Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động và cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy ngô sỹ liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.87 KB, 65 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ HỒNG ĐIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG CẤP
NƯỚC SINH HOẠT CỦA NHÀ MÁY NGÔ SỸ LIÊN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chinh quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2013 - 2015
THÁI NGUYÊN - 2014
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ HỒNG ĐIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG CẤP
NƯỚC SINH HOẠT CỦA NHÀ MÁY NGÔ SỸ LIÊN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chinh quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : K9 - KHMT
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
THÁI NGUYÊN - 2014
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Diễn giải đầy đủ nội dung
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
TNHH Trách Nhiệm Hữu hạn
BYT Bộ Y tế


UNICEF United Nations Internation Children’s
Emergenly Fund
TCN Trước công nguyên
UBND Ủy ban nhân dân
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BHYT Bảo hiểm y tế
KDNS Kinh doanh nước sạch
KSTK Khảo sát thiết kế
CNTT Công nghệ thông tin
THCS Trung học cơ sở
VSMT Vệ sinh môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bệnh liên quan tới nguồn nước 13
Bảng 4.1: Giếng khoan tại nhà máy nước Ngô Sỹ Liên 41
Bảng 4.2: Chất lượng nước tại Nhà máy Ngô Sỹ Liên qua công đoạn– trước khi đại tu 47
Bảng 4.3: Chất lượng nước tại nhà máy nước Ngô Sỹ Liên qua công đoạn – Sau khi đại tu 48
Bảng 4.4: So sánh mẫu nước sau xử lý với QCVN 01:2009/BYT 49
Bảng 4.5: Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước sinh hoạt do nhà máy cung cấp 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức nhà máy Ngô Sỹ Liên 25
Hình 4.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy Ngô Sỹ Liên 32
Hình 4.3: Sản lượng nước khai thác trong 6 tháng đầu năm 2014(m3) 42
Hình 4.4: So sánh sản lượng nước khai thác 6 tháng đầu năm
2013 và 2014(m3) 43
Hình 4.5: Sản lượng nước ngầm khai thác trong tháng 2 năm 2014(m3) 44
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
MỤC LỤC 6
Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa đề tài 2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3
2.1.1 Một số khái niệm về nghiên cứu nước sạch 3
2.1.2 Cơ sở pháp lý 5
2.2 Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam 5
2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới. 6
2.2.2 Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam. 7
2.3 Sơ lược lịch sử phát triển ngành kỹ thuật cấp nước trên thế giới và Việt Nam 10
2.4 Vai trò của nước với sức khỏe con người 11
2.5 Một số bệnh liên quan tới nguồn nước 12
2.6 Nguồn cung cấp nước 14
2.6.1 Nguồn nước mặt: 14
2.6.2. Nguồn nước ngầm. 15
2.6.3. Nguồn nước mưa 15
2.7. Các phương pháp sử lý nước ở Việt Nam 15
A, Phương pháp vật lý 15
2.7.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ 15
2.7.2. Song chắn và lưới chắn 16
2.7.3. Bể lắng cát 16
2.7.4. Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất 16
2.7.5. Làm thoáng 16
2.7.6. Quá trình lắng 17
2.7.7. Quá trình lọc 17
2.7.8. Clo hóa trước hay clo hóa sơ bộ 17

2.7.9. Quá trình khuấy trộn hóa chất 17
2.7.10 Quá trình keo tụ và tạo phản ứng bông cặn 17
2.7.11. Dùng than hoạt tính để hấp thụ chất gây mùi, màu của nước 18
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động và cung cấp nước sạch tại nhà máy nước Ngô Sỹ Liên.
19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: Công ty nước sạch Hà Nội 19
3.1.3 Thời gian: Từ 5/5/2014 – 5/8/2014 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Nghiên cứu các văn bản pháp luật 19
3.3.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp đánh giá 19
3.3.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra 20
Phần 4
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận Đống Đa 21
4.2 Tổng quan Công ty nước sạch Hà Nội 23
4.3 Tổng quan về nhà máy nước Ngô Sỹ Liên 24
4.3.1 Cơ cấu tổ chức nhà máy 25
4.3.1 Giám đốc nhà máy 25
4.3.2 Phó giám đốc 26
4.3.3 Đốc công kĩ thuật 27
4.3.4. Tổ Cơ điện 27
4.3.5 Các tổ K vận hành nhà máy 28
4.3.6 Nhân sự 28
4.4. An toàn lao động 29
4.4.1 An toàn lao động đối với công nhân vận hành giếng: 29
4.4.2 An toàn lao động khu vực dàn mưa, bể lắng, tháp làm thoáng 29

