Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.38 KB, 13 trang )

NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG


Môi trường trong xây dựng 1


I - ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
Trong quá trình thực hiện Dự án, việc giải toả, san ủi mặt bằng, vận chuyển vật
liệu, xây dựng công trình sẽ có những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Đánh giá
các yếu tố tác động đến môi trường của dự án là việc làm cần thiết để xác định mức độ
ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường,
hạn chế các tác động tiêu cực.
Giai đoạn xây dựng có khối lượng công việc khá lớn với các hoạt động nạo vét
bóc lớp đất mặt, đắp nền, đóng cọc, đào hố móng, vận chuyển tập kết nguyên vật liệu,
thi công xây dựng và đổ thải đều có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
Bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn…
Đánh giá cụ thể các tác động của giai đoạn thi công công trình giao thông đường
bộ đến môi trường như sau: ( Dựa trên báo cáo ĐTM dự án xây dựng đường cao tốc
Hà Nội – Hải Phòng ):
1. Tác động đến yếu tố môi trường vật lý:
1.1. Chất lượng không khí:
Chất lượng không khí thường là một vấn đề môi trường được xem là rất quan
trọng đối với khu vực dân cư, các khu thương mại ở hai bên đường, đặc biệt trong các
khu đô thị; các trung tâm kinh tế xã hội có mật độ xây dựng lớn.
Giai đoạn thi công sẽ gây nên một số tác động đến môi trường không khí do phát
sinh các yếu tố ô nhiễm sau:
+ Bụi: Do các hoạt động san ủi, lu đầm mặt bằng, đào đất, đắp nền, vận chuyển
vật liệu…. Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phương tiện, gió thổi qua bãi chứa
vật liệu xây dựng như xi măng, đất cát…


NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG


Môi trường trong xây dựng 2

(Trong dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ phải thi công đào đắp và vận
chuyển một khối lượng đất khổng lồ:
+) Đắp: 18.155.329,26 m
3
đất
+) Đào và vận chuyển đổ đi :3.033.897,84 m
3
đất yếu
Trung bình khi sử dụng 1m
3
đất để đào đắp nền trong điều kiện khí hậu bình thường sẽ sinh ra
1,5 kg bụi, trong đó có 0,15kg bụi lơ lửng, Như vậy với một lượng đất đắp 18.155.329,26 m
3
như
trong Dự án sẽ sinh ra 27.858 tấn bụi, trong đó có 2.785,8 tấn bụi lơ lửng. Lượng bụi còn tăng cao
hơn do các có hàng trăm các phương tiện vận tải cỡ lớn đồng thời hoạt động trên toàn tuyến
Trong giai đoạn thi công sẽ đòi hỏi một lượng bê tông lớn bao gồm bê tông asphalt và bê
tông xi măng. Để đáp ứng điều này sẽ phải bố trí một loạt các trạm bê tông theo mẻ tại các vị trí gần
các nút giao lớn . Hoạt động của các trạm này và các hoạt động có liên quan trên công trường luôn
tạo một lượng bụi và khí độc có thể làm suy giảm chất lượng không khí. Ô nhiễm bụi trong giai đoạn
thi công là nghiêm trọng, cần có các biện pháp để giảm tác động này xuống mức thấp nhất.)
+ Khí thải của các phương tiện vận tải, máy móc thi công, đốt nhựa đường chứa
bụi, các khí: SO2, CO2, CO, NOx, THC, hợp chất chì từ khói xăng dầu.
+ Ô nhiễm không khí do đốt các chất thải có chứa dầu mỡ, hóa chất (túi nilon, cao
su, nhựa, giẻ dầu, chất hữu cơ hoặc một số chất thải sinh hoạt ….khi đốt ngoài trời

sinh ra khí độc dioxin gây nguy hại cho người và hệ sinh thái).

+ Ô nhiễm không khí từ các khu vực đốt nhựa đường.
1.2. Tác động đến môi trường nước
 Môi trường nước mặt:
Mọi sự hoạt động của quá trình thi công trên công trường có thể nói đều có thể
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới môi trường nước. Vấn đề quan tâm trước tiên là
xử lý chất thải từ các khu lán trại thi công, tránh xả trực tiếp chất thải vào nguồn nước.
Các hoạt động thi công làm xáo động mặt đất, biến đổi địa hình, việc đào đắp làm
rãnh, tạo các taluy đều trực tiếp làm biến đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước.
( Trong dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng :
+ Ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ và chất thải rắn:

×