Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.9 KB, 17 trang )


1

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MỐI

TS. Nguyễn Tân Vương
Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình

1. Mối là côn trùng xã hội
Trong đàn mối có nhiều đẳng cấp (nhóm) với chức năng khác nhau, quan hệ
với nhau như một xã hội; đàn mối không tồn tại nếu thiếu một trong các nhóm này.
Các đẳng cấp chuyên hoá theo các chức năng khác nhau và có hình dạng bên ngoài
phù hợp với chức năng riêng. Ví dụ, mối thợ có hàm ngắn để gặm gỗ, mối lính có
hàm dài để tấn công kẻ thù, mối cánh có cánh để bay giao hoan…. Mối thợ là đẳng
cấp chuyên khai thác thức ăn và cung cấp cho cả đàn. Mối vua chúa có nhiệm vụ
sinh ra các cá thể khác trong đàn.
2. Phân bố
Mối chỉ có mặt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam,
mối có mặt ở ven biển cho đến 2200m (ở Đà Lạt có thể lên cao hơn), mối có mặt ở
suốt từ Bắc chí nam, mối có mặt ở cả các đảo ngoài khơi, ở cả rừng ngập mặn.
Phong phú nhất ở trong sinh cảnh rừng.
3. Thành phần loài và các nhóm mối
Mối được phân thành 6 họ (theo Emeson, 1955) (theo Nguyễn Đức Khảm
2007 trên thế gới có 7 họ), trong mỗi họ có nhiều giống, mỗi giống có nhiều loài.
Trên thế giới đã xác định được khoảng 2700 loài. Ở Việt Nam, đã phát hiện khoảng
110 loài trong 4 họ (Hodotermitidae, Kalotermitidae, Rhinotermitidae, Termitidae).
Đại diện mỗi họ là: Hodotermopsis sjotedti Holmgren, Cryptotermes domesticus
(Haviland), Coptotermes formosanus Shiraki, Odontotermes hainanensis (Light).
Mỗi loài có các đặc điểm sinh học, sinh thái học khác nhau. Dựa vào các đặc điểm
này, nguời ta đã đề ra các biện pháp xử lý mối khác nhau.
Người ta thường chia ra thành 3 nhóm mối: Mối gỗ khô, mối gỗ ẩm và mối


đất. Ngoài ra, người ta còn gọi nhóm mối có vườn cấy nấm (các loài thuộc phân học
Macrotermitinae) và nhóm mối ngầm (các loài có làm hang giao thông ngầm dưới
mặt đất).
4. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối
a. Quá trình hình thành tổ mối
Hàng năm, vào cuối xuân trong tổ xuất hiện mối có cánh (mối cánh non xuất
hiện vào cuối năm trước), khi thời tiết thuận lợi mối thợ đào đất tạo thành lỗ vũ hóa
cho mối cánh mối cánh bò ra ngoài. Sau khi ra ngoài, mối cánh bay lên (hiện tượng
vũ hóa). Các tổ mối trong cùng loài thường bay cùng lúc trong khoảng 15 phút. Sau

2

khi bay vài phút, mối cánh cái đậu xuống giá thể và bắt đầu rung cánh vẫy gọi mối
đực. Sau khi mối đực tới và chạm vào phần lưng bụng của mối cái, mối cái ngừng
rung và bắt đầu di chuyển tìm chỗ làm tổ, khi di chuyển mối cái đi trước, mối đực
luôn đi sát phía sau tạo thành 1 cặp. Đôi khi có hiện tượng cặp 3, cặp 4.
Mối thường lợi dụng các khe kẽ có sẵn để chui vào làm tổ. Ngay ban đầu, mối
dùng hàm đào khoét tạo khoang đồng thời trộn nước bọt với các vật liệu có xung
quanh để đắp kín khoang rỗng. Sau vài ngày mối đẻ trứng, sau khoảng 30 ngày mối
non bắt đầu nở. Mối vua chúa dùng nước bọt của mình mớm nuôi mối non. Khi mối
non lớn lên sẽ đi kiếm ăn để nuôi chúa, vua. Khi mới hình thành khoang tổ nhỏ và
nông, tổ càng lớn thì khoang tổ càng rộng, sâu và có nhiều khoang.
b. Tập tính kiếm ăn và chế biến thức ăn
Việc xây dựng tổ và kiếm ăn là do mối thợ đảm nhiệm là chính. Khi kiếm ăn bên
ngoài tổ, mối lính cũng tham gia làm nhiệm vụ cảnh giới và bảo vệ, tỷ lệ mối thợ
trong nhóm mối kiếm ăn thường khoảng tới 90%. Khi khai thác thức ăn, mối thợ
dùng hàm để cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ và cặp vào hàm để mang về tổ.
Khi mối phát hiện thấy nguồn thức ăn, mối sẽ mang thức ăn về và thông báo cho các
cá thể đến để tập trung khai thác nguồn thức ăn.
Đa số các loài mối không tự tiêu hóa trực tiếp thức ăn là gỗ mà chúng phải nhờ đến

