Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 146 trang )

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Phân Viện QHTS phía Nam:
ThS. Lê Đức Liêm

Chủ nhiệm

CN. Võ Thị Xuân Chi

Thư ký

ThS. Trần Minh Lâm

Thành viên

KS. Nguyễn Văn Đoán

Thành viên

KS. Nguyễn Văn Huy

Thành viên

CN. Phan Thị Thu

Thành viên

CN. Nguyễn Thị Xuân An

Thành viên

Chi Cục Thủy sản tỉnh Đồng Nai:


ThS. Phùng Cẩm Hà

Cộng tác viên

KS. Tô Xuân Tuyên

Cộng tác viên

KS. Nguyễn Công Đức

Cộng tác viên

KS. Hồ Minh Trung

Cộng tác viên


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢN ĐỒ ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
GIỚI THIỆU DỰ ÁN .......................................................................................................... 1
PHẦN I ................................................................................................................................ 6
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH
THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 6
1.1.


Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 6
1.1.1.

Vị trí địa lý................................................................................................... 6

1.1.2.

Đặc điểm khí hậu, thời tiết .......................................................................... 6

1.1.3.

Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng ................................................................... 7

1.1.4.

Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn .......................................................... 7

1.1.5.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 9

1.2.

Điều kiện môi trường .............................................................................................. 13

1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường................................................. 17

PHẦN II ............................................................................................................................. 19

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................ 19
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 .................................................................................................. 19
2.1.

Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến ngành thủy sản .......................................... 19
2.1.1.

Giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế của tỉnh .................................................... 19

2.1.2.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập..................................................... 22

2.1.3.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội ................................................ 24

2.1.4.

Vấn đề đói nghèo, sinh kế ......................................................................... 25

2.1.5.
tỉnh

Thu nhập, mức sống của các hộ tham gia vào các hoạt động thủy sản của
26

2.1.6.


Vấn đề tín dụng, vốn đầu tư trong các hoạt động thủy sản của tỉnh ......... 27

2.1.7.

Cơ cấu sử dụng đất, chính sách đất đai ..................................................... 28

2.1.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai
đoạn vừa qua ........................................................................................................... 29
2.2.

Đánh giá hiện trạng sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2001-2010 ....................... 30
2.2.1.

Nuôi trồng thủy sản ................................................................................... 30
i


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

2.2.2.

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản .................................................... 41

2.2.3.

Chế biến và tiêu thụ thủy sản .................................................................... 46

2.2.4.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá .............................................................. 49


2.2.5.

Phát triển nguồn nhân lực .......................................................................... 52

2.2.6. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh trong ngành
thủy sản ở Đồng Nai ............................................................................................... 53
2.2.7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của ngành thủy sản trong giai đoạn
vừa qua 54
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình phát triển thủy sản tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2001-2010 ................................................................................................................. 56
2.3.1.

Kết quả đạt được ........................................................................................ 56

2.3.2.

Những tồn tại, hạn chế ............................................................................... 56

2.3.3. Đánh giá việc thực hiện các dự án trong chương trình phát triển thủy sản
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010: .................................................................... 57
PHẦN III ........................................................................................................................... 59
DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN ..................................................................... 59
3.1.

3.2.

Thời cơ, nguy cơ và thách thức trong phát triển thuỷ sản ...................................... 59
3.1.1.


Thời cơ và những thuận lợi ....................................................................... 59

3.1.2.

Những khó khăn và thách thức .................................................................. 59

Dự báo thị trường và thương mại thuỷ sản ............................................................. 60
3.2.1.

Cung cầu thủy sản trên thế giới ................................................................. 60

3.2.2.

Dự báo cung cầu thủy sản nội địa ............................................................. 63

3.3.

Các rào cản kỹ thuật và thương mại thuỷ sản ......................................................... 65

3.4.

Dự báo phát triển khoa học và công nghệ thuỷ sản ................................................ 66

3.5.

Dự báo về nguồn nhân lực ...................................................................................... 67

3.6.

Dự báo về môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng .......... 68


3.7.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế và nội bộ ngành thủy sản ............... 69

PHẦN IV ........................................................................................................................... 71
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN
2011 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ......................................................... 71
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển ngành thủy sản đến
năm 2020 ........................................................................................................................... 71
4.1.1.

Quan điểm phát triển ................................................................................. 71

4.1.2.

Định hướng phát triển................................................................................ 71

4.1.3.

Mục tiêu phát triển..................................................................................... 73

4.1.4.

Luận chứng các phương án phát triển đến năm 2015, 2020 .................... 73
ii


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020


4.1.5.
4.2.

4.3.

4.4.

Lộ trình phát triển ...................................................................................... 76

Quy hoạch các lĩnh vực phát triển của ngành theo phương án chọn ...................... 78
4.2.1.

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản .................................................................. 78

4.2.2.

Quy hoạch khác thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản .................................. 92

4.2.3.

Chế biến và tiêu thụ thủy sản .................................................................... 95

4.2.4.

Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật nghề cá ................... 97

Hiệu quả của quy hoạch ........................................................................................ 100
4.3.1.

Hiệu quả về mặt kinh tế ........................................................................... 100


4.3.2.

Hiệu quả về mặt xã hội ............................................................................ 101

4.3.3.

Hiệu quả về mặt môi trường .................................................................... 101

Đề xuất các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên ........................................................ 101
4.4.1.

Nuôi trồng thủy sản ................................................................................. 101

4.4.2.

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản .................................................. 104

PHẦN V .......................................................................................................................... 107
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH............................................................. 107
5.1.

Các giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................................... 107

5.2.

Bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản ................................................................. 107

5.3.


Các giải pháp về khoa học công nghệ ................................................................... 109

5.4.

Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................... 110

5.5.

Vốn đầu tư ............................................................................................................. 111

5.6.

Mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại .......................................................... 112

5.7.

Giải pháp tổ chức sản xuất .................................................................................... 113

5.8.

Tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch .............................................................. 114
5.8.1.

Phê duyệt và công bố quy hoạch ............................................................. 114

5.8.2.

Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch .................................................. 114

PHẦN VI ......................................................................................................................... 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 116
6.1.

Kết luận ................................................................................................................. 116

6.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 118
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 120

iii


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kiểm kê diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Đồng Nai năm 2010 ................. 9
Bảng 1.2: Tải lượng ô nhiễm nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai. ................................................................................................................... 17
Bảng 2.1: GTSX ngành thủy sản giai đoạn 2001 – 2010 (giá hiện hành) (Đvt: Tỷ đồng) 20
Bảng 2.2: GDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010 (theo giá so sánh) (Đvt: tỷ đồng) 21
Bảng 2.3: Dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010 (Đvt: Ngàn người) .................... 22
Bảng 2.4: Lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2010......... 23
Bảng 2.5: GDP bình quân đầu người tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2010 .................... 24
Bảng 2.6: Thông tin về ngành y tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2010 ........................ 24
Bảng 2.7: Thông tin về trường học tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2010 ....................... 25
Bảng 2.8: Thông tin liên lạc tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2010 .................................. 25
Bảng 2.9: Cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp – thủy sản giai đoạn 2005 - 2010 ....... 28