4.4.3 An toàn lao động đối với công nhân vận hành hệ thống Clo 29
4.4.4 An toàn lao động đối với công nhân vận hành trạm bơm cấp II 30
4.4.5 An toàn lao động điện 30
4.4.6 An toàn lao động phòng cháy chữa cháy 31
4.4.7 An toàn giao thông 31
4.5. Dây chuyền công nghệ của nhà máy 31
4.5.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ 32
4.5.1 Trạm bơm giếng 33
4.5.2 Tuyến ống truyền tải nước thô 35
4.3.3 Dàn mưa 35
4.3.4 Bể lắng 36
4.3.5 Bể lọc 37
4.3.6 Hệ thống định lượng Clo 38
4.3.7 Bể chứa nước sạch 39
4.3.8 Trạm bơm phân phối (trạm bơm cấp 2) 40
4.3.9. Các công trình phụ trợ khác trong nhà máy 40
4.6 Tình hình cung cấp nước sạch sinh hoạt của nhà máy 40
4.6.1 Đánh giá tình hình khai thác nước Nhà máy Ngô Sỹ Liên 42
4.6.2 Đánh giá chất lượng nước của nhà máy trước và sau khi xử lý 44
4.6.3 Ý kiến người dân về chất lượng nước của nhà máy nước Ngô Sỹ Liên sau khi xử lý 50
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu trong đời sống
con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất, nước và môi

trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế
giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất
nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham
gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn
đường cho các muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một
cơ thể không có máu). Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất
công nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có
vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
thoáng khí trong đất…
Nước quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối
mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Tình
trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc
các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.Trung bình có
khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của
WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng
nước bị nhiễm asen với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 µg/lít. Vì vậy,
vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên – thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên nước sạch Hà Nội là một trong những nhà máy nước lớn trên địa
bàn thành phố Hà Nội có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho
người dân quận Đống Đa.
Hiện nay chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội không ổn định.
Tại một số quận, huyện hàm lượng kim loại nặng, asen vượt quá ngưỡng cho
phép của Bộ Y Tế. Điều này đang là nỗi lo lắng của nhiều người dân thủ đô
1
khi phải hàng ngày phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo. Xuất phát từ
những thực trạng nêu trên và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình hoạt động và

cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy Ngô Sỹ Liên”.
1.2 Mục đích của đề tài
- Mục đích: Thông qua việc tìm hiểu về tình hình hoạt động và cung cấp
nước sinh hoạt. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng nguồn nước sạch.
- Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu nhân lực, cách tổ chức cũng như công tác quản lý của nhà máy.
- Công tác an toàn lao động khi làm việc trong nhà máy.
- Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ của nhà máy.
- Tình hình cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phản ánh trung thực khách quan.
- Đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động khai thác và cung cấp nước.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với thực tế.
1.4. Ý nghĩa đề tài
+ Với bản thân: Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học
tập và nghiên cứu.
Nâng cao hiểu biết của bản thân về tình hình hoạt động và cung cấp
nước sinh hoạt, nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.
+ Với cộng đồng: Đề tài là một tư liệu tham khảo về tình hình hoạt động
và cung cấp nước sạch tại các nhà máy nước trên địa bàn Hà Nội.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm về nghiên cứu nước sạch.
1. Nước: Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị nước tinh khiết
có công thức cấu tạo gồm 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxi. Dưới áp suất
khí trời 1atmosphere, nước sôi ở 100
0

