Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Mô hình sáng kiến nâng cao xã hội doanh nghiệp về tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất-cung ứng sản phẩm cho thị trường bán lẻ của Phần Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.42 KB, 17 trang )

BÁO CÁO CUỐI CÙNG
DỰ ÁN SASK
Phần 1: Thông tin chính
Tên dự án
“Mô hình sáng kiến nâng cao xã hội doanh nghiệp về tiêu chuẩn lao động và
trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất/cung ứng sản phẩm cho
thị trường bán lẻ của Phần Lan”
Mã số dự án 440
Tên của Tổ chức Union Aid Abroad-APHEDA, Vietnam
Quốc gia Việt Nam
Phối viên dự án Mr. Sharan KC
Thời gian thực
hiện
Từ Tháng 5 năm 2006 - tháng 6 năm 2008
Giai đoạn nộp
báo cáo
Từ Tháng Ba năm 2006 - tháng 6 2008
Ngân sách được
phê duyệt
Chi tiêu dự án
Phần 2: Giới thiệu
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới (chính sách tái thiết) và đã đạt được
tăng trưởng chưa từng có về kinh tế cũng như lực lượng lao động. Trong 10 năm qua, số đoàn viên
công đoàn Việt Nam đã tăng từ 1,5 triệu lên gần 5,6 triệu đoàn viên (trong tổng số 12 triệu lao
động hưởng lương). Mức sống của công nhân tại Việt Nam tăng tương đối nhanh, và cũng có
những khiếu nại về việc thiếu tuân thủ Bộ luật lao động tại nhiều nơi làm việc, đặc biệt tại các
doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù Việt Nam có Bộ luật Lao động đủ mạnh, nhưng nó không được phổ biến rộng rãi nên
người sử dụng lao động và người lao động không thực sự hiểu một cách đầy đủ. Sự tăng trưởng
của các hoạt động kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây tại Việt Nam đã
chuyển sự tập trung đến việc nhanh chóng thành lập các doanh nghiệp và các hoạt động sản xuất.


Không ngạc nhiên khi thấy rằng Bộ Luật lao động ít được quan tâm và tuân thủ.
Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 12 năm 2005 với ba giai đoạn bao gồm Nghiên cứu khả thi, Thiết
kế và Thực hiện dự án. Dự án được thực hiện tại miền Nam Việt Nam chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bến Tre, Kiên Giang và Quy Nhơn.
Công đoàn Việt Nam hy vọng, Dự án thí điểm này sẽ thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp
tuân thủ Sáng kiến xã hội doanh nghiệp về tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội như một
phương tiện để giúp họ thực hiện các quy định về quan hệ lao động, sức khỏe nghề nghiệp và an
toàn, cũng như tổ chức/tuyển dụng đoàn viên mới trong khu vực tư nhân. Một trong những tác
động chính của dự án là quan hệ lao động trong các nhà máy tham gia Dự án đã có những cải thiện
đáng kể. Chủ doanh nghiệp và người lao động đều ghi nhận điều này trong hội thảo đánh giá cuối
cùng. Một kết quả quan trọng khác Dự án đã đạt được là các doanh nghiệp đã hiểu hơn về công
đoàn/ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong những hoạt động hỗ trợ
của doanh nghiệp cho công nhân ngày càng được cải thiện. Hiện đã có những báo cáo tổng thể về
cải thiện điều kiện làm việc và lợi ích người lao động. Công đoàn Việt Nam tin rằng những cải
thiện về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động tại các công ty tham gia Dự án là những điều
kiện thực tế và sự hiểu biết. Người lao động hiện cũng rất hài lòng vì những vấn đề như chế độ
làm thêm giờ, trả lương và thưởng Tết đã được cải thiện.
Phần 3: Mục tiêu dự án, kết quả mong đợi và các chỉ số
Sáng kiến nâng cao xã hội doanh nghiệp về tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội (BSCI)
được dựa trên các tiêu chuẩn về lao động của ILO và Bộ luật lao động của Việt Nam.
Mục tiêu của Dự án nhằm giúp đào tạo và giám sát các công ty để họ thực hiện theo yêu cầu thực
hành tốt nhất của BSCI. Việc đạt được các mục tiêu của dự án và các chỉ số về kết quả đạt được
như sau:
Mục tiêu Kết quả
1.0 Ngắn Hạn
1.1 Các doanh nghiệp được lựa
chọn tham gia Dự án tuân thủ
theo những nguyên tắc thực
hành có lợi nhất theo các yêu
cầu của Sáng kiến tuân thủ xã

hội doanh nghiệp BSCI
Hơn 16 doanh nghiệp đã tham gia dự án bao gồm 8
doanh nghiệp hàng may mặc và dệt may, 4 doanh nghiệp
gỗ và nội thất, 2 doanh nghiệp sản xuât nhà lắp ghép, 1
doanh nghiệp thủ công và , 1 doanh nghiệp chế biến hải
sản. Trong số 16 doanh nghiệp này có 11 doanh nghiệp
trực tiếp xuất khẩu sang Phần Lan.
Trong số 16 doanh nghiệp, 3 doanh nghiệp tuân thủ
BSCI, 9 doanh nghiệp cần cải tiến và 4 doanh nghiệp cần
phải cải tiến nhiều hơn nữa. Tất cả những doanh nghiệp
ở giai đoạn cải thiện đã sẵn sàng để tiếp tục thực hiện cải
tiến và cũng muốn tham gia đợt đánh giá khác.
Cho thấy đây là một dấu hiệu rất tốt vì các doanh nghiệp
quan tâm thực hiện theo BSCI. Lý do khác là các nhà
bán lẻ từ các nước khác cũng đã quan tâm mua hàng từ
các doanh nghiệp tham gia Dự án. Dự án cũng yêu cầu
cam kết nghiêm túc từ phía các doanh nghiệp. Hầu hết
các công ty đã được phân công người tham gia BSCI.
1.2 Nâng cao sự hiểu biết của các
đối tác thực hiện về BSCI Đối tác tham gia dự án và Ban Chỉ đạo Dự án đã tham
dự 2 hội thảo BSCI bao gồm Hội thảo giữa kỳ, Hội thảo
cuối kỳ. Các tranh chấp lao động ở miền Nam Việt Nam
đang gia tăng. Các thành viên Ban chỉ đạo dự án cũng
tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp.
Với kinh nghiệm thực tế thu nhận được từ dự án BSCI,
các thành viên Ban chỉ đạo dự án đã có thể thực hiện
được tốt hơn những quyết định trong tình hình tranh
chấp lao động.
Đánh giá cao tầm quan trọng của BSCI và sự có mặt
thường xuyên tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo Dự

