NỘI DUNG TẬP HUẤN
VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIỚI
VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
I. KHÁI NIỆM BÌNH ĐẲNG GIỚI
II. TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ
III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ
IV. CHỦ TRƯƠNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ
V. THẢO LUẬN
VI. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỮ VÀ CÁN BỘ NỮ NÓI CHUNG
VÀ NGÀNH GIÁO DỤC NÓI RIÊNG
VII.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ NỮ CBQLGD
VIII. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQL NGÀNH GD& ĐT
TỈNH PHÚ YÊN
IX. KẾT LUẬN
I. Bình đẳng giới là gì:
1. Theo tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép giới trong họach
định và thực thi chính sách” do Ủy ban quốc gia vì sự tiến
bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 thì “ Bình đẳng
giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới”.
Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để
phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của
mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ
hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển;
được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng;
được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của
xã hội.
Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải
là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang
thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa
bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới
tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính
trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình,
chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều
kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện về mọi mặt. Đồng
thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những
khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác
phần lớn lao động gia đình đem lại.
Theo điều 5, điều 6 luật bình đẳng giới số 73/2006/QH 11 của
Quốc hội khóa XI, ngày 29/11/2006: “ Bình đẳng giới là việc nam,
nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát
huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
và “ Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ
phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình
phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển”
Như vậy, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được coi là sự bình đẳng về pháp luật, về điều kiện, cơ hội tiếp
cận, về tiếng nói, khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát
triển chung của cộng đồng.
“Bất bình đẳng giới là sự khái niệm chỉ sự không ngang bằng
nhau về các cơ hội và lợi ích khác nhau trong một nhóm hoặc
nhiều nhóm xã hội”.
Khoản 1, 2, 3 điều 5 Luật Bình đẳng giới giải thích như
sau:
-
Giới, chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả
các mối quan hệ xã hội.
-
Giới tính, chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
2. Mục tiêu bình đẳng giới: là xóa bỏ phân biệt đối xử về
giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển
kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình
đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan
hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình.
Điều 6 Luật Bình đẳng Giới, quy định 6 nguyên tắc cơ
bản về bình đẳng giới gồm:
1- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội và gia đình.
2- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân
biệt đối xử về giới.
4- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là
phân biệt đối xử về giới.
5- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây
dựng và thực thi pháp luật.
6- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, gia đình, cá nhân.
Theo quy định tại điều 7 của Luật Bình đẳng giới, quy định 5
chính sách cơ bản của Nhà nước về bình đẳng giới bao gồm:
1- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát
huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát
triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ;
tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập
quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các
họat động thúc đẩy bình đẳng giới.
5- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát
triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát
triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Điều 10 Luật Bình đẳng giới qui định các hành
vi bị nghiêm cấm như sau:
1- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3- Bạo lực trên cơ sở giới.
4- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định
của pháp luật.
3. Nội dung thực hiện công tác bình đẳng giới,
vì sự tiến bộ phụ nữ:
Kế hoạch hành động số 23/ UBND-VX của của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên, ngày 23/3/2012, về việc bình đẳng giới tỉnh Phú Yên
giai đoạn 2011 -2025 và năm 2012, với các mục tiêu sau:
1.Mục tiêu 1: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
2.Mục tiêu 2: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động,
đời sống, việc làm
3. Mục tiêu 3: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo
4. Mục tiêu 4: Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
5.Mục tiêu 5: Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin,
thể thao
6. Mục tiêu 6: Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
7. Mục tiêu 7: Nâng cáo năng lực quản lý nhà nước về bình
đẳng giới
II. TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC NỮ,
CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam,
người đặc biệt quan tâm đến vai
trò, vị thế phụ nữ trong xã hội.
Người đã đánh giá cao vai trò của
phụ nữ: “ Non sông gấm vóc Việt
Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt
thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”
Tháng 10/ 1945, Bác Hồ ra lời kêu gọi chống
nạn mù chữ như một mệnh lệnh hội tụ toàn dân
tộc đưa đất nước vào công cuộc đại nghĩa mở ra
kỷ ra kỷ nguyên mới của đất nước, Người viết:
“… Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em
bị kiềm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để
kịp nam giới để xứng đáng mình là một phần tử
trong nước có quyền bầu cử và ứng cử”.
Theo Bác “ Nếu không giải phóng phụ nữ thì
không giải phóng một nữa loài người; nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa
xã hội chỉ một nữa”.
Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi,
19-3-1964, Bác nói: “Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải
ra sức phấn đấu” và “Chị em phải cố gắng học tập. Học
văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học
thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học
được ”.
