Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.92 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THU HƢƠNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI KHOÁNG ĐẾN
MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Thái Nguyên - 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THU HƢƠNG


NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI KHOÁNG ĐẾN
MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG




Thái Nguyên - 2012
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả



Nguyễn Thu Hƣơng


Lời cảm ơn


Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban
chủ nhiệm khoa Sau Đại học cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong
khoa đã giúp tôi hoàn thành khoá học của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế
Đặng đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở
bên động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học./.

Thái Nguyên tháng 9 năm 2012
Sinh viên



Nguyễn Thu Hƣơng



i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam 3
1.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường đất và nước6
1.2.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất 6
1.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường nước 7
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của khai khoáng đến môi
trường đất và nước 9
1.3.1. Các nghiên cứu trên Thế giới về ảnh hưởng của khai khoáng đến môi
trường đất và nước 9
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của khai khoáng đến môi
trường đất và nước 10
1.4. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
12
1.4.1. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản nhiên liệu 12
1.4.2. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản kim loại 13
1.4.3. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng chất công nghiệp 14
1.4.4. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm vật liệu xây dựng 15
1.5. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường đất và nước
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 16
1.5.1. Tác động môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến than 16

1.5.2. Tác động môi trường tại các mỏ khai thác, chế biến kim loại 17

ii
1.5.3. Tác động môi trường tại các mỏ khai thác, chế biến vật liệu xây dựng . 17
1.6. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên 19
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
2.3. Nội dung nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp 20
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường 20
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 21
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 24
2.4.5. Phương pháp đối chiếu, so sánh 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28
3.2. Tình hình khai thác và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Phú Lương 34
3.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Lương 34
3.2.2. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên
địa bàn huyện Phú Lương 37
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng môi
trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương 38
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng
môi trường đất trên địa bàn huyện Phú Lương 38

3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng
môi trường nước trên địa bàn huyện Phú Lương 46

iii
3.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước từ hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Lương 62
3.4.1. Giải pháp về quản lý 62
3.4.1. Giải pháp về công nghệ 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phương pháp phân tích đất 22
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong nước 23
Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm 28
Bảng 3.2. Diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính 29
Bảng 3.3. Biến động sản xuất ngành chăn nuôi 30
Bảng 3.4. Biến động sản xuất ngành lâm nghiệp 30
Bảng 3.5. Biến động sản xuất ngành thuỷ sản 31
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 32
Bảng 3.7. Tổng hợp hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản một số mỏ trên địa
bàn huyện Phú Lương 34
Bảng 3.8. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ - Năm 2009 38
Bảng 3.9. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ - Năm 2010 39
Bảng 3.10. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ - Năm 2012 39
Bảng 3.11. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Bá Sơn - Năm 2011 41

Bảng 3.12. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Bá Sơn - Năm 2012 41
Bảng 3.13. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phú Đô - Năm 2011 43
Bảng 3.14. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phú Đô - Năm 2012 44
Bảng 3.15. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Cuội Nắc - Năm 2012 45
Bảng 3.16. Chất lượng môi trường nước khu vực mỏ than Phấn Mễ - 47
Năm 2011 47
Bảng 3.17. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Phấn Mễ - Tháng 3
năm 2012 48
Bảng 3.18. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Phấn Mễ - Tháng 7
năm 2012 49
Bảng 3.19. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Phấn Mễ - Năm
2011 50
Bảng 3.20. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Phấn Mễ - Năm
2012 51

v
Bảng 3.21. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ Ilmelit Cây Châm – Năm
2011 52
Bảng 3.22. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ Ilmelit Cây Châm - Năm
2012 53
Bảng 3.23. Chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực mỏ Ilmelit Cây Châm –
Năm 2012 54
Bảng 3.24. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm Cuội Nắc – Năm
2011 55
Bảng 3.25. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm 56
Cuội Nắc – Năm 2012 (Tháng 6) 56
Bảng 3.26. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ chì kẽm Cuội Nắc-Năm
2012 57
Bảng 3.27. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm Phú Đô – Năm
2011 58