án.
1.3 Nâng cao năng lực của các đối
tác thực hiện Dự án qua đó thúc
đẩy Trách nhiệm xã hội
(TNXH) và BSCI
Trong số các hoạt động đào tạo và tham quan của dự án
đã giúp phát triển sự hiểu biết và thực tiễn về BSCI.
Trong những điều kiện cụ thể, 20 nhân viên đã được đào
tạo về quản lý dự án, tài chính; 3 nhân viên đã được đào
tạo về kế toán; sáu thành viên Ban chỉ đạo đã tham dự
hội thảo giữa kỳ và cuối kỳ về TNXH; Tổ chức
APHEDA – đối tác thực hiện chính đã tham dự các lớp
đào tạo về TNXH, đào tạo đánh giá và chứng nhận đào
tạo quản lý rừng.
Đây là lần đầu tiên tổ chức APHEDA thực hiện chương
trình này, nhưng đó là kết quả để APHEDA đàm phán
với cơ quan phát triển Úc và ACTU để thiết kế dự án
tương tự với các công ty Úc.
2.0 Dài hạn
2.1 Cải thiện lâu dài hành vi đạo
đức và xã hội Mỗi doanh nghiệp đã thành lập một Ban thực hiện dự án.
Các doanh nghiệp đang thiết lập trung tâm y tế, có thuốc
chữa bệnh và một nhân viên y tế. Công ty DAFI đã thiết
lập một phòng y tế riêng biệt với một y tá thường trực và
có một bác sĩ thường xuyên đến khám chữa bệnh. Mỗi
công ty đều có đại diện được đào tạo về An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp. Thường xuyên cải tiến tại nơi làm
việc (ví dụ như ánh sang, sạch, nước, thêm không gian
làm việc, vv) đã được thực hiện.
2.2 Phát triển quan hệ lao động và

hoạt động công đoàn vững
mạnh
Trong mỗi nhà máy, công đoàn và đại diện quản lý cũng
như các công nhân được đào tạo cùng nhau. Cuốn sách
nhỏ về quyền và điều kiện của người lao động được phát
triển và cung cấp sau mỗi hội thảo.
Theo phản hồi từ các công ty cũng như công đoàn, mối
quan hệ giữa hai bên đã được cải thiện đáng kể. Không
có cuộc đình công tại các công ty tham gia Dự án.
2.3 Cải thiện hiệu suất và năng suất
kinh doanh Mối quan hệ giữa các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp đã
phát triển qua các cuộc họp chung và thăm nhà máy. Các
công ty tham gia được liệt kê trên trang web của BSCI.
2.4 Hàng hoá được sản xuất theo
một tiêu chuẩn đạo đức và xã
hội cao hơn
Các công ty đã đồng ý không sử dụng lao động trẻ em
(trong một doanh nghiệp), trong khi lợi ích cho phụ nữ
mang thai (thông qua việc cung cấp thực phẩm nhiều
hơn, thêm thời gian nghỉ/nghỉ ca) cũng đã được đề ra.
Đã có những cải tiến về điều kiện làm việc sau đánh giá
lần đầu.
Phần 4: Các hoạt động của dự án
So sánh giữa các hoạt động đã định và kết quả thực tế:
Kế hoạch hoạt động Kết quả thực tế
1. Thành lập Ban chỉ đạo Dự án bao gồm
Phòng Thương mại và Công nghiệp (Việt
Nam VCCI-HCM), Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội (Sở LĐTBXH - TP.HCM),
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ - TP.HCM) và

APHEDA.
Dự án đã thành lập Ban chỉ đạo Dự án bao gồm Phòng
Thương mại và Công nghiệp (Việt Nam VCCI-HCM), Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐTBXH - TP.HCM),
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ - TP.HCM) và APHEDA. Ba
bên đã ký kết với APHEDA một Thỏa thuận để cùng làm rõ
vai trò và trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia Dự án.
APHEDA và VCCI là đồng chủ tịch Ban chỉ đạo Dự án.
Ngoài Ban chỉ đạo, một nhóm Tư vấn bao gồm TLĐLĐVN,
ILO, Action Aid và GTZ cũng được thành lập để tham mưu
cho Ban chỉ đạo Dự án và APHEDA về Dự án TNXH.
2. Tổ chức Hội thảo Định hướng
Dự án đã tổ chức một Hội thảo định hướng
với sự tham dự của 40 đại diện đến từ 20 –
25 công ty
Hội thảo định hướng đã được tổ chức vào ngày 19 tháng sáu
năm 2006. 55 đại diện đến từ 27 công ty và 5 cơ quan báo chí
cũng tham dự Hội thảo này. Giám đốc Sở LĐTBXH T.P
HCM phát biểu và khai mạc Hội thảo.
Hội thảo đã giới thiệu chi tiết về TNXH, các quy tắc ứng xử
của BSCI, quy trình đánh giá, giới thiệu về Dự án, đề cương
cam kết từ các công ty và Ban chỉ đạo dự án, giới thiệu SASK
và các đối tác tài trợ khác; đặt câu hỏi và trả lời.
Các Hướng dẫn viên của Hội thảo đến từ Intertek, ITS Việt
Nam.
3. Tổ chức Hội thảo Nâng cao năng lực cho
Ban chỉ đạo Dự án CSR, BSCI, theo dõi,
thu thập và phát triển cơ sở dữ liệu, dữ liệu
cơ bản.
Dự án đã tổ chức một khóa tập huấn Nâng cao năng lực cho

