Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học toán 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.45 KB, 20 trang )

Đổi mới phương pháp dạy học toán 1 -2 -3.
A. Những Vấn Đề Chung.
I/ Lý Do Chọn Đề Tài :
Hiện nay trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà Nước luôn
quan tâm hàng đầu là đổi mới giáo dục. Đảng ta đã nhận định giáo dục là
nền tảng của xã hội. Một đất nước muốn phát triển về lâu dài thì việc đầu
tư vào giáo dục là việc nên làm. Viêïc đó được thể hiện qua những việc
như tăng ngân sách ngành giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường
lớp, nâng cao công tác đào tạo đội ngũ giáo viên đủ năng lực và trình độ,
cụ thể là việc thay SGK trong 5 năm nay của các lớp 1-2-3 -4-5 đối với
bậc TH và lớp 6-7-8-9 đối với bậc THCS. Việc thay SGK chính là việc
đổi mới giáo dục hiện nay qua đó chúng ta cần phải đổi mới cả 4 thành tố
: Mục tiêu , nội dung, phương pháp, đánh giá. Nhưng đổi mới phương
pháp là quan trọng hơn cả và cần đầu tư nghiên cứu kĩ càng hơn. Bởi
phương pháp là cách làm cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách khoa
học nhất, đúng đắn nhất.
Hiện nay khi mà trình độ khoa học trên thế giới phát một cách tột bậc,
thời đại của “Công nghệ thông tin” thì những phương pháp cổ điển liệu
có còn phù hợp hay không? Khi mà trên thế giới hiện nay học sinh một số
nước ngồi học tại nhà qua mạng, qua Internet. Còn đất nước chúng ta vẫn
còn cảnh “Thầy đọc trò ghi”. Nội dung, kiến thức, phương pháp quá cũ
không đáp ứng với kiến thức của con trẻ ngày nay. Trẻ em ngày nay qua
hệ thống thông tin đại chúng, chúng đã tiếp thu một lượng kiến thức
khổng lồ, nhưng trong khi đó lên lớp chúng lại ì ạch tìm hiểu những kiến
thức quá cũ. Do đó việc đổi mới giáo dục là việc làm cần thiết hiện nay.
Trong các môn học ở bậc tiểu học hiện nay môn toán được xem là môn
học công cụ, kích thích tư duy, khả năng sáng tạo. Nhưng lại là môn học
khô khan nhất. Người Việt Nam vốn có năng lực học toán, ham thích học
toán, điều đó được thể hiện qua kết quả các cuộc thi Toán quốc tế. Nhưng
đó cũng chỉ dành riêng cho các em học chuyên, đầu tư để đi thi. Nhiệm
vụ của chúng ta là làm sao cho môn toán là môn ham thích nhất của mọi


trẻ em, con người Việt Nam. Làm sao để học sinh chúng ta tiếp cận với
nền toán học, phương pháp học tiên tiến của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Muốn làm việc đó tất nhiên chúng ta phải đổi mới: Mục tiêu
, nội dung, phương pháp, việc đánh giá trong việc dạy môn toán ở bậc
học cơ bản đó là bậc tiểu học.
II/ Mục Đích Nghiên Cứu Đề Tài :
- Nhằm đánh giá lại việc học toán ở các trường tiểu học trong những năm
qua có những điều ưu khuyết như thế nào về mục tiêu , nội dung, phương
pháp, đánh giá .
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc học toán ở các trường tiểu học
hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Đánh giá lại kết quả của việc cải tiến và đổi mới phương pháp học toán
hiệân nay trong hai năm thực hiện việc thay sách ở lớp 1 và 2. Việc đổi
mới phương pháp dạy học có ảnh hưởng như thế nào trong việc lãnh hội
và phát huy kiến thức về môn toán của học sinh.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới dạy học môn toán đặc biệt là
phương pháp dạy học toán hiện nay và mai sau. Nhằm nâng cao chất
lượng học tập của học sinh hơn nữa.
III/ Nhiệm Vụ Đề Tài :
+ Có nên chăng chúng ta tiếp tục học môn toán học toán như từ xưa đến
nay là đã đúng, đủ đối với yêu cầu xã hội. Không cần đổi mới về nội dung
và phương pháp. Mặc dầu hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật đã phát
triển một cách vượt bậc. Ở các nước trong khu vực trong công tác giáo
dục đã có rất nhiều tiến bộ về đổi mới phương pháp học phù hợp với khoa
học công nghệ hiện nay. Trong khi đó trình độ giáo dục của chúng ta
thấp hơn nhiều so với các nước xung quanh. Không đáp ứng đúng với
việc phát triển đất nước mà Đảng và nhà nước đang đề ra.
+ Có nên chăng để việc học toán của học sinh vẫn theo cách học thuộc
lòng, ghi nhớ một cách máy móc, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động
qua lăng kính giáo viên, học thuộc lòng lý thuyết là chủ yếu. không cần

