Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CỬ TRI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.3 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Ngay từ khi đất nước ta giành được độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến,
thực dân thì nhân dân ta đã chính thức trở thành những người làm chủ đất nước. Điều này
đã được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp, cụ thể ở Điều 1 Hiếp pháp 1946, Điều 4
Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980,... Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.". Tuy nhiên, nhân dân không thể trực
tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước mà phải bầu ra những người đại diện cho mình để thực
thi quyền lực Nhà nước, người đó là đại biểu quốc hội. Chính vì vậy, giữa đại biểu quốc
hội và cử tri có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu sâu hơn vấn đề này có
ý nghĩa quan trọng, nhất là hiện nay, khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, mối
quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri càng bền chặt thì những ý kiến của các đại biểu
quốc hội càng trở nên sát với thực tế, đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định các
chính sách của Quốc hội.
NỘI DUNG
I - ĐÔI NÉT VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CỬ TRI
1. Đại biểu Quốc hội.
Đại biểu quốc hội còn được gọi là nghị sĩ, nghị viên, đại biểu Đại hội nhân dân
toàn quốc hay đại biểu Hội đồng nhân dân tối cao.... với tư cách là một chức danh Nhà
nước. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp 1946, đại biểu quốc hội được gọi là nghị viên, cũng có
bản chất, đặc điểm như đại biểu quốc hội hiện nay. Theo Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ
sung năm 2001 và Luật tổ chức Quốc hội, trực tiếp là Điểu 1 Quy chế hoạt động của đại
biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội thì "Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình
mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước trong Quốc hội.". Quy định này thể hiện hai thuộc tính, cấu tạo nên bản chất của
đại biểu quốc hội, đó là tính đại diện nhân dân và tính quyền lực của đại biểu quốc hội.
Trong thuộc tính của đại biểu quốc hội thì tính đại diện cho nhân dân là thuộc tính quan
trọng, chi phối hoạt động của Quốc hội, đại biểu quốc hội; quy định bản chất, mối quan hệ
giữa Quốc hội, đại biểu quốc hội với cử tri, nhân dân.
1


Đại biểu quốc hội do cử tri bầu ra để thay mặt cử tri ở địa phương nói riêng và
nhân dân cả nước nói chung thực hiện quyền lực Nhà nước. Chính vì vậy, đại biểu quốc
hội phải chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc
thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát
của cử tri. Để cử tri có thể thực hiện được sự giám sát đó, đại biểu quốc hội phải thường
xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh
trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan, đồng thời, phải
báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và hoạt động của Quốc hội. Ngoài ra, đại biểu
quốc hội còn có nhiệm vụ trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
2. Cử tri
Cử tri được hiểu là một bộ phận trong nhân dân. Tuy nhiên, không phải bộ phận
nào trong nhân dân cũng là cử tri, mà phải có những điều kiện nhất định, như phải là công
dân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị mất hoặc bị tước
quyền bầu cử...
Cử tri là những người trực tiếp lựa chọn ra đại biểu Quốc hội - những người thay
mặt cử tri thực thi quyền lực Nhà nước thông qua bầu cử. Do vậy, cử tri hoàn toàn có
quyền giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội.
II - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CỬ TRI THEO PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH
1. Đại biểu Quốc hội được cử tri cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử
tự do.
Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội của cử tri được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong
Hiến pháp - đạo luật gốc, đạo luật cơ bản nhất. Đến nay, Nhà nước ta đã có bốn bản Hiến
pháp là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001). Qua các bản Hiến pháp, quyền bầu cử của nhân dân được ghi nhận và có
sự kế thừa, phát triển. Điều 54 Hiến pháp 1992 quy định:" Công dân, không phân biệt dân
tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú,
đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.... ". Ngoài ra, theo Điều 97 Hiến pháp 1992: " Đại
biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện của nhân dân, không chỉ đại diện cho
nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.". Không chỉ

trong Hiến pháp, quyền bầu cử đại biểu Quốc hội của cử tri còn được quy định trong Luật
2
Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2001 và các văn bản pháp luật
có liên quan. Như vậy, ta có thể thấy, bầu cử đại biểu Quốc hội là quyền chính trị quan
trọng nhất của công dân, thông qua bầu cử, cử tri sẽ lựa chọn những người xứng đáng nhất
làm đại biểu Quốc hội.
Bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc bầu cử thống nhất với nhau, bảo đảm
cho cuộc bầu cử được tiến hành khách quan, đúng pháp luật, phản ánh đúng ý chí, nguyện
vọng của cử tri, nhân dân trong việc lựa chọn đại biểu đại diện cho mình.
Công dân được tạo điều kiện, khả năng thực tế để bình đẳng tham gia bầu cử. Công
dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định thì được ghi tên vào danh sách cử tri. Mỗi cử tri
chỉ có một phiếu bầu.
Bên cạnh đó, những người được cử tri ủy quyền thực hiện quyền lực Nhà nước
trong Quốc hội cũng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như trung thành với Tổ quốc và Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới,
vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;.... Tiêu chuẩn đại biểu
Quốc hội là căn cứ có ý nghĩa quyết định, làm cơ sở để cử tri lựa chọn, giới thiệu người ra
ứng cử đại biểu Quốc hội. Việc lựa chọn đại biểu Quốc hội thực sự có đức, có tài, đủ tín
nhiệm là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội,
góp phần tăng cường năng lực và hiệu quả cũng như làm trong sạch và củng cố bộ máy
Nhà nước.
Tuy nhiên, các cuộc bầu cử Quốc hội gần đây cho thấy một thực trạng đáng để các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và tìm hướng khắc phục. Đó là việc các cử tri
đi bầu cử để chọn ra những người đại diện cho mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực
Nhà nước nhưng lại không biết rõ về những người mình sẽ lựa chọn. Tất cả những gì mà
cử tri được thông báo chỉ là một bản sơ yếu lý lịch và tóm tắt quá trình hoạt động của

