Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

tìm hiểu về nghệ thuật dùng người của Bác nên em chọn đề tài tiểu luận Phép dùng người của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.67 KB, 20 trang )

NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
1

A. MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài
Trở về thập niên 40 của thế kỷ trước, thời điểm mà cuốn sách Đắc Nhân Tâm
(How to Win Friends and Influence People) được xuất bản lần đầu tiên năm 1936.
Khi ấy, quyển sách đã bán được 15 triệu bản trên khắp thế giới, là tựa sách thuộc
hàng best-sellers của New York Times suốt hơn 10 năm. Cùng thời gian đó, đất
nước ta đang trong giai đoạn trường kz kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược. Tiêu biểu như: Phong trào Đông Dương Đại hội (8-1936), phong trào “đón
rước” Gô Đa và toàn quyền Đông Dương Bơrivie (1937), cuộc Mít-tinh ngày 1-5-
1938,… Các phong trào dân chủ nổi lên tạo tiền đề cho CMT8 thành công. Qua
cao trào, uy tín của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, CNMLN và
đường lối của ĐCSVN được phổ biến rộng rãi, xây dựng được đội quân đông đảo.
Điều đó cho thấy được tài lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Và sâu xa hơn, ta có thể thấy được cái tài của Bác trong cách dùng người.
Trở lại với quyển sách Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie. Nội dung của
quyển sách nói về cách làm vừa lòng người, thu phục họ từ hành động, lời nói
(Đắc Nhân Tâm có nghĩa là “được lòng người”). Những độc giả của Đắc Nhân Tâm
này phần đông đều cho rằng: đây là một quyển sách thuộc hàng hay nhất mọi
thời đại. Từ những nhà lãnh đạo đến những người bán hàng, nếu nắm vững các
nguyên tắc trong quyển sách là có thể chạm một tay đến thành công trong nghệ
thuật thu phục lòng người. Mà suy cho cùng, thì thu phục lòng người chỉ là một
trong các bước tiến đến thành công trong việc dùng người. Ta đã từng biết đến
tài dùng người của Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lincoln, Hitler, hay của Bill Gates,
Steve Jobs, họ đều là những cái tên mỗi khi nhắc đến ta đều gật đầu thán phục.
Tuy nhiên, ít ai lại nhớ và nhắc đến Bác Hồ. Chúng ta thường như vậy, luôn tìm


kiếm ở xa nơi chân trời, còn ngay trước mắt thì không để { đến. Thật vậy, nếu
như ta từng ca tụng và thán phục trước những bậc vĩ nhân kia thì ta sẽ càng thán
phục hơn trước phép dùng người của Bác. Vì chính tài dùng người và trên cả là sự
hi sinh cho một nền độc lập dân tộc mới là điều mà chúng ta cần tìm hiểu và học
tập. Thiết nghĩ, không cần phải có một khoá đào tạo hay một lớp kỹ năng do một
diễn giả nước ngoài hoặc một doanh nhân thành đạt nào đó thuyết giảng mà định
giá buổi đó lên vài ngàn USD, chỉ cần một lớp hoặc một chương trình, hay một
buổi toạ đàm nói về “Phép dùng người của Hồ Chí Minh” là đủ, thậm chí còn giá
trị hơn nhiều lần.
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
2

Cũng chính vì sự cần thiết của việc nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật dùng
người của Bác nên em chọn đề tài tiểu luận:
“Phép dùng người của Hồ Chí Minh”
Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế và kỹ năng trình bày cũng như ngôn từ
còn mắc khuyết điểm, mặt khác, việc tổng hợp và kiểm chứng, chọn lọc tài liệu
mất nhiều thời gian do đó không thể tránh khỏi nhầm lẫn. Bên cạnh đó, phần đặt
vấn đề cũng như đưa ra lập luận, phân tích và kết luận là xuất phát từ cá nhân em
vì vậy có thể vấp phải sai sót do thiếu khách quan. Rất mong nhận được sự góp ý
chân thành của thầy.



















NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
3

B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
- Con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và
của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú.
Người đã nêu: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người".
- Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản
thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách
cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức
cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị
đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất

nước" và "người cùng khổ".
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự
nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của
"cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng
giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người,
tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính
là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất
phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến
hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn
tin ở dân, hết lòng thương yêu, qu{ trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức
mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách
mạng của Người đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết
định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.



NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
4

2. Dùng người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 “Vô luận việc gì đều do người làm ra”
Với Hồ Chí Minh, nhân dân, con người không bao giờ là phương tiện của
các nhà chính trị mà ngược lại nhà chính trị, đảng chính trị… phải nhất quán

trong nhận thức và hành động rằng nhân dân là người chủ sở hữu của quyền
lực chính trị, con người vừa là mục đích vừa là động lực và sức mạnh của mọi
sự nghiệp chính trị. Hồ Chí Minh đã từng nói: nhiều khi đường lối, chính sách
đúng nhưng hoặc chưa làm được, hoặc làm được nửa chừng rồi lại nguội, vì
chúng ta quên một lẽ rất giản đơn dễ hiểu, tức là vô luận việc gì đều do người
làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả. Công việc Đảng, Nhà nước
bao gồm nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức tốt để thi
hành công vụ. Từ quan niệm “vô luận việc gì đều do người làm ra”, Hồ Chí
Minh kết luận: có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. muốn việc thành công hoặc
thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém.