Ban chỉ đạo dự án từ 12 - 14 tháng 7 năm 2006. 20 thành viên
đã được đào tạo về quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá dự
án.
Với nhiều thành viên Ban chỉ đạo Dự án, đây là lần đầu tiên
họ có cơ hội tham gia một khóa đào tạo đề cập đến nhiều
quan điểm khác nhau và phương pháp luận trong công tác
quản lý dự án. Đó là một đóng góp quan trọng của Dự án cho
các thành viên vì họ đã học hỏi được những kỹ năng mới.
4. Tiếp tục chuẩn bị ký kết thỏa thuận
Sau Hội thảo định hướng, thời hạn ký kết thỏa thuận cũng đã
được ấn định nhưng chỉ có 10 doanh nghiệp là đúng thời hạn.
Tiếp tục gọi điện, gửi email và thăm nhà máy được tổ chức
cho các đại diện đã tham dự hội thảo định hướng để giúp họ
hiểu hơn về vị trí của mình cũng như làm rõ những vấn đề
còn băn khoăn.
5. Biên bản ghi nhớ với các công ty
18 công ty với tổng số 22 nhà máy đã ký một thỏa thuận với
Ban Chỉ đạo dự án để tham gia dự án.
6. Ban thực hiện Dự án tại Doanh nghiệp
(EPIC) Các công ty tham gia dự án đã thiết lập các Ban thực hiện Dự
án tại Doanh nghiệp (EPIC) bao gồm đại diện cấp quản lý và
công đoàn để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động
và để giữ liên lạc/báo cáo với Ban Chỉ đạo Dự án. Ban này
cũng tạo điều kiện cho quá trình triển khai thực hiện Kế
hoạch hành động sửa sai (CAP) tại mỗi công ty riêng rẽ.
7. Thông tin về BSCI cho các công ty
Tất cả các công ty đã được cung cấp các quy tắc ứng xử của
BSCI – gồm bản cứng và đĩa CD bằng hai ngôn ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt.
8. Lựa chọn Công ty Khảo sát

Dự án đã quyết định thuê trên một công ty tham gia khảo sát
để đẩy nhanh tiến độ quá trình khảo sát.
3công ty tham gia khảo sát về TNXH đã được lựa chọn để
tiến hành khảo sát mức độ hài lòng với công việc và cũng ký
kết với tổ chức APHEDA thỏa thuận thực hiện công việc. Ba
công ty tham gia khảo sát là SGS, Trung tâm Đời sống và
CSR.
9. Phân nhóm các công ty để tiến hành
khảo sát Do các doanh nghiệp tham gia dự án nằm rải rác ở các khu
vực khác nhau, và sẽ hiệu quả hơn để thành lập ba nhóm
doanh nghiệp cần khảo sát; mỗi công ty khảo sát sẽ tiến hành
khảo sát một nhóm. Điều này cũng là một thuận lợi để có dịp
học tập các phương pháp/cách thức của 3 công ty.
10. Khảo sát mức độ hài lòng với công việc
để tạo điều kiện tự đánh giá cho các công ty
tham gia dự án.
Khảo sát mức độ hài lòng với công việc tại 16 công ty (của
20 doanh nghiệp) đã được tiến hành. Khảo sát đã xác định
mối quan hệ giữa công nhân và người giám sát trực tiếp của
họ; kế hoạch cá nhân và nguyện vọng của người lao động, các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người lao động có tiếp
tục làm việc với công ty và các vấn đề liên quan khác.
Khảo sát này cũng lập các thông tin cơ sở cho các cuộc điều
tra trong tương lai cũng như để theo dõi. Kết quả cho thấy,
hầu hết các công nhân có quan tâm về lợi ích của họ nhưng là
trái ngược với quyền lợi của mình.
Rõ ràng năng lực của công đoàn ở mỗi doanh nghiệp là khác
nhau. Nhưng nhận thức chung là công đoàn cần có thêm
nhiều thông tin cần thiết về các quyền và điều kiện theo quy
định của Bộ Luật lao động Việt Nam.

11. Các công ty thực hiện Tự đánh giá
trong vòng 2 - 3 tháng kể từ thời điểm nhận
được kết quả Khảo sát sự hài lòng với công
việc.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, khoảng 7 - 9 doanh
nghiệp rất có thể vượt qua đợt đánh giá đầu tiên. Vấn đề này
đã được thảo luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án. Đề xuất
tư vấn thêm cho các công ty này để họ nâng cao khả năng
vượt qua đợt đánh giá đầu tiên.Để tránh việc thiên vị cho các
công ty này, Dự án quyết định chỉ tư vấn đầu vào cho các
công ty này trong một thời gian ngắn.
12. SAI – tổ chức được các công ty đánh
giá độc lập công nhận – tiến hành đánh giá
các công ty
Hai SAI công nhận các tổ chức đã được lựa chọn để thực hiện
công tác đánh giá để đảm bảo hoạt động đánh giá có thể được
hoàn thành sớm hơn. SGS và Intetek đã được chọn để tham
gia đánh giá.
13. Tư vấn đầu vào cho quá chuẩn bị đánh
giá Ba công ty tư vấn gồm Apave, Trần Đình Cửu, và Công ty Tư
vấn và Công nghệ Sài Gòn đã được lựa chọn để tham quan
các nhà máy và đào tạo ngắn về việc chuẩn bị cho đợt đánh
giá đầu tiên.
Đầu tiên công ty tư vấn xem xét các báo cáo khảo sát, thăm
nhà máy, và lập một kế hoạch đào tạo cho nhóm chuẩn bị
đánh giá.
14. Đánh giá lần đầu 15 doanh nghiệp đã được đánh giá trong đợt đánh giá đầu
tiên. Trong đó, có 1 doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về
BSCI, 8 doanh nghiệp đang trong giai đoạn cải tiến và 6
doanh nghiệp đang ở giai đoạn quan trọng. Các vấn đề chính

