Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Bài 2 đánh giá vả quản lý nguy cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.45 KB, 43 trang )

Bài 2: Đánh giá vả quản lý nguy cơ (20 tiết)
Ngô Thị Nhu
MỤC TIÊU:
Mục tiêu:
1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ,
nguy cơ.
2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe;
3. Kiểm soát nguy cơ, theo dõi sức khỏe.
4. Theo dõi, lượng giá kết quả thực hiện việc đánh giá và quản lý nguy cơ.
NỘI DUNG:
1. Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ
Việc lượng giá các nguy cơ sức khỏe gây ra bởi yếu tố môi trường là rất
quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Một yếu tố nguy cơ được định nghĩa là " một yếu tố hay một sự phơi
nhiễm mà có thể để lại tác hại đối với sức khỏe” (Last, 1995); nói một cách
đơn giản đó là nguồn gốc của các mối nguy hiểm. Yếu tố nguy cơ là một thủ
thuật định tính diễn đạt khả năng một yếu tố môi trường gây hại đối với sức
khỏe của một số cá nhân nếu mức phơi nhiễm đủ lớn hoặc có các điều kiện
khác xảy ra.
Nguy cơ được định nghĩa là: khả năng một sự kiện có thể xảy ra, ví dụ
một người sẽ bị ốm hoặc tử vong trong một khoảng thời gian xác định hay
trước một độ tuổi nào đó, khả năng của một hậu quả không mong muốn (Last,
1995). Đây là một xác suất định lượng của một ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực sẽ
xảy ra sau khi một người phơi nhiễm với một nguy cơ nào đó. Một yếu tố nguy
cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm; nếu không có sự phơi
nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ.
2. Nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ: vật lý, hóa học, sinh học, với sự
an toàn và tâm lý xã hội.
Yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường có thể có nguồn tự nhiên và nhân
tạo. Chúng bao gồm các yếu tố nguy cơ sau:
- Yếu tố nguy cơ sinh học (ví dụ cấy khuẩn, virus, động vật ký sinh và


các sinh vật có hại khác),
- Yếu tố nguy cơ hóa học (ví dụ các kim loại độc hại, các chất gây ô
nhiễm không khí, các dung dịch và thuốc bảo vệ thực vật),
- Yếu tố gây nguy cơ vật lý (ví dụ chất phóng xạ, nhiệt độ và tiếng ồn).
- Các yếu tố nguy cơ cơ học (ví dụ xe ô tô, các trò chơi thể thao, nhà ở,
nông nghiệp, và các yếu tố gây nguy cơ chấn thương ở nơi làm việc)
- Các yếu tố nguy cơ về tâm lý- xã hội (ví dụ căng thẳng, phân biệt dối
xử nơi làm việc, các ảnh hưởng của biến động xã hội, cách ly ra khỏi nhịp điệu
phát triển của xã hội và tình trạng thất nghiệp) đều có khả năng gây ảnh hưởng
lớn lên sức khỏe của con người.
Nếu xét ở mức toàn cầu thì các yếu tố môi trường như điều kiện sống
đông đúc chật hẹp, tình trạng di cư, vệ sinh môi trường kém và sử dụng thuốc
trừ sâu bừa bãi đều liên quan đến sự xuất hiện, lây lan và bùng phát các dịch
bệnh. Các mô hình bệnh tật, khi vai trò của các bệnh giảm xuống thì các yếu tố
môi trường gây bệnh mãn tính (ví dụ các chất phóng xạ , hóa học)… ngày càng
dóng vai trò quan trọng quyết định sức khỏe và bệnh tật của con người.
Bảng 1. Một số yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường truyền thống (phổ
biến ở các nước đang phát triển và các vùng nông thôn) và các yếu tố gây nguy
cơ sức khỏe hiện đại (ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng với sự gia tănng
của công nghiệp hóa và đô thị hóa)
Bảng 1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRUYỀN
THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi
trường truyền thống
Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi
trường hiện đại
- Các vật chủ trung gian truyền bệnh
- Các yếu tố lây nhiễm
- Nhà ở không đảm bảo
- Chất lượng vệ sịnh môi trường và

- Hút thuốc lá
- Các yếu tố nguy cơ từ hoạt động giao
thông
- Ô nhiễm từ rác thải, nước thải công
nước sinh hoạt không đảm bảo
- Ô nhiễm không khí trong nhà do
các hoạt dộng đun nấu
- Chế độ ăn các chất dinh dưỡng
- Các yếu tố nguy cơ khi sinh con
- Các động vật nuôi và dộng vật
hoang dã
- Các yếu tố nguy cơ gây chấn
thương trong nông nghiệp
nghiệp
- Ô nhiễm môi trường và không khí do
các hoạt động công nghiệp, ce ô tô, xe
máy
- Lạm dụng hóa chất và sử dụng hóa
chất không dúng mục đích
- Các thiết bị máy móc dùng trong công
nghiệp
- Ăn uống không khoa học (mất cân
bằng các chất dinh dưỡng)
BẢNG 2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ
THEO CÁC CON ĐƯỜNG PHƠI NHIỄM
Sinh học Hóa học Vật lý
KHÔNG KHÍ
Tác nhân/ nguồn
Véc tơ
Các con đường

phơi nhiễm
Các vi sinh vật
Ho, hơi thở
Hít thở, tiếp xúc
Khói, hơi, bụi,
các hạt vật chất
Không khí bị ô
nhiễm
Hít thở, tiếp xúc
Chất phóng xạ,
nhiệt, tiếng ồn
Khí hậu, các phơi
nhiễm do không
được bảo vệ
Hít thở, sự thám
nhiễm trực tiếp qua
cơ thể
NƯỚC
Tác nhân/ nguồn
Véc tơ
Các vi sinh vật,
các chất hữu cơ
phân hủy
Côn trùng, động
vật gặm nhấm,
ốc, phân, chất
Nước thải, chôn
lấp rác và các
chất thải ngấm
qua đất vào trong

nước
Nước và thực
phẩm bị ô nhiễm
Chất phóng xa, nhiệt
ở các nhà máy điện
Các tai nạn, thực
phẩm và nước bị ô
nhiễm
Con đường phơi
nhiễm
thải động vật,
chuỗi thức ăn
Các vết cắn,
đường tiêu hóa,
tiếp xúc
Ăn vào (đường
tiêu hóa) tiếp xúc
Đường tiêu hóa, tiếp
xúc
ĐẤT
Tác nhân/ nguồn
Véc tơ
Con đường phơi
nhiễm
Các sinh vật đất
Các chất hữu cơ
phân hủy tạo
điều kiện cho các
véc tơ phát triển
Tiếp xúc, các vết

cắn, đốt
Các chát rắn,
lỏng
Làm ô nhiễm
thực phẩm và
nước ngầm
Ăn, tiếp xúc
Chất phóng xạ
Các tai nạn, ô nhiễm
thực phẩm và nước
ngầm
Tiếp xúc, qua đường
tiêu hóa
2.1. Yếu tố nguy cơ sinh học
Các yếu tố nguy cơ sinh học bao gồm tất cả các dạng của sự sống (cũng
như các sản phẩm của chúng ta) mà có thể gây lên ảnh hưởng xấu của sức
khỏe. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm các loài thực vật, côn trùng, động vật
gặm nhấm và các động vật khác, nấm, tảo, vi khuẩn, virus và rất nhiều các độc
tố và chất gây dị ứng. Một loại yếu tố nguy cơ sinh học mới được phát triển
gần đây tên là Prion (các hạt protêin gây bệnh). Các Prion này gây ra nhiều
bệnh khác nhau kể cả bệnh bò điên
Những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm vi sinh vật và các động vật ký
sinh là vấn đề sức khỏe môi trường quan trọng và sự xuất hiện, bùng phát các
dịch bệnh này cũng phụ thuộc vào nhiều các yếu tố môi trường. Phần tiếp theo
sẽ phân tích các yếu tố sinh học có vai trò trong vòng đời của các sinh vật. Các
yếu tố liên quan tới các loài sinh vật lớn hơn sẽ được xem là một vấn đề an toàn
về mặt vật lý hoặc là một yếu tố nguy cơ trong lây lan các bệnh truyền nhiễm
Những vi sinh vật được quan tâm trong khu vực sức khỏe môi trường
bao gồm vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh như trùng amip. Hầu hết các vi
sinh vật và các động, thực vật ký sinh gây bệnh ở người đòi hỏi sinh trưởng