Bảng 2.10: Diện tích, số lượng lồng bè NTTS tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010 ........ 31
Bảng 2.11: Diện tích NTTS tỉnh Đồng Nai phân theo các loại hình kinh tế năm 2010 .... 31
Bảng 2.12: Diễn biến sản lượng NTTS tỉnh Đồng Nai GĐ 2001-2010 (Đvt: tấn) ........... 32
Bảng 2.13: Sản lượng NTTS tỉnh Đồng Nai theo loại hình kinh tế 2010 (Đvt: tấn) ........ 32
Bảng 2.14: Lao động hộ cá thể NTTS tỉnh Đồng Nai năm 2010 ...................................... 37
Bảng 2.15: Tình hình thực hiện các mô hình khuyến ngư giai đoạn 2001 - 2010 ............ 39
Bảng 2.16: Năng lực tàu thuyền khai thác vùng ngập mặn năm 2010 .............................. 42
Bảng 2.17: Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Đồng Nai (Đvt: tấn) ................................. 44
Bảng 2.18: Giá trị sản lượng khai thác giai đoạn 2002 – 2010 (Đvt: triệu đồng) ............. 44
Bảng 2.19: Lao động khai thác thủy sản ........................................................................... 45
Bảng 2.20: Một số thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của 3 doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2010 ............................... 48
Bảng 2.21: Diện tích và sản lượng cá giống năm 2010 ..................................................... 49
Bảng 2.22: Danh mục các dự án đề xuất trong chương trình phát triển TS 2000 - 2010. 57
Bảng 3.1: Dự báo sản lượng KTTS và NTTS trên thế giới đến 2030 (Đvt: ngàn tấn) .... 60
Bảng 3.2: Sản lượng và giá trị thủy sản nuôi trồng thế giới giai đoạn 2000-2009 ........... 61
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu tiêu thụ cá trên thế giới đến năm 2030 (Đvt: ngàn tấn) .......... 62
Bảng 3.4: Cân đối nhu cầu tiêu thụ cá đến năm 2030 (Đvt: ngàn tấn) ............................. 63
Bảng 3.5: Dự báo sản lượng thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (Đvt: triệu tấn) .............. 63
Bảng 3.6: Dự báo tiêu thụ thủy sản các tỉnh vùng Đông Nam bộ đến năm 2020 ............. 64
Bảng 3.7: Dự báo dân số, lao động và việc làm tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 ................ 67
Bảng 3.8: Biến đổi khí hậu khu vực Nam bộ theo kịch bản trung bình (B2) .................... 69
Bảng 3.9: Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam đến năm 2100 ................................... 69
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai theo phương án 1........ 74
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai theo phương án 2........ 75
Bảng 4.3: Quy hoạch diện tích và số lượng lồng bè NTTS tỉnh Đồng Nai đến 2020 ....... 79
iv


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020


Bảng 4.4: Diện tích NTTS phân theo đất chuyên và kết hợp đến năm 2020 (Đvt: ha) .... 80
Bảng 4.5: Quy hoạch sản lượng NTTS của tỉnh Đồng Nai đến 2020 (Đvt: tấn) .............. 81
Bảng 4.6: Lịch thời vụ nuôi (dl) của các đối tượng nuôi TC, BTC .................................. 82
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất NTTS tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 (Đvt : tỷ đồng) .............. 82
Bảng 4.8: Nhu cầu lao động trong NTTS tỉnh Đồng Nai đến 2020 .................................. 83
Bảng 4.9: Quy hoạch NTTS huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 ........................................... 84
Bảng 4.10: Quy hoạch NTTS huyện Định Quán đến năm 2020 ....................................... 84
Bảng 4.11: Quy hoạch NTTS huyện Trảng Bom đến năm 2020 ...................................... 85
Bảng 4.12: Quy hoạch NTTS huyện Thống Nhất đến năm 2020 ..................................... 86
Bảng 4.13: Quy hoạch NTTS TP. Biên Hòa đến năm 2020 ............................................. 87
Bảng 4.14: Quy hoạch NTTS huyện Tân Phú đến năm 2020 ........................................... 88
Bảng 4.15: Quy hoạch NTTS huyện Xuân Lộc đến năm 2020 ......................................... 89
Bảng 4.16: Quy hoạch NTTS TX. Long Khánh đến năm 2020 ........................................ 89
Bảng 4.17: Quy hoạch NTTS huyện Cẩm Mỹ đến năm 2020 .......................................... 90
Bảng 4.18: Quy hoạch NTTS huyện Long Thành đến năm 2020 ..................................... 91
Bảng 4.19: Quy hoạch NTTS huyện Nhơn Trạch đến năm 2020 ..................................... 92
Bảng 4.20: Quy hoạch ghe thuyền khai thác theo vùng đánh bắt đến năm 2020 ............. 93
Bảng 4.21: Quy hoạch sản lượng khai thác theo vùng đến năm 2020 (Đvt: tấn) ............. 93
Bảng 4.22: Quy hoạch cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản đến năm 2020 .................. 94
Bảng 4.23: Quy hoạch giá trị sản xuất (theo giá TT) KTTS đến 2020 (Đvt: tỷ đồng) ..... 95
Bảng 4.24: Quy hoạch lao động khai thác thủy sản đến năm 2020 (Đvt: người) ............. 95
Bảng 4.25: Quy hoạch năng lực chế biến thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 ............ 95
Bảng 4.26: Dự báo nguồn nguyên liệu trong tỉnh giai đoạn đến năm 2020 ...................... 96
Bảng 4.27: Sản lượng và GTSL chế biến thủy sản tỉnh Đồng Nai đến 2020 .................... 97
Bảng 4.28: Nhu cầu và nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến đến 2020 (Đvt: tấn) ........... 97
Bảng 4.29: Nhu cầu giống phục vụ NTTS (tính theo năm) đến 2020 (Đvt: triệu con) ..... 99
Bảng 4.30: Quy hoạch cơ sở trại sản xuất giống đến năm 2020 ..................................... 100
Bảng 4.31: Nhu cầu thức ăn phục vụ NTTS của tỉnh đến năm 2020 (Đvt: tấn) ............. 100
Bảng 5.1: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai 2012-2020 ..... 111


v


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Đồng Nai theo giá so sánh năm 1994 ................ 19
Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2001 và 2010 .................. 20
Hình 2.3: GDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010 ...................................................... 22
Hình 3.1: Cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng thế giới phân theo vùng sinh thái ......... 62

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ Hiện trạng ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2010.........................trước trang 59
Bản đồ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
......................................................................................................................trước trang 107

vi


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP
BCN
BR-VT
BTC
BVNL
CBTS
CN

ĐVT
EU
FAO
GTSL
GTSX
HT
KCN
KNXK
KTTS
KT-XH
MNL
NGTK
NLN
NN&PTNT
NTTS
PA
QC
QCCT
TĂCN
TC
TCT
TCX
TS
TTBQ
UBND
VA
WTO

An toàn vệ sinh thực phẩm
Bán công nghiệp

Bà Rịa – Vũng Tàu
Bán thâm canh
Bảo vệ nguồn lợi
Chế biến thủy sản
Công nghiệp
Đơn vị tính
Liên minh châu Âu
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc
Giá trị sản lượng
Giá trị sản xuất
Hiện trạng
Khu công nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu
Khai thác thủy sản
Kinh tế - xã hội
Mặt nước lớn
Niên giám thống kê
Nông lâm ngư
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản
Phương án
Quảng canh
Quảng canh cải tiến
Thức ăn công nghiệp
Thâm canh
Tôm Chân trắng
Tôm Càng xanh
Thủy sản
Tăng trưởng bình quân
Ủy ban nhân dân

Giá trị tăng thêm
Tổ chức thương mại thế giới

vii


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.

Bối cảnh và sự cần thiết của dự án

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 11 đơn vị hành
chính. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.907,23 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả
nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ; dân số toàn tỉnh là
2.569.442 người, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước (chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Thanh Hóa và Nghệ An), mật độ dân số là 435 người/km2 (Niên giám thống kê, 2010).
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường huyết mạch
quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần
cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng
Đông Nam bộ với Tây Nguyên.
Rừng Cát Tiên của tỉnh là một trong những Vườn quốc gia lớn nhất tại Việt Nam
hiện nay, đây là nơi có tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú, đại diện cho hệ sinh
thái miền Đông Nam bộ nói riêng và rừng nhiệt đới nói chung. Nằm trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai 38.100h a, trong đó có 33.700 ha đất rừng (tỷ lệ che phủ chiếm 87,7%). Rừng
này vừa là khu bảo tồn gen các loài động vật quí hiếm (trong đó có rất nhiều giống loài
thủy sản có giá trị), vừa còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng chống xói lở, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ nguồn nước cho sông Đồng Nai và hồ Trị An.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hệ thống hồ đập và sông ngòi khá phong phú. Mật
độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo
sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Toàn tỉnh có 17 hồ chứa (trong đó đó có 6 hồ chứa
lớn, đặc biệt là hồ Trị An với 32.400 ha) và trên 60 con sông, kênh lớn nhỏ; đặc biệt 2
con sông lớn là Đồng Nai và La Ngà ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến điều kiện thủy
văn của tỉnh. Khu vực phía Nam của tỉnh (huyện Nhơn Trạch và Long Thành) bị ảnh
hưởng mặn do thủy triều đưa nước từ biển Đông qua hệ thống sông Nhà Bè, sông Lòng
Tàu, sông Thị Vải và sông Đồng Tranh, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và nguồn lợi
thủy sinh vật của tỉnh. Với những đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã
tạo cho Đồng Nai có một vị thế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung
của vùng và cả nước.
Phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản cũng đã phát triển và
có những đóng góp rất đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Năm
2001 sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 15.755 tấn tăng lên 39.627 tấn (2010), tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 9,7%/năm; giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh) năm
2001 là 225 tỷ đồng tăng lên 698 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn là 13,4%/năm.
Đã có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như nuôi thủy sản lồng bè trên sông, trên
hồ chứa; nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô đồng, điêu hồng, rô phi đơn tính… thâm
canh và bán thâm canh; nuôi cá mặt nước lớn và nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị như
lươn, ba ba, cá sấu… góp phần tăng được thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định cho một
bộ phận dân cư trong tỉnh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh xã hội.
Tuy nhiên, trước tình trạng phát triển công nghiệp ồ ạt; tốc độ đô thị hóa diễn ra
nhanh và phức tạp; tình trạng sử dụng các loại hóa chất, nông dược tràn lan trong sản
1