Bảng 3.28. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm Phú Đô – Năm
2012 59
Bảng 3.29. Chất lượng môi trường nước mặt sông Đu trước điểm hợp lưu sông Cầu
(đoạn chảy qua Phú Lương) [13] [14] 60
Bảng 3.30. Chất lượng môi trường nước mặt sông Cầu sông Cầu (đoạn chảy qua
Phú Lương) [13] [14] 61


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Phú Lương 25
Hình 3.2. Nồng độ As và Cd trong đất khu vực xung quanh mỏ than Phấn Mễ 40
Hình 3.3. Nồng độ As trong đất khu vực xung quanh mỏ than Bá Sơn 42
Hình 3.4. Nồng độ As và Cd trong đất khu vực xung quanh mỏ Phú Đô 45
Hình 3.5. Sơ đồ mô tả nguồn tác động từ hoạt động khai khoáng đến nguồn nước
mặt trên địa bàn huyện Phú Lương 46


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu viết tắt
Tên kí hiệu viết tắt
1
BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh học
2
COD (Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học

3
DO (Dissolve oxygen)
Oxy hòa tan
4
US EPA (The US Environment Protection
Agency)
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa
Kỳ
5
MPN (Most Probable Number)
Số vi khuẩn có thể lớn nhất
6
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
7
TSS (Total Suspended Solid)
Tổng chất rắn lơ lửng
8
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
9
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
10
UBND
Ủy ban nhân dân

1
MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố
để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một
trong những quốc gia có trữ lượng tài nguyên khoáng sản vào loại lớn và đa dạng
trên thế giới. Tuy nhiên, lượng khoáng sản này lại nằm rải rác trong các khu vực với
trữ lượng nhỏ nên không kinh tế trong việc khai thác. Đồng thời, việc khai thác
khoáng sản đã và đang để lại những hệ lụy về môi trường, một phần lí do là quy mô
khai thác nhỏ khiến cho việc đầu tư công nghệ không lớn, dẫn đến hiệu suất khai
thác thấp mà môi trường lại bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh việc đổ thải ra một
lượng chất thải rắn khổng lồ thì vấn đề ô nhiễm bởi các kim loại nặng và các tác
nhân hóa học là một vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện nay. Việc khai thác khoáng
sản ở hầu hết các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống
khai thác lộ thiên với công nghệ ô tô – máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển,
giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm
bảo. Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công
trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng (sa khoáng), đá quý, thiếc,
mangan, Một số xí nghiệp cũng chuyển khai thác cơ giới sang khai thác thủ công
như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng do cạn kiệt tài nguyên hoặc do quy
mô khai thác giảm, không chịu nổ chi phí khai thác cơ giới [4].
Phú Lương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài
nguyên khoáng sản khá dồi dào và đa dạng, với nhiều loại khoáng sản như than,
quặng titan, quặng chì kẽm Hiện nay, nhiều mỏ đã và đang được nhà nước cho
phép khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế của cả tỉnh nói chung và huyện Phú
Lương nói riêng như: Mỏ than Phấn Mễ, mỏ titan Cây Châm, mỏ chì kẽm Cuội
Nắc, Hoạt động khai khoáng này đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thì trường
phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc khai thác khoáng sản đã và đang gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường xung quanh, đặc biệt là đối với môi trường đất và môi
trường nước.


2
Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến
môi trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất và
nước trên địa bàn huyện Phú Lương.
- Đề ra các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động
khai khoáng đến môi trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Thực trạng việc khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện
Phú Lương;
- Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất trên địa bàn
huyện Phú Lương;
- Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường nước trên địa bàn
huyện Phú Lương;
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt
động khai khoáng đến môi trường đất trên địa bàn huyện Phú Lương.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập
Việc thực hiện đề tài sẽ tạo cơ hội cho tôi có thể áp dụng và thực hành những
kiến thức đã được học vào thực tế. Quá trình thực hành đó giúp tôi có thể nâng cao
chuyên môn và kinh nghiệm của mình trong công việc.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan liên quan
về hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Phú Lương dưới sự tác động của các
hoạt động khai thác khoáng sản. Đó có thể là căn cứ để các cơ quan Nhà nước đưa
ra các biện pháp thích hợp để quản lý và bảo vệ môi trường đất và nước tại các khu
vực khai thác khoáng sản.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm
thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của
công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng
khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit,
quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính [4]:
- Quặng sắt: Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216
vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung
chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng
chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở
Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ
300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều
so với công suất thiết kế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở
mức trung bình, một số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và
không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt. Các mỏ cấp
giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không
theo thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu
đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi
trường bị ảnh hưởng. Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản
lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước,
chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu.
- Bô xít: Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài
nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng,

