Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bảo vệ tài nguyên rừng tại VQG Tam Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có
vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như
cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống xói
mòn, rửa trôi Bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ
các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những
diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói
mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng
sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây,
song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường,
phòng hộ kém. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện
tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất
lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha
rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu
ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở
Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng.
Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương
làm rẫy.Vì vậy trong những năm qua đã có nhiều các chương trình, dự án nhằm hỗ
trợ và giúp đỡ người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Rừng đối với đời sống chúng ta có vai trò to lớn như vậy, nhưng với sự
phụ thuộc quá mức của người dân vào rừng nhất là dân số ngày càng tăng gây
nên một sức ép làm tàn phá nguồn tài nguyên này ngày một lớn, một số nơi rừng
đã không còn khả năng để tự phục hồi. Bên cạnh vấn đề rừng bị tàn phá thì một
nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là làm như thế nào để khôi phục được nguồn tài
nguyên rừng đồng thời làm giàu thêm những giá trị của rừng. Muốn vậy chúng
ta cần có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên rừng. Từ những vấn đề thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ở VQG Tam
Đảo” nhằm góp một phần nhỏ vào công tác lâm
nghiệp xã hội tại địa phương và để rừng xanh ngày một phát triển.


•Tính cấp thiết của chuyên đề thực tập đối với sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên
và Môi trường:
-Trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp củng cố và nâng cao kiến thức
thực tế cho bản thân để áp dụng những gì đã học được đưa
vào thực tiễn. Qua đề tài cũng nâng cao được năng lực nhận biết tiếp cận thông tin từ
cộng đồng. Để sau này làm việc sẽ phát huy được hết khả năng của mình và
những kiến thức đã học tập, rèn luyện.
-Trong thực tế :
Thông qua đề tài giúp cho mọi người hiểu thêm phần nào tầm quan trọng của rừng và
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thu thập nhiều hình ảnh,thông tin sát thực về
hiện trạng của VQG Tam Đảo nhằm đề xuất được những ý kiến và biện pháp hợp lí,có
hiệu quả để nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và quản lý rừng.
• Mục tiêu của chuyên đề thực tập:
-Đánh giá được thực trạng quản lý, bảo vệ rừng trong những năm vừa qua
tại VQG Tam Đảo
- Chỉ ra thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại VQG
TamĐảo.Trên cơ sở những biện pháp quản lí,bảo vệ rừng đã có sẵn tại địa phương đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí, bảo vệ và
phát triển rừng.
• Các nội dung thực hiện của chuyên đề thực tập :
Chuyên đề thực tập có 2 phần lớn:
Thứ nhất là Nghiên cứu về hiện trạng của VQG Tam Đảo.
Thứ hai là đề xuất biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo
Phần 1. Lộ trình, điểm khảo sát và các nội dung thực tập :
• Bản đồ thể hiện các tuyến hành trình và các điểm khảo sát
-Các tuyến hành trình:
7h00:Bắt đầu từ sân trường ĐH Tài nguyên và Môi trường
Lộ trình: (66.5km) Theo đường Hồ Tùng Mậu rẽ lên Phạm Văn Đồng rồi qua cầu Thăng
Long đi thẳng sang thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, rẽ vào đường 28 đi thêm 25km nữa

là lên đến Tam Đảo.
8h45: Đến thị trấn Tam Đảo.
Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam
Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên(huyện Đại
Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc. Dãy
núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh
Tam Đảo Bắc 1592 m.
Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'-105°44' kinh
Đông.
Địa giới hành chính của VQG được giới hạn như sau:
+Phía Bắc là đường quôc lộ 13A từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang qua đèo Khế.
+Phía Đông – Bắc bởi đường ô tô giáp chân núi từ xã Quân Chu đến gặp quốc lộ 13A tại
xã Phú Xuyên huyện Đại Từ.
+Phía Nam bởi ranh giới các huyện Tam Đảo,Mê Linh thuộc Vĩnh Phúc ;Phổ Yên,Đại Từ
thuộc Thái Nguyên.
+Phía Tây-Nam bởi đường ô tô phía trái sông Phó Đáy nối từ đường 13A tại xã Kháng
Nhật ,qua mỏ thiếc Sơn Dương,dọc theo chân Tam Đảo gặp sông Bà Hanh tại
xã Mỹ Khê bên hồ Đại Lải.
-Các điểm khảo sát:
Ngày thứ 1:
+ Tháp truyền hình: cao 93 m trên đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên
tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và
các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ Ở
nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như
các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh
mông trời, đất, gió, mây
Đường lên tháp truyền hình
Ngày thứ 2:
+ Nhà thờ cổ Tam Đảo: Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ nơi đây đã xây dựng

ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm
cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công
trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Đây là một điểm tham quan khá lý thú,
đứng trên nhà thờ cổ bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất
mộng mơ. Ta có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình. Rất
nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình.
Nhà thờ đá cổ Tam Đảo
+ Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung
lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng
lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào
ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u
như tiếng ngàn xưa
Nước trong và mát lạ thường, đôi chân trần của du khách cứ thoải mái đùa nghịch
với nước. Thanh niên nam nữ tụ hội quây quần dưới thác, còn các bậc trung niên
cũng không thể cưỡng nổi sức hút của thác Bạc. Con đường lên xuống thác không
quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Du khách mặc dù mệt nhoài
nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường gian khổ.
THÁC BẠC
Phần 2. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa :
• Trong quá trình thực địa ,ta cần biết một số kĩ năng cơ bản để tiếp cận thông tin
mà quan trong hơn cả là kĩ năng chụp ảnh và ghi chép
-Phương pháp và chú ý khi chụp ảnh vùng rừng núi:
+ Sử dụng chân máy để lấy sáng lâu hơn giúp bức ảnh sắc nét và màu sắc rõ hơn.
+Thường xuyên chụp ảnh tại cùng một địa điểm sẽ thu được những kết quả mỹ mãn
hơn.
+ Hiểu biết các điểm khác thường của khu vực bạn chụp ảnh, chẳng hạn như: thời
tiết bất thường, thú hoang, côn trùng gây hại và nấm độc, thực vật nguy hiểm…
+Quan sát qua ống kính máy ảnh để quan sát đúng hình ảnh 2 chiều qua khung ảnh.
Xem hình ảnh qua ống kính: chi tiết nào thể hiện, chi tiết nào thiếu. Những gì nhìn

thấy qua ống kính khác với những gì bạn nhìn thấy.
+Ghi nhớ rằng hình ảnh quan sát qua ống kính mới chính là bức ảnh của sau này,
không phải những gì nhìn thấy.
+Đưa vào khung hình những gì mình thấy thú vị và loại bỏ những gì không đáng.
Một số máy ảnh và ống kính cho phép người chụp có thể lấy cận các vật thể nhỏ.
Càng gần càng tốt là thường là cách tốt nhất khi chụp cảnh thiên nhiên.
+Nếu chủ thể có bố cục dọc, hãy xoay máy lại cho tương thích.
+Thử các góc nhìn mới lạ và tập trung vào tiêu điểm.
+Dùng các động từ để hình dung về các bức ảnh sẽ chụp, chứ không chỉ là các danh
từ gọi tên chủ thể.Người cầm máy nên hòa nhập vào sự việc và dự đoán những gì sắp
xảy ra tiếp theo và chờ đợi nắm bắt ngay những khoảnh khắc ấy. Chẳng hạn như
một chú ong hút mật, gió thổi qua cánh đồng…
+Chọn đúng độ phơi sang, giữ chắc tay máy, sử dụng chế độ chụp tay
- Phương pháp ghi chép khi tiếp nhận thông tin từ giáo viên,hướng dẫn viên:
+Phương pháp cornell.
+Phương pháp lập bảng.
+Phương pháp ghi theo dàn ý.
+Phương pháp lập bản đồ.
+Phương pháp chép nguyên câu.
*Lưu ý khi ghi chép:
-Ghi ngày tháng.
-Viết rõ ràng.
-Không viết tất cả những gì giáo viên,hướng dẫn viên nói,chỉ ghi những ý chính.
-Ghi chép ngắn gọn bằng cách ghi cụm từ thay vì câu hoàn chỉnh.Sử dụng cách viết
tắt và kí hiệu riêng.
-Dùng từ ngữ riêng nhưng không thay đổi nghĩa.
-Một số nội dung cần ghi chính xác:Công thức,định nghĩa,sự kiện cụ thể (địa
điểm,năm,tên người……)
-Nếu nghe không kịp thì ghi từ khóa và để trống rồi bổ sung sau.
Phần 3. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường,

