Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giảng SỨC KHỎE VÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.9 KB, 12 trang )

Bài : SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được:
- Các thành phần chính của môi trường
- Các khía cạnh lịch sử của sức khỏe môi trường
- Những nhu cầu cơ bản cho một môi trường lành mạnh
- Các chính sách về sức khỏe môi trường, quản lí môi trường, các giải pháp
phòng chống tác hại của môi trường
2. Giải thích mối quan hệ cơ bản giữa các yếu tố môi trường và sức khỏe, mối
quan hệ tương tác giữa sự phát triển kinh tế, môi trường và sức khỏe
NỘI DUNG :
1. Các khái niệm cơ bản về sức khỏe môi trường:
1.1. Môi trường là gì?
- Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993, môi trường (MT) là những yếu
tố bao quanh ta. Các yếu tố đó có thể là yếu tố tự nhiên, yếu tố vật lý, yếu tố xã hội, kinh
tế, văn hóa … có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên
+ Các thành phần của môi trường: Các yếu tố trên còn gọi là các thành phần của
môi trường :
- Môi trường vật lí: Gồm các yếu tố: khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bức xạ, gánh nặng
lao động.
- Môi trường hóa học như bụi, hóa chất, thuốc men, chất kích thích da, thực phẩm.
- Môi trường sinh học: Gồm động vật, thực vật, ký sinh trùng (KST), vi khuẫn
(VK), virus, các yếu tố di truyền, …
- Môi trường xã hội (XH): Gồm stress, mối quan hệ giữa con người với con người,
môi trường làm việc, trả lương, làm ca, …
1.2. Sức khỏe:(SK)
Theo định nghĩa của WHO 1996, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tâm
thần và xã hội chứ không chỉ đơn giản là vô bệnh, vô tật
1.3. Sức khỏe môi trường:(SKMT)
- Là cầu nối giữa 2 lĩnh vực Sức khỏe và Môi trường


- Là một ngành khoa học và thực tiễn hướng vào nghiên cứu những tác động qua lại
hữu cơ giữa môi trường với sức khỏe, đề xuất những biện pháp quản lý môi trường trong
sự phát triển vì sức khỏe của nhân dân
1.4 Lịch sử phát triển của sức khỏe môi trường:
Theo các tư liệu lịch sử:
- Những năm Trước Công Nguyên (TCN) ở thành Athen (Hy Lạp) người ta đã xây
dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dùng các chất thơm, diêm sinh để tẩy
uế không khí trong và ngoài nhà phòng các bệnh truyền nhiễm
- Người La Mã còn tiến bộ hơn khi xây dựng thành La Mã đã xây dựng một hệ
thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để thu gom nước thải, nước mưa dẫn
ra sông Tibre:
. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho dân thành phố
. Đồng thời trong thời kì này, độ cao của nhà ở, bề rộng các đường đi lại trong
thành đều được qui định và tiêu chuẩn hóa
. Những người bán các loại thực phẩm giả mạo, thức ăn ôi thiu đều phải chịu tội
Như chúng ta đã biết:các nhân tố sinh học, các hóa chất tồn tại một cách tự nhiên
và các nguy cơ vật lí đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người.
Đồng thời các chất ô nhiễm môi trường do hành động của con người sinh ra cũng có quá
trình phát triển từ từ và lâu dài
- Cuộc khủng hoảng môi trường lần 1 xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ (TK) 19,
nguyên nhân do thực phẩm kém chất lượng và nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp ở Anh đã làm cho nước Anh trở thành xứ sở
sương mù do ô nhiễm không khí kéo dài đến giữa thế kỷ 20 và hàng loạt ô nhiễm mới
song song với ô nhiễm công nghiệp là ô nhiễm hóa học, hóa chất tổng hợp, nhất là trước
và sau chiến tranh thế giới lần II. Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hóa học, đặc biệt
là ngành công nghiệp hóa chất đã tạo ra các hóa chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa,
các dung môi, thuốc trừ sâu, v.v đã tạo ra rất nhiều chất khó phân hủy và tồn dư lâu
dài trong môi trường: như DDT, 666, dioxin v.v gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề,
dẫn tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kỳ