Gia Lai, Bình Phước,…Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất
lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị
trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi

4
cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Bên cạnh nước ta là Trung Quốc
có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin. Do
vậy, cần phải khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành
công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quặng titan: Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện
59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8
mỏ trung bình có trữ lượng trên 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng. Xét về
tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để phát triển ngành
titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp không lớn,
đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều so với xuất
khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và zircon mịn ngay
trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp. Do thuận lợi về mặt tài nguyên,
công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư không
lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng
titan Việt Nam đang phát triển. Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng
tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa
kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình
Thuận. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng
hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư
nửa vời, tách được ilmelit, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít được bán ra
nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây
lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp
trong sản xuất và thị trường. Chế biến quặng tinh và nghiền mịn zircon mới được
thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng titan.

- Quặng thiếc: Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc –
Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng
32.500 tấn tinh quặng SnO
2
. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng
được Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ
thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp. Công nghệ khai thác
ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai thác bằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng
lực, tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ, lò điện hồ quang.

5
Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu Mỏ và
Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt
được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện
phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện
kim và Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân
thiếc với công suất: 500-600 tấn/năm xưởng. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc
thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm.
- Quặng đồng: Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là
ở mỏ đồng Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc. Dự án đầu
tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy mô lớn đang thực hiện,
chủ đầu tư là Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam – với công nghệ và thiết bị nhập của Trung Quốc.
Khu luyện kim và axit được xây dựng tại khu Công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai.
Công nghệ tuyển nổi đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và
tinh quặng manhêtit. Khâu luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện
bể) cho ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản
phẩm đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm.
- Quặng kẽm chì: Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác,
chế biến từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã

xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công
Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là:
10.000t/năm. Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm
2008-2010, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư khai thác và
tuyển các mỏ kẽm – chì Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,…
với quy mô công suất tuyển từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm. Từ
nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000 - 100.000 tấn
quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại
Tuyên Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm.
Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và
15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng
trong giai đoạn 2008 - 2015.

6
Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ
qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo
cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất
alumin và điện phân nhôm, dự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý
Xa… Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần
chi phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có
như vậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
1.2. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trƣờng đất
và nƣớc
1.2.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất
Quá trình khai thác khoáng sản làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của đất,
làm biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá hủy thảm thực
vật kéo theo hiện tượng xói mòn rửa trôi từ đó gây suy thoái tài nguyên đất. Ngoài
ra khai thác khoáng sản còn thải ra một lượng lớn chất thải rắn (đất, đá) làm suy

giảm diện tích đất, mất đất canh tác. Việc khai thác lộ thiên thường thải ra một
lượng đất đá rất lớn, tạo thành các bãi thải khổng lồ, ví dụ như bãi thải Đèo Nai tại
mỏ than Quảng Ninh có độ cao lên đến 200m, bãi thải Cao Sơn có độ cao tới
150m Với độ cao như trên, các bãi thải có độ dốc lớn, khi trời mưa hiện tượng sạt
lở đất đá là không thể tránh khỏi. Hoạt động khai thác sàng tuyển và đổ thải đất đá
tạo ra lượng lớn nước thải kèm theo lượng dầu mỡ từ các phương tiện vận chuyển
đổ thải vào môi trường đất từ đó gây ô nhiễm về mặt lý hóa đất. Các tác nhân gây ô
nhiễm như kim loại nặng có khả năng tích lũy trong đất gây ô nhiễm môi trường
đất. Hoạt động khai thác khoáng sản dẫn đến làm giảm diện tích đất nông nghiệp,
ảnh hưởng đến khả năng canh tác, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng [4].
Có thể nói hoạt động khai khoáng có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường đất tại khu vực mỏ và xung quanh. Quá trình khai thác, bốc xúc lượng
lớn đất đá thải đã làm suy giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, gây ô nhiễm hóa
lý đất, làm giảm khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất. Bên cạnh đó
một số tác nhân gây ô nhiễm như kim loại nặng có khả năng tích lũy trong đất, qua
đó ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe con người.

