Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA Chỉ số xuyên quốc gia Lý thuyết và minh chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.7 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Chủ đề 4
Chỉ số xuyên quốc gia: Lý thuyết và
minh chứng

Nhóm thực hiện:
Phùng Thị Hồng Hạnh
Phan Thị Mai Ly
Bùi Thị Lý
Vũ Minh Quang
Vũ Thị Thu
Hà Nội, tháng 03 năm 2015
2
MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 2
Chủ đề 4 2
2
Nhóm thực hiện: 2
Chương 1. Khung khổ lý thuyết về TNI 4
1.1 Định nghĩa 4
1.2 Quá trình hình thành 4
1.3 Các thành phần của chỉ số TNI 5
1.3.1 Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản của công ty (Ai) 5
1.3.2 Tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài so với tổng doanh số (Si) 6
1.3.3 Tỷ lệ nguồn nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn nhân lực (Ei) 6
1.4 Công thức tính 6
1.4 Ý nghĩa 7
Chương 2. Một số ví dụ minh chứng 9
2.1 Marubeni Coporation 9


2.2 BHP Billiton Group Ltd 10
2.2.1 Khái quát về BHP Billiton Group Ltd 10
2.3 GDF Suez S.A 13
2.3.1 Khái quát về GDF Suez 13
2.3.2 Phân tích chỉ số TNI của GDF Suez 13
Chương 3. Một số ứng dụng của chỉ số xuyên quốc gia 16
3.1 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia vào lý thuyết đa dạng hoá quốc tế. 16
3.2 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia để đánh giá tác động của quốc tế hóa tới hiệu suất chủ quan và khách
quan 19
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
2
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển và phụ
thuộc lẫn nhau nhiều hơn, dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của nền
kinh tế thế giới. Nói tới quá trình toàn cầu hoà không thể không nói tới hoạt động thương
mại quốc tế của các công ty xuyên quốc gia (TNCs), một trong những nhân tố quan trọng tác
động tới quá trình này.
TNCs có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới bởi TNCs không chỉ tác động tới sự
phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh
tế từng quốc gia nói riêng. TNCs không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế,
thúc đẩy đầu tư quốc tế mà còn tạo ra công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đặc
biệt là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ.
Ý thức được tầm quan trọng cũng như tiềm năng của các TNCs trong các hoạt động
toàn cầu nên việc nghiên cứu, đánh giá các TNCs trở thành một vấn đề cấp thiết. Thực tế
trong những năm qua, nhiều nghiên cứu được phát triển để tìm ra cách thức lý tưởng nhằm
đo lường, đánh giá mức độ quốc tế hoá của các TNCs, trong đó đáng chú ý nhất chính là chỉ
số xuyên quốc gia TNI được phát triển bởi UNCTAD.
Lần đầu tiên xuất hiện trong “Báo cáo đầu tư thế giới 1995”, chỉ số xuyên quốc gia có
ý nghĩa quan trọng hơn trong việc đánh giá mức độ mà các tập đoàn xuyên quốc gia tham gia

vào các hoạt động ở nước ngoài, cũng như đưa ra một cái nhìn tổng quan về vị trí của những
công ty khác nhau, những quốc gia khác nhau và các ngành công nghiệp khác nhau trong quá
trình quốc tế hoá.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số TNI cũng như
chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của chỉ số này đối với việc nghiên cứu các TNCs. Đó
cũng chính là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài “chỉ số xuyên quốc gia: lý thuyết và minh
chứng” làm đề tài nghiên cứu.
3
Chương 1. Khung khổ lý thuyết về TNI
1.1 Định nghĩa
Chỉ số xuyên quốc gia là chỉ số dùng để xếp hạng các tập đoàn đa quốc gia có mặt
trên toàn cầu, được hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) đưa
ra vào năm 1995, nhằm đo lường mức độ quốc tế hóa của những tập đoàn này.
1.2 Quá trình hình thành
Quốc tế hóa từ lâu đã được thảo luận trong các tài liệu quản lý chiến lược, như một
cách để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị. Trong thập kỉ trước, nhiều nghiên
cứu đã được phát triển nhằm tìm một cách lí tưởng để đo lường mức độ quốc tế hóa của
doanh nghiệp. Những nỗ lực đầu tiên mà các nhà nghiên cứu dùng để định lượng mức độ
quốc tế hóa là sử dụng doanh số bán hàng ở nước ngoài của công ty (Collins, 1990; Dunning,
1985; Geringer, Beamish and da Costa, 1989; Grant, Jammine & Thomas, 1988). Một số
khác đánh giá mức độ quốc tế hóa bằng tỷ lệ gia tài sản ở nước ngoài so với tổng số tài sản
của công ty. (Ramaswamy, 1993) . Tuy nhiên, trong những năm qua cách tiếp cận mới đến
mức độ quốc tế hóa đã được phát triển. Kết quả là, các mô hình khác nhau của quốc tế hóa,
không giới hạn về khả năng tài chính và không chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất (ví dụ
như doanh số bán hàng nước ngoài) đã gây được chú ý. Điển hình như Lu and Beamish
(2004) đánh giá mức độ quốc tế hóa qua 2 biến: số lượng những công ty con ở nước ngoài
của một công ty và số lượng quốc gia mà một công ty có chi nhánh ở đó trong một năm nhất
định. Mức độ quốc tế hóa đã được phát triển bởi Sullivan (1994) thông qua chỉ số DOI, đó là
sự kết hợp theo tuyến tính của các biến bao gồm ba khía cạnh của quốc tế hóa: thái độ, hiệu
suất và kích thước cấu trúc. Chỉ số DOI phụ thuộc vào những yếu tố sau: tỷ số giữa doanh số