những năm 60 và 70 của thế kỷ 20
- Làn sóng thứ 2 về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa TK 20 với 2
phong trào lớn là:
+ Phong trào môi trường: là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài
nguyên không tái tạo kết quả là động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã,
các vùng đất, biển quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn và tôn tạo
+ Phong trào sinh thái: tập trung vào các chất gây độc cho con người hoặc có khả
năng gây hủy hoại môi trường. Kết quả Hội nghị của Liên hiệp quốc (LHQ) về môi
trường và con người được tổ chức năm 1972 đã thuyết phục được nhiều Chính phủ các
nước thông qua luật lệ nhằm hạn chế ô nhiễm Công nghiệp và rác thải, phòng chống ô
nhiễm hóa học, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), thuốc,
- Làn sóng thứ 3 về SKMT là những năm 80 – 90 đến nay ngoài vấn đề ô nhiễm
công nghiệp (CN), hóa chất còn có các vấn đề về CO
2
dioxyd carbon, CFC clorofluoro
carbon gây thủng tầng ozone, vấn đề cân bằng môi trường, phát triển bền vững, môi
trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên sẽ còn phải giải quyết trong nhiều
thập kỷ tới.
Một số sự kiện sức khỏe môi trường quan trọng :
- 1798 – Thomas Malthus xây dựng lý thuyết về phân bố tài nguyên và dân số
- 1848 – Quốc hội Anh thông qua Luật Y tế công cộng
- 1895 – Svante Arrhenius mô tả hiện tượng hiệu ứng nhà kính
- 1899 – Hiệp định Quốc tế đầu tiên về cấm vũ khí hóa học
- 1956 – Anh thông qua Luật Không khí sạch
- 1962 – Rachel Carson xuất bản cuốn Mùa xuân lặng lẽ (nói về thuốc trừ sâu và
môi trường)
- 1969 – Hiệp định quốc tế đầu tiên về hợp tác trong trường hợp ô nhiễm biển (vùng
biển phía Bắc)
- 1972 – Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Con người (Stockholm)
- 1982 – Hội nghị đa phương về sự acid hóa môi trường

- Hội nghị quốc tế đầu tiên về nâng cao sức khỏe (health promotion) thông qua
Hiến chương Ottawa.
- 1987 – Nghị định thư Montreal về hạn chế khí thải (CFC)
- 1992 – Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (Rio de Janeiro)
- 1994 – Hội nghị quốc tế về Dân số & phát triển (Cairo)
- 1995 – Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về phát triển xã hội
(Copenhagen)
- 1996 – Hội nghị của Liên hiệp quốc về vấn đề định cư (HABITAT II) ở Istanbul
- 1997 – Hiệp định khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu, Kyoto
Nguồn : Yassi & cộng sự, 2001
1.5 Nội dung môn SKMT:
Nội dung của SKMT là xác định, giám sát, kiểm soát các yếu tố vật lí, hóa học,
sinh học và xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các hoạt động của SKMT
được thực hiện ở tất cả các cấp, bao gồm :
- Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn về :
. An toàn dân số
. Tư vấn cộng đồng, bảo vệ sức khỏe trong các trường hợp khẩn cấp
. Theo dõi, quan trắc & xây dựng các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn nhà ở, trường
học,
. Nâng cao phát triển sức khỏe
- Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về SKMT:
. Cung cấp thông tin cho cộng đồng về SKMT
. Nghiên cứu SKMT
. Giáo dục về SKMT
- Xây dựng luật SKMT
- Quản lí môi trường vật lí:
. An toàn nước
. An toàn thực phẩm
. Quản lí chất thải rắn
. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