những ứng cử viên được dán công khai ở khu vực bầu cử. Tình trạng này cũng ít nhiều
ảnh hưởng đến chất lượng bầu cử, do chỉ nắm được những thông tin cở bản, không có cơ
sở thực tế về những người mình sẽ lựa chọn dễ dẫn đến tình trạng cử tri bầu cử theo cảm
3
tính. Hậu quả của việc này là cử tri hoàn toàn có thể lựa chọn sai lầm những người sẽ đại
diện cho mình, tức là nhầm lẫn trong việc "chọn mặt gửi vàng".
2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri,
thường xuyên tiếp xúc với cử tri.
Điều 97 Hiến pháp 1992 quy định: "Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử
tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng
của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và
bào cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến
nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.".
Để cụ thể hóa điều này, Luật tổ chức Quốc hội đã quy định: "đại biểu Quốc hội
phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử
tri" (Điều 51). Ngoài ra, mỗi năm ít nhất một lần, đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử
tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.
Điều 12 của Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội
quy định: "đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử
tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp không thể tham gia tiếp xúc cử tri thì
đại biểu Quốc hội báo cáo với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có thể
tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc.". Ngoài ra, để hoạt động tiếp xúc cử tri trở thành
hoạt động thường xuyên, đi vào thực chất và đa dạng các hình thức tiếp xúc, ngày
10/9/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-
ĐCTUBTWMTTQVN ban hành Hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri,
trong đó quy định: "Ngoài những đợt tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp
Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần tiếp xúc cử tri cả ở nơi cư trú và nơi làm việc; tiếp xúc
cử tri theo các chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ,

tiếp xúc với cử tri".
Bên cạnh đó còn có thể kể đến Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 về việc
đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
ngày 27/10/1999.
4
Qua đó, ta có thể thấy, mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri còn được thể
hiện thông qua hoạt động giám sát đại biểu Quốc hội của cử tri và hoạt động tiếp xúc cử
tri của đại biểu Quốc hội.
a) Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại biểu Quốc hội.
Đây được coi là một biện pháp thiết thực nhằm tăng cường mối quan hệ, củng cố lòng tin
của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng chính là hình thức để công dân thực
hiện quyền làm chủ của mình tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Đại biểu Quốc hội tiếp công dân nhằm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của công
dân, tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; thu thập ý kiến, phản ánh của
công dân, hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn,
thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật; tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Điều 24 Quy chế
hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội đã quy định khá rõ ràng, cụ
thể những điều này.
Có thể kể ra ở đây khá nhiều hình thức tiếp xúc cử tri như: tiếp xúc cử tri trước và
sau kỳ họp; tiếp dân theo định kỳ; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề; tiếp xúc cử tri theo nhóm
đối tượng; tiếp xúc cử tri nơi công tác, nơi sinh sống; khảo sát thực địa, thị sát; họp đại
diện các hộ dân một khu dân cư; qua các phương tiện thông tin đại chúng; liên hệ cử tri
qua trang web, email, blog, điện thoại; gặp gỡ dân trong cuộc sống hàng ngày (chủ
động/tình cờ); gặp gỡ các tổ chức nghiên cứu độc lập, chuyên gia; hỏi ý kiến cá nhân,
phỏng vấn; điều tra dư luận xã hội thông qua hình thức phiếu hỏi;...

Thực tế, các Đoàn đại biểu Quốc hội có tổ chức cho các đại biểu tiếp xúc cử tri khá
nề nếp. Trước mỗi kỳ họp, các đại biểu Quốc hội thu được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị
của cử tri tập hợp lại để báo cáo tại kỳ họp. Và chính từ những ý kiến, kiến nghị đó mà
các đại biểu báo cáo với Quốc hội , là cơ sở để Quốc hội thảo luận, đánh giá tình hình
kinh tế - xã hội của đất nước cũng như là thực hiện việc giám sát, đánh giá về những hoạt
động chung của Chính phủ và các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các Nghị quyết
của Quốc hội. Tuy nhiên, chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội còn nhiều vấn
5

×