Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THỦY SINH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.81 KB, 11 trang )

1

DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT
THỦY SINH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG
TỈNH THANH HÓA

Nguyễn Quốc Huy
1
, Ngô Xuân Nam
1
, Nguyễn Nguyên Hằng
1

Phạm Thị Diệp
1
, Lưu Tường Bách
1
Nguyễn Văn Vịnh
2
, Cao Văn Cường
3
1
Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình

2
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội
3
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Sumary
Investigation of species composition of aquatic invertebrate in Pu Luong Nature


Reserve, Thanh Hoa province has given a total of 33 zooplankton species belonging to
20 genus of 15 family, 2 phylum. Of these, Rotatoria is the highest with 21 species
occupying 63,64% belonging to 10 genus, 7 family. Next is the Cladocera with 10
species-30,3% belonging to 9 genus, 6 family and the Copepoda with 2 species-6,06%
belonging to 2 genus, 2 family. The survey of zoobethic fauna yielded 51 species
belonging to 42 genus, 3 phylum (Annelida, Arthropoda, Mollusca). Of these,
Arthropoda is the highest with 28 species occupying 54,9%. Next is the Mollusca with
22 species-43,14% and the Annelida with 1 species-1,96%. Analyses of the Shannon-
Weiner index (H’) showed that the diversity index (H’) varies from 1,38 to 2,88 on
zooplankton and from 1,38 to 3,24 on zoobenthos. The results on Pisces indicate that Pu
Luong Nature Reserve possess 67 species of 49 genus, 21 families and 6 orders.
Đặt vấn đề
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (20
o
21’ – 20
o
34’ vĩ độ Bắc và 105
o
02’ –
105
o
20’ kinh độ Đông) thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, phía Tây Bắc
tỉnh Thanh Hóa. Khu bảo tồn gồm 2 khu vực chính, vùng lõi với diện tích 3.320 ha và
vùng phục hồi sinh thái với diện tích 4.342 ha. Đặc điểm chủ yếu của hệ thống thủy văn
là có 2 đường phân nước giữa 2 phụ lưu của suối Pưng và Chàm, trước khi hợp với sông
Mã. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25
o
C. Lượng mưa
trung bình/năm từ 1.500mm-1.600mm.
Tổng số loài động thực vật đã được ghi nhận ở đây là 1.705 loài (trong đó 1.109

loài thực vật, 84 loài thú, 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát, 13 loài ếch, 158 loài
bướm, 96 loài thân mềm) (Birdlife International and MARD, 2004). Tuy nhiên, cho tới
nay chưa có công trình nghiên cứu nào về động vật không xương sống ở nước tại khu
vực này. Từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát hệ động vật thủy sinh
và bước đầu đưa ra dẫn liệu về thành phần loài động vật không xương sống ở nước tại
khu vực này cũng như bổ sung số liệu về thành phần loài cá tại KBTTN Pù Luông.
2

I. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập vật mẫu động vật nổi (ĐVN) và động vật đáy (ĐVĐ) được tiến hành từ
11/7 đến 04/8/2012 tại các thủy vực khác nhau thuộc khu bảo tồn.
1. Phương pháp thu mẫu ĐVN (Zooplankton)
Thu mẫu định tính: vật mẫu được thu bằng lưới Zooplankton số 52 (số mắt lưới:
52 lỗ/1cm). Tại mỗi điểm thu mẫu, dùng lưới chao đi chao lại nhiều lần trong tầng nước
mặt.
Thu mẫu định lượng: vật mẫu được thu bằng lưới Zooplankton số 57 (số mắt
lưới: 57 lỗ/1cm). Tại mỗi điểm nghiên cứu, lọc 20 lít nước ở tầng mặt qua lưới số 57,
thu lấy 50 ml.
Toàn bộ vật mẫu sau khi thu được đựng trong lọ có dung tích 100 ml và được
định hình bằng cồn 90
o
.
2. Phương pháp thu mẫu ĐVĐ (Zoobenthos)
Thu mẫu định tính: Vật mẫu được thu bằng Vợt ao (pond net) bằng cách sục vợt
vào các đám cỏ, cây bụi thủy sinh ven bờ hoặc các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt
nước. Các loại côn trùng sống trên mặt thủy vực được thu bằng cách đưa nhanh vợt trên
mặt nước. Sử dụng panh, thìa và khay nhôm để nhặt vật mẫu.
Thu mẫu định lượng: Vật mẫu được thu bằng gàu Petersen với diện tích ngoạm
bùn là 0,025 m
2

