Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý phân loại và ghi nhãn hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.77 KB, 28 trang )

Quản lý phân loại và ghi
nhãn hóa chất
Tình hình quản lý và sử dụng hóa
chất trên thế giới
• Sản phẩm công nghiệp hóa chất tăng trưởng bền
vững trong nhiều năm qua với tốc độ phát triển ở
mức cao (thế giới 10%; Việt Nam 15-20%).
• Công nghiệp hóa chất được chuyển dần về các nước
đang phát triển.
• Ngành công nghiệp phát triển theo hướng đầu tư
tập trung vào các khu công nghiệp lớn, liên hợp
(Khu công nghiệp hóa chất tại Đức, Trung quốc, Mỹ
và Nhật bản …)
• Các sản phẩm hóa chất ngày càng đa dạng, phong
phú, có mặt nhiều hơn trong các sản phẩm tiêu dùng
Xác định các nguy cơ từ hoạt
động hóa chất
• Nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất
– Các sự cố hóa chất nghiêm trọng tường xuyên xẩy ra và gây thiệt hại to
lớn về người và của cải vật chất …
– Các sự cố nghiêm trọng xẩy ra tại các tổ hợp công nghiệp hóa chất có thể
tức thời tác động lên diện rộng, có thể gây nên những thảm họa đối với
con người và môi trường sinh thái ….
• Nguy cơ trong sử dụng hóa chất
– Nguy cơ lớn trong sử dụng hóa chất không đúng mục tiêu và không đúng
kỹ thuật gây ra hàng trăm vụ tai nạn, ngộ độc, sử dụng hóa chất, vật liệu
nổ làm công cụ đánh bắt, khai thác trái phép thậm trí trả thù cá nhân …
• Nguy cơ từ các hóa chất trong sản phẩm tiêu dùng
– Một nguy cơ ngày càng hiện hữu và thường xuyên gặp là các hóa chất
nguy hại xuất hiện nhiều hơn trong các sản phẩm tiêu dùng. Các sản phẩm
tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng đa dạng


hơn và ngày càng tác động mạnh hơn đến đời sống của chúng ta.
– Các sản phẩm truyền thống có tác động mạnh nhất đến đời sống tiêu dùng
là các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm
Các biện pháp quản lý nhà nước về
an toàn hóa chất
• Việt nam (trước Thông tư 12/2006/TT-BCN)
– Đăng ký, khai báo, cấp phép (Giấy phép nhập khẩu, báo cáo hóa
chất nguy hiểm …)
– Quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn
– Các danh mục hóa chất (Cấm, hạn chế KD, kinh doanh có điều
kiện)
– Hạn chế sử dụng theo chuyên ngành (Nông nghiệp, Y tế, thủy
sản)

• Thế giới
– Phân loại, ghi nhãn
– Phiếu an toàn hóa chất
– Đăng ký (hóa chất mới), khai báo, cấp phép
– Quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn
– Các danh mục hóa chất (Cấm, có điều kiện …)
– Hạn chế sử dụng theo chuyên ngành (hầu hết các ngành, sản
phẩm …)

Định nghĩa hóa chất
• Định nghĩa theo Nghị định 68/2005/NĐ-CP
– Hóa chất là các nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng, tồn tại ở dạng tự nhiên hoặc được
tạo ra trong các quá trình sản xuất, thông qua các phản ứng hóa học, quá trình chiết tách và tính
chế các hợp chất sẵn có trong tự nhiên.

• Định nghĩa của GHS

– Chất là các nguyên tố hóa học hay hợp chất của nó ở trạng thái tự nhiên hoặc thông qua một quá
trình chế biến, bao gồm cả những phụ gia cần thiết để đảm bảo sự ổn định của nó và các tạp chất
bất kỳ trong quá trình chế biến, không bao gồm các dung môi có thể tách ra được mà không ảnh
hưởng đến độ bền của chất hay thay đổi thành phần của chất đó.
– Hỗn hợp chất là một hỗn hợp hay dung dịch bao gồm hai hoặc nhiều chất trong đó chúng không
phản ứng với nhau.

