Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT HỘP NHỬ MỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.01 KB, 10 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT HỘP NHỬ MỐI

Nguyễn Quốc Huy và nnk
I. Mở đầu
Đối với công trình xây dựng, giống mối gây phá hoại mạnh nhất là giống Coptotermes mà phổ biến
nhất là loài Coptotermes formosanus. Trong công tác phòng trừ mối thì phòng trừ mối cho công trình xây dựng
chiếm một vị trí ngày càng quan trọng với thị phần ngày một mở rộng. Hiện nay để phòng trừ mối cho các công
trình xây dựng thì phương pháp sử dụng bả lây nhiễm có ưu thế vượt trội so với các biện pháp khác nhờ sự đơn
giản, dễ áp dụng, chi phí thấp và hiệu quả cao. Nguyên tắc của phương pháp sử dụng bả lây nhiễm là sử dụng
chất hấp dẫn đàn mối tập trung về một vị trí xác định với số lượng quân càng nhiều càng tốt. Sau đó bả lây
nhiễm sẽ được đưa vào để gây bệnh cho những cá thể mối trong vị trí. Những cá thể này sau đó lại lây nhiễm cho
những cá thể mối khác thông qua con đường tiếp xúc, tiêu hóa để cuối cùng lây nhiễm cho toàn bộ đàn mối và
mối chúa. Như vậy, hiệu quả của chất hấp dẫn đàn mối ban đầu đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến
thành công biện pháp bả lây nhiễm. Trong những năm gần đây trạm nhử mối được thiết kế chủ yếu dưới dạng
hộp nhử, bên trong chứa gỗ thông và các chất hấp dẫn được tẩm vào gỗ thông hoặc bên ngoài vỏ hộp. Các trạm
nhử này trong nhiều năm qua đã phát huy được hiệu quả nhờ khả năng linh động, thiết kế gọn nhẹ và giá thành
rẻ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các đơn vị chống mối tự sản xuất hộp nhử để bán trên thị trường. Do việc
sản xuất theo nhu cầu và mang tính tự phát nên hộp nhử của mỗi đơn vị có kích thước, hình dáng và chất lượng
khác nhau nên hiệu quả nhử của phương pháp bả lây nhiễm là khác nhau. Trong khi đó Trung tâm Nghiên cứu
phòng trừ mối đã đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm thành công việc sản xuất hộp nhử mang hiệu quả cao nhưng
lại chưa đưa ra sản xuất hàng loạt. Khi có công trình phải sử dụng hộp nhử thì hầu hết các chủ nhiệm công trình
phải mua của các đơn vị khác. Do Trung tâm là đơn vị chiếm lĩnh thị phần lớn diệt mối trên thị trường nên việc
sản xuất ra hộp nhử với số lượng lớn không những giúp Trung tâm chủ động vật tư mà còn cải tiến thiết kế nâng
cao uy tín thương hiệu của Trung tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu sản xuất hộp
nhử mối khẳng định thương hiệu của Trung tâm và đáp ứng được nhu cầu sử dụng ”.
II. Tổng quan tài liệu
Trong nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu chế tạo hộp nhử mối với kết cấu vỏ bằng bìa catoon và ruột
bằng gỗ thông ngâm tẩm chất hấp dẫn. Các loại hộp nhử này được ứng dụng rất thành công mà nổi bật là sản
phẩm hộp nhử mối của TS. Nguyễn Chí Thanh (được phân phối tại 111 Láng Hạ). Năm 2006, Nhóm nghiên cứu
thuộc Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối do ThS. Ngô Trường Sơn chủ trì cũng sử dụng bìa catoon và gỗ