. Tại mỗi điểm thu mẫu, thu 4 gầu. Dùng rây để lọc toàn bộ khối lượng
bùn, dùng panh thu lấy vật mẫu.
Toàn bộ vật mẫu sẽ được bảo quản trong lọ nhựa có dung tích từ 400 – 1000 ml
và được định hình bằng cồn 90
o
.
3. Phương pháp nghiên cứu cá
Điều tra, thu mẫu cá trực tiếp từ ngư dân đánh bắt với nhiều loại hình khai thác
khác nhau như kéo đáy, đăng, lưới cước, lưới vây, câu
Ngoài ra mẫu còn được thu ở các bến cá, chợ cá và được kiểm tra cẩn thận về
địa điểm đánh bắt để có thêm mẫu vật bổ sung. Cố định mẫu bằng formol 8 - 12%, tùy
thuộc vào kích thước mẫu vật và được lưu giữ cẩn thận để chuyển về phòng thí nghiệm
để tiến hành định loại.
4. Phương pháp phân tích vật mẫu trong phòng thí nghiệm
Vật mẫu sau khi thu thập được bảo quản và định loại tại phòng thí nghiệm của
Viện Sinh thái và bảo vệ công trình. Mẫu vật được phân loại dựa vào các tài liệu đã
được công bố trong và ngoài nước: Đặng Ngọc Thanh và nnk (1980), Đặng Ngọc
Thanh, Hồ Thanh Hải (2001), Nguyễn Xuân Quýnh và nnk (2001),
Xác định chỉ số đa dạng Shanno-Weiner (H’) theo công thức:
3


=
−=
s
i
ii
ppH
1
2

)(log'

Trong đó:
H’: Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner
s: Số lượng loài
p
i
= n
i
/N: Tỷ lệ cá thể của loài i so với số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu (N)
n
i
: Số lượng cá thể loài i
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặc trưng và cấu trúc thành phần loài ĐVN (Zooplankton)
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 33 loài thuộc 20 giống, 15 họ, 2 ngành
(Bảng 1, Hình 1). Trong đó, trùng bánh xe (Rotatoria) có số loài nhiều nhất với 21 loài
thuộc 10 giống, 7 họ; giáp xác râu ngành (Cladocera) có 10 loài thuộc 9 giống, 6 họ;
giáp xác chân chèo (Copepoda) có 2 loài thuộc 2 giống, 2 họ.


Hình 1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài ĐVN ở
KBTTN Pù Luông
Về bậc họ, trong tổng số 15 họ, trùng bánh xe (Rotatoria) có 7 họ (chiếm
46,67%), giáp xác râu ngành (Cladocera) có 6 họ (chiếm 40%), giáp xác chân chèo
(Copepoda) có 2 họ (chiếm 13,33%). Họ có giống nhiều nhất là Chydoridae có 3 giống,
họ Asplanchnidae, Brachionidae, Euchlanidae, Paracalanidae mỗi họ có 2 giống, các họ
còn lại là Philodinidae, Lecanidae, Synchaetidae, Trichocercidae, Bosminidae,
Daphniidae, Sididae, Temoridae, Pseudodiaptomidae, Diaptomidae mỗi họ có 1 giống.
Về bậc giống, trùng bánh xe (Rotatoria) có số giống nhiều nhất với 10 giống

