Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.71 KB, 14 trang )

Bài tập số 7:
1. Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập
thể (3 điểm)
2. T thường trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, là kỹ sư kỹ thuật giao
kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ngân hàng ABC, làm
việc tại chi nhánh Trung Yên, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước khi thực
hiện hợp đồng lao động, T có thời gian thử việc là hai tháng. Trong thời gian
thử việc, T được cử đi Singapore học lớp huấn luyện nghiệp vụ vận hành và
bảo trì máy rút tiền ATM trong thời gian 2 tuần với chi phí do ngân hàng
đảm bảo. Sau 3 tháng thực hiện hợp đồng chính thức, T trúng tuyển khóa đào
tạo sau đại học tai Singapore với học bổng 100% theo hợp đồng hợp tác đào
tạo giữa Singapore và ngân hàng, thời gian đào tạo là 2 năm bắt đầu kể từ
ngày 1/6/2004. T được cử đi học với cam kết khi đi học xong sẽ tiếp tục thực
hiện hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu không sẽ bồi thường toàn bộ chi phí đào
tạo và khoản tiền tương ứng với tiền lương, thưởng đã được hưởng từ ngân
hàng khi bắt đầu làm việc. Hết thời gian học, T làm đơn xin tạm hoãn hợp
đồng thêm 1 tháng nữa để giải quyết một số việc cá nhân, ngân hàng không
chấp nhận và yêu cầu T phải có mặt làm việc vào ngày 10/6/2006. Ngày
17/6/2006, T vẫn không có mặt tại nơi làm việc nên ngân hàng ra quyết đình
sa thải và buộc T bồi thường theo cam kết lên đến 205.000.000đ. Ngày
10/7/2006 T về nước và không đồng ý với quyết định sa thải với lý do về
muộn vì bị ốm.Hỏi:
a. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu? (1.5đ)
b. Nhận xét về quyết định sa thải T? (2đ)
c. Giải quyết quyền lợi cho T theo quy định của pháp luật hiện hành? (1.5đ)
d. Nếu phải bồi thường, T phải bồi thường những khoản nào? Vì sao? (2đ)
1
Bài làm
Câu 1: Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động
tập thể:
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là thỏa ước lao động tập thể và


tranh chấp lao động tập thể
Theo Điều 44 Bộ luật lao động thì thỏa ước lao động tập thể( sau đây
gọi tắt là lao động tập thể) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động,
quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước tập thể
do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và
ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.
Còn tranh chấp lao động tập thể là những tranh chấp về quyền và lợi
ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng
lao động( Điều 157 Bộ luật lao động).
Thỏa ước lao động tập thể có mối quan hệ chặt chẽ với tranh chấp lao
động tập thể bởi:
Thứ nhất, thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, ngăn
ngừa mâu thuẫn xung đột trong quan hệ lao động nên nó là hạn chế tranh
chấp lao động tập thể. Đối với người lao động, thỏa ước tập thể sẽ tạo điều
kiện cho họ được bình đẳng trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.
Nó nâng cao vị thế của người lao động, tạo điều kiện để họ có được những
thỏa thuận có lợi hơn so với quy định của pháp luật cả về quyền lợi cũng
như điều kiện lao động. Vì vậy, khi thỏa ước lao động tập thể được kí kết nó
sẽ hạn chế được những yêu sách bất thường của cả hai bên để tránh sự mâu
thuẫn dẫn đến tranh chấp. Còn đối với người sử dụng lao động, thỏa ước lao
động sẽ giúp họ kiềm chế xu hướng lạm quyền đối với người lao động đồng
thời đảm bảo cho họ quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, ổn định và
2
phát triển doanh nghiệp. Hơn nữa thỏa ước tập thể sẽ nâng cao ý thức trách
nhiệm của người lao động đối với việc thực hiện các nghĩa vụ lao động, nhờ
đó mà sản xuất được nâng cao, lợi ích của chủ sử dụng được đảm bảo.
Vì thế, thỏa ước lao động tập thể chính là biện pháp pháp lí quan trọng
để người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao
dộng hài hòa ổn định. Bằng việc tạo điều kiện cần thiết cho sự gắn bó chặt