thông ngâm tẩm đường và tinh dầu thông để chế tạo thành công hộp nhử mối đưa vào sử dụng rộng rãi trong
Trung tâm. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, cho đến nay hộp nhử mối của Trung tâm đã bộc lộ những hạn
chế so với sản phẩm khác trên thị trường và chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
Để kiểm chứng lại những nghiên cứu đã thực hiện và cải tiến một số bước trong quy trình sản xuất, mục
đích đặt ra của nhóm thực hiện đề tài là chọn ra được một công thức hộp nhử tối ưu nhất đưa vào xây dựng quy
trình sản xuất số lượng lớn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của Trung tâm. Ngoài ra, nhóm đề tài cũng tiến hành
thiết kế và thử nghiệm một số mẫu hòm nhử mới với hình thức đẹp, tạo ấn tượng cho đối tác và góp phần nâng
cao thương hiệu của Trung tâm.
III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung
1.1. Nâng cao chất lượng hộp nhử mối
Chất lượng của hộp nhử mối được quyết định bởi các thành phần cấu tạo nên hộp nhử bao gồm : gỗ làm
hộp nhử, bìa catoon làm vỏ hộp và chất hấp dẫn mối. Để tạo ra hộp nhử mối tốt thì khâu tuyển chọn và tối ưu các
thành phần cấu tạo nên hộp nhử phải là nhiệm vụ hàng đầu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của ThS. Ngô
Trường Sơn, trong đề tài này chúng tôi tập trung tuyển chọn lại nguồn nguyên liệu và cải tiến qui trình ngâm tẩm
gỗ làm hộp nhử. Các hộp nhử chế tạo thử được đưa vào thử nghiệm, đối chứng và so sánh hiệu quả với hộp nhử
của 111 Láng Hạ trực tiếp tại cùng 1 công trình. Chỉ tiêu để đánh giá là thời gian mối vào hộp nhử, khối lượng
mối vào hộp nhử và thời gian bảo quản.
1.2. Xây dựng qui trình sản xuất hộp nhử ở quy mô lớn
Sau khi đã chọn được công thức hộp nhử tối ưu, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng qui trình sản xuất số
lượng lớn để bước đầu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của Trung tâm và xa hơn nữa là bán ra thị trường. Hộp nhử
sản xuất ra phải đáp ứng các tiêu chí sau :
- Về hình thức: đẹp, chắc chắn.
- Về chất lượng: mối vào nhanh, số lượng nhiều, chất lượng ổn định và thời gian bảo quản dài.
- Đảm bảo tính cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại trên thị trường
1.3. Đa dạng hoá hình thức hộp nhử
Thực tế trong quá trình thi công cho thấy vị trí và không gian bị mối tấn công tại các công trình là rất đa
dạng trong đó có 3 vị trí thường gặp nhất là nền, góc tường và trên cao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thiết kế cấu
trúc tủ nhử mối cho phù hợp với 3 vị trí này nhằm nâng nâng cao hiệu quả phòng trừ mối. Các tủ này được tiến
hành thử nghiệm trực tiếp tại nhiều công trình nhằm đánh giá và so sánh hiệu quả đồng thời tập hợp những ý

kiến phản hồi của chủ công trình về thiết kế mới để làm cơ sở cho những cải tiến tiếp theo.
2. Vật liệu và phương pháp tiến hành
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng:
Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu thử nghiệm hộp nhử là loài mối Coptotermes formosanus. Đây là
loài phổ biến nhất trong các công trình kiến trúc.
- Địa điểm:
+ Địa điểm thử nghiệm và so sánh hiệu quả hộp nhử và thử nghiệm các mẫu tủ nhử mối được thực hiện
tại các công trình đang bị mối phá hoại.
+ Địa điểm sản xuất hộp nhử mối và tủ nhử mối: Tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Thời gian:
Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, thử nghiệm được thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 11/2008.
2.2. Vật liệu
+ Vật liệu, thiết bị thử nghiệm, sản xuất hộp nhử:
- Bìa catoon nguyên liệu, chưa sử dụng lấy từ nhà máy sản xuất.
- Gỗ thông nguyên liệu loại tốt ở dạng thanh, nhẹ và thơm.
- Đường Glucose
- Tinh dầu thông
- Hệ thông sản xuất hộp nhử gồm nhà xưởng, thùng ngâm tẩm, giá phơi sấy gỗ, dao chẻ gỗ ….
- Hộp nhử đối chứng (111 Láng Hạ)
- Cân phân tích, đĩa pectri, giấy cân ….
+ Vật liêu, thiết bị thiết kế, sản xuất hòm nhử
- Khung sắt, nhôm
- Tấm nhựa mica, nhựa trần
- Bộ khoan, vít, đinh tán, keo ….
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nhử mối bằng hộp nhử.
- Phương pháp đếm mối để so sánh hiệu quả của các loại hộp nhử.
- Tuyển chọn công thức hộp nhử dựa trên các chỉ tiêu: thời gian mối vào hộp nhử, khối lượng mối vào
hộp nhử và thời gian bảo quản.

