Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thông tin bất đối xứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.03 KB, 14 trang )

Đề tài “ Thông tin bất đối xứng “
A. Giới thiệu về “thông tin bất đối xứng” hay “vấn đề quả chanh”
Một trong những giả thiết để có một thị trường hoàn hảo là kết cấu thông
tin cũng phải hoàn hảo. Giữa các chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thông
tin đầy đủ như nhau về nhau và về đối tượng giao dịch. Trái với kinh tế học cổ
điển và tân cổ điển, kinh tế học Keynes cho rằng thị trường hiếm khi hoàn hảo
và kinh tế học Keynes mới chỉ ra rằng bất đối xứng về thông tin chính là một
nhân tố gây ra sự không hoàn hảo của thị trường. Vậy thông tin bất đối xứng,
hay vấn đề quả chanh là gì? Và tại sao “ thông tin bất đối xứng” lại được gọi là
“ Vấn đề quả chanh”?
Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các
thông tin khác nhau. Người buôn ngựa mang một con ngựa vừa già vừa xấu ra
chợ. Bỏ một con lươn còn sống vào trong cổ họng của nó. Con ngựa sẽ thể hiện
sự tràn đầy sức sống Đó là những thủ đoạn lừa gạt. Một bên của thị trường là
những kẻ lừa đảo. Còn bên kia là những người cố tránh những kẻ lừa đảo. Nếu
thái quá, thị trường sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Và cả người tốt lẫn người xấu đều
bị thua thiệt.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên
xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong
nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu
lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh
dự nhận giải Nobel kinh tế. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến
hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin,
người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn
giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực
để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất
lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường
chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu- những “trái chanh” bỏ đi, hàng tốt
bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên. Như vậy,
hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có


lợi. Thông tin bất cân xứng còn gây ra hiện tượng tâm lý ỉ lại (moral hazard)
sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông
tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém
chi phí.
Với mục đích giới thiệu và tìm hiểu kỹ về vấn đề “bất đối xứng thông
tin” nhóm thuyết trình số 4 mong muốn sẽ đưa ra được một cái nhìn sâu sắc về
tình trạng “ bất đối xứng thông tin”
I. Các khái niệm “thông tin bất đối xứng”.
1. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông
tin hơn một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm
hơn đối vớingười mua hoặc ngược lại (Trang từ điển Waikipedia)
2. ‘Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin
còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào
đó’.
3. Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán xảy ra khi một
hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985 trích
trong Ravi, 2005) hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công
ty (Kim và Verrecchia, 1994 và 1997 trích trong Ravi, 2005).
II. Ảnh hưởng của thông tinh bất đối xứng với thị trường như thế nào?
Hoạt động của thị trường chính là sự giao dịch giữa người bán và người
mua, do đó luôn tồn tại hai chiều thông tin khác nhau nên luôn tồn tại hai hệ
quả của giao dịch là tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi
1. Tâm lý ỷ lại
Tâm lý ỷ lại xuất phát từ hành vi che đậy và xuất hiện sau khi kí hợp
đồng. Do một bên trong hợp đồng không biết liệu bên kia có tham gia vào
những hành động đưa họ vào thế bất lợi hay không.
Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh
từ phía người đi vay hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng
mục đích hay do đã được bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trước khi mua
bảo hiểm. Ở thị trường chứng khoán, tâm lý ỷ lại phát sinh nếu như những

người đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng
mục đích. Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc
quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người
đại diện để điều hành công ty. Tâm lý ỷ lại sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ
phần của những người đại diện thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh
không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn
góp là thấp. Chính vì thế, hiện nay tiêu chí đầu tiên để những cổ đông muốn là
thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phải có một tỷ lệ vốn góp nhất định nào
đó.
2. Lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi
thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng.
Thông thường trong hoạt động mua bán, người bán là người nắm rõ
thông tin về sản phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ
do người mua gánh chịu. Ví như trong thị trường chứng khoán, công ty niêm
yết luôn nắm thế chủ động hơn so với nhà đầu tư. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh,
các công ty niêm yết sẽ biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng của mình
là bao nhiêu nên các công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó
bao nhiêu là hợp lý.
Với những gì được thấy ở trên, chúng ta đã biết ảnh hưởng của “thông
tin bất cân xứng” đối với thị trường như thế nào? Vậy, chả lẽ, cứ để “thông tin
bất cân xứng” tồn tại như vậy? Hay có những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu
của “thông tin bất cân xứng”? Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ xem xét cách mà các
nhà kinh tế đưa ra để hạn chế ảnh hưởng của “thông tin bất cân xứng” đối với
thị trường.
III. Hạn chế “thông tin bất cân xứng”
Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giải pháp
thường được áp dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ
chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ chế giám sát.

1. Cơ chế phát tín hiệu
Michael Spence chỉ ra được cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có
nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung
thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm chất
lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người
bán hàng hóa chất lượng thấp. Spence lấy ví dụ bằng thị trường lao động.
Người bán là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà
chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những người kém
năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để
đạt được cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực có thể phát tín
hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực không thể đạt
được. Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền,
việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức cho cổ đông đó
đều là những cách phát tín hiệu trên thương trường.
Hay như thị trường tài chính, để giao dịch được hiệu quả thì người đi
vay có thể vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng
thu hồi được nợ hay người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách
nhiệm của riêng mình. Thông thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về
mình nhất thế nên họ sẽ được lợi nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân
hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như họ không biết rõ về khách hàng của
mình. Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng
trả được nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong trường hợp này là: Uy tín của công
ty, qui mô và danh tiếng công ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo , ngược
lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực hiện trách nhiệm
của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay
2. Cơ chế sàng lọc
Joseph Stiglitz đã tiếp tục bổ sung vào công trình nghiên cứu của
Akerlof và Spence. Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thông
tin hơn cũng có thể tự cải thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sàng lọc

(screening). Ông đã chỉ ra rằng bên có ít thông tin hơn có thể thu thập thông tin
từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau. Ví dụ
điển hình là các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp đồng bảo
hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi thường khác
nhau. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với
mình, do đó tự phân hóa thành các loại khách hàng khác nhau. Những khách
hàng có rủi ro thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm thấp trong khi
khách hàng có rủi ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiểm cao.
3. Cơ chế giám sát
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại, cơ
chế bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp
Giám sát trực tiếp: bên mua sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát
thông tin, cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, và khả năng giám
sát là hạn chế
Giám sát gián tiếp: thông qua các qui định của các nhà tổ chức thị
trường , mặc nhiên bên bán phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián
tiếp đến bên mua và bên mua cũng thông qua các quyền lợi đã được qui định
mà có thể tiếp cận giám sát gián tiếp thi hành của bên bán
Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân
xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học
hiện đại. Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính
minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin
yếu kém.
Đến đây, chúng ta sẽ tóm tắt thông tin bất cân xứng qua sơ đồ sau:
B. Thực trạng “thông tin bất đối xứng” trong thị trường Việt Nam
IV. Thị trường tài chính
1. Thị trường tín dụng
Trong thời gian nghiên cứu hệ thống tài chính Việt Nam, nhóm các nhà
kinh tế nhận thấy rằng giống như các nước Đông Nam Á khác, ở Việt Nam, các
ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống tài chính. Hầu hết các giao dịch

đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán có một vài
trò rất khiêm tốn. Hơn nữa, trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên phần lớn nhân dân
vẫn chưa còn quen với việc giao dịch qua ngân hàng, dẫn đến tình trạng, các
dịch vụ của ngân hàng thương mại còn ít, và tín dụng vẫn chiếm tỉ trọng cao
trong các giao dịch của ngân hàng.
Điều đáng nói ở đây là, mặc dù đem lại doanh thu cao ~60% cho các
ngân hàng, nhưng hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam đang gặp
phải khó khăn, do tỉ lệ nợ xâu cao.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú
sốc bất ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai…nguyên nhân gây ra tình trạng
nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách
hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định . Nói
một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng
đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của
kho trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động tín dụng cũng như
thực trạng của thông tin bất cân xứng lên hoạt động này
a. Tại sao ngân hàng phải xử lý vấn đề thông tin bất cân xứng
Ngân hàng chính là một doanh nghiệp, và sản phẩm của ngân hàng
chính là cấp tín dụng. Cấp tín dụng là hình thức mà ngân hàng cho khách hàng
vay một khoản tiền hay uy tín của mình trong thời gian nhất định. Sau đó
khách hàng phải trả khoản tiền vay và lãi kèm theo. Đặc biệt, việc cấp tín dụng
là một hợp đồng không hoàn chỉnh. Để một hợp đồng được thực hiện đầy đủ
thì các bên liên quan trong hợp đồng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng hoàn chỉnh, việc thực hiện các hợp
đồng không hoàn chỉnh gặp nhiều khó khăn hơn vì có rất nhiều tình huống có
thể xảy ra trong quá trình thực thi hợp đồng mà các bên không lường trước
được. Cũng do chính vấn đề này mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu
một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại đến bên có

ít thông tin hơn. Đây chính là vấn đề bất cân xứng về thông tin trong các hoạt
động của nền kinh tế.
Hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây nên là tâm lý ỷ lại
và lựa chọn bất lợi ( đã nói phần trên)
Chúng ta nhận thấy rằng, trong các hợp đồng thì hệ thống ngân hàng
luôn có ít thông tin hơn bên khách hàng. Bởi ngân hàng không kiểm tra được
việc sử dụng vốn của khách hàng như thế nào? Và tình trạng gì đang diễn ra?
Do vậy, để giải quyết tốt vấn đề trên, các ngân hàng cần phải kiếm soát
tốt, tình trạng nợ xấu của mình để giảm thiểu nguy cơ bị xù nợ. Nhưng, một
ngân hàng muốn quản lý tốt thì trước hết, phải có những cơ sở hạ tầng tốt, vậy
cơ sở hạ tầng và điều kiện cần thiết là gì?

b. Các cơ sở hạ tầng và điều kiện cần thiết trong hoạt động tín dụng
• Cần có điều kiện pháp lý rõ ràng, chặt chẽ.
• Hệ thống thanh toán và báo cáo tài chính đủ độ tin cậy, phản ánh
đúng khả năng chi trả của khách hàng
• Hệ thống thông tin tốt
• Các tiêu chuẩn đánh giá, chính xác, nhanh nhạy
• Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng độc lập
• Hệ thống đang ký tài sản
Với các tiêu chuẩn trên, hiện nay, Việt Nam cần phát triển mạnh hơn nữa
việc xếp hạng tín dụng một cách độc lập. Hiện tại thì chỉ có trung tâm thông tin
tín dụng (CIC) mới có khả năng đáp ứng được điều kiện này.
c. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động của các ngân hàng
i. Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt
động tín dụng ngân hàng. Nếu cộng đồng các doanh nghiệp có một văn hoá
kinh doanh tốt, trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn sẽ là một thuận lợi rất
lớn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Khi đó, các doanh nghiệp rất coi trọng
chữ tín của mình. Việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu là một trong

những mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp
không có chiến lược phát triển dài hạn mà kinh doanh theo kiểu "đánh quả" sẽ
gây khó khăn rất lớn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì khi đó, các mối
quan hệ dài hạn dựa trên uy tín dường như ít được thiết lập và các ngân hàng
buộc phải sử dụng những giải pháp phòng ngừa rủi ro khác.
Đối với Việt Nam, do những điều kiện thực tiễn cộng với thời gian
chuyển sang kinh tế thị trường chỉ mới khoảng hai thập kỷ, văn hoá, tập quán
kinh doanh của doanh nghiệp chưa được hình thành. Nhiều doanh nghiệp có tư
tưởng kinh doanh theo kiểu "đánh quả". Do đó, đây là một khó khăn rất lớn đối
với các ngân hàng trong việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng.
ii. Năng lực và trình độ cán bộ tín dụng
Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quyết định rất lớn đến việc
thẩm định thành công hay không thành công trong một dự án.
Tuy nhiền, với Việt Nam, trong quá trình học tập và đào tạo, các sinh
viên lại được đào tạo quá nhiều lý thuyết xuống mà không có mấy ứng dụng
thực tế, dẫn đến tình trạng chỉ giỏi về lý thuyết mà kiến thức thực tế lại ít. Đó
chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc đội ngũ cán bộ có năng lực làm việc
kém, sự nhay nhậy chưa cao.
d. Quyết định cấp tín dụng tại các ngân hàng
Việc thực hiện cấp tín dụng của các ngân hàng luôn đảm bảo đúng với
quy đinh về cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước. Việc thẩm định dự án cho
vay và cấp tín dụng được tiến hành minh bạch, tuy nhiên với những vấn đề
thực tế nêu trên, việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng, dự án, có hiệu quả, đủ độ
tin cậy, có mức độ rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng là một thách
thức rất lớn đối với các tổ chức tín dụng. Do tính chính xác trong việc thẩm
định dự án của các ngân hàng còn rất nhiều hạn chế, và độ tin cậy thấp.
Việc sử dụng vốn để phát triển của nền kinh tế vẫn là thiết yếu, các tổ
các ngân hàng vẫn phải cung tín dụng, nhưng quyết định cấp tín dụng của các
ngân hàng sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn nào, và liệu rằng các quyết định này có
đủ độ tin cậy, hay giảm thiểu việc tạo ra nợ xấu hay không là câu hỏi lớn đối

với từng ngân hàng nói riêng hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nói
chung?
Giải quyết khó khăn trên là một vấn đề hết sức nan giải đối với các ngân
hàng, do đó các ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách, các chiến lược khác nhau.
Nhưng, tài sản đảm bảo vẫn được coi là một trong những điều kiện quan trọng
nhất khi quyết định cho vay. Riêng đối với các ngân hàng thương mại quốc
doanh, có một thời gian thích cho các doanh nghiệp nhà nước vay hơn vì các
ngân hàng này nghĩ rằng nếu doanh nghiệp có vấn đề gì thì nhà nước sẽ cứu.
Tuy nhiên trong thời gian qua, do sự hoạt động yếu kém của một số doanh
nghiệp nhà nước đã để lại khối lượng nợ xấu rất lớn, tâm lý thích cho các
doanh nghiệp nhà nước vay đã giảm đi rất nhiều, thay vào đó tiêu chí có tài sản
đảm bảo là điều kiện tiên quyết trong quyết định cấp tín dụng.
e. Kiểm tra, giám sát, thu hồi vốn vay của các tổ chức tín dụng
Ở phần trên chúng ta đã xét tới lựa chọn bất hợp lý của khách hàng khí đi
vay, còn trong phần này, chúng ta xem xét tâm lý ỷ lại của các ngân hàng.
Để có thể kiểm tra giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục
đích đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải biết được dòng tiền vào và dòng tiền ra
trong quá trình sử dụng vốn vay của bên vay. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra
đối với các tổ chức tín dụngViệt Nam vì việc kiểm soát dòng tiền bảo đảm bên
vay sử dụng vốn đúng mục đích không phải là vấn đề đơn giản vì khác với các
nền kinh tế phát triển, đối với Việt Nam, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn ở
mức rất cao. Đây chính là khó khăn rất lớn trong việc giám sát chi tiêu của
người vay vốn.
Mặc dù, trong thời gian qua, hệ thống thông tin của các ngân hàng đã
được nâng lên đáng kể, tuy nhiên, sự quản lý vẫn còn lỏng lẻo chưa có chiều
sâu, dẫn đến cùng với một dự án nhưng công ty có thể vay ở rất nhiều ngân
hàng, dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn vốn đó sai mục đích. Chúng ta xét với
trường hợp “lòng vòng vay mượn” của các ngân hàng:
 Doanh nghiệp A hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp (xây lắp, sản
xuất vật liệu xây dựng, đầu tư bất động sản…) cho rằng thị trường bất