liên quan đến việc tuân thủ lâu dài giờ làm việc (15 trong số
16 doanh nghiệp), phụ cấp làm thêm giờ (11 trong số 16
doanh nghiệp) và sức khỏe nghề nghiệp và an toàn (12 trong
số 16 doanh nghiệp).
15. Kế hoạch Hành động khắc phục
15 doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu BSCI đã được tư
vấn để chuẩn bị cho đợt đánh giá lần 2.
Ba công ty tư vấn Apave, Trần Đình Cửu, và Tư vấn và Công
nghệ Sài Gòn đã đào tạo, tư vấn và làm mẫu để chuẩn bị cho
đợt đánh giá lần 2.
16. Đào tạo Sức khỏe nghề nghiệp và An
toàn (OHS) Thiếu kiến thức và tuân thủ về OHS là một trong những vấn
đề chính trong đợt đánh giá đầu tiên.
Tổng cộng 46 người đại diện cho 6 doanh nghiệp được đào
tạo chuyên sâu về OHS trong hai ngày tại TP Hồ Chí Minh.
17. Đợt đánh giá lần 2
15 doanh nghiệp đã được đánh giá lại. Trong số đó, có 2
doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về BSCI, 9 doanh nghiệp
cần cải tiến và 4 doanh nghiệp đang ở giai đoạn quan trọng.
Làm thêm giờ vẫn là vấn đề số một. Có nhiều vấn đề thực tế
liên quan đến việc làm thêm giờ, công nhân và công ty cả hai
thích tăng việc làm thêm giờ trong Luật lao động.
Most company have double shift to 8hrs each and workers
who are mostly internal migrant want to earn more money
working double shift and companies want to save money not
needing to train new set of workers.
Hầu hết các công ty có 2 ca, 8h/ca và những công nhân nhập
cư đại phương mong muốn có thêm thu nhập bằng cách làm
cả 2 ca; và các công ty muốn tiết kiệm tiền không phải đào
tạo công nhân mới.

18. Đào tạo Công đoàn
Dựa trên các kết quả từ cuộc khảo sát và thăm nhà máy, Liên
đoàn Lao động TP HCM đã chuẩn bị Chương trình đào tạo
Công đoàn.
Hai vấn đề chính liên quan đến đào tạo là sự thiếu hiểu biết
của người lao động và thậm chí cả đại diện công đoàn trong
các doanh nghiệp về các quy định trong Bộ luật lao động.

Tất cả các doanh nghiệp đã được đào tạo về Luật lao động và
sức khỏe nghề nghiệp và an toàn. Tổng số người lao động
được đào tạo là 10.522.
30.000 tập tài liệu về người Bộ luật lao động Việt Nam đã
được xuất bản. Nội dung tập trung vào các quyền và lợi ích
của công nhân và quá trình tổ chức công đoàn theo quy định
của Bộ luật lao động Việt Nam.
19. Theo dõi, báo cáo và quản lý
Tám cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án đã được tổ chức tại văn
phòng VCCI tại TP Hồ Chí Minh. Mỗi cuộc họp đều có sự
tham dự của đại diện từ VCCI TP.HCM, Sở LĐTB & XH
TP.HCM, LĐLĐ TP HCM và APHEDA. Đồng chủ trì cuộc
họp là phía APHEDA và VCCI TP HCM.
Cuộc họp ban đầu là kỳ họp để trao đổi thông tin. Khi mối
quan hệ và sự tự tin của các thành viên đã được cải thiện, Ban
chỉ đạo hoạt động giống như một cố vấn để giải quyết vấn đề,
tạo ra ý tưởng và quy hoạch chung và giám sát Dự án.
Cán bộ của APHEDA cũng tham gia chuyến tham quan tư
vấn tại nhà máy để đảm bảo với họ tính bảo mật của thông tin
cũng như để giải thích mục đích của Dự án sao cho công ty sẽ
tiếp tục tham gia dự án.