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

xuất nông nghiệp; các dòng di dân về đô thị; chất thải, nước thải từ các khu sản xuất công

nghiệp và nước thải sinh hoạt đã và đang nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức
năng. Hiện tượng ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là các khu công
nghiệp tập trung (khu vực sông Thị Vải là một ví dụ) đã và đang tác động bất lợi đến
ngành thủy sản.
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh mang tính tự
phát. Nhiều khu vực nuôi tôm chân trắng, cá rô đồng, điêu hồng,…theo hình thức thâm
canh năng suất cao nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, xả trực tiếp ra môi trường
bên ngoài gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan thành dịch. Một
số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm đến công tác bảo vệ nguồn lợi, vẫn còn tình trạng
khai thác thủy sản bằng xung điện ở những vùng ao hồ, sông rạch, ruộng lúa…
Bên cạnh đó, giá cả thủy sản thường bấp bênh đồng thời những tác động của thị
trường thuỷ sản trong khu vực và thế giới của quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam
vừa tạo cơ hội thuận lợi, song cũng là rào cản và thách thức cho ngành Thuỷ sản tỉnh
Đồng Nai.
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và thực tế sản xuất cần thiết phải xây dựng
“Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015
và định hướng đến năm 2020” nhằm xây dựng được các phương án sản xuất hợp lý dựa
trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và chủ trương, định hướng của
tỉnh để khai thác một cách hiệu quả tiềm năng sẵn có và hướng ngành thủy sản của tỉnh
phát triển hiệu quả, bền vững.
2.

Các căn cứ pháp lý lập quy hoạch
* Văn bản của Trung ương:
1) Nghị định số 109/2003/NĐ-CP, ngày 23/9/2003 của Chính phủ về Quản lý và
khai thác có hiệu quả các vùng đất ngập nước;
2) Nghị định số 27/2005/NĐ-CP, ngày 08/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn
một số điều của luật Thủy sản. Trong đó có quy định Bộ Thuỷ sản (nay là bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm quản lý các khu bảo tồn
biển, bảo tồn nội địa; nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thủy sản;

3) Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, ngày 04/5/2005 của Chính phủ về quy định điều
kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
4) Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
5) Nghị định 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
6) Nghị định 112/2008/NĐ-CP, ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo
vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
7) Nghị định 31/2010/NĐ-CP, ngày 29/3/2010 của Chính phủ về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản;
8) Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020;
2


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

9) Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê
duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả
nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
10) Quyết định số 242/2006/QĐ-TTg, ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020;
11) Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg, ngày 04/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020;
12) Quyết định 1479/QĐ-TTg, ngày 13/10/2008 của Thủ tướng chính phủ v/v phê
duyệt Quy hoạch hệ thống Khu Bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020;

13) Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt
đề án phát triển cây, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
14) Quyết định số 346/QĐ-TTg, ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
15) Quyết định 1690/QĐ-TTg, ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
16) Quyết định số 2374/QĐ-TTg, ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư xây dựng cảng cá loại II tại Quyết định số 346/QĐTTg ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ
thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
17) Quyết định 332/QĐ-TTg, ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020;
18) Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg, ngày 13/02/2012 của Thủ Tướng Chính phủ V/v
phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
19) Văn bản số 499/BTNMT-TNN, ngày 08/02/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT
V/v kiến nghị phương án xử lý vi phạm hồ Trị An;
20) Công văn số 1050/VPCP-V.II, ngày 28/02/2006 của Văn phòng Chính phủ V/v
tiếp tục xử lý, khắc phục vi phạm hồ ở Trị An;
21) Chỉ thị số 228/2008/CT-BNN, ngày 25/01/2008 của Bộ NN&PTNN về việc
phát triển nuôi Tôm chân trắng ở các tỉnh Nam bộ;
22) Quyết định số 456/2008/QĐ-BNN, ngày 04/02/2008 của Bộ NN&PTNT về
việc Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống Tôm thẻ chân trắng;
23) Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, ngày 29/4/2008 của Bộ NN&PTNT về việc
Ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận NTTS theo hướng bền vững;
24) Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN, ngày 06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
về việc “Ban hành quy chế quản lý sản xuất kinh doanh giống thủy sản”;
25) Thông tư 45/2010/TT-BNN, ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về
quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
* Văn bản của địa phương:
3



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

26) Công văn số 3906/CV-UBT, ngày 13/7/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v xử
lý sau thanh tra việc lấn chiếm hồ Trị An;
27) Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND, ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Đồng Nai về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng – an ninh 05 năm 2011 – 2015;
28) Quyết định số 1726/QĐ-UBND, ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v
phê duyệt báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020, định hướng
đến năm 2025;
29) Quyết định số 2616/QĐ-UBND, ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v
phê duyệt đề cương và dự toán lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020,
3.

Mục tiêu của dự án

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiềm năng nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch
vụ thủy sản trong tỉnh.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của các lĩnh vực trong ngành thủy sản
trong thời gian qua, từ đó đưa ra các quan điểm, định hướng và xây dựng các phương án
phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Xác định các vùng nuôi trọng điểm, đối tượng nuôi, loại hình nuôi; mô hình khai
thác trên hồ chứa; hệ thống chế biến, dịch vụ thủy sản trên cơ sở quản lý hiệu quả.
- Đề xuất các giải pháp khả thi để thực hiện quy hoạch.
4.


Phạm vi dự án

- Không gian: Giới hạn quy hoạch cho toàn bộ hoạt động thủy sản (Nuôi trồng
thủy sản; khai thác thủy sản;chế biến và tiêu thụ thủy sản; cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch
vụ nghề cá) trên địa bàn tỉnh có phân bố đến đơn vị hành chính của tỉnh.
- Thời gian: Số liệu hiện trạng sản xuất thủy sản trong giai đoạn 2001-2010, lấy
năm 2010 là năm mốc để đánh giá hiện trạng. Xây dựng quy hoạch thời kỳ 2012 - 2020.
Các chỉ tiêu quy hoạch tính cho các năm mốc 2015 và 2020.
5.

Phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Sử dụng phương pháp tiếp cận logic, hệ thống theo đa cấp, đa
ngành bao gồm các bước: nhận định vấn đề; xác định, thiết kế và rà soát những phương
án có thể thực hiện; dự báo bối cảnh tương lai; xây dựng và sử dụng các mô hình để dự
báo các kịch bản khác nhau có thể xảy ra; so sánh và xếp hạng các phương án; phổ biến
kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: kế thừa các
kết quả nghiên cứu, các quy hoạch đã được công bố chính thức, phối hợp liên ngành,
phương pháp chuyên gia, hội thảo, phương pháp phân tích thống kê, phỏng vấn,…
- Kỹ thuật sử dụng: Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS;
Thiết kế bản đồ bằng phần mềm MapInfo; xác định vị trí các vùng nuôi tập trung, các cơ
sở chế biến, cảng cá, bến cá, chợ cá,… bằng máy định vị (GPS).
6.

Bố cục của báo cáo

4



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Bố cục nội dung báo cáo gồm các phần chính như sau:
-

Phần thứ nhất: Đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường liên quan đến ngành
thủy sản tỉnh Đồng Nai.

-

Phần thứ hai: Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển
ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010.

-

Phần thứ ba: Dự báo các điều kiện phát triển.

-

Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

-

Phần thứ năm: Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

5


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020


PHẦN I
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG NAI
1.1.

Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở miền Đông Nam
bộ. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.907,23 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả
nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Tỉnh có toạ độ địa lý từ
10°30’03” đến 11°34’57” vĩ độ Bắc và từ 106°45’30” đến 107°35’00” kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính tiếp giáp tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, giáp tỉnh Lâm Đồng ở phía
Đông Bắc, giáp tỉnh Bình Phước và Bình Dương ở phía Tây Bắc, giáp Thành phố Hồ Chí
Minh phía Tây và giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam.
Dân số toàn tỉnh Đồng Nai năm 2010 là 2.569.442 người, mật độ dân số là
434,965 người/km2. Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 huyện (Long
Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định
Quán, Tân Phú), Thị xã Long Khánh và Thành phố Biên Hoà – là trung tâm chính trị kinh
tế văn hoá của tỉnh.
Tỉnh Đồng Nai có vị trí khá quan trọng, là cửa ngõ phía Đông nối Thành phố Hồ
Chí Minh – một trung tâm kinh tế lớn của cả nước với vùng Nam Trung bộ, Nam Tây
Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam bộ bởi các tuyến giao thông huyết mạch như quốc
lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam,… Vì vậy, tỉnh Đồng Nai vừa
có vai trò quan trọng trong gắn kết phát triển kinh tế vừa có ý nghĩa an ninh quốc phòng
và môi trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu ôn

hoà, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.
Nhiệt độ không khí dao động từ 23,4°C đến 29,3°C, nhiệt độ trung bình năm là
26,5°C (trung bình 05 năm qua). Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm có sự biến
động nhỏ. Tổng tích nhiệt hàng năm trong 5 năm qua dao động từ 9.445 - 10.090°C.
Độ ẩm trung bình năm khoảng 81%, độ ẩm dao động trong năm từ 71 – 89%.
Chênh lệnh độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô từ 4 - 10%.
Số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.202 – 2.454 giờ. Tháng có số giờ nắng cao
nhất trong năm thường vào tháng 3, tháng 4.
Lượng mưa trung bình năm tương đối cao so với các tỉnh khác, lượng mưa trung
bình nhiều năm là 2.000 mm. Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, vào mùa mưa lượng
mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất là vào tháng 9. Phân
bố lượng mưa có sự chênh lệch giữa các vùng. Lượng mưa phía Bắc cao hơn phía Nam
800 mm, phía Đông cao hơn phía Tây 400 mm. Mùa mưa phía Bắc đến sớm nhưng dứt
muộn, ngược lại với phía Nam.

6


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

1.1.3. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
1) Địa hình
Ðịa hình của tỉnh Ðồng Nai là dạng địa hình vùng trung du, gồm các dãy đồi thoải
lượn sóng xen kẽ với đồng bằng và thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm ba
dạng địa hình cơ bản: địa hình núi thấp có độ cao thay đổi từ 200 – 800 m, chiếm khoảng
8% diện tích; địa hình đồi lượn sóng, có độ cao thay đổi từ 20 – 200 m, chiếm khoảng
80% diện tích; địa hình đồng bằng với các bậc thềm lưu vực sông, có độ cao nhỏ hơn 20
m, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên.
2) Thổ nhưỡng
Theo phân loại của FAO, toàn tỉnh có 10 nhóm đất chính, 24 đơn vị đất cấp hai và

64 đơn vị đất cấp ba. Trong đó:
- Nhóm đất xám (Acrisol) chiếm 40,04% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở
các huyện, tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành và Nhơn
Trạch.
- Nhóm đất đen (Luvisol) chiếm 22,43% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung
thành các vùng lớn chủ yếu ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ.
- Nhóm đất đỏ (Ferralsol) chiếm 16,26% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở
các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán.
- Đất phù sa chiếm 4,76% diện tích tự nhiên, phấn bố tập trung ở các khu vực
đồng bằng ven sông Đồng Nai thuộc các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu.
- Đất ngập úng (Gley) chiếm 4,56% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các khu
vực đồng bằng ven sông Đồng Nai và trong các thung lũng núi ngập nước mùa mưa.
- Ngoài ra còn các nhóm đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất tự nhiên như
đất cát, đất bị xói mòn trơ sỏi đá, đất phát triển trên đá phun trào, đất nâu, đất phù sa cũ
bạc màu.
1.1.4. Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn
1) Hệ thống sông rạch
Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân bố không đều.
Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam.
Tổng lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô
20%. Trên địa bàn tỉnh gồm có các sông lớn sau:
- Sông Đồng Nai: chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung
lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé - Tân Uyên sông
chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100 - 300 m,
đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm,
lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé.
- Sông La Ngà: đoạn sông chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều
ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ
vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2,
mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng

Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai- Bình Thuận. Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155
km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2 vào mùa
7


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng
4,5 x 109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2.
- Sông Buông: bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ
Đông sang Tây, độ dốc lưu vực đạt 0,0035. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng
40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước
trung bình 0,23 x 109 m3/năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2.
- Sông Ray: lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt
nguồn từ phía Đông Nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng Bắc
Nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ
tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng lượng nước sông khá
lớn 0,634 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp
lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng Đông Nam của tỉnh.
- Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía Tây Nam của tỉnh,
bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển. Sông Thị Vải ở phía thượng lưu
gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duới Quốc Lộ 51 đi Vũng Tàu) là sông nước
mặn, lòng sông mở rộng. Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối
ngắn và hẹp. Diện tích lưu vực 184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109
m3/năm, mô đun dòng chảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng
sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là
vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển.
2) Chế độ thuỷ văn
Dòng chảy mặt trên lưu vực sông Đồng Nai chịu sự chi phối chủ yếu của chế độ
mưa nên cũng biến đổi mạnh theo không gian và thời gian. Theo không gian, bên cạnh có

những nơi lớp dòng chảy nhỏ, biến động cao, thì cũng có những nơi lớp dòng chảy dồi
dào và ít biến động hơn. Theo thời gian, dòng chảy được phân chia thành hai mùa rõ rệt,
với mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa 1-2 tháng và mùa kiệt thường trùng với mùa khô.
Hàng năm, nhìn chung mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, kéo dài
6 tháng. Tuy nhiên, thời gian này không đều ở từng vùng. Mùa kiệt thường duy trì trong
khoảng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, với tháng kiệt nhất thường xảy ra vào tháng 3
hoặc tháng 4, thậm chí tháng 5. Sự chênh lệch dòng chảy lũ/kiệt rất lớn, từ 5 - 20 lần,
thậm chí cao hơn (tùy theo cấp diện tích lưu vực).
Sự phân hóa mạnh mẽ dòng chảy hai mùa dẫn đến hướng khai thác tối ưu nguồn
nước trên toàn lưu vực là xây dựng các hồ chứa điều tiết có chu kỳ năm hoặc nhiều năm,
trước mắt là hồ điều tiết năm. Một hệ thống khai thác kiểu bậc thang trên hệ thống sông
Đồng Nai là rất có lợi về mặt sử dụng tài nguyên nước.
Nguồn cung cấp dòng chảy ở các sông suối lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là
nước mưa. Hàng năm, nơi đây nhận khoảng 108 tỷ m3 nước từ mưa. Hơn nữa, khoảng
96% diện tích lưu vực thuộc địa phận Việt Nam, nên đây là điều kiện thuận lợi cho việc
khai thác và sử dụng nguồn nước bền vững ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và ven
biển Đông.
Tuy nhiên, diễn biến thủy văn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai khá phức tạp,
không những có liên quan đến diễn biến mưa mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi điều
kiện địa hình (tự nhiên và các tác động của con người). Vùng hạ lưu còn chịu sự chi phối
mạnh mẽ bởi chế độ thủy triều biển Đông. Mức độ ảnh hưởng từng vấn đề này lên diễn
biến thủy văn thay đổi theo không gian và thời gian.
8


