Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TIẾNG ANHQUA TRANG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.1 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TIẾNG ANH
QUA TRANG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
Tác giả : Trần Thị Thu
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Mạng xã hội facebook hiện nay là một mạng rất phổ biến với giới trẻ, đặc biệt là
với học sinh lứa tuổi Trung học Phổ thông. Trong các em rất phổ biến câu nói :
“ Ăn phây, ngủ phây, chơi phây”.Các em sử dụng facebook để chia sẻ, trao đổi
thông tin, kết bạn, đọc báo, nghe nhạc, đăng tải các tâm trạng buồn vui, các hoạt
động hằng ngày. Xét về mặt xã hội, facebook là nơi các em khẳng định cái tôi
của bản thân, cũng là nơi các em có thể hòa nhập với cộng đồng . Tuy nhiên,
facebook cũng là nơi phát sinh ra nhiều tiêu cực trong lứa tuổi học trò của các
em. Những lời nhận xét, hoặc các đăng tải tâm trạng chỉ trích lẫn nhau trên
trang mạng xã hội này đôi khi đã dẫn đến những mâu thuẫn, bạo lực và thậm chí
cả án mạng.
Là một nhà giáo dục, tôi luôn mong muốn các em sử dụng facebook một cách
có ích nhất. Làm thế nào để các em có thể học trong khi vẫn có thể chia sẻ
thông tin và giải trí trên facebook? Sau 3 năm sử dụng facebook và xem xét các
tiện ích mà nó mang lại, tôi đã ấp ủ ý tưởng tạo sân chơi ngôn ngữ cho các em
trên trang mạng xã hội này . Sau đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học mà
tôi mới được tham dự trong hè 2014, tôi đã tích cực thúc đẩy việc thiết lập một
trang mạng trên facebook để các em học hỏi, củng cố thêm kiến thức mà một
tiết học 45 phút không thể đáp ứng. Sau một thời gian hoạt động, tôi thấy hiệu
quả tăng lên rõ rệt. Bài viết này là những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình
tìm tòi và thực nghiệm mà người viết mong muốn được chia sẻ với các thầy cô,
các anh chị đồng nghiệp về một cách làm mới để tạo hứng thú trong việc học
tập Tiếng Anh cho học sinh, đồng thời có thể qua đó tạo các hoạt động dự án
học tập ( project), nhật kí học tập (learning journal) đáp ứng với xu hướng mới
trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.Cơ sở lí luận của đề tài


Cộng đồng học tập ( learning community) là gì?
Theo Kathleen P. Fulton và Margaret Riel một cộng đồng học tập là một nhóm
người có cùng một mối quan tâm về một đề tài, một lĩnh vực, một phương pháp
để tạo những kiến thức kết hợp và các hoạt động mang lại giá trị và lợi ích cho
chính cộng đồng đó.
Còn theo Barbara Bray trong bài viết “How to create a learning community” đã
chỉ ra rằng cơ sở lí luận của cộng đồng học tập dự trên lập luận mỗi người đều
có thể là một người thầy và mỗi người có thể là một người học. Mỗi người có
năng lực và khả năng riêng của chính mình sẵn sàng chia sẻ với người khác.
Cộng đồng này tồn tại dựa trên các câu hỏi được đặt ra và các thành viên có
trách nhiệm phản ánh bản thân mình qua các câu hỏi đó. Người học phải làm gì
để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Người thầy học được điều gì để có thể hỗ
trợ tốt hơn cho bài giảng và chương trình giảng dạy của mình.
Dự án học tập ( learning project) là gì? Là một dự án được giao cho một nhóm
học sinh hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối
cùng có thể là một bài thuyết trình, một video clip, một tài liệu được giới thiệu
trên văn bản điện tử word hay powerpoint.
Nhật kí học tập (Learning journal) là gì? Nhật ký học tập là một bộ tài liệu do
học sinh tập hợp, ghi chú lại trong suốt một quá trình học tập của bản thân, phản
ánh những trải nghiệm trong quá trình học tập, các kiến thức mà mình lĩnh hội
được trong quá trình học tập đó. Nhật ký học tập là một hoạt động viết có suy
nghĩ và đánh giá nghiêm túc quá trình học tập của học sinh, đồng thời qua đó
giáo viên có thể đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh mình đến đâu và điều
chỉnh.
3. Cơ sở thực tiễn:
Văn bản và chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo Bà Rịa -Vũng Tàu vv đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá đã chỉ ra rằng, ngoài việc kiểm tra định kì theo
quy định, cần bổ sung thêm các bài tập thực hành dưới hình thức dự án học tập,
nhật ký học tập hoặc hồ sơ học tập. Cũng theo hướng đổi mới dạy học của bộ
giáo dục đào tạo, dạy học và đánh giá không chỉ theo phương pháp truyền thống

