Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tính Toán Thiết Kế Thiết Bị Lọc Bụi Tĩnh Điện Xử Lý Bụi Than Của Nhà Máy Xi Măng Hòn Chông – Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.08 KB, 72 trang )

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay với công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu hết sức to lớn cả vể khoa học
kỹ thuật và kinh tế xã hội. Sự phát triển này được biểu hiện thông qua sự phát triển đồng
bộ của nhiều ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, GTVT, Dịch vụ,… Trong
đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng là
một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong công cuộc này.
Xi măng là vật liệu thông dụng nhất trong ngành công nghiệp xây dựng vì chúng là chất
kết dính rẻ tiền hơn so với các loại chất kết dính khác. Mặc khác khi sử dụng xi măng lại
cho cường độ chịu nén, chịu uốn cao. Xi măng đã có mặt trong đời sống của con người
hàng nghìn năm qua và cho đến nay con người vẫn sử dụng nó trong hầu hết các công
trình xây dựng. Theo những dự đoán thì xi măng vẫn là chất kết dính chủ lực trong thế kỷ
tới.
Đất nước ta trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn phá cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Do vậy nhu
cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới tiến tới công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt các công trình xây dựng: thủy điện, cầu
cống, đường xá, các công trình thủy lợi, nhà ở,…sẽ tiêu thụ một lượng xi măng rất lớn.
Mặc dù sản lượng xi măng sản xuất trong nước ngày càng tăng nhanh nhưng vẫn không
đủ nhu cầu sử dụng trong nước. Vì vậy, việc tăng sản lượng xi măng nhằm cân đối giữa
cung – cầu trong nước, một phần tham gia xuất khẩu đang là mục tiêu của ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam. Để góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
đồng thời thực hiện được mục tiêu trên thì việc xây dựng các nhà máy xi măng là rất cần
thiết.
Tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn đó, cùng với sự phát triển cáo của ngành công
nghiệp xi măng thì đó cũng là một vấn đề cần quan tâm đối với các nhà môi trường.
Trong quá trình sản xuất xi măng có thải ra một lượng thải ảnh hưởng lớn tới sức khỏe
của con người và môi trường sống xung quanh. Đặc biệt là lượng bụi và khí có thành
phần phức tạp. Cụ thể trong khí gồm SO
2


, NO
2
, CO
2
, NO
x
,…và bụi thải như bụi đá vôi,
bụi than, bụi đất sét,…độ phát tán lớn, khó kiểm soát.
1
Hiện nay có nhiều nhà máy sản xuất xi măng tư nhân, nhà nước chạy theo thị trường, sản
xuất ồ ạt, không chú ý tới phát triển bền vững kết quả suy giảm môi trường nước, khí,…
gây tác động xấu tới đời sống con người.
Qua sự phân tích, đánh giá và nghiên cứu tình hình phát triển, dây chuyền sản xuất xi
măng của nhà máy Xi Măng Hòn Chông, một minh chứng cụ thể về tình hình sản xuất –
hiện trạng môi trường ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Đồ án của em với đề tài
“Tính Toán Thiết Kế Thiết Bị Lọc Bụi Tĩnh Điện Xử Lý Bụi Than Của Nhà Máy Xi
Măng Hòn Chông – Kiên Giang” nhằm đánh giá – đề xuất – thiết kế thiết bị xử lý với
mục đích giảm tới mức thấp nhất lượng bụi than thải ra môi trường xung quanh, đạt tiêu
chuẩn thải môi trường.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tính toán, thiết kế thiết bị lọc bụi tĩnh điện để xử lý bụi than phát sinh trong công đoạn
nghiền than của nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông – Kiên Giang nhằm hạn chế lượng
bụi phát sinh của nhà máy.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Bình An,
Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Thu thập các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, công nghệ sản xuất, nhu
cầu nguyên vật liệu của nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông.
- Tính toán lượng than sử dụng, tải lượng bụi than và lưu lượng bụi than phát tán ra
môi trường.

- Lựa chọn công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp.
- Tính toán thiết kế công nghệ, thiết bị đã lựa chọn.
- Thực hiện các bản vẽ thiết kế.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
- Phương pháp thu thập thông tin: tìm hiểu, thu thập thông tin nhà máy.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
• Thu thập tài liệu có liên quan đến công nghệ sản xuất của nhà máy.
• Tra cứu các tài liệu hướng dẫn có liên quan đến việc lấy và phân tích mẫu.
• Sử dụng các công trình nghiên cứu trước đó là cơ sở.
• Nghiên cứu lý thuyết các công nghệ xử lý phù hợp đã được ứng dụng. Từ
đó lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện của nhà máy.
1.5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nhà máy xi măng Holcim – Hòn Chông.
- Đối tượng nghiên cứu: Bụi than phát sinh trong công đoạn nghiền than của nhà
máy.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIM HÒN CHÔNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XÃ BÌNH AN HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, có bờ biển và biên giới với
Campuchia. Huyện có 1 thị trấn: thị trấn Kiên Lương, 10 xã: Bình An, Bình Trị, Dương
Hoà, Hoà Điền, Kiên Bình, Phú Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh Hoà, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú và 2
xã đảo: Hòn Nghệ và Sơn Hải.
Hình 2.1. Vị trí địa lý huyện Kiên Lương
Hiện nay 5 xã: Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Phú Lợi, Phú Mỹ đã thuộc về
huyện Giang Thành mới thành lập. Dân số, diện tích huyện Kiên Lương hiện tại đã được

