Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN_Phương pháp rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh lớp 5.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.43 KB, 22 trang )

1
PHỊNG GIÁO DỤC HUYỆN KRƠNG PẮC
TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO THẮNG
===***===

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
CẢM THỤ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 5
Giáo viên: ĐỖ THANH TÙNG

Năm học : 2014-2015
MỤC LỤC
Trang


2
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
Chương 1
CHỨC NĂNG MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Âm nhạc ở trường tiểu học..............................................................................4
1.1.1. Âm nhạc lớp 1,2............................................................................................4
1.1.2. Âm nhạc lớp 3...............................................................................................4
1.1.3. Âm nhạc lớp 4...............................................................................................4
1.1.4. Âm nhạc lớp 5...............................................................................................4
1.2. Chức năng của môn âm nhạc bậc tiểu học......................................................5
1.2.1. Âm nhạc giáo dục thẩm mỹ..........................................................................5
1.2.2. Âm nhạc giáo dục đạo đức...........................................................................5
1.2.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ.............................................................6
1.2.4. Âm nhạc góp phần phát triển thể chất..........................................................6
Chương 2


MƠN ÂM NHẠC LỚP 5
2.1. Mục tiêu của mơn âm nhạc lớp 5....................................................................7
2.2. Yêu cầu của môn âm nhạc lớp 5.....................................................................7
2.2.1. Về kiến thức..................................................................................................7
2.2.2. Về kỹ năng....................................................................................................8
2.2.3. Về thái độ......................................................................................................8
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP DẠY ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 5
3.1. Phân loại đối tượng học sinh...........................................................................9
3.1.1. Học sinh có năng khiếu................................................................................10
3.1.2. Học sinh khơng có năng khiếu.....................................................................10
3.2. Phương pháp dạy học hát................................................................................11
3.2.1. Giới thiệu bài................................................................................................11
3.2.2. Cho học sinh nghe mẫu – đọc lời bài hát.....................................................11
3.2.3. Luyện thanh (khởi động giọng)....................................................................11
3.2.4. Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích...............................................12
3.2.5. Sửa lỗi uốn nắn những sai sót.......................................................................12
3.2.6. Hát kết hợp gõ đệm.......................................................................................13
3.2.7. hát chung với nhạc đệm................................................................................14
3.3. Phương pháp dạy tập đọc nhạc........................................................................15
3.3.1. Về nhạc lý.....................................................................................................15
3.3.2. Về kỹ năng....................................................................................................15
3.3.3. Tập đọc nhạc.................................................................................................15
3.4. Phát huy tính sáng tạo của học sinh................................................................15
3.5. Làm mới không gian học tập...........................................................................16
3.6. Kết quả của việc "Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh".........16
KẾT LUẬN............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................19

MỞ ĐẦU



3
1. Lý do làm sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay Việt Nam là một đất nước đang phát triển đi lên về mọi mặt. Cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hội nhập đòi hỏi làm nảy sinh nhiều loại
hình, phương thức giáo dục mới trong mơi trường phát triển mới. Dạy học âm nhạc
cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để đưa vào ý thức học sinh
một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích rèn luyện hoạt động âm nhạc.Vì vậy, có
thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là khơng thể thiếu được.
Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, trong
những năm qua tơi khơng khỏi suy nghĩ làm sao để có phương pháp dạy tốt và đạt
hiệu quả cao để cung cấp cho các em những vốn hiểu biết về âm nhạc, góp phần
phát triển năng lực và nhân cách học sinh. Đó chính là lí do tơi làm sáng kiến kinh
nghiệm: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh lớp 5.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ năm 2002 - 2006 bộ giáo dục và đào tạo điều chỉnh nội dung giáo dục
nghệ thuật trong nhà trường có nhiều nhà nghiên cứu đề ra nhiều phương pháp để
đạy tốt mơn âm nhạc ở tiểu học. Tiêu biểu có Hồng Long (chủ biên - 2004), nghệ
thuật 5; Lê Anh Tuấn (2006), thiết kế bài giảng âm nhạc 5. Hai cuốn sách này viết
mục đích giới thiệu cách soạn kế hoạch bài học; Hoàng Long (chủ biên – 2008),
hỏi đáp về dạy học âm nhạc lớp 4,5, Nxb Giáo Dục. Quyển này tập trung vào trả
lời các câu hỏi trong việc soạn giảng của giáo viên.
Nhìn chung các tác giả trên đi sâu vào phương pháp soạn giảng trên giáo án
cho từng khối, lớp đặc biệt là lớp 5. Việc đưa ra phương pháp và cách thức giảng
dạy trên lớp vẫn còn chưa được quan tâm và chưa sát với thực tế dạy học trên lớp,
việc đưa ra một số cách giảng dạy thích hợp cho bộ mơn âm nhạc ở tiểu học đang
còn rất nhiều vấn đề phải bàn .
Những nghiên cứu trên sẽ là cơ sở tầng nền để tơi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm này.