(chiếm 47,62%), giáp xác râu ngành (Cladocera) có 9 giống (chiếm 42,86%), giáp xác
4

chân chèo (Copepoda) có 2 giống (chiếm 9,52%). Giống Brachionus có số loài nhiều
nhất với 6 loài, tiếp đến là Lecane có 5 loài, các giống Rotaria, Trichocerca,
Diaphanosoma đều có 2 loài, các giống còn lại đều có 1 loài.
Về bậc loài, trùng bánh xe (Rotatoria) có số loài nhiều nhất với 21 loài (chiếm
63,64%), tiếp đến bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) có 10 loài (chiếm 30,3%), bộ giáp
xác chân chèo (Copepoda) với 2 loài (chiếm 6,06%).
Các loài gặp chủ yếu ở hầu hết các địa điểm thuộc ngành trùng bánh xe như:
Rotaria neptunia (Ehrenberg, 1832), Rotaria rotaria (Pallas, 1766)…trong khi đó có
loài chỉ bắt gặp ở một địa điểm như: Brachionus quadridentatus Herman, 1873,
Trichocerca longiseta (Schrank, 1802), Diaphanosoma leuchtebergianum Fischer…
5

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ các taxon ĐVN ở KBTTN Pù Luông
STT Tên bộ Số loài Tỷ lệ % Tên họ Số loài Tỷ lệ % Tên giống Số loài Tỷ lệ %
1
Bdelloida 2 6,06 Philodinidae 2 6,06 Rotaria 2 6,06
2
Ploima 19 57,58 Asplanchnidae 2 6,06 Asplanchna 1 3,03







Asplanchnopus
1

3,03




Brachionidae
7
21,21
Brachionus
6
18,18







Keratella
1
3,03

Euchlanidae 2 6,06 Diplois 1 3,03








Euchlanis
1
3,03




Lecanidae
5
15,15
Lecane
5
15,15

Synchaetidae 1 3,03 Polyarthra 1 3,03

Trichocercidae 2 6,06 Trichocerca 2 6,06
3
Cladocera
10
30,30
Bosminidae
1
3,03
Bosminopsis
1
3,03





Chydoridae
3
9,09
Alona
1
3,03

Euryalona 1 3,03

Pleuroxus 1 3,03




Daphniidae
1
3,03
Moina
1
3,03




Sididae
2
6,06
Diaphanosoma
2

6,06




Paracalanidae
2
6,06
Acrocalanus
1
3,03

Paracalanus 1 3,03




Temoridae
1
3,03
Temora
1
3,03
4
Copepoda
2
6,06
Pseudodiaptomidae
1
3,03

Schmackeria
1
3,03

Diaptomidae 1 3,03 Mongolodiaptomus 1 3,03


6

2. Đặc trưng và cấu trúc thành phần loài ĐVĐ (Zoobenthos)
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 51 loài ĐVĐ, thuộc 42 giống, 30 họ, 3
ngành: Giun đốt (Annelida), Chân khớp (Arthropoda) và Thân mềm (Mollusca). Mức
độ đa dạng về các bậc taxon ở các nhóm loài là khác nhau (Bảng 2, Hình 2).


Hình 2. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài ĐVĐ ở
KBTTN Pù Luông
Trong tổng số 30 họ, ngành chân khớp (Arthropoda) có 18 họ (chiếm 60%),
ngành thân mềm (Mollusca) có 11 họ (chiếm 36,67%), ngành giun đốt (Annelida) có 1
họ (chiếm 3,33%). Họ có số giống cao nhất (5 giống) là Thiaridae, còn lại các họ có số
giống dao động từ 1-2 giống.
Về bậc giống, bộ Caenogastropoda có 10 giống (chiếm 23,82%), bộ Hemiptera
có 6 giống (chiếm 14,29%), bộ Decapoda và Odonata đều có 5 giống (chiếm 11,9%), bộ
Diptera và Littorinimorpha có 4 giống (chiếm 9,52%), bộ Coleoptera và bộ Veneroida
có 2 giống (chiếm 4,76%), các bộ Hirudinida, Tricoptera, Basommatophora và
Hygrophila đều có 1 giống (chiếm 2,38%). Giống Somanniathelphusa và Corbicula có
số loài nhiều nhất với 3 loài, tiếp đến Orientalia, Caridina, Limnometra, Antimelania,
Sinotaia đều có 2 loài, các giống còn lại đều có 1 loài.
Về bậc loài, bộ Caenogastropoda có số loài nhiều nhất với 12 loài (chiếm
23,53%), tiếp đến là bộ Decapoda có 9 loài (chiếm 17,65%), các bộ Hirudinida,