7
1.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường nước
Những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phát triển
một cách nhanh chóng đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt
gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước.
Trong quá trình khai thác khoáng sản, nước được sử dụng với khối lượng lớn
cho hầu hết các công đoạn sản xuất. Quá trình tuyển quặng, tháo khô mỏ, đổ
thải, đã gây ra những tác động tiêu cực tới nguồn thủy vực xung quanh khai
trường, làm thay đổi địa hình, thay đổi dòng chảy mặt, thay đổi thành phần tính chất
hóa học của nước.
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường
bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ thải lại làm địa hình bãi thải được nâng cao.
Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của

dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu nước, thoát nước, hướng và vận
tốc dòng chảy mặt, chế độ thủy văn các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, Sự
tích tụ chất rắn do tuyển rửa quặng trong các hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm
thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước
vfa làm suy giảm công năng của các công trình thủy lợi nằm liền kề với các khu vực
khai thác mỏ [4].
Trong quá trình khai thác lộ thiên sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm
mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải
thường xuyên bơm tháo khô nước ở moong, từ đó sẽ hình thành các phễu hạ thấp
mực nước dưới đất với độ sâu mực từ vài chục đến vài trăm mét và có bán kính
phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô (thất thoát) nước của các công trình
chứa nước phía trên mặt như ao hồ xung quanh khu mỏ. Chẳng hạn như tại khu mỏ
thiếc Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), tổng lượng nước thải công nghiệp gồm bùn
cát và nước khoảng 200 m
3
/ngày.đêm được xả ra các hồ quặng đuôi với tổng dung
tích trên 7.400 m
3
. Các hồ lắng này đã làm tăng đáng kể diện tích mặt nước, thay
đổi chế độ thủy văn của suối gần đó. Sau một thời gian đổ thải, hầu hết các hồ (các
ngăn của hồ quặng đuôi) và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bùn cát. Đáy hồ cao hơn
cốt tự nhiên từ 5 – 10m đã làm thay đổi dung tích, lưu lượng và hướng dòng chảy tự
nhiên. Các hồ và suối trước đây là nguồn cấp nước sản xuất nông nghiệp thì hiện
nay hoàn toàn không thể sử dụng được.

8
Ở các mỏ thiếc, đá quý miền tây Nghệ An, do quá trình đào bới và đổ thải, các
khe Bản Soi, Khe Mồng, Tổng Huốc – là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu
vực, bị xói lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra
giảm vụ, giảm năng xuất cây trồng của bà con nhân dân trong vùng. Khe Nậm Tôn

bị đục và bị ô nhiễm trên chiều dài hơn 20km, diện tích lưu vực lên đến 280ha. Ở
Cổ Định – Thanh Hóa, trước khi khai thác quặng Crom, vùng này có trữ lượng
nước mặt tương đối lớn, hiện nay, diện mạo mạng lưới thủy văn của khu vực thay
đổi hẳn. Các hồ, suối tự nhiên bị bồi lấp, làm giảm đáng kể khả năng tiêu thoát lũ
của khu vực, nhiều moong khai thác quặng trở thành hồ nước mặt.
Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước, những tác động hóa
học đối với nguồn nước cũng rất đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc đất đá chứa quặng khi
tiến hành đào bới, khoan nổ mìn sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan, rửa lũa các thành
phần có trong quặng và đất đá. Quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn
nước, chất thải rắn, bụi thải không được thu gom xử lý chặt chẽ sẽ tham gia vào
thành phần nước mưa, là những tác động hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và
thành phần hóa học của các nguồn nước xugn quanh các khu mỏ. Mức độ ô nhiễm
hóa học các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân quặng,
thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng, phương pháp và trình
độ công nghệ khai thác chế biến quặng, biện pháp quản lý và xử lý chất thải. Nước
ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất
hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ, cao hơn so với nước mặt và nước biển đối chứng
và cao hơn QCVN từ 1 đến 3 lần. Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính
của ô nhiễm hóa học nước đục bởi chất rắn lơ lửng, có chứa hàm lượng cao các ion
sắt, chì và thiếc.
Việc khai thác và tuyển vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, CN
-
, ngoài
ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh như asen, antimoan, các loại quặng
sunfua có thể bị rửa lũa và hòa tan vào trong nước. Vì vậy ô nhiễm hóa học do khai
thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với các nguồn nước. Tại
những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét và một số kim loại nặng,
các hợp chất độc như CN
-
, Hg, As, Pb, mà nguyên nhân chính là do nước thải,