3. Mục đích nghiên cứu


4
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2006 –
2007, năm mà các em được học chương trình sách giáo khoa âm nhạc mới. Tôi
nhận thấy rằng trước một bài hát, một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, hoặc khi
nghe các bản nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học
cũng như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu các bản nhạc,
người giáo viên cần có một cách truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại
hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đối tượng chính
Ở đây tôi đề cập đến dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học.
4.1.2. Đối tượng khảo cứu
Đối tượng được tôi làm khảo cứu là học sinh khối 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào học sinh
khối 5 của trường tiểu học Cao Thắng xã Ea Knuếc – huyện Krông Pắc – tỉnh Đắk
Lắk những trường khác có cùng khối lớp nằm trong địa bàn xã, huyện hay tỉnh
không nằm trong phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp quan sát
5.2. Phương pháp điều tra
5.3. Phương pháp vấn đáp
5.4. Phương pháp thực hành
5.4. phương pháp đánh giá, kiểm tra
Sự phối hợp các phương pháp trong môn học là rất quan trong. Cho nên
chúng ta phải dựa vào điều kiện thực tế của cơ sở vật chất, đối tượng học sinh để

lựa chọn phương pháp sử dụng và kết hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

6. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm


5
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi xây dựng được phương pháp
giảng dạy cho bộ môn âm nhạc, nhất là môn âm nhạc lớp 5 ở trường tiểu học Cao
Thắng xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk. Sáng kiến kinh nghiệm này
sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp
7. Kết cấu của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận (1 trang), tài liệu tham khảo (1 trang),
sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 chương
Chương 1: Chức năng môn âm nhạc trong trường tiểu học
Chương 2: Vị trí của mơn âm nhạc lớp 5
Chương 3: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh lớp 5.

Chương 1


6
CHỨC NĂNG MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Âm nhạc ở trường tiểu học
1.1.1. Âm nhạc lớp 1,2
Bắt đầu bước vào lớp 1, lớp 2 học sinh tiểu học đã được học môn học âm
nhạc, được trực tiếp tham gia hoạt động về nghệ thuật trong từng vài hát mà cô
giáo hướng dẫn. Đây là bước khởi đầu cho sự phát triển những cảm xúc về nhân
cách cũng như hình thành từng bước khả năng cảm thụ nghệ thuật, biết vận dụng
và có thể vận dụng được những hiểu biết về nghệ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng
ngày.

1.1.2. Âm nhạc lớp 3
Những tuần cuối của lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các
ký hiệu âm nhạc như khng nhạc, khố Son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt
cơ bản. Việc học âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt
động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát
triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm
thanh trên cơ sở giai điệu bài hát.
1.1.3. Âm nhạc lớp 4
Sang lớp 4, âm nhạc được tách riêng, có sách giáo khoa và hướng dẫn riêng.
Từ đây ngoài việc học các bài hát, các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc
với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca
theo nhạc và được làm các bài tập nhạc.
Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh tiểu học đã bắt đầu
chuyển sang một giai đoạn mới. Việc học âm nhạc không chỉ đơn thuần là thông
qua các bài hát nữa mà các em đã trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên
khuông nhạc có khố son.
1.1.4. Âm nhạc lớp 5
Lên lớp 5, ngồi việc ơn lại các kiến thức đã học ở lớp 4, chương trình âm
nhạc lớp 5 giúp các em củng cố các kĩ năng hát như: Tư thế hát, cách lấy hơi, giữ
hơi, tập hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, tập hát những câu dài liền mạch, tập hát đúng