phát triển tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. Cách dạy học làm cho học
sinh ngày càng thụ động, ỷ lại, thiếu năng động tìm tòi
+ Nguyên nhân :
Do nền kinh tế chúng còn lạc hậu, là một nước nghèo chưa đầu tư đúng
đắn cho ngành giáo dục. Kinh tế gia đình chưa phát triển nên phụ huynh
cũng chưa tạo điều kiện tốt để con em mình học tốt nhất.
Đội ngũ giáo viên còn quá yếu về chuyên môn, không đủ trình độ giảng
dạy, cải tiến phương pháp giáo dục, không theo kịp sự phát triển xã hội.
nắm bắt được các phương pháp dạy học tiên tiến.
Nhà nước ta trước đây chưa đầu tư đúng mức cho giáo dục, việc đổi mới
giáo dục còn quá chậm chạp không theo kịp thời đại, thực hiện xong việc
đổi mới thì lại chậm hơn các nước khác vài chucï năm.
+ Hướng giải quyết :
Tìm ra những nguyên nhân còn yếu kém trong trong các phương pháp
dạy học hiện nay, từ đó tìm ra những phương pháp hay nhất cho việc học
môn toán đạt kết quả tốt.
Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực trong trong dạy học toán hiện
nay. Đặc biệt là phương pháp đặt và giải quyết vấn đề và phương pháp
hợp tác chia nhóm nhỏ.
Học hỏi các cách thức giáo dục các nước xung quanh, đem những cái ưu,
phù hợp vào công cuộc cải cách giáo dục.
B. Nội dung của đề tài.
I/ Cơ Sở Lý Luận :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình
thành và phát triển. Ở các em học sinh Tiểu học đang còn hiếu động thích
tìm tòi học hỏi những vấn đề mới, đặc biệt là rất đễ cuốn hút bởi các dụng
cụ trực quan. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em chưa thích
ứng được với những bài giảng khô khan mang tính lý thuyết cho nên
những phương pháp cũ chưa thể đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

nên đổi mới về phương pháp là cấp thiết.
Ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là:” Học mà chơi, chơi mà
học”. Nhưng sang bậc tiểu học các em lại sống trong môi trường giáo dục
thật sự, nội qui trường lớp, các kỳ thi cử, các kỳ thi có tính nghiêm túc
làm cho tâm lý các em chưa thích nghi được. Các em thường mất bình
tĩnh, tự tin vào chính bản thân mình làm quên đi những kỹ năng, kỹ xảo
đã tiếp thu ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Cho nên muốn học sinh
học toán tốt chúng ta cầøn phải có một phương pháp phù hợp với các em.
+ Những vấn đề lý luận khác:
Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục giáo dục cho học
sinh phát triển toàn diện về : “ Đức, Trí, The,Å Mỹ” , hình thành các kỹ
năng, kỹ xảo nhằm giúp các em hòa đồng với cuộc sống sau này. Và đặc
biệt là làm sao để các em sau này biết tìm tòi khám phá cuộc sống của
chính mình. Cho nên đối với những phương pháp cũ thầy đọc, trò ghi, trò
học thuộc lòng công thức mà không hiểu rõ bản chất của nó, cứ như vậy
tạo cho học sinh tính ù lìø trong học tập, trong cả cuộc sống sau này của
các em.
Trong sự đổi mới của đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá, và những
thách thức hội nhập quốc tế
II/ Thực Trạng Nghiên Cứu :
1/ Những điếm đổi mới về nội dung và phương pháp của SGK toán 1-2-
3.
Việc đổi mới ở SGK toán 1-2-3 bao gồm nhiều yếu tố như hình thức, nội
dung, phương pháp, đánh giá, trang thiết bị nhưng chủ yéu vẫn là nội
dung và phương pháp dạy học.
2.1) Về nội dung đổi mới :
(Nội dung Cụ thể xin xem ở SGK toán lớp 1,2,3)
Chương trình tiểu học mới ở SGK toán 1-2-3 vẫn lấy số học làm trọng
tâm nhưng đổi mới về cấu trúc nội dung số và cách thể hiện nội dung số
học.