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Theo không gian, những nơi có lượng mưa ít cũng thường là nơi có lớp dòng chảy
nhỏ và biến động nhiều. Ngược lại, những nơi có lượng mưa lớn có lớp dòng chảy dồi
dào và ít biến động hơn. Theo thời gian, dòng chảy cũng được phân thành hai mùa rõ rệt,

với mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa từ 1-2 tháng và mùa kiệt trùng với mùa khô.
Những trở ngại lớn nhất hiện nay trong việc sử dụng nguồn nước các sông chính
và các sông suối ở khu vực ven biển Đông là dòng chảy có sự phân hoá mạnh theo mùa,
dẫn đến tình trạng lũ lụt trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô. Đối với khu vực hạ
du, dòng chảy ở các sông, rạch chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi triều biển Đông, nước mặn
có điều kiện xâm nhập sâu vào các sông rạch, gây trở ngại cho việc sử dụng nước phục
vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1) Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê của tỉnh đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 590.723,62 ha (trong đó có 3.475,60 ha thuộc khu vực cù lao Gò Gia - xã Phước
An - huyện Nhơn Trạch, hiện nay chưa thống nhất địa giới hành chính với thành phố Hồ
Chí Minh). Trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh thì đất nông nghiệp có diện tích lớn
nhất 468.575,71 ha, chiếm 79,32%; đất phi nông nghiệp là 121.250,1 ha, chiếm 20,53%
và đất chưa sử dụng còn 897,82 ha, chiếm 0,15% diện tích tự nhiên.
Trong quỹ đất nông nghiệp, diện tích đất NTTS toàn tỉnh là 7.956,44 ha, chiếm
1,70%. Trong đó:
- Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt: diện tích 6.461,32 ha, chiếm 81,21% diện
tích đất nuôi trồng thủy sản, phần lớn là nuôi cá (chép, rô phi, mè…), phân bố nhiều nhất
ở các huyện Tân Phú (1.732 ha), Vĩnh Cửu (1.037 ha), Định Quán (676 ha) và Trảng
Bom (986 ha)…
- Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ: chỉ có ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi thủy triều
thuộc các sông Soài Rạp, Thị Vải và sông Đồng Tranh. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản
nước lợ trên địa bàn tỉnh hiện nay là 2.331,05 ha, tập trung ở các xã Phước An, Long
Thọ, (huyện Nhơn Trạch); Phước Thái, Long Phước (huyện Long Thành).
Bảng 1.1: Kiểm kê diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Đồng Nai năm 2010
Stt Đất NTTS
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
*

Toàn tỉnh
7.956,44
100
1
Nhơn Trạch
1.970,18
24,76
2
Vĩnh Cửu
1.036,74
13,03
3
Cẩm Mỹ
217,80
2,74
4
Xuân Lộc
414,49
5,21
5
Trảng Bom
986,55
12,4
6
Thống Nhất
125,11
1,57
7
Định Quán
676,34

8,5
8
Tân Phú
1.731,91
21,77
9
Long Thành
360,87
4,54
10 TX. Long Khánh
47,47
0,6
11 TP. Biên Hoà
388,98
4,89
(Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai tỉnh Đồng Nai năm 2010)

9


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

2) Tài nguyên nước
* Nước mặt
Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 52.715 ha, chiếm 43,48% đất
phi nông nghiệp, trong đó:
- Sông ngòi, rạch, suối: diện tích 18.172,75 ha, phần lớn là diện tích các sông lớn
như sông Đồng Nai (lưu lượng 485 m3/giây), sông La Ngà (lưu lượng 100 m3/giây), sông
Buông, sông Ray, sông Thị Vải,… Tổng lượng nước các hệ thống sông suối Ðồng Nai
khoảng 23 tỷ m3. Tiềm năng về thuỷ điện khoảng 581.500 KW phân bố ở hệ thống sông

Ðồng Nai công suất 580.572 KW; hệ sông Ray công suất 40 KW; hệ sông La Ngà công
suất 114 KW; hệ sông Buông công suất 765 KW.
- Mặt nước chuyên dùng: diện tích 34.542,75 ha, tập trung lớn ở các công trình hồ
thủy điện Trị An (công suất 400 MW với sản lượng 1,7 tỷ KW hàng năm), hồ Cầu Mới,
hồ Đa Tôn, hồ Gia Ui và hồ Sông Mây,…
* Nước ngầm
Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày. Trong đó trữ
lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là
3.691 m3/ngày. Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa
khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất.
Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226
m /ngày. Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không
đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, như vậy việc khai thác
nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.
3

3) Tài nguyên thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản
a) Tài nguyên thuỷ sinh vật
Kết quả quan trắc năm 2010 của Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng
Nai đã chỉ ra thành phần loài thuỷ sinh vật tại một số thuỷ vực trên địa bàn tỉnh như sau:
* Thực vật nổi
- Vùng hồ Trị An: Kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy trong vùng hồ có 264 loài
thực vật nổi. Mật độ dao động từ 450 – 2.705.150 tế bào/lít. Ngành tảo lục phân bố trong
hồ phong phú nhất, cùng với các ngành tảo khác có trong hồ đều có xu hướng chung là có
số loài và mật độ tế bào giảm dần vào những năm gần đây và có mức độ biến thiên về số
lượng loài giữa hai mùa, mùa mưa cao hơn mùa khô.Tỷ lệ loài ưu thế dao động với biên
độ lớn, mức độ ưu thế ngày càng tăng lên qua các đợt khảo sát, đó là do có sự phát triển
bùng nổ về số lượng tế bào của các loài ưu thế, đặc biệt là các loài tảo lam độc.
- Lưu vực sông Đồng Nai: Lưu vực sông Đồng Nai có 304 loài thực vật nổi. Số
lượng loài có xu hướng giảm đi qua các đợt quan trắc, đặc biệt là tảo silic, tảo lục và tảo

giáp. Một số ngành tảo nước ngọt như tảo lục và tảo mắt chịu sự thay đổi theo mùa khá
rõ nét, chúng thường phân bố tập trung cao vào mùa mưa và giảm xuống vào mùa khô.
Mật độ tế bào tại các điểm khảo sát biến động theo mùa rõ nét, thường tăng cao vào mùa
khô và giảm thấp vào mùa mưa. Mật độ tế bào ở các điểm phía thượng nguồn thường cao
hơn các điểm phía hạ nguồn. Sự phát triển của loài ưu thế trên sông Đồng Nai chuyển
biến rất phức tạp, thay đổi theo mùa không rõ ràng; các loài tảo độc có chiều hướng phát
triển mạnh ở các đợt quan trắc gần đây với mức độ ưu thế ngày càng tăng lên.
10


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

* Động vật nổi
- Vùng hồ Trị An: Thành phần loài ghi nhận được khá đa dạng và phong phú, gồm
93 loài với mật độ phân bố tương đối cao từ 800 – 360.000 cá thể/m3, ít có sự biến động
về cấu trúc loài và cấu trúc nhóm loài giữa các đợt khảo sát. Thành phần loài ghi nhận
được thường lặp lại theo thời gian quan trắc. Đóng vai trò chủ đạo về mật độ cá thể động
vật nổi ở hồ Trị An qua các kỳ quan trắc chủ yếu là các loài thuộc nhóm rotifera, giáp
xác cladocera, copepoda và ấu trùng copepoda nauplius. Đây là những loài phổ biến
trong các thủy vực nước ngọt nội địa, chúng phát triển mạnh về mật độ cá thể trong
những môi trường có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là dạng ấu trùng copepoda
nauplius.
- Lưu vực sông Đồng Nai: Động vật nổi rất đa dạng về thành phần loài, có 115
loài, mật độ từ 500 – 286.500 cá thể/m3. Cấu trúc loài rất phức tạp do phạm vi khảo sát
rộng, bao gồm cả thủy vực nước ngọt, lợ và nước mặn. Đóng vai trò chủ đạo về thành
phần loài của khu hệ động vật nổi ở sông Đồng Nai là các loài thuộc nhóm protozoa,
rotifera, cladocera, copepoda và ấu trùng larva của chúng. Chúng là những loài có kích
thước nhỏ, bơi lội chậm chạp nên rất có giá trị làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá trong
thủy vực. Thành phần động vật nổi có sự biến động theo mùa, mùa khô thường có số
lượng loài cao hơn so với các đợt khảo sát mùa mưa. Càng về phía hạ lưu của sông, cấu