KTXH các khu vực nghiên cứu
•Về địa hình:
Vườn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo. Đây là dãy núi
có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo
Nord 1.592m. Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày
bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Núi Tam Đảo từ xưa đã được che
phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã
sinh học và hệ sinh thái. Các yếu tố chính đã góp phần tạo nên sự đa dạng này là đất đai,
khí hậu
•Về yếu tố đất đai, đã điều tra được 4 loại đất chính gồm:
- Đất Feralit mùn vàng, phát triển trên đá Macma axit, loại đất này xuất hiện ở độ cao từ
700 m trở lên, có diện tích là 8968ha, chiếm 24,31% diện tích của Vườn.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá Macma kết tinh, loại
đất này có diện tích 9292ha, chiếm 25,19% diện tích và xuất hiện ở độ cao từ 400m
( 700m.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, loại đất này thường thấy ở
độ cao từ 100 ( 400m, có diện tích là 17606ha, chiếm 47,33% diện tích Vườn.
- Đất dốc tụ và phù sa, loại đất này ở độ cao từ 100m trở xuống, thường thấy ở ven chân
núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích là 1017ha, chiếm 2,76% diện tích
Vườn.
Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tác động của con
người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau. Đây là nguyên nhân chính để tạo ra sự
đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài của rừng Tam
Đảo.
•Về thực vật
Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi
kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành loài
cây nhất định như:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam
Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh

tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật
(Pavviesia annamensis) …
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ cao
800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này không còn các loài thuộc họ
dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ
(Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene)
… Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng
(Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy),
kim giao (Nageia fleuryi) … Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: Vầu đắng,
sặt gai, Các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu
dầu (Euphorbiaceae) …
- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re
(Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae) … Kiểu rừng
này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở lên.
- Rừng tre nứa: ở Vườn quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884 ha) và
thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: Vầu, sặt gai ở độ cao 500
( 800m là cây giang và dưới 500m là nứa.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập Vườn quốc gia Tam
Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên
rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây
được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi rừng với các loài
cây: Dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi
(Macarauga denticulata)
- Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu của thời
kỳ này là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii). Sau
này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có
nguồn gốc tại Tam Đảo.
- Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh
sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén

(Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)…
- Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá
mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m và mọc
thành từng bụi như: Lách (Saccharum spontaneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ
lào (Chromolaena odorata) … Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành
thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng
(Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis)…
Nhìn chung hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác
nhau từ trảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đất, núi đá. Theo GS. TSKH
Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội) thì Vườn
quốc gia Tam Đảo có khoảng 2000 loài thực vật. Đến nay tổng hợp số liệu điều tra của
Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia);
Đại học khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội); Đại học lâm nghiệp, Viện điều tra
qui hoạch rừng và một số cơ quan, tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 cây có ích
ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Các loài
cây này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau Hiện đã xác định được tên và có mẫu
tiêu bản 1.282 loại thuộc 660 chi của 179 họ thực vật. Trong đó có 379 loài cây gỗ, 109
loài cây cho quả ăn, 158 loài cây cho sợi, 361 loài cây làm dược liệu, 86 loài cây cho rau
ăn, 152 loài làm cảnh, 32 loài cho tinh dầu và 5 loài cây cho tinh bột. Đặc biệt ở Tam Đảo
hiện có 44 loài cây đặc hữu và 66 loài quý hiếm cần được bảo vệ như Hoàng Thảo Tam
Đảo, Tra Hoa đài, Trà Hoa vàng
Một số nông sản của người dân
Thành phần thực vật VQG Tam Đảo
Nhóm Giá trị sử dụng Số loài Tỉ lệ (%)
I Cây lấy gỗ 379 41,92
II Cây cho quả 25 2,76
III Cây cho sợi 20 2,21
IV Cây làm thuốc 311 34,4
V Cây cho tinh dầu 32 3,54
VI Cây làm rau ăn 30 3,32

VII Cây làm cảnh 102 11,28
VII Cây cho tinh bột 5 0,55
• Về động vật
Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào
những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret
(1943) Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các nghiên cưú
động vật tại Tam Đảo. Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật,
thể hiện ở bảng 2:
Thành phần động vật VQG Tam Đảo
Lớp Số bộ Số họ Số giống Số loài
Thú 8 25 48 64
Chim 16 50 140 239
Bò sát 3 14 46 75
Lưỡng cư 3 7 11 28
Côn trùng 8 48 271 434
Tổng số 38 144 516 840
Trong số 840 loài động vật trên thì có 39 loài đặc hữu, gồm:
- Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài: Rắn sãi angen
(Amphiesma angeli); rắn dáo thái dương (Boiga multitempolaris); cá coóc Tam Đảo
(Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng.
- Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở Vườn quốc gia Tam Đảo : 22 loài và phân
loài, trong đó: Chim có 9 loài; bò sát có 4 loài; ếch nhái có 3 loài; côn trùng có 6 loài.
- Những loài đặc hữu của Việt Nam , ở Vườn quốc gia Tam Đảo có 6 loài, trong đó chim
5 loài; ếch nhái 1 loài
Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài
hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa.
Cá cóc – một loài sinh vật đặc hữu của Tam Đảo
Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư
dân trong khu vực. Vườn còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết
và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng,