Những đổi mới về số học học là cơ sở lựa chọn các nội dung của các
mạch kiến thức về đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn, nhằm
tạo ra sự hộ trợ lẫn nhau giữa số học với cách mạch kiến thức khác, tạo ra
sự thống nhất về quan điểm khoa học và sư phạm trong môn toán.
Đổi mới này góp phần vào việc tăng cường thực hành, luyện tập các kĩ
năng toán học, đặc biệt là các kĩ năng tính và giải quyết vấn đề, giúp học
sinh học đến đâu nắm, hiểu chắc đến đó.
Dạy học vừa sức với số đông học sinh nhưng học được nhiều hơn, nhanh
hơn và vững chắc hơn.
Phát triển được năng lục tự học nhờ cách biên soạn SGK toán 1-2-3 kiểu
mới, nhờ cách dạy của giáo viên.
Giữa nội dung SGK toán 1-2-3 mới và cũ ta thấy có nhiều sự thay đổi
như : Nội dung phong phú hơn, có cấu trúc hợp lý hơn, được sắp xếp đan
xen với các mạch kiến thức khác, phù hợp với với sự phát triển theo từng
giai đoạn học tập của học sinh.
Nội dung thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức , kĩ năng cơ bản theo đúng
trình độ chuẩn.
Cách trình bày chú ý đến tính trực quan qua hình ảnh học, tăng cương các
bài luyện tập thực hành rèn kĩ năng.
VD : Môn hình học lớp 2:
SGK cũ
- Bài 1: Hình tứ giác, hình chữ nhật.
- Bài 2: Đường gấp khúc. SGK mới
- Bài 1: Hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Bài 2: Đường thẳng, 3 điểm.
- Bài 3: Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
- Bài 4: Chu vi hình tam giác chu vi hình tứ giác.
2.2) Đổi mới về phương pháp theo đổi mới nội dung SGK toán:
Đổi mới về SGK cũng yêu cầu về đổi mới về phương pháp để để việc dạc
học môn toán trở nên đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất.

- Phương pháp dạy học bài mới.
- Phương pháp dạy học các nội dung thực hành, luyện tập.
- Vấn đề soạn giảng bài của giáo viên.
a/ Phương pháp dạy học bài mới:
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học
sinh :
-Tự phát hiện và giải quyết nhiệm vụ bài học.
Giáo viên chỉ là người đưa ra những gợi ý để cho học sinh tự nhận thấy
vấn đề và giải quyết vấn đề đó đạt đến giải quyết nhiệm vụ bài học đưa
ra.
VD :Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” (9+5)
Gv cho học sinh lấy que tính ra một bên 9 que và một bên 5 que.Hướng
dẫn HS làm sao để có một bó là 10 que và đi đến phép cộng một cách dề
dàng.( Bớt 1 que tính bên nhóm năm đưa qua nhóm 9 que để thành 10 que
chẵn, thì nhóm còn lại còn 5-1=4 que. Và 10+4=14 que).
-Tự chiếm lĩnh kiến thức mới và cần thiết.
Sau khi giải quyết nhiệm vụ bài học hình thành kiến thức mới học sinh
phải biết chiếm lĩnh kiến thức đó và vận dụng vào việc giải toán.
VD : HS sau khi biết cách 9+5 là bớt 1 que tính bên nhóm năm đưa qua
nhóm 9 que để thành 10 que chẵn, thì nhóm còn lại còn 5-1=4 que. Và
10+4=14que. Từ đó HS có thể biết cách cộng 9 với 7 cũng tương tự bớt 1
que tính bên nhóm bảy que đưa sang nhóm 9 que để thành 10 que, sau đó
lấy 10+(7-1) =16 que.Tiếp tục như thế hình thành được bảng cộng 9.
Gv cũng có thể cho học sinh thuộc kiến thức ngay trên lớp bắng cách bôi
đi từng phần công thức rồi cho các em nhắc lại. Hoặc qua luyện tập nhiều
lần các bài tập để ghi nhớ công thức ngay lớp. Đây cũng là một bước
chiếm lĩnh kiến thức mới “học để hành , hành để học” là một phương
pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả và lâu dài.
VD : Bài “9+ với một số” Thì qua thực hành học sinh có thể rút ra được
9 cộng với một số A có một chữ số thì sẽ bằng 10 cộng với một số nhỏ