2.2 Dùng người vì chính lợi ích của mọi người
Động cơ thôi thúc Hồ Chí Minh là tiến hành sự nghiệp vĩ đại: giải phóng dân
tộc, xã hội, con người, trong đó độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho
đồng bào; làm cho mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành. Chính động cơ ấy đã trở thành triết lý nhân sinh, thành sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ chính sách dùng người của Hồ Chí Minh. Động cơ mang tính l{
tưởng, khắc đậm chủ nghĩa nhân văn Hồ Chi Minh đã gặp gỡ những mong mỏi
và lợi ích đời thường của mọi người lao khổ. Ý chí của Lãnh tụ với mong mỏi
của đại đa số quần chúng trở nên đồng thuận một cách tự nhiên. Mọi người
tập hợp dưới ngọn cờ của Lãnh tụ, phấn khởi tự hào được là lính Cụ Hồ, tuân
theo sự điều khiển của Lãnh tụ: “Bác bảo đi là đi”, bởi họ tin rằng: “Bác bảo
thắng là thắng”.

2.3 Yêu người, kính cẩn, thành tín và khoan dung
Các Mác từng nói: muốn mọi người đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử
với mọi người như vậy. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới UBND các cấp phê phán thói kiêu
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh


NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
5

ngạo, tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh dân
gian, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên; không biết rằng, thái
độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính
phủ. Người căn dặn cán bộ, công chức các cấp: việc gì hại đến dân, ta phải hết
sức tránh. Chúng ta yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Hồ Chí Minh
là ngọn cờ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân; Người không những có sức cảm
hoá, thu phục được những người cùng chí hướng, những tầng lớp, giai cấp
cách mạng và những người có cảm tình với cách mạng mà còn cả những người
không cùng chính kiến, quan điểm, thậm chí cả kẻ thù của mình. Sở dĩ như vậy
là bởi vì, ở Người luôn toát lên sự thẳng thắn, trung thực, tôn trọng lẽ phải,
tôn trọng con người và luôn ứng xử với “lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ”,
luôn luôn giải quyết công việc “có lý, có tình”, xuất phát từ đời sống hiện thực.

2.4 Hiểu mình và hiểu người
Xưa nay các vĩ nhân làm nên sự nghiệp lớn đều có chung một tư tưởng:
“biết mình, biết người”, “biết địch, biết ta”. Biết, chính là bí quyết của sự
thành công” Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số căn bệnh cơ bản làm cho người cán
bộ không tự biết được mình. Đó là, cậy thế kiêu ngạo, ưa người phỉnh nịnh
mình,tư túi, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, giáo điều. Người cán bộ lãnh
đạo, quản lý mắc những bệnh tật ấy, thì không hiểu được chính cái mạnh, cái
yếu của mình do vậy không thể hiểu được người khác, tựa như mắt đã mang
kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông.
Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước
hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách
xem xét cán bộ càng đúng Trên cơ sở tự hiểu mình, cần phải có phương pháp
xem xét để hiểu cán bộ một cách thấu đáo, “không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ

xét một lúc, một việc” mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ”.

2.5 Phải khéo dùng người
Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người cán bộ lãnh đạo cần
phải: một là, mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một
cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi. Hai
là, phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa.
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
6

Ba là, phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn
kém, giúp cho họ tiến bộ. Bốn là, phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao
vây, mà cách xa cán bộ tốt. Năm là, phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng
chí mới vui lòng gần gũi mình. Khéo dùng cán bộ xuất phát từ việc tập hợp
được sức lực và tài năng của mọi người vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung.
Nếu dùng cán bộ mà để họ hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc cộng
tác không hợp, chắc không thành công được. Vì vậy, muốn cán bộ làm được
việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc, phải thực hành
những việc sau: làm cho người cán bộ mạnh dạn dám nghĩ, dám nói, dám đề
xuất ý kiến; làm cho cán bộ có tinh thần chủ động, dám phụ trách (làm chủ)
trong công việc. Phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ.

2.6 Phải nuôi dạy cán bộ
Muốn có cán bộ tốt, thì cơ quan lãnh đạo, quản lý phải nuôi dạy cán bộ như
người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Muốn dùng người thì phải
quan tâm săn sóc, giúp đỡ, nghĩa là phải “nâng cao” người cán bộ, cả về đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, làm cho người cán bộ ngày càng “lớn lên”

cùng với sự nghiệp cách mạng. Phải thường xuyên huấn luyện cán bộ để bất
cứ cán bộ nào cũng đều “vững về chính trị, giỏi về chuyên môn”.