. Phòng chống chấn thương
. Kiểm soát tiếng ồn
. Sức khỏe & chất phóng xạ
- Quản lí nguy cơ sinh học:
. Kiểm soát côn trùng và động vật có hại
. Quản lí bệnh truyền nhiễm qua vật thể trung gian truyền bệnh
. Kiểm soát vi sinh vật
- Quản lí nguy cơ hóa học:
. Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hóa học trong không khí, đất, nước sinh
hoạt, nước thải và thực phẩm.
. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn
. Đánh giá và quản lí các nguy cơ sức khỏe ở vùng bị ô nhiễm
. Kiểm soát thuốc, chất độc, các sản phẩm y dược khác.
. Độc chất học
. Kiểm soát thuốc lá
- Các bệnh liên quan đến môi trường do hoặc liên quan đến nhiều nguyên nhân
khác nhau: như viêm phế quản mãn tính….
2. Mối tương tác giữa con người với môi trường
2.1. Mối tương tác:
Sức khỏe con người phụ thuộc vào khả năng của một xã hội trong việc kiểm soát
các mối tương tác giữa các hoạt động của con người và các môi trường vật lí, hóa học,
sinh học. Vấn đề này phải được thực hiện song song với việc nâng cao sức khỏe con
người và phải đảm bảo tính nguyên vẹn của các hệ thống tự nhiên mà một môi trường
lành mạnh phụ thuộc vào hệ thống đó.
Mối tương tác giữa các hoạt động của con người với các môi trường vật lí, hóa học, sinh
học (WHO, 1992) như sau:
2.2. Những mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người
Sức khỏe của con người gắn liền với mọi biến động lớn nhỏ của môi trường mà
các yếu tố môi trường biến động theo vùng sinh thái, cơ sở hạ tầng, theo mùa thời gian
trong ngày trong tháng, trong năm và cả những hoạt động mà con người đang tiến hành

- Những mối đe dọa của môi trường trong phát triển có thể chia thành 2 nhóm:
. Nhóm các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới sự lạc hậu
. Nhóm các mối nguy hiểm hiện đại liên quan tới sự phát triển không bền vững
Cùng với thời gian, cùng với sự công nghiệp hóa và đô thị hóa các mô hình của mối
nguy hiểm đó càng thay đổi, cụ thể là chúng di chuyển từ các mối nguy hiểm truyền
thống sang các mối nguy hiểm hiện đại.
2.3. Các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới đói nghèo và lạc hậu:
- Thiếu nước sạch
- Thiếu các công trình vệ sinh gia đình
- Thực phẩm bị ô nhiễm
- Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời do sử dụng than và các nguyên liệu
khác
SỨC KHỎE
Phạm vi và bản chất của các hoạt động của con người (nông nghiệp, công nghiệp,
sản xuất năng lượng, sử dụng, quản lí nguồn nước và chất thải; đô thị hóa; phân phối,
thu nhập,tài sản trong và giữa các nước; chất lượng của các dịch vụ y tế; phạm vi bảo
vệ môi trường sống, làm việc và môi trường tự nhiên)
Môi trường vật lí và hóa học
(không khí, nước, thực phẩm, đất
và các thành phần hóa học bao
gồm cả phóng xạ: khí hậu bao
gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,
và sự thay đổi theo mùa
Môi trường sinh học (Loại, sự
phân bố của các tác nhân gây
bệnh và các vector truyền bệnh,
cũng như ngoại cảnh sống của
chúng)
- Rác thải không được kiểm soát, quản lí tốt
- Tai nạn, chấn thương trong nông nghiệp, trong các xí nghiệp thô sơ