hơn A một đơn vị. như 9+5=10 +4
-Tự thiết lập mối quan hệ kiến thức mới và kiến thức đã học.
Khi HS đã học một kiến thức mới, nhưng kiến thức mới này dựa trên
những kiến cũ để hình thành nên thì qua bài học HS sẽ nắm bắt được mối
quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
VD: Khi học bài “9 cộng với một số” thì học sinh dựa trên kiến thức cũ
là “ Mười cộng với 1 số” Thì từ đó học sinh có mối quan hệ giữa hai phép
cộng này. Hoặc bài “ 8 Cộng với một số” cũng có cách làm tương tự.
Gv hướng dãn học sinh biết đặt kiến thức mới trong kiến thức đã học, từ
bài học mới ôn lại kiến thức cũ. Từ kiến thức cũ hình thành bài học mới
đó là cách học mới hiện nay. Qua đó học sinh hiểu được thấu đáo hơn mố
iliên hệ, ràng buộc giữa cá bài học cũng như các vấn đề trong xã hội sau
này.
b/ Phương pháp dạy học các nội dung thực hành, luyện tập:
Giáo viên cần :
-Giúp học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả
năng của mình.
Trong phần thực hành GV cần nắm vững trình độ, khả năng tiếp thu bài
của học sinh để đưa ra bài tập thực hành cho đúng đối tượng. làm sao cho
tất cả các em đều tham gia vào thực hành luyện tập theo đúng khả năg của
mình.
-Xác định rõ kiến thức kĩ năng cần thực hành.
GV cần nắm vững được nội dng của bài thực hành, Đúng với yêu cầu của
SGK, trình độ của lớp mình, trọng tâm của bài.
-Tạo ra sự hộ trợ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
Cần chia nhóm nhỏ để các em có thể giúp đỡ nhau trong luyện tập. Các
em phải biết hoạt động nhóm, phân công công việc trong nhóm làm sao
cuối cùng tất cả đều nắm đuợc nội dung cơ bản.
-Chuẩn bị mô hình, đồ dùng dạy học, phiếu bài học, luyện tập.
GV cần chuẩn bị mô hình, dụng cụ học tập cho tốt , yêu cầu học sinh phải

biết mang đầy đủ đồ dùng học tập. đặc biết là ở khâu dặn dò học sinh.
VD : Bài “11 trừ đi một số “ Thì giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị
que tính. GV chuẩn bj phiếu học tập cho học sinh có như vậy thì học sinh
lên lớp mới nắm bài một cách chủ động.
-Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập.
Khi học sunh làm bài xong Gv nên để cho học sinh tự nhận xét kết quả
bài của mình dựa trên bài sửa của giáo viên, làm như vậy để các em có
thể nắm chắc lại bài của mình thêm một lần nữa và tập làm quen với cách
tự đánh giá bài làm của mình
-Nêu ra các tình huống có vấn đề, hướng giải quyết vấn đề.
Gv phải biết hướng dẫn học sinh học và giải bài dựa trên các câu hỏi
nêu tình huống giúp học sinh suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
VD : Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” trong phần luyên tập “9+3” Nếu
học sinh chưa tìm ra cách giải GV có thể nêu ra : “ Lầm sao có thể đưa
chín thành số tròn chục để cộng cho dễ. Học sinh sẽ biết "9+1”=10.
-Giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và
phong phú của các bài luyện tập, thực hành.
Trong giảng bài mới Gv cần giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ
bản nhất không quá nâng cao trình độ bài học lên, không đi giảng bài theo
cách trải rộng không gút được nội dung chính.
VD : Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” Thì HS cần phải hiểu : Muốn cộng
9 với một số thì cần phải cộng một vào chín cho thành 10 rồi cộng tiếp
với số nhỏ hơn số kia một đơn vị.
-Giúp học sinh mô tả thành lời các hoạt động và kết quả thu được.
Cái thiếu sót hiện nay của học sinh chúng ta là không biết mô tả thành lời
các kiến thức đã học, nhiều bài toán đố học sinh không thể trình bày một
lời giải cho đúng. Như vậy để giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ bài hơn
chúng ta cần cho học sinh trình bày phần luyện tập của mình bằng lời nói.
-Tập cho học sinh thói quen không tự mãn với bài làm của mình, với các
cách giải bài có sẵn.