2.7 Phải đổi mới và đan xen các thế hệ cán bộ
Mỗi thế hệ cán bộ sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể
khác nhau, mỗi người đều có những sở trường và sở đoản, cái mạnh và cái yếu
nhất định, tuyệt nhiên không ai giống ai. Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy cái
giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế, bổ sung cho tổ chức
những lớp người mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những
yêu cầu mới. Theo Người, cần cán bộ già, đồng thời rất cần nhiều cán bộ trẻ;
công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt
đồng chí trẻ, mặt khác, đảng viên già phải cố gắng mà học. Việc đổi mới cán bộ
phải rất khách quan, công minh, cần lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ;
phải tổng kết từ phong trào thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, những
cán bộ trẻ có đức, có tài để trao nhiệm vụ cho họ. Mặt khác cũng cần tạo điều
kiện cho số cán bộ lớn tuổi, đã công tác quá lâu trong các văn phòng có điều
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
7

kiện thâm nhập thực tế để khỏi lạc hậu với thực tế Vấn đề luân chuyển cán bộ
hiện nay là một chủ trương đúng phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.8 Vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho cán bộ, giúp họ sửa chữa sai lầm,
khuyết điểm
Hồ Chí Minh cho rằng: ai cũng có lòng tự trọng, tự tin; không có lòng tự
trọng, tự tin là vô dụng. Vì vậy phải xem xét kỹ trước khi cất nhắc; giúp đỡ, vun
trồng, khuyên gắng, khích lệ lòng tự tin, tự trọng; kiểm tra, uốn nắn thường

xuyên không để “tích tiểu thành đại”. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa
chữa ngay, để vun trồng các thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ.
Đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ. Làm thế
không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng
sức. Phải vun đắp chí khí của họ, để đi đến chỗ “bại cũng không nản, thắng
cũng không kiêu”.

2.9 Gương mẫu
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạng đến vai trò của cán bộ cấp trên. Người đã
nhiều lần nhắc nhở đảng viên, cán bộ cấp trên phải làm mực thước cho cán bộ
cấp dưới và người ngoài Đảng. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nếu cán bộ
cấp trên không gương mẫu thì làm sao có thể bảo ban, hướng dẫn được cấp
dưới, làm sao duy trì được kỷ luật Đảng và trật tự kỷ cương phép nước. Hồ Chí
Minh đã kịch liệt phê phán thói nể nang, bênh che cho nhau. Người đòi hỏi
người cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ rằng mình làm cách mạng là để phục vụ
nhân dân, phải luôn ghi tạc trong lòng: lo toan công việc chung trước mọi
người, hưởng thụ sau mọi người. Chỉ có như vậy mới thu phục, cảm hoá giáo
dục được cấp dưới và mọi người.

2.10 Đổi mới cách lãnh đạo để dùng người
Vì việc mà dùng người. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn
đổi mới, phát triển. Do đó, phải không ngừng đổi mới cách lãnh đạo để dùng
người. Để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng. Điều đó có nghĩa là
“người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu”, “một giây, một phút
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
8


không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng”, “phải biết lắng nghe ý
kiến của những người không quan trọng”. “Hiểu thấu”, “biết lắng nghe”, học
hỏi quần chúng, nâng cao nhân dân, “đưa chính trị vào giữa dân gian” đã hợp
thành một hệ giá trị của văn hoá chính trị và là vấn đề hàng đầu của đổi mới
cách lãnh đạo. Nhân dân phải là người được tham gia vào quá trình ra quyết
định. Theo Hồ Chí Minh, người ra quyết định thường chỉ “phán từ trên xuống”,
còn người thi hành quyết định lại chỉ “nhìn từ dưới lên”. Cả hai đều có hạn chế.
“Vì vậy, muốn giải quyết vấn để cho đúng, ắt phải hợp kinh nghiệm cả hai bên
lại”. Kiểm soát là điều bắt buộc của lãnh đạo, muốn chống bệnh quan liêu,
bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không; muốn biết ai
ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Việc kiểm
soát phải có hệ thống, thường xuyên. Người đi kiểm soát phải là những người
“có uy tín”, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”, phải kiểm soát bằng hai cách, từ
trên xuống và từ dưới lên, “tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm
của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sự sai lầm đó”.
2.11 Chọn người “thực tài - thực đức”
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đất nước ta đứng trước tình thế nghìn cân
treo sợi tóc. Trong tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đoàn kết, đại
đoàn kết vì lợi ích tối cao của dân tộc, của Tổ quốc và những người “thực tài –
thực đức” hơn bao giờ hãy hăng hái tham gia công cuộc xây dựng đất nước.
Chính quyền nhân dân vừa kháng chiến, vừa phải đối phó với âm mưu bạo loạn,
lật đổ của “thù trong – giặc ngoài”. Vấn đề giữ vững độc lập dân tộc trở nên vô
cùng cấp bách.
Một đặc điểm nổi bật trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ thời kz này là chủ
tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm xây dựng một bộ máy vừa có những người cộng
sản, vừa có những người yêu nước khác.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào 3 điểm để chọn
người tài – đức: một là, đặt quyền lợi quốc gia cao trên tất cả.

Hai là, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng

nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
9


Ba là, phải nhìn vào thực chất con người, thực tài, thực đức. Bác nói: “Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.”

2.12 Đăng thông báo tìm người tài
Theo các nhà nghiên cứu, Hồ Chí Minh có lẽ là người lãnh đạo duy nhất trên
thế giới đăng thông báo tuyển người tài cho đất nước. Thông báo “Tìm người tài
đức” k{ tên “Chủ tịch Chính phủ Việt Nam-Hồ Chí Minh” đăng trên báo Cứu
Quốc” ngày 20/11/1946.