C và đông đặc ở 0
0
C.
2. Nguồn nước: Là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các
tầng nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
3. Nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng
cho ăn uống, vệ sinh của con người. (9)
4. Nguồn nước sinh hoạt: Là nguồn nước có thể cung cấp cho sinh hoạt
hoặc xử lý thành nước sinh hoạt.
5. Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu
tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử
dụng nước.
6. Dịch vụ cấp nước: là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch. (9)
7. Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả
các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ
nước sạch.
8. Đơn vị cấp nước bán buôn: là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán
nước sạch cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến
khách hàng sử dụng nước. (9)
9. Đơn vị cấp nước bán lẻ: là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước
sạch trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.
10. Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua
nước sạch của đơn vị cấp nước.
3
11. Nước sạch: là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu
cầu sử dụng. (9)
12. Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm

các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước
sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. (9)
13. Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III
và các công trình phụ trợ có liên quan. (9)
14. Mạng cấp I: là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển
nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử
dụng nước lớn. (9)
15. Mạng cấp II: là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hoà lưu
lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống
cấp nước. (9)
16. Mạng cấp III: là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các
đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước. (9)
17. Công trình phụ trợ: là các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà
xưởng, tường rào, trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hoả
(9)
18. Tiêu chuẩn môi trường: Là những chuẩn mực, giới hạn cho phép,
được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. (10)
19. Quy chuẩn môi trường: Là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về
mức giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng và mục bắt buộc phải tuân thủ để
đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan có thẩm quyền
ban hành dưới văn bản để bắt buộc áp dụng. (6)
20. Bệnh liên quan đến nguồn nước: Các dạng bệnh tật sinh ra do sử
dụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm trùng. (10)
21. Kế hoạch: là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ
đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai
đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục
tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt
4

được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu
như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó
ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu.
22. Lệnh vận hành: Là kế hoạch, chỉ tiêu mà công ty, cơ quan, tổ chức
cấp trên đề ra, là mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân cấp dưới phấn đấu
thực hiện.
2.1.2 Cơ sở pháp lý.
1, Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
2, Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27
tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
3, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng7 năm 2004 của Chính
phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước.
4, Thông tư số: 19/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Thông tư về Quy định kỹ thuật quan trắc tài
nguyên nước dưới đất.
5, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN
01:2009/BYT.
6, Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN
02:2009/BYT.
7, Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
8, Quyết định 69/2013/QĐ-UBND Quy định sản xuất, cung cấp, sử dụng
nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2 Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng
cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái
tạo của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên
phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra

những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước. (1)
5
2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới.
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc
đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có
gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm
được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô
tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất
hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp
mới ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh
hướng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập
trung dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về
nước càng ngày càng trở nên nan giải.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước
tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp
được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt.
Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của
mỗi quốc gia. Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công
nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí. Ở
Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp,
6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự
phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm
tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến
thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất
Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần
3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để
sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn

nhựa tổng hợp. (2)
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai
6
do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn
thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km
3
/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được
thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung
bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản
phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần
đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần
đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự
đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước
mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần
nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn.
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của
con người như giao thông vận tải, giải trí ngoài trời như đua thuyền, trượt ván,
bơi lội nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. (2)
2.2.2 Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam.
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao trên thế giới,
vào khoảng 2000mm/năm, bằng 2,6 lần tổng lượng mưa trên các lục địa.
Tổng lượng mưa trên toàn lãnh thổ là 650km

3
/ năm, tuy nhiên lượng mưa
phân bố không đều theo mùa, 70% - 80% tổng lượng dòng chảy tập trung vào
mùa mưa lũ trong đó 6 – 9 tháng trong năm là mùa cạn ít nước, 3 tháng cạn
nhất có lượng nước chỉ chiếm tỷ lệ 5 – 10% tổng lượng cả năm. (2)
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời
gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt
hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra
còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông.
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ
khoảng 640 km
3
, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313
7
km
3
. Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai
con sông lớn là sông Cửu long (550 km
3
) và sông Hồng (50 km
3
) thì tổng
lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km
3
và lượng nước mà
các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km
3
. Như vậy so với nhiều
nước, Việt Nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho
mỗi đầu người đạt tới 17.000 m

3
/ người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa
phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ
khai thác được 500 m
3
/người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước
được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng
sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp. (2)
a, Tình hình sử dụng nước trong các hoạt động kinh tế.
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả
nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên
3500 hồ đập nhỏ1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10000 máy
bơm các loại có khả năng cung cấp 60-70 tỷm
3
/năm. Tuy nhiên, hệ thống thủy
nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiết kế.
Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m
3
, cho công
nghiệp khoảng 17,3 tỷ m
3
, cho dịch vụ là 2 tỷ m
3
, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m
3
.
Về nuôi trồng thủy hải sản: Nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000
ha mặt nước lợ và 1470 000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt
nước nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện
tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt.

Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm
Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An)…
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3500 hồ chứa nhỏ và khoảng
650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt,
giao thông đường thủy thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (FAO, 1999). (3)
b, Tình hình khai thác sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt.
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh
hoạt, về mặt sinh lý mỗi người cần 1-2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu cầu
sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10-15 lít cho vệ sinh cá
8
nhân, 20-200 lít cho tắm, 20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giặt bằng
máy…. (3)
c, Ở khu vực thành thị.
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương, 86
thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người chiếm 26,3%
dân số toàn quốc . Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất
thiết kế là 3,42 triệu m
3
/ ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt
với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m
3
/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn
nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m
3
/ngày.
Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh
hoạt sản xuất như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… các tỉnh thành
Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Gia Lai, Thái Bình… khai thác 100% nước
mặt. Nhiều địa phương dùng cả hai nguồn nước.
Trên địa bàn Hà nội hiện nay khoảng trên 100 000 giếng khoan khai thác

nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty
nước sạch quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm phát nước
nông thôn.
Tổng công suất nước hiện có của các nhà máy cấp nước có thể cung cấp
khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, do cơ sơ hạ tầng xuống cấp
lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước sạch khá cao như ở Thái Nguyên, Hà Nội,
Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh…. Nên thực tế nhiều đô thị chỉ có khoảng 80-90
lít/người/ngày. (3)
d, Ở khu vực nông thôn.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số dân
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tính đến cuối năm 2010
ước đạt gần 64 triệu người, tương đương 80% số dân nông thôn, kém 5% so
với mục tiêu đề ra. Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở
Đông Nam Bộ (88%), Đồng bằng sông Hồng (81%), Đồng bằng sông Cửu
Long (81%) và Bắc Trung Bộ (61%) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Báo cáo tổng kết Chương trình quốc gia về nước sạch và VSMT năm
2007, 2008, 2009, Hà Nội, 2010). [11].
9
Tại Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất khai thác là 1.100.000 m
3
/ngày
đêm. Trong đó phía nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000 m
3
/ngày
đêm. Các tỉnh ven biển miền Tây nam bộ như: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến
Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không đủ phục vụ
nhu cầu đời sống sinh hoạt và sản xuất vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu
được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà
Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày [2].
2.3 Sơ lược lịch sử phát triển ngành kỹ thuật cấp nước trên thế giới và

Việt Nam
Theo lịch sử ghi nhận hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La
Mã vào năm 800 TCN. Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng
kênh tự chảy, trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo
đường ống dẫn nước đến các nhà quyền quí và bể chứa công cộng cho người
dân sử dụng. 300 năm TCN đã biết khai thác nước ngầm bằng cách đào giếng.
Người Babilon có phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn bằng ròng rọc,
guồng nước.
Thế kỷ thứ XIII, các thành phố ở châu Âu đã có hệ thống cấp nước. Thời
đó chưa có các loại hóa chất phục vụ cho việc keo tụ xử lý nước mặt, người ta
phải xây dựng các bể lắng có kích thước rất lớn (gần như lắng tĩnh) mới lắng
được các hạt cặn bé. Do đó công trình xử lý rất cồng kềnh, chiếm diện tích và
kinh phí xây dựng lớn. 1600 việc dùng phèn nhôm để keo tụ nước được các
nhà truyền giáo Tây Ban Nha phổ biến tại Trung Quốc. Năm 1800 các thành
phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có hệ thống cấp nước khá đầy đủ thành phần như
công trình thu, trạm xử lý, mạng lưới … Năm 1810 hệ thống lọc nước cho
thành phố được xây dựng tại Paisay- Scotlen. Năm 1908 việc khử trùng nước
uống với qui mô lớn tại Niagara Falls, phía Tây nam york.
Thế kỷ XX kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt tới tình độ cao và còn tiếp
tục phát triển, các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng phong phú và
hoàn thiện. Thiết bị dùng nước trong nhà luôn được cải tiến để phù hợp và
thuận tiện cho người sử dụng. Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được sử
dụng rộng rãi trong cấp thoát nước. Có thể nói kỹ thuật cấp nước đã đạt đến
10
trình độ rất cao về công nghệ xử lý, máy móc trang bị thiết bị và hệ thống cơ
giới hóa, tự động hóa trong vận hành, quản lý. (4)
Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng khoan giếng
mạch nông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cũ vào năm 1894.
Nhiều đô thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng…hệ thống cấp nước đã xuất hiện,
khai thác cả nước ngầm và nước mặt. (4)