Chúng ta nên tập cho học sinh không nên tự mãn với những gì mình đã
học đã biết, phải luôn tự giác tìm hiểu thêm cách giải khác hơn, phải biết
xem xét một bài toán ở nhiều khía cạnh. Khi một học sinh giỏi trong lớp
giải bài trước các bạn GV nên cho em này tìm cách giải thứ hai. Mở rộng
vấn đề ra để những em giỏi tự tìm hiểu.
VD: Khi dạy bài “ 9 cộng với một số”thì làm bài tập 9+6 Đối với những
em giỏi GV có thể các em trình bày nhiều cách giải như :
9+6=9+(1+5)=(9+1)+5=10+5 và 9+6=(5+4)+6=5+(4+6)=5+10=15
-Giúp học sinh tự lực khi làm bài kiểm tra.
Khi học sinh làm bài kiểm tra GV chú ý đừng để học sinh cóp py hoặc
quay tài liệu cần khuyến khích các em làm theo khả năng của mình, tránh
các hình thức coi trọng con điểm.
-Tổ chức học sinh được hoạt động thực sự bằng tay trên các đồ vật, mô
hình để học sinh tự phát hiện kiến thức, kĩ năng.
-Chúng ta cần cho học sinh dựa vào đồ dùng học tập để tìm ra kiến thức
kĩ năng.
VD : Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” GV cho HS sử dụng que tính để tự
tìm kiến thức, HS biết một bên tay có 9 que tính và bên kia có 4 que HS
tự gộp lại và đếm thành 13 que, hay bớt một từ que tính ở 4 que qua bên 9
que để được 10 que từ đó rút ra được 10+3=13 và biết kĩ năng tính khi sử
dụng que tính.
-Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng thu được thực hành ở
nhiều hình thức khác nhau.
GV cần giúp học sinh thu được kiến thức bài học rồi thì HS phải biết sử
dụng kiến thức đó cho nhiều bài khác như khi biết cách làm phép toán
9+4 thì sẽ biết tính 9+5, 9+6 hay bằng nhiều hình thức khác nhau như 9 +
4 = 9 + (1 + 3) = (9 + 1) + 3 và 9+4=(3+6)+4=3+(6+4)

c/ Vấn đề soạn bài của giáo viên:
Soạn bài thực chất là lập kế hoạch để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt

động học tập tích cực nhằm đạt các mục tiêu dạy học của một bài học, bài
luyện tập cụ thể của toán 1-2-3.
Còn tất cả những đổi mới về trang thiết bị, chuẩn đánh giá, hình thức đều
là để hộ trợ phương pháp dạy học mới.
c.a) Các loại tiết dạy trong môn toán TH :
Tiết hình thành kiến thức mới, tiết luyện tập, tiết ôn tập, tiết thực hành,
tiết kiểm tra, tiết ngoại khoá.
c.b) Soạn bài lên lớp và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán hiện
nay:
Chúng ta cần thực hiện ba khâu sau :
Khâu soạn bài : Xác định mục đích yêu cầu tiết dạy trên cơ sở : Mục đích
tiết dạy, điều kiện dạy học, trình độ học sinh. Xác định các hoạt động
phải phù hợp lo gích với nội dung kiến thức. Cần lựa chọn các hoạt động
thu hút hấp dẫn học sinh.
Khâu lên lớp : Tổ chức hoạt động cho học sinh với các yêu cầu : Mỗi hoạt
động được thực hiện đúng, hệ thống các hoạt động được thực hiện đúng
các tiến trình, sử dụng đồ dùng hợp lý. Theo dõi đánh giá để kịp thời điều
chỉnh các hoạt động của lớp, nhóm, tửng học sinh.
Khâu chỉ đạo học sinh học ở nhà : Chọn việc giao về nhà cho học sinh
phải phù hợp vpới trình độ mỡi học sinh.
c.c)Việc cần làm thường xuyên để thực hiện tốt cá khâu soạn bài lên lớp.
- Nghiên cứu nắm vững chương trình :
Đó là quan điểm xây dựng chương trình, hệ thống kiến thức toàn bậc học.
Là mối liên hệ giữa các mạch kiến thức, ở từng lớp, giữa các lớp. những
vấn đề khó cần quan tâm.
- Nghiên cứu nắm vững nội dung SGK :
Trước hết là nắm vững nội dung kiến thức sách giáo khoa ở từng lớp.
Giải được các bài tập trong sách GK và bài tập. Nhận biết được sự thể
hiện, mối liên hệ giữa các chương trình trong SGK
- Vận dụng linh hoạt ság hướng dẫn giáo viên.