Nội dung bản thông báo như sau:

“Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu
đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức.

E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức
không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương
phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích

nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.

Báo cáo phải nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của
người đó.

Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ.

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam

Hồ Chí Minh"

Năm 1946, khi nghe tin thủ tướng chính quyền Sài Gòn, Nguyễn Văn Thinh tự vẫn,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ lòng thương tiếc một người tài năng đã đi lầm đường.
Người viết: “Việc ông mất đi khiến cho Việt Nam mất đi một vị bác sĩ tài năng, cần
cho công cuộc kiến thiết nước nhà”.

2.13 Ban cố vấn nhiều thành phần
Sau 1945, khi chính quyền mới được thành lập, để tập hợp nhân tài, Hồ Chí
Minh đề nghị cử ra một Ban cố vấn cho Chủ tịch gồm 10 người, trong đó có
những nhân vật rất đặc biệt.
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
10

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, Bảo Đại làm cố vấn
tối cao cho chính phủ.

Rất xúc động về việc này, Bảo Đại đã viết thư về cho mẹ là bà Từ Cung: “Cụ Hồ

tốt lắm! Con ra đây được Cụ Hồ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả (tức mẹ) cứ
yên tâm. Không phải lo chi cho con cả”.

Việc mời một người hoàng tộc làm cố vấn cho chính quyền đã ảnh hưởng đến
nhiều người trong hoàng tộc hăng hái tham gia việc nước.

Ban cố vấn có cụ Bùi Bằng Đoàn vốn là một thượng thư trong triều đình Huế.
Cụ Bùi Bằng Đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một bậc đại thần “triều ẩn lập
thân hành thiện”, làm quan lớn trong chế độ cũ nhưng một lòng thanh liêm, yêu
nước thương dân.

Khi đọc được bức thư “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên
báo Cứu quốc (1946), với niềm hạnh phúc của một người “làm quan từ thuở ngoài
hai mươi tuổi của cái thời nước mất, ngoại bang đô hộ; hơn ba mươi năm ở ghế
quan trường dưới ba đời vua “An Nam” giờ đã được nhìn thấy đất nước độc lập, tự
do, cụ đã đồng ý ra "giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi, trừ hại cho nước nhà
dân tộc”.

Cụ tham gia Quốc hội với tư cách đại biểu Hà Đông và được bầu làm Trưởng
ban thường vụ Quốc hội tại kz họp thứ hai Quốc hội khóa I ngày 9/11/1946.

Bác Hồ không những động viên cụ Bùi tham mưu việc nước mà còn là một
người bạn thơ rất thân thiết của cụ Bùi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã được Hồ Chí Minh cảm hoá tham gia mặt trận
Việt Minh và trở thành một trong những nhân tố tích cực của Cách mạng Tháng 8.
Với tài năng và nhiệt huyết cách mạng, tại cuộc Tổng tuyển cử năm 1946, Nguyễn
Văn Luyện được chọn là 1 trong 6 vị đại biểu quốc hội đầu tiên của Hà Nội (gồm Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Trần Duy Hưng, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Văn Đức
và Nguyễn Thị Thục Viên). Năm 1946, ông được bầu làm Uỷ viên Ban thường trực

quốc hội.

Ngô Tử Hạ được coi là ông chủ nhà in đầu tiên có tấm lòng yêu nước, ghét
Tây. Ông thường giao hảo với những chí sĩ có lòng yêu nước như cụ Huznh Thúc
Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Bùi Bằng Đoàn. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành
công, Ngô Tử Hạ tích cực tham gia phong trào Bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát động và trở thành cố vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Quốc hội bầu là
ủy viên Ban thường trực của Quốc hội khóa I nước VNDCCH và là đại biểu cao tuổi
nhất.
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
11


Các nhà nho như cụ Huznh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Văn Tố cũng được Chủ
tịch Hồ Chí Minh mời tham gia giúp nước. Và còn biết bao nhà trí thức nữa được Hồ
Chí Minh thu phục nhân tâm, đã tự nguyện dốc hết tâm trí của mình cho sự nghiệp
cứu nước.




















NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
12

II. THỰC TẾ HIỆN NAY
1. Cách dùng người của các công ty quốc tế
MOTOROLA với “5 chữ E”
1. Envision (nhìn xa trông rộng): Có sự hiểu biết về tương lai phát triển của khoa học
kỹ thuật của công ty, có mơ ước đối với tương lai.
2. Energy (sức sống): Cần có sức sáng tạo, khả năng thích ứng với sự thay đổi một
cách linh hoạt; có sức tập hợp, dẫn dắt đồng đội cùng tiến bộ.
3. Execution (năng lực hành động): Không thể chỉ nói mà không làm, cần hành động
nhanh chóng, có bước đi, có thứ tự, có tính hệ thống.
4. Edge (quyết đoán): Có khả năng quyết đoán, đúng sai rõ ràng. Dám đưa ra những
quyết định đúng đắn.
5. Ethics (phẩm chất đạo đức): Phẩm hạnh đoan chính, thành thực, đáng tin cậy, tôn
trọng người khác, có tinh thần hợp tác. Đây không những là tiêu chuẩn để công ty
tuyển chọn đề bạt nhân tài chuyên môn và nhân tài lãnh đạo, mà còn là tiêu chuẩn
để công ty vận dụng khi tiến hành bồi dưỡng và đánh giá thành tích hiệu quả hàng

năm.