trúc thành phần loài càng phức tạp và phong phú hơn so với các điểm ở khu vực thượng
lưu. Mật độ cá thể có xu hướng giảm dần từ năm 2006 đến năm 2010. Giữa các đợt khảo
sát trong năm có mật độ cá thể đạt được trong mùa khô cao hơn so với mùa mưa.
* Động vật đáy
- Vùng hồ Trị An: Động vật đáy ghi nhận có 81 loài, mật độ trong hồ có 10 –
52.480 cá thể/m2. Thành phần loài trong hồ đặc trưng là những loài nước ngọt hoàn toàn,
chủ yếu tập trung các nhóm loài hến thuộc giống corbicula, trai bám, ấu trùng côn trùng
họ chironomidae. Trong đó, các loài ấu trùng côn trùng và các loài hến vẫn là những
nhóm phân bố rộng và phát triển ưu thế tại nhiều điểm thu mẫu qua các đợt khảo sát.
- Lưu vực sông Đồng Nai: Các nhóm loài động vật đáy phân bố tương đối phức
tạp với 162 loài trong toàn khu vực khảo sát, mật độ từ 10 - 12.230 cá thể/m2. Nhóm các
loài ấu trùng côn trùng, các loài hến thuộc giống corbicula, các loài trai bám, các loài ốc
thuộc họ thiaridae chủ yếu phân bố từ khu vực cầu Đồng Nai trở lên phía thượng nguồn,
nhóm các loài giáp xác nhỏ, các loài giun nhiều tơ có nguồn gốc biển và phân bố rộng
muối lại chủ yếu phân bố khu vực từ cầu Đồng Nai đến khu vực hợp lưu sông Đồng Nai
– sông Sài Gòn. Riêng nhóm loài giun ít tơ phân bố rộng ở hầu hết các điểm khảo sát,
đồng thời còn chiếm ưu thế với mật độ cao ở hầu hết các điểm khảo sát như loài giun ít tơ
(Limnodrilus hoffmeisteri) thích nghi với môi trường ô nhiễm.
b) Nguồn lợi thuỷ sản
- Trên hệ thống sông Đồng Nai có khoảng 300 loài cá sống trong nước ngọt, nước
lợ và nước mặn, trong đó có 17 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam ở các mức độ đe dọa
khác nhau cần được bảo vệ. Nhiều loài cá trước đây hiện diện phổ biến trên lưu vực sông
Đồng Nai hiện nay rất hiếm gặp như: cá me, cá ngựa xám, cá ngựa xương, cá cóc đậm,
các loài cá trèn, các loài trong họ cá lăng, các loài trong nhóm cá chạch sông,…
- Qua kết quả khảo sát các thủy vực tự nhiên trong tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận
được 164 loài cá thuộc 27 bộ và 83 họ sống trong nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

11



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Trong đó, có 61 loài cá sống trong nước ngọt; 93 loài sống trong nước mặn, lợ; có 12 loài
có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. (Phụ lục 1)
- Về thành phần các giống loài giáp xác ăn được có khoảng 19 loài có giá trị khác
nhau. Trong đó, đặc biệt là các loài tôm nước mặn như tôm thẻ (Penaeus indicus), tôm
đất (Metapenaeus ensis)… đây là nguồn giống tự nhiên quan trọng trong các đầm nuôi
tôm quảng canh ở vùng ngập mặn, và cũng là các đối tượng khai thác có giá trị kinh tế
cho ngư dân ở vùng này. (Phụ lục 2)
- Các bàu ngập nước trong vườn Quốc gia Cát Tiên: Đây là khu vực có nguồn tài
nguyên sinh học đa dạng và phong phú có giá trị khoa học, cũng như giá trị kinh tế. Theo
Phạm Hữu Khánh (Luận văn thạc sỹ khoa học – 2005), khu hệ cá ở đây có 159 loài thuộc
34 họ, có nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Lăng bò (Bagasius spo), cá Lăng nha
(Mystus nemurus), cá Lóc bông (Channa micropeltes). Đặc biệt các bàu ngập nước ở đây
hiện tại vẫn còn hiện diện 12 loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có loài cá Rồng
(Seleropages formorus) được xếp vào nhóm E.
- Sông Đồng Nai: Thành phần các giống loài thủy sản được thống kê đến năm
1998: cá : 127 loài, thuộc 15 họ; tôm nước ngọt có 12 loài thuộc họ Palaemonidae.
- Vùng ngập mặn: Vùng ngập mặn ở Đồng Nai nằm trong 02 huyện Long Thành
và Nhơn Trạch. Theo kết quả điều tra năm 2001 của Khoa Thủy sản (Trường Đại học
Nông lâm TP.HCM) thì khu vực ngập mặn có 93 loài cá, 20 loài tôm, 14 loài thân mềm.
- Hồ Trị An: Với diện tích 32.400 ha, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên nguồn
lợi thủy sản ở đây khá phong phú. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng,
Nguyễn Văn Trọng – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (2004), đã xác định được
109 loài cá, 28 họ thuộc 9 bộ khác nhau, trong đó bộ cá Chép Cyprynidae vẫn chiếm ưu
thế về thành phần loài (chiếm 51,38%, có 56 loài). Nếu so sánh hồ Trị An, Dầu Tiếng thì
thành phần giống loài cá ở hồ Trị An phong phú hơn nhiều (hồ Dầu Tiếng 54 loài).
4) Tài nguyên rừng
Đồng Nai có diện tích rừng năm 2010 là 167.880 ha, trong đó rừng tự nhiên là
111.633 ha và rừng trồng là 56.247 ha. Phân bố chủ yếu ở các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú,

Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch và Long Thành. Rừng đầu nguồn Đồng Nai còn có
giá trị sống đối với nước hồ Trị An và lưu vực sông Đồng Nai.
Rừng Nam Cát Tiên nằm ở đầu nguồn sông Đồng Nai, là khu rừng nguyên sinh
tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như
bằng lăng, gỗ đỏ; hơn 600 loài thực vật, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây
dược liệu, hơn 60 loài hoa phong lan…
Hiện trạng rừng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai có 73 loài
cây thuộc 57 chi và 32 họ thực vật khác nhau trong đó có 4 loài cây gỗ quý: Gõ đỏ, Gõ
mật, Cẩm thị, Vên vên và 7 loài cây đặc hữu địa phương: Thúi Đồng Nai, Xoài Đồng
Nai, Ngâu Biên Hòa, Cồng tía, Bụp lá lớn, Vảy ốc, Xuân thôn. Ngoài ra còn có các loài
cây nằm trong danh mục có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam như Dầu song nàng, Chò
chỉ và nhiều loài cây có giá trị kinh tế như Huỷnh, Làu táu, Bằng lăng ổi, Chiêu liêu…
Khu rừng phòng hộ ở Tân Phú đã điều tra được 75 loài cây thuộc 52 chi và 36 họ
thực vật khác nhau trong đó có 6 loài cây gỗ quý: Cẩm lai bà rịa, Trắc, Gõ đỏ, Gõ mật,
Cẩm thị, Vên vên; 4 loài cây đặc hữu của địa phương là Côm Đồng Nai, Ngâu biên hòa,
Cồng tía, Hoàng mộc; các loài cây nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng như Dầu
12


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

rái, Sao đen, Sến mũ, Dầu song nàng, Chò chỉ và nhiều cây có giá trị kinh tế như Dầu
mít, Dầu lông, Chiêu liêu, Làu táu…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Long Thành- Nhơn Trạch có tổng diện tích tự nhiên
gần 18.000 ha. Theo thống kê sơ bộ, rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch có 84 loài
thực vật bậc cao với 72 chi, 38 họ và là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, thú, thuỷ sản.
1.2.

Điều kiện môi trường


1) Chất lượng môi trường nước
Kết quả quan trắc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 của Trung tâm Quan
trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai (Phụ lục 3), chất lượng nguồn nước mặt các sông,
hồ lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
a) Chất lượng nước sông Đồng Nai
- Đoạn 1 (từ Bến đò Nam Cát Tiên đến Bến đò 107 xã Phú Ngọc): Chất lượng
nước năm 2008 – 2009 đều chưa đạt yêu cầu đối với mục đích cấp nước sinh hoạt theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2.
Đến năm 2010 – 2011 hiện trạng môi trường nước có cải thiện tốt hơn đã đạt yêu cầu cấp
nước sinh hoạt theo Quy chuẩn 08:2008/BTNMT cột A2. Chất lượng nước tại khu vực
bến đò Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú) và tại khu vực bến đò 107 – xã Phú Ngọc (huyện
Định Quán) khá tương đồng nhau. Hiện tượng ô nhiễm cục bộ chất rắn lơ lửng, chất hữu
cơ vẫn còn xảy ra vào tháng 6, 8 và 10 do quá trình phân hủy tự nhiên của thảm thực vật
chuyển tải từ thượng nguồn đổ vào sông trong mùa mưa.
- Đoạn 2 (từ sau cửa đập hồ Trị An đến Bến đò Bà Miêu – xã Thạnh Phú): Năm
2008 – 2009 chất lượng nước chưa đạt yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng
chất lượng nước có chiều hướng tốt hơn theo từng năm, năm 2010 – 2011 chất lượng
nước đạt yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt nếu có biện pháp xử lý thích hợp theo
quy chuẩn quốc gia (QCVN08:2008, cột A2). Từ tháng 2 - 4 hầu hết các thông số quan
trắc đều đạt quy chuẩn cho phép. Từ tháng 6 - 8, ô nhiễm cục bộ xảy ra chủ yếu là chất
rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ tổng, vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm E.coli và coliform.
- Đoạn 3 (chảy qua thành phố Biên Hòa từ Cầu Hoá An đến cầu Đồng Nai): Chất
lượng nước từ năm 2008 đến 2011 đều chưa đạt yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột
A2. Chủ yếu nguồn nước bị nhiễm bẩn các chất thải hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ
tổng và mức độ nhiễm khuẩn thuộc nhóm coliform và E.coli vượt quy chuẩn cho phép
nhiều lần. Theo kết quả quan trắc năm 2011 chất lượng nước không đồng đều tại một số
khu vực: khu vực cầu Hóa An và nhà máy nước Biên Hòa có chất lượng tốt hơn các vị trí
còn lại, vẫn đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt sau khi được xử lý phù hợp; khu vực sông Cái
chất lượng nước kém hơn do thường xuyên phải tiếp nhận các nguồn thải đang bị ô