mà cần nâng cao kỹ năng cho học sinh qua phương pháp “ bàn tay nặn bột” tức
là hình thành kiến thức và kỹ năng cho học sinh qua việc học sinh tự tìm
tòi,quan sát,thí nghiệm, điều tra, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời
đối với một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
4.Giới hạn đề tài:
Đề tài này tập trung chủ yếu vào các lớp đang trực tiếp giảng dạy của bản thân
người viết đó là các lớp : 10D, 12D2, 12C6, 12C7 Trường THPT Trần Nguyên
Hãn TP Vũng Tàu và hoạt động của thành viên các lớp này thông qua trang
riêng của nhóm các lớp. Qua việc quản lí các trang của các nhóm ( group page),
giáo viên có thể kiểm soát đựơc hoạt động của các lớp và các thành viên.
5. Phương pháp
Người viết dựa chủ yếu qua phương pháp quan sát và tổng hợp các hoạt động
trên các group page đã được lập để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp
đang thể nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
Thực trạng các hoạt động dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông
trung học Trần Nguyên Hãn:
Trước hết phải nói đối tượng học Tiếng Anh trong trường hầu hết là những em
có học lực trung bình và yếu, số học sinh có học lực khá-giỏi trong một lớp học
chỉ chiếm từ 5%-10%, chính vì vậy, các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong
việc vừa đảm bảo lượng kiến thức lĩnh hội trong giờ học của học sinh và củng
cố, mở rộng kiến thức thêm cho các em. Thông qua một kênh tiếp cận kiến thức
bằng công nghệ thông tin, học sinh của trường có hứng thú hơn với môn học và
sẵn sàng chia sẻ những gì mình chưa hiểu sau giờ học với bạn bè và giáo viên
để có thể giải đáp thắc mắc ngay cho các em.Hầu hết các em bị mất căn bản
môn Anh ngay từ khi còn học cấp hai, do đó việc lấy lại kiến thức căn bản cho
các em phải được thực hiện từng bước, kết hợp giữa các tiết dạy trên lớp, các
tiết học phụ đạo và bài làm , đọc thêm ở nhà.
Phương pháp tạo cộng đồng học tiếng Anh trên mạng facebook.
1. Tạo trang học tiếng Anh