chất thải rắn không được xử lý đổ thải bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển.

9
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về ảnh hƣởng của khai khoáng
đến môi trƣờng đất và nƣớc
1.3.1. Các nghiên cứu trên Thế giới về ảnh hưởng của khai khoáng đến môi
trường đất và nước
Vỏ trái đất có phần lục địa chiếm khoảng 50% khối lượng toàn bộ của vỏ trái
đất tương đương với 2,9% khối lượng của trái đất. Phần lớn vỏ trái đất được cấu tạo
bởi các nham thạch bị nóng chảy, nguội dần và kết tinh, tạo thành các mỏ khoáng
sản trên Thế giới. Từ xa xưa đến ngày nay, con người đã biết khai thác và chế biến
các loại khoáng sản này phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống cũng như phát triển nền
kinh tế. Những lợi ích to lớn từ quá trình khai thác và chế biến khoáng sản là không
thể phủ nhận, nhưng tồn tại song song với nó là quá trình cạn kiệt tài nguyên và suy
thoái môi trường nghiêm trọng. Trên Thế giới đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức như:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Cục Bảo vệ môi trường
Mỹ (US EPA), các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn đã tiến hành nghiên
cứu, đánh giá ảnh hưởng của chất thải trong ngành khai khoáng đến môi trường
cũng như sức khỏe con nguời một cách rất bài bản và đưa ra các kết quả, kết luận
sâu sắc. Trong số đó có kết quả nghiên cứu của Viện BlackSmith (BlackSmith
Institute), NewYork, Hoa Kỳ, Viện này đã có hàng loạt các dự án nghiên cứu về
hiện trạng chất lượng môi trường đất và nước xung quanh các khu vực mỏ khai
khoáng lớn trên Thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ (công nghệ và tài chính)
nhằm giảm thiểu suy thoái, nâng cao chất lượng môi trường tại các khu vực này.
Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau [4] [19].
- Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác
động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống
mỗi năm.
- Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy
Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh

Bengal. Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế
giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và
đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản phía thượng lưu. Các nghiên cứu cũng
phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông tại khu vực khai thác khoáng sản

10
khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-
200ppm) và nickel (10-130ppm).
- Khu vực mỏ chì Kabwe, Zambia: Kể từ khi phát hiện ra mỏ chì ở đây năm
1902, môi trường đã bị huỷ hoại nghiêm trọng khi người ta chỉ chú trọng đến việc
khai thác khoáng sản. Hàm lượng chì phân tích trong đất trồng trọt tại khu vực mỏ
cao gấp từ 50 đến 100 lần (so với tiêu chuẩn của WHO). Cư dân ở Kabwe đã và
đang phải đối mặt với mối đe doạ ngộ độc chì nhiều thập kỷ qua. Kết quả xét
nghiệm máu cho thấy trẻ em ở đây mang trong người nồng độ chì vượt quá giới hạn
gấp 10 – 50 lần bình thường và có thể dẫn đến tai biến hoặc tử vong bất cứ lúc nào.
- Tại mỏ than của công ty Massey Energy, Bang Virginia, Hoa Kỳ, nhóm
nghiên cứu đã đo được giá trị TSS trong nước sông tại khu vực gần đó cao gấp từ
500 đến 1500 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng bùn than tại đáy sông cao 9 m trong
tổng độ sâu trung bình của sông là 12m [20].
- Tại mỏ vàng Congyong, huyện Sansay, tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào,
nhóm nghiên cứu của Viện BackSmith cùng các chuyên gia của Hội Khoáng sản ,
Tổng hội địa chất Việt Nam đã đo được nồng độ Cianua (CN
-
) trong mẫu nước mặt
và mẫu đất cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Như vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên Thế giới (đặc biệt là
các nước đang phát triển và kém phát triển), hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản cũng đã để lại nhiều hậu quả môi trường, gây suy thoái môi trường, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của khai khoáng đến môi