vi sinh vật cộng sinh trong ruột (Coptotermes) hoặc bên ngoài tổ như vườn nấm của
Odontotermes. Một số dạng gỗ mục hay mùn được mối tiêu hóa trực tiếp như ở
nhóm mối cấy nấm, nhóm mối ăn mùn (Microcerotermes).
Khi ăn, mối thợ ăn và mớm cho các nhóm mối khác trong đàn. Phân mối thường
được các cá thể khác ăn lại và phổ biến ở các nhóm mối có mức tiến hóa thấp như
Coptotermes.
c. Truyền thông tin trong đàn mối
Mối thông tin cho nhau bằng cách tiết ra các chất hóa học. Để dẫn các cá thể
khác mối tiết ra chất dẫn đường ở tuyến bụng và cọ bụng vào giá thể khi di chuyển,
các cá thể đi sau sẽ đi theo vết chất dẫn đường đã có trước.
Khi thông báo hiện tượng nguy hiểm mối dùng hàm đập xuống giá thể nơi mối đứng
tạo thành nhịp (khác với kiến).
d. Tập tính chải chuốt cho nhau
Mối thường xuyên chải chuốt làm vệ sinh cho nhau. Chúng thường dùng phần
phụ hàm để vệ sinh cho mối chúa và cho các cá thể khác trong đàn. Tập tính này
được lợi dụng khi dung biện pháp phun thuốc lây nhiễm dạng bột.
e. Hiện tượng đa chúa và thay thế mối chúa

3

Thường trong tổ mối chỉ có 1 cặp vua chúa, nhưng đôi khi cũng có trường hợp
có nhiều vua chúa trong 1 tổ. Một tổ có thể có 1 vua nhiều chúa hoặc ngược lại.
Trong tổ có thể có các mối chúa có kích thước khác nhau.
Khi mối chúa bị suy giảm khả năng đẻ, đàn mối sẽ bồi dưỡng mối thợ non, mối
cánh non thành mối chúa, trường hợp này gọi là mối chúa bổ xung. Mối chúa bổ
xung có thể có cánh ngắn như mối cánh non, có thể có đầu nhỏ như mối thợ.
f. Tập tính bảo vệ nguồn thức ăn và tổ
Mối rất sợ tổ bị hở nên khi tổ bị phá hở thì mối tập trung đến và xây đắp lại tổ rất
nhanh. Nếu làm hở lớp bảo vệ mà không thấy mối đến đắp kín thì chứng tỏ nơi đó
không còn mối hoạt động.

Khi mối khai thác nguồn thức ăn lớn đòi hỏi thời gian dài thì mối cũng xây đắp
lớp bảo vệ bên ngoài để tránh kẻ thù.
5. Cấu trúc tổ mối và các dạng tổ mối
5.1. Cấu trúc tổ mối
Tổ mối gồm tổ chính, các tổ phụ và hệ thống hang giao thông.
Tổ chính là nơi chi phối hoạt động của cả tổ mối, tại đó thường có mối chúa (chỉ
một số trường hợp đặc biệt, mối chúa mối ở xa tổ chính). Số lượng cá thể tập trung
chủ yếu ở tổ chính. Tuỳ theo, vị trí tổ chính mà người ta phân ra thành các loại tổ
khác nhau.
Tổ phụ là nơi mối ở, nằm giữa nguồn thức ăn và tổ chính. Số lượng tổ phụ nhiều
ít tuỳ loài, tổ càng lớn thì có càng nhiều tổ phụ. Tổ phụ có thể nằm trong đất, trong
gỗ trong tường, trong thành tổ chính.
Hang giao thông là khe rỗng do mối tạo nên để đi lại nối giữa tổ chính với tổ
phụ, giữa các tổ phụ với nhau, giữa tổ mối và nguồn thức ăn. Khi đi ăn trên mặt đất
hoặc trên mặt gỗ, mối thường làm đường đi có đắp bằng đất để bảo vệ gọi là đường
mui.
5.2. Các dạng tổ mối
1. Tổ mối dạng nổi
Là tổ mối có khoang tổ chính nằm nổi trên mặt đất.
2. Tổ chìm
Là tổ mối có khoang tổ chính nằm chìm dưới mặt đất.
3.Tổ trên cây
Là tổ mối nằm trên cây.
Đặc điểm chính của một số loài gây hại điển hình ở Việt Nam
6. Một số loài điển hình ở Việt Nam
6.1. Loài Cryptotermes domesticus Havilandi, 1898 (mối gỗ khô)

4

Loài này có một dạng lính, mối thợ gồm nhiều tuổi khác nhau về kích thước.

