Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài 4 vệ sinh môi trường không khí và ô nhiễm không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.38 KB, 27 trang )

Bài 4. Vệ sinh môi trường không khí và ô nhiễm không khí
Phan Thị Trung Ngọc
MỤC TIÊU
1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối
với sự sống con người và sinh vật.
2. Liệt kê được các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu
chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của
một số chất khí.
3. Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái quát về lịch sử
của sự ô nhiễm không khí.
4. Nêu được các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình
gây ô nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí.
5. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường
không khí.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về môi trường không khí
1.1. Môi trường không khí
Là phần không gian bao quanh Trái đất, gồm nhiều tầng khác nhau tùy
theo sự thay đổi độ cao và nhiệt độ. Thành phần không khí là một hỗn hợp khí
với tiêu chuẩn lý tưởng là 78,09% khí Nitơ, 20,94% khí Oxy, 0,032% khí CO
2
,
0,93% khí Agon, hơi nước và một số thành phần khí khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Tuy nhiên với tình hình hiện nay thì môi trường không khí không trong lành
như tiêu chuẩn này nữa mà nó còn chứa thêm rất nhiều chất khác với tỉ lệ khá
lớn và độc hại.
1.2. Vai trò của không khí:
Là môi trường cực kỳ quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của nhân
loại, con người và các sinh vật sống cần có không khí để hô hấp duy trì sự sống
1
là nhu cầu bức thiết nhất (người ta có thể nhịn đói 7 - 10 ngày, nhịn khát 2 - 3


ngày, nhưng không hít thở được không khí trong vòng 3 - 5 phút thì không thể
sống được).
Thể tích không khí hít vào trung bình của một người là 1 – 1,5 m
3
không
khí trong 1 giờ tương đương 20 – 30m
3
khí trong 24 giờ. Khi làm việc, sinh
hoạt bình thường con người phải hít một lượng không khí gấp 2 – 3 lần so với
lúc nghỉ ngơi.
1.3. Cấu trúc của khí quyển:
1.3.1. Tầng đối lưu:
Tiếp giáp với bề mặt của trái đất, ở độ cao từ mặt đất lên đến 10 km, là
tầng có tính quyết định ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường sinh thái toàn
cầu.
Thành phần không khí chủ yếu là: Nitơ, Oxy, CO
2
, hơi nước và các vi
sinh vật, các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động của con người - sinh vật - hay tự
nhiên.
Tầng này có nhiệt độ dao động trong khoảng từ + 40
0
C đến - 50
0
C, tuân
theo qui luật nhiệt độ giảm dần theo độ cao một cách ổn định. Ở mặt đất, nhiệt
độ trung bình khoảng +15
0
C, khi lên đến đỉnh của tầng đối lưu nhiệt độ giảm
chỉ còn khoảng - 50

0
C (trung bình lên cao mỗi km giảm 6,4
0
C). Áp suất không
khí càng lên cao càng giảm, nồng độ không khí cũng loãng dần khi càng lên
cao.
1.3.2. Tầng bình lưu:
Tiếp theo tầng đối lưu là tầng bình lưu, độ cao từ 10 - 50 km, tầng này có
chứa tầng ôzôn bảo vệ trái đất. Thành phần không khí gần giống tầng đối lưu,
chủ yếu là O
3
, N
2
, O
2
, ít hơi nước hơn (nồng độ O
3
ở tầng này cao gấp 1000 lần
tầng đối lưu).
Ở tầng này, càng lên cao nhiệt độ lại tăng lên và đạt 0
o
C khi đến đỉnh (50
km), người ta giải thích việc tăng nhiệt độ ở tầng này có lẽ do tầng ôzôn (xuất
hiện ở độ cao 18 - 30km) có nhiệm vụ hấp thụ - chặn - các tia tử ngoại từ mặt
2
trời chiếu xuống trái đất. Càng lên cao áp suất không giảm nữa, đạt bão hòa ở
mức 0 mmHg.
1.3.3. Tầng trung lưu:
Tiếp với tầng bình lưu là tầng trung lưu, cao từ 50 - 90 km. Thành phần
không khí cũng gần giống như các tầng dưới, nhưng nồng độ O