điều chỉnh nhỏ hơn trước. Kiên Luơng là địa phuơng có đóng góp giá trị kinh tế cao hơn
nhiều so với các địa phuơng khác ở Kiên Giang. Là vùng công nghiệp trọng điểm của
4
tỉnh Kiên Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Huyện Kiên Luơng
với hạt nhân đô thị là thị trấn Kiên Luơng hiện nay đang được xây dựng, nâng cấp, chỉnh
trang với mục tiêu trở thành thị xã thứ hai của tỉnh Kiên Giang, việc tách một phần diện
tích của huyện Kiên Luơng cũ ra thành lập huyện Giang Thành cũng nằm trong mục tiêu
qui hoạch đó.
Kiên lương là một huyện mới được tách ra từ Huyện Hà Tiên - nay là thị xã Hà Tiên
Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, có bờ biển và biên giới với
Campuchia.
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Theo tài liệu khí tượng của trạm Phú Quốc từ năm 1979 đến 2001 và tài liệu thủy văn của
trạm Rạch Giá từ năm 1979 đến 2001 thì điều kiện khí tượng của khu vực như sau:
• Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2 °C; Cao nhất: 37 °C (Ngày 13/5/1998)' Thấp
nhất: 17,3 °C (Ngày 30/1/1993). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%.
• Lượng mưa
Lượng mưa lớn, Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm: 3.013 mm. Lượng mưa lớn nhất
từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa các tháng này là 2.498 mm. Còn các tháng mùa
khô là 515mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,7mm (Ngày 13/10/1984).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số
Dân số năm 2011 là 153.905 người; mật độ trung bình là 104 người/km². Dân cư ở tập
trung nhiều trong thị trấn Kiên Lương.
2.1.2.2. Lao động
Xã Bình An có lực lượng lao động khoảng 3.836 người (Nam 1.880, Nữ 1.956), chiếm
57% dân số toàn xã. Trong đó, lao động trong độ tuổi: 2.639 người. Tỷ lệ lao động trong
độ tuổi ở các ngành:
5

+ Nông nghiệp: 381 người, tỷ lệ 14,44%,
+ Công nghiệp, tiểu thủ CN: 1.028 người, tỷ lệ 38,95%
+ Thương mại - dịch vụ: 1.230 người, tỷ lệ 46,61%.
Thu nhập bình quân đầu người: 17 triệu đồng/người/năm (năm 2011)
Số lượng hộ nghèo theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm: 347 hộ, chiếm tỷ lệ 22,59% .
Đây là tỷ lệ khá cao, cần được quan tâm.
2.1.2.3. Cơ cấu lao động
Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 381 người,
chiếm 14,44% lực lượng lao động trong độ tuổi của xã; còn lại 85,56% là lao động trong
lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, công chức viên chức nhà nước, lao
động làm việc trong các xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận
Bảng 2.1. Số lao động
Khoản mục Số người Tỷ lệ%
Tổng số lao động 3.836 63,17
Nam 1.880
Nữ 1.956
Lao động trong độ tuổi 2.639 68,8
Lao động ngoài độ tuổi 1.197 31,2
Lao động trong độ tuổi phân bổ theo ngành nghề
Nông nghiệp 381 14,44
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.028 38,95
Thương mại - Dịch vụ 1.230 46,61
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành năm 2010
Ngành Giá trị sản xuất (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
Công nghiệp, tiểu thủ CN 14.758 8,75
Nông nghiệp 13.210 7,83
Thương mại, dịch vụ 140.725 83,42
Tổng 168.693 100,00
• Công nghiệp
6

Kiên Lương nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là
vùng nguyên liệu khoảng sản lớn cho ngành sản suất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi,
gạch, đá xây dựng. Tại đây có 6 nhà máy nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công
suất hiện tại khoảng 5 triệu tấn/năm. Hai Công ty xi măng lớn là Công ty xi măng Hà
Tiên 2 và Công ty xi măng Holcim (liên doanh Việt Nam với Thuỵ Sỹ). Công ty xi măng
Hà Tiên 2 đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng thêm 1 dây chuyền sản suất xi măng có
công suất 1,4 triệu tấn/năm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2001. Tại Kiên lương còn có
các nhà máy công nghiệp khác như: Nhà máy sản suất Bao bì, nhà máy sản suất gạch,
nhà máy chế biến thủy sản.
Chính phủ Việt Nam đang xem xét để duyệt cho phép một nhà đầu tư của nước Úc xin
đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện với công suất khoảng 4400 MW. Nhà máy này hoạt
động bằng nguồn than nhập khẩu từ Úc thông qua cảng Hòn Chông. Khi hoành thành,
đây sẽ là nhà máy điện lớn cung cấp điện cho Khu công nghiệp Xi măng Kiên Lương và
khu công nghiệp Rạch Vượt (Hà Tiên), tải điện ra đảo Phú Quốc bằng cáp ngầm, xuất
khẩu điện qua Campuchia và đưa lên lưới điện quốc gia.
Chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý cho tập đoàn Tân Tạo đầu tư xây dựng khu công
nghiệp, khu dân cư và nạo vét cảng nước sâu tại khu vực huỵên Kiên Lương.
• Nông nghiệp
Huyện Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên cho nên khu vực này bị nhiễm mặn
và phèn. Hoạt động nông nghiệp không phát triển như những vùng khác ở đồng bằng
sông Cửu Long. Lúa ở đây chỉ trồng được 2 vụ.
Một trong những hoạt động nông nghiệp chính của vùng này là nuôi tôm. Hàng năm thu
lời hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Kiên Giang vào
tháng 8/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đề
cập đến việc chú trọng phát triển vùng nuôi tôm của huyện Kiên Lương thành vùng nuôi
tôm trọng điểm của Việt Nam và hướng đến ngang tầm khu vực.
• Thuỷ sản
Kiên Lương có đường bờ biển dài và ngư trường rộng lớn. Đánh bắt khoảng 30% hải sản
của tỉnh Kiên Giang. Các cửa hàng xăng dầu cung cấp nhiêu liệu cho tàu cá và các nhà
máy nước đá ở dây rất phát triển.