Trên trang facebook cá nhân của người viết, vào mục create page để tạo một
trang web học tiếng Anh. Sau đó mơì tất cả các em là thành viên của các lớp
vào “like” trang web này. Các bài tập, các từ vựng lý thú, các câu đố, trò chơi
có thể được đang tải lên trang này để các em vào theo dõi và học tập. Các em có
thể bình luận, trao đổi nội dung các bài, các mục với nhau qua mục comment.
Bài đăng tải có thể đăng hai lần một tuần và cho đáp án, lời giải vào cuối tuần.
Hiện nay trang web “ English study for you” do người viết tạo ra có lượt
người đọc là hơn 500 lần/ tuần.Nội dung đăng tải trên trang mạng này có thể
cho ví dụ minh họa như sau:
Bài tập số 1: Sửa lỗi sai
1. Massachusetts was (first explored) in the late sixteenth and (early)
seventeenth (centuries), and the first permanent (settlement) in Plymouth
in 1620
2. Sarah Vaughan had a voice like a (perfect) instrument, and it was (an)
instrument that she knew how (to use it) with the (utmost) skill
3. (During early) nineteenth century, the building (of) canals and railroads
(strengthened) the state of Indiana’s links (with) the easten United State
4. Maryland, (eventhough) a (southern) state, (remained loyalty) to the
Union (during) the Civil War
5. Nathariel Hawthorne (often) complained of how (few) material his life
(provided) for his (fiction)
Đáp án sửa lỗi sai:
1. Massachusetts was (first explored) in the late sixteenth and (early)
seventeenth (centuries), and the first permanent (settlement) in Plymouth in
1620
=> đáp án D : : “the first permanent (settlement) in Plymouth in 1620” (sự định
cư lâu dài ở Plymouth năm 1620) => thiếu động từ , giống như câu “tôi đang ở
trong lớp” – I am in my class chứ ko thể “I in my class” được , vậy ở đây chúng
ta cần bổ sung to be, viết lại “the first permanent settlement was in Plymouth in
1620”

2. Sarah Vaughan had a voice like a (perfect) instrument, and it was (an)
instrument that she knew how (to use it) with the (utmost) skill
=> đáp án B : sửa thành “the” vì instrument đã được nhắc đến trước đó. Sẽ
tương tự trường hợp : “This is a book. The book is interesting” => “the” dùng
để xác định danh từ
3. (During early) nineteenth century, the building (of) canals and railroads
(strengthened) the state of Indiana’s links (with) the easten United State
=> đáp án A : sửa thành “During the early nineteeth century…
4. Maryland, (eventhough) a (southern) state, (remained loyalty) to the Union
(during) the Civil War
=> Đáp án sai là (loyalty) => sửa thành tính từ "loyal" . Vì "remain" là 1 linking
verb nên theo sau nó có thể là 1 tính từ
1 số linking verb như : seem, appear, feel, become
Vì sao "even though" lại theo sau là 1 danh từ chứ ko phải là 1 mệnh đề như trc
h đã học? Vì cơ bản thì Even though + mệnh đề, tuy nhiên cũng có trường hợp
"Even though + cụm danh từ" khi 2 mệnh đề có cùng chủ ngữ
Ex. Although I am a student, I don't go to school everyday.
=> Although a student, I don't go to school everyday.
=> I, although a student, don't go to school everyday.
5. Nathariel Hawthorne (often) complained of how (few) material his life
(provided) for his (fiction)
=> đáp án C : material là danh từ ko đếm được, “few + danh từ đếm được” , sửa
lại là little
Bài 2: Học từ: Topic : ANGRY
1. give sb a pain in the neck : chọc giận, quấy rầy ai
= pull one's leg
= get on one's nerves
= rup sb up the wrong way
2. give sb an earful = tell sb off : quở trách, la rầy
3. look as black as thunder : mặt trông hầm hầm

4. go spare : trở nên khó chịu, bực dọc
= go through the roof
= hit the roof
5. on a short fuse : nóng nảy
=> hot-tempered = hot-headed
= blow a fuse
=> like a bear with a sore
Bài tập ứng dụng
1. I've never seen her so angry. She's walking round with a face like
______ .
A. ceiling
B. fuse
C. warpath
D. thunder
E. bend
2. What's wrong with Simon today? He's walking round like a bear with a
sore ______ .
A. rip
B. earful
C. head
D. neck
E. bend
3. This is such boring job to do. It's a real pain in the ______ .
A. back
B. way
C. feathers
D. neck
C. fit
4. I'm really angry with Sue. The next time I see her, I'll give her an
______ .