Hiện nay hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước.Nhiều trạm cấp
nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần
Lan, Australia…Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công
nghệ tiên tiến và tự động hóa. (4)
Hiện nay Đảng và nhà nước đang quan tâm đến vấn đề cấp nước cho
nông thôn, đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực cấp nước cần phải đóng góp
sức mình và sáng tạo nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu thức tế. (4)
2.4 Vai trò của nước với sức khỏe con người.
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các
sinh vật.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam
trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng
và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng.
Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm đều cần có
nước. (5)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn
trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở
không quá năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết
lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prô-tê-in để duy trì sự
sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính
mạng và mất 20- 22% nước sẽ dẫn đến tử vong. (5)
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80% thành
phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm
sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước,
sự chuyển hóa prô-tê-in và enzymer để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận
khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc
11
và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô
hấp một cách hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: nước là thành phần
chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ

nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp. (5)
Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên,
bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của
những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hằng ngày giúp làm loãng
và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thông
toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi: đường tiết niệu, bàng
quang, niệu quản Nước cũng là một biện pháp giảm cân hữu hiệu và đơn
giản, nhất là uống một ly nước đầy khi cảm thấy đói hoặc trước mỗi bữa ăn.
Cảm giác đầy dạ dày do nước (không ca-lo, không chất béo) sẽ ngăn cản sự
thèm ăn và quan trọng hơn nước kích động quá trình chuyển hóa, đốt cháy
nhanh lượng ca-lo vừa hấp thu qua thực phẩm. Nếu mỗi ngày uống đều đặn
sáu ly nước thì một năm có thể giảm hai kg trọng lượng cơ thể. (5)
2.5 Một số bệnh liên quan tới nguồn nước.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cơ bản trong cuộc sống
hàng ngày của con người. Con người, động vật và thực vật sẽ không thể tồn
tại nếu thiếu nước. Thế nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta đang
đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Tại
buổi lễ kỷ niệm Ngày nước thế giới, Cục quản lý tài nguyên nước đã đưa ra
thông tin có tới 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam là do nguồn nước bị ô
nhiễm gây ra. Vậy nước và vệ sinh môi trường có ảnh hưởng và liên quan liên
đến những bệnh nào đối với con người? (7)
12
Bảng 2.1: Bệnh liên quan tới nguồn nước
Bệnh Nguyên nhân Cách phòng chống
Bệnh đường
tiêu hóa: Với
các bệnh
thường gặp
như: tả, lỵ,
thương hàn,

tiêu chảy, viêm
gan A, bại liệt
Bệnh thường xảy ra do người khỏe ăn
hoặc uống phải những thực phẩm, nước
uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân
người ( do không rửa tay với xà phòng
sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh
cho trẻ nhỏ rồi cầm vào thức ăn hoặc do
ruồi, gián đậu lên thức ăn, nước không
được đậy kín…) Sau khi ăn hoặc uống
các loại nước đã bị nhiễm khuẩn, virút và
ký sinh trùng gây bệnh thì chúng ta dễ
dàng bị mắc bệnh
Rửa tay bằng xà phòng
và nước sạch tại các thời
điểm trước khi ăn, sau
khi đại tiện hoặc sau khi
tiếp xúc với người bệnh.
Thực hiện ăn chín, uống
sôi, không ăn thức ăn đã
bị ôi thiu. Diệt các loại
côn trùng có nguy cơ gây
bệnh như ruồi, gián và
chuột.
Bệnh giun sán:
giun đũa, giun
tóc, giun móc,
giun kim.
Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim
thường lây truyền do trứng giun của