trường đất và nước
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản đến môi trường đất, nước đã được tiến hành khá nhiều với các quy
mô lớn nhỏ khác nhau, thuộc các chương trình dự án hoặc các nghiên cứu trong các
đề tài, chuyên đề.
Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
- Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát triển
ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
cho thấy các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đoàn
Công nghiệp than và Khoáng sản đã được đặt ra cấp thiết.

11
Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai thác than từng năm. Dựa
trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của
các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ (năm 2009) là
38.914.075m
3
. Con số này chưa phản ánh đầy đủ, vì chưa ai tính được lượng nước
rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Đối với hai thông số điển hình tác động đến môi trường
của nước thải mỏ là độ pH và cặn lơ lưởng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong
đó độ pH dao động từ 3,1 đến 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho
phép từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ
thống sông, suối, hồ vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy
giảm chất lượng nước. Đặc biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích lũy, cộng với
tác động của nạn khai thác than trái phép trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng một
số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đã bị chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng nước
phục vụ nông nghiệp [2].
Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai trường trên địa bàn các
tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các mỏ thường
chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai thác mỏ Cọc Sáu,

Cao Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh…đều có hàm lượng chất lơ lửng cao
hơn qui chuẩn. Hầu như nước thải tại các mỏ than đều bị ô nhiễm mangan, vượt
quá qui chuẩn cho phép.
- Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo
đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” của Viện Công
nghệ môi trường và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (năm 2010): Kết quả phân
tích từ các mỏ than núi Hồng (xã Yên Lãng), mỏ thiếc (xã Hà Thượng, huyện Đại
Từ), mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì, kẽm làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
cho thấy tất cả các mỏ này đều là điểm nóng về ô nhiễm, điển hình là mỏ thiếc xã
Hà Thượng và mỏ than núi Hồng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng, với hàm lượng
asen trong đất gấp 17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, thậm chí có nơi
hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định. Bên cạnh
đó, mỏ kẽm, chì làng Hích cũng có hàm lượng chì gấp 186 lần tiêu chuẩn và 49 lần
đối với kẽm. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cả nước có khoảng 5.000 mỏ và
điểm quặng, trong đó có khoảng 1.000 mỏ đang được tổ chức khai thác và đều là
những điểm ô nhiễm kim loại đáng báo động [16].

12
1.4. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, có 156 mỏ đã được cấp phép khai
thác. Theo số liệu thu thập của dự án, các khoáng sản đang được khai thác tại Thái
Nguyên chủ yếu theo phương pháp lộ thiên áp dụng hình thức khấu dần hoặc bóc
tầng theo các moong. Có một vài mỏ áp dụng phương pháp khai thác hầm lò để khai
thác khoáng sản như mỏ than Gốc Thông, mỏ than Làng Bún, mỏ barit Lục Ba, các
mỏ chì - kẽm như: Làng Hích, Trong công nghệ khai thác khoáng sản có các khâu
phá vỡ đất đá, xúc bốc đất đá phủ và khoáng sản, vận chuyển đến bãi tập kết và về
cơ sở chế biến, nghiền tuyển và chế biến khoáng sản trước khi đi tiêu thụ [2].
Hiện trạng khai thác và chế biến của các nhóm mỏ được như sau:
1.4.1. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản nhiên liệu
Hiện nay các mỏ than trên địa bàn Thái Nguyên đang được các doanh nghiệp

