Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sự hình thành và phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.57 KB, 10 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà được hình thành và phát triển do
nhiều yếu tố. Trong phạm vi bài viết này, người viết xin phân tich vai trò 4
yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách đó là di truyền,
hoàn cảnh xã hội, nhân tố giáo dục nhân tố hoạt động và nhân tố giao tiếp
đồng thời liên hệ thực tiễn
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
1.1. Di truyền
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước,
là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất
định đã được ghi lại trong hệ thống gen gi truyền.
Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu
tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan… Những yếu tố này sinh
ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh).
Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất
cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Chính vì vậy nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức đến vai trò của yếu tố di
truyền để phát hiện sớm các tài năng của học sinh, từ đó có kế hoạch bồi
dưỡng phát triển tài năng của học sinh. Tuy nhiên không được quá đề cao hoặc
quá xem nhẹ vấn đề này vì: Nếu tuyệt đối hoá hoặc quá đề cao ảnh hưởng của
yếu tố di truyền sẽ dẫn đến sai lầm về nhận thức luận, dẫn đến những chính
sách giáo dục phản khoa học hoặc phủ nhận khả năng cải biến bản chất con
người,từ đó hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục. Nếu quá xem nhẹ, coi
thường ảnh hưởng của yếu tố sinh học - yếu tố di truyền thì vô hình chung
chúng ta đã bỏ qua yếu tố tư chất,yếu tố tiền đề thuận lợi của sự phát triển.
1.2. Hoàn cảnh sống
Bao gồm: Yếu tố tự nhiên (đất đai thổ nhưỡng, sông núi khí trời…), yếu tố
xã hội (dân tộc, tôn giáo, kinh tế chính trị…)
1
Nhân cách chỉ có thể được hình thành và phát triển trong môi trường


nhất định, đặc biệt là môi trường xã hội, chỉ sống trong xã hội loài người
thì con người mới có được những tư chất và thuộc tính người đó cũng chỉ
phát triển được trong xã hội con người, nếu không sống trong xã hội loài
người thì sẽ không có những thuộc tính người.
Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện
cho các hoạt động giao lưu của học sinh. Nhờ hoạt động đó học sinh dần
lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội loài người để từng bước hình thành và
hoàn thiện nhân cách. Nhân cách phản ánh chủ yếu những đặc điểm lịch
sử, điều kiện sinh hoạt, nguồn gốc giai cấp, vị trí xã hội cá nhân, vì vậy khi
điều kiện xã hội đã biến đổi cơ bản thì bộ mặt tinh thần của con người cũng
biến đổi theo.
1.3. Nhân tố giáo dục
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường,
xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác đọng giáo dục khác) đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư tưởng,
đạo đức, hành vi của con người. Trong tâm lí học, giáo dục thường được
hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt
tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia
đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ
đạo. Điều đó được thể hiện như sau:
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền
hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh, hoặc
bệnh tật đem lại cho con người.
2
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nào đó so với các chuẩn mực
tác động tự phát của môi trươmhf gây nên và làm cho nó phát triển theo

mong muốn của xã hội.
- Khác với các yếu tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng phù hợp với
hiện tại, mà còn có thể đi trước hiện tại và thúc đẩy nó phát triển, trong khi
tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có
của nó. Điều này có giá trị định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân
cách của con người Việt Nam với tư cách là mục tiêu, là động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn xã hội đã chứng minh rằng: sự phát
triển tâm lý của trẻ chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những đièu
kiện của sự dạy học và giáo dục.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong hình thành và phát triển nhân cách,
song không nên tuyệt đối hóa vai trò giáo dục. Giáo dục không tách dời tự
giáo dục, tự rèn luyện , tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.
1.4. Nhân tố hoạt động
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố
quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động
của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính
cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những
công cụ nhất định.
- Con người hoạt động và giao tiếp trong những điều kiện kinh
tế- xã họi nhất định. Các nhà tâm lý học đã khẳng định “nhân cách của
con người nói chung chỉ được hình thành trong hoạt động, dưới sự quy
định của điều kiện kinh tế xã hội cụ thể”. Hoạt động ở đây bao gồm một
hệ thống làm việc, những hành vi, cách xử sự và sự tuân thủ những quy
tắc, chuẩn mực xã hội nhất định nhằm đảm bảo cho cá nhân tồn tại và
phát triển trong các nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Mỗi cá nhân học
làm người thông qua một hệ thông họat động, làm việc trong các mối
quan hệ xã hội và trong những điều kiện kinh tế nhất định.
3
- Thông qua hoạt động của bản thân, con người lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử-xã hội do loài người phát hiện ra, biến nó thành nhân

cách của mình.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc
vào hoạt động ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất định. Muốn hình thành nhân
cách con người phải tham gia vào các dạng của hoạt động khác nhau,
trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo, Vì thế phải lựa
chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt dộngđảm bảo bảo tính giáo dục và
tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách
Hoạt động có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách cho nên một trong những quy luật của giáo dục là phải thay
đổi tính chất hoạt động. phong phú hóa, nội dung, hình thức. cách thức
tổ chức hoạt động sao cho lôi cuốn thực sự cá nhân tham gia tích cực, tự
giác vào các hoạt động đó
1.5. Nhân tố giao tiếp
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu
giao tiếp là một nhu cầu cơ bản, xuất hiện rất sớm ở con người. Chính
trong giao tiếp đã diễn ra sự hình thành nhân cách con người
- Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội làm thành bản chất con người, đồng
thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho
tang của nhân loại.
- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhân thức
các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối
chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội để tự hoàn
thiện nhân cách mình.
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một
nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách
2. Liên hệ thực tiễn
4
Có thể thấy rằng 5 yếu tố nêu trên chi phối sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người. Nếu cả năm yếu tố này tác động đến con người

theo cùng một hướng, trên những quan điểm giáo dục đúng đắn, thống nhất
thì việc hình thành và phát triển nhân cách của con người chắc chắn sẽ tốt.
Còn nếu tác động đến con người theo những cách “lệch pha” thì sẽ vô hiệu
hóa, triệt tiêu lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách con
người. Để có sự thống nhất, sự cộng hưởng giữa các yếu tố nói trên, nhà
trường cần phải trở thành trung tâm văn hóa giáo dục con người.
Trong hoàn cảnh xã hội ở nước ta hiện nay khi mà quan hệ sản xuất
phong kiến được thay bằng quan hệ sản xuất của thời kỳ quá độ chủ nghĩa
xã hội thì nhân cách con người cũng được thay đổi con người từ vị trí thần
dân nay trở thành người làm chủ đất nước vị trí đó sẽ kích thích tính tích
cực, nhu cầu, hứng thú và lý tưởng…
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân
cách con người.Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường
cho nhân cách do vậy nếu đưa giáo dục dân số vào nhà trường sẽ giúp cho
thế hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức,
thái độ và hành vi hợp lý, có hiểu biết về vấn đề dân số....
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh, hoặc bệnh
tật đem lại cho con người trường hợp Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi
tay những vẫn trở thành giáo viên, hay nghệ sỹ ghi ta Văn Vượng bị mù từ
bé, nhưng nhờ có giáo dục mà trở thành tài năng âm nhạc.... Đây là cơ sở
để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi... Ngoài ra
giáo dục còn giúp các em co tư chất tốt phát triển: các trường năng khiếu,
trường đáo tạo chất lượng cao...
Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những tiêu
cực. Giáo dục có khả năng giúp học sinh phòng ngừa, loại bỏ những ảnh
hưởng tiêu cực, động viên được tính tự giác rèn luyện, học tập của học
5

×