Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DỰ ÁN KINH DOANH “ĐÁNH THỨC TRÁI DỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 21 trang )

Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HÀ NỘI
DỰ ÁN KINH DOANH “ĐÁNH THỨC TRÁI DỪA”
Nhóm sinh viên: Nguyễn Mai Ly
Lưu Thị Thanh Huyền
Lớp: NH_C09A
Khoa: Tài chính ngân hàng
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Huy Cương
Hà Nội – 2011
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 1 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”
Hãy tưởng tượng …Nếu 1 ngày, bạn gặp một “cơn mưa tiền”.
Bạn trở nên giàu có. Bạn sẽ làm gì để số tiền ấy ngày một nhiều hơn?


Với số vốn 500 triệu, mời bạn hãy cùng chúng tôi tham gia vào dự án đầu tư mang
tên: “ Đánh thức trái dừa”
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 2 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”
Ngày nay, nhu cầu thị trường đồ mộc ngày càng chiếm một vị trí nhất định
thay cho sản phẩm công nghiệp nhựa. Bên cạnh những sản phẩm, vật dụng trang trí
được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ, máy móc thì những sản phẩm từ
nguyên vật liệu tái chế hay những nguyên vật liệu vốn bị coi là phế phẩm được tận
dụng nhiều hơn.
Những ý tưởng độc đáo dưới bàn tay của những “ nghệ nhân khéo tay” của
chúng tôi chế tác nên hàng trăm mẫu sản phẩm độc đáo bằng dừa thay cho các loại
nguyên liệu gỗ khác như: gỗ rừng, nhựa, nhôm, sành. Nguồn sản phẩm dừa là vô tận
bởi người sản xuất sáng tạo và còn dựa trên ý tưởng phát huy giá trị của chúng trong
sinh hoạt thường ngay, từ đồ nhà bếp đến dụng cụ văn phòng, đồ chơi trẻ em, trang
trí nội thất, xây nhà…
Tuy cơ sở sản xuất của chúng tôi với số vốn không nhiều, quy mô vừa nhưng


bên trong trưng bày hàng trăn sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa vô cùng độc
đáo được làm bởi những nghệ nhân như: bình, muỗng, chén, tách, đồng hồ, bình hoa,
trâm, lược, ví, túi xách,tranh ghép gáo dừa, nhẫn, dây chuyền, mặt dây chuyền, mặt
nạ, đèn ngủ. Nếu trước kia gáo dừa chỉ dùng làm củi, than hoạt tính, làm gáo múc
nước thì nay nó được cắt ghép tạo thành nhiều hình dáng đồ vật, con vật, bình trà,
hình các con thú: cua, cá, cậu bé cưỡi trâu… Từ chiếc gáo dừa đơn sơ những nghệ
nhân có thể cắt ghép thành những tác phẩm mỹ thuật với nhiều sắc màu đen, trắng,
vàng, nâu,… rất đặc biệt. Tranh ghép gáo dừa trở thành quà tặng mang nhiều ý nghĩa
cho các đoàn khách quý. Không cầu kì kiểu cách, đặc biệt không khác lạ nhiều so với
những vật dụng mà ta sử dụng hàng ngày, nhưng những chiếc bát, đũa, thìa và các
sản phẩm thủ công từ dừa vẫn mang đến cho người sử dụng những cảm nhận về văn
hóa sông nước và tạo nên nét riêng, độc đáo Cọng dừa ngày xưa chỉ dùng bó chổi,
nay qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công được đan thành những chiếc lẵng
hoa, giỏ đựng quà, đựng rượu xinh xinh. Cọng chà dừa có thể biến thành những chiếc
lồng đèn với kiểu dáng đa dạng. Chiếc mo nang từ bao đời chỉ dùng làm dụng cụ hốt
tro, hốt rác nay trở thành chiếc thuyền chở những bông hoa xinh xắn. Quả dừa “điếc”
(dừa lép) cũng được các nghệ nhân tạo thành hình người, hình thú rất ngộ nghĩnh.,
chúng tôi sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét đặc trưng riêng.
Nhen dừa (lớp lưới bao bọc giữa các bẹ dừa) làm mũ, túi xách, may dép… Xơ dừa
dệt thảm, cuộn làm tổ chim được khách nước ngoài ưa chuộng. Gỗ dừa làm bình trà,
bình rượu, lọ hoa, hộp nữ trang…
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 3 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”
Những thứ phẩm từ dừa không còn là phế phẩm mà trở thành sản phẩm tiêu
biểu cho tinh hoa làng nghề Việt Nam và có mặt ở một số quốc gia trên thế giới. Tất
cả nói lên nét độc đáo và tài hoa của nghệ thuật thủ công truyền thống, trên từng sản
phẩm thủ công mĩ nghệ là những kết tinh của sức lao đồng, mồ hôi, sấng tạo…của
những nghệ nhân. Với những sản phẩm khác nhau lại mang những ý nghĩa giá trị
riêng của nó vứa mang tính nghệ thuật, trang trí vừa gần gũi với thiên nhiên. Những
sản phẩm được làm thủ công bằng những nguyên liệu gần gũi nên vẫn giữ được vẻ