khai thác của Trung ương (thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam -TKV)
và của địa phương khai thác. Các mỏ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên và các huyện Đại Từ, Phú Lương do các đơn vị thuộc Công ty TNHH
một thành viên công nghiệp mỏ Việt Bắc và Công ty Gang thép Thái Nguyên khai
thác, ngoài ra còn một số mỏ nhỏ lẻ được các công ty dân doanh khai thác. Trên địa
bàn Thái Nguyên có các mỏ đã được khai thác từ hàng chục năm nay với sản lượng
đáng kể như mỏ Làng Cẩm, Phấn Mễ, Khánh Hòa, Núi Hồng, Bá Sơn. Tổng sản
lượng của ngành khai thác than từ khoảng 500.000 tấn năm 2000 tăng lên khoảng
hơn 1.260.000 tấn/năm (năm 2009). Trừ than của mỏ than Làng Cẩm và Phấn Mễ
thuộc nhóm than mỡ có thể sử dụng để luyện cốc, phần lớn sản lượng than khai thác
được là than gầy (bán antracit) chỉ có thể sử dụng làm nguồn nhiên liệu cho các nhà
máy điện, xi măng, luyện kim và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và
các cơ sở công nghiệp khác. Ngoài ra than còn được làm chất đốt phục vụ cho nhu
cầu dân sinh. Nguồn than khai thác tại Thái Nguyên không những chỉ phục vụ cho
các nhu cầu trên địa bàn Thái Nguyên mà còn cung cấp cho cả các tỉnh lân cận như
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng [2].
Trên địa bàn Thái Nguyên, trừ một số cơ sở khai thác và chế biến của Trung
ương (các mỏ thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam hoặc Công ty cổ phần
gang thép Thái Nguyên) được cơ giới hóa đáng kể, các mỏ của các công ty dân doanh
thường có quy mô nhỏ, trang bị nghèo nàn và lạc hậu.

13
Các mỏ than lớn kể trên được khai thác theo phương pháp chủ yếu là lộ thiên
với các moong khai thác kéo dài hàng trăm mét và sâu từ vài chục đến > 100m.
Than được vận chuyển trong nội bộ mỏ bằng các xe trọng tải lớn (đến 60 tấn) như
Kamaz, Kraz, Huyndai. Sau khi sàng tuyển, than được vận chuyển đến các đơn vị
tiêu thụ bằng xe tải hoặc tàu hỏa. Công nghệ khai thác điển hình của một số mỏ
khoáng sản nhiên liệu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tóm tắt như sau:
+ Đối với các tầng đất phủ Đệ tứ có thể sử dụng máy xúc xúc trực tiếp không
cần nổ mìn. Đối với các tầng phía dưới tiến hành công tác khoan nổ mìn, sau đó đất

đá được máy xúc xúc lên ô tô vận chuyển ra các bãi thải. Hướng phát triển của công
tác bốc đất đá từ cao xuống thấp.
Với phương thức khai thác này, hầu hết các mỏ đều có diện tích bóc đất cũng
như bãi thải lớn nhất trong các loại hình khai thác khoáng sản của tỉnh. Trong đó có
các mỏ đã được khai thác trong nhiều năm tạo nên bãi thải khổng lồ như mỏ than
Khánh Hòa, Phấn Mễ, Bá Sơn
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các bãi thải lộ thiên và chưa có công tác
giảm thiểu tác hại đến môi trường như chưa phục hồi thảm thực vật, chưa có các bờ
chắn, đê kè chống sạt lở vững chắc, chưa có đường thoát nước tầng thải phù hợp.
Do đó các bãi thải tiềm ẩn mối đe doạ sạt lở, bồi lấp ruộng và sông suối khi mưa và
nguồn phát tán bụi trong thời tiết khô hanh.
1.4.2. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản kim loại
Các loại hình khoáng sản kim loại chủ yếu là sắt, mangan, titan, wonfram,
đồng, chì-kẽm, thiếc, thủy ngân, vàng, antimon. Quặng sắt là loại hình khoáng sản
được khai thác từ lâu với khối lượng lớn nên khối lượng bóc đất và đổ thải cũng
nhiều hơn so với các quặng kim loại khác. Trong đó mỏ có khối lượng bóc đất và
thải lớn nhất là mỏ Trại Cau, mỏ Sắt Hóa Trung, hoặc mỏ sắt Tiến Bộ đang bắt đầu
bóc đất chuẩn bị khai thác. Ngoài đất đá thải, các sản phẩm đuôi quặng từ các phân
xưởng tuyển- luyện của các nhà máy chế biến quặng cũng là một vấn đề cần được quan
tâm vì thường có chứa nhiều các tổ phần độc hại, đặc biệt là các hồ chứa bùn thải của
nhà máy tuyển của mỏ sắt Trại Cau hoặc mỏ chì kẽm Làng Hích [7] [16].
- Quặng titan tập trung tại khu vực xung quanh khối Núi Chúa (Phú Lương).
Hiện nay có 3 đơn vị đang khai thác quặng gốc tại khu Cây Châm. Quặng gốc sau

