm điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng được quy định
thành một chương độc lập.
I. Những vấn đề lí luận về cấp dưỡng
1. Khái niệm cấp dưỡng
Luật HN-GĐ Việt Nam năm 2000 đã quy định cấp dương như sau:“Cấp dưỡng là việc một
người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người
không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thông hoặc nuôi dưỡng trong
trường hợp người đó chưa thành niên, là người đã thành mà không có khả năng lao động và
không có tàu sản để tự nuôi mình, là nhười gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của luật
này”( Điều 8)
Cấp dưỡng là một thuật ngữ pháp lí được sử dụng trong pháp luật hôn nhân gia đình để thể
hiện mối quan hệ ràng buộc về quyên và nghĩa vụ giữa những người không chung sống với
nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc đảm bảo cuộc sống cho những
người chưa thành niên, những người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị suy
giảm sút khả năng lao động, không có thu nhấp hoặc không có tài sản hoặc tuy có nhưng
không dủ để đảm bảo cuộc sống của mình. Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người
có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Cấp dưỡng là hình thức biểu hiện bên ngoài của một nghĩa vụ pháp lí, nội dung của nó bao
gồm: Quyền cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng, chủ thể của quan hệ cấp dưỡng và khách thể của
quan hệ cấp dưỡng.
2. Ý nghĩa của chế định cấp dưỡng
2
Cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, tư tưởng của mỗi cá nhân cũng như
trong quan hệ hôn nhân. Chế định cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố chức
năng của gia đình. Gia đình trong thời kì đổi mới ở nước ta có sự đan xen giữa các yếu tố
truyền thống và hiện đại. Các chức năng cơ bản của gia đình vẫn là tái sản xuất ra con người,
tái sản xuất ra sức lao động thông qua việc nuôi dưỡng chăm sóc các thành viên trong gia
đình. Chế định cấp dưỡng trong luật HN-GD đã góp phần củng cố chức năng chăm sóc, nuôi
dưỡng người chưa thành niên người cao tuổi, người không có khả năng lao động trong gia
đình, là cơ sở pháp lí cần thiết để đảm bảo cho con cái được nuôi dạy tốt trong cả những hoàn
cảnh đặc biệt như cha mẹ li hôn, li thân hoặc người mẹ sinh con ngoài giá thú…Chế định cấp
dưỡng đã có đóng góp đáng kể vào việc củng cố chức năng xã hội cơ bản của gia đình, giúp
cho gia đình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội và tự nhiên giao cho mà không một
thiết chế xá hội nào có thể thay thế được.
Chế định cấp dưỡng góp phần củng cố mối quan hệ giũa các thành viên trong gia đình.
Chế định cấp dưỡng góp phần tăng cường sự gắn bố giữa các thành viên trong gia đình, nâng
cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, người cao tuổi,
người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự….với quan điểm dành những gì đẹp nhất cho
trẻ em, tạo điều kiện cho người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích và người tàn tất được hòa nhập
cùng cộng đồng. Nhờ đó quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng được củng cố
và gắn bó bền chặt. Ngoài ra, các chế định về cấp dưỡng còn là cơ sở pháp lí nhằm gắn kết
các thành viên trong gia đình trong một cộng đồng trách nhiệm. Khi mà các giá trị đạo đức bị
thay đổi thì các quy phạm pháp luậtt sẽ là dây xích gắn kết các thành viên trong gia đình với
nhau, làm thức tỉnh ở họ ý thức trách nhiệm mà trước hết là trách nhiệm đối với những người
có quan hệ gia đình.
Chế định cấp dưỡng có ý nghĩa trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của mọi
thành viên trong xã hội. Các quy định trong chế định cấp dưỡng có sự đan xen với các quy tắc
đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống gia đình. Các quy định đó thấm sâu vào tư tưởng
của người Việt Nam và nhanh chóng trở thành xử sự chung của đông đảo người dân Việt
Nam. Qua đó giáo dục tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, sự đùm bọc sẻ
chia khi gặp khó khăn, hoạn nạn không chỉ những người có quan hệ gia đình mà phát triển
3
rộng ra toàn xã hội. Chế định cấp dưỡng đã góp phần tôn vinh các giá trị đạo đức truyền thống
của người Việt Nam, thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam.
II. Chế định cấp dưỡng trong Luật HN-GD năm 2000.
1. Những quy định chung về cấp dưỡng trong Luật HN-GD Việt Nam năm 2000.
1.1 Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Để xác lập quan hệ cấp dưỡng, hay cụ thể hơn là phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cần phải có
những căn cứ nhất định, đó là:
- Giữa các chủ thể của quan hệ cấp dưỡng phải có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
hoặc đã từng có quan hệ hôn nhân.