Người giành một phần trong bản Di chúc thiêng liêng nói
về vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ: “ Đảng và Chính
phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất
nhắc và giúp đỡ để ngày càng có nhiều phụ nữ phụ trách
mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ
nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng
đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI VÀ CÔNG TÁC NỮ, CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ
Môt số văn kiện tiêu biểu là: Nghị quyết của Ban Bí thư
Số 25-NQ/TƯ, ngày 6 tháng 12 năm 1957
; Chỉ thị của Ban Bí thư Số 137-
CT/TƯ, ngày 10-4-1959
Nghị quyết của Ban Bí thư Số 152 -
NQ/TW ngày 10 tháng 1 năm 1967
!Nghị quyết của Bộ Chính
trịsố 04-NQ/TW ngày 12 tháng 7 năm 1993 "#
$%%"
Chỉ thị của Ban Bí thư Số 37-CT/TW ngày 16 tháng 5 năm
1994 &$%%
"
Nghị quyết của Bộ Chính trị Số 11- NQ/TW ngày
27 tháng 4 năm 2007 Về công tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị
quyếtđã xác định quan điểm'“ Phát huy vai trò,
tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện
bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ
và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ mới”.
-
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số
2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ;
-
Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ của TLĐ ngày
29/1/2011 của Tổng LĐ LĐVN khóa X
()(*+,-./()010+0;
Kế hoạch số 23 của tỉnh kế hoạch hành động về bình
đẳng giới tỉnh PY giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số
83 của UBND tỉnh Phú Yên 23/45 6 %
,-76876".
Với quan điểm nhất quán, trong văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Đối với phụ
nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất,
tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để
phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người
lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con
người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày
càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan
lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các
chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai
sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu
tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực,
xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
lần thứ XI tiếp tục khẳng định “ Xây dựng và
triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng
và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất
bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình.
Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công
việc, nhiệm vụ”.
-Quyết định số 2351/QĐ-TTg của Thủ tướng chí
nh phủ, ngày 24 thá
ng 10 năm 2010, phê duyệt chiến lược quốc gia về bì
nh đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
-Nghị quyết của chính phủ số 57/NQ-CP ngày 01 tháng
12 năm 2009 ban hành chương trình hành động của
chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện nghị quyết
số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của bộ chính trị
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
-Quyết định số 1241/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ,
ngày 22 tháng 7 năm 2009, phê duyệt chương trình quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015
-Nghị định của Chính phủ số 55/2009/NĐ-CP ngày 10
tháng 06 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính
về bình đẳng giới
-Nghị định của Chính phủ số 48/2009/NĐ-CP ngày 19
tháng 05 năm 2009 quy định về các biện pháp bảo đảm
bình đẳng giới
IV. CHỦ TRƯƠNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ
Chỉ thị số 06/ CT-GD ngày 28/2/1985 của Bộ
GD&ĐT, đã nêu một số vấn đề cấp bách trong công
tác cán bộ nữ của ngành. Trong đó đã nhấn mạnh: “
Đẩy mạnh công tác đề bạt, tăng cường tỷ lệ cán bộ
nữ ở các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở trường
học”. Chủ trương đó được tiếp tục thể hiện trong Chỉ
thị số 15/CT-GDĐT ngày 19/9/1994 của Bộ GD&ĐT:
“ Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý đương chức và kế cận là cán bộ nữ ở
cơ sở trường học và các cấp quản lý của ngành”.
Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 9/3/2012 phê
duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của
ngành giáo dục giai đoạn 2012 -2015, với mục tiêu: “
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí
quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục và các cơ
quan quản lý giáo dục”; Kế hoạch số 418/KH-
BGDĐT ngày 25/5/2012 và 579/KH-BGDĐT ngày
9/5/2013 của Bộ GD & ĐT về thực hiện tiểu đề án
tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước trong trường học năm 2013.
* ĐỐI VỚI PHÚ YÊN:
Trong Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Phú Yên lần thứ XV đã nêu: “ Thực hiện tốt
bình đẳng giới; nâng cao trình độ mọi mặt và
đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Triển
khai thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính
sách quy định đối với lao động nữ”.
và “ Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn
cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ
người dân tộc thiểu số”.
Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành chương trình
hành động số 17-CTr/TU về Thực hiên Nghị quyết số
11-NQ/TW của Bộ chính trị khóa X về công tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; Quyết định số 1040/QĐ-UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Yên, ngày 11/7/2011, về việc ban
hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -2020; Kế
hoạch hành động số 23/ UBND-VX của của Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Yên, ngày 23/3/2012, về việc bình
đẳng giới tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -2025 và năm
2012.
V. THẢO LUẬN
1. Đặc điểm của nữ và cán bộ nữ nói chung và nữ
ngành GD nói riêng
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội
ngũ nữ nhà giáo và nữ CBQL GD
3. Theo đồng chí hoạt động của Ban VSTBPN ở
đơn vị, ở nhà trường hiện nay có những thuận
lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức gì ?
4. Để hoạt động của Ban VSTBPN ở cơ sở có hiệu
quả hơn, đ/c có những biện pháp cần đề xuất
5. Để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đồng
chí đề xuất gì với địa phương và ngành.
VI. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỮ VÀ CÁN BỘ NỮ NÓI
CHUNG VÀ NGÀNH GIÁO DỤC NÓI RIÊNG
VII. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ NỮ
CBQLGD
VIII. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQL
NGÀNH GD& ĐT TỈNH PHÚ YÊN