Các thành viên Ban chỉ đạo Dự án, bao gồm APHEDA, đã
tham gia các khóa đào tạo cho Công đoàn tại các nhà máy
cũng như đưa ra phản hồi về nội dung và phương pháp để
nâng cao chất lượng công tác đào tạo Công đoàn.
Dự án tổ chức khóa đào tạo về Kế toán và Tài chính cho cán
cán bộ của VCCI và Sở LĐTB & XH làm việc trong bộ phận
tài chính. Các chủ đề bao gồm các nguyên tắc kế toán và ứng
dụng thực hành kế toán theo tiêu chuẩn.
Phần mềm kế toán Mind Your Own Business đã được giới
thiệu trong thời gian đào tạo.
Dự án cũng tham vấn một nhóm Tư vấn tại Hà Nội. Dự án
liên lạc với các thành viên trong nhóm khi cần thiết.
20. Phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội, Việt Nam đã thể hiện quan
tâm đến dự án. Bà Katja Kandolin cán bộ Đại sứ quán thường
xuyên liên lạc và cũng tổ chức một cuộc tham quan khảo sát
tại TP Hồ Chí Minh vào đầu tháng mười một.
21. Đánh giá cuối cùng và đánh giá tác
động Trong hội thảo cuối cùng đã đi đến quyết định Dự án cần phải
có đánh giá cuối cùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự
án sau khi 6 – 7 tháng. Các dự sẽ tổ chức đầu năm 2009.
Sự tham gia của nữ giới:
Loại Hoạt động Số Hoạt động Tổng số người tham gia Số phụ nữ /%
1. Họp Ban chỉ đạo Dự án 8 64 40
2. Hội thảo định hướng 1 55 22
3. Hội thảo nâng cao năng lực 1 25 11
4. Đào tạo Công đoàn 16 10,522 69.4% (7,300)
5. Hội thảo đánh giá giữa kỳ 1 47 40% (19)
6. Hội thảo cuối cùng 1 42 43 (18)
Thay đổi trong kế hoạch hoạt động và bài học kinh nghiệm:
Một trong những bài học lớn có được từ hoạt động đào tạo công đoàn cũng được áp dụng cho các

kế hoạch hành động sửa sai; nghĩa là mỗi doanh nghiệp đều yêu cầu có chương trình đào tạo riêng;
điều này cho thấy một thực tế là họ có nhu cầu về đào tạo riêng biệt rất cao. Không thể tổ chức
một buổi đào tạo chung cho tất cả các doanh nghiệp vì sẽ không được đáp ứng được nhu cầu riêng
của từng nhà máy. Ngoài ra, việc đào tạo được tiến hành riêng lẻ tại mỗi doanh nghiệp tạo điều
kiện cho nhiều công nhân có thể tham dự bởi vì số lượng lớn công nhân không thể tham gia đào
tạo tại một nơi cách xa nhà máy, điều này có nghĩa là họ phải mất quá nhiều ngày nghỉ làm việc.
Hoạt
động
Kế hoạch Hoạt động thực tế Lý do thay đổi
Đào tạo
về Kế
hoạch
hành động
sửa sai
Được tổ chức tại
TP Hồ Chí Minh
và mời đại diện
từ các công ty
Cung cấp tư vấn tại mỗi
nhà máy
Như đã đề cập ở trên, các nhà máy hiện đang ở
các giai đoạn khác nhau và đều có vấn đề riêng
cần được cải thiện.
Đào tạo
Công
đoàn
Tập hợp đại diện
từ các công ty
tham gia đào tạo
Tiến hành đào tạo tại

nhà máy
Như đã đề cập ở trên, các nhà máy khác nhau phải
đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau.
được tổ chức tại
TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tổ chức đào tạo tại các nhà máy cho
phép số lượng lớn công nhân và đội ngũ quản lý
có thể tham gia vào các buổi tập huấn.
Đánh giá
giữa kỳ
Tổ chức Hội thảo
đánh giá giữa kỳ
tại TP Hồ Chí
Minh tập trung
vào Kế hoạch
hành động sửa sai
Hội thảo giữa kỳ đã
được tổ chức nhưng tập
trung vào việc rà soát
tiến độ của dự án và các
mối quan hệ xây dựng
giữa các nhà bán lẻ và
các công ty
Trọng tâm đã được thay đổi vì bài học trong quá
trình thực hiện dự án; rằng sẽ là rất quan trọng đối
với các nhà bán lẻ để củng cố sự cần thiết cho các
công ty vẫn nằm trong dự án và cho chính các nhà
bán lẻ để truyền tải thông điệp về tầm quan trọng
của BSCI cho các công ty.
Đào tạo

Công
đoàn
Đào tạo chung
cho Công đoàn
Đào tạo Công đoàn tập
trung vào OHS
Trọng tâm đã được thay đổi chuyển sang đào tạo
về OHS vì OHS được xác định là một vấn đề lớn
sau đợt đánh giá đầu tiên. Một số công ty yêu cầu
trợ giúp cải tiến OHS trong các nhà máy.
APHEDA là cầu nối các doanh nghiệp với Viện
nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
(NILP), tổ chức đã và đang nhận hỗ trợ từ
APHEDA để nâng cao năng lực của họ trongcông
tác đào tạo về OHS và phát triển.
Bổ sung ý kiến:
Vấn đề Lý do
1) Khảo sát và
đánh giá - đã dài
hơn dự kiến.
Các công ty quan ngại rằng các nhà bán lẻ ở Phần Lan cũng như thành viên Ban chỉ
đạo Dự án, đặc biệt là các cán bộ Sở LĐTBXH sẽ biết kết quả khảo sát, cũng như
các thông tin khác của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trì hoãn hoạt động khảo sát
cũng như đánh giá với hy vọng họ sẽ có thể cải thiện hoặc không tiếp tục tham gia
dự án.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc trì hoãn là do thiếu Đánh giá viên được đào tạo
đánh giá về BSCI. Chỉ có hai công ty đáng tin cậy có thể thực hiện việc đánh giá
BSCI. Tại SGS, chỉ có một đánh giá viên có kinh nghiệm đánh giá BSCI, nhưng như
đã đề cập ở trên, bởi vì Đánh giá viên này đã đi học ở nước ngoài.
2) Công ty tham