7
những chỗ có luyến hai nốt nhạc. Hơn thế nữa, ở lớp 5 việc thể hiện tình cảm, sắc
thái của bài hát cũng đòi hỏi cao hơn. Một bài hát khơng chỉ địi hỏi các em hát
đúng, mà khi thể hiện cịn cần các em phải ít nhiều gửi gắm được những tình cảm
của mình cũng như tình cảm của tác giả qua giai điệu, lời ca của bài hát đó. Tuy
nhiên, việc thể hiện tình cảm đó khơng u cầu các em phải làm được như các ca
sỹ, nghệ sỹ chuyên nghiệp. Như vậy, sang lớp 5, chương trình âm nhạc đã mở rông
thêm vốn kiến thức của của các em. Tiếp tục bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành

mạnh, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Đặc biệt là giúp các em có
một nền tảng kiến thức cơ bản sơ đẳng vững chắc trước khi kết thúc một cấp học,
bước vào một cấp học mới, với khối lượng kiến thức cao hơn.
1.2. Chức năng của môn âm nhạc bậc tiểu học
1.2.1. Âm nhạc giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất đưa vào ý
thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích về mối quan hệ thẩm mỹ
trên thế giới của con người. Bằng ngơn ngữ đặc thù của mình về tiết tấu, giai điệu
hoà âm, âm sắc,… tác phẩm âm nhạc mở rộng tầm hiểu biết của học sinh, làm
phong phú thêm kinh nghiệm sống mang lại những cảm giác, xúc động, thẩm mỹ
mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học đã diễn ra ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu
đánh giá, yêu thích thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động sáng tạo, tạo ra
những giá trị thẩm mỹ.
1.2.2. Âm nhạc giáo dục đạo đức
Trong khi tác động đến tình cảm của học sinh thì âm nhạc cũng đồng thời
hình thành ở học sinh những tình cảm đạo đức. Thơng qua các tác phẩm âm nhạc
hình thành ở học sinh tình u q hương đất nước, lịng kính u ơng bà, cha mẹ,
Đảng, Bác Hồ. Những bài ca truyền thống giúp học sinh giúp học sinh hiểu được
truyền thống đấu tranh giải phịng dân tộc đầy khí thế hào hùng. Những tác phẩm
âm nhạc truyền thống đem lại cho học sinh cảm xúc trữ tình, tự hào với truyền
thống.
1.2.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ


8
Trong quá trình cảm thụ âm nhạc, gắn chặt với sự phát triển trí tuệ địi hỏi
học sinh phải chú ý quan sát nhạy bén. Học sinh nghe nhạc và tiến hành so sánh
các âm thanh, xác định ý nghĩa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng
âm nhạc. Những trải nghiệm về cái đẹp trong âm nhạc buộc trí tuệ học sinh hoạt
động tích cực. Tư duy trừu tượng của học sinh cũng được rèn luyện trong khi hát,

đọc nhạc. Thông qua tác phẩm âm nhạc phản ánh nhận thức khách quan tự nhiên,
các mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên.
1.2.4. Âm nhạc góp phần phát triển thể chất
Trong khi hát ngoài việc các em tiếp xúc với tiết tấu, giai điệu hồ âm, âm
sắc. Các em cịn được tiếp xúc với các động tác vận động phụ họa nhẹ nhàng như
múa, cách di chuyển sân khấu khi hát, cách biểu cảm trên gương mặt, cách hát
nhóm phụ trợ và minh họa cho các bài hát giúp các em phát tiển tốt thể chất vì các
hoạt động đó nhẹ nhàng và vừa sức của các em. Qua các hoạt động múa, hát tăng
cường sự vận động toàn thân của các em giúp các em phát triển thể chất tốt và
mạnh dạng hơn.
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ
giáo dục. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được
coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Hoạt động âm nhạc
có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc, được tham gia vào các hoạt
động phong phú hơn như: nghe nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, trò chơi âm nhạc… vì vậy
hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức và hoạt dộng của thầy.