trong cơ thể con người. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể sống và sinh
sản ngoài các tế bào sống. Khi có đủ thức ăn và điều kiện nhiệt độ, pH nằm
trong ngưỡng cho phép thì chúng có thể tồn tại và sinh hoạt trong nước hay
thực phẩm trong thời gian dài. Trái lại virus không thể sinh sản ngoài tế bào
sống mặc dù một số loài có thể tồn tại ngoài môi trường tế bào trong một thời
gian dài mà vẫn có khả năng lây bệnh. Để hoàn thành một vòng đời, virus cần
phải xâm nhập vào tế bào của con người, động vật, thực vật, hay động vật đơn
bào. Rất nhiều bệnh do vi sinh vật gây ra được truyền trực tiếp từ người này
sang người khác. Những bệnh này được xem như những yếu tố nguy cơ sức
khỏe môi trường từ người qua người, bao gồm: bệnh lao (gia tăng do điều kiện
sống đông đúc, mất vệ sinh) và rất nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Năm
bệnh truyền nhiễm chính gây tử vong trên thế giới: bệnh viêm đường hô hấp
cấp tính, tiêu chảy, lao, sốt rét, và bệnh sởi.
Khi một bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thì
được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh có thể lây. Sự lây nhiễm có thể trực
tiếp qua sự tiếp xúc giữa 2 người, như trong trường hợp có thể lây qua đường
tình dục, hoặc có thể lây truyền qua không khí như trong trường hợp cảm lạnh
thông thường hay bệnh lao. Một người bệnh thở ra không khí các vi sinh vật
gây bệnh và người khác hít thở không khí các vi sinh vật gây bệnh và người
khác hít thở không khí mang mầm bệnh này vào cơ thể. Ngoài ra bệnh truyền
nhiễm có thể lây lan qua các môi trường trung gian khác nhau như các vật chất
đã bị nhiễm bẩn bởi người bệnh. Ví dụ, thức ăn bị nhiễm giun từ người bệnh.
Vectơ- vật trung gian truyền bệnh cũng vó thể lây làm lây truyền các bệnh
truyền nhiễm. Các vectơ mang vi sinh vật ký sinh và làm lây lan bệnh truyền
nhiễm thông qua vết cắn, vết đốt ví dụ như bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết do
muỗi truyền.
Một số vi khuẩn và ký sinh sản xuất ra các độc tố ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do các độc tố
sản sinh ra từ các vi khuẩn có trong thức ăn. Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và
phản ứng do độc tố là rất quan trọng. Các bệnh ngộ độc là do các độc tố của vi

khuẩn không được gọi là bệnh lây nhiễm. Những bệnh này không lây lan từ
người này qua người khác mà chỉ giới hạn ở những người ăn thức ăn bị nhiễm
bẩn. Như vậy sẽ không có nguy cơ bị kéo theo cho người khác trong trường
hợp bệnh gây ra bởi độc tố. Tuy nhiên những biện pháp phòng ngừa áp dụng để
đề phòng nhiễm khuẩn và các độc tố do vi khuẩn sinh ra là tương tự nhau.
Sự phát tán các yếu tố nguy cơ sinh học
Nước bị nhiễm phân người là nguyên nhân chính lây truyền bệnh tả,
thương hàn, lỵ, các bệnh tiêu chảy khác, bệnh viêm gan và bệnh sán máng.
Trên thế giới các hoạt động phòng ngừa những bệnh này vẫn chủ yếu tập trung
vào giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường như vấn đề thải trực tiếp chất
thải chưa qua xử lý xuống nước mặt và nhiều hoạt động không đảm bảo vệ sinh
khác. Ở những nước đang phát triển với hệ thống thu gom xử lý phân và nước
thải hiện đại, các biện pháp liên quan đến dự phòng một cách có hiệu quả. Tuy
nhiên, chi phí cho công tác dự phòng này cũng tiêu tốn hàng tỉ đô la mỗi năm.
Mật độ dân số đông đúc và hệ thống thông gió kém chất lượng ở các gia đình
đã góp phần làm lây lan các bệnh lây qua không khí như lao, sởi, cúm, viêm
phổi, ho mãn tính và viêm màng não tủy. Chuồng trại chăn nuôi gia súc mất vệ
sinh tạo điều kiện các bệnh lây lan từ gia súc đến người như bệnh dịch hạch và
bọng sán. Đất và nước ô nhiễm cũng góp phần làm lây lan các bệnh truyền qua
côn trùng và gặm nhấm như bệnh sốt rét, mắt hột, sán máng, giun chỉ, sốt vàng,
dịch hạch và bệnh trùng mũi khoan. Nước tù đọng, nhà ở mất vệ sinh và rác
thải không được thu gom xử lý là những nơi lý tưởng cho côn trùng sinh sản
phát triển và trực tiếp tạo điều kiện cho các vật chủ trung gian truyền bệnh sinh
sôi nảy nở. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát bệnh sốt
rét, sốt xuất huyết trong những năm gần đây.
Rất nhiều động vật ký sinh gây các bệnh nhiệt đới- những bệnh hầu như
chỉ xảy ra trong vùng nhiệt đới. Sở dĩ hầu heét các bệnh này đều xuất hiện ở
vùng nhiệt đới là vì các vật chủ trung gian truyền những bệnh này chỉ sống và
phát triển vùng khí hậu nhiệt đới. Một trong những bệnh nguy hiểm do động
vật ký sinh nhiệt đới gây ra là bệnh sốt rét (do ký sinh trùng sốt rét), sán máng,

giun chỉ, và bệnh giun Guinea. Tuy nhiên những bệnh truyền nhiễm khác như
bệnh lao không được coi là bệnh nhiệt đới mặc dù chúng rất phổ biến ở các
vùng nhiệt đới và chiếm phần lớn trong gánh nặng bệnh tật ở các nước đang
phát triển.
Những thay đổi của môi trường và những can thiệp mất cân bằng sinh
thái có thể ảnh hưởng rất lớn trong việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. Những
vụ dịch mới như dịch xảy ra ở Công Gô năm 1995 gây ra bởi virus Ebola. Vụ
dịch này xảy ra sau khi con người tiếp xúc với virut ở một môi trường xa xôi
hẻo lánh. Các bệnh khác như bệnh hantavirus, sốt Riftvalley và bệnh tả xuất
hiện trở lại và có liên quan tới thay đổi môi trường
Các đường phơi nhiễm
Các đường phơi nhiễm môi trường chính đối với các yếu tố nguy cơ sinh
học qua không khí, nước và thực phẩm. Một số động vật ký sinh vào cơ thể
thông qua da (giun móc, sán máng) và một số khác thì thông qua các vết cắn
của động vật, vết đốt của côn trùng (bệnh sốt rét). Vi khuẩn và động vật ký sinh
còn có thể lây lan từ đất bị nhiễm bẩn lên da, qua bụi trong không khí và cuối
cùng vào cơ thể con người. Sự tiếp xúc giữa người với người là con đường lây
nhiễm quan trọng làm lây lan các yếu tố nguy cơ sinh học.
Sự lây lan vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân chủ yếu làm phát
tán các bệnh về đường hô hấp và thông thường do các hạt nhỏ bắn ra khi ho
hay hắt hơi Một ví dụ điển hình là bệnh cảm lạnh thông thường. Mặc dù căn
bệnh này không thường được xem là vấn đề sức khỏe môi trường nhưng vẫn
được xếp là một trong những bệnh môi trường do các điều kiện môi trường như
mật độ dân số đông đúc, điều kiện ở chật chội, hay thiếu hệ thống thông gió sẽ
góp phần lây lan virut trong không khí. Ví dụ khác về vi sinh vật lây lan thông
qua không khí là vi khuẩn lao và vi khuẩn viêm phổi. Vi khuẩn gây viêm phổi
có thể sống trong các hệ thống điều hòa không khí không được bảo dưỡng làm
sạch thường xuyên (trong hệ thống làm lạnh bằng nước) và có thể lan ra toàn
bộ căn phòng.
Một vấn đề sức khỏe lớn nhất do các yếu tố nguy cơ sinh học là sự lây