3
và hơi nước
rất thấp.
Tầng này lại có nhiệt độ giảm dần theo độ cao, giảm nhanh hơn so với
tầng đối lưu và đạt đến điểm cực lạnh - 100
0
C. Áp suất cũng tiếp tục giảm theo
độ cao.
1.3.4. Tầng ngoài:
Phía trên cùng là tầng ngoài, độ cao từ 90 km trở lên. Mật độ không khí ở
tầng này cực loãng và áp suất rất thấp. Đặc điểm của tầng này là: càng lên cao
nhiệt độ lại tăng lên khá nhanh và khá cao (từ -100
0
C lên đến +1200
0
C) nên còn
gọi là tầng nhiệt hay tầng ion.
2. Định nghĩa, khái quát về lịch sử của ô nhiễm không khí
2.1. Định nghĩa:
Ô nhiễm không khí: là hiện tượng không khí sạch bị thay đổi thành phần
và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, gây tác hại tới sức khỏe con người -
sinh vật sống và môi trường xung quanh. Chất gây ô nhiễm không khí có thể là
chất lạ xuất hiện trong khí quyển (bình thường không có), hay cũng có thể là
một thành phần nào đó của không khí nhưng nồng độ của nó cao hơn mức bình
thường.
2.2. Khái quát về lịch sử của sự ô nhiễm không khí:
Trong quá trình tiến hoá của sự sống thì ô nhiễm không khí đã có từ thời
Hy Lạp, La Mã, khi con người tăng sử dụng lửa để luyện kim và nguồn năng
lượng sử dụng chủ yếu là gỗ. Đến thời kỳ Trung cổ (thế kỷ thứ 12-13): ở Luân
đôn than được dùng thay cho gỗ, làm phát sinh bồ hóng, khói. King Edward I

3
ban hành chính sách khuyến khích sử dụng gỗ thay cho than; Shakespeare kết
luận quan sát thấy ô nhiễm ở các thôn xóm.
Những năm đầu thế kỷ 20 là thời kỳ công nghiệp hóa bắt đầu phát triển,
dấu hiệu ô nhiễm không khí rõ rệt nhất do dùng than là hiện tượng "khói sương
mù" và hàm lượng khí CO
2
tích lũy trong nhiều trong không khí do quá trình
đun nước lấy hơi để chạy máy. Con người đã tạo ra CO
2
vượt quá khả năng
chứa của không khí.
Đến thời đại thông tin, giữa thế kỷ thứ 20, thời đại văn minh, xe máy và
máy nổ được phát minh. Vào năm 1948, tại Thị trấn công nghiệp Donora của
Mỹ có nhà máy cán thép cở lớn, nhà máy hóa chất sản xuất kẽm và lưu huỳnh
và các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim Vào thời điểm đó, ở Mỹ chưa
có các qui định về vấn đề phòng chống ô nhiễm không khí, nên các nhà máy
này đã tự do thải trực tiếp vào khí quyển: các khí thải đặc biệt là khí SO
2
và khí
CO, cùng với nhiều bụi khói đen chứa nhiều độc chất (bụi kim loại) gây ô
nhiễm không khí. Đến cuối tháng 10/1948 mức độ ô nhiễm không khí đã trở
nên hết sức trầm trọng: cả thị trấn bị bao phủ bởi màn sương chứa đầy độc chất,
vào lúc đó khu vực này lại không có gió thổi làm cho tình trạng ô nhiễm ngày
càng nặng thêm. Hậu quả là: chỉ trong vòng 2 tuần đã có 20 người chết và hơn
một nửa số dân sống ở thị trấn này phải cấp cứu vì nhiễm độc do hít thở không
khí ô nhiễm. Giai đoạn 1940-1950, người ta quan sát thấy hiện tượng khói
sương mù ở Los Angeles, khói sương mù tạo thành khi không khí lạnh và ứ
đọng gần mặt đất, với độ ẩm cao, lớp sương sẽ giữ các chất ô nhiễm và làm
chúng không phân tán được trong không khí. Và ở Luân Đôn (nước Anh) vào