- Đọc tài liệu về bồi duỡng giáo viên toán Th và các tài liệu khác có liên
quan.
- Cập nhật những chương trình cần thiết nâng cao chất lượng dạy học
toán.
c.d) Việc làm cụ thể khi soạn bài.
Soạn bài là công việc chuẩn bị cho lên lớp, không phải là đơn thuần chép
lại SGK, nó phải được thể hiện một cáh sinh động mối liên hệ giữa mục
tiêu, nội dung và phương pháp và phương pháp dạy học toán ở tiểu học,
cùng với nghệ thuật trình bày, diến đạt của mỗi giáo viên. Trình tự thực
hiện các công việc khi soạn bài cho một tiết dạy học thường diễn ra như
sau :
- Xác định mục tiêu tiết dạy.
- Dự kiến hoạt động dạy học thích hợp
- Xác định công việc giao cho học sinh làm sau tiết học.
- Viết bài soạn
2/ Tổ chức dạy học toán nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
2.1/ Chú ý chung về tổ chức hoạt động dạy học toán :
Trong những năm gần đây, chúng ta đã có cuộc cách mạng trong viêc đổi
mới giáo dục đặc biệt là việc thay sách với việc đổi mới phương pháp dạy
học tích cực các khối lớp 1-2-3. Trong đó chú trọng hai phương pháp là :
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp pháp chia nhóm nhỏ.
a) Vấn đề đổi mới mục đích, nội dung và phương pháp dạy học toán :
Mỗi quá trình dạy học gồm được xác định bởi 3 thành tố cơ bản của nó là:
Mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Nội dung
dạy học được xác định bởi mục đích dạy học, còn bị chi phối bởi nội
dung dạy học và chịu ảnh huởng bởi điều kiện dạy học, đối tượng dạy học
và nhiều yếu tố khác:
Mục đích dạy học



Nội dung dạy học


Đối tượng dạy học Phương pháp dạy học Điều
kiện dạy học

do đó khi thay đổi nội dung của SGK toán thì chúng ta cũng cần đổi mới
phương pháp dạy học toán.
b) Tổ chức các hoạt động dạy học và vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học toán ở TH :
Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán TH cần có
phương pháp dạy học phù hợp. Phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp
với đặc điểm tâm lý và sinh lý của học sinh TH Việt Nam.
VD : Đặc điểm sinh lý của trẻ từ 6 – 11 tuổi là đi từ tư duy cụ thể đến
hình thành và pháp triển tư duy trừu tượng. Cho nên cách dạy học phải
khơi gợi tính tò mò, tránh đơn điệu về hình thức hoạt động, phải gợi mở
được vấn đề.
Đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tránh hình thức Thầy
giảng- Trò ghi sang Thầy tổ chức -Trò hoạt động. Cần tiến hành dưới
dạng tổ chức các hoạt động dạy học toán.
c) Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào tổ chức các hoạt
động dạy học toán ở TH:
Thường từ trước đến nay chúng ta hay dùng các phương pháp : Giảng
dạy, vấn đáp, Trực quan. Đây là các rất tiện lợi nhưng cũng rất đặc trưng
cho hình thức Thầy Giảng - Trò Ghi. Nhưng để qua hình thức Thầy tổ
chức- Trò hoạt động ngoài những phương pháp này giáo viên cần biết vận
dụng dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật khác nữa.
VD: Người giáo viên cần biết cách theo dõi từng học sinh trong quá trình
giải bài tập để kịp thời giúp đỡ học sinh yếu, giao thêm việc cho học sinh