lan các vi khuẩn trong phân tử người bệnh sang những người khác thông qua
môi trường nước. Khi nước sinh hoạt của một cộng đồng bị nhiễm phân của
người bị bệnh thì một số lượng lớn người khác có nguy cơ mắc bệnh do sử
dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn. Những người này nếu không thực hiện các
biện pháp dự phòng và vệ sinh cá nhân tốt sẽ làm lây lan căn bệnh cho nhiều
người khác nữa thông qua phân của họ. Dịch tả là một ví dụ điển hình trong
trường hợp này. Triệu chứng chính của bệnh này là đi ngoài nhiều lần như tháo
cống, cơ thể bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng và có thể bị tử vong nếu
không điều trị kịp thời để bù lại lượng nước và khoáng bị mất. Một số các loài
vi khuẩn và virut khác trong nước cũng có thể gây các bệnh tiêu chảy với tỷ lệ
tử vong cao ở trẻ em tại những nước đang phát triển. Những yếu tố nguy cơ sức
khỏe môi trường này cũng tồn tại ở những nước phát triển, tuy nhiên cộng đồng
ở những nước này được bảo vệ nhờ hệ thống xử lý nước sinh hoạt hiện đại bao
gồm các bước như lọc và khử trùng bằng Clo để đảm bảo người dân có nước
sạch cho sinh hoạt. tuy nhiên, việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua hệ
thống xử lý và cung cấp nước sinh hoạt đòi hỏi một nguồn kinh phí đầu tư ổn
định. Trong trường hợp hệ thống cung cấp nước bị hư hại do thảm họa thiên
nhiên, do chiến tranh là nguy cơ về sự bùng nổ của các bệnh liên quan tới
nước.
Một đường lây nhiễm nguy cơ sinh học khác là thông qua thực phẩm,
mà như đã đề cập trên đây, thực phẩm là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn
sinh sôi nảy nở. Nếu một lượng ít vi khuẩn trong nước không đủ liều lây nhiễm
sẽ sinh trưởng và phát triển, nhân lên về số lượng trong thực phẩm để đạt tới
liều có thể lây bệnh. Số lượng vi khuẩn (hay virut, động vật ký sinh trùng) đòi
hỏi có thể gây một bệnh nào đó được gọi là liều lây nhiễm tối thiểu; nếu phơi
nhiễm dưới liều này thì sẽ không bị lây bệnh. Sự sinh trưởng và phát triển của
vi khuẩn trong thực phẩm phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là loại thực phẩm, khả năng
của vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong thực phẩm này và quan trọng nhất
đó là nhiệt độ của thực phẩm. Để thực phẩm ở nhiệt độ phòng tạo điều kiện cho
sinh sôi nảy nở đạt số lượng lớn cá thể và gây nguy hiểm. Ở nhiệt độ dưới 4

o
C
(40
o
F) hoặc trên 60
o
C(140
o
F), phần lớn vi khuẩn đều phát triển rất chậm.
Đối với các yếu tố nguy cơ sinh học trong môi trường đất thì giun sán từ
phân người bệnh lẫn trong đất là vấn đề được quan tâm. Nhiễm giun đường
ruột xảy ra rất phổ biến ở những vùng nghèo thuộc các nước đang phát triển,
đặc biệt là ở đối tượng trẻ em vì trẻ em có đặc điểm là thích nghịch đất xong
đưa tay vào miệng và chưa có ý thức cá nhân cũng như phòng bệnh. Ở những
cộng đồng nghèo và lạc hậu nơi có điều kiện vệ sinh môi trường không đảm
bảo, việc đi vệ sinh bừa bãi trên nền đất là chuyện bình thường và vòng giun
sán được lây nhiễm là duy trì. Vật nuôi hay các động vật khác bị nhiễm giun
sán cũng có thể là nguồn lây bệnh sang người. Mặt khác, nếu không sử dụng
thiết bị bảo hộ lao động thì việc sử dụng nước thải hay phân người, phân gia
súc chưa qua xử lý trong nông nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm cho người
nông dân khi họ cày bừa trên đất bị nhiễm bẩn.
Sự phân bố, phát triển và các cơ chế tự vệ
Rất nhiều virus, vi khuẩn và động vật ký sinh có thể lây nhiễm ngay khi
cơ thể tiếp xúc lần đầu tiên. Thông thường virus gây bệnh cảm lạnh được hít
vào nó sẽ thâm nhập vào đường hô hấp trên, vi khuẩn tụ cầu có thể gây nhọt
trên da và giun sán đường ruột có thể gây bệnh trong ruột khi chúng được nuốt
vào theo thức ăn. Các loài khác được lây nhiễm ở vị trí xa hơn trong cơ thể.
Khi một người tiếp xúc với tác nhân sinh học hoặc một mầm bệnh , tác nhân
này được phân bố khắp cơ thể thông qua hệ thống tuân hoàn, bạch huyết và các
dịch chất khác trong cơ thể tới những bộ phận của cơ thể nơi thuận lợi nhất cho

sự tồn tại và phát triển của chúng. Một số vi khuẩn chỉ tồn tại, phát triển và gây
bệnh ở một số vị trí nhất định nào đó của cơ thể, như virus gây bệnh bại liệt co
thể phát triển trong ruột và gây bệnh tiêu chảy (đây là cách virus lây lan rộng
khắp). Tuy nhiên virus này còn có thể phát triển ở một số tế bào thần kinh
trong tủy sống gây bại liệt.
Rất may, cơ thể con người có một phương thức tự vệ rất hữu hiệu chống
lại các yếu tố nguy cơ sinh học đó là hệ thống miễn dịch. Hệ thống này bao
gồm các tế bào đặc biệt chuyên nhận biết tác nhân lây nhiễm và sau đó loại bỏ
chúng và tấn công chúng bằng kháng thể. Như vậy bất kỳ sự lây nhiễm nào khi
bị các tế bào của hệ miễn dịch phát hiện thì sẽ bị hệ thống này tiêu diệt hoặc
hạn chế phát triển. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân tự khỏi bệnh hoặc không
có triệu chứng bệnh vì hệ miễn dịch đã tiêu diệt mầm bệnh ngay sau khi chúng
vào trong cơ thể con người. Một số ít các vi khuẩn và virus thì bị tiêu diệt ngay
khi chúng tiếp xúc cơ thể do đó không có cơ hội gây nhiễm hoặc gây bệnh.
Như vậy, bệnh sẽ không xảy ra trừ khi bệnh nhân bị lây nhiễm một lượng mầm
bệnh vượt quá liều nhiễm khuẩn tối thiểu. Căn bệnh nguy hiểm và lây lan
nhanh chóng như bệnh tả và bệnh sởi thường có kiểu nhiễm khuẩn rất thấp.
Liều nhiễm khuẩn thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm cơ
địa, tình trạng thể chất và dinh dưỡng của từng người.
Vi khuẩn và các động vật ký sinh có thể bị tiêu diệt hoặc hạn chế sự sinh
sản và phát triển bởi các loại thuốc đặc hiệu gọi là thuốc kháng sinh. Nếu
không có thuốc kháng sinh thì bệnh nhân vẫn có thể khỏi bệnh nhờ hệ thống
miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh thì thuốc kháng sinh giúp
chữa khỏi bệnh nhanh hơn, như bệnh lao, bệnh amidan do tụ cầu và nhiễm giun
sán đường ruột. Một số bệnh như viêm màng não thì việc dùng thuốc kháng
sinh là thực sự cần thiết để cứu sống bệnh nhân.
Một khía cạnh khác liên quan tới sự phát triển của vi khuẩn đó là một số
loài trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã sản xuất ra các độc tố có độc
tính cao. Như vi khuẩn gây bệnh tả sản xuất ra độc tố gây tổn hại nghiêm trọng
tới thành ruột già. Tổn hại này tạo điều kiện cho việc mất nước và đe dọa tính