bán hàng ở nước ngoài so với tổng doanh số, tỷ số giữa tài sản ở nước ngoài so với tổng số
tài sản, tỷ số giữa các công ty con ở nước ngoài so với tổng số công ty con, kinh nghiệm
quốc tế của những nhà quản lý hàng đầu và sự phân tán của các hoạt động quốc tế. Trong
báo cáo đầu tư thế giới (UNCTAD, 1995), lần đầu tiên hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương
Mại và Phát Triển (UNCTAD) đã đưa ra một chỉ số nhằm đo lường mức độ quốc tế hóa của
4
một công ty, đó là chỉ số xuyên quốc gia (TNI). Chỉ số xuyên quốc gia nhằm đánh giá mức
độ mà các tập đoàn xuyên quốc gia tham gia vào các hoạt động ở nước ngoài so với tổng số
các hoạt động của chúng. Chỉ số này đưa ra một cách nhìn tổng quan về vị trí của những
công ty khác nhau, những quốc gia khác nhau và các ngành công nghiệp khác nhau trong quá
trình quốc tế hóa. Chỉ số xuyên quốc gia cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những hoạt động
trong nước với hoạt động ở nước ngoài của một công ty. Vì vậy một công ty được cho là
quốc tế hóa cao, nếu như tỷ lệ những hoạt động của công ty ở ngước ngoài so với tổng số
hoạt động của nó cao, không phụ thuộc vào việc hoạt động ở nước ngoài được diễn ra ở một
quốc gia duy nhất hay nhiều quốc gia khác. Chỉ số xuyên quốc gia TNI được kết hợp bởi ba
tỷ số: doanh số bán hàng nước ngoài so với tổng doanh số, tài sản ở nước ngoài so với tổng
tài sản và nguồn nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn lực của công ty.
Có thể cho rằng, các công ty xuyên quốc gia theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bằng hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên các công ty xuyên quốc gia có những chiến lược
khác nhau về phương thức xâm nhập, vị trí đầu tư và phương thức sở hữu. Đây là một loạt
những lựa chọn chiến lược mà công ty phải thực hiện khi tham gia vào quốc tế hóa. Vì vậy
việc đo lường mức độ quốc tế hóa của các công ty xuyên quốc gia có vai trò rất to lớn trong
việc đánh giá phạm vi hoạt động cũng như thành tựu mà công ty đạt được ở thị trường nước
ngoài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ số xuyên quốc gia (TNI) của UNCTAD
là đáng tin cậy hơn cả trong việc đo lường mức độ quốc tế hóa.
1.3 Các thành phần của chỉ số TNI
1.3.1 Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản của công ty (Ai)
Tài sản của công ty có thể là tài sản hữu hình ( chẳng hạn như đất đai, nhà xưởng, xí
nghiệp…) hoặc tài sản vô hình ( như phát minh, sáng chế, thương hiệu…)
Tài sản ở nước ngoài của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư ở

những quốc gia khác, bao gồm nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp….
Như vậy có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp có đầu tư lớn ở nước ngoài thì tỉ số Ai (=
Af/A) sẽ cao, điều này dẫn đến chỉ số TNI sẽ mang giá trị cao.
5
1.3.2 Tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài so với tổng doanh số (Si)
Doanh số bán hàng là tổng doanh thu đạt đc sau khi hàng hóa và dịch vụ của công ty
được bán trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định
Doanh số bán hàng ở nước ngoài là doanh thu của những hàng hóa và dịch vụ được
bán ở thị trường nước ngoài
Khi số lượng hàng hoá và dịch vụ được bán ra trên thị trường nước ngoài càng lớn,
đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng nước ngoài sẽ tăng và do đó chỉ số TNI sẽ được cải
thiện do chỉ số TNI tỷ lệ thuận với tỷ số Si.
1.3.3 Tỷ lệ nguồn nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn nhân lực (Ei)
Nguồn nhân lực của công ty bao gồm tất cả những lao động toàn thời gian và bán thời
gian, không tính đến những lao động tạm thời và không kí hợp đồng với công ty.
Nhiều công ty xuyên quốc gia có xu hướng xây dựng nhà xưởng, phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, nhằm tận dụng nguồn nhân lực
giá rẻ và do đó số lượng nhân công ở nước ngoài của những công ty này sẽ tăng. Điều này sẽ
có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số TNI vì khi đó tỷ số Ei cũng sẽ tăng.
1.4 Công thức tính
Theo UNCTAD, Chỉ số xuyên quốc gia được tính bằng trung bình cộng của ba tỷ số:
tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản, doanh số bán hàng nước ngoài so với tổng doanh số,
số nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn nhân lực
A = Tổng số tài sản của công ty Af = Tài sản ở nước ngoài của công ty
S = Tổng doanh số bán hàng của công ty Sf = Doanh số bán hàng nước ngoài
E = Tổng số nhân lực của công ty Ef = số nhân lực ở nước ngoài của công ty
Chúng ta có ba tỷ số dưới đây:
Ai = Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài = Af/A
Si = Tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài = Sf/S
Ei = Tỷ lệ nhân lực ở nước ngoài = Ef/E