• Du lịch
7
Kiên Lương, Hà Tiên và Phú Quốc là tam giác du lịch của Kiên Giang với thế mạnh là du
lịch biển. Kiên Lương có Hòn Phụ Tử (đang có kế hoạch phục hồi sau khi đã gẫy hòn
Phụ), Bãi Dương, Hòn Trẹm, chùa Hang, và các hang động, đảo ngoài biển.
Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang có chủ trương cho thuê các đảo trong tỉnh để phát triển du
lịch với thời hạn 50 năm. Có rất nhiều nhqà đầu tư quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này.
Hứa hẹn đây sẽ là một vùng tuyệt vời để du lịch biển và nghĩ dưỡng.
• Giao thương quốc tế
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký nghị định nâng cấp cửa khẩu Xà Xía
thành Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, đồng thời nâng cấp cửa khẩu phụ Giang Thành thành
Cửa khẩu Quốc gia Giang Thành tạo điều kiện mua bán va trao đổi hàng hoá dễ dàng hơn
với Campuchia.
2.1.2.4. Giao thông
Huyện Kiên Luơng có hoạt động giao thông đa dạng: đường bộ, đường sông, đường
biển, Quốc lộ 80 đi qua huyện Kiên Lương là huyết mạch giao thông của khu vực này
nối thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các tỉnh miền Tây khác. Lưu lượng giao thông
trên khu vực này khá cao, chủ yếu là do hoạt động du lịch, công nghiệp và giao thương
với Campuchia. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 11 nối thị trấn Kiên Lương với xã Bình An. Vận
tải đường biển: Kiên Lương có cảng nước sâu Hòn Chông có thể tiếp nhận tàu 5000 tấn.
tại đây còn có tuyến tàu cao tốc ra Phú Quốc. Nhà máy xi măng Holcim có cảng nước sâu
tiếp nhận tầu 8000 tấn.
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa cho sà lan hoặc tầu đến 500tấn: Tuyến đường
thủy: từ TP. Hồ Chi Minh tới sông Hậu Giang, cảng cần thơ trên sông Hậu Giang, qua
tuyến kênh Long Xuyên - Rạch Giá, qua tuyến kênh Rạch Giá - Hà Tiên, qua kênh Ba
Hòn tới cửa biển Ba Hòn - Kiên Lương; hoặc từ kênh Rạch giá _ Hà Tiên qua kênh Lung
Lớn 1, qua kênh Lung Lớn 2 tới của biển Rạch Đùng - xã Bình An (thuộc Kiên Lương).
2.1.2.5. Định hướng phát triển
Huyện Kiên Lương được định hướng theo cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Thủy sản.
Trong tương lai gần thị trấn lớn nhất Việt Nam này sẽ được nâng cấp lên thành thị xã và

sẽ là nơi đặt các cơ quan hành chính của tỉnh Hà Tiên.
8
Mới đây UBND tỉnh Kiên Giang đã đồng ý xây dựng khu đô thị lấn biển Hòn Chông, xã
Bình An với diện tích 44.66 ha. Đây được dự báo là một khu nhà ở cao cấp trong tuơng
lai,
UBND tỉnh Kiên Giang đã đồng ý cho Tỉnh đoàn xây dựng làng thanh niên lập nghiệp tại
xã Kiên Bình với diện tích khoảng 300ha.
2.1.3. Đánh giá chung
2.1.3.1. Thuận lợi
- Với lợi thế về tiềm năng đất đai và vị trí quan trọng với trục đường chính. Trong nhiệm
kỳ qua, xã Bình An được huyện đầu tư nhiều công trình, xây dựng hạ tầng đã thúc đẩy
nhanh tiến trình đô thị hóa làm thay đổi toàn diện bộ mặt của xã, tạo thuận lợi cho việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động phát triển.
- Giáo dục, y tế sức khoẻ cộng đồng, chăm lo gia đình chính sách và dân nghèo được quan
tâm đúng mức; xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, đạt được nhiều thành tích
khích lệ. Giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân địa phương và công tác
y tế sức khoẻ cộng đồng đã triển khai nhiều chương trình khám và chữa bệnh đến bà con
nông dân của xã.
- Xã có quỹ đất lớn để phát triển cả về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Lực lượng lao
động nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang lao động công nghiệp, làm tăng thu nhập
trong hộ nông nghiệp, một số khác tham gia các hoạt động dịch vụ liên quan góp phần
tạo nguồn lực cho phát triển chung của xã.
2.1.3.2. Khó khăn
- Thiếu khu vui chơi sinh hoạt giải trí cho người dân địa phương như trung tâm văn hóa thể
dục thể thao, công viên cây xanh,…
- Vấn đề sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã không mang lại hiệu quả nhiều do nông dân
chủ yếu nuôi trồng dưới dạng nhỏ lẻ. Kết quả sản xuất nông nghiệp không khả quan do
thời tiết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra khiến cho nông dân không mạnh dạn đầu tư mở
rộng.
- Là một xã nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian qua do tác động của quá trình đô thị

hoá, đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó sự phát triển các lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đã tác động mạnh đến phát triển nông
nghiệp tại địa phương. Một số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động công
nghiệp, thương mại dịch vụ.
Lao động nông nghiệp tham gia sản xuất chính đa số lớn tuổi, tuy có kinh nghiệm nhưng
khả năng tiếp thu kỹ thuật và năng suất lao động thấp dẫn đến tình trạng ngại ngùng trong
9
việc ứng dụng một số giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Tổ hợp tác
chưa được đầu tư và tổ chức quy củ, cần có những biện pháp cụ thể trong việc vận động
nông dân tham gia các tổ hợp tác.
2.2. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIM - HÒN CHÔNG XÃ BÌNH
AN HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1. Thông tin chung về nhà máy
Tập đoàn được thành lập năm 1912 với tên gọi “Holdderbank” tại Thụy Sĩ, sau đó đổi tên
thành “Holcim” năm 2001. Ngày nay Holcim đã có chi nhánh ở hơn 70 nước trên thế
giới.
Công ty Xi măng Holcim Hòn Chông là một trong những Công ty xi măng có những
đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành xi măng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Vào năm 1994, Holcim Việt Nam có giấy phép đầu tư. Hòn Chông thuộc Huyện Kiên
Lương, Tỉnh Kiên Giang được chọn làm nơi xây dựng nhà máy xi măng. Xi măng lần
đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông là vào năm 1997.
Holcim Việt Nam còn vận hành một trạm xi măng tại Cát Lát, quận 2, nơi lưu trữ, trộn
hỗn hợp và phân phối xi măng, văn phòng Riverside tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Trạm
nghiền Thị Vải tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông
- Địa chỉ: Bình An, Kiên Lương, Kiên Giang
- Điện thoại: (077) 3854430
- Fax: (077) 3854429
- Công suất: 1.000.000 tấn/ngày
2.2.2. Tính chất và quy mô hoạt động