mạng của bệnh nhân được truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Tương tự một số
loài vi khuẩn sống trong thực phẩm và sản xuất ra được các độc tố. Khi chúng ta
ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn về nguy cơ sức khỏe do bị ngộ độc còn lớn hơn
rất nhiều lần nguy cơ gây ra do nhiễm khuẩn. Ví dụ, vi khuẩn tụ cầu sản xuất ra
một loại độc tố gây tiêu chảy và nôn mửa. độc tố mạnh nhất do vi khuẩn sản xuất
ra là độc tố gây chứng ngộ độc do Clostridium botulinum sản xuất
Những ảnh hưởng sức khỏe
Khi một sinh vật vào trong cơ thể khối cảm thụ hoặc cơ thể người và
gây bệnh thì được gọi là một sự nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở tất
cả các bộ phận của cơ thể, tuy nhiên, nhiều loài chỉ thường lây nhiễm ở một số
cơ quan nhất định và gây ra các bệnh đặc trưng. Ở những nước đang phát triển,
bênh tiêu chảy gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là
vệ sinh môi trường không đảm bảo tạo điều kiện cho phơi nhiễm , gia đình
không biết xử lý đúng khi trẻ bị bệnh và thiếu các dịch vụ y tế chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và thậm chí các loài virus
thông thường ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người trưởng thành cũng có
thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với người lớn thì bệnh tả là một
bệnh đường ruột nguy hiểm nhất, tiếp theo là thương hàn, phó thương hàn,
bệnh tiêu chảy do salmonella và shigella
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là rất phổ biến. Đối với những bệnh này thì
trẻ em cũng là nhóm dễ bị tổn thương. Những người lớn (đặc biệt là người già và
người bị suy giảm hệ miễn dịch ví dụ bệnh nhân HIV/AIDS) có nguy cơ cao
mắc các bệnh lao và nhiễm phổi. Virus gây bệnh cảm thông thường và các bệnh
có triệu chứng tương tự như cúm đang gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng
ngày của chúng ta, nhưng thông thường bệnh nhân sẽ khỏi bệnh sau vài ngày.
Những bệnh lây qua đường tình dục đang thu hút rất nhiều sự chú ý ví
dụ như sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Mặc dù AIDS không được xem là
bệnh môi trường, nhưng căn bệnh này lại tạo được sự lây nhiễm nhiều bệnh
môi trường khác nhau. Những tổn thương mà AIDS gây ra cho hệ miễn dịch và
hệ thống tự vệ của cơ thể đã tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh lao. Rất

nhiều loài vi khuẩn và động vật ký sinh đã phát triển và có khả năng kháng
thuốc. Các sinh vật kháng thuốc thường rất khó điều trị và có thể lây lan cho
nhiều người khác. Chẳng hạn, một số trường hợp bị lao là do bệnh nhân nhiễm
phải vi khuẩn lao kháng thuốc tubercle bacilli và những người này lại lây
nhiễm sang người khác.
Các phương pháp nghiên cứu
Các nhà vi sinh vật học đã xây dựng được phương pháp labo khác nhau
để xác định, nhận dạng và định lượng hầu hết các loài virus, vi khuẩn và sinh
vật ký sinh ở các môi trường khác nhau. Những phương pháp này cũng được
cập nhập và cải tiến liên tục dựa vào những kiến thức và hiểu biết mới về cấu
trúc hiển vi của các vi sinh vật đặc biệt là ADN của chúng. Theo phương pháp
này các mẫu phân của bệnh nhân bị tiêu chảy có thể được xet nghiệm để xác
định sinh vật gây bệnh. Ví dụ ký sinh trùng sốt rét trong máu có thể quan sát
dưới kính hiển vi. Sự xuất hiện của các kháng thể chống lại các sinh vật cũng
có thể cho chúng ta biết được tiểu sử nhiễm khuẩn của mỗi người. Để định
lượng virus trong một môi trường cần phải lấy mẫu và đưa vào trong các tế bào
sống nơi virus có thể sống và phát triển rồi định lượng. Đối với vi khuẩn thì có
thể nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt như trong các đĩa agar trước khi xác
định số lượng. Còn đối với các sinh vật lớn hơn thì chúng ta có thể đếm trực
tiếp trên kính hiển vi
Trong điều tra nghiên cứu sức khỏe môi trường thì việc xác định số
lượng của các vi sinh vật được thực hiện các mẫu lấy từ môi trường như nước
uống, thực phẩm hay đất. Cách phân tích sự tồn tại và định lượng của các vi
sinh vật trong các mẫu lấy từ môi trường cũng tương tự như trên. Một số khác
biệt đáng lưu ý trong cách tiếp cận này là việc sử dụng các chỉ thị đại diện của
các loài sinh vật đang quan tâm. Ví dụ, trong kiểm tra định kỳ chất lượng nước
sinh hoạt người ta tiến hành xét nghiệm mẫu nước để xác định nồng độ dạng
trực khuẩn đường ruột Escherichia coli và từ đó sẽ kết luận mẫu nước có đạt
chất lượng hay không. Những vi khuẩn này chúng thường không gây bệnh vì
chúng là những vi khuẩn quen thuộc trong đường ruột. Lý do mà chúng được

chọn và sử dụng làm vi sinh vật chỉ thị xác định chất lượng nước là sự xuất
hiện của chúng chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân- là nguồn nước chính
làm lây lan các vi sinh vật gây bệnh khác trong nước sinh hoạt.
2.2. Yếu tố nguy cơ hóa học
Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay có khoảng 10 triệu chất hóa học khác nhau
được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Khoảng 1% trong số này được sản xuất
để đem ra thị trường và được sử dụng trực tiếp ; còn hầu hết các chất khác được
sử dụng làm chất trung gian để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ con người.
Hầu như không có một lĩnh vực hoạt động nào của con người mà khộng sử
dụng đến các sản phẩm hóa học và thực sự những sản phẩm này đã có vai trò
rất lớn trong cuộc sống của chúng ta. Như những ứng dụng của các loại dược
phẩm trong chữa bệnh hay sử dụng các loại phân bón trong tăng năng suất cây
trồng góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
Ở một chừng mực nào đó thì tất cả các hóa chất đều độc hại và có nguy
cơ về sức khỏe, một hàm số mà biến số của nó là độc tính của hóa chất và thời
gian phơi nhiễm. Tuy nhiên, cho đến nay thì các hóa chất chưa được kiểm tra
một cách đầy đủ để xác định độc tính của chúng.
Đã có rất nhiều nỗ lực trên toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng này. Đặc
biệt đáng chú ý là vào năm 1976, Chương trình của Môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP) đã thành lập tổ chức Thế Giới Đăng kiểm các chất hóa học có khả
năng độc hại (IRPTC). Năm 1980, WHO, UNEP và Tổ chức Lao Động thế
giới(IOL) đã thành lập Chương trình thế giớ An toàn và Hóa chất (IPCS) để
đánh giá các nguy cơ về hóa chất có thể gây ra cho môi trường và sức khỏe con
người. IPCS đã xuất bản những đánh giá của họ dưới 5 hình thức: Một tiêu
chuẩn Môi trường chi tiết dự định để cho các nhà nghiên cứu khoa học và các
chuyên gia sử dụng; một hướng dẫn an toàn và sức khỏe không mang tính kỹ
thuật đánh cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách. Các thẻ quốc
tế về an toàn hóa chất rất hữu ích nơi làm việc; các chuyên khảo thông tin về
độc tính dùng trong y học và những tài kiệu về lượng giá hóa chất.
Việc phân biệt thuật ngữ yếu tố nguy cơ với thuật ngữ độc tính là rất cần

thiết. Độc tính của một chất được định nghĩa là khả năng vốn có của chất đó có
gây tổn thương cho một cơ thể sống. Một chất có độc tính cao có thể gây tổn
thương lớn đến cho cơ thể với nồng độ thậm chí là rất thấp. Một chất có độc
tính thấp sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trừ khi chúng tồn tại một lượng
đủ lớn trong cơ thể. Một hóa chất chỉ có thể tạo ra nguy cơ khi và chỉ khi có sự
phơi nhiễm. Một hóa chất được sử dụng độc hại trong một chu trình khép kín
về lý thuyết hóa chất đó có khả năng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức
khỏe, thực tế có thể không gây nguy cơ sức khỏe nào vì không có sự phơi
nhiễm. Khi lượng giá nguy cơ mà một hóa chất độc hại có thể gây ra, chúng ta
nên xem xét những nhân tố như lượng hóa chất thực tế được cơ thể hấp thu gọi
là liều, phương thức cơ thể chuyển hóa độc tố đó và ảnh hưởng sức khỏe và
một mức phơi nhiễm nào đó. Liều lượng phụ thuộc vào con đường phơi nhiễm.
Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét tới những cá nhân nhạy cảm và dễ bị tổn
thương trong cộng đồng, đồng thời phải xác định được ảnh hưởng là vĩnh viễn
hay có thể chữa trị được. Như vậy để xác định được các yếu tố nguy cơ hóa học
thì cần phải có kiến thức về: các tính chất lý học, hóa học của các chất; các con
đường thâm nhập vào cơ thể; sự phân bố, đào thải và chuyển hóa trong cơ thể;
những ảnh hưởng mà chúng gây ra trong cơ thể; làm thế nào để nhận ra các yếu
tố nguy cơ hóa học trong các tình huống thực tế.
Phân loại các chất hóa học
Có thể phân loại hóa chất theo hai nhóm chính:
1. Chất vô cơ (chứa rất ít hoặc không các nguyên tử cacbon)
2. Chất hữu cơ (có cấu trúc phân tử dựa trên các nguyên tử cacbon)
* Các chất vô cơ: Halogen là các nguyên tố khi phản ứng với kim loại
thì tạo thành muối bao gồm: flo, clo, brom, iode. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu
chuẩn thì clo và flo là các chất khí, brom là chất lỏng và iode là chất rắn. Khi
cho vào nước, các phản ứng xảy ra tạo ra các axit làm kích thích da và các chất
mô. Các halogen ở dạng nguyên tố hay hợp chất đều có độc tính. Triệu chứng
chính của việc hít thở các halogen là gây kích thích đường hô hấp và mức độ
nguy hiểm phụ thuộc vào nồng độ.