- Thảm họa thiên nhiên như bão lụt, hạn hán, động đất, lũ, cháy rừng
- Các bệnh do vật trung gian truyền bệnh: chuột và côn trùng
- Các vụ dịch đường ruột
2.4. Các mối nguy hiểm hiện đại:
Liên quan đến sự phát triển nhanh, không bền vững, hiện đại hóa nhanh nhưng lại
thiếu một chiến lược quốc gia tổng thể về SKMT và sự khai thác tài nguyên bừa bãi.
Chúng bao gồm:
- Nước ô nhiễm do chất thải công nghiệp và hóa chất trừ sâu sử dụng trong nông
nghiệp.
- Ô nhiễm không khí đô thị do xe cộ, nhà máy nhiệt điện
- Chất thải rắn và chất thải độc
- Các mối nguy hiểm về hóa học, phóng xạ xuất hiện trong sử dụng các công nghệ
mới
- Sự xuất hiện các dịch bệnh mới và sự quay lại của các bệnh truyền nhiễm truyền
thống
- Nạn phá rừng, suy thoái và các biến động sinh thái khu vực hay toàn cầu
- Thay đổi khí hậu, thủng tầng ozone và sự ô nhiễm xuyên biên giới, …
2.5. Những khác biệt giữa mối nguy hiểm môi trường truyền thống với mối nguy
hiểm môi trường hiện đại:
- Những mối nguy hiểm truyền thống thường nhanh chóng biểu hiện ở dạng bệnh
tật
VD: Người dân nông thôn phải uống nước bẩn thì 1 hoặc vài ngày sau đó họ bị
tiêu chảy. Các trường hợp tiêu chảy này có thể là một chỉ tiêu để đánh giá cho sự an toàn
của một môi trường và hiệu quả phòng dịch của chúng ta
- Mối nguy hiểm hiện đại, từ khi tác động tới lúc biểu hiện bệnh là cả một thời
gian tiềm tàng lâu dài
VD: Các yếu tố hóa chất gây ung thư ngày nay có thể gây ưng thư sau khi ăn thực
phẩm hàng năm hoặc hàng chục năm. Tương tự như vậy, chất độc màu da cam có thể gây
dị dạng ở các thế hệ sau của những người nhiễm phải nó trong thời gian chiến tranh
3. Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả của môi trường và sức khỏe:

- Là mối tương qua cực kì phức tạp. Mỗi một mối nguy hiểm môi trường thường
gắn với nhiều khía cạnh kinh tế và phát triển xã hội
- Tổ chức Y tế thế giới (1997) đã đề xuất một sơ đồ tác động qua lại nguyên nhân
hiệu quả của môi trường và sức khỏe như sau:
Sơ đồ tác động qua lại nguyên nhân hậu quả của môi trường và sức khỏe