gia Dự án - không
phải thời gian tới
27 công ty đã tham gia Hội thảo sơ bộ về BSCI. Từ hội thảo này, 22 doanh nghiệp
(18 công ty) đã ký một thỏa thuận để tham gia vào dự án. Trong số 22 công ty, 13
doanh nghiệp (10 công ty) muốn thôi không tham gia.
Lý do chính các công ty ngừng không tham gia Dự án vì "quá bận rộn". Tuy nhiên,
một trong những nhà máy không tham gia vì đã xảy ra hỏa hoạn. Một số khác không
muốn tham gia để các nhà bán lẻ sẽ không biết điều kiện làm việc không được tốt
của doanh nghiệp mình.
Theo đánh giá của chúng tôi, các công ty dừng tham gia Dự án là những công ty có
điều kiện và môi trường làm việc không tốt. Công ty Saigon Knit wear muốn ngưng
nhưng lại gia nhập sau đó. Họ lo lắng về vấn đề làm thêm giờ. Họ không giải quyết
được vấn đề này do họ phụ thuộc hồ sơ dự thầu cạnh tranh cho công việc.
Design International, a precious stone producing company, opted out of the project
because they could not comply with the issue of no body checks on workers after
their shift. Through active lobbying and pressure from Finish retailers, 3 companies
rejoined, thereby making the total companies in the project standing at 13 (covering
16 enterprises).
Công ty Design International, một công ty sản xuất đá quý, không tham gia dự án vì
họ không thể không thực hiện việc kiểm tra cơ thể người lao động sau khi tan ca.
Thông qua hoạt động vận động hành lang một cách tích cực và áp lực từ các nhà bán
lẻ Phần Lan, 3 công ty đã tái gia nhập, do đó tổng số công ty tham gia Dự án là 13
(bao gồm 16 doanh nghiệp).
3) Lý do tại sao
công ty không
muốn tham gia dự
án
1. Họ cho rằng vấn đề BSCI là không bắt buộc đối với hoạt động xuất nhập
khẩu. Cho rằng vấn đề trách nhiệm xã hội là tự nguyện.
2. Phần Lan là một thị trường nhỏ so với các công ty Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

3. Các điều kiện trong nhà máy không tốt và các công ty không muốn tiết lộ
điều này cho các nhà bán lẻ và chính phủ.
4. Chi phí để đạt tiêu chuẩn BSCI là lớn, bao gồm đầu tư về thời gian và tiền
bạc.
5. Yêu cầu chính của BSCI là tuân thủ Luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các
nhà máy không thể nhận được ngay chứng nhận mà không thực hiện và điều
chỉnh trong doanh nghiệp.
6. Trong mùa cao điểm, công nhân và công ty bận rộn và vì thế không muốn
cam kết.
4) Lý do tại sao
một số công ty tái
gia nhập Dự án
sau khi bỏ
Một bài học có được là vai trò quan trọng của các công ty bán lẻ. Điều đó là cần thiết
cho tổ chức APHEDA để gắn kết các nhà bán lẻ "thuyết phục" các công ty tiếp tục
tham gia Dự án. Ba nhà máy tái gia nhập Dự án như là một kết quả của sự can thiệp
này.
5) Hạn chế số
lượng kiểm toán
viên BSCI
Như đã được nêu, số lượng kiểm toán viên BSCI là rất hạn chế. Dự án đã cố gắng để
khuyến khích và mời các Đánh giáviên xã hội từ TP Hồ Chí Minh để tham gia huấn
luyện về BSCI hoặc các hoạt động của dự án, bao gồm Hội thảo đánh giá giữa kỳ.
Phần 5: Chú giải về Báo cáo tài chính
Thời gian: Tháng 5 năm 2006 - 30 tháng sáu 2008
Mô tả Tổng ngân sách
của dự án
Chi tiêu thực tế Số dư
Giai đoạn nghiên cứu
2,716 2,697 19

Giai đoạn Thiết kế
5,326 6,039 -713
Nâng cao năng lực 7,000 6,777 223
Hội thảo lập kế hoạch
2,500 0 2,500
Hội thảo Định hướng 15,060 9,769 5,291
khảo sát sự hài lòng với công việc
35,000 27,042 7,958
Đánh giá đầu tiên 31,000 23,155 7,845
Kế hoạch hành động khắc phục
13,640 21,613 -7,973
Đào tạo doanh nghiệp cấp TLĐLĐVN 25,000 20,479 4,521
Đánh giá lần hai
15,000 13,860 1,140
Hỗ trợ cho kế hoạch hành động khắc phục 15,000 9,594 5,406
Đánh giá
30,000 0 30,000
Hội thảo dự án cuối cùng 7,500 8,178 -678
Giám sát của Ban chỉ đạo
17,240 14,500 2,740
APHEDA quản lý và giám sát chi phí 64,720 59,999 4,721
Dự phòng
10,000 508 9,492

296,702 224,210 72,492
Nhận được từ SASK
Ngày 3 tháng 2 năm 2006 2,697 USD
Ngày 6 tháng 7 năm 2006
6,102 USD
Ngày 11 tháng 9 năm 2006 62,560 USD