cung cấp lâm sản, dược liệu Đồng thời Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học
cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên quí giá này cần được bảo vệ để góp phần làm phong phú tính đa dạng sinh học
của Việt Nam và thế giới.
•Về khí hậu:
Sương mù vây quanh thị trấn
Dãy núi Tam Đảo tạo ra 2 sườn Đông và Tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm khác nhau đã
góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố tạo ra 2 đai khí hậu
nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700–800 m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt
đới mưa mùa, cũng như một số khu vực có nhiệt độ, lượng mưa rất khác nhau của Tam
Đảo. Tất cả tạo nên một Vườn quốc gia Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật
dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái.
•Về hoạt động phát triển KTXH:
Ở đây chủ yếu là kinh doanh khách sạn và các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch.Ngoài
ra trồng susu cũng là một nghề rất phổ biến.

Mâm cơm luôn có đặc sản Susu
Phần 4:Kết quả nghiên cứu:
•Hiện trạng :
-Vấn đề con người:
Để Vườn Quốc gia Tam Đảo phát huy hết tiềm năng giá trị, cùng với sự tăng cường đầu
tư của Nhà nước, các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư trong vùng cần thấy được lợi
ích và trách nhiệm cùng gìn giữ tài sản quí giá này. Song trong cái khó của người coi
Vườn Quốc gia Tam Đảo, khó nhất lại là nhận thức của cư dân. Đất Tam Đảo thuộc nhóm
đá clarit, nền đất xám tro rất nghèo dinh dưỡng, cộng với địa hình dốc, rất khó cho quy
hoạch thủy lợi, đời sống kinh tế hết sức khó khăn, đến bây giờ vẫn còn xã có tới 72% cư
dân thuộc diện đói nghèo, sống dựa hẳn vào rừng. Tam Đảo trải rộng trên địa bàn 27 xã,
với gần 200.000 nhân khẩu sống dựa vào 36.000 ha rừng và do 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên và Tuyên Quang quản lý về con người. Quanh Tam Đảo có 60 con suối lớn nhỏ,
mỗi con suối là hai lối vào rừng nên việc quản lý những lối mòn vào rừng rất khó khăn.

60 cán bộ của Vườn Quốc gia Tam Đảo trông coi gần 36.000 ha với 120 lối vào rừng khác
nhau quả là một nghịch lý. Theo Giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo Đỗ Đình Tiến, giải
quyết nghịch lý này chỉ có cách lấy tuyên truyền làm chính và phối hợp với chính quyền
sở tại.
-Vấn đề buôn bán động vật:
Mặc dù được xác định là có giá trị nhưng thành phần và số lượng các loài ếch nhái, bò sát
quý hiếm tại đây đang có nguy cơ suy giảm do 2 nguyên nhân chính đó là môi trường
sống ngày càng bị thu hẹp và tình trạng săn bắt ráo riết của người dân địa phương. Mặc
dù được quản lý nghiêm ngặt, song phía ngoài rừng ở vùng đệm vẫn bị người dân vào
khai thác trộm gỗ, củi, măng, cây cảnh nên nhiều khu chỉ còn cây thưa thớt, làm mất nơi
ẩn trú của loài bò sát khiến chúng chui vào vùng lõi của rừng. Một số vùng, người dân
vẫn còn thói quen phát quang rừng để làm nương rẫy, bón phân hóa học cho cây gây ô
nhiễm môi trường nước suối ở khu vực lân cận, làm giảm số lượng loài ếch nhái. Hai đợt
khảo sát vào tháng 5 và tháng 7 năm 2009 tại thị trấn Tam Đảo, khu vực nằm trong ranh
giới VQG, cho thấy hoạt động buôn bán các loài rùa cạn và nước ngọt nguy cấp vẫn tiếp
diễn ở khu vực này. Ghé vào nhà hàng ven đường một ngày tháng 5/2009, sau vài lời hỏi
thăm, chủ nhà hàng đã đem ra sáu cá thể rùa đất Spenglơ (Geoemyda spengleri) chào bán.
Tiếp đó, một cá thể rùa Sa nhân (Cuora mouhotii) và 09 cá thể rùa đất Spenglơ
(Geoemyda spengleri) khác được ghi nhận tại chợ và nhà thợ săn địa phương vào tháng
7/2009.
Rùa đất Spenglơ (Geoemyda spengleri) bị bán trong một cửa hàng tại thị trấn Tam Đảo.
Những cá thể rùa này được bán với giá từ $2,70 đến $5,50/con (tương đương 50.000-
110.000VND/con), một số có thể bị bắt từ VQG Tam Đảo, cho thấy hoạt động săn bắt
buôn bán trái phép vẫn đang là vấn đề và tiếp diễn ở đây. Luật pháp quy định bảo vệ động
vật hoang dã trong VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên dường như không được thực thi ở
Tam Đảo nên việc buôn bán rùa cũng như các loài hoang dã khác vẫn được công khai
chào mời trong thực đơn của các nhà hàng, trong đó có cả món ăn chế biến từ loài quý
hiếm như tê tê.
-Vấn đề phá rừng:

Cây rừng bị chặt hạ không thương tiếc
Một số chủ gỗ kinh doanh bằng nhiều thủ đoạn như tung tiền ra để thuê dân đi xẻ gỗ
hoặc đứng ra thu mua gỗ, củi để buôn bán kiếm lời bất chính nên hàng năm gây thiệt
hại tài nguyên rừng hàng ngàn mét khối gỗ và hàng chục ngàn tấn củi cùng nhiều loại
lâm sản khác.
-Du lịch sinh thái hay… phá sinh thái?
Mới đây, làm việc với báo chí để giải thích về dự án Tam Đảo đang gây xôn xao dư luận.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc tuyên bố, tỉnh không làm kinh tế bằng mọi giá. Tuy nhiên, tỉnh vẫn
… trình dự án, chờ xét!
Trao đổi với báo chí vào chiều 21/6 về việc tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến chuyển mục đích sử
dụng 300 ha tại vùng lõi Vườn quốc gia Tam Đảo (VQG) thuộc địa phận Tam Đảo 2 để
xây dựng một khu du lịch sinh thái, ông Phùng Quang Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc khẳng định, hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, có thể được
hoặc có thể không được phê duyệt thực hiện!
300 triệu USD cho khu du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia
UBND tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sẽ sử dụng gần 200 ha đất tại vùng lõi VQG Tam Đảo để
xây dựng Khu du du lịch sinh thái (thực chất đây là một khu nghỉ cao cấp có khu villa,
sân gold, sòng bạc…).
Ông Nguyễn Ngọc Tung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc, đơn vị chủ trì thực hiện
các thủ tục cơ bản của ’’dự án’’ Tam Đảo 2 cho biết, việc Vĩnh Phúc dự kiến thực hiện
xây dựng Tam Đảo 2 vì ba lý do: Xuất phát từ ý tưởng người Pháp đã làm từ trước 1954,
có cơ sở hạ tầng đường sá, có lợi thế về độ cao, khí hậu, mặt bằng, phong cảnh phục vụ
cho phát triển du lịch; tiếp đó, Vĩnh Phúc nằm trong chiến lược phát triển du lịch cả nước
trong đó có Tam Đảo. Lý do cuối cùng được nêu ra là, trong Quy hoạch phát triển du lịch
cũng như Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và phát triển đô thị của Vĩnh Phúc từ 2010-
2020 và trong Nghị quyết của tỉnh cũng nêu vấn đề phát triển du lịch thành kinh tế mũi
nhọn và tập trung nghiên cứu khai thác Tam Đảo, dãy Tam Đảo có thể phát triển du lịch
sinh thái, trong đó có Tam Đảo 1 và Tam Đảo 2.
Theo ông Tung, người Pháp đã mở đường từ Tam Đảo 1 đến Tam đảo 2 được 5-6km
nhưng sau giải phóng (1945) thì không thực hiện được nữa, nhưng đường đi bộ nối 2 khu