Mối lính có hàm ngắn, đầu nâu đỏ đến nâu đen, trán có gờ nhô cao. Mối thợ có đầu
màu trắng trong, bụng dài, to hơn mối thợ của Coptotermes formosanus và có trắng
hoặc trắng hồng.
Loài này thường được gọi là mối gỗ khô, hay nhầm là mọt. Thức ăn chủ yếu của
loài này là gỗ khô và các chất cellulose khô như giấy, quần áo.…Các loại gỗ để nơi
ẩm ướt không bị loài này ăn hại. Loài này chỉ lấy nước từ quá trình phân huỷ thức
ăn. Do đó, ở những nơi quá khô loài này không cư trú và phát triển. Loài này có mặt
ở tất cả các tỉnh ở Việt Nam.
Tổ của loài này không liên hệ với nền đất và mối không bao giờ xây dựng
đường mui và mối không bao giờ đi ra ngoài tổ. Tổ của loài này cũng là nơi khai
thác thức ăn. Chúng làm tổ trong gỗ, trong đống giấy. Tổ mối là hệ thống khoang
rỗng dạng khe hẹp có kích thước không đồng đều và hình dạng không cố định.
Khoang lớn có thể dài 16-18cm, rộng 4-5cm (xem hình 1, 2). Mỗi tổ mối thường có
một số lỗ ăn thông từ khe rỗng ra bên ngoài cấu kiện gỗ, lỗ có đường kính khoảng
1mm ở phía dưới khe rỗng, mối thường xuyên thải phân qua lỗ này. Phân của loài
này dạng hạt cải, khô cứng, dài khoảng 1mm. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để
phát hiện sự có mặt của loài này trong công trình.
Loài này thường chỉ tấn công các loại gỗ mềm. Ban đầu chúng tấn công phần
bên ngoài, sau tấn công vào phần gỗ bên trong; ở Khu phố cổ Hà nội, có một thanh
xà gỗ có kích thước 400mm x 300mm x 3000mm đã bị loài này ăn rỗng gần như
hoàn toàn. Loài này không làm tổ trong các loại gỗ tương đối cứng như dổi, chò
chỉ.… Gỗ giác của các loại gỗ cứng như lim hay gỗ xoan ngâm đã sử dụng lâu năm
cũng bị loài này phá hủy. Ở vùng nông thôn, chúng phá hại nghiêm trọng những
công trình làm bằng gỗ tạp (gỗ nhóm 4), hầu như nhà nào cũng bị loài này phá hại.
Ở Miền Bắc, mối cánh bay giao hoan phân đàn từ tháng IV- IX. Thời gian bay
giao hoan phân đàn trong ngày thường vào lúc 17 giờ. Vào những ngày trời âm u,
mối cánh có thể bay sớm hơn. Sau khi kết đôi khoảng 7- 10 ngày mối cái bắt đầu đẻ
trứng. Thời gian đầu mối chỉ đẻ 5-20 trứng. Một đàn mối chỉ có khoảng vài trăm cá
thể. Tuy số lượng cá thể của một đàn nhỏ nhưng trong một cấu kiện gỗ có thể có
nhiều tổ nên tác hại của chúng đối với gỗ cũng đáng kể.

Loài này không gây hại khốc liệt như những loài mối gỗ ẩm, nhưng với đặc
điểm âm thầm, luôn để lại một lớp gỗ mỏng để nguỵ trang nên chúng ít được chú ý.
Khi hết thức ăn chúng bỏ đi cũng là khi gỗ đã bị rỗng, nếu dùng tay có thể bóc lớp
gỗ mỏng lộ lõi gỗ bên trong. Nhẹ thì chúng làm mất mỹ quan công trình, nặng thì
chúng làm mắt khả năng chịu lực của cấu kiện gỗ mềm. Loài này có thể phá hại hơn
70 loại gỗ ở Việt Nam.