SHELL với tố chất” Car”
Khi tuyển dụng người tài, công ty dầu lửa nổi tiếng thế giới Shell luôn đặt tiêu
chí “Có tầm nhìn và hướng phát triển cho tương lai” lên cao nhất. Đây là nội dung
chủ yếu trong định nghĩa “tố chất Car” mà Shell đang áp dụng trong việc tuyển chọn
nhân tài cho mình. Định nghĩa đó được giải thích như sau:
- Capacity (khả năng phân tích): Có thể nhanh chóng phân tích các số liệu và
đưa ra được những kết luận chính xác dựa trên những tài liệu hoặc tin tức chưa rõ
ràng hoặc chưa hoàn chỉnh. Có thể phân tích các tác động bên ngoài trực tiếp ảnh
hưởng đến công ty đồng thời trong bối cảnh phức tạp, không rõ ràng vẫn đưa ra
đựợc những phương án giải quyết hữu hiệu nhất đối với quyền lợi của công ty.
- Achievement (tính thành tựu): Luôn có mục tiêu cho bản thân mình và cho
người khác, làm việc một cách có hiệu quả, có khả năng xử l{ những vấn đề phát sinh
mà không thuộc chuyên môn của mình.
- Relation (tính quan hệ): Biết tôn trọng { kiến của người khác, là người chính
trực, trung thực, có khả năng gây ảnh hưởng tốt đến mọi người. Thẳng thắn, biết xây
dựng tốt mối quan hệ với các đối tác và đồng nghiệp.

IBM với “Thành tích cao”
Trong việc tuyển chọn những người có thành tích cao, công ty máy tính IBM đã đưa
ra những tiêu chuẩn sau:
- Win: Có lòng quyết tâm và chí tiến thủ
- Execution: Có khả năng làm việc vừa nhanh vừa tốt
- Team: Có tinh thần đồng đội

NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448

13

LUCENT với tiêu chuẩn “GROWS”
Khi tuyển dụng nhân tài và ứng viên cho công ty, tập đoàn viễn thông Lucent luôn đề
ra tiêu chuẩn rất đặc biệt mang tên” Grows”. Đây là năm chữ cái đầu trong yêu cầu
của công ty đối với các ứng viên. Đó là:
- G: Đại diện quan niệm tăng trưởng toàn cầu
- R: Đại diện cho kết quả công việc
- O: Đại diện cho việc chăm sóc khách hàng và cạnh tranh với đối thủ
- W: Đại diện cho việc mở rộng và phát triển việc kinh doanh của tập đoàn.
- S: Đại diện cho tốc độ

GE với tiêu chuẩn “Không câu nệ”
Công ty điện khí nổi tiếng thế giới GE – Mỹ có tiêu chuẩn chọn nhân tài rất “thông
thoáng”: không cần biết bạn đến từ quốc gia nào, đã từng học trường đại học nào,
chỉ cần có năng lực để hoàn thành công việc là có thể được nhận. Tại GE, những nhân
viên trẻ tuổi luôn được tạo rất nhiều cơ hội để thế hiện và chứng tỏ năng lực của
mình.
Hiện nay tại GE, có hơn 30 giám đốc phòng ban khác nhau và đa phần trong số họ
đều đến từ các trường đại học không phải của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính họ cũng là
những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển thịnh vượng cho công ty đa quốc
gia giàu có này.

2. Phép dùng người của Bác ngày nay
Nhiều năm gần đây, công tác cán bộ của Đảng có nhiều đổi mới, thu được
những kết quả quan trọng. Song, việc đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Đây là vấn đề
luôn được Đảng ta quan tâm. Từ Đại hội V của Đảng, Báo cáo về công tác xây dựng
Đảng trình tại Đại hội đã mạnh dạn chỉ rõ: Công tác đề bạt cán bộ còn bị chi phối khá
nặng nề bởi quan điểm đánh giá và lựa chọn người theo lối cũ , chưa thật sự lấy
hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu của phẩm chất và năng lực. Đến Đại hội XI,

khẳng định những thành tích đạt được là cơ bản, Đảng cũng nêu rõ: Việc đổi mới
công tác cán bộ còn chậm ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Theo cách nói của Bác
Hồ thì đây là một khuyết điểm to. Để hiểu biết cán bộ, đánh giá đúng cán bộ, cần có
cách nhìn biện chứng, toàn diện, công tâm và khách quan. Con người không phải là
cái gì bất biến, mà thường xuyên chịu tác động từ những điều kiện, hoàn cảnh khách
quan. Bởi thế, việc xem xét, đánh giá cán bộ không nên chấp nhất. Một người cán bộ
trước đây có sai lầm, nhưng không vì thế mà sai lầm mãi, không trở thành người tốt
được; ngược lại có cán bộ chưa mắc sai lầm, nhưng không thể nói chắc chắn rằng họ
không bao giờ sai lầm. Với quan niệm như thế, Bác Hồ nhắc chúng ta, xem xét cán
bộ, không chỉ xem mặt ngoài, mà còn phải xem tính chất của họ; không chỉ xem một
việc, một lúc, mà phải xem tất cả mọi việc họ làm và quá trình công tác của họ. Xem
xét, hiểu biết cán bộ càng sâu sắc thì việc bố trí, sử dụng cán bộ càng hiệu quả.
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
14