dài khoảng 10km vẫn có.
-Sân golf Tam Đảo gây ô nhiễm môi trường:
T ừ khi sân golf Tam Đảo của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo đi vào hoạt động đến nay,
người dân xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo luôn phải sống trong cảnh nguồn nước bị ô
nhiễm nặng. Các gia đình ở thôn Sơn Long, xã Hợp Châu hiện chỉ sử dụng nước này để
giặt quần áo không dám dùng ăn uống vì nước có màu vàng, có mùi hôi và khét. Nước ăn
của bà con phải đưa từ nơi khác cách nơi ở hơn 1 km.
Cả thôn Sơn Long có hơn 200 hộ dân thì có 50-60 hộ đã bỏ hẳn việc dùng nước giếng
khoan, người dân phải tự bỏ tiền làm đường ống rồi mua nước từ các doanh nghiệp ở lân
cận. Một số hộ có ao nhưng không dám thả cá.
Sân golf Tam Đảo có diện tích 136 ha, nằm trên địa phận 3 xã Hợp Châu, Hồ Sơn và
Minh Quang, từ năm 2004, khi sân golf đi vào hoạt động, nước thải của sân golf mang
theo hóa chất diệt cỏ, thuốc sát trùng và các hóa chất khác từ trong sân golf không qua xử
lý đổ thẳng xuống khu vực thôn Sơn Long, xã Hợp Châu - nơi có 200 hộ dân với hơn
1.000 nhân khẩu sinh sống.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiều lần kiểm tra nhắc nhở về hành vi
xả nước thải không qua xử lý, nhưng Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo vẫn không chấp
hành.
-Phát triển rừng gắn với du lịch:
Là một địa chỉ du lịch hấp dẫn, Tam Đảo trở thành điểm đến của đông đảo khách du lịch
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, du lịch càng phát triển thì công tác phát triển rừng ở đây
càng trở nên cấp thiết nhằm bảo vệ nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm cùng những
cảnh đẹp kỳ thú, môi trường trong lành mà Tam Đảo đang được thừa hưởng từ thiên
nhiên. Từ năm 1996 đến năm 2010, Tam Đảo đã tổ chức trồng và chăm sóc được 5.663
ha rừng, khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên được hơn 1.700 ha, đưa tổng số diện tích
rừng của Vườn quốc gia lên gần 30 nghìn ha và độ che phủ của rừng đạt gần 87%, tăng
26% so với năm 1996, thời điểm mới thành lập. Ngoài ra, Ban quản lý còn tổ chức khoán
bảo vệ 11.350 ha rừng cho 174 hộ gia đình, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người
dân tại đây.
Theo Phó Tổng cục trưởng Lâm nghiệp TS Hà Công Tuấn khó khăn trong quản lý

rừng ở Tam Đảo có những đặc thù riêng. Tại đây, phần lớn người dân sống bằng nghề
nông, để phát triển kinh tế gia đình, nhiều người dân đã tham gia kinh doanh dịch vụ du
lịch một cách tự phát, gây khó khăn trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Nhận thức được
vấn đề này, Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo phối hợp chính quyền địa phương hỗ
trợ phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm, tạo công ăn việc làm ổn định, thực hiện
việc giao đất, giao rừng cho họ; cùng với nông dân tìm cách phát triển rừng gắn với phát
triển kinh tế gia đình. Mặt khác, Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích rộng, trải dài trên
địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ
nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gien các loài động vật, thực vật quý hiếm,
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, Ban quản lý vườn còn tổ chức
công tác tuyên truyền, tổ chức, khai thác các hoạt động du lịch và góp phần ổn định,
nâng cao đời sống của nhân dân.
-Tăng cường công tác bảo vệ rừng
Hiện tại, trong vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo có hơn 200 nghìn dân, sinh sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi ý thức của người dân còn thấp, đất nông
nghiệp ít, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên không ít người dân phải sống dựa vào
khai thác tài nguyên rừng. Lực lượng kiểm lâm thiếu người, trang thiết bị, phương tiện
hạn chế đã gây những khó khăn đáng kể cho công tác bảo vệ rừng. Ban quản lý, một mặt
phối hợp tốt với chính quyền các địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân, mặt
khác, nâng cao diện tích độ che phủ của rừng, phát triển đa dạng sinh học, cứu hộ động
vật, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới. Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo,
rừng ở đây luôn phải đối mặt với các thách thức từ nguy cơ cháy rừng, khai thác khoáng
sản trái phép, chiếm đất rừng để phát triển dân sinh. Do đó, bên cạnh việc nâng cao tinh
thần trách nhiệm cho cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý, tăng cường phối hợp chính
quyền các địa phương, tổ chức đoàn thể xã hội theo dõi, nắm bắt tốt tình hình và mọi
diễn biến trên địa bàn, Vườn quốc gia Tam Đảo còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phòng cháy, chữa cháy, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ và chăm sóc rừng,
xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Để tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng, nhằm đưa dân ra khỏi Vườn quốc gia Tam
Đảo, mới đây UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp ngành lâm nghiệp di chuyển các hộ gia