5





















6.2. Loi Coptotermes formosanus Shiraki, 1909 (mi g m)

Loi ny cú 1 dng lớnh v 1 dng th. Mi lớnh cú lng bng mu trng sa,
hi vng, u mu vng , hm di v thng tit git dch nh sa trc u
khi b kớch ng. Mi th cú u mu trng trong, lng bng cú mu trng trong cú
vt hoc en do mu thc n trong rut.
Loi ny thuc nhúm mi g m. Thc n ca Coptotermes formosanus l cỏc
loi g hoc cỏc dựng, vt liu ó ch bin cú cha cellulose nh giy (xem hỡnh
3, 4). Thc n a thớch ca loi mi ny l cỏc loi g mm, giy. Chỳng thng
ngm phỏ hi bờn trong cu kin g trong cụng trỡnh kin trỳc (xem hỡnh 3). Thng
chỳng khú n rng cỏc cu kin g cng nh lim, nhng trong cỏc trng hp cu
kin g lim thng xuyờn b m nh u g chụn trong tng, ni mỏi b dt lm g
mc hoc chõn ct thỡ nhanh chúng b chỳng lm rng bờn trong. Cỏc phn g d b
phõn hu nh lừi ct lim cng b loi ny n hi.




Hình 2. Tổ
Cryptotermes domesticus

ăn hỏng phần gỗ giác ở khung cửa
của số nhà 52 Bát Sứ




Hình 1. Dấu hiệu tổ mối
Cryptotermes domesticus


6









































Hình 3. Mối Coptotermes formosanus phá huỷ khả năng chịu
lực của trụ cầu thang gỗ ở số nhà 46 phố Lãn Ông


Hình 4. Mối Coptotermes
formosanus phá huỷ tài liệu
trong một kho lu trữ tại Hà
Nội


Hình 5. Tổ mối
Coptotermes
formosanus trên mặt
cắt dọc


7














Tổ mối là khối xốp màu nâu đen hoặc xám tro. Thành phần chủ yếu của khối
xốp này là bột gỗ, đất, cát được trộn lẫn với nước bọt của mối. Tổ mối ở trong nền
đất thường có dạng hình cầu (xem hình 6). Bên trong, tổ được sắp xếp thành nhiều
lớp xếp xít nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, khối bên ngoài rỗng hơn khối bên trong
(xem hình 5,7). Vật liệu xây dựng tổ mối có đặc tính khó thấm nước vì vậy khó có
thể đưa nước vào bên trong tổ mối; một tổ mối đã được dìm xuống nước nhưng sau
12 giờ mối vẫn sống, nên khó có thể diệt chúng bằng cách bơm thuốc dạng nước có
tác dụng tiếp xúc vào tổ mối. Trong trường hợp mối làm tổ trong hộp bê tông, trong
tường thì hình dạng thay đổi theo hình dạng của khoảng rỗng mà mối làm tổ (xem
hình 8). Coptotermes formosanus thường làm tổ ở những nơi kín đáo trong công
trình kiến trúc như: nền nhà, panen, khe giữa hai tường, trong các cấu kiện gỗ, dưới
gốc cây, trong thân cây, trong khối tài liệu. Dù ở đâu, tổ của chúng cũng có đường
liên hệ với nền đất để lấy nước nên chúng còn được xếp vào nhóm mối gỗ ẩm.
Trong nền nhà Coptotermes formosanus thường làm tổ ở chiều sâu từ 0,2 - 1,5m. Ở
một số nước khác còn gặp tổ của chúng ở sâu hơn (1,8 - 3 m). Mối Coptotormes
formosanus cũng có thể làm tổ trong các bãi đất ở ngoài trời nhưng ít gặp hơn
(Nguyễn Đức Khảm, 2003). Số lượng cá thể trong một tổ có thường là 1-3 triệu, ở
những tổ lớn có thể tới vài chục triệu.









H×nh 6. Tæ mèi
Coptotermes formosanus trong nÒn
®Êt cã h×nh cÇu (h×nh chôp tõ trªn
xuèng)


8

































T mi ca loi ny cú th hot ng trong vũng bỏn kớnh 100m, do ú, mt t
mi cú th gõy hi nhiu cụng trỡnh. Thớ nghim ỏnh du xỏc nh phm vi
hot ng ca mt t mi M cho thy, mt t mi ca loi ny cú th phỏ hoi
ng thi nhiu khi nh khỏc nhau trong phm vi 115 một.
Khi di chuyn trờn mt t hay trờn tng mi hu nh khụng bao gi i li
t do, chỳng luụn i theo nhng ng ó nh sn, con ny ni uụi con kia. Cỏc