- Các hợp chất ăn mòn bao gồm các hợp chất kiềm như amoniac,
hydroxit canxi, oxit canxi, hydroxit kali, hydroxit natri và rất nhiều hợp chất
kiềm khác. Những hợp chất này gây kích thích ăn mòn ở các mô như da, mắt
và đường hô hấp. Axit cũng gây ra các loại kích thích tương tự. Axit sunfuric
và cromic là các hóa chất phổ biến trong công nghiệp. Những hợp chất này có
đặc tính ăn mòn hoặc gây kích thích bao gồm các chất ô nhiễm không khí phổ
biến như ô zôn và oxit nito. Ô zôn gây kích thích mạnh tới các màng nhầy
( mắt, mũi và miệng) nhưng oxit nito chỉ là kích thích ở mức trung bình. Cả hai
khí này đều có thể tăng nguy cơ bệnh hen suyễn.
- Các kim loại như catmi, crom, đồng, chì, mangan, thủy ngân, niken và
asen là các kim loại độc hại và tồn tại bền vững trong môi trường. Trong những
kim loại này thì crom, đồng, và mangan là các kim loại thiết yếu và cần thiết
cho sự sống của các sinh vật. Sự tồn tại trong môi trường và mức độc hại của
các kim loại phụ thuộc vào các trạng thái vật lý và hoa học của chúng. Cơ thể
sống có khả năng thay đổi cấu tạo hóa học của các hóa chất và do đó thay đổi
về các nguy cơ về sức khỏe mà có thể gây ra cho sự phơi nhiễm. Vi khuẩn có
thể chuyển hóa ion thủy ngân thành thủy ngân metyla- là một hợp chất tan
trong chất béo do đó tích lũy trong cá và tham gia vào chuỗi thức ăn của con
người. Tương tự, một số hợp chất hữu cơ chì, cũng tan trong các dung môi hữu
cơ và được sử dụng trong xăng pha chì để giảm tiếng động cơ. Bởi vì các hợp
chất chì gây độc đối với hệ thần kinh nên rất nhiều nước đang thôi dần không
sử dụng các hợp chất này nữa.
* Các chất hữu cơ: Hydro cacbon chỉ đơn giản là một chuỗi các nguyên
tử cacbon liên kết với hydro. Các hydro cacbon béo, có thể chuỗi ngắn hay dài,
chủ yếu ở trong xăng và có thể làm no. Những hydro cacbon này bao gồm:
metan, etan, propan, butan, pentan, hexan, heptan, octan. Metan và etan là khí
và tương đối trơ về mặt sinh học trong khi các chất hydro cacbon lớn hơn etan
là các chất làm ngạt khu thần kinh và dễ cháy. Khả năng kích thích màng nhầy
tăng từ pentan tới octan. Olefin hay các chất hydro cacbon béo chưa no là các
phân tử một hoặc nhiều nối đôi giữa các phân tử và có thể bị bẻ gãy và thêm

vào đấy các nguyên tử hydro. Hiện tại chúng chưa được bão hòa bởi các
nguyên tử hydro. Những hydro cacbon này tạo ra như là sản phẩm phụ của quá
trình sản xuất xăng dầu: etylen, propylen, 1,3 butadien, isopren.
- Một số hợp chất hữu cơ có hoạt tính giống như estrogen. Mọi người tin
rằng các hợp chất này của các chất hóa học ngoại sinh xuất hiện do sự đồng về
cấu trúc không gian giữa độc chất và hoocmon estrogen nội sinh. Có giả thuyết
cho rằng các chất giống như hoocmon estrogen này có liên quan tới ung thư vú
và vô sinh ở nam.
- Các hydro cacbon chứa halogen là một trong những nhóm hóa chất
thông trong công nghệ giặt khô hoặc làm dung môi trong công nghiệp và dùng
trong công nghiệp sản xuất nhựa Thông thường các hợp chất này càng lớn thì
hydrocacbon vòng chứa clo là các chất phân hủy hoại môi trường vì chúng tồn
tại lâu trong môi trường và tích tụ trong cơ thể sinh vật. Bên cạnh tính bên
vững môi trường sự tích tụ của các chất này trong cơ thể cũng như trong sữa
động vật và con người là một nguy cơ sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Nhiễm độc
những chất này có thể dẫn tới những thay đổi của hệ thần kinh trung ương,
chậm phát triển của trẻ em, sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, da bị ngứa
liên tục và nổi mụn do clo hay còn gọi là clorace. Khả năng gây ung thư của
một số hydrocacbon chứa polyclorin như dioxin được tạo ra từ các lò đốt rác
cũng thường được nhắc tới. Hợp chất điển hình là 2,3,7,8-tetraclorodibenzen-
para-dioxin (TCDD) được biết đến như là một chất gây ung thư ở người và
được xếp vào nhóm 1 trong bảng phân loại của IARC. Đây được coi là chất độc
nhất mà con người từng tổng hợp được. Tuy nhiên các diobenzen-para-dioxin
chứa polyclorin khác không được xêp vào nhóm gây ung thư ở người.
- Rượu là các hydrocacbon mà có ít nhất một nguyên tử hydro được thay
bằng nhóm hydroxyl. Các rượu đặc trưng bao gồm metanol, ethanol, propanol.
Các rượu này có độc tính đối với một số cơ quan và rõ nhất là hệ thần kinh
trung ương. Hội chứng rượu ở bào thai là một rối loạn ở trẻ em trước khi sinh
ra do người mẹ uống rượu khi đang mang thai. Các ảnh hưởng mãn tính do
uống rượu methanol gây ra bao gồm mờ mắt và dẫn tới mù. Đây là trường hợp

rất phổ biến khi uống rượu mua ở những cửa hàng không có giấy phép và rượu
bị nhiễm bẩn. Những rượu có khối lượng phân tử lớn hơn có thể gây viêm da.
- Glycol và các dẫn xuất, ví dụ etylen glycol, có hai nguyên tử hydro
được thay thế bằng nhóm hydroxyl. Chúng được sử dụng làm chất chống đông
và trong y học làm chất gây mê và ảnh hưởng lên da. Các dạng khác bao gồm
ete, là những chất chứa liên kết giữa cacbon-ox-cacbon.; các hợp chất epoxy, là
những ete mạch vòng; keton, andehit,các axit hữu cơ, anhydrit, este và
photphat hữu cơ; xyanua và nitrit, các hợp chất chứa nito và rất nhiều hợp chất
hữu cơ chứa nito khác.
- Các dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dẫn
tới nguy cơ phơi nhiễm cao cho công nhân. Trong số những chất này có những
chất rất độc tồn dư lâu trong môi trường và đã được chứng minh hoặc nghi ngờ
là chất gây ung thư. Một số chất như benzen và toluen được tạo ra trong các
sản phẩm của quá trình đốt cháy các chất hữu cơ, ví dụ như đốt cháy săm lốp
cao su. Trước đây trong sơn thường có các dung môi hydrocacbon hữu cơ hoặc
vô cơ nhưng gần đây vì sự an toàn của thợ quét sơn nên người ta dùng nước để
thay thế cac dung môi này.
Các đường phơi nhiễm
Chất hóa học được thải ra trong môi trường theo nhiều quá trình khác
nhau, như các hóa chất có trong tự nhiên và được giải phóng vào môi trường
nhờ các quá trình hoạt động tự nhiên của tầng địa chất hoặc từ các hoạt động
khai thác mỏ hay nạo vét của con người. Hóa chất cũng có thể thải ra môi
trường từ rác thải công nghiệp hay nông nghiệp, sinh hoạt hay dịch vụ và các
cơ sở sản xuất. Ô nhiễm hóa học cũng có thể xảy ra do vô tình bị rò rỉ trong khi
sản xuất, bảo quản và chuyên chở các sản phẩm ví dụ các sản phẩm dùng trong
gia đình. Không khí, đất và nước đều có thể bị ô nhiễm chất hóa học. Ô nhiễm
thực phẩm có thể do sự hấp thụ của các chất trong chế biến và bảo quản. Các
độc chất có trong tự nhiên cũng có thể gây ra nhiều hợp chất
Phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ hóa học có thể xảy ra theo nhiều con
đường khác nhau như: hít thở, ăn uống, thấm nhiễm từ da, mắt, qua nhau thai