2.2.2.1. Loại hình hoạt động
Loại hình hoạt động của nhà máy xi măng Holcim Hò Chông là nghiền và đóng bao xi
măng
2.2.2.2. Quy trình công nghệ đang áp dụng
Quy trình sản xuất xi măng của Nhà máy Xi Măng Holcim Hòn Chông được trình bày
như sau:
10
Cối Đập
Đất sét
Thạch cao
Laterite
Kho chứa Literite
Kho chứa thạch cao
Than đá
Kho chứa than đá
Máy nghiền than
Nhiên liệu thay thế AFR
Kho chứa AFR
Kho chứa liệu
Máy nghiền liệu
Thiết bị làm nguội clinker
Máy nghiền ximăng
Silô chứa liệu
Lò nung clinker
Silô
Clinker
Silô
xi măng
Tháp =ền nung
Xi măng xá về CL

Xi măng bao
HT phân Bch PGNAA
Hình 2.2. Quy trình sản xuất của nhà máy xi măng Hòn Chông
AFR lỏng
AFR rắn
Đá vôi
11
Đá vôi
- Nhà máy được cung cấp đá vôi bởi núi Cây Xoài, Bãi Voi và Khoe Lá được xe tải
chở vào cối đập đá. Sau khi qua cối đập đá, có công suất 700T/giờ, đá vôi sẽ được
băng tải chuyển vào kho chứa, công suất băng tải 1.000T/giờ. Trước khi vào kho chứa
đá vôi sẽ đi qua hệ thống phân tích hoạt lực neutron gamma PGNAA (Prompt Gamma
Neutron Activation Analyzer) để kiểm tra chất lượng của đá. Có hai kho tồn trữ đá.
Đá chất lượng bình thường sẽ được phối liệu với đất sét theo tỉ lệ 4: 1 và chứa vào
kho có dung tích chứa 2 x 30.000 T (24.000 T đá và 6.000T đất sét). Đá chất lượng
cao sẽ được tồn trữ riêng trong kho hở có dung tích chứa 3.000T. Độ ẩm của đá vôi 1-
3%
Đất sét
- Đất sét khai thác tại mỏ sét Bình Trị, sau khi đào lên bởi máy xúc nhiều gàu sẽ
chuyển lên một băng tải di động đặt phía sau máy xúc, băng tải này sẽ chuyển đến
băng tải cố định đặt dọc theo mỏ sét và được băng tải chuyển vào hệ thống phân tích
nhanh PGNAA để kiểm tra chất lượng và chuyển vào kho chứa trộn chung với đá vôi
nhằm giảm độ kết dính của đất sét.
- Kho chứa đá vôi - đất sét: là loại kho kín có trang bị một máy chất đá vôi - đất sét,
công suất 1.000T/giờ, di chuyển trên đường ray. Một máy cào rút nguyên liệu, công
suất 330T/giờ, để cung cấp nguyên liệu cho máy nghiền
Laterite
- Laterite có thể được cung cấp bằng sà lan hoặc tàu đến cảng Bình Trị, tại đây vật
liệu sẽ bốc lên băng tải chuyển vào nhà máy. Một kho chứa laterite kín với sức chứa
15.000T được thiết lập để tồn trữ laterite.

Máy nghiền nguyên liệu
- Đá vôi- đất sét sẽ được máy rút từ kho chứa chuyển qua băng tải đến phễu cấp liệu
của máy nghiền liệu. Đá vôi chất lượng cao cũng như laterite được máy xúc chuyển
vào băng tải đưa đến phễu cấp liệu của máy nghiền. Tại đây vật liệu sẽ được cấp phối
theo tỉ lệ chính xác nhờ hệ thống định lượng nguyên liệu và chuyển vào băng tải cung
cấp cho máy nghiền vật liệu có công suất 300T/giờ.
12
- Vật liệu ra khỏi máy nghiền được gàu tải chuyển vào silô đồng nhất. Hơi thoát ra
khỏi máy nghiền sẽ được hệ thống lọc bụi tay áo hoặc lọc bụi tĩnh điện thu hồi toàn
bộ bụi. Hơi nước chủ yếu sẽ được thoát ra ống khói.
- Silô chứa liệu có sức chứa là 8.000 tấn, tại đây nguyên liệu sẽ được đồng nhất.
Sản xuất clinker
- Liệu sẽ được đưa vào từ đỉnh của hệ thống tháp tiền nung, qua mỗi tầng tháp liệu
sẽ được làm nóng dần nhờ hơi nóng được tuần hoàn từ hệ thống làm nguội clinker,
khí thải lò nung và than hoặc AFR (Alternative Fuel and Raw material: nhiên liệu và
nguyên liệu thay thế) được đốt ở tầng 4 của tháp tiền nung trước khi đưa vào lò quay.
- Hệ thống lò quay hiện đại kỹ thuật tiên tiến cho phép bảo tồn năng lượng, sử dụng
nhiên liệu kinh tế cũng như bảo vệ tốt môi trường do khống chế tải lượng ô nhiễm.
- Khí thải của lò nung sau khi lên đỉnh của hệ thống tiền nung sẽ được sử dụng để
sấy nguyên liệu của máy nghiền nguyên liệu và máy nghiền than trước khi vào hệ
thống lọc bụi, tại đây bụi sẽ được giữ lại gần như toàn bộ và chỉ cho hơi nước thoát ra
môi trường xung quanh.
Phểu cấp liệu lò nung
- Nguyên liệu từ silô trộn đều sẽ được cung cấp cho phễu cấp liệu lò nung có sức
chứa là 80 tấn tương đương với 20 phút hoạt động của lò nung. Tại đây nguyên liệu sẽ
được cung cấp cho lò nung qua hệ thống định lượng. Từ hệ thống định lượng nguyên
liệu sẽ được vận chuyển bằng khí nén đưa lên đỉnh của hệ thống tiền nung.
Lò nung
- Lò nung có công suất 4.000 tấn clinker/ngày. Clinker được làm nguội bằng hệ
thống ghi, có ba hệ ghi và một cối đập clinker. Gió sau khi làm nguội clinker sẽ bị