- Xây dựng qui trình, tổ chức sản xuất qui mô lớn.
- Nghiên cứu, thiết kế các dạng hộp nhử và tủ nhử mối.
IV. Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả tuyển chọn công thức hộp nhử
Theo quy trình sản xuất hộp nhử của ThS. Ngô Trường Sơn, công thức hộp nhử bao gồm: bìa catoon
làm vỏ hộp, gỗ thông làm thức ăn hấp dẫn mối và chất hấp dẫn bổ trợ là dung dịch đường và tinh dầu thông được
tẩm trực tiếp vào gỗ thông làm hộp theo một công thức nhất định. Dựa vào phản ánh của các cán bộ đã sử dụng
hộp nhử mối của Trung tâm thi công các công trình cũng như xem xét lại nguồn nguyên liệu chúng tôi thấy rằng:
chất lượng gỗ thông trong hộp nhử cũ của Trung tâm không được như gỗ trong các hộp đối chứng 111 Láng Hạ.
Gỗ có màu sậm, mùi đặc trưng của gỗ thông không mạnh, gỗ cứng và nặng hơn so với gỗ thông trong hộp đối
chứng 111 Láng Hạ. Do đó chúng tôi nhận định rằng chính chất lượng gỗ thông đã làm giảm hiệu quả hấp dẫn
mối của hộp nhử. Vì vậy, cải tiến đầu tiên của chúng tôi là tập trung vào việc tuyển chọn lại nguồn nguyên liệu
làm hộp mà đặc biệt là vào chất lượng gỗ thông làm hộp nhử. Các thành phần cấu thành hộp nhử chúng tôi tuyển
chọn được liệt kê chi tiết trong bảng sau:
Bảng 1: Danh sách nguyên liệu làm hộp nhử
TT
Loại nguyên liệu
Nơi cung cấp
Đặc điểm
Giá
1 Gỗ thông
Khu bán đảo Linh
Đàm
Hương thơm đặc trưng gỗ thông mạnh, gỗ nhẹ,
mềm, dạng trụ thanh vuông, chưa ngâm tẩm hóa
chất, phụ gia
4.500đ/kg
2 Bìa catoon Hà Đông
Dạng bìa catoon 3 lớp, lớp giữa lượn sóng, chưa
ngâm tẩm hóa chất, phụ gia

1.500đ/hộp
3
Đường glucose
Phương Mai
Dạng tinh thể trắng, đóng gói 1kg.
10.000đ/kg
Về thiết kế hộp nhử hiện tại của Trung tâm chúng tôi cũng nhận thấy rằng kích thước hộp nhử hơi bé.
Vỏ nhãn in trực tiếp lên bìa catoon không đẹp và chi phí cao. Vì vậy, chúng tôi thiết kế hình thức và quy trình
ngâm tẩm gỗ làm hộp nhử cụ thể như sau:
- Vỏ hộp: làm bằng bìa catoon 3 lớp được ghim và buộc dây thép thành khung hộp hoàn chỉnh, chắc
chắn có kích thước dài x rộng x cao: 25cm x 10,5cm x 10,5cm.
- Nhãn hộp: được thiết kế theo mẫu của Trung tâm, in lên giấy 1 mặt và được dán trực tiếp lên vỏ hộp.
- Gỗ thông: được chẻ nhỏ có chiều dày từ 0,7 – 1,0cm với kích thước vừa hộp nhử.

Hình 1: Mẫu hộp nhử hoàn chỉnh
- Quy trình ngâm tẩm: về cơ bản quy trình ngâm tẩm không có gì thay đổi so với quy trình do ThS. Ngô
Trường Sơn và cộng sự đã xây dựng. Chúng tôi chỉ thực hiện 2 thay đổi nhỏ:
+ Thay đổi nguyên liệu đường dùng ngâm tẩm: chúng tôi sử dụng loại đường Glucose ở dạng tinh khiết
màu trắng chứ không sử dụng đường Glucose màu nâu có nhiều tạp chất như quy trình của ThS. Ngô Trường
Sơn đề cập. Tuy giá thành đường cao nhưng lại hạn chế được lượng tạp chất chưa loại bỏ hết trong đường có thể
làm suy giảm khả năng hấp dẫn mối.
+ Thay đổi về quy trình ngâm tẩm: theo quy trình sản xuất cũ gỗ thông được ngâm với cả dung dịch
đường Glucose và tinh dầu thông theo một công thức nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng bản thân gỗ
thông do chúng tôi tuyển chọn có chất lượng rất tốt, gỗ có mùi thơm đặc trưng. Do đó việc ngâm tẩm với tinh
dầu thông là không cần thiết. Vì vậy, bên cạnh việc sản xuất 1 dạng hộp nhử theo quy trình ngâm tẩm cũ (dạng
1), chúng tôi tiến hành sản xuất thêm 1 dạng hộp nhử theo quy trình ngâm tẩm mới (dạng 2 - cắt bớt khâu ngâm
tẩm với tinh dầu thông).
Kết quả chúng tôi sản xuất thử nghiệm 2 dạng hộp nhử theo 2 quy trình ngâm tẩm khác nhau với cùng 1
nguồn nguyên liệu. Hai dạng hộp nhử này sau đó sẽ được đưa vào cùng 1 vị trí mối tấn công trong công trình để
so sánh hiệu quả với nhau và với hộp đối chứng 111 Láng Hạ. Hiệu quả của hộp nhử được so sánh dựa trên 2 chỉ