Chương 2


9
MÔN ÂM NHẠC LỚP 5
Hiện nay vấn đề giáo dục nghệ thuật trong đó có mơn Âm nhạc đã thực sự
trở thành nội dung quan trọng trong các hoạt động của chương trình giáo dục phổ
thơng, được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động góp phần tích
cực vào việc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học. Đến lớp 4,5 học sinh được
học âm nhạc với tư cách là môn học độc lập (không nằm trong mơn nghệ thuật như
ở các lớp 1, 2, 3) có mục tiêu, yêu cầu cao hơn với các nội dung: Học hát, tập đọc
nhạc và phát triển khả năng âm nhạc trong đó tập đọc nhạc là một nội dung hoàn
toàn mới với các em. Học âm nhạc ở lớp 5 được xem là bước chuẩn bị quan trọng

để các em học môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở.
2.1. Mục tiêu của mơn âm nhạc lớp 5
Hình thành một trình độ văn hố âm nhạc tối thiểu cho học sinh.
Bước đầu giúp các em làm quen một kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen
tập hát đúng.
Tạo cho học sinh có hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe nhạc. Giáo dục
năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh
thần của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính
xác, khoa học.
Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, hướng tới cái
tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học
tập khác ở tiểu học.
2.2. Yêu cầu của môn âm nhạc lớp 5
2.2.1. Về kiến thức
2.2.1.1. Học hát
Học sinh hát được các bài hát trong chương trình.
Biết hình dáng, tên gọi một vài nhạc cụ (dân tộc, phương tây).
Nghe một số ca khúc, dân ca và nhạc không lời.
Biết một số truyện kể âm nhạc.
2.2.1.2. Nhạc lý


10
Biết gọi tên một số kí hiệu ghi chép nhạc, biết một số loại nhịp qua các bài
tập đọc nhạc.
2.2.2. Về kĩ năng
Hát đúng giai điệu các bài hát trong chương trình và tập hát diễn cảm. Nhớ
vị trí, tên gọi nốt nhạc và tập đọc nhạc đúng cao độ, trường độ.
2.2.3.Về thái độ
Giáo dục học sinh yêu thích ca hát, hào hứng tham gia các hoạt động ca

nhạc trong và ngồi lớp. Học sinh có ý thức khi học hát phải hát đúng và tập hát
diễn cảm, khi tập đọc nốt nhạc cần nhớ tên nốt, cố gắng thể hiện chính xác cao độ
và trường độ nốt nhạc trên khuông. Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu
yêu cầu của môn âm nhạc lớp 5 cả giáo viên và học sinh gặp khơng ít khó khăn.
Âm nhạc là mơn học nghệ thuật, bản thân nó mang tính trừu tượng cao, kiến
thức và ngôn từ trong âm nhạc mang đặc thù riêng không giống những môn học
khác và gần như xa lạ với học sinh.

Chương 3


11
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THU ÂM NHẠC
CHO HỌC SINH LỚP 5
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên cũng như từ thực tế giảng dạy
của bản thân và của đơn vị mình đang cơng tác tơi đã thực hiện sáng kiến : Rèn
luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh lớp 5 tại đơn vị cơng tác của mình
như sau:
3.1. Phân loại đối tượng học sinh
Dạy học theo đối tượng học sinh là một nội dung quan trọng trong thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong
giảng dạy Âm nhạc việc phân loại học sinh cũng rất quan trọng nhằm phát huy tính
tích cực học tập của học sinh. Vì thế, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã phải tìm
hiểu thực lực của từng học sinh, phân loại từng nhóm đối tượng và có kế hoạch
giàng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp bằng cách quan sát qua giờ dạy trên lớp, tăng
cường kiểm tra cá nhân để nắm bắt khả năng của từng học sinh…
Ngay từ đầu năm vào tuần thứ 2 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát
nhạc của các em khối 5 và đi sâu nghiên cứu thực nghiệm ở lớp 5A và lớp 5B tại
trường làm đối chứng.
Phiếu kiểm tra có nội dung như sau:

BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Âm nhạc lớp 5

Câu 1: (5đ)
Em hãy hát và biểu diễn bài “Reo vang bình minh” và cho biết tên nhạc sĩ
sáng tác?
Câu 2: (3đ)
Trình bày đoạn nhạc sau có sử dụng dấu quay lại:

Câu 3: (2đ)