ĐỘNG LỰC MÔI TRƯỜNG
Tăng dân số Phát triển kinh tế Công nghệ
SỨC ÉP MÔI TRƯỜNG
Sản xuất Tiêu thụ Phát sinh chất thải
TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Thiên tai Nguồn lực hiện có Ô nhiễm
TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI
Tiếp xúc bề ngoài Liều hấp thu Liều đích theo cơ quan
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE
Khỏe mạnh Bệnh tật Tử vong
HÀNH ĐỘNG CAN THIỆP
- Những yếu tố nguy cơ môi trường xuất hiện thông qua những động lực cơ bản.
Các động lực đó là sự tăng dân số, sự phát triển kinh tế, công nghệ để đáp ứng những nhu
cầu cơ bản của cuộc sống.
- Trong quá trình phát triển chúng ta làm tăng sức ép lên môi trường. Đó là sự phát
sinh chất thải, sử dụng tài nguyên, sản xuất năng lượng, khai thác hầm mỏ, chế tạo hàng
hóa, giao thông vận tải, trồng trọt,chăn nuôi.
- Những sức ép trên dẫn đến tổn hại môi trường như ô nhiễm chất thải, phá rừng,
cạn kiệt tài nguyên, tăng nồng độ các chất trong nước, không khí và thực vật
- Trong điều kiện môi trường như thế con người phải tiếp xúc với các yếu tố độc
hại. Mức độ tiếp xúc có thể dao động từ vô hại, chấp nhận được đến mức nguy hiểm,
không chấp nhận được. Kết quả của sự tiếp xúc đó là suy giảm sức khỏe, bệnh tật và tử
vong
Ví dụ: Tác động của dân số, đô thị hóa lên sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Những thách thức về dân số Việt Nam là rất nghiêm trọng đối với tất cả các vấn đề
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao 1,7%(1999), di dân nội
bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên, kinh tế kém phát triển vẫn đang tăng lên không kiểm
soát được. Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta xấp xỉ 100 triệu người, trong khi
đó các nguồn tài nguyên đất nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế suy giảm. Vấn
đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chưa được giải quyết triệt để (hiện cả nước có 1750
xã ở diện nghèo đói). Quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế bằng con đường công
nghiệp hóa đòi hỏi nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất
lượng môi trường sống ngày càng xấu đi, nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ
đầu. Mặt khác, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nhiều lĩnh vực, nhiều vùng lãnh
thổ không được quán triệt đầy đủ theo quan điểm phát triền bền vững, nghĩa là chưa tính
toán đầy các yêu tố môi trường trong phát triển kinh tế xã hội. Theo dự kiến, tốc độ tăng
trưởng GDP phải đạt xấp xỉ 7%/năm và được duy trì liên tục đến năm 2010. Theo tính
toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi, nguy cơ chất thải sẽ tăng gấp
3 – 5 lần. Và nếu trình độ công nghệ sản xuất, trình độ quản lí sản xuất, trình độ quản lí
môi trường không được cải thiện thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài
nguyên và năng lượng. Điều này dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra
sự gia tăng các loại chất thải, ô nhiễm môi trường gây nên sức ép cho môi trường. Trong
khi đó, dân số ở đô thị ngày càng gia tăng, năm 1999 dân số đô thị là 23% so với dân số
cả nước, dự kiến năm 2010 là 33% và 2020 là 45%
Môi trường đô thị ở nước ta bị ô nhiễm bới các chất thải rắn, nước thải chưa được
thu gom và xử lí theo quy định, khí thải, bụi, tiếng ồn, v.v… từ các giao thông nội thị và
mạng lưới sản xuất qui mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều
kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động.
Hệ thống cấp, thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng được như cầu. Mức ô nhiễm
không khí về bụi, các khí thải độc hại nhiều nơi vượt mức cho phép nhiều lần, nhất là tại
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM vượt chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần.
Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh, cơ sở hạ tầng yếu
kém. Việc sử dụng không hợp lý các hóa chất nông nghiệp đã, đang làm cho môi trường
nông thôn bị ô nhiễm, suy thoái. Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã

làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Nước sinh hoạt và vệ sinh là vấn đề cấp bách. Tỉ
lệ hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt khoảng 34%, chỉ khoảng 46% số hộ dân nông
thôn được dùng nước hợp vệ sinh (trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh nông thôn 2001).
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2002, chỉ mới 50% số dân
nông thôn được sử dụng nước sạch.
Nạn khai thác rừng bừa bãi, thậm chí xảy ra ở các khu rừng cấm, rừng đặc dụng
nạn đốt phá rừng đã gây ra những thảm họa cháy rừng nghiêm trọng như vụ cháy rừng
nước mặn U Minh vừa qua; đồng thời, việc săn bắt động vật hoang dã cũng đang làm suy
giảm đa dạng sinh học, gây hủy hoại môi trường. Những vấn đề môi trường xã hội ngày
càng trở nên bức xúc như ma túy, HIV/AIDS và bạo lực. Những vấn đề môi trường toàn
cầu như tầng Ozone bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu nóng lên, thay đổi
khí hậu, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó
có Việt Nam
4. Môi trường hỗ trợ sức khỏe:
Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại cho sức khỏe nhưng nếu môi trường được quản
lí tốt sẽ có tác dụng hỗ trợ cho sức khỏe.
Môi trường hỗ trợ cho sức khỏe là môi trường không có những mối nguy hiểm
lớn, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của một cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy những
mối giao lưu trong xã hội.
Những định hướng cơ bản cho môi trường lành mạnh:
• Bầu không khí trong sạch
Không khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu không khí, con người sẽ chết
chỉ sau một vài phút . Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường trầm
trọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau
• Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt : Nước cũng rất cần thiết cho sự
sống. Trung bình mỗi người cần phải uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Nếu sau 4 ngày
không có nước con người sẽ chết. Nước cũng rất cần thiết cho thực vật, động vật và nông
nghiệp
Nước còn là :
- Phương tiện vận chuyển tự nhiên