 TNI (Transnationality Index) = [Ai + Si + Ei ] : 3
6
1.4 Ý nghĩa
Chỉ số xuyên quốc gia (TNI) được đưa ra bởi Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương
Mại và Phát Triển (UNCTAD), giúp đánh giá mức độ phạm vi hoạt động cũng như lợi ích
của công ty đạt được trong quốc gia của họ hoặc quốc gia chủ nhà. Chỉ số TNI cao cho thấy
lợi thế về vị trí của nước chủ nhà hoặc chỉ ra khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ của
những công ty nước chủ nhà. Một nhược điểm của chỉ số này là nó không đưa độ rộng lớn
của nước chủ nhà vào công thức tính và cũng không phân biệt được giữa những công ty có
hoạt động tập trung ở một số quốc gia nước ngoài và những công ty có hoạt động rộng lớn ở
một số lượng lớn những quốc gia khác.
Chỉ số xuyên quốc gia nhằm đánh giá mức độ mà các tập đoàn xuyên quốc gia tham
gia vào các hoạt động ở nước ngoài so với tổng số các hoạt động của chúng. Chỉ số này đưa
ra một cách nhìn tổng quan về vị trí của những công ty khác nhau, những quốc gia khác nhau
và các ngành công nghiệp khác nhau trong quá trình quốc tế hóa. Chỉ số xuyên quốc gia
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những hoạt động trong nước với hoạt động ở nước ngoài của
một công ty
Ở cấp độ vi mô, chỉ số xuyên quốc gia TNI cho chúng ta biết về phạm vi hoạt động
kinh doanh của các TNCs và những lợi ích mà họ có được ở nước ngoài. Ở cấp độ vĩ mô, giá
trị cao của chỉ số xuyên quốc gia TNI là dấu hiệu cho thấy xu hướng đầu tư ra thị trường
nước ngoài ngày càng gia tăng của các TNCs. TNCs là một thực thể có ảnh hưởng rất lớn
tới thương mại nói chung . Sự tồn tại của một số lượng lớn những công ty mà cơ sở sản xuất
của nó ở nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc và mô hình thương mại . Do đó, chỉ
số xuyên quốc gia cao là dấu hiệu cho thấy sự tác động đáng kể của các TNCs đến cấu trúc
thương mại của quốc gia chủ nhà.
Các tập đoàn đa quốc gia cũng được xếp hạng theo số lượng tài sản ở nước ngoài mà
họ sở hữu. Tuy nhiên việc xếp hạng theo chỉ số xuyên quốc gia TNI sẽ có sự khác biệt đáng
kể so với sự xếp hạng này. Ví dụ như trong năm 2013, tập đoàn xuyên quốc gia General
Electric là tập đoàn lớn thứ nhất trên thế giới về số tài sản sở hữu ở nước ngoài, tuy nhiên
khi xếp hạng theo chỉ số xuyên quốc gia TNI, tập đoàn này chỉ đứng thứ 81, với chỉ số TNI

7
là 48.8%. Nguyên nhân của điều này là do công ty đã đầu tư rất lớn ở nước ngoài nhưng hầu
hết doanh số bán hàng, tài sản và nguồn nhân lực đều nằm trong Hoa Kỳ. Tương tự như vậy,
năm 2013 tập đoàn đa quốc gia Toyota Motor Corporation của Nhật Bản đứng thứ 3 về số
lượng tài sản sở hữu nước ngoài, nhưng xếp theo chỉ số xuyên quốc gia TNI thì đứng thứ 67
trong bảng xếp hạng với TNI là 58.6% (theo báo cáo của UNCTAD, năm 2013).
8
Chương 2. Một số ví dụ minh chứng.
2.1 Marubeni Coporation
2.1.1. Khái quát về Marubeni.
Tập đoàn Marubeni được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch, Giám đốc điều
hành của tập đoàn là ông Fumiya Kokubu. Trụ sở chính được đặt tại Tokyo – Nhật Bản.
Marubeni là một trong những tập đoàn bán buôn lớn nhất thế giới. Tập đoàn có 57 chi
nhánh và văn phòng ở nước ngoài, 30 công ty con với 61 văn phòng ở nước ngoài trong tổng số
118 văn phòng trên 64 quốc gia, khu vực.
Số lượng nhân viên: khoảng 4500 người (Không bao gồm nhân viên địa phương của các chi
nhánh, văn phòng ở nước ngoài và lao động địa phương của các công ty con ở nước ngoài)
Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn rất đa dạng, bao gồm xuất nhập khẩu các hàng hoá:
nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm, dệt may, vật liệu, giấy và bột giấy, hoá chất, năng lượng, kim
loại, khoáng sản, máy móc và bao gồm cả giao dịch ngoài khơi.
Công ty cũng mở rộng các dự án điện và cơ sở hạ tầng, các nhà máy và máy móc công
nghiệp, tài chính, hậu cần và công nghệ thông tin, phát triển bất động sản và xây dựng.
2.1.2. Sự thay đổi xếp hạng chỉ số TNI của Marubeni
Bảng 2.1. Bảng số liệu đánh giá chỉ số xuyên quốc gia của Tập đoàn Marubeni qua một số năm.
Đơn vị tính: Tài sản, doanh số (triệu USD), Lao động (người)
Năm
Tài sản
Tỉ lệ
Doanh số
Tỉ lệ

Lao động
Ở nước
ngoài
Tổng
số
Ở nước
ngoài
Tổng
số
Ở nước
ngoài
Tổng
số
2006 23788 40969 58.1% 8876 31461 28.2% 12188 28261 43.1% 43.1% 91
2007 28073 45677 61.5% 11385 36546 31.2% 2289 3729 61.4% 51.3% 80
2008 25049 47985 52.2% 13824 39762 34.8% 653 3856 16.9% 34.6% 95
2012 36512 63351 57.6% 16361 58556 27.9% 2290 32445 7.1% 30.9% 97
2013 40677 70578 57.6% 45041 70409 64.0% 22031 33566 65.6% 62.4% 57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UNCTAD
Từ bảng trên ta thấy, giai đoạn 2006 – 2007 chỉ số TNI của Marubeni đã tăng lên đáng kể
(xếp hạng từ 91 năm 2006 đã tăng lên vị trí thứ 80 vào năm 2007), tỷ lệ tài sản, doanh số và lao
động ở nước ngoài so với tổng số đều tăng lên. Tuy nhiên, từ 2007 đến 2008 (thời gian trước và
trong khủng hoảng), chỉ số TNI đã bị giảm mạnh (15 bậc, từ vị trí thứ 80 lên vị trí thứ 95) Trong
9
giai đoạn này, tỷ lệ tài sản nước ngoài/tổng tài sản và tỷ lệ lao động nước ngoài/tổng lao động bị
sụt giảm đáng kể. Điều đó cho thấy công ty có xu hướng mở rộng sản xuất ở trong nước thay vì ở
nước ngoài, do nền kinh tế thế giới giai đoạn này có rất nhiều biến động.
Những năm sau khủng hoảng (2010 và 2011), Marubeni đã bị vượt ra khỏi top 100 doanh
nghiệp có chỉ số TNI lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, Marubeni là lấy lại được ví trị của mình về chỉ số TNI vào năm 2012, dù chỉ xếp