Hình 7. Tổ mối Coptotermes formosanus có các lớp liên kết chặt chẽ với
nhau tạo nên hệ thống giao thông phức tạp




Hình 8. Tổ mối Coptotermes formosanus trong tờng gỗ rỗng là khối xốp dẹt









9

đường đi này thường được mối xây dựng đường bao kín bằng đất, thường được gọi
là đường mui. Các đường mui của mối thường được xây dựng bên trong các khe tiếp
giáp của các cấu kiện gỗ với tường công trình. Trong trường hợp gặp nguy hiểm
mối đập hàm xuống giá thể thành nhịp để báo động cho bày đàn. Loài này có thể tập
trung vào những nơi có nguồn thức ăn ưa thích rất nhanh nên tốc độ phá hoại của
chúng rất lớn. Khi gặp nguy hiểm, mối lính tiết dịch màu trắng sữa, dính lại khi khô.
Mối cánh thường bay giao hoan phân đàn vào lúc từ 17g30 – 18g trong ngày,
đôi khi có thể thấy chúng bay vào lúc 21giờ, thậm chí là 11 giờ sáng ở tổ mối bị ngộ
độc hoá chất. Mỗi một tổ mối có thể sản sinh ra hàng vạn cá thể mối cánh trong 1
năm. Một tổ có thể có nhiều đợt bay giao hoan phân đàn trong năm. Hàng năm mối
cánh Coptotormes formosanus thường bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 7. Sau khi
bay giao hoan, mối cánh cặp đôi rồi dẫn nhau đi tìm nơi làm tổ. Thường chúng ưa
làm tổ tại những nơi có khe rỗng sẵn như nơi nứt của nền, tường nhà, hay nơi tiếp
giáp giữa các vật như chân cột, giữa viên gạch và đất.…Sau khi 1 mối cánh đực và 1
mối cánh cái gặp nhau, mối cánh cái sẽ đi trước, mối cánh đực đi sau, chúng đưa
nhau đi tìm nơi làm tổ. Sau 2 – 3 ngày chúng sẽ đẻ trứng, sau khoảng 28 ngày trong
tổ bắt đầu có con non, khoảng 90 ngày chúng đã bắt đầu đi kiếm ăn. Qua các thử
nghiệm nuôi các cặp mối cánh của loài này, chúng tôi thấy chúng dễ dàng tạo tổ mới
với các điều kiện đơn giản như: có khe kẽ nhỏ, có thức ăn và độ ẩm không khô quá
hoặc không ẩm quá. Các điều kiện này dễ dàng được đáp ứng ở khắp mọi nơi, như:
các gốc cây, các đống gỗ lưu cữu lâu ngày, các thanh gỗ dùng để kê xếp, các thanh
gỗ nằm trong tường ẩm, gỗ mái bị dột….

Loài này là loài phân bố rộng, chúng là đối tượng gây hại cho các nước nhiệt
đới và cận nhiệt đới.
6.3. Odontotermes hainanensis (Light)1924 (dạng mối cấy nấm tổ chìm)
Loài này có 2 dạng thợ và 1 dạng lính. Thợ lớn lớn hơn mối lính, thợ nhỏ nhỏ
hơn mối lính. Thợ lớn có đầu ngắn, màu vàng đỏ, lưng bụng có vết đen do thức ăn
trong ruột. Thợ nhỏ có đầu ngắn, đầu nhạt hơn đầu mối thợ lớn, bụng nhỏ và ngắn
hơn bụng thợ lớn. Mối lính có hàm cong rõ ràng, đầu vàng đỏ, thường tiết nhựa màu
nâu ở miệng khi bị kích động.
Loài này phổ biến ở các đập hồ chứa nước trên cao, như: Đa Nhim, Tây
Nguyên. Loài này thuộc nhóm mối cấy nấm. Loài này tiêu hoá thức ăn chứa
cellulose bằng cách nuôi cấy nấm Termitomyces để phân huỷ cellulose thành đường
và các sản phẩm khác rồi mới ăn. Do đó, nó có tên gọi là mối cấy nấm. Vườn cấy
nấm của loài này có dạng khối xốp dạng tổ ong. Chúng luôn xây mới ở trên và khai
thác ở dưới đáy.