động sản đang ấm dần lên, nếu đầu tư ngay thì khả năng sẽ có lợi trong
tương lai. Nhưng hiện tại, A không có đủ vốn, việc vay vốn ngân hàng
để đầu tư vào bất động sản là không thể được vì ngân hàng đánh giá đây
là loại hình kinh doanh quá rủi ro. Làm thế nào để A có tiền để đầu tư
vào dự án bất động sản nêu trên? Hiện tại A đang là nhà thầu thi công
công trình có quy mô lớn. A vay vốn ngân hàng để mua nguyên vật liệu
của công ty X (A chuyển tiền trả cho X). X là nhà phân phối chính của
X tiếp tục ký hợp đồng mua sản phẩm của A, X chuyển tiền ngược trở
lại cho A. Bây giờ tiền của A là doanh thu chứ không phải là vốn vay.
Vậy là A có thể dùng khoản tiền này để thực hiện đầu tư dự án bất động
sản nêu trên. Điều gì sẽ xảy ra nếu thời gian sau đó thị trường bất động
sản bị đóng băng. Việc chuyển tiền, thanh toán nêu trên có thể thực hiện
tinh vi hơn qua một vài doanh nghiệp nữa. Đây cũng là cách mà một số
doanh nghiệp có thể thực hiện để thay những khoản nợ quá hạn bằng
những khoản nợ mới mà trong giới tài chính ngân hàng gọi là đảo nợ.
f. Tại sao tài sản đảm bảo là điều kiện quan trọng nhất?
Có thể nói, với nền kinh tế đang phát triển, quản lý và xử lý thông tin
còn yếu kém thì việc. Song song với nó là sự yếu kém của đội ngũ công
nhân viên làm trong các tổ chức tín dụng chức tín dụng. Đây là nguyên nhân
gây ra cho sự thẩm định các dự án cho vay với độ tin cậy và mức chính xác
không cao. Điều này đã đẩy các tổ chức tín dụng đến lựa chọn quyết định
cho vay chỉ khi khách hàng có tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các
tổ chức tín dụng Việt nam hiện nay. Không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy
trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng mà hơn thế nữa, tài sản đảm bảo có
tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại sau khi cho
vay vì khi thực hiện bất cứ một hành vi nào, mỗi cá nhân luôn xem xét họ sẽ
được gì và mất gì. Nếu hành vi luôn mang lại lợi ích mà không bị tổn thất gì thì
họ sẽ thực hiện, ngược lại nếu hành vi luôn tạo ra tổn thất mà không có lợi ích
gì cho bản thân thì họ sẽ không thực hiện. Đối với loại còn lại, hành vi được

thực hiện khi lợi ích lớn hơn chi phí và ngược lại hành vi sẽ không được thực
hiện. Tác dụng của tài sản đảm bảo nằm ở điểm này. Khi những khoản tín dụng
được cấp mà không có tài sản đảm bảo, phần vốn của bên vay tham gia rất ít
hoặc không tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ thực
hiện các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự án thất
bại thì cái mà họ mất là không đáng kể, ngược lại nếu dự án thành công thì lợi
ích của họ là rất lớn. Hành vi của bên vay sẽ hoàn toàn ngược lại khi họ phải
đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín dụng. Khi tài sản
được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay sẽ bị mất nó nếu
khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro. Chính vì vậy mà
họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình.
Trên đây là những thực trạng tồn tại của của thông tin bất đối xứng trên
thị trường tín dụng Việt Nam. Và có một số câu hỏi đặt ra ở đây là?
1. Những vấn đề trong xử lý thông tin bất đối xứng trong thị trường
tín dụng Việt Nam là gì?
2. Chính phủ và ngân hàng cần làm gì để hạn chế tình trạng trên?
3. Việt Nam áp dụng ngay bây giờ các công cụ tiên tiến của ngân
hàng thế giới vào hoạt động tín dụng trong thời gian này hay
không?
2. Thị trường vốn
Ở trong phần này, chúng ta tập trung phát triển và xem xét mức độ của
sự bất đối xứng thông tin trên thị trường Chứng khoán Việt Nam trong những
năm gần đây.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần có cái nhìn khái quát về thị
trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây. Và để tập trung giải
quyết vấn đề nêu ra, chúng ta sẽ tập trung vào giải quyết một số câu hỏi sau:
1. Đâu là vấn đề lớn nhất trong việc xử lý thông tin bất cân xứng
trong thị trường chứng khoán Việt Nam?
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng trong thị trường
chứng khoán Việt Nam?