đình tại các xã Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan thuộc huyện Tam Đảo đến nơi ở mới, tỉnh
cũng thực hiện các biện pháp giúp người dân nhanh chóng ổn định đời sống, có nhiều cơ
hội tìm kiếm việc làm và không lệ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng; giúp các ngành
chức năng chăm sóc và bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả. Di dân ra khỏi Vườn quốc
gia Tam Đảo là một chủ trương lớn, phức tạp và đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao. Làm
được việc này nói lên sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục Lâm nghiệp
và Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo trong việc bảo tồn và phát triển giá trị bền vững
từ rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân sống tại đây và cộng đồng xã hội.
Vườn quốc gia Tam Đảo đến nay đã phục hồi xanh tốt, nạn cháy rừng, chặt phá rừng
được ngăn chặn. Rừng ở đây đã phát huy tốt cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống,
cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân, bảo tồn đa dạng sinh học, là nơi nghỉ
dưỡng và du lịch sinh thái cho mọi người. Từ những hành động thiết thực, đã tuyên
truyền và huy động được mọi thành phần, đối tượng cả trong và ngoài nước tham gia bảo
vệ và phát triển rừng, từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ có ý thức bảo
vệ rừng để rừng phục vụ lại chính họ và cộng đồng xã hội.
Cần ghi nhận là từ khi rừng cấm Tam Đảo được chuyển thành Ban Quản lý Vườn Quốc
gia Tam Đảo (1996) đến nay, chính quyền các cấp, các địa phương đã không ngừng đầu
tư cho các xã vùng đệm cải thiện cuộc sống, đó là các Chương trình 661, dâu tằm, phân
bón, 135. Đói đứt bữa không còn, nên có thể thuyết phục dân đừng kiếm cái ăn ngay để
phá cái lâu dài.
Bước đầu là các Nghị quyết, tài liệu tuyên truyền. Đi liền là gạo tiền để dân trồng rừng.
Trồng toàn cây bản địa nên tỷ lệ sống cao, người được giao trồng từ biết quý cây rừng, tự
biến thành người bảo vệ.
Mỗi năm Vườn Quốc gia Tam Đảo trồng 300-400ha, có năm như 2006 trồng 900 ha, sau
10 năm đã có 5.000ha rừng trồng. Cộng với hơn 20.000 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ, đưa
độ che phủ của rừng từ 60-61% lên 83-85% sau 10 năm. Hiệu quả là thủy lợi cho hơn
20.000 ha lúa của cư dân đủ nước quanh năm.
Về điều này xin ghi nhận nhận thức của lãnh đạo và người dân Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc
cho rằng, nếu mất rừng Tam Đảo thì Vĩnh Phúc không còn gì. Trước đây từng có một tờ
báo đăng bài nói rừng Tam Đảo bị xẻ thịt, cả tỉnh xôn xao bàn luận thực hư. Đó là một

phép thử của nhận thức.
Cho nên, một mặt Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo tăng cường giáo dục nâng cao
phẩm chất cho cán bộ, một mặt nâng mức độ quan hệ với địa phương lên thành mật thiết.
Đến nay, dân đã biết nhắc nhở nhau, nhắc không sửa thì họ báo kiểm lâm bắt và phạt.
Với 29.000ha rừng do Vườn Quốc gia trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ, cứ cho nó phát
triển bằng nửa rừng kinh tế, 3-4m3/năm thôi thì mỗi năm Vườn đã tăng thêm 80-
90.000m3 gỗ. Chỉ bán bằng giá nguyên liệu 500.000 đồng/m3, đã cho 40-50 tỷ đồng.
"Ném" hết số tiền ấy cho các dự án, ngân sách vẫn không mất gì mà lãi ròng là Tam Đảo
xanh bền vững.
•Đề xuất biện pháp quản lý và bảo vệ rừng:
Những năm gần đây , tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ
đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Viêc quản lý và bả vệ rừng là việc cấp bách cần
phải giải quyết ngay.
- Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo:
Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, VQG Tam Đảo đã triển khai thực hiện
một số nhiệm vụ sau:
(+) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Kiểm lâm phê duyệt phương
án quản lý bảo vệ rừng, xác định những khu vực trọng điểm hay bị xâm hại tài nguyên
rừng và xảy ra lửa rừng để xây dựng các trạm kiểm lâm nhằm thực hiện việc quản lý bảo
vệ rừng tại chỗ. Đến nay VQG Tam Đảo đã xây dựng được 16 trạm kiểm lâm, trong đó
trên địa bàn Vĩnh Phúc có 16 trạm kiểm lâm, Thái Nguyên có 6 trạm và Tuyên Quang có
4 trạm.
(+) Tổ chức xây dựng lực lượng kiểm lâm: VQG Tam Đảo đã đối chiếu với các tiêu
chuẩn kiểm lâm viên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định để kiểm
điểm, đánh giá và phân loại cán bộ kiểm lâm. Trên cơ sở đó đã đưa ra khỏi lực lượng 4
kiểm lâm viên không đủ tiêu chuẩn kiểm lâm viên. Cứ đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho 19 cán bộ kiểm lâm (trong đó có 5 cán bộ đại học). Ngoài ra, hàng năm đơn vị mới
các cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc
vào tập huấn về nhận biết cây rừng, cây dược liệu, các loại côn trùng, động vật và đặc
biệt là các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu có tên trong sách Đỏ cho cán bộ kiểm