tiêu: thời gian mối vào hộp nhử và khối lượng mối vào hộp nhử bằng cách cân khối lượng mối trong hộp nhử sau
5, 10, 15, 20 ngày ở 6 vị trí mối tấn công mạnh trong các công trình. Thử nghiệm được thực hiện 3 đợt. Kết quả
thu được cụ thể bảng 2:
Bảng 2: Kết quả so sánh hiệu quả của 3 dạng hộp nhử
Đợt thử Dạng hộp
Số lượng mối
5 ngày
10 ngày
15 ngày
20 ngày
KL (g)
SL
(cá thể)
KL (g)
SL
(cá thể)
KL (g)
SL
(cá
thể)
KL (g)
SL
(cá thể)
Đợt 1
Dạng 1
19.9
663
102.6
3420
114.8

3827
125.1
4170
Dạng 2
21.7
723
107.9
3597
110.3
3677
122.6
4087
Đối chứng
31.2
1040
129.4
4313
198.3
6610
202.7
6757
Đợt 2
Dạng 1
26.1
870
178.2
5940
189.4
6313
198.9

6630
Dạng 2
24.6
820
152.4
5080
190.1
6337
201.4
6713
Đối chứng
41.5
1383
178.9
5963
214.3
7143
249.8
8327
Đợt 3
Dạng 1
28.4
947
112.8
3760
167.3
5577
202.7
6757
Dạng 2

31.6
1053
149.2
4973
156.7
5223
199.3
6643
Đối chứng
33.5
1117
169.4
5647
192.6
6420
223.1
7437
Qua bảng 2 ta thấy rằng hiệu quả nhử mối và tốc độ mối vào hộp nhử của hộp đối chứng 111 Láng Hạ
cao hơn 2 dạng hộp nhử của Trung tâm. Tuy nhiên, số lượng mối vào 2 dạng hộp nhử đủ để phương pháp bả lây
nhiễm phát huy hiệu quả tiêu diệt được toàn bộ tổ mối. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều ý kiến của các cán
bộ kỹ thuật thi công xử lý mối trong Trung tâm trong quá trình thử nghiệm.

Hình 2: Rũ mối vào đĩa pectri để cân
Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy rằng sự khác biệt về hiệu quả của Dạng 1 và Dạng 2 là không đáng
kể hay nói cách khác 2 dạng này có hiệu quả nhử mối như nhau. Như vậy, công đoạn xử lý ngâm tẩm bằng tinh
dầu thông đối với dạng 1 không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hấp dẫn mối của hộp nhử, phù hợp với nhận định
ban đầu của chúng tôi. Do đó, trong quy trình ngâm tẩm ta chỉ cần ngâm tẩm gỗ thông trong dung dịch đường
với nồng độ (N) và thời gian (t) xác định qua đó rút ngắn được thời gian sản xuất và chi phí nguyên liệu.

Hình 3: Cân đếm mối trong hộp nhử

4.2. Xây dựng quy trình sản xuất ở quy mô lớn
Địa điểm chúng tôi chọn để xây dựng xưởng sản xuất là nhà anh Đỗ Quốc Đông (Xã Tân Triều, Huyện
Thanh Trì, Hà Nội) bao gồm 1 nhà kho chứa toàn bộ nguyên vật liệu, thành phẩm và một sân rộng được bố trí
thành các khu vực đảm nhiệm các công đoạn khác nhau trong quy trình. Quy trình gồm 5 công đoạn riêng biệt và
1 công đoạn chung được thể hiện trong hình 4. Toàn bộ quy trình sẽ được chúng tôi biên soạn và thuyết minh chi
tiết sau khi đề tài được nghiệm thu.
Theo mô hình tổ chức sản xuất như vậy, trung bình mỗi ngày xưởng sản xuất được 120 hộp. Sản lượng
này đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại của Trung tâm hiện nay và dễ dàng nâng sản lượng trong tương lai. Với quy
mô như trên giá thành sản xuất 1 hộp nhử được tính toán sơ bộ như sau:
Nguyên liệu (vỏ bìa catoon, gỗ thông, nhãn, phụ gia ngâm tẩm): ~ 6.000đ
Chi phí nhân công: ~ 2.000đ
Chi phí thuê nhà xương, khấu hao thiết bị: ~ 1.000đ
Tổng cộng: ~ 9.000đ