12
Chép lại đoạn nhạc dưới đây và điền tiếp (tên nốt) vị trí các nốt trên khng.

2. Kết quả khảo sát
Giỏi
Lớp

Sĩ số

Khá

TB

Yếu

Thái độ

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

Thích

Khơng
thích

5A

22

1

4,7

4


18

13

59,3

4

18

16

6

5B

22

2

9

2

9

13

59,3


5

22.7

14

8

Kết quả khảo sát của 2 lớp, xét về mặt bằng tôi thấy kết quả đạt được như vậy
là rất thấp, chỉ có một số ít bài giỏi và khá, bài dưới trung bình và trung bình là
nhiều. Xét về hứng thú học tập thì các em học sinh đều khơng thích học mơn này vì
sợ lên biểu diễn còn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt, đây là một thực trạng rất dáng lo
ngại trong tiết dạy hát vì đó là mơn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được sự hứng thú
u thích học mơn này của học sinh, từ đó tơi phân học sinh ra làm hai dạng: Học
sinh có năng khiếu và học sinh khơng có năng khiếu:
3.1.1. Học sinh có năng khiếu
Là những học sinh có khả năng ca hát và có sự cảm thụ tốt âm nhạc. Giáo
viên cần tạo phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ học tập và rèn luyện để trẻ phát
triển năng khiếu ngày một tốt hơn, góp phần phát triển phong trào Văn - Thể - Mỹ
của nhà trường.
3.1.2. Học sinh khơng có năng khiếu
Là những học sinh có khả năng ca hát và cảm thụ âm nhạc ở mức độ không
cao. Giáo viên cần lôi cuốn để hình thành cho học sinh một số kĩ năng ca hát cơ
bản nhằm đáp ứng yêu cầu chung của họat động ca hát.

3.2. Phương pháp dạy học hát


13
Muốn tiết học sinh động, hấp dẫn, lại mang tính nghệ thuật thì người giáo

viên phải lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động xây
dựng bài. Giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi phương tiện dạy học, đa dạng hóa khơng
gian, hình thức các hoạt động dạy - học như thực hành trong và ngoài lớp, tập biểu
diễn. Và đặc biệt cần vận dụng linh hoạt các bước dạy - học hát.
3.2.1. Giới thiệu bài
3.2.1.1. Giới thiệu gián tiếp
Giáo viên có thể cung cấp cho các em một số nét về tác giả, nội dung, xuất
sứ của bài hát ... thông qua tranh ảnh hoặc các phương tiện dạy học phù hợp để đưa
ra nội dung bài học.
3.2.1.2. Giới thiệu trực tiếp
Trên cơ sở nội dung chính của bài học, giới thiệu một cách khơng vịng vo
mà bằng một vài câu khái qt ngắn gọn song chứa đựng phần lớn nội dung của
bài học
3.2.2.Cho học sinh nghe mẫu - đọc lời bài hát
3.2.2.1. Nghe mẫu
Có thể giáo viên đàn, hát bài hát cho học sinh nghe hoặc cho học sinh nghe
bài hát qua băng, đĩa nhạc. Sau khi học sinh nghe xong bài hát giáo viên có thể cho
các em cảm nhận về giai điệu, nội dung hoặc ý nghĩa của bài hát mà các em vừa
được nghe.
3.2.2.2. Đọc lời bài hát
Giáo viên phân bài hát thành những câu hát ngắn rồi hướng dẫn học sinh đọc
lời ca bài hát theo tiết tấu (với những bài hát đơn giản giáo viên chỉ nên gõ tiết tấu
cho hs đọc thầm lời ca theo tiết tấu rồi yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh như vậy sẽ
phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh).
3.2.3. Luyện thanh (Khởi động giọng)
Giáo viên nên dùng khoảng thời gian ngắn chừng 2 phút để cho các em
luyện thở, luyện âm như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để
chuẩn bị vào bài.
VD: Một trong số mẫu thường gặp