người bệnh theo phân ra ngoài rồi vào hệ
tiêu hóa của người khỏe qua thức ăn,
nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da
người vào cơ thể và gây bệnh. Ấu trùng
của các loại sán lại từ phân người bệnh
vòa nước hoặc sống ký sinh trong ốc, cá
ăn ốc có ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán.
Người hay gia súc ăn cá, thịt không nấu
chín cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Để phòng bệnh giun sán
chúng ta không nên ăn
gỏi cá, không ăn các loại
gia súc bị bệnh chết,
không đi chân đất hay để
trẻ nhỏ mặc quần thủng
đũng, đặc biệt cần chú ý
tẩy giun, sán theo định kỳ
và theo hướng dẫn của
thầy thuốc.
Các bệnh về
mắt, ngoài da,
các bệnh phụ
khoa.
Đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài da
và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người
bệnh sang người lành qua nước.
Để phòng tránh các bệnh
này cần có đủ nước sạch
sử dụng hàng ngày, đồng
thời thực hiện vệ sinh cá

nhân tốt, tắm rửa hay giặt
giũ phải dùng xà phòng
và nước sạch, mỗi người
phải sử dụng một khăn
mặt riêng, không dùng
chung quần áo với nguời
bệnh và không mặc quần
áo khi còn ẩm.
13
2.6 Nguồn cung cấp nước.
2.6.1 Nguồn nước mặt:
Sông ngòi, ao hồ và biển.
a. Nước sông là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước.
* Ưu: - Trữ lượng lớn có khả năng cung cấp cho các đối tượng dùng
nước cho trước mắt và tương lai.
- Dễ thăm dò và khai thác.
- Độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ.
* Nhược: - Thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và
nhiệt độ.
- Hàm lượng cặn cao (về mùa lũ) độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn, dễ bị
nhiễm bẩn bởi nước thải do đó giá thành xử lý đắt. Để đảm bảo sử dụng
nguồn nước lâu dài cần phải cố chiến lược sử dụng hợp lý và biện pháp bảo
vệ nguồn nước mặt
b. Nước suối.
- Mùa khô nước rất trong nhưng lưu lượng nhỏ.
- Mùa lũ lưu lượng lớn nhưng nước đục, có nhiều cát sỏi, mức nước lên
xuống đột biến.
Có thể sử dụng cấp nước cho các bản làng hoặc các đơn vị quân đội
trong khu vực. Nếu muốn sử dụng cấp nước lớn phải có công trình dự trữ và
phòng chống phá hoại.

c. Nước hồ, đầm.
Hồ tự nhiên thường có trữ lượng nhỏ, chỉcó một vài hồ lớn có khả năng
làm nguồn cung cấp nước cho các đối tượng vừa và nhỏ
Nước hồ tương đối trong (ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng),
hàm lượng cặn bé, ít chất lơ lửng do đã được lắng tự nhiên và khá ổn định.
Hàm lượng cặn cũng dao động theo mùa. Nhưng nước hồ, đầm có độ màu cao
do ảnh hưởng của rong rêu và các thuỷ sinh vật, thường dễ bị nhiễm trùng,
nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn thận.
14
Hàm lượng chất hữu cơ trong nước hồ thường cao do xác động thực vật
xung quanh hồ gây nên.
d. Nước biển.
Đây là nguồn nước trong tương lai, có xử lý chưng cất, bốc hơi nên ít
kinh tế.
2.6.2. Nguồn nước ngầm.
Ưu tiên cho hệ thống cấp nước vừa và nhỏ
• Ưu: - Nước rất trong sạch: hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng do nước thấm qua
các tầng chứa nước thường là cát, cuội, sỏi giống như lọc qua lớp vật liệu lọc.
- Xử lý đơn giản (thường là khử sắt và khử trùng) →giá thành rẻ
• Nhược: - Thăm dò lâu, khó khăn
- Do tồn tại trong các tầng chứa nước thường có các khoáng chất nên
nước ngầm thường chứa nhiều sắt, mangan hoặc bị nhiễm mặn vùng ven biển
lúc này xử lý khó và phức tạp.
2.6.3. Nguồn nước mưa.
Nguồn nước cấp cho đối tượng nhỏ, chủ yếu cho từng gia gia đình ở
những vùng thiếu nước ngọt như một số vùng ở miền núi phia Bắc, vùng
đồng bằng sông Cửu Long, hải đảo, biên phòng thiếu nước ngọt…
Nước mưa tương đối sạch, nhưng cũng bị nhiễm bẩn do rơi qua không
khí ở khu công nghiệp hoặc đô thị, rơi qua mái nhà mang theo bụi và các
chất bẩn khác. (4)