tháng 12 năm 1952, lớp khói sương mù dầy đặc bao trùm trung tâm thành phố
(nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao gấp 3 – 10 lần so với bình thường, SO
2
đóng vai trò chính), cùng với hiện tượng nghịch đảo nhiệt không khí hầu như
rất ít chuyển động, nhiệt độ không khí lúc đó là khoảng 0
0
C và việc đốt các
nhiên liệu trong lò sưởi, nhà máy nhiệt điện, công nghiệp, các phương tiện giao
thông đã phát thải rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí đã dẫn đến tình trạng
ngộ độc hô hấp và làm chết hơn 4000 người.
4
Kể từ đó, người ta đã nổ lực trong việc quản lý và khống chế nạn ô nhiễm
không khí. Qui định về tiêu chuẩn nồng độ cho phép các chất thải vào không
khí ở cấp tiểu bang và quốc gia được thành lập và các nhà máy - cơ sở sản xuất
phải tuân thủ qui định này.
Vào những năm 1970, người ta phát hiện chất CFC đã tác động làm suy
thoái lớp ôzôn ở tầng bình lưu, và năm 1985 các nhà khoa học cũng đã phát
hiện lỗ thủng tầng ôzôn ở tầng bình lưu của vùng Nam cực. Đến năm 1980,
theo tính toán thống kê, người ta thấy lượng CO
2
tăng nhiều trong khí quyển đã
gây ra sự nóng lên và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vào tháng 12 năm 1984, tại Ấn Độ cũng đã xảy ra một thảm họa công
nghiệp Bhopal lớn nhất trên thế giới từ khu liên hiệp nhà máy sản xuất Cacbua
do nước bị đổ vào thùng chứa Methyl Iso Cyanate (MIC) gây phản ứng hóa học
không thể kiểm soát, nhiệt độ tăng nhanh chóng và khí MIC cùng một số sản
phẩm khí khác phát tán vào không khí làm cho hàng trăm nghìn người bị nhiễm
độc trong đó có đến gần 4.000 người chết và hàng chục nghìn người vẫn còn bị
di chứng về sau.
Ở nước ta, những qui định - chế tài về các chất thải, khí thải chưa được

chặt chẽ và nghiêm khắc; có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, khu công
nghiệp với các trang thiết bị thô sơ, cũ kỹ và chưa có hệ thống xử lý chất thải,
5
khí thải. Các nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Hoàng Thạch
(phía Bắc), xi măng Hà Tiên (phía Nam) cũng đã gây ô nhiễm khói bụi cả
một vùng rộng lớn. Nhà máy super phosphate Lâm Thao đã làm ô nhiễm không
khí ảnh hưởng đến sinh vật sống trong khu vực.
Như vậy đến những năm 1970 -1980, ô nhiễm không khí đã xuất hiện với
quy mô toàn cầu. Cho đến ngày nay, tình hình ô nhiễm không khí ngày càng
trở nên trầm trọng hơn, trở thành vấn đề thời sự đáng quan tâm, nhất là nạn ô
nhiễm ở các thành phố lớn, các trận mưa axít, hiệu ứng nhà kính, bào mòn tầng
ôzôn đặc biệt là sự gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu luôn được nhắc đến nhằm
kêu gọi sự bảo vệ của toàn cầu.
3. Các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí
3.1. Chỉ số về vật lý:
3.1.1. Nhiệt độ (độ C hoặc độ F):
Mặt trời là nguồn tạo nhiệt chính trên trái đất, những tia mặt trời không
làm nóng bầu không khí bao nhiêu mà không khí nóng chủ yếu là do tiếp xúc
với mặt đất, khi lớp không khí tiếp xúc với mặt đất nóng lên sẽ bị giảm trọng
lượng và bốc lên cao nhường chỗ cho lớp không khí xa mặt đất: cứ như vậy tạo
ra dòng đối lưu không khí tiếp xúc với đất. Ở vùng xích đạo, ngày dài bằng
đêm cho nên nhiệt độ không khí trong ngày thay đổi khá đột ngột, trong khi ở
hai vùng địa cực thì nhiệt độ không khí trong ngày biến đổi rất ít. Ngược lại,
nhiệt độ không khí trong năm thay đổi tuỳ theo vĩ độ của từng nơi, ở vùng xích
đạo bức xạ mặt trời và nhiệt độ gần như không thay đổi trong suốt năm, còn ở
hai vùng địa cực thì mặt trời không lặn trong 6 tháng và không mọc trong 6
tháng cho nên nhiệt độ không khí trong năm lại dao động khá nhiều.
Trước đây (từ 1714), người ta đo nhiệt độ theo thang nhiệt độ F
(Fahrenheit) với các mức chuẩn: "nhiệt độ đóng băng" là 32
0