14
khi khai thác được nghiền tuyển để nâng cao hàm lượng và chủ yếu phục vụ cho
xuất khẩu [6].
- Quặng chì kẽm được khai thác chủ yếu bằng phương pháp hầm lò (Làng
Hích, Phú Đô). Do quặng chì kẽm thô thường có hàm lượng thấp nên hầu như toàn bộ
quặng thô đều được đưa về các xưởng nghiền, tuyển bằng hóa chất để nâng cao hàm

lượng, sau đó được đưa vào luyện thành bột kẽm, kẽm thỏi và chì thỏi [7].
- Quặng thiếc trên địa bàn Thái Nguyên đã được khai thác nhiều. Trước đây có xí
nghiệp thiếc Đại Từ khai thác quặng và luyện thiếc thỏi hàng năm khoảng vài chục tấn
nhưng những năm gần đây sản lượng giảm xuống còn không đáng kể. Một số mỏ mới
sắp được đưa vào khai thác tại khu vực Núi Pháo, La Bằng.
- Quặng vàng đang được khai thác tự phát tại nhiều nơi chủ yếu bằng phương
pháp thủ công. Chỉ có một điểm khai thác có quy mô công nghiệp tại Bản Ná (xã
Thần Sa, huyện Võ Nhai).
- Quặng đồng, antimon đã được cấp phép khai thác tại một số điểm nhưng
phần lớn vẫn chưa thực hiện khai thác.
Nhìn chung các mỏ khoáng sản kim loại trên địa bàn Thái Nguyên đều thuộc
loại vừa và nhỏ (trừ mỏ vonfram Núi Pháo), công nghệ khai thác đang được sử
dụng đều chưa hiệu quả vì phần lớn các trang thiết bị của các khâu nổ mìn, bốc xúc,
vận chuyển, nghiền tuyển và tinh luyện quặng đều lạc hậu. Điều đó dẫn đến tổn thất
tài nguyên và hiệu quả kinh tế kém.
1.4.3. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng chất công nghiệp
Các loại hình khoáng chất công nghiệp đang được khai thác ở Thái Nguyên
chủ yếu là barit, đôlomit.
+ Barit: trong số 7 mỏ barit, có mỏ Hồng Lê (Phú Lương) mới được cấp phép
khai thác chưa đi vào hoạt động; mỏ barit Lục Ba (Đại Từ) đang làm các công tác
chuẩn bị mở mỏ lại sau khi đã đóng cửa vài năm trước đây. Mỏ Khe Moong (Đồng
Hỷ) đã đi vào hoạt động đến đầu năm 2010 phải tạm dừng vì quy mô nhỏ, điều kiện
vận chuyển sản phẩm quá khó khăn.
+ Đolomit: So với các loại hình nguyên liệu khoáng khác, đolomit được khai
thác với khối lượng lớn hơn nhưng vẫn là quy mô nhỏ so với các địa phương khác.
Đolomit hiện đang được khai thác ở khu vực Làng Lai (Võ Nhai) với hai cơ sở khai
thác, trong đó mỏ đolomit của Công ty Việt Bắc (Bộ Quốc phòng) có sản lượng

×