• Định nghĩa theo Dự thảo Luật hóa chất
– Hóa chất là chất, hỗn hợp chất được con người tạo ra bởi các phản ứng hóa học hoặc được chiết
tách, tinh chế từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
– Chất là đơn chất, hợp chất bao gồm cả các tạp chất bất kỳ trong quá trình chế biến, những phụ gia
cần thiết để đảm bảo đặc tính lý, hóa học ổn định, không bao gồm các dung môi có thể tách ra
được mà không ảnh hưởng đến độ bền của chất hay thay đổi thành phần của chất đó.
– Hỗn hợp chất là một tập hợp phối trộn các chất dạng rắn, dạng dung dịch hay dạng khí bao gồm
hai hoặc nhiều chất trong đó không xuất hiện phản ứng hóa học giữa chúng.

Các loại chất và phương thức quản lý
50.000-70.000 chất thông
dụng có cùng phương thức
quản lý giám sát từ sản
xuất – thải bỏ
Biện pháp quản lý:
Thử nghiệm xác định nguy hiểm/ không
nguy hiểm, Luật lao động
Phân loại, ghi nhãn, xây dựng
phiếu an toàn, quy chuẩn KTAT
~ 4.000 chất
nguy hiểm
Điều kiện kỹ thuật, quy chuẩn
KTAT, khai báo, báo cáo

Điều kiện kỹ thuật, KH sự cố,
ứng phó, quy chuẩn KTAT
nghiêm ngặt, khai báo, báo cáo
Sử dụng có
điều kiện
(không
được sử
dụng trong
thực
phẩm/ytế
…)
Các Bộ quản lý về phạm vi,
liều lượng sử dụng/ giám sát
trong sản phẩm
HC kinh doanh
có ĐK
HC phải có KH
ngăn ngừa sự cố
HC kinh doanh
có điều kiện
HC cấm
Điều kiện kỹ thuật, ĐK thị
trường, quy chuẩn KTAT,
khai báo, báo cáo
Các hỗn hợp chất/sản phẩm hóa
chất và phương thức quản lý
~ 80.000sản phẩm
hóa chất thông dụng
Chứa 1 trong ~4000 hóa
chất nguy hiểm

Thực phẩm
Chất BVTV
Dược phẩm
Biện pháp quản lý theo nhóm:
Tính toán phân loại, ghi nhãn,
phiếu SDS, kiểm soát chất nguy
hiểm, các quy định KTAT, khai
báo, đăng ký, báo cáo, kiểm tra
giám sát
VLNCN
Luật dược - Bộ Y tế
PL Vệ sinh ATTP – Bộ Y tế
Ma
túy
Luật PC ma túy – Bộ Y tế, C. An
Luật PX hạt nhân có trên 130 điều quy định
cụ thể từ khai thác, làm giầu, chế biến, sử
dụng, buôn bán, thải bỏ …
Xăng
dầu
H thng hi hũa tũan cu v phõn
loi v ghi nhón húa cht (GHS)
H thng hi hũa v phõn loi nguy him v h thng nhón nguy him
tng thớch, bao gm c phiu an ton húa cht v h thng biu
tng d hiu
tăng cờng khả năng bảo vệ sức khoẻ con ngời và môi trờng nhờ cung cấp
một hệ thống toàn diện quốc tế về cảnh báo nguy cơ;
đa ra một khuôn khổ đợc chấp nhận cho các quốc gia không có sẵn một
hệ thống nào;
giảm sự cần thiết về thử nghiệm và đánh giá hoá chất; và