nóng lên và được tập hợp lại rồi đưa lên hệ thống tiền nung để sử dụng lại.
- Lò nung được đốt bằng than hoặc AFR lỏng. Than được cung cấp từ miền bắc
bằng tàu biển đến cảng Bình Trị. Tại đây than được bốc lên bằng băng tải đưa vào
kho chứa. Kho chứa than có sức chứa 2* 15.000 tấn. Trong kho có thiết bị chất than
xuống kho và rút than cung cấp cho máy nghiền than. Máy nghiền than có công suất
25tấn/giờ. Khí xả của lò nung được dùng để sấy than khi nghiền. Than sau khi nghiền
được đưa vào phễu chứa cung cấp cho lò nung hoạt động
Kho chứa clinker
13
- Clinker sau khi làm nguội được băng tải vận chuyển tồn trữ trong kho chứa có sức
chứa hữu dụng là 16.000/ 30.000T sức chứa tổng cộng của kho. Trong kho có thể di
chuyển thiết bị để có thể ủi gom clinker
Sản xuất xi măng và vận chuyển
- Clinker từ kho chứa được băng tải ở dưới kho rút chuyển vào phểu cấp liệu của
máy nghiền xi măng.
- Thạch cao đựoc mua từ Thái Lan vận chuyển đến cảng Bình Trị, sau đó được đưa
lên băng tải chuyển vào kho chứa có sức chứa 10.000T. Một máy xúc sẽ đưa thạch
cao lên băng tải chuyển đến phểu cấp liệu vào máy nghiền xi măng
- Clinker và xi măng sẽ được cấp phối theo tỉ lệ chính xác nhờ hệ thống định lượng
và cung cấp cho máy nghiền xi măng. Máy nghiền ximăng là loại máy nghiền bi theo
chu trình kín với hệ thống phân hạt hiệu qủa cao, có công suất 200T/giờ. Tại Hòn
Chông chỉ sản xuất loại xi măng OPC với độ mịn như quy định. Hệ thống lọc bụi sẽ
tách triệt để bụi trước khi đưa khí thải vào không khí.
Xi măng sẽ được vận chuyển vào chứa trong 2 silô có sức chứa 8.000T/silô. Tại đây xi
măng sẽ được rút lên băng tải kín chuyển đến cảng Bình Trị chất lên tàu chở xi măng về
Cát Lái, và hệ thống bơm xi măng bằng khí nén sẽ chuyển xi măng đến khu vực đóng bao
(gần cảng nội bộ) xuất xi măng phân phối tại các tỉnh miền tây.
2.2.3. Danh mục máy móc thiết bị
Máy móc và các thiết bị chính được sử dụng trong quá trình hoạt động của Nhà máy
được trình bày trong Bảng 2.3

Bảng 2.3. Danh mục máy móc và thiết bị
STT Tên thiết bị Đơn
vị
Số
lượng
Xuất xứ
A Thiết bị nhập nguyên vật liệu
1 Cầu trục gầu ngạm Bộ 01 Trung Quốc
2 Phễu chứa 10m
3
Bộ 01 Trung Quốc
3 Băng tải cao su lòng máng Bộ 09 Trung Quốc
4 Silo chứa clinker 10.000 tấn Cái 01 Việt Nam
14
5 Bunke thạch cao 100 tấn Cái 01 Trung Quốc
6 Bunke đá vôi 100 tấn Cái 01 Trung Quốc
7 Vít tải Cái 02 Trung Quốc
8 Silo Pozzolan 2.300 tấn Cái 01 Trung Quốc
B Thiết bị tiền nghiền
9 Băng tải cao su lòng máng Bộ 02 Trung Quốc
10 Thiết bị tách kim loại Bộ 02 Trung Quốc
11 Máy cán ép Bộ 02 Trung Quốc
12 Máy phân ly cơ khí Bộ 02 Trung Quốc
13 Cân định lượng Bộ 10 Trung Quốc
14 Vít tải Cái 02 Trung Quốc
15 Gàu tải Cái 06 Trung Quốc
16 Tời điện Cái 04 Trung Quốc
17 Băng tải Cái 08 Trung Quốc
C Thiết bị nghiền xi măng
18 Máy nghiền bi Cái 02 Trung Quốc

19 Động cơ máy nghiền Cái 02 Trung Quốc
20 Máy phân ly hiệu suất cao O –
SEPA
Cái 02 Trung Quốc
21 Thiết bị đo liệu hồi lưu Cái 02 Trung Quốc
22 Tời điện Cái 02 Trung Quốc
23 Máng trượt khí động Cái 21 Trung Quốc
24 Gầu tải Cái 02 Trung Quốc
25 Vít tải Cái 02 Trung Quốc
26 Máy X – Ray (Phân tích thành
phần hóa của xi măng)
Cái 01 Oxford, Anh
D Silo xi măng và xuất xi măng rời
27 Thiết bị sục khí cho silo Bộ 02 Trung Quốc
28 Silo xi măng 4.00 tấn Cái 02 Việt Nam
15
29 Hệ thống tháo liệu tại đáy silo Bộ 04 Trung Quốc
30 Thiết bị tháo liệu xuất xi măng xá Bộ 01 Trung Quốc
31 Hệ thống máng khí động xuất xi
măng xá
Bộ 01 Trung Quốc
32 Thiết bị xuất xi măng xá Bộ 01 Trung Quốc
E Xuất xi măng bao cho ô tô
33 Máy đóng bao 90 tấn/giờ Bộ 02 Trung Quốc
34 Thiết bị chất bao cho xe tải Bộ 04 Trung Quốc
35 Băng tải Bộ 02 Trung Quốc
F Trạm Khí nén
36 Máy nén Khí Bộ 04 Trung Quốc
37 Tời điện Cái 01 Trung Quốc
G Trạm bơm cấp nước và chữa