thứ 97. Chỉ số xuyên quốc gia của Marubeni đã được cải thiện một cách đáng kể vào năm 2013.
So với năm 2012, chỉ số TNI tính theo % đã tăng từ 30.9% lên 62.4% (tăng 31.5%). Theo đó, xếp
hạng trong top 100 công ty có chỉ số TNI hàng đầu Thế giới của Marubeni cũng tăng lên rất
nhiều, từ xếp hạng thứ 97 đã tăng lên xếp hạng thứ 57 (tăng 40 bậc)
Sở dĩ chỉ số TNI của Marubeni tăng một cách nhanh chóng như vậy là do sự tăng lên mạnh
mẽ của 2 chỉ số: Doanh số bán hàng ở nước ngoài/tổng doanh số và số lao động ở nước
ngoài/tổng lao động. Trong khi tỷ lệ tài sản ở nước ngoài/tổng tài sản của Marubeni giữa hai năm
2012 và 2013 hầu như không đổi thì việc đồng thời tăng lên của 2 chỉ số trên đã góp phần làm
tăng đáng kể chỉ số TNI và xếp hạng của Marubeni. Cụ thể, Doanh số bán hàng ở nước
ngoài/tổng doanh số đã tăng từ 27.9% năm 2012 lên 64% năm 2013 (tăng 36.1%), số lao động ở
nước ngoài/tổng lao động tăng từ 7.1% lên 65.6% (tăng 58.5%). Thực sự đây là những mức tăng
rất ấn tượng và đã tạo nên một bước đột phá cho sự xếp hạng của Marubeni trong top 100 công ty
có chỉ số TNI hàng đầu thế giới.
Sự tăng lên đáng kể cả về con số tuyệt đối và tương đối của ba yếu tố tham gia vào việc xác
định chỉ số TNI như đã trình bày ở trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Marubeni trên cả thị
trường trong nước lẫn nước ngoài trong những năm gần đây. Dựa vào các chỉ số trên ta cũng có
thể thấy được sự mở rộng về tài sản, doanh số và lao động ở nước ngoài của tập đoàn.
2.2 BHP Billiton Group Ltd
2.2.1 Khái quát về BHP Billiton Group Ltd
10
BHP Billiton Group Ltd là một công ty đa quốc gia, trụ sở chính tại Australia, là một
trong những doanh nghiệp khai khoáng hàng đầu thế giới, các mặt hàng chủ yếu bao gồm
nhôm, đồng, than, quặng sắt, mangan, niken, bạc và uranium, dầu khí.
BHP Billiton thành lập tháng 06/2001 trên cơ sở sát nhập của 2 công ty BHP (thành
lập năm 1885) và Billiton (thành lập năm 1860). Hiện nay, BHP Billiton có chi nhánh ở
nhiều nước trên thế giới như Australia, Canada, Brazil, Anh, Nam Phi, Indonesia… Tổng tài
sản của công ty năm 2013 gần 140 tỷ USD.
2.2.2 Phân tích chỉ số TNI của BHP Billiton Group Ltd
Bảng 2.3: Bảng số liệu đánh giá chỉ số xuyên quốc gia của BHP Billiton Group Ltd năm 2012
và 2013.

Đơn vị tính: Tài sản, doanh số (triệu USD), Lao động (người)
Tài sản Doanh số Lao động
Ở nước
ngoài
Tổng
số
Ở nước
ngoài
Tổng
số
Ở nước
ngoài
Tổng
số
2006 28817 58168 49,5 35187 39498 89,1 18964 33861 56 55,61 46
2007 39895 75889 52,6 53632 59473 90 26306 41732 63 68,6 40
2008 34393 78770 43,7 34784 50211 69,3 24730 40990 60 57,8 61
2010 34487 88852 38,8 46994 52798 89 23877 39570 60 62,7 50
2011 41158 102891 40 65209 71739 90,1 23975 40757 58,9 63,2 55
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UNCTAD
Từ bảng số liệu trên ta thấy, những năm 2006, 2007, chỉ số TNI của Công ty có sự
tăng trưởng tương đối cao (từ mức 55,61% lên 68,6%) và xếp hạng chỉ số TNI của Công ty
cũng được cải thiện (từ hạng 46 lên hạng 40). Chứng tỏ trước thời điểm diễn ra khủng hoảng
tài chính thế giới 2008, hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế hay mức độ quốc tế hóa
của Công ty phát triển tương đối mạnh mẽ.
Năm 2008, khi khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra, cũng như rất nhiều doanh
nghiệp khác, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ở thị trường nước
ngoài nói riêng của Công ty có sự suy giảm đáng kể. Trong đó, giảm mạnh nhất là doanh số
11
bán hàng ở nước ngoài (từ mức 90% năm 2007 xuống còn 69,3% năm 2008). Thực tế, khi