3. Cách hạn chế mức độ xấu của thông tin bất cân xứng đối với thị
trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
a. Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động kể từ năm 2000,
khi đó thị trường chỉ được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Tp.HCM, biểu thị của thị trường là chỉ số giao dịch VNIndex. Khi Trung tâm
mở cửa giao dịch phiên đầu tiên thì chỉ có 2 cổ phiếu REE và SAM được niêm
yết, mãi cho đến cuối năm 2005 cũng chỉ có 41 công ty niêm yết. Chỉ số VNI ở
giai đọan này biến động khá thất thường, có lúc cao trào chỉ số tăng lên gần
600 điểm, lúc nguội lạnh thì VNIdex chỉ còn hơn 100 điểm. Bước sang năm
2006, đặc biệt là nữa cuối của năm số lượng công ty niêm yết tăng lên nhanh
chóng, đến cuối năm số công ty niêm yết là 196 công ty( bây giờ là 354 công
ty) . Đi cùng với sự gia tăng số lượng công ty niêm yết là chỉ số VNI liên tục
tăng từ mốc 600 điểm giữa năm 2006 đã tăng lên gần 1000 điểm vào cuối năm.
Không dừng lại tại đó, sự kiện Việt Nam được gia nhập tổ chức kinh tế lớn
nhất thế (WTO) vào cuối năm 2006, thị trường đã thực sự bùng nỗ. Thị trường
liên tục tăng nóng bất chấp những lời cảnh báo của các chuyên gia và đỉnh
điểm của nó là chỉ số VNI tăng lên 1170 điểm vào ngày 12/03/2007.
Điểm đặc biệt ở giai đoạn trên là khi thị trường tăng, hầu hết mọi cổ
phiếu đều tăng giá, bất chấp cổ phiếu tốt hay không tốt và ngược lại khi có một
biến động nhỏ thì tất cả các cổ phiếu đều giảm. Hiện tượng tâm lý hay hành vi
đầu tư theo kiểu bắt chước còn gọi là hành vi bầy đàn lại biểu hiện rõ như lúc
này, đi kèm theo đó là có những dấu hiệu bong bóng tài sản trên thị trường và
chúng mang tính không ổn định. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình
trạng trên trong thị trường chứng khoán ở một vài năm gần đây?
b. Ảnh hưởng thông tin bất đối xứng lên thị trường chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh
nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi ; doanh
nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư; doanh
nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh

doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán; có sự
rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn
đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp; một số kẻ xấu tung tin đồn thất
thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch;
các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác
Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa
ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong
bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi
nào trên thế giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi
ngành, lĩnh vực.
Thứ nhất, ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các
doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối
với các công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC),
tình trạng phổ biến là nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty. Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn
tin riêng, trên các diễn đàn chứng khoán hoặc tin đồn. Một thực trạng nữa là
đối với các công ty chào bán lần đầu ra công chúng thực hiện đấu giá tại cơ sở,
Ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu các thông tin để “dìm giá“ sao cho
những người nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá thấp.
Thứ hai, có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công
khai. Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Hiện nay, quy
chế đấu giá do UBCK ban hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao dịch chứng
khoán công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng CP đặt mua,
trong khi những thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như số lượng
nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá, số lượng CP đặt
mua của các đối tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều đáng nói là,
những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một cách
riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu. Những người nắm được cụ thể, chi
tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cá nhân tổ chức nào tham gia đấu

giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so
với các nhà đầu tư khác không có thông tin.
Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của
công ty. Ví dụ đối với các quyết định của Hội đồng quản trị như chia cổ tức
bằng cổ phiếu thưởng, tăng quy mô vốn thông thường do các nguồn quan hệ
cá nhân, một số nhà đầu tư còn biết trước khi Trung tâm chứng khoán công bố
vài ngày và đã tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên. Đến khi các nhà đầu
tư còn lại biết được thông tin thì đã quá muộn. Chính vì vậy, không có gì ngạc
nhiên khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn ra theo hiện
tượng "bầy đàn", vì có sự suy diễn rằng, việc mua hàng loạt hay bán hàng loạt
cổ phiếu của một nhóm nhà đầu tư nào đó là do có thông tin biết trước.
Thứ ba, doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các
nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà
đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến
cho thấy các cuộc đấu giá thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu
tư tổ chức. Loại trừ khả năng các nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng
phân tích và "trường vốn" hơn thì người ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư nhận
được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các nhà đầu tư cá thể.
Thứ tư là hiện tượng lừa đảo. Đây không phải là hiện tượng phổ biến trên
thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng rất đáng cảnh báo các nhà đầu tư
nghiệp dư, đặc biệt những người không có kiến thức về chứng khoán và kinh tế
lại có tham vọng làm giàu bằng kinh doanh chứng khoán. Báo Vnexpress đăng
tin, một số cá nhân đã lừa đảo bán cổ phiếu giả cho những nhà đầu tư nhẹ dạ ở
Hải Phòng để thu được gần 800 tỷ đồng. Tiếp đó là vụ lừa đảo hàng chục tỷ
đồng, lợi dụng lòng tin của những người chơi chứng khoán nhỏ lẻ để ôm tiền
bỏ chạy.
Thứ năm là việc tung tin đồn thất thiệt. Trong thời gian 6 năm hoạt động
của thị trường chứng khoán, có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của các
công ty niêm yết. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng
khoán (forum), trên các sàn giao dịch chứng khoán, hoặc được truyền miệng.

Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin,
đồng thời do cơ chế thông tin của doanh nghiệp còn yếu kém, chậm chạp nên
dẫn đến gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu
trên thị trường. Trong khi đó, các quy định của Nhà nước về việc xử phạt đối
với việc tung tin đồn trên thị trường chứng khoán vẫn còn trong giai đoạn soạn
thảo. Cơ chế phát hiện đối với việc tung tin đồn cũng chưa rõ ràng.
Thứ sáu là các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không
đầy đủ. Đây không phải là hiện tượng phổ biến nhưng khiến cho các nhà đầu tư
chuyên nghiệp không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo
chí. Ví dụ, thông tin về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày
12/1/2007. Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại
nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn
190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin do cơ quan truyền thông cung
cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều các thông tin
nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư và thị trường.
Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác về việc một số nhà đầu tư làm giá,
tạo cung cầu ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt
thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì
không thể nào tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ,
khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa
Mặc dù đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng nhưng có thể khái quát
bức tranh toàn cảnh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam khá hỗn độn. Điều này phù hợp với đánh giá của các chuyên
gia về tình trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển quá nóng,
không phản ánh thực chất giá trị của doanh nghiệp và cung cầu thị trường.
c. Hạn chế thông tin bất đối xứng
Nếu cứ để tình trạng như vậy xảy ra thì thị trường chứng khoán ở Việt
Nam thì hệ quả tất yếu là sự suy thoái của thị trường, chính ở điểm này, chính
phủ và các nhà kinh tế đã nghiên cứu và hạn chế bớt những ảnh hưởng tiêu cực
như vậy đến thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Với một loạt các