cháy
38 Bơm cấp nước Bộ 04 Trung Quốc
H Trạm bơm nước hồi lưu
39 Bơm cấp nước Bộ 04 Trung Quốc
I Máy phát điện 300KVA Bô 01 Trung Quốc
(Nguồn: Nhà Máy Xi Măng Holcim Hòn Chông, 6/2013)
2.2.4. Nhu cầu lao động
Tổng số lao động làm việc tại Nhà máy là 149 người, trong đó:
- Nhân viên Holcim: 102 người
- Nhân viên nhà thầu: 47 người
Tổng số ca làm việc là 03 ca/ngày.
2.2.5. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu
Nguyên, vật liệu dự trữ và sản phẩm được bảo quản trong các kho kín hoặc các bồn chứa
riêng biệt, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho quy trình sản xuất và được vận chuyển khép
kín bằng hệ thống băng tải.
16
Các loại nguyên, vật liệu dễ cháy nổ, kíp mìn, thuốc nổ được Công ty đặc biệt quan tâm
trong các khâu quản lý, tồn trữ, phòng cháy và chữa cháy. Các vật liệu này được tồn trữ
trong các kho riêng biệt trong khu vực mỏ của nhà máy và được bảo vệ hết sức nghiêm
ngặt theo quy định.
Nhiên liệu sử dụng tại nhà máy xi măng Hòn Chông chủ yếu là dầu HFO sử dụng chạy
máy phát điện và một lượng nhỏ xăng dầu cấp phát cho các hoạt động khác như xe, máy
chuyên dụng. Xăng, dầu được dự trữ trong các bồn chứa bằng thép, bố trí cách ly với các
kho chứa, các phân xưởng sản xuất và khu vực văn phòng. Xung quanh các bồn chứa dầu
có đê bao bằng bê tông và hệ thống thu gom nước mưa riêng để tiện quản lý và xử lý khi
có sự cố.
Bảng 2.4. Khối lượng các loại nhiên liệu sử dụng và tồn trữ
TT Loại nhiên
liệu
Mục đích sử

dụng
Tính chất hóa lý Sử dụng
(tấn/năm)
Dự trữ
(tấn/năm)
1 Dầu HFO Máy phát
điện
Lỏng, dễ bắt cháy 40.000 5.000
2 Dầu DO, xăng Xe chuyên
dụng
Lỏng, dễ bắt cháy 500 50
Bảng 2.5. Khối lượng các loại nguyên liệu, hóa chất chính sử dụng, tồn trữ
TT Loại
nguyên
liệu
Sử dụng trong
quá trình
Tính chất hóa lý Sự dụng
(tấn/năm)
Dự trữ (tấn)
1 Đá vôi Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 1.700.000 20.000
2 Đất sét Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 200.000 10.000
3 Laterite Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 30.000 10.000
4 Cát Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 40.000 4.000
5 Gypsum Nghiền xi măng Chất rắn, không cháy 100.000 10.000
6 Thuốc nổ Khai thác đá Chất rắn, dễ cháy nổ 300 30
2.2.6. Nhu cầu sử dụng nước
Tổng lượng nước cần cung cấp cho hoạt động của nhà máy khoảng 600 - 700 m
3
/ngày do

hồ chứa Bình An cách nhà máy khoàng 10 km cung cấp, trong đó:
- Nước sinh hoạt: 60 - 80 m
3
/ngày.
17
- Nước cung cấp cho phòng thí nghiệm: 5 m
3
/ngày (dùng cho tráng rửa thiết bị thí
nghiệm, đóng rắn mẫu, …).
- Nước làm mát thiết bị: 400 - 500 m
3
/ngày
- Nước tưới cây: 100 m
3
/ngày.
- Nước uống là nước tinh khiết Sapwa sử dụng khoảng 24.000 – 26.000 lít/tháng.
2.2.7. Nhu cầu sử dụng điện
Tổng lượng điện cung cấp cho nhà máy khoảng 710 MWh/tháng, được cung cấp từ nhà
máy điện Kiên Lương công suất 675 MVA và trạm biến áp 220/110KV Kiên Lương.
2.2.8. Các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy
Căn cứ vào công nghệ và hoạt động của nhà máy, các loại chất thải bao gồm:
2.2.8.1. Khí thải
Do đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất xi măng nên hầu hết các khâu, công đoạn vận
hành của nhà máy đều phát sinh ra khí thải rất nhiều, cần chú trọng hơn đối với môi
trường không khí của nhà máy.
Khi thải ở nhà máy xi măng Hòn Chông phát sinh do hoạt động của lò nung clinker, máy
nghiền than, máy nghiền, sấy nguyên liệu và nhà máy phát điện.
Thành phần các chất ô nhiễm chính trong khí thải gồm có: Bụi (chiếm tỷ lệ nhiều nhất
trong thành phần khí thải công nghiệp sản xuất xi măng), SO
2

, NO
x
, CO.
2.2.8.2. Chất thải rắn
Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy gồm: chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải:
Bảng 2.6. Các loại chất thải rắn
TT Loại chất thải rắn Khối lượng
1 Rác sinh hoạt 350 kg/ngày
2 Giấy vụn, thùng gỗ,… 90 kg/ngày
3 Xốp, găng tay, dẻ lau dính dầu 10 kg/ngày
4 Bụi, xi măng đổ, cát, đá,… 500 kg/ngày
5 Gạch lò chứa crom 20 tấn/năm
6 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Không đáng kể
7 Bùn đất thải bỏ 194.400 tấn/năm
18
Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm rác từ khu vực văn phòng, nhà ăn, nhà bếp, cư xá cán
bộ có khối lượng xấp xỉ 350 kg/ngày.
Chất thải công nghiệp: xi măng vụn, đá vôi, cát, bụi,… thải ra từ quá trình khái thác vận
chuyển đá, nghiền đá, nung,…;dầu bôi trơn thải ra từ các máy móc và quá trình bảo trì
thiết bị, ngoài ra còn có các loại giấy vụn, thùng gỗ, nhựa…được thải ra trong quá trình
sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu.
Bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải: có số lượng nhỏ, không độc hại, dùng làm phân
bòn cho cây xanh trong khuôn viên nhà máy.
Bùn thải từ khu vực mỏ sét: là lớp đất mặt tại các hố moong khai thác đất sét.
2.2.8.3. Nước thải
Nước thải sinh hoạt khoảng 30 – 50 m
3
/ngày
Nhà máy không có nước thải công nghiệp vì được hồi lưu trong quá trình sản xuất 100%.