2.1 Cất nhắc cán bộ một cách đúng đắn
Bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ luôn là việc nhạy cảm và không đơn giản. Phải nói
rằng, công tác cán bộ, trong đó có việc bổ nhiệm cán bộ ngày càng được thực hiện
công khai theo hướng mở rộng dân chủ trực tiếp; nguyên tắc, quy trình các bước
được thực hiện chặt chẽ, khoa học hơn. Song, vẫn còn tình trạng chạy chức, chạy
quyền, làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ và uy tín của Đảng. Tháng 10-
1947, khi viết Sửa đổi lối làm việc, Bác Hồ đã gọi những yếu kém trong việc cất nhắc,
dùng cán bộ là 'chứng bệnh'. Đó là ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu
bạn; ham dùng những kẻ nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực
Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh
đạo. Theo Bác, phải có gan cất nhắc cán bộ; cất nhắc cán bộ, phải vì công tác tài
năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Cất nhắc đúng cán bộ có đức, có

tài không chỉ vừa tăng nguồn lực lãnh đạo, mà còn tạo sự đồng thuận trong cơ quan,
thống nhất tư tưởng và việc làm, nâng cao hiệu quả công tác; nếu ngược lại sẽ gây
mâu thuẫn trong nội bộ, làm giảm ý chí phấn đấu của những người có trình độ, năng
lực. Bởi thế, khi cất nhắc cán bộ, phải xem xét rõ ràng: xem xét cách công tác, cách
sinh hoạt; chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc
làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không Phải biết ưu điểm của họ,
mà cũng phải biết khuyết điểm của họ - Bác căn dặn như vậy. Cất nhắc cán bộ không
đúng là khuyết điểm to của người lãnh đạo, chẳng những khuyết điểm với tổ chức,
mà còn là khuyết điểm với người được đề bạt, cất nhắc.

2.2 Khéo dùng cán bộ
Trên báo Cứu quốc, số 58, ngày 4-10-1945, khi nói về việc dùng nhân tài, với
bút danh Chiến Thắng, Bác viết: 'Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc
nhỏ, ai có năng lực về gì, ta đặt ngay vào việc ấy'. Nếu như biết rõ cán bộ để cất nhắc
một cách đúng mực, thì việc khéo dùng cán bộ lại là cả một nghệ thuật. Cái tài của
người nghệ sĩ là cảm nhận được cung bậc trên từng phím đàn mà gửi gắm tình cảm
của mình vào đó để tạo nên những âm thanh nói hộ trái tim mình. Còn người lãnh
đạo có hiểu rõ cán bộ của mình mới giao đúng người, đúng việc. Ở đời, không phải ai
cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, Bác nhắc nhở phải biết tùy tài mà dùng người.
Không được 'thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai
người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người thì hai người đều thành công'.
Mục đích của việc khéo dùng cán bộ là để khơi dậy tiềm năng { chí và năng lực làm
việc, tránh những hạn chế, yếu kém của mỗi người, cốt để thi hành đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, cần 'thả cho họ làm,
thả cho họ phụ trách', mới nhanh trưởng thành. Khi giao việc cho cán bộ phải bàn kỹ,
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
15


nói rõ nội dung yêu cầu và dành cho họ quyền tùy cơ ứng biến, sáng tạo trong cách
làm. Không miễn cưỡng trao việc mà họ không gánh nổi; 'không nên sớm ra lệnh này,
trưa đổi lệnh khác'. Song, cũng không phó mặc cho cán bộ mà thường xuyên kiểm
tra, động viên, khen ngợi việc làm tốt, uốn nắn, giúp cán bộ sửa chữa khuyết điểm
rút kinh nghiệm việc làm chưa tốt. 'Nếu để sai lầm và khuyết điểm trở nên to tát rồi
mới đem ra 'chỉnh' một lần, thế là 'đập' cán bộ. Cán bộ bị 'đập', mất cả lòng tin,
người hăng hái cũng hóa thành nản chí, từ nản chí đi đến vô dụng'. Khéo dùng cán
bộ, còn là biết cách 'khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra { kiến', kể cả việc góp {
cho cán bộ lãnh đạo, chỉ ra hạn chế, khuyết điểm của cấp trên. Đó là niềm tin đối với
cán bộ, là thể hiện sự dân chủ trong Đảng, cùng giúp nhau tiến bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ sâu sắc mà phong phú.
Noi gương Người, khắc ghi và làm theo những lời căn dặn ấy luôn là động lực thôi
thúc chúng ta trong công tác. Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng, mỗi cấp ủy và những người làm công tác cán bộ hơn bao giờ hết nhận thức
sâu sắc quan điểm cơ bản của Đảng đã nêu trong Nghị quyết Đại hội XI. Đó là tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục
những yếu kém trong từng khâu của công tác này. Đổi mới việc đánh giá và sử dụng
đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy
hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Kịp
thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ,
uy tín giảm sút. Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản l{, kết hợp các độ
tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển.












NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
16

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá chung
Những lời dạy của Người về cán bộ và công tác cán bộ còn { nghĩa thiết thực
cho mỗi cán bộ, đảng viên trong học tập, rèn luyện, cả trong công tác tuyển chọn, sử
dụng cán bộ và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất
nước ngày nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra 3 nút thắt trong quá trình
phát triển: Hạ tầng giao thông, thể chế kinh tế thị trường và nguồn nhân lực. Riêng
về nguồn nhân lực, một mặt chúng ta đang thiếu trầm trọng, nhưng mặt khác lại
đang lãng phí nguồn nhân lực không nhỏ, kể cả nguồn nhân lực có trình độ đại học.
Sự lãng phí thể hiện trong quy hoạch đào tạo, có những ngành đào tạo vượt yêu cầu,
không có chỗ để sử dụng, lãng phí do đánh giá không đúng năng lực nên bố trí công
việc không phù hợp. Nếu có một cơ chế sắp xếp lại thì nguồn nhân lực tuy cũng chưa
đủ, nhưng không thiếu đến mức như hiện tại, không cần đầu tư thêm cũng đã nâng
được hiệu quả đáng kể.
2. Đề xuất phương án
Thứ nhất, phải thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ. Hoạt động này phải được
tiến hành thường xuyên vì “mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những
nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra”(5). Đảng ta cũng
khẳng định việc đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất trong công tác cán bộ.
Trong đánh giá cán bộ, lấy hiệu quả công việc là thước đo chủ yếu. Đây là căn cứ để

thực hiện các nội dung khác của công tác cán bộ như bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,
luân chuyển cán bộ. Thông qua đánh giá cán bộ, Đảng ta tìm được những người tài
và bố trí họ vào những vị trí công tác xứng đáng để phát huy được năng lực, sở
trường của họ, đồng thời phát hiện những kẻ “hủ hoá”, những người thoái hoá biến
chất, nhất là những kẻ cơ hội về chính trị để loại bỏ ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà
nước.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận trong thời gian qua, việc đánh
giá cán bộ của Đảng còn làm chưa tốt, chưa đạt yêu cầu đề ra và vẫn là khâu yếu
nhất trong công tác cán bộ. Do đó, chúng ta chưa phát hiện được nhiều nhân tài và
cũng chưa tìm được hết những kẻ thoái hoá biến chất để đưa ra khỏi Đảng, làm
trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải thực hiện tốt công tác đánh giá
cán bộ, một khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và quan trọng hơn phải
phát hiện ra những người tài trong xã hội, “khéo dùng” họ vào các công việc có ích,
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
17

“không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe”, tạo môi trường công tác
thuận lợi để họ phát huy hết khả năng của mình, đóng góp nhiều nhất cho sự phát
triển của đất nước, để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo, chậm phát triển.
Thứ hai, phải kiên quyết chống bệnh hẹp hòi, chia rẽ, bè phái trong Đảng và
trong công tác cán bộ của Đảng. Một trong những nguyên nhân không sử dụng được
người tài là “bệnh hẹp hòi”. Nó là một kẻ địch đáng sợ cùng với các căn bệnh khác
như chủ quan, ích kỷ, cục bộ địa phương, bè phái và chia rẽ… phá hoại Đảng từ trong
phá ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân
tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên làm không nổi”. Còn bệnh bè phái
và chia rẽ cũng rất tác hại cho Đảng: “Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng

bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất
sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ”. Muốn sử dụng
được nhân tài thì phải ra sức chống các bệnh đó và phải chữa khỏi những bệnh đó.
Vì bệnh hẹp hòi mà cán bộ không muốn người khác hơn mình, không muốn sử
dụng những người tài hơn mình mà tìm cách “dìm” người ta xuống. Điều đó rất có
hại cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Ở những nơi có lãnh đạo mắc
bệnh hẹp hòi, người tài thấy mình không có “đất dụng võ”; họ nhạy cảm và dễ dàng
nhận thức ra vấn đề này. Thông thường là họ sẽ ra đi. Vì bệnh chia rẽ, bè phái mà nội
bộ mất đoàn kết, lục đục, phân chia thành các phe phái. Những người có “tài đức”
thật sự, họ là những người có lòng tự trọng, họ muốn làm việc để cống hiến cho sự
nghiệp cách mạng và cho l{ tưởng của mình. Ở môi trường công tác có nhiều mâu
thuẫn, bè phái, đố kị… người tài không muốn tham gia vào những cuộc đấu đá lẫn
nhau; họ ra đi và tìm một môi trường công tác tốt hơn, thuận lợi hơn. Như vậy, Đảng
và Nhà nước mất đi một nguồn nhân tài, một vốn quý cho sự nghiệp xây dựng đất
nước.
Những căn bệnh nêu trên có tác hại rất lớn đến cán bộ và công tác cán bộ của
Đảng và đều do chủ nghĩa cá nhân mà ra; muốn chiến thắng nó phải nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người cán bộ phải loại bỏ những căn
bệnh này mới là người cộng sản cách mạng chân chính và công tác cán bộ mới thật
sự lựa chọn được người tài cho Đảng.
Thứ ba, muốn trọng dụng nhân tài, phải sửa lại cách lãnh đạo.
Trong phong cách lãnh đạo của đội ngũ cán bộ vẫn còn tình trạng quan liêu,
cửa quyền, hách dịch, mất dân chủ là một nguyên nhân làm mất nhân tài. Muốn sử
dụng người tài phải quý trọng nhân cách của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, vì
“cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như
NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
18


thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài,
chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó cũng là
một căn bệnh của một Đảng cầm quyền. Người cộng sản khi đã có chính quyền dễ
mắc phải sự “kiêu ngạo cộng sản”; sự kiêu ngạo đó dẫn đến sự xa lánh của người có
tài. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc phải do chính quần chúng nhân dân
tạo nên, những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân dân.
Quyền lực của họ có được chính là quyền lực của nhân dân giao phó. Họ phải biết sử
dụng những quyền lực đó một cách hợp l{ để tìm và sử dụng được những người tài
trong nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách lãnh đạo dân chủ, gần dân, sát với nhân dân,
biết chăm lo đến lợi ích của nhân dân là cách lãnh đạo phát huy được sáng kiến của
người tài, là “chìa khoá vạn năng” để giải quyết mọi khó khăn trong công việc và
những người tài trong nhân dân cũng xuất hiện, cùng chúng ta xây dựng đất nước.
Đảng ta đã có Nghị quyết Trung ương bảy khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức, một
văn kiện quan trọng thể hiện sự quan tâm lựa chọn và sử dụng những người hiền tài
cho Đảng và cách mạng. Đội ngũ trí thức và những người có tài ngày càng được đánh
giá cao và được tạo điều kiện để phát huy khả năng của mình cống hiến cho đất
nước. Để phát huy được năng lực, sở trường của đội ngũ trí thức, phải đánh giá đúng
sự cống hiến, đóng góp của họ để từ đó có những biện pháp trọng dụng và phát triển
đội ngũ trí thức. Đội ngũ này cần được xác định như đầu tầu, mũi nhọn để thúc đẩy
tri thức và khoa học phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay, khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Những công lao, đóng góp của họ phải
được ghi nhận xứng đáng.
Trong công tác cán bộ, cần phải bố trí người tài vào những vị trí quan trọng để
họ phát huy hết khả năng của mình; đồng thời phải kiên quyết chống bệnh ích kỷ,
hẹp hòi, đố kỵ, kèn cựa lẫn nhau, phát hiện và đưa ra khỏi tổ chức những người mắc
phải căn bệnh đó. Có như vậy, công việc gốc của Đảng mới thực sự đạt hiệu quả,
nhất là đối với việc sử dụng nhân tài. Bên cạnh đó, người lãnh đạo quản lý phải biết
sửa mình rồi mới sửa người, phải làm việc với tác phong khoa học, dân chủ và đại

chúng, kiên quyết loại bỏ tác phong quan liêu, mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán vì nó
có hại cho cách mạng và không sử dụng được nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: tính xấu của một người chỉ có hại cho người đó nhưng tính xấu của người cán
bộ, đảng viên sẽ hại đến Đảng, đến nhân dân.


NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
19

C. KẾT LUẬN
Việc dùng người không chỉ phục vụ cho công việc mà góp phần rất to lớn trong
việc gìn giữ bộ máy chính quyền trong thời kz trứng nước, trước âm mưu “Cầm Hồ
diệt cộng” của kẻ thù.
Nhờ tư tưởng sáng suốt đó của Hồ Chủ tịch, được sự ủng hộ hết lòng của toàn
dân, chính quyền non trẻ của chúng ta đã tồn tại và ngày càng được củng cố, lớn
mạnh. Tư tưởng dùng người của Bác trong các giai đoạn tiếp theo tiếp tục được quán
triệt và phát huy để đội ngũ cán bộ của chúng ta cũng ngày càng trưởng thành, lớn
mạnh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đi xa nhưng những lời căn dặn của Người về
trọng dụng nhân tài vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta. Thực hiện những điều vô
cùng qu{ giá này là hành động thiết thực của chúng ta học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Người./.













NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh

NGUYỄN THÀNH LONG | 11510106448
20

MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề - Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………………….…2
B- NỘI DUNG
I. Lý luận chung ………………………………………………………………………………3
1. Quan điểm của HCM về con người …………………………………………………………………….3
2. Dùng người theo tư tưởng HCM ……………………………………4
II. Thực tế hiện nay………………………………………………………………………………… 12
1. Cách dùng người của các công ty quốc tế…………………………………………….…………… 12
2. Phép dùng người của Bác ngày nay…………………………………………………… …….…………8
III. Nhận xét – đánh giá……………………………………………………………….… 16
1. Đánh giá chung…………………………………………………………………………………… ….…16
2. Đề xuất giải pháp……………………………………………………………………………………… ………16
C- KẾT LUẬN

×