nhiễm nghiêm trọng từ các kênh, suối thoát nước thải từ nội ô thành phố Biên Hòa như
suối Linh, suối Săn Máu, suối Tân Mai, Rạch 6A, suối Cầu Bào, khu công nghiệp Biên
Hòa; suối Bà Lúa, suối Siệp; khu vực cầu Đồng Nai chịu ảnh hưởng của quá trình xâm
nhập mặn trong mùa khô có xu hướng tăng dần qua các năm, dao động từ 0,05 đến
0,37‰ (quý I/2011).
- Đoạn 4 (từ xã Tam An đến hợp lưu sông Đồng Nai – sông Sài Gòn):
Chất lượng nước năm 2010 đạt yêu cầu phục vụ mục đích bảo tồn động thực vật
thủy sinh (QCVN 08:2008, cột B1), các năm 2008-2009 và 6 tháng đầu năm 2011 đều
13


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

chưa đạt yêu cầu phục vụ mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh. Môi trường nước bị
nhiễm bẩn các chất thải hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ tổng và mức độ nhiễm khuẩn
thuộc nhóm Coliform và E.Coli. Độ mặn trong 6 tháng đầu năm 2011 cao hơn rất nhiều
so với cùng kỳ năm 2010 và các năm trước, dao động từ 0,32‰ đến 7,68‰.
b) Chất lượng nước hồ Trị An
Kết quả quan trắc năm 2008, 2009 cho thấy chất lượng môi trường nước hồ Trị An
chưa hoàn toàn đạt yêu cầu sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A1. Các năm
2010 – 2011 chất lượng nước được cải thiện nhiều và đã đạt yêu cầu phục vụ cho mục
đích cấp nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008 cột A2. Chất lượng nước hồ chính và hồ
phụ khá tốt hầu hết các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép. Ô nhiễm môi trường nước
hồ Trị An diễn ra ở khu vực thượng nguồn với nồng độ các chất hữu cơ và các chất dinh
dưỡng khá cao do ảnh hưởng nguồn thải lớn từ sản xuất công nghiệp và nguồn thức ăn
thuỷ sản dư thừa. Tuy nhiên, nguồn nước phía hạ nguồn tần suất ô nhiễm giảm đi rất
nhiều so với thượng nguồn thông qua quá trình tự làm sạch của hồ.
c) Chất lượng nước các hồ khác
- Các hồ phục vụ cho mục đích cấp nước thuỷ lợi, tưới tiêu theo QCVN 08:2008 cột

B1: gồm các hồ Đa Tôn, Thanh Niên, Long Ẩn, Suối Vọng, Suối Đôi. Qua quan trắc các
năm từ 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011, chất lượng môi trường nước các hồ đều đạt yêu
cầu phục vụ cho mục đích cấp nước thủy lợi, tưới tiêu theo QCVN 08:2008 cột B1. Hiện
tượng ô nhiễm xảy ra cục bộ đối với một thông số, cụ thể: hồ Long Ẩn ô nhiễm bởi hàm
lượng hữu cơ (COD, BOD5) vượt nhẹ quy chuẩn cho phép; hồ Thanh Niên và hồ Đa Tôn
phát hiện vi khuẩn gây bệnh đường ruột (E.coli và coliform) vượt chuẩn cho phép; hồ suối
Vọng và hồ suối Đôi phát hiện chất dinh dưỡng (nitrit và amonia) vượt chuẩn cho phép.
- Các hồ phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008 cột A2:
gồm các hồ Núi Le, Gia Ui, Đa Tôn, Cầu Mới tuyến V, Cầu Mới tuyến VI, Suối Tre. Kết
quả quan trắc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 hầu hết các hồ đều đạt yêu cầu
phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo QCVN 2008, cột A2. Riêng hồ Cầu Mới
tuyến V không đạt yêu cầu vào tháng 12/2010, có hàm lượng các chất hữu cơ, vi khuẩn
gây bệnh thuộc nhóm E.coli và coliform vượt mức cho phép nhiều lần, nhưng đã được cải
thiện vào tháng 2 và tháng 4 năm 2011 và đạt yêu cầu cấp nước; hồ Sông Mây chất lượng
nước các năm 2008, 2009, 2010 đều chưa đạt yêu cầu phục vụ cho mục đích cấp nước
sinh hoạt và mục đích bảo tồn thủy sinh theo QCVN 2008 cột A2, ô nhiễm chủ yếu do
hàm lượng các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ rất cao.
d) Chất lượng nước các sông khác
- Sông Thị Vải: do hiện tượng xâm nhập mặn nên chưa đạt cho mục đích sử dụng
tưới tiêu thủy lợi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT, cột B1. Nhìn chung, chất lượng nước sông đến thời điểm 6 tháng đầu
năm 2011 đã được cải thiện rất nhiều so với những năm trước, chất lượng nước vào mùa
khô tốt hơn vào mùa mưa, ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ, xâm
nhập mặn gia tăng nhiều hơn. Kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2011 cũng cho thấy từ
khu vực từ thượng nguồn đến Rạch nước lớn Vedan mức độ ô nhiễm tăng, về khu vực hạ
lưu chất lượng nước dần dần được phục hồi.
- Các sông phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt: sông La Ngà, sông Bé có chất
lượng nước khá ổn định qua các năm, năm 2010, 2011 đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt và
14



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

mục đích bảo tồn động thực thủy sinh theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Chất lượng
nước sông Ray có sự cải thiện đáng kể trong 6 tháng năm 2011 và đạt yêu cầu cấp nước
sinh hoạt, ô nhiễm chủ yếu xảy ra đối với các chất hữu cơ và hàm lượng Fe. Chất lượng
nước sông Buông, sông Đồng Môn qua quan trắc các năm vẫn chưa đạt yêu cầu cấp nước
sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, ô nhiễm chủ yếu là các hàm lượng chất
rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, hàm lượng sắt và E.coli.
- Sông Nhà Bè có chất lượng nước đạt yêu cầu cho bảo tồn động thực vật thủy
sinh theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và cho hoạt động giao thông thuỷ. Các sông
Lòng Tàu, Đồng Tranh, Gò Gia chất lượng nước chỉ đạt yêu cầu cho hoạt động giao
thông thuỷ nội địa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT cột B1, do xâm nhập mặn gia tăng trong mùa khô nên không phù hợp
cho mục đích cấp nước tưới tiêu thủy lợi.
e) Chất lượng nước các suối
Trong 7 suối được quan trắc trong năm 2010, có 2 suối đạt yêu cầu và có 5 suối
không đạt yêu cầu với mục đích tưới tiêu thủy lợi theo QCVN 08:2008, cột B1. Theo kết
quả quan trắc các năm cho thấy chất lượng nước suối Linh, suối Săn Máu, suối Chùa,
suối Bà Lúa, Suối Siệp đã bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng do các chất hữu cơ,
chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và vi sinh, đặc trưng bởi hàm lượng BOD5, COD, NNH4+, TSS, coliform vượt cao so với quy chuẩn cho phép. Ngoài ra, hàm lượng của một
số chất nguy hại cũng vượt quy chuẩn cho phép.
Suối Nước Trong, suối Gia Măng năm 2010, 2011 có chất lượng nước đạt yêu cầu
với mục đích tưới tiêu thủy lợi theo QCVN 08:2008, cột B1. Hiện tượng ô nhiễm chỉ xảy
ra cục bộ với một vài thông số với tần suất phát hiện thấp.
2) Đánh giá môi trường tại các vùng nhạy cảm
a) Hồ Trị An
Nguồn cung cấp nước chính cho hồ Trị An là sông Đồng Nai đoạn 1 và sông La
Ngà, ngoài ra hồ còn tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, khu vực
nuôi lồng bè, các hộ dân nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, nước thải sinh hoạt,… ở khu

vực xung quanh hồ, do đó chất lượng nước hồ Trị An bị ảnh hưởng đáng kể.
Hoạt động sản xuất công nghiệp: Nước thải của Công ty Mía đường La Ngà và
Công ty men thực phẩm AB Mauri La Ngà.
- Công ty TNHH AB Mauri La Ngà: công ty chuyên sản xuất men thực phẩm và
các phụ gia làm bánh cao cấp khác từ mật rỉ đường, số lượng công nhân là 400 người.
Tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng 3.200 m3/ngày.đêm. Tổng lượng nước thải khoảng
2.000 m3/ngày.đêm.
- Công ty cổ phần mía đường La Ngà: sản phẩm chính của nhà máy là đường mía
RS với công suất thiết kế là 2000 tấn/ngày, nhưng khi vào vụ, nhà máy thường chạy với
công suất 2.300 tấn/ngày.
Công ty lấy nước cấp từ sông La Ngà với lưu lượng 22.700 m3 và xả nước thải đã
qua hệ thống xử lý ra hồ Trị An.
Hoạt động nuôi cá lồng bè: bao gồm nước thải và rác thải sinh hoạt của các hộ
nuôi cá, dư lượng thức ăn và thuốc kháng sinh, thuốc bổ sử dụng cho cá, sự bài tiết của cá
nuôi, sự phân hủy của cá chết, dịch bệnh ở cá nuôi.
15