tạo thuận lợi cho thơng mại quốc tế trong lĩnh vực hoá chất trong đó các
nguy cơ đợc đánh giá và nhận dạng đúng mức trên một cơ sở quốc tế.
GHS bao gm:
Mt b tiờu chun thng nht cho vic phõn loi cht v hn hp cht
theo cỏc c im nguy hi ca chỳng i vi sc khe, mụi trng v
cỏc nguy him vt lý
Mt h thng hi hũa cỏc yu t cung cp thụng tin cnh bỏo bao gm
cỏc yờu cu v ghi nhón v phiu an ton húa cht
!
Hệ thống biểu tượng nguy hiểm của GHS
Nghị định 68/2005/NĐ-CP
• Những quy định chung (04 Điều – Phạm vi, đối tượng, định nghĩa …)
• Nhận dạng và khai báo hóa chất (06 Điều – Nhận dạng, khai báo hóa chất
nguy hiểm, đánh giá rủi ro hóa chất, phiếu an toàn hóa chất, ghi nhãn, quảng
cáo …)
• Các quy định an toàn trong hoạt động hóa chất (11 Điều – Quy định an toàn;
điều kiện cơ sở hoạt động hóa chất; nghĩa vụ cơ sở hoạt động hóa chất nguy
hiểm; bao bì, thùng bồn chứa hóa chất; cất giữ; tiêu hủy, thải bỏ; xếp dỡ, vận
chuyển; nhân viên xếp dỡ,vận tải; xuất nhập khẩu; an toàn phòng thí nghiệm,
đình chỉ hoạt động hóa chất … )
• Quản lý nhà nước về an toàn hóa chất (04 Điều – Nội dung quản lý nhà nước;
quản lý nhà nước; thẩm quyền xây dựng nhóm hóa chất nguy hiểm; chế độ
báo cáo)
• Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm (03 Điều)
• Điều khoản thi hành (02 Điều)
Thông tư số 12/2006/TT-
BCN
• Phạm vi, đối tượng áp dụng:
- Khai báo hóa chất nguy hiểm
- Đánh giá hóa chất mới

- Phiếu an toàn hóa chất
- Phân loại và ghi nhãn
- Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố
- Khoảng cách an toàn
- Báo cáo

Thông tư số 12/2006/TT-
BCN
• Phân loại hóa chất nguy hiểm
- Dễ nổ
- Ôxi hóa mạnh
- Ăn mòn mạnh
- Dễ cháy
- Độc cấp tính
- Độc mãn tính
- Gây kích ứng với con người
- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
- Gây biến đổi gen
- Tích lũy sinh học
- Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Độc hại đến môi trường
Thông tư số 12/2006/TT-
BCN
- Các hóa chất có ít nhất một trong những tính chất nêu trên được coi là
hóa chất nguy hiểm
- Trách nhiệm phân loại: tổ chức, cá nhân sản xuất/nhập khẩu hóa chất
- Nguồn thông tin hợp lệ cho phân loại:
+ Báo cáo kết quả thử nghiệm, đánh giá HC: trong nước, nước ngoài
+ HC đã được xếp loại theo phương pháp phân loại hoặc theo danh mục HC
nguy hiểm của EU, OECD

- Truờng hợp có sự khác biệt từ kết quả đánh giá: sử dụng mức độ nguy hiểm
cao hơn để xếp loại
- Trường hợp có những bằng chứng hoặc kết quả thử nghiệm mới cho thấy
HC có mức độ nguy hiểm khác với ban đầu: phải sửa lại mức phân loại




Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Doanh nghiệp chịu trách nhiệm:
- Về thông tin phân loại HC do mình cung cấp
- Phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng trong trường hợp tai
nạn, sự cố xẩy ra có nguyên nhân do thông tin phân loại không
chính xác, không cập nhật
 Khai báo hóa chất
- Tổ chức/cá nhân hoạt động hóa chất với khối lượng quy định phải
khai báo bằng văn bản
- Cơ quan tiếp nhận khai báo:
+ Sở Công nghiệp: các doanh nghiệp sản xuất/sử dụng HC thuộc
địa bàn quản lý
+ Bộ Công Thương (Vụ CLH): các doanh nghiệp nhập khẩu HC