Tricoptera, Basommatophora và Hygrophila đều có 1 loài (chiếm 1,96%).
Các loài gặp ở đây chủ yếu là những loài phân bố ở miền bắc Việt Nam và trong
môi trường nước sạch như các loài thuộc bộ Trichoptera.
7

Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ các taxon ĐVĐ ở KBTTN Pù Luông
STT Tên bộ Số loài Tỷ lệ % Tên họ Số loài Tỷ lệ % Tên giống Số loài Tỷ lệ %
1 Hirudinida 1 1,96 Glossiphoniidae 1 1,96 Alboglossiphonia 1 1,96
2 Decapoda 9 17,65 Parathelphunsidae 3 5,88 Somanniathelphusa 3 5,88




Potamidae
3
5,88
Ranguna
1
1,96







Orientalia
2
3,92





Palaemonidae
1
1,96
Macrobrachium
1
1,96
Atyidae 2 3,92 Caridina 2 3,92
3
Odonata
5
9,80
Coenagrionidae
1
1,96
Agriocnemis
1
1,96




Lestidae
1
1,96
Sympecma
1
1,96

Aeshnidae 1 1,96 Copera 1 1,96
Gomphidae 1 1,96 Phaenandrogomphus 1 1,96




Macromiidae
1
1,96
Macromia
1
1,96
4
Coleoptera
2
3,92
Dytiscidae
1
1,96
Cybister
1
1,96
Psephenidae 1 1,96 Eubria 1 1,96
5 Tricoptera 1 1,96 Stenopsychidae 1 1,96 Stenopsyche 1 1,96
6
Diptera
4
7,84
Athericidae
2

3,92
Atrichops
1
1,96







Suragina
1
1,96




Tipulidae
2
3,92
Antocha
1
1,96
Hexatoma 1 1,96
7
Hemiptera
7
13,73
Gerridae

3
5,88
Limnometra
2
3,92







Neogerris
1
1,96
Veliidae 1 1,96 Microvelia 1 1,96
Nepidae 2 3,92 Laccotrephes 1 1,96







Ranatra
1
1,96
8

STT Tên bộ Số loài Tỷ lệ % Tên họ Số loài Tỷ lệ % Tên giống Số loài Tỷ lệ %

Notonectidae 1 1,96 Aphelonecta 1 1,96
8
Caenogastropoda
12
23,53
Pilidae
1
1,96
Pomacea
1
1,96




Pachychilidae
1
1,96
Semisulcospira
1
1,96




Thiaridae
6
11,76
Stenomelania
1

1,96
Melanoides 1 1,96







Thiara
1
1,96







Tarebia
1
1,96
Antimelania 2 3,92
Viviparidae 4 7,84 Cipangopaludina 1 1,96








Angulyagra
1
1,96







Sinotaia
2
3,92
9
Basommatophora
1
1,96
Lymnaeidae
1
1,96
Lymnaea
1
1,96
10 Littorinimorpha 4 7,84 Bithyniidae 2 3,92 Bithynia 1 1,96








Digoniostoma
1
1,96




Stenothyridae
1
1,96
Stenothyra
1
1,96




Assimineidae
1
1,96
Assiminea
1
1,96
11 Hygrophila 1 1,96 Planorbidae 1 1,96 Gyraulus 1 1,96
12
Veneroida
4
7,84

Pisidiidae
1
1,96
Afropisidium
1
1,96




Corbiculidae
3
5,88
Corbicula
3
5,88
9

3. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon Weiner (H’)
Để đánh giá mức độ đa dạng sinh học giữa các khu vực thu mẫu, chúng tôi sử
dụng chỉ số Shannon Weiner (H’).
Kết quả tính chỉ số H’ về thành phần loài ĐVN giữa các khu vực lấy mẫu dao
động từ 1,38 (suối Mỏ Hoong) tới 2,88 (suối Pưng). Các khu vực lấy mẫu đều có độ đa
dạng sinh học ở mức độ khá.
Kết quả tính chỉ số H’ về thành phần loài ĐVĐ giữa các khu vực thu mẫu dao
động từ 1,38 (suối Mỏ Hoong) tới 3,24 (suối Pưng). Suối Pưng (3,24 ) và suối Ngầm
(3,04) có độ đa dạng sinh học tốt, còn các khu vực còn lại đều có độ đa dạng sinh học ở
mức độ khá.
4. Đặc trưng và cấu trúc thành phần loài cá
Kết quả điều tra, định loại mẫu đã ghi nhận được 67 loài thuộc 49 giống, 21 họ