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Hoạt động trồng lúa vùng bán ngập trong mùa khô: dư lượng phân bón và thuốc
BVTV. Hoạt động dân sinh ven hồ: Nước thải và rác thải sinh hoạt của các khu dân cư
quanh hồ, đặc biệt là khu vực tái định cư của dân nuôi cá lồng bè.
b) Sông Đồng Nai
Khu vực hợp lưu sông Bé - sông Đồng Nai: chất lượng nước chưa đạt yêu cầu cho
mục đích cấp nước sinh hoạt, ảnh hưởng một phần đến chất lượng nước đoạn hạ lưu. Ô
nhiễm chủ yếu là do các chất hữu cơ ở mức nhẹ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và vi sinh.
Nguyên nhân là do các chất thải của các công ty, nhà máy và một phần nước thải sinh
hoạt của người dân địa phương thuộc địa phận tỉnh Bình Dương đổ vào. Cụ thể: nước mặt
tại vị trí thuộc đoạn sông Bé có màu vàng đục, nhiều chất thải, dầu mỡ trên bề mặt, trong

khi đó, nước mặt phía bờ tỉnh Đồng Nai sau cửa đập hồ Trị An đổ về, chất lượng nước
tốt, đạt yêu cầu cho mục đích sử dụng.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa là đoạn sông chịu tác động khá
nhiều nguồn thải có nồng độ và thải lượng ô nhiễm rất cao gồm: nguồn thải công nghiệp
của KCN Biên Hòa 1, 2, Amata, Loteco và các cơ sở sản xuất kinh doanh đan xen khu
vực dân cư kế cận lưu vực sông thông qua chất lượng nước suối Linh, suối Săn Máu và
suối Bà Lúa, suối Chùa. Ngoài ra còn một số nguồn thải xuất phát từ địa phận tỉnh Bình
Dương thông qua suối Siệp (KCN Tân Đông Hiệp A/B). Chính vì thế mà chất lượng
nước thường xuyên biến động; khả năng tiếp nhận chất thải theo thời gian tỷ lệ thuận với
yếu tố tự làm sạch nguồn nước. Khu vực gần công ty Ajinomoto: đây là khu vực tiếp
nhận nguồn nước từ suối Linh đổ vào. Bên cạnh đó, về phía thượng lưu là nơi tiếp nhận
nước thải từ các cống thải tập trung của các nhà máy thuộc KCN Biên Hoà 1.
Sông Đồng Nai đoạn từ xã Tam An đến hợp lưu sông Đồng Nai – sông Sài Gòn:
khu vực này chịu ảnh hưởng bởi hoạt động xả thải từ KCN Long Thành, nước xả thải đổ ra
rạch Bà Chèo tác động nhiều đến chất lượng nước sông Đồng Nai. Chất lượng nguồn nước
sông biến động gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của các hộ sống xung quanh
trong đó có hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt,… Cần
có sự giám sát và quản lý lưu lượng cũng như hàm lượng nước xả thải đổ ra sông rạch để
đảm bảo đời sống sinh vật thủy sinh và hoạt động NTTS, sản xuất nói chung.
c) Sông Thị Vải
Sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận tập trung chủ yếu tại khu vực thượng lưu nên
chất lượng môi trường nước sông bị suy giảm. Hiện tượng ô nhiễm nước chủ yếu do hoạt
động sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu vực cảng dọc lưu
vực sông và do nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi.
Hoạt động sản xuất công nghiệp: gồm các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản
xuất như KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, Gò Dầu, công ty Vedan,… có tác động đến chất lượng
nước sông Thị Vải. Ước tính tổng lượng nước thải đổ vào sông khoảng trên 27.000
m3/ngày.đêm.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp: đánh bắt thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt,… trong đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra

nguồn nước thải. Các khu vực lân cận sông Thị Vải với đối tượng nuôi chính là tôm sú,
tôm thẻ chân trắng, nguồn nước thải phát sinh chủ yếu sau khi thu hoạch.
Nguồn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đổ vào sông Thị Vải ước tính
khoảng 6.078-8.104 m3/ngày.đêm.

16


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Bảng 1.2: Tải lượng ô nhiễm nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
Danh mục

Stt

Số lượng

SS
(kg/ngày)

COD
(kg/ngày)

BOD5
(kg/ngày)

Hoạt động công nghiệp
Khu công nghiệp (Đv: Khu CN)
29

5.072
6.344
4.597
Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quy mô
6.631
536.298
208.920
116.264
vừa và lớn nằm ngoài KCN (Đv: cơ sở)
Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (Đv: cơ
4.093
10.887
1.924
1.066
sở)
2 Hoạt động nông nghiệp
- Trang trại chăn nuôi heo (Đv: con)
1.024.261
3.163
1.050
573
3 Khu đô thị tập trung (Đv: người)
1.696.608
8.005
4.962
3.446
4 Bệnh viện (Đv: giường)
4.630
686
185

131
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai “Báo cáo tổng hợp Quan trắc chất lượng môi trường nước
sông sông Thị Vải và các sông suối trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2010”)
1
-

1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường

1) Những thuận lợi, cơ hội
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước, gắn kết
TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên tạo vị thế phát triển kinh
tế lớn mạnh.
Khí hậu thời tiết ôn hoà, nền nhiệt độ cao ổn định quanh năm, lượng mưa tương
đối dồi dào cung cấp nguồn nước cho các sông suối, ao hồ trên địa bàn,… tạo môi trường
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loài thuỷ sinh vật và vùng nuôi thuỷ sản.
Mạng lưới sông suối bao phủ toàn tỉnh tương đối dày đặc với các sông lớn như:
sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Nhà Bè, sông Ray, sông Thị Vải,… chi phối
chủ yếu chế độ thuỷ văn dòng chảy trên địa bàn tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi rất cơ bản
cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước bền vững ở các lưu vực sông. Song song đó là
các hồ nước lớn như Trị An, Đa Tôn, Sông Mây, Cầu Mới,… với mặt nước chuyên dùng
khá lớn phát triển các loài thuỷ sản có sẵn trong tự nhiên.
Tài nguyên thuỷ sinh vật trong các lưu vực sông, hồ khá đa dạng và có biến động
qua các năm. Đối với thực vật nổi khảo sát vùng hồ Trị An có 264 loài, sông Đồng Nai
có 304 loài; động vật nổi vùng hồ Trị An có 93 loài, lưu vực sông Đồng Nai có 115 loài;
động vật đáy vùng hồ Trị An có 81 loài, lưu vực sông Đồng Nai có 162 loài. Đây là
nguồn thức ăn phong phú cho các loài thuỷ sản sống trong toàn lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai.
2) Những khó khăn, thách thức

Đất nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích
đất tự nhiên của tỉnh (1,35%), phân bố rải rác khắp các huyện/thị/thành phố với mật độ
thấp, chủ yếu là nuôi thuỷ sản ở các sông, hồ lớn với mật độ tập trung cao. Tuy nhiên, do
ảnh hưởng của môi trường nước và định hướng quản lý chất lượng nguồn nước lâu dài thì
mô hình nuôi thuỷ sản thâm canh trong ao đất cần được phát triển để đạt hiệu quả kinh tế
cao, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cấp thoát nước cho các vùng nuôi thâm
canh để đảm bảo nguồn nước cấp và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
17


×