10

Tổ của loài này nằm hoàn toàn dưới đất, tổ có nhiều khoang. Khoang chính có
đường kính từ 20-80cm, phổ biến nhất là 40cm. Chiều sâu của khoang chính tính từ
mặt đất đến đỉnh của khoang chính thường sâu 50cm. Khoang phụ có đường kính từ
7 - 18cm, cá biệt có những khoang phụ có đường kính tới 28cm, thường phổ biến từ
10 - 14cm. Số lượng khoang phụ có thể tới hàng trăm. Tổng thể tích rỗng của một tổ
có thể ước đoán qua lương vữa sét cần xử lý cho một tổ mối, có thể tới 2m3.
Thường mật độ khoang phụ lớn khi ở gần khoang chính và giảm dần khi xa khoang
chính. Khoang phụ được tập trung nhiều ở phía phần mặt cắt phía trên khoang chính
(chiếm 74%) và số lượng khoang phụ còn lại nằm ở dưới khoang chính chỉ chiếm
26%. Bên dưới khoang tổ có nhiều hang giao thông đi xuống dưới và đi ra xa tới vài
chục mét.
Trước khi bay giao hoan phân đàn mối thường đắp từ 3 - 66 nắp phòng đợi bay
lộ trên mặt đất, nắp phòng đợi bay thường có dạng hình tháp hoặc hình trụ. Đường

kính chân nắp phòng đợi bay tới 12 cm, cao nhất tới 9 cm, nhưng cũng có những
nắp phòng đợi bay rất nhỏ, khó phát hiện. Mối đắp phòng đợi bay vào nhiều đợt;
trong một khu vực tổ có cả những nắp phòng đợi bay cũ và mới. Thậm chí một nắp
phòng đợi bay có phần dưới xây dựng trước thì khô và phần đỉnh mới xây còn ẩm.
Nắp phòng đợi bay của mối có trên mặt đất từ tháng 2 đến giữa tháng 4, đôi khi đến
tháng 5. Đây là thời điểm dễ pháp hiện tổ mối nhất trong năm (xem hình 9).



















Hình10. Mối Odontotermes hainanensis ăn hại gỗ

11




Mối cánh bay phân đàn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Chúng bay lúc trời vừa
mưa xong hoặc đang mưa nhỏ. Mối cánh sau khi ghép đôi chui xuống làm tổ dưới
đất. Mối cánh thường chọn nơi đất xốp để làm tổ. Tổ của loài này hay nằm ở rìa mặt
đê, mái đê, hãn hữu mới ở chân đê. Sau 1 tuần cặp đôi trong tổ thường có từ 8 - 24
trứng, phổ biến có 14 - 16 trứng.
Odontotermes hainanensis thường ăn vỏ cây, gỗ mục. Do thích ăn gỗ mục nên
chúng chỉ tấn công bề mặt cấu kiện gỗ, ít khi chúng ăn ngầm bên trong gỗ. Đối với
các cấu kiện gỗ không cứng lại sử dụng lâu ngày cũng bị chúng ăn hại đáng kể.
Loài này làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, phá hoại các hoa văn cổ trên gỗ.
Chúng phá hại đê và làm sụt lún nền công trình xây dựng (có người bị tai nạn khi đi
trên nền nhà có tổ mối và bị sụt ở thôn Yên Bồ, Ba Vì, Hà Nội) (xem hình 10).

6.4. Loài Macrotermes (M.) gilvus (Hagen), 1858
Loài này có 2 dạng lính và 2 dạng thợ. Mối lính lớn có đầu to hơn thân, màu
vàng đỏ, bụng màu phớt nâu. Mối lính nhỏ nhở hơn mối thợ lớn, có đầu màu vàng,
hàm dài, mảnh, bụng màu phớt nâu. Mối thợ lớn có đầu ngắn, vàng, lưng bụng màu
trắng trong có vết đen, nhỏ hơn mối lính lớn. Mối thợ nhỏ có đầu ngắn, màu vàng
bụng giống màu bụng mối thợ lớn.
Loài này rất phổ biến từ Tam Kỳ (Quảng Nam - Đà Nẵng) tới cực Nam Việt
Nam và không gặp loài này ở phía bắc đèo Hải Vân. Theo một số tài liệu, loài này
có mặt ở Quảng Bình (Nguyễn Đức Khảm, 1976).
Loài này có mặt trong tất cả các sinh cảnh, có trên tất cả các loại đất trừ đất cát
và các loại đất mặn ven biển và đất phèn chua mặn. M. gilvus có mặt trong dải độ
cao từ trong dải độ cao từ 0m đến 1500m. Loài này có ở Nam Lào, Campuchia, Thái
Lan, Miến Điện, Indonesia, Malaisia, Philippin.
Tổ của loài này là ụ đất cứng, nổi dạng mồ mả, trong có khoang rỗng. Bên ngoài
là thành tổ mối: Thành tổ của loài này có cấu tạo từ các hạt sét, bụi, cát. Thành tổ
của loài này rất rắn chắc đặc biệt về mùa khô ở những vùng khô hạn (xem hình 11).