lâm, nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong tiểu khu minh
phụ trách.
(+) Xây dựng quy chế, quy định việc quản lý bảo vệ rừng cũng như việc sử dụng bảo
quản các trang thiết bị, phương tiện làm việc và vũ khí được trang bị. Để nâng cao trách
nhiệm của mỗi kiểm lâm viên và có cơ sở để đánh giá, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm
vụ của mỗi kiểm lâm viên và trạm kiểm lâm, VQG Tam Đảo đã xây dựng quy chế quy
định về việc quản lý bảo vệ rừng, có quy định cụ thể mức độ xử lý đối với từng hành vi
gây ra thiệt hại tài nguyên rừng cũng như để xảy ra hỏng, mất các trang thiết bị phục vụ
công tác mà không có lý do chính đáng. Kết quả thực hiện quy định này là kỷ luật lao
động của cán bộ, kiểm lâm được nghiêm túc hơn, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo
vệ rừng của mỗi kiểm lâm viên được nâng lên, các phương tiện, dụng cụ phục vụ công
tác và vũ khí được bảo quản tốt hơn, không có trường hợp mất mát nào xảy ra trong 5
năm qua ở VQG Tam Đảo.
(+) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tiết
kiệm củi đun là việc làm cần thiết và đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. VQG Tam Đảo đã kết hợp tốt việc tuyên truyền với việc xã hội hội công tác bảo vệ
rừng và tổ chức hội nghị với các tổ chức đoàn thể của huyện như: Mặt trận tổ quốc, Hội
cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và các trường phổ thông để bàn biện pháp tuyên truyền vận động bảo vệ rừng đối với
từng lĩnh vực, từng độ tuổi sao cho phù hợp và có hiệu quả Kết quả là việc tuyên
truyền bảo vệ rừng, tiết kiệm củi đun đã thực hiện một cách sâu rộng và đến hầu hết các
độ tuổi ở các xã trong vùng đệm, qua đây đã tạo thành phong trào tự giác, tự quản trong
công tác bảo vệ rừng ở từng tổ chức đoàn thể của mỗi xã và đã mang lại hiệu quả tốt
trong việc bảo vệ rừng nhất là ở các xã Hồ Sơn. Tam Quan và Đại Đình (Huyện Tam
Dương – Vĩnh Phúc) đã cơ bản không còn người đi lấy trộm gỗ, củi và rừng không bị
cháy. Đối với các đối tượng hay vi phạm lâm luật được mời ra xã để giáo dục, hoặc cán
bộ kiểm lâm tới tận nhà để vận động, tuyên truyền và ký cam kết thực hiện nội quy bảo
vệ rừng. Đồng thời đề nghị chính quyền xã có biện pháp giúp đỡ những gia đình khó
khăn về kinh tế phải sống dựa vào rừng để họ có việc làm, có thu nhập cho gia đình và
họ không phải lén lút đi lấy trộm gỗ trong rừng VQG Tam Đảo. Nhờ thực hiện tốt công

tác quản lý và tuyên truyền tới người dân mà số vụ vi phạm lâm luật ở VQG Tam Đảo
năm sau giảm hơn năm trước.
(+) Tích cực thực hiện việc phòng chống lửa rừng: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất
trong công tác bảo vệ rừng, vì nếu để xảy ra lửa rừng thì tài nguyên rừng, môi trường
sống sẽ bị huỷ diệt. Đặc biệt VQG Tam Đảo, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng
4.000 ha rừng thông rất dễ bị cháy. Trong điều kiện núi Tam Đảo có địa hình phức tạp,
núi cao, xa và rất dốc, nếu xảy ra cháy rừng thì rất khó khăn trong việc cứu chữa. Đến

×