Ngày 11 tháng 5 năm 2007
69,655 USD
Ngày 26 tháng 9 năm 2007 51,632 USD
Ngày 23 tháng 4 năm 2007
54,820 USD
Tổng số đã nhận
247,466USD
Tổng số chi
224,210USD
Số dư 23,256USD
Nói chung, kế hoạch tài chính còn lại như trong kế hoạch đề xuất ban đầu và thấp hơn dự kiến. Vì
có 2 lý do chính. Thứ nhất, kế hoạch tài chính là tối đa hóa hiệu quả ngân sách. Ví dụ, tư vấn hỗ
trợ để cải thiện nhà máy đã cung cấp cho những công ty có cơ hội tốt để vượt qua vòng đánh giá
lần đầu tiên. Do đó chi phí của Kế hoạch Hành động khắc phục cũng như đánh giá lần hai đã tiết
kiệm được chi phí.
Quyết định này dựa trên kết quả khảo sát đầu tiên tại từng công ty và thảo luận trong cuộc họp
Ban Chỉ đạo Dự án cũng như đã trao đổi với SASK. Thứ hai là số lượng các doanh nghiệp dự định
tham gia đánh giá giảm từ 20 xuống còn 16. Năm tài chính và hệ thống được kiểm toán bởi các
kiểm toán viên độc lập tiêu chuẩn quốc tế, báo cáo của năm 2006 và 2007 đã được nộp cho SASK.
Công tác kiểm toán của năm 2008 sẽ sớm được thực hiện.
Chi phí của dự án cũng đã được giảm với kế hoạch đã được lập cẩn thận như các doanh nghiệp đã
được nhóm lại thành ba nhóm và giao cho ba công ty khảo sát theo cách là các doanh nghiệp trong
cùng một khu vực và các công ty không cần phải đi lại nhiều làm càng tăng thời gian di chuyển và
ngày tư vấn.
Các số liệu kiểm toán của dự án không bao gồm chi phí quản lý khu vực đầu vào của APHEDA,
đó là một phần đóng góp của APHEDA đến dự án.
Phần 6: Thực hiện và Quản lý Dự án
Từ quản lý cấp quốc gia đến quản lý cấp dưới, có ba cấp độ cần phải được xem xét. Ở cấp độ nhà
máy, Dự án đã phối hợp thông qua một đại diện của các nhà máy, thường là một Đánh viên xã hội,
hoặc đại diện của công đoàn. Ở cấp độ của tư vấn tổng thể và theo dõi, Ban Chỉ đạo Dự án đã

thường xuyên liên lạc và những ý tưởng hoặc kế hoạch đã được thông báo thảo luận tại các cuộc
họp Ban chỉ đạo. Ở cấp độ vĩ mô, văn phòng APHEDA Việt Nam quản lý và điều hành toàn bộ
Dự án.
Quản lý chương trình APHEDA đã tích cực duy trì liên lạc với các nhà máy, các chuyên gia tư vấn
và Đánh giá viên. Quản lý khu vực và Quản lý chương trình thường xuyên có các Buổi làm việc để
ghi nhận phản ánh và quyết định kế hoạch hành động phù hợp tiếp theo. Quản lý khu vực chịu
trách nhiệm trao đổi với các đối tác Phần Lan, Úc và các Đại sứ quán có liên quan. Không có vấn
đề quản lý sai lầm phát sinh.
Phần 7: Kết luận và Kế hoạch trong thời gian tiếp theo
Đây là dự án đầu tiên của loại hình này đối với APHEDA, các cơ quan điều phối thực hiện và các
đối tác tại Việt Nam. Điều đó là cũng đúng với nhiều công ty. Đánh giá trách nhiệm xã hội không
phải là ưu tiên hàng đầu của các công ty.
Thời gian của quá trình đàm phán đã kéo dài. Để đẩy nhanh quá trình này, Dự án đã có một số
thay đổi so với kế hoạch ban đầu. Ví dụ, Kế hoạch sửa sai cần được thực hiện bất cứ khi nào các
công ty đã hoàn thành đánh giá lần đầu, thay vì chờ đợi tất cả các công ty hoàn thành đánh giá lần
đầu trước khi chuyển sang giai đoạn thực hiện Kế hoạch sửa sai. Dự án bắt đầu tại thời điểm khi
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Do đó, đây là một dấu ấn lớn từ để thay
đổi quan điểm của Chính phủ Việt Nam cũng như các đối tác của Dự án cân nhắc về việc tuân thủ
các Quy định của WTO thông qua việc cải thiện điều kiện xã hội và môi trường của hàng hóa sản
xuất tại Việt Nam.
Không thể đánh giá thấp vai trò của các nhà bán lẻ trong toàn bộ quá trình. Điều quan trọng là các
nhà bán lẻ phải tích cực tham gia vào các hoạt động của Dự án cùng với các doanh nghiệp để cung
cấp 'lực đẩy' để các doanh nghiệp tự nguyện tiếp tục quá trình đánh giá BSCI.
Vì đây là một dự án thí điểm, nên không thể thấy trước trong giai đoạn thiết kế tất cả các vấn đề có
thể xảy ra sau đó. Điều quan trọng là có một cách tiếp cận linh hoạt và tiếp tục duy trì thông tin
liên lạc tốt giữa các đối tác khác nhau tham gia vào dự án.
Đây là một trường hợp đặc biệt với tổ chức APHEDA. Khi tổ chức triển khai thực hiện, thì sẽ là
rất rất quan trọng APHEDA cần duy trì liên lạc thường xuyên với SASK và các nhà bán lẻ.
Điều đó cũng quan trọng để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các công ty và đảm bảo rằng
họ thực sự hiểu vấn đề qua các kênh thong tin khác nhau. Điều này là để tránh nhầm lẫn và tạo