và 6 bộ. Trong đó, bộ Cá chép Cypriniformes có số loài nhiều nhất với 40 loài (59,7%),
tiếp đến bộ Cá vược Perciformes 15 loài (22,39%), bộ Cá nheo Siluriformes 8 loài
(11,94%), bộ Cá mang liền Synbranchiformes 2 loài (2,99%), bộ Cá bạc đầu
Prinodontiformes và bộ Cá kìm Beloniformes đều có 1 loài (1,49%).

Hình 3. Số lượng họ, giống, loài cá ở KBTTN Pù Luông.
Về bậc họ, bộ có số họ nhiều nhất là bộ Cá vược 8 họ (38,1%), bộ Cá nheo 5 họ
(23,81%), bộ Cá chép 4 họ (19,05%), bộ Cá mang liền 2 họ (9,52%), bộ Cá bạc đầu và
bộ Cá kìm đều có 1 họ (4,76%). Họ Cá chép Cyprindae có nhiều giống nhất với 31 loài
thuộc 23 giống.
10

Các loại cá chủ yếu được đánh bắt ở 2 loại hình thủy vực chính tại KBTTN Pù
Luông là suối và sông. Mực nước cũng như tốc độ dòng chảy biến động theo mùa, độ
đục của nước rất cao vào mùa mưa, bên cạnh đó sự sinh hoạt của người dân bên bờ
cũng như hoạt động đánh bắt cá có thể làm ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của dòng
sông. Khu hệ cá nước ngọt ở KBTTN Pù Luông đặc trưng cho các hệ sinh thái cá lục
địa ở bắc Việt Nam.
Một số loài cá được tìm thấy chủ yếu là các loài phổ biến, tập trung ở nước ngọt.
Một số loài cá như Cá bỗng Spinibarbichthys denticulatus, cá chạch suối mười sọc
Schistura fasciolata, cá bám đá liền đuôi ráp Sinogastromyzon rugocauda, cá chiên suối
Glyptothorax honghensis, cá bống suối đầu ngắn Philypnus chalmaersi, cá lóc vây xanh
Channa gachua là loài thường thấy ở hệ sinh thái nước nước chảy miền núi.
III. Kết luận
Đây là dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài động vật không xương sống ở nước
tại KBTTN Pù Luông.
Đã ghi nhận được 33 loài ĐVN thuộc 20 giống, 15 họ, 2 ngành. Trong đó, trùng
bánh xe (Rotatoria) có số loài nhiều nhất với 21 loài thuộc 10 giống, 7 họ.
Đã ghi nhận được 51 loài ĐVĐ, thuộc 42 giống, 30 họ, 3 ngành.
Đã ghi nhận được 67 loài cá thuộc 49 giống, 21 họ và 6 bộ.

Chỉ số đa dạng sinh học (H’) về thành phần loài ĐVĐ và ĐVN trong KBTTN
Pù Luông ở vào mức khá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Birdlife International and MARD (2004). Sourcebook of Existing and Proposed
Protected Areas in Vietnam, Second Edition.
2. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980). Định loại động vật
không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001). Động vật chí Việt Nam, tập 5. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling (2001). Định loại các nhóm
động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
5. Mai Đình Yên (1978). Định loại các loài cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực và Trương Quang Ngọc (2004). Thành phần
loài và đặc điểm phan bố của hệ cá nước ngọt tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ, Việt Nam, Tổ chức bảo tồn động thực vật
hoang dã quốc tế - Chương trình Việt Nam và Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
11

7. Merritt R.W., Cummins K.W. (2002) An introduction to the aquatic insects of the
North American, 3
rd
ed. Kendall/ Hunt Publishing company, Iowa.
8. Morse J.C., Yang L., Tian L. (1994). Aquatic Insecta of the China Useful for
monitoring water quality, Hohai Univ. Press, Nanjing.

×