12
















Thành tổ uốn thành vòm, chiều dày thành tổ không đều, thường dày nhất ở đỉnh
tổ. Chiều dày thành tổ thay đổi từ 5cm tới 40cm. Thường những tổ có kích thước
lớn thì có chiều dày thành tổ lớn hơn so với tổ nhỏ.
Trong thành tổ có các khoang rỗng chứa vườn nấm và các khe rỗng xuất phát từ
khoang tổ đi ra vỏ thành tổ và lên trên đỉnh tổ. Các khe rỗng này nối với nhau thành
một hệ thống .

Dưới thành tổ là khoang tổ chính. Xung quanh thành khoang chính có nhiều
khoang với kích thước lớn, khoảng 10cm thường chứa vườn nấm. Khu trung tâm
của khoang chính có nhiều lớp sét mỏng từ 1mm đến 5mm, hãn hữu có nơi dày tới
2cm, mõi lớp có vách ngăn tạo thành khoang nhỏ có vách hở, hoặc có lỗ nhỏ thông
với nhau. Khu trung tâm thường là các khoang rỗng không chứa vườn nấm nhưng
nhiều con non và có hoàng cung.
Hoàng cung (nơi ở của mối vua và mối chúa) là 1 khối đất sét, rỗng ở phía
trong, phía dưới phẳng, xung quanh hoàng cung có nhiều lỗ ra vào. Hoàng cung của
tổ thường nằm cạnh khu ttrung tâm, ở các tổ nhỏ thì hoàng cung nằm chìm dưới mặt
đất, ở các tổ lớn thì hoàng cung thường nằm cao hơn mặt đất. Số lượng hoàng cung
trong 1 tổ có thể có nhiều nhưng chỉ một hoàng cung có vua chúa. Các hoàng cung
không có chúa thường không nguyên vẹn và có lỗ lớn hơn bình thường, có thể là
một vài centimet. Đường kính đáy khoang bên trong của hoàng cung thay đổi nhiều
theo kích thước tổ, nhưng chiều cao thì thay đổi ít. Từ bên trong hoàng cung có
nhiều lỗ đi ra bên ngoài, thường các đường ra vào tập trung ở rìa thấu kính, đôi khi
có cả ở phía trên hay phía dưới. Các lỗ ở xung quanh có kích thước từ 2mm đến

Hình 11. Tổ Macrotermes gilvus trên mặt cắt đứng qua tâm tổ

13

4mm, đôi khi có các lỗ tới 5mm thậm chí có lỗ tới 7mm, các sinh vật có kích thước
lớn hơn không thể xâm nhập được.
Dưới đáy khoang trung tâm có các ngăn nhỏ chứa thức ăn dự trữ. Số lượng các
ngăn dự trữ trong 1 tổ có thể lên tới hàng trăm.
Khoang phụ (là khoang nhỏ và không chứa hoàng cung) của loài này phân bố
trên thành tổ và ở xung quanh, dưới mặt đất. Hình dạng khoang phụ không theo
hình dạng nào. Số lượng khoang phụ, bán kính phân bố khoang phụ thay đổi theo
kích thước của tổ, ở các tổ có đường kính lớn hơn 1m, số lượng có thể đạt tới hàng
trăm, bán kính phân bố có thể tới 3 - 4 lần chiều rộng đáy tổ, tính từ tâm tổ. Kích