khủng hoảng xảy ra, hoạt động sản xuất của các nước đều bị ngưng trệ, nhất là sản xuất công
nghiệp, do đó nhu cầu nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh.
Trong khi đó lại là những mặt hàng chính của Công ty, do đó doanh số bán hàng nói chung
và doanh số bán hàng ở nước ngoài nói riêng đều sụt giảm mạnh so với thời điểm trước
khủng hoảng. Điều này đã khiến xếp hạng chỉ số TNI của Công ty tụt tới 21 bậc (từ hạng 40
năm 2007 rớt xuống hạng 61 năm 2008). Trên thực tế, sau khi khủng hoảng xảy ra, BHP
Billiton đã lên kế hoạch cắt giảm 6.000 nhân công trên toàn cầu và khoảng 3.300 việc làm tại
Australia cho tới tháng 06/2009, trong đó có khoảng 2.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất
thép không gỉ. BHP cũng thông báo kế hoạch đóng cửa vô thời hạn mỏ nickel Ravensthorpe
thuộc Tây Australia và giảm năng suất khai thác tại mỏ Mount Keith với lý do giá nickel trên
thị trường đang sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2007, mỏ Ravensthorpe được đánh giá là sẽ
mang lại lợi nhuận cao, nhưng trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng hiện nay, BHP không chỉ
ngừng dự án trên, mà còn cắt giảm đáng kể nhân công tại một mỏ nickel khác là Yabulu
thuộc bang Queensland. Mặt khác, BHP cũng quyết định sẽ sa thải khoảng 1.100 công nhân
khai thác than tại bang New South Wales và Queensland và khoảng 200 vị trí khác tại mỏ
Olympic Dam thuộc miền nam Australia.
Sau đó, những năm 2010, 2011, khi kinh tế thế giới dần phục hồi, hoạt động sản xuất
công nghiệp tăng trưởng trở lại, chỉ số TNI của BHP Billiton đã có sự cải thiện đáng kể, nhất
là doanh số bán hàng ở nước ngoài đã đạt mức xấp xỉ trước khủng hoảng. Tuy nhiên, chỉ số
tài sản ở nước ngoài phục hồi chậm hơn, điều này khiến chỉ số TNI của Công ty cũng như
xếp hạng TNI chưa thể hồi phục lại mức trước khủng hoảng.
Qua phân tích chỉ số TNI của BHP Billiton giai đoạn 2006-2011, ta thấy, hoạt động
kinh doanh ở nước ngoài của Công ty này chịu ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ từ những biến
động của thị trường thế giới, điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của công ty trên thị
trường quốc tế không cao, nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
12
2.3 GDF Suez S.A.
2.3.1 Khái quát về GDF Suez
GDF Suez là một công ty của Pháp được thành lập vào năm 2008 từ sự hợp nhất của
hai công ty là Gaz de France và Suez.Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và

phân phối điện, khí đốt thiên nhiên và năng lượng tái tạo.
Các cổ đông chính của GDF Suez bao gồm chính phủ Pháp, nắm giữ 35,9 % cổ phần;
Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (Quỹ thịnh vượng lớn thứ 5 thế giới) nắm giữ 30 % cổ phần;
ngoài ra các nhân viên công ty và một số tập đoàn khác nắm giữ số cổ phần còn lại
Không chỉ hoạt động trong thị trường nước Pháp, GDF Suez còn là công ty sản xuất
điện hàng đầu ở Bỉ và Hà Lan, cũng như là công ty sản xuất điện ngoài quốc doanh lớn nhất
ở Brazil và Thái Lan. GDF Suez cũng đang nắm giữ 50% cổ phần của NuGen, một công ty
đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Anh.Ngoài ra công ty cũng đang hoạt
động ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin và một số nước châu Âu, châu Á khác.
2.3.2 Phân tích chỉ số TNI của GDF Suez
Bảng 2.2. Bảng số liệu đánh giá chỉ số xuyên quốc gia của Tập đoàn GDF Suez năm 2012 và
2013.
Đơn vị tính: Tài sản, doanh số (triệu USD), Lao động (người)
Năm Tài sản Ai Doanh số Si Nhân lực
13
Af A Sf S Ef E
2012
17505
7
271607 64,5%
7855
5
12471
1
63%
11030
8
219330 50,3% 59,2% 62
2013
12140

1
21975
9
55,2% 72133
11856
1
60,8% 73000
14719
9
49,6% 55,2% 75
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UNCTAD
Trong trường hợp của công ty GDF Suez từ năm 2012 tới năm 2013 chỉ số xuyên
quốc gia đã bị giảm từ 59,2 % xuống còn 55,2% khiến cho công ty bị hạ bậc xếp hạng từ 62
xuống 75 trong số 100 công ty phi tài chính hàng đầu thế giới.
Trên thực tế do những biến động về kinh tế nên tài sản, doanh số, nhân lực của GDF
Suez đã giảm mạnh từ năm 2012 tới năm 2013. Tuy nhiên sự sụt giảm giữa doanh số bán
hàng nước ngoài với tổng doanh số bán hàng và số nhân lực nước ngoài của công ty với tổng
nhân lực của công ty là khá đồng đều. Điều này đã dẫn tới tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước
ngoài (Si) và tỷ lệ nhân lực ở nước ngoài (Ei) đều có sự thay đổi không đáng kể, Với Si là từ
63% trong năm 2012 xuống còn 60,8% trong năm 2013 và Ei là từ 50,3% trong năm 2012
xuống 49,6% trong năm 2013.
Sự thay đổi lớn nhất trong ba tỷ lệ này chính là tỷ lệ tài sản nước ngoài Ai, giảm từ
64,5% trong năm 2012 xuống còn 55,2% trong năm 2013, chênh lệch hơn 9%. Có sự chênh
lệch lớn như vậy là bởi vì GDF Suez đã giảm mạnh số tài sản nước ngoài trong khi tài sản
trong nước gần như không thay đổi (GDF Suez đã giảm từ vị trí thứ 8 tới 17 trong năm 2012
tới 2013 trong bảng xếp hạng 100 TNC có tài sản nước ngoài nhiều nhất – theo UNCTAD),
14
khiến cho tỷ lệ Ai bị sụt giảm đáng kể. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc suy giảm
chỉ số TNI
Qua phân tích các thành phần chỉ số TNI của GDF Suez, có thể thấy rằng tuy doanh