đẹp mộc mạc, nguyên sơ, mang đậm giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, mang văn hóa
Việt Nam tới nhiêug vùng miền trong và ngoài nước.
Ở xứ dừa ngày này, công việc
làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
không chỉ là một việc làm thêm mà nó
đã trở thành một ngành nghề mới, biến
những thứ có giá trị thấp của cây dừa
như gáo dừa, cọng lá dừa, chà dừa…
thành những sản phẩm đặc sắc, với
hàng trăm mẫu mã phong phú, nhiều
tác phẩm độc đáo có mặt trên thị
trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu
ra nước ngoài. Ngoài ra, các làng nghề
thủ công mỹ nghệ cũng trở thành điểm
thu hút khách du lịch.
Với kế hoạch kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu phế phẩm
của cây dừa, chúng tôi chọn “Bến Tre” là nơi đặt cơ sở sản xuất và trưng bày sản
phẩm. Nơi đây là thiên đường của dừa. Theo ước tính, Bến Tre hiện có 45.000 ha
diện tích trồng dừa và 37 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ
các phế liệu của cây dừa. Khai thác tiềm năng thế mạnh từ cây dừaĐặc biệt, các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, gáo dừa... đã trở thành những sản phẩm giá trị trên thị
trường. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng độ cứng, bền đẹp của sản phẩm thủ công
mỹ nghệ, chúng tôi chỉ chọn những cây dừa có tuổi thọ từ 40 đến 50 năm trở lên mới
tiến hành sản xuất sản phẩm. Thông thường một thân cây dừa lão hóa chỉ sử dụng
được khoảng 2 - 3m ở phần gốc để làm hàng thủ công mỹ nghệ. Cây dừa chặt xuống
được chế thành nhiều khúc. Dừa được tiễn ngang để tận dụng những xơ gỗ làm hoa
văn trang trí những họa tiết cho sản phẩm. Sau khi tiện gỗ dừa thành phẩm, người thợ
sẽ đánh giấy ráp nhiều lần để tạo độ bóng, mịn và nổi bật xơ gỗ dừa vốn tạo nên nét
đẹp cho mặt hàng thủ công. Tùy thuộc vào mỗi mặt hàng, người ta sẽ quét một lớp
vecni cho sản phẩm để tăng độ bền và độ bóng cho sản phẩm. Đặc biệt với gỗ dừa

vừa có nét độc đáo hơn những loại cây gỗ khác bởi nó có sớ, vân đặc trưng không thứ
nào có thể thay thế được; vừa là biểu tượng của một xứ sở đáng tự hào, có ý nghĩa
gắn liền với con người bến tre xưa và nay.
Chúng tôi muốn tất cả mọi người ngày thêm yêu quý cây dừa qua những khám
phá mới về lợi ích và công dụng của cây dừa trong đời sống. Trong thời kỳ hội nhập
hiện nay, để phát triển bền vững, lâu dài, chúng tôi hiện đang miệt mài tìm tòi, cải
tiến, sáng tạo các mẫu mã, kiểu dáng, tìm cách kết hợp nguyên liệu dừa với các
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 4 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”
nguyên liệu khác như mây, tre, lá để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm. Nghề thủ
công mỹ nghệ tuy chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã trở
thành một nghề “xóa đói giảm nghèo”, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy
nhiên, muốn tạo thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thủ công mỹ
nghệ chúng tôi luôn cần chủ động trong các hoạt động của mình và có sự đột phá
trong khâu sáng tạo mẫu mã, cần có những nhà tạo mẫu chuyên nghiệp giúp sức cũng
như đầu tư nghiên cứu thị trường.
Tuy mới có mặt trên thị trường không lâu nhưng hiện các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ từ dừa đã cạnh tranh được với các sản phẩm đồ gỗ và đồ sành sứ trong nước
bởi tính tự nhiên, độ bền đẹp và nhất là nét độc đáo mang hương vị của đồng quê,
sông nước Nam Bộ. Chiếc bát từ thân dừa gợi cho ta nhớ lại chiếc bát gỗ của người
Việt xưa. Do chất liệu tự nhiên an toàn với con người và bền đẹp, các sản phẩm làm
từ dừa của chúng tôi đã có mặt hầu hết các tỉnh phía Nam. Đối với các loại sản phẩm
như bát sành sứ, đũa gỗ tre chúng tôi cũng không bị lép vế bởi nhiều tính năng khiến
người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Để bắt tay vào việc sản xuất sản phẩm hoạt động của công ty được lên kế
hoạch rõ ràng, phân bổ hợp lý thời gian, lao động và vạch ra mục tiêu để phấn đấu đạt
được dưới dạng tóm tắt như sau:
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 5 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”
I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN

1. Tên dự án
Lấy cảm hứng từ cây dừa, chúng tôi tổ chức một hoạt động kinh doanh
nho nhỏ trên những nguyên liệu vốn vẫn được coi là phế phẩm để tạo thành
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo có tên: “Đánh thức trái dừa”
2. Mô tả khái quát dự án
- Sản phẩm sản xuât tại Bến Tre để thuận tiện hơn trong thu mua nguyên
vật liệu, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Các mặt hàng được sản xuất, trưng bày và bán ra:
o Vật dụng trang trí nội thất
o Vật dụng gia đình
o Hàng lưu niệm
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 6 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”

Trái dừa đôi các loại 45k/trái Uyên ương các loại 50K/chiếc

Con giống các loại: 35k/con

Trái dừa các loại: 30k/con Móc chìa khóa các loại: 10K/chiếc
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 7 -
Dự án kinh doanh “đánh thức trái dừa”

Túi gáo dừa các loại: 90k/chiếc

Xe moto các loại 50k/ chiếc
Móc chìa khóa các loại: 10K/chiếc
Phụ kiện, trang sức:
Nguyễn Mai Ly; Lưu Thị Thanh Huyền - 8 -

×