điều kiện chuyển đổi nhanh các thông tin trong thời gian khủng hoảng.
Có kế hoạch trước là rất quan trọng. Số lượng Đánh giá và Tư vấn viên về các dự án BSCI tại Việt
Nam là có hạn, và do đó sắp xếp thời gian làm việc với họ trước là điều rất quan trọng. Việc sắp
xếp thời gian làm việc cho các Đánh giá viên lần hai đã được thực hiện.
Dự án đã tạo ra bầu không khí tích cực trong doanh nghiệp. Điều này được ghi nhận trong cả hai
Hội thảo giữa kỳ và cuối cùng của các công ty cũng như công đoàn. Tương tự như vậy, đã có
những cải thiện đáng kể được thực hiện tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng được
khuyến khích do công ty mua ngày càng quan tâm đến dự án. Hai công ty đã liên hệ với APHEDA
thông báo rằng một số công ty nước ngoài muốn biết kết quả đánh giá BSCI của họ.
Dự án đã tạo ra một động lực ở cấp doanh nghiệp cũng như trong các tổ chức đối tác thực hiện.
Sau hội thảo cuối cùng được tổ chức, một cuộc họp giữa cán bộ của APHEDA, SASK và đại diện
các nhà bán lẻ đã đi đến được đề nghị các hoạt động sau đây:
i. Có một giai đoạn chuyển tiếp để cho phép những công ty có nhu cầu đánh giá lại.
Điều này là quan trọng vì sẽ giúp đảm bảo rằng các công ty có những tiến bộ trong
điều kiện làm việc và lợi ích sẽ không xấu đi sau khi Dự án kết thúc. Ngoài ra nó
cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện tình hình trong nhà máy.
Đối với APHEDA cần tìm hiểu xem có bao nhiêu công ty, doanh nghiệp bày tỏ
quan tâm tiếp tục tham gia.
ii. Dự án phát triển Công đoàn: Dự án đã tạo ra bầu không khí tốt đẹp giữa công đoàn
và các công ty trong các công ty tham gia. Có lẽ sẽ là tốt hơn cả nếu cơ hội này
được chuyển thành dự án xây dựng công đoàn trong các doanh nghiệp đã tham gia
dự án. APHEDA là một lần nữa được đề nghị xem xét khả năng phát triển một
chương trình phát triển về Công đoàn.
iii. Đánh giá tác động: Dự án đi đến quyết định sẽ tiến hành thẩm định chung trong
đầu năm tới. APHEDA được yêu cầu gửi một Đề xuất cho hoạt động này.
Trong khi có những quan điểm khác nhau về các dự án CSR, APHEDA tin rằng dự án như CSR
này sẽ là cơ hội để cải thiện điều kiện làm việc ở cấp độ doanh nghiệp tại các nước như ở Việt
Nam. APHEDA đã nghĩ đến việc làm việc với chính phủ Úc và ACTU để tài trợ cho một dự án
tương tự tại Việt Nam và Lào.
BÁO CÁO DỰ ÁN

Giai đoạn tiếp theo
Dự án SASK
Phần 1: Thông tin chính
Tên dự án Mô hình sáng kiến Nâng cao xã hội doanh nghiệp về tiêu chuẩn
lao động và trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp Việt nam sản
xuất/ cung ứng sản phẩm cho trị trường bán lẻ Phần Lan
Dự án số 440
Tên tổ chức Tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển Hải Ngoại
(APHEDA) tại Việt Nam
Quốc gia Vietnam
Điều phối viên dự án Phillip Hazelton
Thời gian báo cáo Tháng 7 - Tháng 12 2008
Ngân sách được thông
qua
USD15,000
Dự án đã chi USD13,074
Phần 2: Giới thiệu
Với sự hỗ trợ từ phía SASK, SAK, chính phủ Phần Lan và mang lưới thị trường bán lẻ Phần Lan,
dự án mô hình sáng kiến Nâng cao xã hội doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là BSCI) đã hoàn thành
vào tháng 6 năm 2008. Tại phía Nam mà tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương. Bến Tre, Kiên Giang và Quy Nhơn đã có 16 công ty được đánh giá. Dự án do Tổ chức
APHEDA tại Việt Nam cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh HCM,
Liên đoàn Lao động Hồ Chí Minh và Bộ lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện.
Trong 16 công ty tham gia dự án có 8 công ty thuộc khu vực dệt, may mặc; 4 công ty hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ; 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực dụng cụ gia đình; 1 công ty hoạt
động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến hải sản.
Dự án nhận được sự hoan nghênh từ cả phía chính phủ, công đoàn và doanh nghiệp. Dự án được
triển khai vào thời điểm các cuộc tranh chấp lao động đang có chiều hướng gia tăng tại Việt nam
đặc biệt là ở các tỉnh phía nam. Bên cạnh đó là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới (WTO), như vậy việc có được chứng nhận tiêu chuẩn BSCI sẽ giúp các doanh nghiệp của Việt

nam có lợi thế trong thị trường quốc tế đầy tính cạnh tranh này.
Các doanh nghiệp tham gia dự án đã cam kết và rất mong muốn được thực hiện các kế hoạch hành
động đã được xác định trong lần đánh giá thứ nhất. Kết quả đã cho thấy có một sự cải thiện đáng
kể về điều kiện làm việc tại các nhà máy.
Trong 16 doanh nghiệp tham gia dự án có 3 doanh nghiệp đã đủ điều kiện nhận chứng chỉ BSCI và
9 doanh nghiệp khác đang trong giai đoạn hoàn tất. Sau khi cùng bàn bạc với các đối tác Phần Lan,
8/9 doanh nghiệp đã thống nhất rằng các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đánh giá lại nếu họ muốn.
Phần 3: Các hoạt động đã được tiến hành
1. Liên hệ với các doanh nghiệp để tiến hành đánh giá lại
• Tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển Hải Ngoại (APHEDA) tại Việt Nam
đã liên hệ với 12 doanh nghiệp được đánh giá là đang trong giai đoạn cần cải thiện hay
nghiêm trọng thì: 2 doanh nghiệp được đánh giá là nghiêm trọng muốn tiếp tục tham gia
dự án, 2 doanh nghiệp khác cũng được đánh giá là nghiêm trọng không muốn tiếp tục tham
gia dự án vì lí do việc thực hiện quá phiền hà (ví dụ: cải thiện các chính sách và cơ chế
trong quản lý, thay đổi giờ làm việc, tiền công làm ngoài giờ, nghỉ phép hay an toàn vệ
sinh lao động)
• Trong 10 doanh nghiệp thì có 8 doanh nghiệp đang trong giai đoạn cải thiện và 2 doanh
nghiệp được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng đều thống nhất sẽ tham gia đánh giá lại.
Những vấn đề chính mà các doanh nghiệp này gặp phải là:

×