A. rip
B. earful
C. feathers
D. neck
E. bend
2. Tạo các nhóm học tập
- Cũng trên trang facebook cá nhân của người viết, vào mục group
page để tạo nhóm các lớp tham gia, sau đó các thành viên của các lớp
này tự add mình vào nhóm do người viết giới thiệu. Hiện tại, người
viết đang quản lý 4 nhóm lớp. Các bài tập người viết chưa kịp giao
cho học sinh do quá trình đi học không dạy được cũng có thể làm qua
group page này. Các bài project do giáo viên yêu cầu làm cũng có thể
nộp qua page này để các thành viên đều đọc được và bình luận về kết
quả của project đó. Học sinh có thể đánh giá lẫn nhau qua việc xem
từng project của bạn mình, sau đó, giáo viên đánh giá chung và nhận
xét, cho điểm. ở thời điểm hiện tại tổ tiếng Anh trường Trần Nguyên
Hãn đã thống nhất cho các em làm một dự án học tập ớ các khối. Cụ
thể : khối lớp 10 làm về đề tài Music, khối lớp 11 làm về Hobbies,
khối lớp 12 làm về Endangered Species. Trong các lớp 12 mà người
viết phụ trách, học sinh làm việc theo nhóm hai em, tự tìm tòi các tài
liệu liên quan đến đề tài Endangered Species. Sau đó các em giới thiệu
project của mình dưới các file word hoặc Powerpoint. Giáo viên có thể
đưa ra các gợi ý để các em làm dự án của mình như sau:
- What animals or plants in the world are in danger of extinction?
- Where do these species live ?
- What are the main features of these species?
- Why are they becoming extinct?
- How many of them are now surviving in the wild?
- What have been done to protect them?
- What do you think you should do to protect them?

Học sinh có thể dùng hình ảnh hoặc video clip để tăng thêm tính thuyết
phục của dự án. Học sinh có thể chọn một loài động vật hoặc thực vật nào
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng để giới thiệu.
Sau khi các nhóm nộp bài trên trang facebook của nhóm, cá nhóm đánh
giá lẫn nhau, và comment kết quả đã đạt được. Giáo viên nhận xét và cho
điểm trực tiếp trên trang để mọi nhóm có thể biết được sản phẩm của
nhóm nào là tốt nhất.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG ĐỔI MỚI
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH.
Các em hứng thú hơn với phương pháp đổi mới đánh giá. Áp lực do phải
làm nhiều bài kiểm tra viết ở lớp cũng được giảm đi đáng kể.Việc tham
gia vào một trang mạng xã hội vừa giải trí, vừa học tập cũng mang lại
những niềm thích thú mới với môn học. Kết quả bài làm project của học
sinh đạt kết quả cao hơn so với việc kiểm tra truyền thống. Sau đây là
thống kê số điểm mà học sinh đạt được.
Tên lớp Sĩ số Điểm < 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-
10
10D 39 0 1
(2.6%)
18
(46.2%)
20
(51.3%)
12D2 29 0 0 8
(27.6%)
21
(72.4%)
12C6 40 0 3
(7.5%)
20

(50%)
17
(42.5%)
12C7 31 0 4
(12.9%)
13
(41.9%)
14
(45.2%)
IV. KẾT LUẬN.
Việc áp dụng những phương thức đổi mới đánh giá còn mang tính mới
mẻ nên không thể tránh khỏi những hạn chế. Việc dử dụng trang mạng
facebook để đăng bài cũng có những mặt tiêu cực. Do không phải tất cả
các em đều sử dụng facebook, phụ huynh một số em cấm con em mình sử
dụng facebook nên việc phổ biến các bài tập không đạt được 100% học
sinh tham gia. Vì vậy, khi giao dự án cho các em, các em không dùng
facebook phải dùng chung tài khoản với một bạn khác và qua nhà bạn để
làm dự án. May mắn là số các em không dùng facebok là rất ít ( 3em / 4
lớp), do đó, khó khăn đã phần nào được khắc phục.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc sử dụng trang
mạng facebook phục vụ cho việc giảng dạy của tôi. Hy vọng sẽ góp phần
vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong quá trình thể nghiệm
không thể không có những thiếu sót, rất mong được quý đồng nghiệp góp
ý. Tôi xin chân thành cám ơn.
Vũng Tàu ngày 5 tháng 1 năm 2015
Người viết sáng kiến
Trần Thị Thu

×