F, "nhiệt độ sôi
của nước" là 212
0
F và "thân nhiệt của một người khỏe mạnh" là 98,6
0
F. Sau đó,
khi thang đo nhiệt độ C (Celsius) được phát minh (1742) dần dần được các
nước ở Châu Âu và nhiều nước trên thế giới đã tiếp nhận và chuyển dần sang
6
sử dụng thang nhiệt độ C cho đến nay với các mức chuẩn: "nhiệt độ đóng
băng" là 0
0
C, "nhiệt độ sôi của nước" là 100
0
C và "thân nhiệt của một người
khỏe mạnh" là 37
0
C. Hiện nay, thang nhiệt độ F chỉ còn được sử dụng chủ yếu
ở Hoa Kỳ và một số ít các nước nói tiếng Anh khác.
Ý nghĩa vệ sinh: Sự chênh lệch nhiệt độ càng nhỏ thì khí hậu càng ôn hoà,
ở nước ta: miền Nam có khí hậu ôn hoà hơn miền Bắc. Nhiệt độ không khí có
liên quan tới quá trình điều nhiệt của cơ thể (quá trình toả nhiệt). Ở điều kiện
bình thường, nhiệt độ cơ thể mất do dẫn truyền đối lưu chiếm 31 %, do bức xạ
chiếm 44 %, và do bay hơi chiếm 21 % tổng số nhiệt lượng cơ thể bị mất. Khi
nhiệt độ không khí tăng cao, hiện tượng mất nhiệt do dẫn truyền và do bức xạ
giảm xuống, trong khi đó mất nhiệt do bay hơi dần dần tăng lên. Sự biến động
của nhiệt độ trong phạm vi nhất định, có tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng
chức năng điều chỉnh của cơ thể có giới hạn nhất định, khi vượt quá giới hạn
đó, có thể xuất hiện những biến đổi bệnh lý do sự thăng bằng nhiệt bị phá huỷ.
Nhiệt độ không khí có liên quan mật thiết tới quá trình phát sinh và phát

triển đối với một số côn trùng, vi trùng gây bệnh đặc biệt là các bệnh đường hô
hấp, tiêu hoá do vi trùng, ký sinh trùng. Mỗi loại côn trùng, vi trùng có thể phát
triển được ở một khoảng nhiệt độ nhất định, từ đó nó quyết định đến tỷ lệ mắc
bệnh trong cộng đồng và có ảnh hưởng đến việc lưu hành một số bệnh truyền
nhiễm. Nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng đến sự tác động của các độc chất
có trong không khí, và khi nhiệt độ tăng sẽ làm cho biên độ và tần số hô hấp
cũng tăng lên dẫn đến lượng chất độc trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp nhiều hơn.
3.1.2. Độ ẩm ( mmHg hoặc g/m
3
không khí ) :
Độ ẩm không khí là lượng hơi nước hòa tan vào trong không khí, bằng
mắt thường khó nhìn thấy được, biểu thị bằng sức trương của hơi nước. Người
ta đo lượng hơi nước này bằng áp lực riêng phần của hơi nước (mmHg) hoặc
tính khối lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích không khí (g/m
3
không khí).
Ý nghĩa vệ sinh: cùng với nhiệt độ, độ ẩm không khí cũng liên quan tới sự
tồn tại và phát triển của các loại mầm bệnh, các loại côn trùng tiết túc trung
7
gian truyền bệnh, đặc biệt là các loại nấm và vi nấm. Vì vậy mà có sự xuất hiện
các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng đôi khi bùng phát thành các trận
dịch bệnh liên quan đến vùng miền khí hậu và theo mùa. Ngoài ra, khi độ ẩm
cao kết hợp với nhiệt độ cao (hiện tượng nóng ẩm) sẽ gây cản trở quá trình thải
nhiệt, nên cơ thể tích nhiệt dẫn đến say nóng; Độ ẩm không khí thấp mà nhiệt
độ lại cao sẽ gây mất nhiều nươc dẫn đến hiện tượng suy kiệt, nhất là ở người
già và trẻ em; còn khi độ ẩm và nhiệt độ đều thấp thì sẽ làm cho da và niêm
mạc bị khô, nứt nẻ, bong tróc, và dễ chảy máu.
3.1.3. Sự chuyển động của không khí (m/s):
Không khí thường xuyên có các luồng chuyển động, do mặt trời sưởi