- Xử lí chất thải
- Có vai trò quan trọng trong các ngành Nông nghiệp, Ngư nghiệp trang trại.
Thiếu nước gây trở ngại lớn đối với việc phát triển công nghiệp
- Khi thiếu nước có thể gây ra các cuộc xung đột tranh chấp nước ngọt như ở
các nước khu vực Trung Đông
- Chất lượng của nước ngọt có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe
con người, rất nhiều bệnh truyền nhiễm truyền qua nước. Khoảng 80% các bệnh tật ở các
nước đang phát triển là do thiếu nước sạch và thiếu các phương tiện phù hợp để xử lí
phân.
• Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn:
Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Tùy vào trọng lượng
cơ thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con người cần khoảng 1000 – 2000 calo
năng lượng mỗi ngày. Nếu như không có thực phẩm, con người sẽ chết sau 4 tuần. Thực
phẩm này cũng cung cấp các vitamin quan trọng và các chất vi lượng, nếu không có các
chất này, con người cũng sẽ mắc một số bệnh do thiếu vi chất.
Nếu như không có thực phẩm, con người sẽ chết sau 4 tuần
5.Phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường:
Giống như các dây truyền dịch tể học, khống chế yếu tố ô nhiễm môi trường cũng
bao gồm 3 khâu:
- Khống chế nguồn gây ô nhiễm
- Ngăn chặn sự phát tán yếu tố ô nhiễm
- Bảo vệ các đối tượng tiếp xúc
Mức độ dự phòng được chia làm 3 cấp độ:
- Dự phòng cấp I: Bảo vệ khối cảm thụ, không tiếp xúc quá mức với các yếu tố
nguy cơ
- Dự phòng cấp II: Bảo vệ những người đã và đang tiếp xúc quá mức với các
yếu tố nguy cơ, không để các tổn thương dưới lâm sàng hoặc lâm sàng gây ra các hậu quả
lâu dài trên sức khỏe (phát hiện sớm và xử lí đúng, kịp thời)
- Dự phòng cấp III: Không để xảy ra các rủi ro, hậu quả gây chết người do ô
nhiễm môi trường (hệ thống khám chữa bệnh)

Các giải pháp dự phòng cấp I:
5.1. Khống chế ô nhiễm tại nguồn phát sinh:
- Thay thế các yếu tố độc hại bằng yếu tố không độc hại
- Thay thế các quy trình công nghệ phát sinh độc hại nhiều bằng các quy trình không
phát sinh độc hại, ít phát sinh độc hại hơn hoặc quy trình công nghệ phát sinh độc hại
nhưng dễ khống chế sự lan tỏa các yếu tố độc hại ra môi trường xung quanh.
- Không để yếu tố độc hại phát sinh bằng thông gió, thoáng khí
- Khống chế sự phát tán các yếu tố độc hại vào môi trường sản xuất hoặc môi trường
xung quanh:
. Áp dụng biện pháp che chắn, bao bọc cách ly nguồn phát sinh ô nhiễm
. Hút cục bộ hoặc tạo những mảng hút, hấp thụ yếu tố ô nhiễm tại nguồn
5.2. Bảo vệ người tiếp xúc:
- Sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân phòng chống tác hại từ môi trường.
- Giáo dục sức khỏe môi trường cho cộng đồng.
- Các giải pháp tổ chức, hành chánh
6. Tổng quan về chính sách và quản lí SKMT
6.1. Tình hình thực hiện chính sách và quản lí môi trường
- 1980: Dự thảo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (lần đầu tiên)
- 12.1992: Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền vững, thông qua kế
hoạch 10 năm về môi trường
- 1993: Ban hành Luật Bảo vệ Môi trường (1991 - 2000)
. Nghị định 175/CP về “Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường”
. Nghị định 26/CP về “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
- 1998: Ban hành chỉ thị 36/CT – TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Bộ chính trị BCH TW Đảng )
. Hệ thống quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương đã
được hình thành và đi vào hoạt động nề nếp
- Trong thời gian qua ngành y tế đã có một số những chính sách, chiến lược riêng lẻ
cho những hoạt động về sức khỏe môi trường:
. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