giỏi, phải biết cách nhanh chóng chia nhóm để tổ chức thi đố, học nhóm
vv
2.2/ Phương pháp hợp tác chia nhóm nhỏ:
Là hình thức tổ chức học sinh hoạt động theo phuơng pháp dạy học mới,
việc chia nhóm nhỏ giúp cho học sinh có thể trao đổi ý kiến, bình luận ý
kiến của bạn, của giáo viên, của SGK, tự rút kinh nghiệm trong quá trình
trao đổi nó.
a) Quan điểm về tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm :
- Ưu điểm :
+ Thích hợp với phương pháp giảng giải hoặc làm mẫu : Giáo viên giảng,
cả lớp cùng nghe, cùng quan sát cùng suy nghĩ.
+ Dễ tổ chức : Giáo viên dễ giao việc cho tất cả các học sinh, dễ kiểm
soát tất cả các hoạt động của học sinh.
+ Góp phần tinh thần tự chủ của học sinh : một số hoạt động có thể giao
cho học sinh tự làm, giáo viên không cần can thiệp trực tiếp vào.
+ Tạo cơ hội cho học sinh hoà nhập với cộng đồng: học sinh học tập lắng
nghe ý kiến của người khác, tập thể hiện quan điểm của cính mình.
+ Tạo cơ hội cho học sinh nâng cao năng lực hợp tác : Học sinh tập xác
định trách nhiệm cá nhân đối với công việc chung của nhóm, nhận xét
đánh gái ý kiến của bạn, điều chỉnh suy nghĩ của mình.
+ Tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết khả năng của mình theo hướng
phân hoá trong dạy học.
- Khuyết điểm :
Nếu tổ chức dạy học không tốt thì đãn đến chất lượng hiệu quả dạy học
thấp.
VD: Nếu để lớp quá đông thì giáo viên không thể kiểm soát hết các hoạt
động học tập của học sinh được. Nếu lạm dụng chia nhóm vào những lúc
không cần thiết thì tốn thời gian vô ích. Nếu chia nhóm nhưng các em chỉ
biết phần việc trong nhóm mình được giao, thì cuối tiết học kiến thức sẽ
trở thành những mảnh chấp vá rời rạc trong đầu các em.

b) Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm :
- Hình thành các nhóm : GV chia nhóm theo điều kiện, nội dung của bài
học.
- Cử nhóm trưởng: Nhóm tự bầu hay gv đưa ra dựa vào khả năng của các
em
- Giao và nhận: GV giao việc cho Mỗi nhóm và nhóm trưởng, Cần nói rõ
về yêu cầu nội dung công việc và thời gian thực hiện.
- Các nhóm làm việc : Nhóm trưởng điều khiển, các thành viên đều phải
hoạt động, không ỉ lại vào nhóm trưởng và các thành viên khác trong
nhóm; cần làm việc su nghĩ độc lập rước khi trao đổi, giúp đỡ nhau;GV
theo dõi giúp đỡ các nhóm trưởng giải quyết các thắc mắc nếu có.
- Các nhóm trình bày: Các nhóm cử một hay vài thành viên (không cần
phải nhóm trưởng) trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp; Cả lớp tìm
hiểu công của nhóm khác.
- Tổng hợp và kết luận : GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và xác định
đúng sai, động viên, khuyến khích.
c) Một số cách chia nhóm :
- Chia ngẫu nhiên :
Là chia không cần phân biệt giữa các đối tượng học sinh, mọi học sinh
cùng hoạt động, cùng chiếm lĩnh kiến thức, nhiệm vụ được giao khác
nhau không nhiều về nội dung, ít có chênh lệch về độ khó.
- Chia thành các nhóm có cùng trình độ :
Được áp dụng khi có sự phân hoá về mức độ khó cua bài tập, bài học cho
tường đối tượng. Thường được chia thành bốn nhóm : nhóm gồm các học
sinh giỏi,nhóm gồm các học sinh khá,nhóm gồm các học sinh TB,nhóm
gồm các học sinh yếu.
- Chia thành các nhóm đủ trình độ:
Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần
có sự hộ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn khi tổ chức thực hành ngoài lớp học, ôn
tập hoặc giải các bài toán khó.

- Chia nhóm theo sở trường:
Cách chia nhóm này thường được sử dụng trong các cuộc họp ngoại
khoá. Mỗi nhóm gồm những học sinh có cùng sở trường hứng thú.
2.3/ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
Là dạy học dựa trên tình huống có vấn đề cần giải quyết. Phương pháp
này kế thừa các phương pháp tích cực truyền thống. Đặc trưng của nó là
tạo tình huống có vấn đề cần giải quyết, quá trình dạy học được chia
thành những thao tác, bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng, lôi cuốn
người học cùng tham gia, động não, tranh luận dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
2.4/ Sử dụng tài liệu để hộ trợ cho phương pháp dạy học toán TH :
Để dạy học theo hướng tích cực theo xu hướng mới hiện chúng ta cần chú
ý đến những tài liệu thường gặp sau :
- Tài liệu về chương trình, kế hoạch dạy học môn toán TH.
Để thể hiện chương trình một cách chi tiết, nhất là về mức yêu cầu cụ thể,
người ta xây dựng một loại tài liệu gọi là chuẩn kiến thức. Kế hoạch dạy
học môn toán phân chia nội dung chương trình môn Toán ra các tiết học .
- Sách giáo viên và sách bài soạn toán TH .
- Sách giáo khoa toán tiểu học.
- Vở bài tập toán TH.
- Phiếu học tập toán TH.
Phiếu học tập làm riêng cho một tiết học một phần của tiết, coi như
phương tiện tổ chức hoạt động dạy học. Có nhiều loại như : Phiếu giao
việc, phiếu thực hành, phiếu kiểm tra. Trong đó phiếu kiểm tra rất thường
được sử dụng trên lớp học hiện nay.
- Các sách tham khảo khác.
Như sách bài tập toán, sách các trò chơi toán học, sách chuyên đề về toán.
2.5/ Sử dụng đồ dùng dạy học.
a. Chú ý chung về đồ dùng dạy học toán:
Đồ dùng dạy học toán hết sức đa dạng đơn giản như que tính đắt tiền như