Hình 4: Quy trình sản xuất hộp nhử
4.3. Thiết kế, chế tạo tủ nhử mối khẳng định thương hiệu Trung tâm
Như chúng ta đã biết, vị trí phá hoại của mối trong công trình kiến trúc vô cùng đa dạng nhưng thường
tập trung phổ biến ở vị trí nẹp cửa, khuôn cửa, góc tường và chân tường cũng như trong các đồ dùng bằng gỗ.
Hiện nay, hộp nhử mối vẫn là vật dụng duy nhất nhử mối hiệu quả trong phương pháp bả lây nhiễm. Tuy nhiên,
hình thức của hộp nhử đặt tại các vị trí có mối hoạt động thường gây mất mỹ quan chung cho toàn bộ công trình
cũng như gây ra một loạt những phiền toái khác cho chủ công trình.
Xuất phát từ ý tưởng tạo ra một dạng thiết kế tủ chứa hộp nhử có khả năng linh động trong thiết kế,
thuận tiện trong sử dụng và đẹp về hình thức nhóm thực hiện đề tài đã đi tham khảo một số mẫu thiết kế tủ bằng
chất liệu nhựa cứng hiện có trên thị trường. Từ dạng mẫu có sẵn này nhóm sẽ thực hiện cải tiến thiết kế để tạo ra
dạng tủ phù hợp với mục đích sử dụng. Sau một thời gian nghiên cứu nhóm đề tài chọn mẫu tủ Vic 3 ngăn của
công ty Đại Đồng Tiến để tiến hành các thử nghiệm cải tiến nhờ một số ưu điểm sau: kích thước tủ nhỏ gọn,
dạng ngăn kéo có thể tách rời linh hoạt, các mặt có thể áp thẳng vào tường hoặc sàn, chất liệu bền…
Hình 5: Mẫu tủ Vic nhựa
của công ty Đại Đồng Tiến


Tuy nhiên, trong thực tế quá trình cải tiến một
loạt vấn đề nảy sinh như kết cấu quá cứng nhắc, chất liệu
khó chế tác, giá thành cao …. đã buộc nhóm thực hiện đề
tài phải chuyển sang phương án tự thiết kế và chế tạo từ
những nguyên liệu sẵn có ngoài thị trường. Việc này giúp
chủ động trong thiết kế, tạo thuận lợi cho quá trình cải tiến
sau này cũng như giúp giảm giá thành đáng kể sản phẩm.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện chúng tôi đã
cho ra đời 2 mẫu tủ với thiết kế cánh cửa hông và cánh
cửa trước tương đối thuận tiện và dễ sử dụng

Đây đều là 2 dạng tủ đặt ở góc tường và chân tưởng có khả năng chứa 10 đến 20 hộp nhử. Mặc dù
những mẫu thiết kế này còn tương đối đơn giản và chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra ban đầu nhưng
chúng tôi hy vọng đây sẽ là những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho những nghiên cứu sâu hơn trong thời
gian tới về vấn đề này.

Hình 6: Mô hình thiết kế 2 dạng tủ nhử mối đơn giản đặt góc và chân tường
V. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
- Đã chọn được một công thức hộp nhử để đưa vào sản xuất đại trà phục vụ trực tiếp cho công tác thi công chống
mối cho các công trình kiến trúc của Trung tâm. Tuy hiệu quả hấp dẫn mối của hộp nhử chưa ngang bằng với
hộp nhử 111 Láng Hạ nhưng mang lại lợi thế về giá thành và nguồn hàng chủ động.
- Đã xây dựng và vận hành quy trình sản xuất hộp nhử với sản lượng 120 hộp/ngày và có khả năng tăng sản
lượng trong tương lai.
- Đã thiết kế, chế tạo được 2 mẫu tủ với cấu trúc đơn giản đặt góc tường và chân tường.
5.2. Kiến nghị
Cần có những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới nhằm giải quyết 2 vấn đề:
- Nâng cao chất lượng hộp nhử hơn nữa hơn nữa mà ở đây điểm mấu chốt quyết định chính là tìm ra chất hấp
dẫn mạnh và phương pháp ngâm tẩm hiệu quả.
- Đa dạng hóa hình thức sản phẩm thông qua việc cải tiến, chế tạo ra nhiều mẫu mã cũng như thiết kế hiện đại

hơn đối với hộp nhử cũng như tủ nhử.

×