. Vệ sinh học đường
. Chỉ số đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động và ban hành những bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm.
. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống y học dự phòng từ trung ương đến địa phương
- Tuy nhiên đến nay chưa có một hội nghị nào có tầm cỡ quốc gia bàn về chiến lược,
chính sách riêng, cụ thể cho sức khỏe môi trường.
6.2. Thực trạng và chiến lược về sức khỏe môi trường:
- Còn nhiều bất cập trong quản lý môi trường và sức khỏe môi trường như: quy
hoạch môi trường chưa lồng ghép với phát triển Kinh tế - Xã hội , Giáo dục – Đào tạo,
nâng cao nhân thức môi trường, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch quản lý tổng thể
rừng, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học,
- Hệ thống tổ chức quản lý, cơ chế và chính sách còn nhiều hạn chế: kinh phí ít, đầu
tư dàn trải nên kết quả không thấy rõ ràng, làm cho cộng đồng dân cư thay đổi nhận thức
còn quá chậm, làm cho môi trường hiện tại còn nhiều điều cần bàn
-
6.2.1. Thực trạng:
a. Môi trường tiếp tục xuống cấp
- Rừng tiếp tục bị suy thoái
- Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển tiếp tục bị suy giảm
- Chất lượng các nguồn nước tiếp tục xuống cấp
- Môi trường đô thị và công nghiệp tiếp tục bị ô nhiễm
- Chất lượng môi trường nông thôn có xu hướng xuống cấp nhanh
- Môi trường lao động ngày càng bị ô nhiễm
- Sự cố môi trường gia tăng mạnh
- Môi trường xã hội: phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tệ nạn xã hội phát
triển phức tạp.
b. Tác động của môi trường toàn cầu:
- Vấn đề môi trường của lưu vực sông Mekong và sông Hồng
- Vấn đề môi trường của các rừng chung biên giới

- Vấn đề mưa acid
- Vấn đề ô nhiễm tầng khí quyển, hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ozone, hậu
quả của vấn đề này gây ra:
. Sự thay đổi khí hậu của Trái Đất dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái
. Mực nước biển dâng cao do nhiệt độ Trái Đất tăng
. Hiện tượng El Nino và La Nina làm hạn hán và bão nghiêm trọng
. Vấn đề ô nhiễm biển và đại dương
. Vấn đề chuyển dịch ô nhiễm
c. Thách thức của môi trường nước ta trong thời gian tới:
- Xu thế suy giảm chất lượng môi trường tiếp tục gia tăng
- Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng mạnh và phức tạp hơn
- Gia tăng dân số và di dân tự do tiếp tục gây áp lực lên môi trường
- Hội nhập quốc tế, du lịch và tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ gây ra nhiều tác
động phức tạp về mặt môi trường
- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn kém
- Năng lực quản lí môi trường và sức khỏe môi trường chưa đáp ứng nhu cầu
- Mẫu hình tiêu thụ lãng phí hay khát tiêu dùng
6.2.2 Chiến lược:
- Phòng ngừa ô nhiễm
- Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
- Cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội
6.3. Giải pháp:
- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe môi
trường
- Tăng cường vai trò sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp. Tư nhân hóa trong
bảo vệ môi trường
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường và sức khỏe môi trường
- Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút tài trợ nước ngoài
- Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và chiến lược phát triển KT – XH

- Cần có một chiến lược quốc gia về sức khỏe môi trường
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1. Hãy trình bày khái niệm về sức khỏe môi trường
2. Định nghĩa sức khỏe môi trường
3. Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng môi trường
4. Tác động của việc tăng dân số và đô thị hóa lên sức khỏe cộng đồng &
môi trường
5. Tóm tắt thực trạng môi trường Việt Nam
6. Chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường
ở VN

×