biện pháp mạnh tay, chính phủ đã đưa ra các biện pháp mạnh tay như(Quyết 13
định số: 898 /QĐ-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc
ban hành “Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2006-2010”,
Quyết định số: 128/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng 02/08/2007 về việc phê duyệt
Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam). Và những nỗ lực trong việc ngăn
cản tình trạng bong bóng tài chính vào cuối năm 2007 trên thị trường chứng
khoán, chỉ thị số 03 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/06/2007. Theo
đó, các tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán
dưới mức 3% của tổng dư nợ tín dụng và liên tục là lời cảnh báo của các
chuyên gia về tình hình trên.
Song song với đó, để hạn chế bớt sự bất đối xứng thông tin trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, Chính phủ cần mạnh tay hơn nữa. Đưa ra các
chính sách nhanh nhạy và phù hợp:
Thứ nhất, Chính phủ (Ủy ban chứng khoán) cần phải nâng cao qui định
vốn pháp định các công ty niêm yết trên thị trường (giải pháp sàng lọc). Vì qui
định các công ty cổ phần có vốn pháp định 10 tỷ đồng được niêm yết trên thị
trường hiện nay đã trở nên quá thấp. Việc nâng cao qui định vốn pháp định sẽ
giới hạn chỉ có những công ty có qui mô lớn mới được niêm yết trên thị trường
chứng khoán TP.HCM. Như đã nói các công ty càng có qui mô lớn thì nhà đầu
tư càng dễ có được thông tin cần thiết để đầu tư về những công ty này thông
qua thương hiệu, danh tiếng, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh…
Thứ hai, chính phủ nên khuyến khích các công ty lớn, các tập đoàn lớn
sớm tham gia niêm yết trên thị trường, bởi như thế, trên thị trường chứng
khoán sẽ có thêm những cổ phiếu mạnh (Blue Chip). Thông thường, các công
ty đó rất có uy tín và thông tin luôn minh bạch, hơn nữa nhờ vậy mà vốn hóa
thị trường sẽ tăng lên.
Thứ ba, các nhà đầu tư các nhân cần phải tự nâng cao kiến thức về
chứng khoán khi tham gia đầu tư, để giảm bớt tình trạng “bầy đàn” trong giao
dich.
Cùng đó, cơ quan quản lý ngành (Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch

chứng khoán) thường xuyên đưa ra các phân tích, cảnh báo về diễn biến của thị
trường (thị trường tăng trưởng quá nóng hoặc quá lạnh) để nhà đầu tư kém
thông tin nhận định chính xác hơn về tình hình thị trường và từ đó sẽ có những
quyết định mua – bán hợp lý.
Thứ tư, về phần các công ty niêm yết. Các công ty niên yết cần phải
“phát tín hiệu” về những thông tin còn thiếu trên thị trường để nhà đầu tư có
cái nhìn đầy đủ hơn và đánh giá đúng hơn về giá trị thực cũng như giá cổ phiếu
giao dịch trên thị trường.

Chính phủ cũng nên bổ sung các quy định về công bố thông tin, gồm các
thông tin thiếu xót của công ty niên yết.
Cuối cùng, xuất phát từ thực trạng công bố thông tin của các công ty
niêm yết trong thời gian vừa qua và những nhận định vừa chủ quan vừa khách
quan của các nhà đầu tư hiện nay, các thông tin công bố từ phía công ty niêm
yết cần phải chính xác và kịp thời. Muốn vậy cần phải có những qui định rõ
ràng về thời gian, nội dung và chất lượng thông tin công bố, đặc biệt qui định
xử phạt phải đảm bảo tính răn đe nếu công ty vi phạm. Ngoài ra, các cơ quan
quản lý chuyên ngành cần phải thường xuyên thực hiện chức năng giám sát cả
trực tiếp lẫn gián tiếp để giao dịch được diễn ra công bằng và minh bạch.

×