14

Để tránh sự nhàm chán, rập khuôn cũng như cho tiết học thêm sinh động,
giáo viên cũng có thể cho các em luyện thanh bằng nhiều mẫu luyện thanh đơn
giản khác hoặc giả tiếng các loài vật như tiếng gà, tiếng chim, tiếng mèo……hoặc
đơi khi có thể dùng lời hát mẫu để khơi gợi sự tò mò của học sinh từ đó giới thiệu
bài hát.
3.2.4. Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích
Giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa việc hát mẫu và đánh đàn cho học sinh khi
dạy từng câu. Với những câu hát dễ hoặc có giai điệu giống các câu đã dạy, giáo
viên có thể chỉ cần đàn cho các em nghe giai điệu rồi yêu cầu các em nghe và nhận
biết để các em hát giáo viên nghe và sửa sai nếu có. Khi dạy hát giáo viên cần chú
ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh hát chính xác, rõ lời, gọn tiếng, biết cách xử lí
hơi, tổ chức âm thanh và tư thế hát … sao cho hợp lí.
3.2.5. Sửa lỗi uốn nắn những sai sót
Trong q trình học hát, học sinh tập hát có sai sót là điều thường thấy, nhất
là trẻ ít tham gia ca hát, hát bài khó cũng làm các em bối rối. Bởi vậy thầy giáo
không nên nơn nóng, hoang mang, sửa chữa có nhiều thủ pháp những quy tụ ở chỗ
không làm cho người hát luống cuống và mặc cảm, cần nâng đỡ các em vui vẻ để
vượt qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh yếu.
Sửa hát sai là việc càng cá biệt hoá càng tốt, giáo viên cần tập năng lực phát
hiện, sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu cho rõ ràng hơn với sự nỗ hỗ trợ của các
hình dấu trên bảng gợi ra cảm giác âm thanh cho các em.
VD: Thấp xuống, trầm xuống: Hình mũi tên xuống 
Cao hơn: Hình mũi tên lên 
Luyến một nét cong lên hoặc cong xuống ∪; ∩
Dài hơn nữa (ngân) một nét ngang: 



15
Cũng có thể dùng bàn tay đánh nhịp để ra dấu “chú ý”, “cao lên”, “trầm một
chút”, “ngân dài”, “luyến”, “ngắt”.
Bên cạnh đó ta cịn sửa cho học sinh tập lấy hơi và dùng hơi hợp lý, lấy hơn
trong khi hát học sinh thường thở hổn hển, mệt mỏi, lấy hơi là hít hơi qua mũi,
miệng, trữ ở phổi rồi đưa dần qua thanh quản để hát hết một chặng hơi (câu hoặc
phân câu). Khi đó điều kiện thời gian lại lấy hơi tiếp, hát tiết.
VD: Bài hát "Dàn đồng ca mùa hạ" Câu hát sau đây phải lấy hơi 3 lần theo
dấu ghi ở đây “Chẳng nhìn thấy ve đâu chỉ râm ran tiếng hát, bè trầm bè hoà cao
trong màn xanh lá đây”hay bài "Màu xanh quê hương" địi hỏi các em phải bố
tríc hơi hợp lý để đảm bải việc hát đủ hơi và không bị ngắt.
Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy học sinh hát còn chưa được đều, người
hát to, người hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Ở học sinh tiểu học không thể tránh khỏi
tình trạng như vậy song ở trường tiểu học hình thức hát là hát tập thể (đồng ca, tốp
ca, hợp xướng, hát tập thể trong lớp và sân trường) vẫn cịn phổ biến. Giáo viên
cần phải phân tích và giáo dục học sinh biết biểu hiện tính thống nhất và sức mạnh
của tập thể trong tiếng hát chung, đó là tiếng hát hoà hợp là hát đều về nhịp điệu,
về âm lượng (tức là khơng có tiếng hát e dè, lí nhí, khơng có tiếng hát trội giọng,
gào thét). Các giọng hát đều ấm áp, trong sáng, góp giọng của từng người trong
tiếng hát chung. Dạy được điều này giáo viên cần thường xuyên khích lệ những em
rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập luyện thường xuyên chắc chắn
sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp trong tập thể. Nếu thực hiện được
như vậy sẽ làm cho chất lượng tiếng hát ngày một nâng lên, giọng hát của các em
được hoà đồng, tạo một sức mạnh phát ra âm thanh đều, hay hơn, lại bảo vệ được
sức khoẻ và giọng hát cho học sinh.
3.2.6. Hát kết hợp gõ đệm
3.2.6.1. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
Hướng dẫn học sinh vỗ tay vào những phách mạnh đầu ô nhịp của bài hát.
VD:
3.2.6.2. Hát kết hợp vỗ tay theo phách



16
Mỗi nhịp được chia thành nhiều phách nhỏ đều nhau về thời gian (ví dụ
nhịp

2
3
một ơ nhịp chia thành 2 phách, nhịp
một ô nhịp chia thành 3phách….),
4
4

vỗ tay theo phách là vỗ tay đều vào tất cả các phách trong ô nhịp.
VD:

3.2.6.3. Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu
Hướng dẫn học sinh vỗ tay với mỗi tiếng hát là một tiếng vỗ tay. Khi hướng dẫn
học sinh phân biệt các kiểu gõ đệm gv cần cho học sinh quan sát vào bản nhạc bài
hát nêu cụ thể để học sinh nắm bài tốt hơn cũng như bước đầu dạy các em cách
nhìn một bản nhạc.
VD:

3.2.7. Hát chung với nhạc đệm
Giáo viên đàn nhạc dạo và tập cho học sinh bắt nhịp ráp lời bài hát đã học.
Cuối cùng giáo viên cần cho các em được biểu diễn trước lớp với nhiều hình
thức khác nhau để các em được thể hiện giọng hát của mình. Sau mỗi tiết dạy hát,
giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy được nội dung, ý nghĩa giáo dục của mỗi
bài hát để từ đó giáo dục tình cảm đạo đức học sinh.
Ở mỗi bài hát, nội dung bài hát là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục

tình cảm học sinh, tuy nhiên tùy vào điều kiện nhà trường, tùy từng giáo viên mà
giáo viên sẽ lựa chọn một cách lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục về
mơi trường, về tình u q hương đất nước ... Thơng qua một số hình thức xem
phim, tranh ảnh, trị chơi …
3.3. Phương pháp dạy tập đọc nhạc


17
3.3.1. Về nhạc lý
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học
ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết
ở nhịp

2 3
;
dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7
4 4

âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
3.3.2. Về kỹ năng
Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc
đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dơi. Cách dạy thực hành các hình nốt có
thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các
hình nốt: đơn, đen, trắng. Đơi khi để đỡ nhàm chán có thể thay bằng tiếng trống .
3.3.3. Tập đọc nhạc
Khi các em đã thực hiên tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em
nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc.
Giáo viên nên đọc mẫu trước 2 hoặc 3 lần để các em so sánh với cao độ của
đàn. Tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập
củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ

của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong
việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên dành khoảng 2 phút cho các em tự
ghép lời. Sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so
sánh. Giáo viên bắt nhip, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca.
3.4. Phát huy tính sáng tạo của học sinh
Đối với bất kì mơn học nào, việc phát huy được tính sáng tạo của học sinh là
một việc hết sức cần thiết. Với phân môn hát nhạc , việc phát huy tính sáng tạo
của học sinh cũng có thể thực hiện. Từ đó bên cạnh việc yêu cầu học sinh tập biểu
diễn bài hát với những động tác như giáo viên đã hướng dẫn thì giáo viên cần
khuyến khích học sinh sáng tạo thêm động tác theo cách của mình đặc biệt với học
sinh có năng khiếu.
Giáo viên cũng có thể phân nhóm 4 đến 6 học sinh, cử học sinh có năng
khiếu làm nhóm trưởng của mỗi nhóm, trong nhóm các em có thể cùng nhau đưa


18
ra ý tưởng động tác riêng cho nhóm của mình rồi tập. Làm như vậy bên cạnh việc
phát huy được tính sáng tạo của học sinh thì cịn tạo cho học sinh tinh thần đoàn
kết, giúp đỡ nhau trong học tập bạn có năng khiếu giúp đỡ những bạn khơng có
năng khiếu tập luyện - tạo hứng thú hơn trong giờ học.
3.5. Làm mới không gian học tập
Thay đổi không gian phòng học cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiết học
đạt hiệu quả hơn. Như đối với trường tơi đang dạy hiện nay có hai điểm:
Do cơ sở vật chất nhà trường phịng học cịn thiếu nên khơng thể bố trí
phịng học nhạc riêng, tơi đã thay đổi không gian học tập cho các em bằng cách
cho các em ra sân ở một số tiết ôn tập để học sinh được luyện tập với nhau theo
nhóm. Khơng khí diễn ra trên các lớp học sôi nổi, môn học đã kích thích được
lịng say mê âm nhạc của học sinh. Qua đó giúp học sinh tiếp thu một cách dễ
dàng.
3.6. Kết quả của việc "Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học

sinh" thực tế.
Trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng ở lớp
5A và lớp 5B, kết quả bài làm và hứng thú học tập của học sinh được đánh giá qua
quá trình học tập và qua bài khảo sát sau:
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Môn: Âm nhạc lớp 5

Câu 1: (5đ)
Em hãy trình bày lại một trong những bài hát đã học? Cho biết tác giả sáng
tác?
Câu 2: (3đ)
Trình bày đoạn nhạc sau đây:

Câu 3: (2đ)
Hãy chép lại câu nhạc sau đây: em nhớ chép đúng, rõ ràng và đẹp.