số bán hàng và nhân lực của công ty đều có sự thay đổi nhưng chính sự suy giảm của tỷ lệ tài
sản nước ngoài mới là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của chỉ số TNI của công ty. Đây
chính là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm bớt đầu tư ra thị trường nước ngoài của công ty
bởi các biến động về kinh tế trong thời gian qua.
15
Chương 3. Một số ứng dụng của chỉ số xuyên quốc gia
3.1 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia vào lý thuyết đa dạng hoá quốc tế.
Mở rộng quốc tế không phải là viên thuốc thần kì cho tất cả các công ty và doanh
nghiệp. Bên cạnh những lợi ích có thể thu được, mở rộng quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy
cơ. Sự thành công đòi hỏi chiến lược quốc tế của tổ chức phải phù hợp với ngành cấu trúc
ngành công nghiệp cấu trúc và tính năng động của tổ chức (Porter, 1979) nhằm khai thác và
phát triển hơn nữa các nguồn lựcvà khả năng (Gupta & Govindarajan, 2000). Lợi ích thu
được phải lớn hơn chi phí, vàthường xuyên đặt ra các câu hỏi về tính sinh lời của chiến lược
mở rộng quốc tế. Việc trả lời câu hỏi này thường phải mất khá nhiều năm.
Lu & Beamish (2004) đã chỉ ra rằng quá trình mở rộng quốc tế của các tổ chức tạo
thành một đường cong S, bao gồm ba giai đoạn. Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn khởi
đầu, giai đoạn gia tăng mức độ phạm vi địa lý, và giai đoạn phát triển một mạng lưới rộng
lớn chi nhánh nước ngoài có hoạt động ở ngày càng nhiều quốc gia. Những người ủng hộ
quan điểm về quá trình mở rộng quốc tế hóa qua ba giai đoạn trên cho rằng thuộc tính của
kết quả hoạt động cần phải xem xét nhiều hơn là việc chỉ đơn giản xem xét chiến lược đa
dạng vị trí địa lý hoạt động. Phát hiện của họ cho thấy rằng hiệu suất liên quan đến sự phù
hợp của các hình thức tổ chức cho từng giai đoạn phát triển của tổ chức.
Các lý thuyết về giai đoạn phát triển đã được đề xuất bởi một số nhà nghiên cứu, cho
thấy rằng đa dạng hóa quốc tế (và hình thức tổ chức tương ứng) diễn ra theo trình tự
(Johanson & Vahlne, 1977). Tuy nhiên, thời gian gần đây McNaughton (2003)chứng minh
rằng độ trễ trong thời gian quốc tế hóa không phải là một yếu tố dự báo của đa dạng quốc tế,
trường hợp điển hình là các công ty tiến hành chiến lược thâm nhập quốc tế ngay từ khi mới
thành lập hoặc sau khi thành lập một thời gian ngắn (Bell, 1995; McDougall, Shane,
&Oviatt, 1994). Trong công thức ban đầu của họ về loại hình tổ chức doanh nghiệp cho các
doanh nghiệp quốc tế mớiliên doanh, Oviatt và McDougall (1994) cho rằng trong khi đa số

các doanh nghiệp có thể mở rộngthông qua đa dạng hóa các hoạt động giới hạn của chuỗi giá
16
trị, chủ yếu liên quan đến xuất khẩu, có một hình thức ít phổ biến hơn là việc một số doanh
nghiệp khởi đầu bằng việc phát triển các nguồn lực của họ thông qua việc mở rộng chuỗi giá
trị tại các thị trường nước ngoài đa dạng. Những nhà nghiên cứukết luận, tuy nhiên, nếu
doanh nghiệp có thể thiết lập các hình thức tổ chức có nhiều khả năng để phát triển lợi thế
bền vững.
Chỉ số xuyên quốc gia cung cấp một phương pháp phân tích thực nghiệm cácdự đoán
trái ngược nhau của các động lực của quốc tế. Nếu lý thuyết giai đoạn làchính xác, chúng tôi
sẽ mong đợi để nhìn thấy việc ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp mới thành lập và
các doanh nghiệp đã được thiết lập có chỉ số xuyên quốc gia cao, và rằng chỉ số xuyên quốc
gia của các công ty toàn cầu và công ty xuyên quốc gia sẽ tăng theo một xu hướng vững chắc
trong quá trình phát triển của họ. Ngoài ra, nếu các lý thuyết toàn cầu hoặc các lý thuyết
tương tự về sự biến đổi không ngừng là chính xác, chúng tôi mong chờ tìm thấy một số đáng
kể và toàn cầucác công ty xuyên quốc gia đã đạt được chỉ số xuyên quốc gia cao một cách
nhanh chóng hoặc không sử dụnghình thức tổ chức có chỉ số xuyên quốc gia thấp hơn trước
đó trong lịch sử của họ. Cuối cùng, chúng ta có thể kiểm tragiả thuyết của Oviatt và
McDougall về lợi thế bền vững bằng cách giảm hiệu suấttheo thời gian với chỉ số xuyên
quốc gia để xem các tổ chức có mức độ đa dạng hóa cao đã đạt được sựbền vững chưa.
Tương tự như vậy, chỉ số xuyên quốc gia có thể được sử dụng để đánh giá các lý
thuyết so sánh hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau trong
điều kiện thị trường nhất định. Chỉ số xuyên quốc gia cho phép các nhà nghiên cứu kinh
doanh giải quyết vấn đề mà Zahra và George (2002: 265)đã chỉ ra, đó là "một sự thiếu xót rõ
ràng trong nghiên cứu trước đây đã bỏ qua sự quốc tế hóa của chuỗi giá trị của một công ty
hay các đầu vào trong quá trình sản xuất.”
Chỉ số xuyên quốc gia cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu về chiến lược tổ chức
một phương pháp đo lường phạm vi cạnh tranh "sự mở rộng các hoạt động của công ty thực
hiện trongcạnh tranh trong một ngành công nghiệp "(Porter, 1986). Chỉ số xuyên quốc gia
của một công ty là phương pháp để đo lường chiến lược tổ chức doanh nghiệp và sự kết nối
của các chuỗi giá trị tài sản, do đó cho phép các nhà nghiên cứu tiến hành các phân tích thực