2.2.8.4. Tiếng ồn, rung
Các nguồn gây ồn chính của nhà máy là hoạt động khai thác đá (dùng thuốc nổ), hoạt
động của các động cơ, các hệ thống nén khí và nhà máy phát điện.
Độ rung gây ra nhiều nhất là khâu nổ mìn phá đá.
19
CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT VỀ BỤI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
3.1. BỤI XI MĂNG
Trong toàn bộ quy trình sản xuất xi măng:
Gồm 6 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Khai thác mỏ.
+ Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu.
+ Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống.
+ Giai đoạn 4: Nung Clinker.
+ Giai đoạn 5: Nghiền xi măng.
+ Giai đoạn 6: Đóng gói xi măng.
Trong giai đoạn nào cũng phát sinh ra bụi và khí thải, trong đó khí thải độc hại chỉ chiếm một
phần rất nhỏ còn phần lớn là ô nhiễm không khí do bụi. Tuỳ thuộc vào nguồn phát sinh mà
bụi ở các công đoạn có thành phần, nồng độ và kích thước khác nhau, mang những đặc
trưng khác nhau.
3.1.1. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm bụi do sản xuất xi măng gây ra
• Ô nhiễm không khí: là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất
hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây
biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật
• Tác nhân gây ô nhiễm:
+ Các loại khí oxit:CO, CO
2
, SO
2
, NOx

+ Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr
+ Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
+ Các khí quang hóa: PAN, O
3
+ Các chất lơ lửng: sương mù, bụi
+ Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ
3.1.2. Các hoạt động gây ô nhiễm
• Tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm
có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới,
không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với
các nguồn này.
20
• Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình
đốt các nhiên liệu hóa thạc: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO
2
, CO, SO
2
, NO
x
, các chất hữu cơ
chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các
quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một
không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử
dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
• Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân
cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO,

CO
2
, SO
2
, NO
x
, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng
phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy
hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
• Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên
liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi
3.1.3. Ô nhiễm không khí do bụi
• Định nghĩa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trông không
khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, sương mù.
Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10m bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được
nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo định
luật Stok. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là
khi phổi nhiễm bụi thạch anh (Silicose) do hít phải không khí có chứa bụi bioxit silic lâu
ngày.
21
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10

μm, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Niuton
với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương cho da, mắt, gây
nhiễm trùng, dị ứng….
• Phân loại bụi
Theo nguồn gốc
+ Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa…)

+ Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, phấn hoa…)
+
Bụi động vật
(len, lông, tóc…)
+ Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su, cement…)
+
Bụi kim loại (sắt, đồng, chì…)
+
Bụi hỗn hợp (do mài, đúc…)
Theo kích thước hạt bụi
+ Khi D > 10 μm : gọi là bụi .
+ Khi D = 10 - 0,1 μm : gọi là sương mù.
+ Khi D < 0,1 μm: gọi là khói.
Với loại bụi có kích thước nhỏ hơn 0,1

μm ( khói ) khi hít thở không được giữ lại trong phế
nang của phổi, bụi từ 0,1 - 5

μm ở lại phổi chiếm 80-90%, bụi từ 5 – 10μm khi hít vào được
đào thải ra khỏi phổi, còn bụi lớn hơn 10μm thường đọng lại ở mũi.
Theo tác hại
Theo tác hại của bụi có thể phân ra:
+ Bụi nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen)
+
Bụi gây dị ứng viêm mũi,hen, nổi ban… (bụi bông, gai, phaanhoas hoc, một số
tinh dầu gỗ…)
+ Bụi gây ung thư (bụi quặng, crom, các chất phóng xạ…)
+ Bụi gây sỏ hóa phổi (thạch anh, quặng amiang…)
3.1.4. Vấn đề ô nhiễm bụi do sản xuất xi măng gây ra
Công nghệ sản xuất xi măng là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất Việt

Nam cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những đóng góp to lớn về kinh tế, xã hội,
vấn đề môi trường do sản xuất xi măng đem lại về tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan
sinh thái cần xem xét nghiêm túc nhằm giảm thiểu thiệt hại, lựa chọn phương hướng phát
triển bền vững.
22
Trong quá trình công nghệ, vấn đề môi trường là việc giải quyết toàn bộ những phần
không cần thiết cho sự hình thành sản phẩm làm ô nhiễm môi trường xung quanh như: ô
nhiễm không khí, mưa axit, nhiễm bẩn nguồn nước, phá hủy cảnh quan thiên nhiên
trong đó ô nhiễm không khí do bụi đá, bụi xi măng đem lại là nhiều nhất.
Bụi xi măng ở dạng rất mịn (cỡ hạt nhỏ hơn 3µm) lơ lững trong khí thải, khi hít vào phổi
dễ gây bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt khi hàm lượng SiO
2
tự do lớn hơn 2% có khả
năng gây bệnh silicon phổi, một bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm, phổ biến
nhất của công nghệ sản xuất xi măng. Ngoài ra bụi theo gió phát tán rất xa, sa lắng xuống
mặt đất và nước, lâu dần làm hỏng đất trồng, suy thoái hệ thực vật.
Bụi trong không khí là vấn đề nan giải trong công nghiệp sản xuất xi măng. Bụi phát sinh
từ hầu hết các công đoạn sản xuất: nổ mìn, lấy đá, khai thác đất sét, nghiền nguyên liệu,
nghiền xi măng, vận chuyển, nung lượng bụi tạo thành trong quá trình khai thác là:
+ 0,4kg bụi/tấn đá trong công đoạn nổ mìn từ khai thác đá hộc
+ 0,14kg bụi/tấn đá nghiền thô và 0,009kg/tấn theo phương pháp ướt
+ 0,17kg bụi/tấn đá khi bốc xếp, vận chuyển
Lượng bụi bay vào không khí khi khai thác đất sét được coi là không đáng kể (40
tấn/năm) so với bụi do khai thác than đá, điều này được giải thích do độ ẩm tự nhiên của
đất sét khá cao (16 – 20%) nên ít gây bụi.
Bụi đất, đá, than vào phổi thường gây kích thích cơ học, sinh phản ứng xơ hóa phổi, bệnh
về hô hấp.
3.1.5. Tính chất lý hóa của bụi
• Tính phân tán
Phân tán là trạng thái của bụi trong không khí, phụ thuộc vào trọng lượng hạt bụi ( sức