19

Câu 4: Em có thích học mơn âm nhạc khơng? Vì sao?
Kết quả thu được ở hai lớp như sau:
Giỏi
Lớp

Sĩ số

5A
5B

Khá


TB

Yếu

Thái độ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Thích

Khơng
thích

22


5

22,7

5

22,7

12

54,6

0

18

16

6

22

2

9

4

18


14

64

2

9

14

8

Qua so sánh kết quả khảo sát và theo dõi quá trình học tập của hai lớp, lớp 5B
làm đối chứng và lớp 5A tôi trực tiếp dạy thực nghiệm, tôi thấy lớp 5A được dạy
theo phương pháp đổi mới kết quả đạt được thường xuyên cao và tiến độ rất nhanh
vì các em được hoạt động một cách tích cực, chủ động sáng tạo được tiếp xúc với
kiến thức một cách khoa học, sinh động, dễ hiểu, thường xuyên được rèn luyện kĩ
năng học tập. Hầu hết học sinh lớp 5A rất có hứng thú học hát nhạc, trong giờ học
hát các em đã vận dụng tốt kiến thức của thầy, biến cái khơng có thành kiến thức
thực sự của mình, đa số các em hát và biểu diễn tốt, tự tin vào khả năng, kể cả các
em yếu kém cũng thích học nhạc vì các em đã được sử dụng kĩ năng nghe hiểu, đọc
hiểu và ghi hiểu. Như vậy kết quả khảo sát là rất khả quan và tiến triển tốt. Sau khi
áp dụng các biện pháp trên tơi thấy các tiết học của mình hiệu quả hơn, học sinh tỏ
ra rất thích học rất say mê môn học này.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học nói chung
và cho học sinh lớp 5 nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp



20
thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những
phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của
Bộ Giáo Dục Đào Tạo tơi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế
nhận thấy các em u thích bộ mơn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả
học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên
rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện.
Việc nhận thức của con người nói chung, của học sinh tiểu học nói riêng là
rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được chuẩn
kiến thứ kỹ năng mơn học, đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để
tìm ra cách giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một
cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tế cuộc sống.
Âm nhạc là một mơn học mang tính nghệ thuật, việc giảng dạy cho học sinh
cấp tiểu học địi hỏi phải có những phương pháp đặc thù riêng. Hơn nữa người giáo
viên còn phải biết lưa chon và áp dụng các phương pháp dạy sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số thay đổi nhỏ nêu trên, qua
thực tế giảng day tại trường tiểu học Cao Thắng, tôi nhận thấy hiệu quả của các
phương pháp này là khá cao. Điều đó được thể hiên rõ qua thực tế kiểm tra chất
lượng bộ môn cuối năm cùng với các phong trào văn hoá văn nghệ ngày càng phát
triển và thu được kết quả cao. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp này,
các đồng nghiệp có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng
đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất. Và điều quan trọng là chúng ta cùng
nhau xây dựng nên những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp đối với bộ
môn âm nhạc ở cấp tiểu học.
Người viết
Đỗ Thanh Tùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Anh Tuấn (2006), Thiết kế bài giảng âm nhạc 5, Nxb Hà Nội, Hà Nội.



21
2. Hoàng Long (chủ biên) (2009), Âm nhạc 5(sách giáo viên), Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
3. Hoàng Long (chủ biên) (2008), Hỏi đáp về dạy học âm nhạc 4,5, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
4. Hoàng Long (chủ biên) (2004), Nghệ thuật 5, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
5. Cù Minh Nhật (chủ biên - 2012), Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím điện tử
trong thiết kế bài giảng, Nxb Âm Nhạc, Hà Nội.
7. Võ thị Xuân Phượng (2009), Thực hành âm nhạc 5 tập 1+2, Nxb Giáo Dục Việt
Nam, Hà Nội
7. Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của bộ trưởng
bộ GD và ĐT về quy định chuẩn kỹ năng.
8. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học

NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


22
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA PHỊNG GIÁO DỤC HUYỆN KRƠNG PẮC
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×