17
nghiệm để tìm ra được loại hình tổ chức doanh nghiệp nào có hiệu quả nhất trong các ngành
công nghiệp và trong các điều kiện thị trường khác nhau.
Chỉ số xuyên quốc gia có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu một phương pháp
chuẩn để định vị trí chiến lược và so sánh của các tổ chức.phương pháp này là cần thiết để
làm rõ một nguyên nhân thường xuyên thông số sai lệch của thực nghiệmmô hình trong các
lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh quốc tế. Chỉ số xuyên quốc gia cũng có thểcho phép cả các
nhà nghiên cứu tìm hiểu về hình thức mới của đa dạng quốc tế - như việc thuê gia công đa
quốc gia - mà gần đây đã xuất hiện như mộtkết quả của xu hướng toàn cầu hóa.
Trong quá trình tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty có nhiều cách lựa chọn
chiến lược để tiếp cận thị trường nước ngoài. Các chiến lược đó bao gồm: chiến lược quốc
tế, chiến lược địa phương hóa (đa nội địa), chiến lược toàn cầu và chiến lược xuyên quốc gia.
Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách đưa các kĩ năng
giá trị và các sản phẩm đến thị trường nước ngoài. Hầu hết các công ty quốc tế tạo ra giá trị
bằng cách đưa các sản phẩm khác biệt đã phát triển tại thị trường nội địa ra thị trường quốc
tế.các công ty đa nội địa sẽ định hướng bản thân về việc đáp ứng nội địa lớn nhất. Các công
ty đa nội địa sẽ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng cho cả sản phẩm mà họ cung cấp và
chiến lược marketing của họ phải thích nghi với các điều kiện quốc gia khác nhau.
Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận
bằng cách cắt giảm chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm. Các
công ty toàn cầu hướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên toàn
cầu, vì vậy họ có thể thu được tối đa lợi ích từ quy mô. Chiến lược xuyên quốc gia được cho
là chiến lược phản ánh trực tiếp quá trình toàn cầu hóa kinh doanh ngày càng sâu sắc trên thế
giới.Theo quan điểm thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, môi trường ngày nay là môi
trường của thế hệ người tiêu dùng, các ngành công nghiệp và thị trường có mối liên hệ chặt
chẽ và tương tác qua lại. Môi trường này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải
phát triển các phương thức cho phép xác định chuỗi giá trị của doanh nghiệp vừa khai thác
được cả lợi ích về địa điểm và sự khác biệt giữa các quốc gia, vừa khai thác được năng lực
cốt lõi của doanh nghiệp, lại vừa đảm bảo được tính thích nghi và nội địa hóa các sản phẩm
theo yêu cầu của từng thị trường.Đó là khi thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, các doanh

18
nghiệp đi vào bản chất của quá trình toàn cầu hóa để liên tục học hỏi, phát triển và tiến hóa.
Các doanh nghiệp phát triển các kỹ năng mới, sáng tạo và hiệu quả từ bất kỳ một nơi vận
hành nào trong hệ thống toàn cầu của mình, sau đó khai thác sử dụng những kỹ năng mới
này làm phát triển thêm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, rồi chia sẻ, truyền bá những đổi
mới đó trên khắp hệ thống toàn cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quy trình quản lý, vận
hành và hoạt động, thực hiện các ý tưởng chiến lược không dừng lại là top-down, từ trên
xuống, từ trụ sở chính xuống các công ty con; hay là bottom-up, từ dưới lên, từ các công ty
con lên trụ sở chinh mà được kết hợp nhuần nhuyễn cả hai cách. Chính vì vậy, chiến lược
xuyên quốc gia siêu việt hơn trong cách sáng tạo ra các ý tưởng đổi mới, tới ứng dụng các ý
tưởng đó nhanh chóng vào hệ thống mà không quan trọng ý tưởng đó được sáng tạo ra ở đâu
hay ở cấp nào. Điểm siêu việt này được gọi là “học hỏi toàn cầu – global learning”.
3.2 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia để đánh giá tác động của quốc tế hóa tới hiệu suất
chủ quan và khách quan
Trong một nghiên cứu của UNCTAD về ảnh hưởng của quốc tế hóa với ví dụ là các
TNCs của Braxin, các tác giả đã nghiên cứu về hai biện pháp khác nhau để đo lường mức độ
quốc tế hóa là chỉ số TNI và một chỉ số tổng hợp bao gồm các biện pháp khác như số quốc
gia và kinh nghiệm quốc tế, và xác định liệu mức độ của quốc tế hóa có ảnh hưởng tới cả
hiệu suất khách quan lẫn chủ quan của các TNCs. Ở đây hai mô hình đã được thử nghiệm để
so sánh quy mô và để tìm ra cấu trúc vừa vặn hơn. Mô hình đầu tiên sử dụng ba chỉ số từ
UNCTAD (tỷ lệ doanh thu, tài sản và lao động) là thước đo mức độ quốc tế hóa, mô hình thứ
hai thêm vào số quốc gia và kinh nghiệm quốc tế.
19
Bảng: Độ tin cậy và phương sai trung bìnhcủa mô hình 1 và mô hình 2
CC AVE
Mô hình 1 (TNI)
Chỉ số TNI 0,87 0,69
Hiệu suất nước
ngoài 0,40 0,25
Hiệu suất trong