nóng trái đất không đều, có sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực ở các nơi trên
trái đất gây ra các luồng gió lên hay gió xuống. Tùy theo từng khu vực và tùy
theo mùa, mà không khí có những luồng chuyển động theo hướng gió thổi nhất
định.
Ý nghĩa vệ sinh: Sự chuyển động của không khí ảnh hưởng trực tiếp lên sức
khỏe con người, quan trọng nhất là quá trình điều nhiệt của cơ thể. Ở nước ta,
tùy từng mùa và từng vùng mà sẽ có các loại gió khác nhau mang tính chất đặc
trưng khác nhau và tác động lên quá điều nhiệt cũng khác nhau. Gió giúp cho
cơ thể bay hơi mồ hôi làm giảm nhiệt cho cơ thể qua sự toả nhiệt. Khi nhiệt độ
không khí thấp hơn nhiệt độ mặt da thì luồng không khí bên ngoài có thể đột
phá lớp không khí trực tiếp xung quanh cơ thể, làm cho lớp không khí lạnh hơn
luồn vào da, làm tăng sự toả nhiệt. Gió cũng làm đảo lộn các lớp không khí,
vận chuyển các vi sinh vật gây bệnh từ những nơi ô nhiễm sang những nơi
chưa ô nhiễm, gieo rắc mầm bệnh. Ngoài ra, gió cũng làm tăng sự bốc hơi
nước, làm cho độ ẩm của không khí tăng lên. Tại những khu vực đô thị, đông
đúc sự chuyển động của không khí cũng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn
đề phân tán, làm loãng các thành phần ô nhiễm trong không khí. Những ngày ít
gió, những nơi thông khí kém thì nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không
khí (khói, bụi, khí thải từ sinh hoạt, phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất )
8
không được phân tán, không được làm loãng đi sẽ tồn tại với nồng độ cao và
trở thành tác nhân quan trọng gây ra các bệnh từ ô nhiễm không khí, nhất là
đường hô hấp. Tiêu chuẩn qui định về chuyển động của không khí trong nhà là
0,3 - 0,5 m/s với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường (25 - 26
0
C và độ ẩm
60 - 70%).
3.1.4. Tiếng ồn (deciben):
Tiếng ồn là do những dao động của sóng âm thanh lan truyền trong môi
trường đàn hồi, dao động của sóng âm phụ thuộc vào áp suất và cường độ âm,

với đơn vị đo là Deciben (dB). Mức tối thiểu tai người có thể nghe thấy là 0 dB
ở tần số 1.000 Hz, và thang đo tiếng ồn là từ 0 - 130 dB. Trong các tiêu chuẩn
vệ sinh hiện nay, người ta thường sử dụng đơn vị là dBA.
Ý nghĩa vệ sinh: tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số, cường độ và
sự lặp đi lặp lại của tiếng ồn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người
tiếp xúc. Khi tác động lên cơ quan thính giác: tiếng ồn sẽ làm giảm độ nhạy
cảm, tăng ngưỡng nghe nên làm giảm sức nghe, giảm sự tập trung và sự an
toàn; tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng nhức
đầu, chóng mặt, stress, bức rức, trầm uất, sợ hãi, nóng giận vô cớ ngoài ra
còn làm cho trẻ con bị ức chế, chậm biết nói và khả năng học tập kém và người
già thì thường xuyên mất ngủ; Tiếng ồn cũng tác động lên hệ tim mạch làm
tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng tới sự hoạt động
bình thường của hệ tuần hoàn máu. Đồng thời, tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến dạ
dày gây rối loạn quá trình tiết dịch vị, làm tăng axit trong dạ dày và rối loạn sự
co bóp dẫn đến viêm loét dạ dày
3.1.5. Kích thước bụi (mm, µm):
Bụi rất phổ biến, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong môi trường, với nhiều
trạng thái và kích thước khác nhau (từ vài µm đến vài mm). Dưới sự chuyển
động của gió đã lôi cuốn rất nhiều bụi vào không khí gây nên sự ô nhiễm bụi
trong không khí.
9
Ý nghĩa vệ sinh: bụi trong không khí khi tiếp xúc với da và mắt có thể gây
viêm, ngứa, dị ứng da, tổn thương mắt; đặc biệt những hạt bụi có kích thước
nhỏ và thành phần độc hại có thể xâm nhập sâu vào phổi gây bệnh bụi phổi, xơ
hóa phổi
3.2. Chỉ số về hóa học:
Đo nồng độ các chất có trong không khí (như: SO
2
, H
2