Chú ý: Nước mưa thiếu các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ
thể con người và súc vật.
2.7. Các phương pháp sử lý nước ở Việt Nam.
A, Phương pháp vật lý.
2.7.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt): tạo điều kiện
thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng
vi trùng do tác động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng
ôxy hóa do tác dụng của ôxy hòa tan trong nước và làm nhiệm vụ điều hòa
15
lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào lưu lượng tiêu thụ do bơm nước cấp
nhà máy xử lý nước.
2.7.2. Song chắn và lưới chắn.
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn vào công trình thu làm nhiệm vụ
loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng
cao hiệu quả làm sạch của công trình xử lý.
2.7.3. Bể lắng cát.
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250mg/l sau lưới
chắn, các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, có
khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích
thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 để loại trừ
hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn lắng tụ
lại trong bể tạo bông và bể lắng.
2.7.4. Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất.
Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất (thường là nước trong hồ chứa,
trong kênh dẫn nội đồng và ở khu vực quanh công trình thu nước sông có vận
tốc chảy rất nhỏ trong một thời gian dài để hạn chế sự phát triển của rong rêu,
tảo và vi sinh vật nước, để loại trừ màu, mùi vị do xác sinh vật chết gây ra.
Hoá chất thường dùng là đồng sunfat CuSO4 liều lượng thường dùng mỗi đợt

xử lý có thể từ 0,12 – 1,3 mg/l. Liều lượng giữa hai lần xử lý phụ thuộc vào
thành phần của nước thô như nhiệt độ, độ kiềm, vi sinh, rêu tảo và hàm lượng
CO
2
trong nước.
2.7.5. Làm thoáng.
Có 2 phương pháp làm thoáng:
- Đưa nước vào trong không khí: Cho nước phun thanh từng tia hay
thành mảng mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay
cho nước phun thành tia và màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí
vào thùng như các dàn làm thoáng cưỡng bức.
16
- Đưa không khí vào nước: Dẫn và phân phối không khí nén thành các
bọt nhỏ theo dàn phân phối đạt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước
được làm thoáng.
2.7.6. Quá trình lắng.
Là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước bằng các
biện pháp:
- Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn
nước ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể.
- Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn trong các bể lắng ly tâm và xiclon
thủy lực.
- Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển
nổi. Cùng với việc lắng cặn quá trình lắng còn làm giảm được 90 – 95% vi
trùng có trong nước do vi khuẩn luôn bị hấp phụ và dính bám vòa các hạt
bông cặn trong quá trình lắng.
2.7.7. Quá trình lọc.
Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích
thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà giữ lại các hạt
keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, có kích thước bé hơn nhiều lần

kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt vật
liệu lọc.
B, Phương pháp hóa học.
2.7.8. Clo hóa trước hay clo hóa sơ bộ.
Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Tiêu
tốn lượng clo thường gấp 3 đến 5 lần lượng clo dùng để khử trùng nước sau
bể lọc, làm tăng giá thành xử lý.
2.7.9. Quá trình khuấy trộn hóa chất.
Mục đích cơ bản của quá trình khuấy trộn hóa chất là tạo điều kiện phân
tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khối nước cần xử lý.
2.7.10 Quá trình keo tụ và tạo phản ứng bông cặn.
Mục đích của quá trình keo tụ và tạo phản ứng bông cặn là tạo ra tác
17

×