từ mẹ sang con, tiêm vào da thấm nhiễm trực tiếp vào các cơ quan đích trong
cơ thể và từ sữa mẹ sang con. Ở trong môi trường xung quanh thì con đường
phơi nhiễm hóa chất phổ biến nhất trong cộng đồng là qua đường tiêu hóa.
Trong môi trường lao động do bản chất của sự phơi nhiễm, thời gian làm việc,
và đặc tính của các hóa chất mà hít thở là con đường quan trọng nhất, tiếp đến
là thấm nhiễm qua da và sau cùng qua đường tiêu hóa.
Sự phân bố, chuyển hóa và đào thải
Khi một hóa chất vào trong cơ thể thì nó có thể bi chuyển hóa, đào thải
hoặc tích lại trong các mô, cơ quan. Sau khi được hít thở vào trong cơ thể thì
kích cỡ của các hạt sẽ quyết định vị trí trên đường hô hấp nơi chúng sẽ định vị
và gây ra các ảnh hưởng sức khỏe. Đối với các chất khí thì ảnh hưởng của
chúng tới đường hô hấp lại phụ thuộc vào khả năng tan trong nước. Các khí ít
tan trong nước có thể vào tới tận túi phổi một cách dễ dàng và gây ảnh hưởng
lên hệ hô hấp. Phơi nhiễm với các hạt bụi trong không khí là dạng phơi nhiễm
rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, dẫn tới nhiều loại bệnh nghề
nghiệp như bệnh bụi phổi silic do hít phải các hạt tinh thể silic, bệnh phổi phát
sinh do hít phải hạt amiang và ung thư phổi do phơi nhiễm amiang, oxit niken,
các hợp chất của lưu huỳnh, crom và trioxit asen. Thông thường chỉ những người
phơi nhiễm ở nồng độ cao và trong thời gian làm việc dài (khoảng 10 – 20 năm)
thì mới bị các bệnh phổi mãn tính như trên. Hơn nữa, phơi nhiễm các hạt bụi với
đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (gồm các hạt PM2,5) được cho là có liên
quan tới việc tăng tỉ lệ tử vong do ung thư phổi, các bệnh về tim phổi và nhiều
nguyên nhân khác liên quan đến đường hô hấp. Những ảnh hưởng này có liên
quan chặt chẽ với nồng độ các hạt bụi lơ lửng chứa lưu huỳnh và nhiều người cho
rằng chúng có liên quan tới các hạt kim loại trong không khí
Khi các hóa chất được hấp thụ từ phổi, da hoặc từ trực tràng thì chúng
có thể ngấm trực tiếp vào máu theo hệ tuần hoàn và nhanh chóng phân bố khắp
cơ thể dưới dạng không thay đổi. Các hóa chất hấp thụ từ dạ dày và ruột non
ngấm vào máu và được chuyển đến gan nơi chúng sẽ được chuyển hóa qua một
loạt các phản ứng. Quá trình chuyển hóa trong gan và yếu hơn ở một số các cơ

quan khác được gọi là sự chuyển hóa sinh học. Những phản ứng này còn được
gọi là quá trình giải độc nếu sự chuyển hóa làm giảm độc tính hoặc là quá trình
hoạt hóa sinh học nếu sự chuyển hóa lại làm tăng độc tính của các chất.
Quá trình chuyển hóa sinh học được chia làm hai giai đoạn riêng biệt:
giai đoạn I và giai đoạn II. Nhìn chung, quá trình chuyển hóa sinh học các chất
kỵ nước hay các chất tan trong chất béo thành các chất ưa nước và dễ tan trong
nước. Ở giai đoạn I các phân tử bị chuyển hóa bằng cách gắn thêm vào các
nhóm tích điện phân cực. Các phản ứng trong giai đoạn I cũng có thể làm hoạt
hóa các nhóm chứa điện tích có sẵn của phân tử. Những thay đổi này có thể là
kết quả của sự oxy hóa, sự khử hoặc thủy phân. Trong giai đoạn thứ II, các chất
liên kết với các hợp chất ưa nước nội sinh tạo ra các phức hợp dễ tan trong
nước và nhanh chóng bị bài tiết ra ngoài. Các phản ứng kết hợp này xảy ra với
nhiều chất khác nhau, thường là các sản phẩm trung gian của quá trình chuyển
hóa như axit glucoronic, sunfat, glycin, và glutathion. Đôi khi quá trình chuyển
hóa sinh học đặc biệt ở giai đoạn I, tạo ra các hoạt động hóa chất hóa học mạnh
hơn và chúng phản ứng với ADN hoặc các cấu trúc quan trọng khác của tế bào.
Một số hóa chất gây ung thư phổ biến như benzen đòi hỏi phải qua giai đoạn I
trong quá trình chuyển hóa để được hoạt hóa. Trong thực tế rất khó có thể được
xác định và định lượng các chất này vì chúng chỉ tồn tại trong quá trình rất
ngắn, chỉ đủ để gây ra các tác hại cho tế bào và cơ thể. Các hóa chất trải qua
các phản ứng trong giai đoạn I và II thường là chất tan trong mỡ và thường
tích tụ lại trong các mô mỡ hoặc trong sữa nếu chúng không được chuyển hóa
thành dạng có thể bài tiết được.
Nếu lượng mỡ này được sử dụng trong các trường hợp cần thiết thì độc
tố sẽ được giải phóng vào máu và gây nhiễm độc cấp tính. Một số chất có thể
được phân giải bởi vi khuẩn trong đường ruột- nơi chúng được hấp thụ trở lại
và tham gia vào các phản ứng của giai đoạn II của quá trình chuyển hóa. Các
chất tan trong nước ngấm thẳng vào hệ tuần hoàn nơi chúng có thể bị đưa ra
ngoài cùng với không khí thở ra từ phổi đưa tới thận, bị thải ra ngoài nước tiểu
hay bị bài tiết ra ngoài một cách tích cực trong các dịch khác nhau như nước

mắt, nước bọt, sữa và mồ hôi
Độc tính đặc hiệu đối với cơ quan và hệ cơ quan
Độc tính đã được định nghĩa là bất kỳ tác động tiêu cực nào của một
chất hóa học hay một dược phẩm lên cơ quan. Độc tính có thể được định nghĩa
là một ảnh hưởng lên cơ thể sau khi một chất hóa học được cơ thể hấp thụ và
phân bố khắp cơ thể thông qua hệ tuần hoàn máu. Trái lại các đáp ứng cục bộ
chỉ xảy ra ở một số cơ quan nào đó nơi có tiếp xúc với chất hóa học. Một số
độc tố chỉ tác động lên một số cơ quan nào đó, ví dụ gan, thận và hệ thần kinh.
Chúng cũng có thể gây lên các bệnh dị ứng thông qua những biến đổi của hệ
miễn dịch hoặc làm thay đổi ADN và gây bệnh ung thư hoặc các dị tật bẩm
sinh. Các tác động có thể lên toàn bộ cơ thể hay một vị trí nào đó và có thể là
tác dộng cấp tính hoặc mãn tính, tức thời hay vĩnh viễn.
Độc tính đối với hệ sinh sản và miễn dịch
Rất nhiều chất hóa học có thể gây tác động tiêu cực tới hệ sinh sản của
cả nam giới và nữ giới. Phơi nhiễm có thể xảy ra trước hoặc sau khi thụ thai.
Phơi nhiễm với các chất hóa học có thể ảnh hưởng tới sự thụ tinh, chức năng
sinh dục, và sinh lực của con người. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm đặc
biệt đó là ảnh hưởng tiềm tàng lên tế bào của thai, bao gồm các đột biến gen,
ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và gây nhiễm độc cho thai nhi. Hậu quả là các
em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có khả năng sống và phát triển bình
thường, nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong trước khi sinh. Mức độ nguy hại của
hậu quả phụ thuộc vào đặc điểm và liều phơi nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta cũng
cần phải biết rằng các dị tật bẩm sinh và các hậu quả khác có thể xảy ra một
cách tự nhiên mà không phải là do phơi nhiễm với các hóa chất độc hại. Một
dấu hiệu duy nhất về sự tồn tại của một nguy cơ đối với hệ sinh sản là có sự gia
tăng về tần suất các thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Hiện nay chúng ta chưa bết
được các chất hóa học có vai trò như thế nào đối với các vấn đề có sức khỏe
liên quan đến hệ sính sản, nhưng nhìn chung các tần suất các dị tật bẩm sinh
dường như không tăng lên
Các hoá chất gây ung thư và biến đổi gen