nước 0,83 0,56
Mô hình 2 (TNI + Số Quốc gia + Kinh nghiệm quốc tế)
Chỉ số TNI 0,73 0,44
Hiệu suất nước
ngoài 0,33 0,21
Hiệu suất trong
nước 0,83 0,56
Qua sử dụng mô hình cấu trúc Equation, cho thấy rằng mô hình một có nhiều hiệu quả
trong việc dự đoán mức độ quốc tế hóa hơn so với việc sử dụng thêm các chỉ số khác trong
mô hình hai như số lượng các quốc gia và kinh nghiệm quốc tế. Kết quả cho thấy rằng các
công ty xuyên quốc gia có hiệu suất tốt hơn nhiều ở nước ngoài. Tuy tỷ lệ tài sản ở nước
ngoài và tỷ lệ doanh thu ở nước ngoài không có nhiều ảnh hưởng, nhưng tỷ lệ lao động nước
ngoài với tổng số nhân viên được chỉ ra là có tác động mạnh hơn. Ngoài ra, mặc dù mức độ
quốc tế hóa đã ảnh hưởng lớn đến hiệu suất khách quan so với hiệu suất chủ quan, vẫn có thể
suy ra rằng các doanh nghiệp sẽ hài lòng hơn với hiệu suất nước ngoài vì chúng làm tăng tài
sản nước ngoài, doanh thu và nhân viên. Vì vậy, các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của
quốc tế might đã ít hiệu suất của họ chiếm bởi các hoạt động trong và ngoài có thể có tỉ lệ
hài lòng thấp. Như cam kết với các thị trường nước ngoài tăng lên, đặc biệt là về mặt tài sản,
doanh thu và nhân viên, tỷ lệ lợi nhuận nước ngoài có xu hướng tăng
Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong cả lý thuyết lẫn thực hành. Đầu tiên cho
thấy rằng các chỉ số TNI là đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, cung cấp bằng chứng thực
nghiệm rằng một tỷ lệ lớn hơn ở nước ngoài của tổng doanh thu, tài sản và các nhân viên của
20
một công ty xuyên quốc gia sẽ làm gia tăng hiệu suất nước ngoài của công ty đó. Điều này
phần nào trả lời cho câu hỏi "Liệu một mức độ quốc tế hóa cao hơn có cải thiện hiệu suất ở
nước ngoài?” Qua đó, các doanh nghiệp có thể xem xét một chiến lược nhằm tăng mức độ
quốc tế hóa, qua đó giúp nâng cao hiệu suất nước ngoài.
21
KẾT LUẬN
Khái niệm tổ chức xuyên quốc gia đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu kinh tế một thách

thức vô cùng to lớn bởi chúng ta thiếu những đặc tính đo lường giúp phân biệt các hình thái
khác nhau của tổ chức kinh doanh xuyên quốc gia. Các tổ chức kinh doanh xuyên quốc gia
này có thể là các công ty xuất/nhập khẩu, công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia hoặc
công ty quốc tế…Để giải quyết vấn đề này, Diễn đàn thương mại phát triển Liên Hợp quốc
đã tạo ra một chỉ số giúp tính toán mức độ đa dạng về mặt địa lý của chuỗi giá trị của công ty
kinh doanh quốc tế. Chỉ số này được gọi là chỉ số xuyên quốc gia. Chỉ số xuyên quốc gia
giúp phân định rõ ràng biên giới giữa các hình thức tổ chức công ty trên toàn cầu. Chỉ số
xuyên quốc gia đưa ra tiêu chuẩn cơ bản về mức độ và hình thái tổ chức công ty trong quá
trình quốc tế hóa. Từ đó tạo điều kiện cho việc cải thiện những hiểu biết về các tiến trình tạo
ra lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia.
Thông thường, các công ty xuyên quốc gia sẽ có chỉ số xuyên quốc gia tương đối cao,
trong khi chỉ số xuyên quốc gia của các công ty xuất/nhập khẩu hay công ty đa nội địa là rất
thấp, thậm chí bằng 0 (đối với các công ty xuất khẩu trong nước). Việc tìm hiểu chỉ số xuyên
quốc gia cho phép công ty lựa chọn chiến lược phù hợp trong quá trình thâm nhập thị trường
quốc tế. Việc đo lường chỉ số xuyên quốc gia đã cung cấp những bằng chứng cơ bản về tỉ lệ
giữa tài sản, doanh số và lao động ở nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia. Chỉ số
xuyên quốc gia là một trong những chỉ số giúp đánh giá mức độ phạm vi hoạt động cũng như
lợi ích của các công ty xuyên quốc gia đạt được ở các quốc gia khác. Chỉ số TNI cao cho
thấy lợi thế về vị trí của nước chủ nhà hoặc chỉ ra khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ của
những công ty nước chủ nhà. Chỉ số xuyên quốc gia cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những
hoạt động trong nước với hoạt động ở nước ngoài của một công ty. Tuy nhiên, chỉ số này
cũng có những nhược điểm là nó không đưa độ rộng lớn của nước chủ nhà vào công thức
tính và cũng không phân biệt được giữa những công ty có hoạt động tập trung ở một số quốc
gia nước ngoài và những công ty có hoạt động rộng lớn ở một số lượng lớn những quốc gia
khác. Vì vậy, để đánh giá được toàn diện, chúng ta cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David H. Tobey, Doctoral Student Department of Management, College of Business
& Economics New Mexico State University : "The Transnationality Index:
Measuring the diversity advantage of transnational entrepreneurial organizations".

2. Lívia Lopes Barakat, Sherban Leonardo Cretoiu, Jase Ryan Ramsey, 2011,
“UNCTAD’s Degree of Internationalization and Its Effect on Subjective and
Objective Performance: Evidences from Brazilian TNCs”
3. Daniel Sullivan, University of Delaware, “Measuring the degree of
internationalization of a firm “
4. UNCTAD. 1995. World Investment Report 1995. Transnational Corporations and
Competitiveness, Geneva: United Nations.
5. />6.
7. />8.
23

×