nặng ) và sức cản của không khí. Bụi bé hơn 10 μm sức cản gần bằng sức nặng, chúng sẽ
rơi theo tốc độ không đổi. Bụi có kích thước lớn, scws nặng lớn hơn sức cản nên sẽ rơi theo
vận tốc tăng dần ( rơi có gia tốc ). Như vậy những hạt có kích thước lớn sẽ rơi 90%. Ví dụ
bụi thạch anh cỡ 10 μm trong không khí chuyển động mỗi giây rơi xuống đất còn các hạt bé
hơn sẽ bay trong không khí, trong đó bụi cỡ 2 μm đạt 7,87 mm/s, bằng 100 lần tốc độ của
hạy bụi có kích thước 1 μm ( 0,078 mm/s ) . Tính chất này cho ta thấy rõ ảnh hưởng của bụi
đến viêc thâm nhập vào cơ quan hô hấp và đến phương pháp phòng chống bụi.
• Tính nhiễm điện của hạt bụi
23
Nhờ kính hiển vi, người ta xác định được điện tích của hạt bụi. Bụi đặt trong một điện
trường 3000 Volt sẽ bị hút với tốc độ khác nhau tùy theo kích thước của hạt bụi. Do đó, khi
thiết kế hệ thống xử lý bụi bằng tĩnh điện cần lưu ý đến kích thước hạt bụi
Bảng 3.1. Tốc độ hút của điện thế 3000 Volt
Đường kính (μm) Tốc độ (cm/s)
100 885
10,0 88,5
1,00 8,85
0,10 0,88
• Tính cháy nổ
Bụi càng nhỏ diện tích tiếp xúc với oxy càng lớn thì tính hóa học càng mạnh và càng dễ bốc
cháy, dễ gây nổ. Do đó nghiêm cấm việc sử dụng lửa, tia lửa điện, đèn không có bảo vệ tại
những nơi sản xuất sinh ra nhiều bụi dễ cháy, nổ.
• Tính dính kết của bụi
Các hạt có xu hướng kết dính vào nhau, với độ kết dính cao bụi có thể dẫn tới tình trạng
bệ nghẹt một phần hay toàn bộ thiết bị tách bụi. Do đó đối với các thiết bị lọc, người ta
thường thiết lập giới hạn sử dụng theo độ kết dính của hạt bụi.
Kích thước hạt bụi càng nhỏ thỉ chúng càng dễ bị bám vào bề mặt thiết bị. Với những bụi
có (60-70) % hạt có đường kính nhỏ hơn 10 thì rất dễ dẫn đến dính bết, còn bụi có nhiều
hạt trên 10 thì dễ trở thành tơi xốp.
• Độ mài mòn của bụi

Độ mài mòn của bụi đặc trưng cho cường độ mài mòn kim loại khi cùng vận tốc khí và
cùng nồng độ bụi.
Độ mài mòn của bụi phụ thuộc vào độ cứng, hình dạng, kích thước và mật độ của hạt.
Khi tính toán thiết kế phải tính đến độ mài mòn của bụi.
• Độ thấm ướt của bụi
Độ thấm ướt bằng nước của các hạt bụi có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các thiết
bị tách bụi kiểu ướt, đặc biệt là các thiết bị làm việc ở chế độ tuần hoàn.
24
Theo tính chất thấm ướt các vật liệu rắn, được chia làm 3 nhóm:
+ Vật liệu lọc nước: dễ thấm nước (canxi, thạch cao, phần lớn silicat và khoáng vật
được oxy hóa, halogenua của kim loại kiềm).
+ Vật liệu kỵ nước: khó thấm nước (grafit, than, lưu huỳnh).
+ Vật liệu kỵ nước tuyệt đối: (paraffin, nhựa Teflon, bitum).
• Độ hút ẩm của bụi
Khả năng hút ẩm của bụi phụ thuộc vào thành phần hóa học cũng như kích thước, hình
dạng và độ nhám bề mặt các hạt bụi. Độ hút ẩm của bụi tạo điều kiện tách chúng trong
các thiết bị lọc bụi kiểu ướt.
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý và làm giảm ô nhiễm bụi đang được ứng dụng
trong thực tế, theo các phương pháp xử lý khô hoặc ướt. Nguyên tắc chung: Tách bụi
khỏi dòng khí nhờ các cơ chế sau:
+ Lắng trọng lực
+ Va chạm li tâm
+ Va chạm quán tính
+ Chặn trực tiếp
+ Khuyếch tán
+ Hiệu ứng tĩnh điện
3.2.1. Phương pháp khô
Có nhiều loại thiết bị cơ khí kiểu khô để làm sạch bụi nhờ lợi dụng các cơ chế lắng khác
nhau như: lắng trọng trường (buồng lắng bụi), lắng quán tính (phòng lắng có vật cản),

lắng ly tâm (xyclon đơn, kép, nhóm, xoáy và động học …)
Đó là những thiết bị có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, Tuy nhiên hiệu quả xử lý của chúng
không cao lắm nên chỉ dùng làm thiết bị lắng sơ bộ
Bảng 3. 1. Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô
ST
T
Dạng thiết bị
Năng suất
tối đa
Hiệu quả
xử lý
Trở lực
Giới hạn
nhiệt độ
m
3
/h % Pa
0
C
1 Buồng lắng
Không
giới hạn
(>50 µm),
80 ÷ 90%
50 ÷ 130 350 ÷ 550
25

×