+ Về quan hệ huyết thống: Luật HN-GĐ quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha me và
con, giũa anh chị em với nhau và giữa ông bà với cháu. Để xác định mối quan hệ huyết thống
phải bắt đầu từ việc xác định quan hệ giữa cha, me và con phát sịnh trên sự kiện sinh đẻ. Từ
quan hệ cha, me và con mà suy ra quan hệ giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau…
+ Về quan hệ nuôi dưỡng (nuôi con nuôi): Việc nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ
pháp luật giữa cha mẹ và con, giữa người nhận nuôi con nuôi (cha mẹ nuôi) và người được
nhận làm con nuôi (con nuôi). Theo Luật HN-GĐ năm 2000 thì việc nhận nuôi con nuôi phải
tuân thủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Cha mẹ nuôi và con nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi không sống chung hoặc
một bên trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Sự kiện nuôi con nuôi chỉ làm phát sinh quan hệ phát
luật giữa cha me nuôi và con nuôi chứ không làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa người con
nuôi với các thành viên khác trong giá đình của cha, mẹ nuôi. Do đó không có quan hệ ông bà
và cháu nuôi hoặc chị em nuôi
+ Về quan hệ hôn nhân: Luật HN-GĐ năm 2000 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ
và chồng khi li hôn (Điều 60). Đây là nghĩa vụ phát sinh giữa những người đã từng có quan hệ
hôn nhân. Do vậy, chỉ những người tồn tại hôn nhân hợp pháp thì khi li hôn mới có quyều và
nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định của pháp luật.
- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người túng thiếu khó khăn. Cấp
dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống với mức tối thiểu của người được cấp dưỡng.
4
- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau. Nghĩa vụ cấp
dưỡng chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng vì những hoàn cảnh nhất định không thể
trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người kia, do đó người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp
tiền hoặc những tài sản nhất định (như lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men…) để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, bảo đảm sự sống còn của người đó.
- Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có thể thực ủhiện
được khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng kinh tế đủ để đảm bảo cuộc sống chính
mình. Ngĩa vụ cấp dưỡng phỉa căn cứ vào khả năng, thu nhập thực tế của ngườu có nghĩa vụ
cấp dưỡng.
1.2. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 61 Luật HN-GĐ năm 2000 thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong
các trường hợp sau đây:
- Người được cấp dưỡng đã là thành niên hoặc có khả năng lao động
- Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi
- Người được cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng
- Người được cấp dưỡng hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng chết
- Bên được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn với người khác
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trong từng trường hợp cụ thể, căn cứ
vào hoàn cảnh cụ thể của các bên, trên cơ sở bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng của người
được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
* Thủ tục chấm dứt cấp dưỡng: Trong các trường hợp 3,4,5,6, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể
chấm dứt một cách đương nhiên. Trong các trường hợp còn lại, sẽ rất khó nếu các bên chấm
dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, người có quyền
được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trở lại, thậm chí,
cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thỏa thuận mặc nhiên và ngày yêu cầu cấp dưỡng lại.
Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm cấp dưỡng không liên tục: nếu đến hạn
cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp
dưỡng không yêu cầu mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng
5
không có nhu cầu; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có nghĩa vụ
cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần cấp dưỡng
tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn trước đó (mà mình
đã không đòi).
Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác lập lại một khi lại có một
bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng. Nhưng quy tắc này không áp dụng cho
trường hợp người được cấp dưỡng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác.
1.3. Mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện cấp dưỡng.
a. Mức cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 53 Luật HN-GĐ năm 2000, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ
cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận dựa căn cứ
vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của
người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do
các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Lí do chính
đáng để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng có thể là người cấp dưỡng (hoặc người được cấp
dưỡng) lâm vào tình trạng khó khăn hơn do bị bệnh tật, tai nại, không có việc làm hoặc các
thu nhập hợp pháp khác.
b. Phương thức thực hiện cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 54 Luật HN-GĐ năm 2000 quy định: “Việc cấp dưỡng có thể được
thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần”. Như vậy,
phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo. Điều đó
tạo điều kiện cho các bên dễ dàng thỏa thuận lựa chọn cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình. Thông thường nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện theo định kỳ. Khoản 1 Điều 18 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định:
“Người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người
đó thỏa thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản. Nghĩa vụ
cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm
hoặc hàng năm”.
6
Trong trường hợp đặc biệt, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và người
được cấp dưỡng cũng đồng ý, thì nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được thực hiện một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong
trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải
quyết.
1.4. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 55 Luật HN-GĐ năm 2000 và Điều 162 Bộ Luật tố tụng dân sự,
những người sau đây có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi người có nghĩa vụ
cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu
buộc người không tụ nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự quyền yêu cầu Tòa án
buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Cơ quan tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự
mình yêu cầu Tòa án hoặc Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội
liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa
án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ rất rộng. Điều đó nhằm đảm bảo lợi
ích của người được cấp dưỡng, đặc biệt là người già và trẻ em, vì thông thường những chủ thể
này rất ít khi tự mình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
1.5. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nhà nước ta đã xây dựng một hành lang pháp lý cần thiết để đảm bảo cho nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện. Chế định cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật hiện hành đã tạo ra một
cơ chế pháp lí cần thiết hướng hành vi ứng xử cho mỗi thành viên trong gia đình và xã hội
trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và là cơ sở pháp lý để giải quyết khi có yêu cầu về
cấp dưỡng. Theo quy định của pháp luật, khi có người thuộc diện được cấp dưỡng thì những
7