thước khoang phụ trên thành tổ thay đổi từ 5 đến 15cm, nhưng kích thước khoang
phụ dưới lòng đất có thể đạt tới 30cm, thậm chí hơn nữa. Khoang phụ của loài này
có thể chìm sâu đến 50cm so với mặt đất.
Hang giao thông của loài này có thể xuất phát từ khoang trung tâm hay khoang
phụ. Số lượng và kích thước hang giao thông phụ thuộc vào kích thước tổ mối. Từ
khoang tổ có hang đi ngang và chia nhánh đến mặt đất tạo thành hệ thông hang đi
kiếm ăn, các hang nằm ngang có thể đi rất xa, thường thì chúng ăn xa tới 30m, trong
điều kiện thảm thực vật trơ trụi chúng có thể đi ăn xa tới 86m. Từ khoang tổ, có
nhiều hang có hướng đi sâu xuống phía dưới đi lấy nước. Ở gần tổ các hang giao
thông đi xuống có kích thước lớn với tiết diện ngang hình bán nguyệt, càng ra xa
chúng càng nhỏ, phân nhánh nhiều, hình dạng hang thay đổi, có thể là hình tròn hay
hình nhiều góc cạnh. Các hang giao thông của loài này có thể đi sâu xuống dưới 2m,
có nơi tới chục mét. Mật độ hang giao thông thay đổi theo khoảng cách so với tổ,
càng gần tổ thì mật độ hang giao thông càng cao. Các hang giao thông ở gần nhau
có thể thông với nhau; các hang ở nông có thể thông với các hang ở sâu bằng các
nhánh nhỏ tạo nên hệ thống khe rỗng phức tạp.
Loài này làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, phá hoại các hoa văn cổ trên gỗ.
Chúng phá hại đập và làm sụt lún nền công trình xây dựng, cây trồng.
7. Tác hại của mối
7.1.Mối phá hoại công trình kiến trúc
Các cấu kiện gỗ trong công trình kiến trúc thường bị mối phá huỷ. Các công
trình di tích ở Hà Tây, ở Huế bị mối phá hoại tới gần 100%, các công trình trong
Khu phố cổ Hà Nội bị mối hại đến 82%. Nhiều công trình di tích làm bằng các loại
gỗ cứng như lim, táu, sau thời gian dài đã bị mối làm đổ, nhiều nhà dân chỉ sau 2
năm xây dựng đã bị mối phá huỷ các các khuôn cửa (xem hình 12). Nhiều cấu kiện
gỗ bị mối gây mất khả năng chịu lực (xem hình14).



14



































Ngoi cỏc tỏc hi i vi cu kin g, mi Coptotermes formosanus cũn phỏ hu
c, nh t, bn gh, ti liu (xem hỡnh 14,15 ).



Hỡnh 12. Mi Coptotermes n
rung khung ca
Hình 12. Mối ăn ruỗng
khung cửa ra vào

Hình 14. Mối Coptotermes formosanus ăn xà gồ ở chùa Nả
(Ba vì, Hà Tây)


Hỡnh 13. T mi
Microcerotermes crasus


15
















Ngoi cỏc vt cú cha cellulose, loi ny cũn cú kh nng phỏ hu v cỏp in
v p t vo bờn trong thit b in t gõy chp in (xem hỡnh 16).
















7.2. Mi gõy hi cõy trng
i vi cõy trng, mi cũn tn cụng bờn trong thõn cõy gõy rng, lm gim kh
nng chu lc ca thõn cõy. in hỡnh cỏc cõy ng ph, nhiu cõy b mi n
rng v b góy khi gp bóo. c bit l cõy mớa (xem hỡnh 17).



Hình 16. Mối Coptotermes formosanus ăn ruỗng cáp điện và gây chập điện

Hình 15. Mối Coptotermes formosanus ăn ruỗng tủ bếp
Vết mối ăn
bên trong

16

















Hầu hết các loại cây trồng công nghiệp ở Việt Nam như: cà phê, điều, cao su,
bạch đàn, bông, lạc…đều bị mối tấn công, rõ nhất ở thân cây (xem hình 18, 19).


















Ngoài thân cây, mối còn tấn công rễ cây. Ở nhiều nước, nhiều loài mối được coi
là đối tượng gây hại của nhiều loại cây trồng.

H×nh 17. Mèi Coptotermes formosanus ¨en ruçng th©n c©y mÝa


H×nh 18. Mèi Odontotermes sp
¨n h¹i th©n c©y keo


H×nh 19. Mèi ¨n h¹i rÔ c©y mÝa

17

7.3. Tác hại đối với đê đập
Từ ngàn xưa, mối được coi là nguyên nhân chính gây vỡ đê. Mối làm tổ trong

thân đê, đập (các loài Odontotermes hainanensis, Macrotermes gilvus và nhiều loài
khác trong phân họ mối cấy nấm) gây ra các khoang rỗng, các hang xuyên qua thân
đê, đập, gây thủng từ phía sông sang phía đồng làm rò rỉ nước dẫn đến vỡ đê, đập
(xem hình 20, 21). Tổ mối lớn trên thân đập thường gây sụt lún, sói ngầm, làm giảm
tuổi thọ của công trình.



























H×nh 21. Tæ mèi trong th©n ®ª cã
nhiÒu khoang vµ hang giao th«ng
trong th©n ®ª (tæ mèi ®µo sau khi
phôt v÷a sÐt)

H×nh 20. Tæ mèi Odontotermes
hainanensis ®ang g©y rß rØ qua
th©n ®ª ë Duy Tiªn, Hµ Nam

×