- Các yếu tố hóa học, vật lý và sinh học đều có tương tác với ADN, gây
ra những biến đổi về cấu trúc, chức năng và có thể dẫn tới thay đổi mã thông
tin di truyền. Quá trình phức tạp này bao gồm đột biến gen, đột biến nhiễm sắc
thể hay hoán vị gen.
- Ung thư là sự kiện liên quan gen hoặc không liên đến gen dẫn tới sự
sinh sản quá mức kiểm soát của tế bào. Mặc dù rất khó phân biệt riêng rẽ các
bước khác nhau của quá trình, chúng ta vẫn có thể phân ra hai nhóm chính: các
nhân tố chủ yếu phản ứng ADN và các phản ứng với vật chất di truyền. Trong
thực tế thì ung thư là một quá trình rất phức tạp bao gồm một vài giai đoạn và
có sự tham gia của cả cơ chế gây tác động lên gen và cơ thể không gây tác
động lên gen. Quá trình gây ung thư có thể chia ra 3 bước chính: khởi đầu; thúc
đẩy và phát triển tớí ung thư
Khởi đầu: các chất hoá học gây đột biến, các chất ion hóa và các loài
virus có gây ra những biến đổi trong cấu trúc lên ADN, tạo ra tế bào khởi đầu.
Kiểu di truyền khởi đầu này được gọi là trạng thái ác tính tiềm tàng và có thể
chuyển thành tế bào với khả năng phân chia ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.
Giai đoạn khởi đầu được cho là liều phơi nhiễm, có nghĩa là liều phơi nhiễm sẽ
tăng dẫn tới số tế bào tăng hoặc tăng số đột biến của các tế bào. Bước khởi đầu
chỉ xảy ra trong một bộ phận nhỏ cuả các tế bào bị tác động và sẽ lớn hơn nếu
các tế bào phân chia nhanh. Điều này được giải thích bằng thực tế là ADN
trong tế bào trong giai đoạn phân chia ít được bảo vệ hơn và do đó bị tổn
thương do các chất hóa học. Hơn nữa các tế bào có tốc độ phân chia nhanh thì
có ít thời gian để sửa chữa những thiệt hại ban đầu, ví dụ các enzym sẽ tách rời
các bazo kép vào ADN trước khi chúng trở thành các đột biến không thể đảo
ngược trong quá trình nhân đôi ADN. Qúa trình này được gọi là quá trình hãm
đột biến. Chúng ta không thể nhận biết một sự thay đổi nào về mặt sinh hóa
hay chức năng của các tế bào khởi đấu so với trạng thái bình thường của chúng
vì tổn thương không biểu hiện thành kiểu hình mới. Tuy nhiên nếu ADN không
được nhanh chóng sửa chữa thì tổn thương đó sẽ trở thành vĩnh viễn
Thúc đẩy: chất hoạt hóa là chất mà bản thân không gây ra sự phát triển

của khối u nhưng dưới tác dụng của nó thì cấc tế bào khởi đầu biến đổi thành tế
bào dị thường và có thể là tế bào đầutiên của khối u. Sự biến đổi này dẫn tới sự
nhân lên của một tế bào nào đó và thương tạo ra một khối u lành. Liều và thời
gian phơi nhiễm những yếu tố chính quyết định quá trình này và trong một số
trường hợp thì một chất hoạt hóa có thể trở thành chất gây ung thư. ở giai đoạn
này khối u chưa trở thành u ác tính. Một số u có thể là u lành, nhưng một số khác
có thể chuyển sang giai đoạn tiến triển và trở thành u ác tính.
Tiến triển: trong giai đoạn này các tế bào khối u trở thành ác tính và
chúng phân chia ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Các khối u tăng dần lên về
kích cỡ, lấn chiếm sang các mô xung quanh và di căn. Sự di căn xảy ra khi các
tế bào của khối u ác tính vỡ ra, không chuyển tới vị trí mới trong cơ thể và ở
đây chúng lại phát triển thành các khối u mới. Những khối u này phát triển còn
nhanh hơn khối u ban đầu hay còn gọi là u gốc.
- Sự chuyển hóa các chất gây ung thư giữa các cá thể là khác nhau. Điều
này giải thích sự khác nhau trong tính nhạy cảm về bệnh ung thư giữa mỗi
người. Có một lý thuyết cho rằng sự hấp thụ giữa các cá thể là khác nhau. Các
phương thức sửa chữa ADN cũng khác nhau và điều này dẫn tới sự khác nhau
về nguy cơ bị ung thư giữa các cá thể, gia đình và cộng đồng dân cư
- Các chất hữu cơ gây ung thư. Là những hợp chất được cấu tạo chủ yếu
từ những nguyên tử cacbon có khả năng tăng nguy cơ bị ung thư và thường
thông qua sự tương tác với các vật chất di truyền.
- Các chất vô cơ gây ung thư. Một số hóa chất của asen, niken và crom
được biết là nguyên nhân tăng nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, chúng ta chưa
hiểu rõ cơ chế tác động
- Amiang và các sợi vô cơ tổng hợp. Có nhiều bằng cứng cho thấy một
số chất sợi khác nhau có khả năng gây bướu thịt ở các loài gặm nhấm khi đưa
trực tiếp vào khoảng giữa phổi và thành ngực. Các sợi amiang hoạt động như là
chất hoạt hóa và thúc đẩy quá trình gây ung thư của khói thuốc lá cũng như các
chất gây ung thư khác tồn tại phổ biến trong môi trường.
- Ung thư do các phóng xạ ion hóa và tia tử ngoại. Các chất phóng xạ

ion hóa và tia tử ngoại UV cũng có khả năng gây ung thư giống như các chất
hóa học độc hại
- Tia X và phóng xạ UV làm tổn thương ADN tạo điều kiện cho các đột
biến mà trong nhiều trường hợp là hậu quả của lỗi trong quá trình sửa chữa.
- Virus: Những loài virus gây ung thư ở động vật bao gồm virus gây u
vú ở chuột nhắt, virus gây bệnh máu trắng ở mèo, và virus gây bệnh Rous ở gà.
Các virus có khả năng gây ung thư ở người bao gồm virus viêm gan B (tăng
nguy cơ bị ung thư gan), virus u vú ở người (tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử
cung), và virus epstein Barr (EBV) (gây ung thư vòm họng và ung thư mô bạch
huyết kiểu Burkitt) có thể là nguyên nhân của các u lành tính như
mononucleosic
2.3. Yếu tố nguy cơ vật lý
Các yếu tố nguy cơ vật lý là những dạng năng lượng có hại tiềm tàng
trong môi trường mà có thể gây ra tổn thương tức thời hoặc từ từ khi nó được
truyền tới cá thể bị phơi nhiễm một lượng đủ mạnh. Các yếu tố nguy cơ vật lý
có thể được tạo thành từ dạng năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo. Có rất nhiều
dạng năng lượng khác nhau có thể tạo ra yếu tố nguy cơ vật lý ví dụ như sóng,
phản xạ, quang năng, nhiệt năng và điện năng.
Tiếng ồn, phóng xạ và các yếu tố nhiệt độ là những yếu tố nguy cơ vật
lý. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe trong các điều kiện phơi
nhiễm tự nhiên, tia tử ngoại từ mặt trời gây ra chứng đục thủy tinh thể hay các
sóng nhiệt có thể gây tử vong ở những người ốm yếu, trẻ em và người già. Tuy
nhiên, trong công tác quản lý sức khỏe môi trường thì các tình huống phơi
nhiễm là quan trọng nhất. Hàng ngày hàng triệu người trên thế giới đang phải
hứng chịu tiếng ồn ở nơi làm việc của họ.
* Tiếng ồn và sự rung xóc
- Tiếng ồn được định nghĩa là âm thanh không mong muốn. Âm thanh
truyền trong không khí dưới dạng sóng (hay những thay đổi về áp suất) và các
sóng này làm cho màng nhĩ của chúng ta rung lên. Hàng năm có hàng triệu
công nhân bị giảm đáng kể khả năng nghe do môi trường làm việc rất ồn ào. Ô