máy vi tính vv
Hiện nay theo hướng dạy học tích cực đồ dùng đóng một vai trò rất quan
trọng giúp học sinh hứng thú hơn, dễ phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức
hơn. Tư duy của HS TH thường bắt đầu từ những biểu tượng cụ thể, nên
kiến thức toán học chủ yếu hình thành bằng con đường thực nghiệm. Cho
nên khó có thể dạy học toán mà không có đồ dìng dạy học.
Có thể phân loại đồ dùng dạy học ra làm hai loại : Dồ dùng biểu diễn và
đồ dùng thực hành.
b. Một số chú ý về sử dụng đồ dùng dạy học :
- Đồ dùng dạy học toán phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng
cách.
2.6/ Tổ chức hoạt động vui chơi, thi đố trong toán học.
Đây cũng là phương pháp thường được các giáo viên thực hiện theo nhu
cầu đổi mới hiện nay.
Trong các phần giảng bài mới đặc biệt là luyện tập, ôn tập rất cần tổ chức
trò chơi dưới dạng thi đua để tạo không khí sôi động thi đua trong lớp.
C. Kết Luận Và Kiến Nghị.
I/ Kết Luận :
Như vậy đổi mới Giáo dục thực chất là đổi mới 4 thành tố : mục tiêu, nội
dung, phương pháp, cách thức, đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp
là hết sức quan trọng. Việc thay đổi SGK toán 1-2-3 tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời giúp học sinh
khả năng tự học tốt nhất. Với phương pháp dạy học tích cực sẽ nâng cao
tính chủ động sáng tạo của học sinh giúp học sinh tự pháp hiện và giải
quyết vấn đề của bài học từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng
dụng kiến thức đó vào trong thực hành, luyện tập với sự trợ giúp của giáo
viên.
Trong phương pháp đổi mới chúng ta cần quan tâm đến những phương
pháp sau :
- Phương pháp hợp tác chia nhóm nhỏ:

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
Gần như là phương pháp cốt lõi của dạy học hiện nay nhưng để dạy
được thì chúng ta cần phải biết phối hợp với những vấn đề sau :
- Sử dụng tài liệu để hộ trợ cho phương pháp dạy học toán TH :
- Sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tổ chức hoạt động vui chơi, thi đua trong học bộ môn toán.
Và chúng ta cần biết phối hợp với những mặt tốt của phương pháp dạy
học truyền thống. Cần biết rõ về nội dung SGK và biết cách soạn bài tốt.
Biết đặc điểm tâm lý của từng học sinh, để hiểu học sinh và có phương
pháp dạy học tốt nhất.
Người giáo viên cần phải luôn không ngừng học hỏi, quan sát lớp qua
từng buổi học , nắm bắt được những thiếu sót của mình để vươn lên. Tất
cả những phương pháp dạy học đều được rút tỉa qua giảng dạy do đó giáo
viên là người đóng vai trò quyết định trong việc pháp triển tương lai của
đất nước.
II/ Kiến Nghị :
- Trong dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng sáng tạo của học
sinh .
- Cần tập cho học sinh tính tự lập trong học tập ở lớp cũng như ở nhà, biết
tự học qua sách, tài liệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cần trang bị nhiều đồ dùng dạy học, thiết bị học tập để học sinh học tốt
theo phương pháp mới.
- GV cần tổ chức nhiều hình thức học mà chơi, chơi mà học trong trong
các giờ học, cần nhiều có nhiều giờ ngoại khoá.
- Nhà nước cần đầu tư đúng mức hơn vào giáo dục đặïc biệt là các trường
vùng sâu xa, tạo cơ sở vật chất tốt trong các quá trình dạy học.

×