Thông tư số 12/2006/TT-
BCN
• Trách nhiệm quản lý thông tin khai báo:
- Doanh nghiệp: phải lưu hồ sơ khai báo, tài liệu liên quan tới
phân loại hóa chất, báo cáo nếu xẩy ra sự cố về hóa chất
nguy hiểm, thông báo khi chấm dứt hoạt động
- Sở Công nghiệp: lập sổ quản lý, tổng hợp kết quả khai báo
HC nguy hiểm của địa phương, báo cáo Bộ CT

 Đánh giá hóa chất mới:
- Bộ Công Thương: chỉ định tổ chức đủ năng lực chuyên môn
thực hiện đánh giá HC mới
Thông tư số 12/2006/TT-BCN
- Thừa nhận kết quả đánh giá HC mới của các tổ chức
được chỉ định tại các quốc gia thuộc khối OECD
- Yêu cầu đánh giá:
+ Cung cấp thông tin đầy đủ về đặc tính của hóa chất
+ Thông tin để xây dựng phiếu an toàn hóa chất theo
hướng dẫn tại Phần C
- Miễn trừ đánh giá: mục đích nghiên cứu khoa học (<10
kg/năm), phục vụ đánh giá HC mới
- Chi phí cho đánh giá và phân loại: doanh nghiệp chịu
trách nhiệm
Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Trình tự đăng ký đánh giá HC mới:
- Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu lập hồ sơ đánh giá HC mới gửi
Bộ Công Thương thẩm tra, phê duyệt
- Hồ sơ gồm:
+ Tóm tắt báo cáo đánh giá HC mới, nội dung theo Phụ lục 4
+ Bản sao tài liệu gốc: biên bản thử nghiệm các đặc tính hóa lý,
đặc tính nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm hợp lệ thực hiện
- Trong trường hợp HC mới đã được liệt kê ít nhất trong 2 danh
mục HC nước ngoài, doanh nghiệp chỉ cần lập bản tóm tắt báo cáo
đánh giá HC kèm theo số CAS của HC mới ở 2 danh mục HC kể
trên.


Thông tư số 12/2006/TT-BCN
- Thời gian nộp hồ sơ chậm nhất là 60 ngày trước khi sản

xuất/nhập khẩu
• Thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá hoá chất mới
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Vụ KHCN, Bộ Công Thương
- Thẩm quyền phê duyệt: Bộ trưởng
- Phí thẩm định:
+ Doanh nghiệp phải nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá hóa chất
mới theo quy định của Bộ Tài chính
+ Phí thẩm định không bao gồm chi phí để thử nghiệm đặc tính
hóa chất mới.


Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Quản lý, giám sát hóa chất mới
- Doanh nghiệp có trách nhiệm:
+ Trong thời hạn 5 năm, phải thiết lập và duy trì hệ thống giám
sát, lập hồ sơ theo dõi các ảnh hưởng, tai nạn, sự cố liên quan tới
HC mới, định kỳ báo cáo Bộ CT
+ Trường hợp HC mới phát sinh những biểu hiện nguy hiểm chưa
được đánh giá, phải báo cáo cơ quan/tổ chức thực hiện đánh giá
bổ sung và áp dụng các điều kiện tương ứng với kết quả đánh giá
bổ sung
- Bổ sung vào danh mục HC trong trường hợp không phát sinh ảnh
hưởng khác mới mức nguy hiểm được kết luật ban đầu.

Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Bộ Công Thương có trách nhiệm:
- Kiểm tra, giám sát thực hiện
- Xử lý theo pháp luật hoặc tổ chức đánh giá bổ sung
trong trường hợp HC mới có ảnh hưởng khác với kết
luận đánh giá

- Thông báo cho cơ quan Hải quan về kết quả đánh giá
sau khi kết thúc thẩm tra, đánh giá hóa chất mới.
Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Phiếu an toàn hóa chất
- Tất cả các hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm
phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất
- Các hỗn hợp chứa hóa chất nguy hiểm với hàm lượng từ 0,1%
trở lên đối với các chất gây ung thư, các chất có độc tính sinh
sản, từ 1% trở lên các chất độc đối với các bộ phận nội tạng
khác phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hóa chất
nguy hiểm phải xây dựng và chuyển giao miễn phí phiếu ATHC
cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận hóa chất nguy hiểm ngay tại
thời điểm giao nhận hóa chất lần đầu và mỗi khi có sự sửa đổi
nội dung về phiếu ATHC

Thông tư số 12/2006/TT-BCN
- Trường hợp những bằng chứng khoa học cho thấy có sự thay đổi về đặc
tính nguy hiểm của hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy
hiểm phải tiến hành sửa đổi, bổ sung phiếu ATHC trong thời gian 3
tháng kể từ ngày có thông tin mới, phiếu ATHC sửa đổi phải được cung
cấp ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hóa chất đó. Ngày tháng
sửa đổi phải thể hiện bằng dấu hiệu rõ ràng lưu ý người sử dụng phiếu
ATHC
- Các trường hợp sau đây không phải chuyển giao phiếu ATHC:
+ Hoá chất nguy hiểm tồn tại ở dạng kín trong các thiết bị, sản phẩm
tiêu dùng
+ Hóa chất nguy hiểm bán lẻ với khối lượng nhỏ hơn 0,1 kg và được chứa
đựng trong bao bì kín có ghi rõ nhãn, mác chỉ dẫn nguy hiểm



Thông tư số 12/2006/TT-BCN
- Các hỗn hợp có chứa hóa chất nguy hiểm bán lẻ với khối lượng
nhỏ hơn 10 kg được chứa đựng trong bao bì kín có ghi rõ
nhãn, chỉ dẫn nguy hiểm
- Lưu giữ và phổ biến thông tin phiếu ATHC
+ Tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất phải lưu giữ phiếu
ATHC cho tất cả các hóa chất nguy hiểm tồn tại trong cơ sở
của mình và xuất trình khi có yêu cầu
+ Đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy
hiểm có thể truy cập, nắm được các thông tin trong phiếu
ATHC của các hóa chất nguy hiểm đó.
- Phiếu ATHC phải được thể hiện bằng tiếng Việt

Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Phiếu ATHC phải bao gồm những nội dung sau:
- Tên hóa chất, xuất xứ, nơi sản xuất
- Thành phần, công thức hóa học
- Đặc tính hóa lý, tính độc
- Tính ổn định và hoạt tính
- Mức độ nguy hiểm
- Mức độ rủi ro đối với sức khỏe
- Mức độ rủi ro đối với môi trường
- Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân
- Biện pháp sơ cứu y tế khi cần thiết

Thông tư số 12/2006/TT-BCN
• Ghi nhãn hóa chất
- Đối với các hóa chất nguy hiểm, ngoài các thông tin thông thường
quy định về ghi nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP

ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, cần bổ sung các thông
tin sau:
+ Biểu tượng phân loại nguy hiểm theo tiêu chí quy định tại Phụ lục
1 Thông tư này. Kích thước trình bày của biểu tượng nguy hiểm
có thể bố trí tuỳ theo kích thước bao gói sản phẩm nhưng không
được nhỏ hơn 1,5 x 1,5cm.
+ Tiêu ngữ cảnh báo đặc tính nguy hiểm quy định tại Phụ lục 1 của
Thông tư này. Các tiêu ngữ phải được thể hiện bằng tiếng Việt,
kích thước đủ để người sử dụng có thể đọc được bằng mắt
thường.

×