nhiễm tiếng ồn có thể xảy ra ở các môi trường khác nhưng chủ yếu là do các
hoạt động giao thông gây ra. Mức ồn ở một vỉa hè hay đường phố đông đúc
hay một tàu tốc hành đang chạy với vận tốc lớn mà không đóng của có thể đạt
tới mức gây tổn thương đến khả năng nghe.
- Ở cường độ thấp hơn tiếng ồn có thể làm mất ngủ gây căng thẳng thần
kinh và giảm sự tiện nghi thoải mái trong cuộc sống. vấn đề gây ô nhiễm tiếng
ồn trong cộng đồng và những ảnh hưởng của nó ngày càng gia tăng và càng
ngày càng có nhiều người dân thành phố bị phơi nhiễm tiếng ồn do giao thông,
tiếng ồn trong các hoạt động sinh hoạt và trong công nghiệp. Tiếng ồn từ
những nguồn này hiếm khi được kiểm soát hoặc chí ít cũng không ở giai đoạn
đầu của quá trình đô thị hóa.
- Độ lớn của âm được đo bằng decibels(dB) và được xác định bằng
những thay đổi về áp suất của sóng âm. Cường độ âm thanh phụ thuộc vào tai
người cũng phụ thuộc vào tần số âm. Tần số của âm thanh được xác định bằng
sóng âm trên 1 giây và có đơn vị Hertz (1 Hz tương đương với 1 sóng âm trên 1
giây). Do đó mức âm thanh thường được hiệu ứng theo sự theo dõi của tai
người nghe sử dụng thang “A”:dB(A). người ta dùng công cụ đo mức âm thanh
quen thuộc và cường độ của chúng tính bằng dB(A)
- Theo tổ chức Y tế thế giới (1980a), nguy cơ bị giảm chức năng nghe
bắt đầu từ việc phơi nhiễm tiếng ồn khoảng 75dB(A) trong thời gian dài. Rất
nhiều nước sử dụng tiếng ồn 85dB làm giới hạn tiếng ồn cho phép ở nơi làm
việc. Mọi người thường ngầm quy ước rằng nếu bạn không thể nghe được tiếng
nói rất lớn của một người đứng cách bạn 1m thì mức ồn xung quanh bạn được
xem là trên 85dB(A) và có thể gây nguy hại cho thính giác và sức khỏe của
bạn. thậm chí khi tiếng ồn không gây một sự khó chịu đáng chú ý nào thì nó
cũng có thể làm tổn thương các tế bào lông ở tai trong. Khi cường độ âm thanh
tăng lên thời gian cần thiết làm giảm chức năng nghe giảm xuống. Khoảng
15% số công nhân phơi nhiễm mức ồn 90dB trong 8 tiếng một ngày và trong
suốt thời gian làm việc (khoảng 40 năm) sẽ bị giảm chức năng nghe một cách
đáng kể nhưng nếu mức ồn là 85dB (A) thì nguy cơ giảm xuống là 10%.

- Giảm chức năng nghe do tiếng ồn có thể phòng chống bằng các
chương trình kiểm soát tiếng ồn và khám cho công nhân để phát hiện những
dấu hiệu giảm chức năng nghe qua những thay đổi tạm thời về ngưỡng nghe
thấy và từ đó áp dụng những thay đổi caỉ tiến trước khi quá muộn. kiểm soát
tiếng ồn là một kỹ thuật chuyên sâu với sự tham gia của các kỹ sư về âm thanh,
thiết kế nhà máy với các kiểm soát kỹ thuật và ngăn chặn hay cách ly tiếng ồn.
Ngoài tiếng ồn mà có người gọi là rung động được truyền trong không
khí tới tai của chúng ta thì năng lượng của rung chuyển cũng có thể truyền tới
các bộ phận khác của cơ thể. Việc chúng ta sử dụng nhiều công cụ hay thiết bị
điều khiển bằng tay có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe do
bàn tay hoặc cánh tay của chúng ta bị rung. Một tác hại sức khỏe thường gặp ở
công nhân thao tác với dụng cụ rung cầm tay là bệnh ngón tay trắng, một dạng
của co thắt mạch máu tự động hay do lạnh và dẫn tới làm giảm giác quan của
các đầu ngón tay và gây đau. Tên gọi bệnh ngón tay trắng được miêu tả hiện
tượng ngón tay trắng khi các mạch máu co thắt. Rung có thể truyền tới toàn bộ
cơ thể khi điều khiển các phương tiện như xe ủi đất, máy xúc, xe tải hay xe con
ở đường sỏi đá gồ ghề và có nhiều ổ gà. Rung dạng này có thể gây tổn thương
tới hệ thống cơ và xương.
* Phóng xạ ion hóa
Yếu tố nguy cơ phóng xạ có thể được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa
và phóng xạ không ion hóa. Quá trình ion hóa các nguyên tử trong cơ thể con
người gây ra những ảnh hưởng sinh học có hại. Các ion rất dễ tham gia các
phản ứng và phá hoại các cấu trúc quan trọng của tế bào bao gồm protit và
AND. Phóng xạ ion hóa được định nghĩa là phóng xạ điện tử có đủ năng lượng
để tách một điện tử ra khỏi một nguyên tử.
Các ảnh hưởng của chất phóng xạ ion hóa được chia làm hai nhóm chính:
các ảnh hưởng ngưỡng và các ảnh hưởng không theo ngưỡng. các ảnh hưởng
không theo ngưỡng tuân theo mối quan hệ liều- ảnh hưởng của mỗi cá nhân ví
dụ như nuốt một độc tố. Các ảnh hưởng không theo ngưỡng có đặc tính là “ tất
cả hoặc không có gì” với một xác suất nào đó sau khi bị phơi nhiễm. Chẳng

hạn, sau khi tiếp xúc với chất phóng xạ ở liều cao thì một người có thể có nguy
cơ cao bị ung thư bởi vị trí A nào đó trên cơ thể nhưng không ai sẽ bị nhiều ung
thư ở vị trí A hơn khi họ tiếp xúc với liều cao hơn.
Phơi nhiễm các chất phóng xạ ở nguồn gốc tự nhiên như chất phóng xạ
trong vũ trụ , không khí trong nhà bao gồm chất phóng xạ từ vật kiệu xây dựng
và radon chiếm 50% tổng lượng phóng xạ mà con người phơi nhiễm hàng năm.
Liều tổng thể mà một người phơi nhiễm phụ thuộc và đặc điểm địa lý nơi
người ấy sinh sống ngoài các nguồn phóng xạ tự nhiên thì con người có thể bị
phơi nhiễm chất phóng xạ ion hóa trong khi điều trị y học như liệu pháp phóng
xạ để điều trị ung thư và dùng tia X để quan sát các nội tạng. Cần phải rất thận
trọng để đảm bảo an toàn cho cả bác sỹ và người bệnh. Những nguy cơ sức
khỏe mà các phóng xạ ion hóa gây ra trong các phương pháp điều trị có thể giữ
ở mức thấp nhất và có thể chấp nhận được. Một số mặt hàng tiêu dùng mà
chúng ta sử dụng hàng ngày cũng chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ như thiết
bị dò khói dùng để dự báo hỏa hoạn, công tắc đèn, đồng hồ đeo tay có phát
sáng hay đồng hồ treo tường. Tuy nhiên chất phóng xạ từ những sản phẩm này
góp vào rất nhỏ một lượng phóng xạ trong môi trường mà con người phơi
nhiễm hàng ngày. Những nguồn phóng xạ ion hóa khác là các vụ tai nạn hạt
nhân, thử nghiệm hạt nhân và các nhà máy năng lượng hạt nhân. Trên thế giới
có rất nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân được xây dựng và ở một số nước thì
các nhà máy này tạo ra nguồn điện năng rất lớn để phục vụ đời sống sản xuất
và sinh hoạt.
Khi con người phơi nhiễm các chất phóng xạ với liều vượt quá ngưỡng
an toàn thì sẽ có một số ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe như cháy da, tổn

×