chẽ giữa cá nhân người lao động với tập thể lao động, giữa tập thể lao động
với người sử dụng lao động. Khi đó mối quan hệ lao động diễn ra tốt đẹp sẽ
hạn chế được những bất đồng, xung đột dẫn đến tranh chấp lao động tập
thể.
Thứ hai, thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lí quan trọng để giải
quyết các tranh chấp lao động tập thể. Trong quá trình lao động không thể
tránh khỏi những bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Có những bất đồng hai bên có thể tự dàn xếp thương lượng nhưng cũng có
những bất đồng hai bên không thể thương lượng được làm nảy sinh tranh
chấp. Tranh chấp lao động bao gồm hai loại là tranh chấp lao động cá nhân
và tranh chấp lao động tập thể( khoản 2 Điều 157 Bộ luật lao động).
Tranh chấp lao động cá nhân thường là những vấn đề liên quan đến
hợp đồng lao động còn tranh chấp lao động tập thể thì liên quan đến thỏa
ước tập thể. Khác với tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập
thể thường là những tranh chấp về thoả ước. Đó có thể là tranh chấp về việc
các bên không thực hiện đúng những điều đã cam kết trong thỏa ước hoặc
cũng có thể là tranh chấp về các điều khoản đã không còn phù hợp với thực
tế tại thời điểm phát sinh tranh chấp. Vì vậy, đương nhiên thỏa ước tập thể
sẽ là cơ sở pháp lí quan trọng để giải quyết các tranh chấp này.
Thứ ba, tranh chấp lao động tác động ngược lại thỏa ước lao động
làm cho nó ngày càng hoàn thiện và quan trọng hơn. Đây có thể nói là mặt
3
tích cực của tranh chấp lao động tập thể. Sự đấu tranh này được nhìn nhận là
động lực của sự phát triển., thể hiện khả năng giác ngộ về quyền và lợi ích
của các bên , đặc biệt là của người lao động cũng như tổ chức công đoàn của
họ. Nhiều trương hợp xảy ra tranh chấp lao động tập thể chính là do sự
khiếm khuyết, thiếu sót của thỏa ước lao động tập thể. Trước khi có tranh
chấp lao động hoặc sau khi có tranh chấp lao động sẽ rút được ra những kinh
nghiệm, bài học để thực hiện thỏa ước lao động tập thể về sau.
Ví dụ: Thỏa ước lao động tập thể của công ty A được ký kết và đưa

vào thực hiện từ tháng 10/2008. Toàn bộ người lao động trong công ty A
đều được thực hiện chế độ làm việc 8h/ngày, 48h/tuần theo như trong thỏa
ước. Thời gian gần đây, trên địa bàn công ty A hoạt động, có rất nhiều công
ty khác cho công nhân của mình nghỉ thêm nửa ngày đến 1 ngày/tuần. Thấy
vậy, hầu hết lao động của công ty A có kiến nghị lên ban chấp hành công
đoàn yêu cầu lãnh đạo công ty giảm giờ làm. Ban chấp hành công đoàn sau
đó đã có văn bản đề nghị ban lãnh đạo công ty sửa đổi một số nội dung trong
thỏa ước tập thể về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của công nhân. Lãnh đạo
công ty kiên quyết không thay đổi. Ban chấp hành công đoàn đã đưa vụ việc
ra Hội đồng hòa giải ở cơ sở để giải quyết. Như vậy, tình huống trên là tranh
chấp lao động tập thể liên quan đến việc sửa đổi thỏa ước lao động tập thể.
Câu 2: Giải quyết tình huống
a. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu :
Theo đề bài, đây là tranh chấp lao động cá nhân bởi nó tranh chấp
giữa một người lao động là anh T với bên sử dụng lao động là ngân hàng
ABC với mục đích đòi quyền lợi cho bản thân mình. Nếu anh T có yêu cầu
thì theo Điều 165 Bộ luật lao động cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
4
2. Tòa án nhân dân.
Điều 165a:
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến
hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây:
1. Thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn yêu cầu hoà giải;
2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên
tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hoà
giải.
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra

phương án hoà giải để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà
giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành,
có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải
lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành
các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một
bên tranh chấpđã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà
giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh
chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc
hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được
gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn mộtngày làm việc, kể từ ngày lập
biên bản;
3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo
quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc
5

×