S, CO
2
, CO, NO,
NO
2
, Hydro-Cacbon, CFC, HF, Pb ).
Ý nghĩa vệ sinh: khi nồng độ các chất trong không khí vượt quá mức độ
cho phép sẽ gây nguy hại cho con người cũng như các sinh vật khác trong môi
trường.
3.3. Chỉ số về sinh học:
Bằng các phương pháp vi sinh xác định các vi sinh vật tồn tại trong không
khí.
Ý nghĩa vệ sinh: rất nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại lâu hoặc lan
truyền trong không khí, xâm nhập và gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.
4. Các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình gây ô
nhiễm:
4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí:
4.1.1. Ô nhiễm do tự nhiên:
Do gió, bão, lốc xoáy cuốn theo đất, cát, bụi, thực vật, vi sinh vật vào
trong khí quyển làm ô nhiễm không khí. Núi lửa phun trào ra các dòng nham
thạch, bụi khói và các hơi khí thải và nhiệt gây ô nhiễm không khí. Nước biển
bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào
không khí. Ngoài ra, các quá trình thối rữa và phân hủy xác động thực vật trong
tự nhiên, hay các nước bẩn bốc hơi cũng sinh ra chất gây ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này chỉ là một phần nhỏ, không thật sự là nguồn ô
10
nhiễm chính, mà ô nhiễm do các hoạt động của con người gây ra mới là ô
nhiễm chính.
4.1.2. Ô nhiễm do các hoạt động của con người:

4.1.2.1. Nguồn ô nhiễm từ công nghiệp :
Do các ống khói từ các nhà máy - cơ sở sản xuất thải vào môi trường
không khí rất nhiều chất độc hại (nhất là các nhà máy - cơ sở sản xuất có trang
thiết bị lạc hậu, chưa có trang bị bộ phận xử lý chất thải).
Đồng thời nguồn ô nhiễm công nghiệp còn phát sinh từ quá trình bốc hơi,
rò rỉ, thất thoát trong dây truyền sản xuất, trên các đường ống dẫn tải. Nhất là
các nhà máy sản xuất hóa chất, nhà máy thuốc lá, nhà máy chế biến thực phẩm,
nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất nhựa - cao su - chất dẻo, luyện kim, kỹ
nghệ xi măng, khai thác quặng mỏ, các lò hạt nhân Đặc điểm các chất ô
nhiễm này có nồng độ độc hại rất cao, thường là hỗn hợp khí và hơi độc hại.
Nhìn chung, mỗi nhà máy - cơ sở sản xuất sinh ra nhiều chất ô nhiễm
khác nhau, do đó tính đa dạng của nguồn ô nhiễm từ công nghiệp đã gây ra sự
phức tạp và khó khăn trong việc xác định các biện pháp xử lý ô nhiễm môi
trường đặc biệt là khu công nghiệp lớn có nhiều loại nhà máy khác nhau. Tại
Thành phố Hồ Chí Minh sự ô nhiễm không khí chủ yếu là do các hoạt động
công nghiệp, theo các số liệu thống kê cho thấy: có hơn 700 nhà máy sản xuất
công nghiệp, 30.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm cơ sở có
vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, khu công
nghiệp với các trang thiết bị thô sơ, cũ kỹ và chưa có hệ thống xử lý chất thải,
khí thải, là nguồn gây ô nhiễm rất nghiêm trọng cho môi trường không khí của
Thành phố.
4.1.2.2. Nguồn ô nhiễm từ giao thông vận tải :
Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất thải độc
hại do đốt cháy nhiên liệu mà quá trình di chuyển của nó còn làm khuyếch tán
bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường không khí và từ nơi
này sang nơi khác. Đây là nguồn ô nhiễm di động, trong quá trình hoạt động
11
các phương tiện giao thông (đặc biệt là sự đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu
của các động cơ) sẽ thải một khối lượng lớn bụi khói, và các chất khí độc hại
vào môi trường không khí, ví dụ: các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ

đưa vào không khí một hàm lượng lớn các chất như Oxyt-Cacbon (CO)
Dioxyt-Cacbon (CO
2
) Cacbuahydro, Chì…. một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ
đưa lượng SO
2
vào môi trường không khí. Ngoài ra phương tiện giao thông vận
tải còn gây ra sự ô nhiễm tiếng ồn trong không khí, và các vi sinh vật gây bệnh
từ mặt đất phát tán vào không khí, hay từ môi trường không khí ở khu vực này
lan truyên sang khu vực khác.
4.1.2.3. Nguồn ô nhiễm từ nông nghiệp:
Chủ yếu là do đốt rừng làm rẫy, đốt dọn ruộng nương sau thu hoạch tạo ra
một lượng lớn khí CO
2
trong khí quyển. Chất ô nhiễm còn được sinh ra từ sự
phân hủy các chất hữu cơ hay các đống rác thải xử lý không đúng kỹ thuật từ
các trang trại chăn nuôi, nông trại. Ngoài ra, quá trình phun xịt hóa chất bảo vệ
thực vật cũng góp phần làm ô nhiễm không khí khu trú hay lan rộng.
4.1.2.4. Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt của con người :
Chủ yếu do đốt cháy nhiên liệu: dầu hỏa, than đá, củi, gas từ bếp, lò
sưởi trong sinh hoạt hằng ngày, tạo ra các chất khí (như CO, CO
2
…) tích tụ
trong không khí ngày càng nhiều. Hút thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không
khí rất lớn, khói thuốc lá có chứa rất nhiều độc chất, trong đó có 22 chất độc và
một số chất có khả năng gây ung thư không những đối với người trực tiếp hút
thuốc lá mà còn nguy hại cho những người xung quanh (hút thuốc thụ động).
Ngày nay, do nhu cầu xây dựng công trình ngày càng nhiều cũng làm tăng ô
nhiễm đáng kể về bụi và tiếng ồn.
 Đây là nguồn ô nhiễm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, trực tiếp và

ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
 Hiện tượng ô nhiễm không khí trong nhà :
Hiện nay, ô nhiễm không khí trong nhà đang được xem là một trong
những vấn đề sức khỏe môi trường trên toàn cầu cần được quan tâm nhất, bởi
12
vì ô nhiễm không khí trong nhà là nguồn ô nhiễm có số người phơi nhiễm, tiếp
xúc nhiều nhất so với các ô nhiễm không khí xung quanh. Chất lượng không
khí trong nhà là một vấn đề đang được chú trọng ở nhiều tòa nhà của các nước
phát triển, vì chúng được thiết kế xây dựng kín gió và tiết kiệm năng lượng, các
chất hóa học sinh ra từ nhiên liệu đốt cháy, từ khói, các vật liệu xây dựng, đồ
đạc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và các nguồn khác trong các tòa nhà tích tụ lại ngày
càng nhiều gây ô nhiễm không khí bên trong nhà phổ biến nhất là khói thuốc
lá, các sản phẩm phân rã của chất phóng xạ Uran (radon), formaldehyt, sợi
amiant, dẫn xuất của Cacbon, dẫn xuất Nitơ, dẫn xuất Lưu huỳnh, và các hợp
chất Hydrocacbon thơm đa vòng… Ngoài ra, một số tác nhân vi sinh vật như
virút, vi khuẩn, nấm mốc, tảo, bào tử, phấn hoa… cũng làm ô nhiễm không khí
trong nhà. Sự ô nhiễm này là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm
đường hô hấp cấp tính ở trẻ em, làm trầm trọng thêm các bệnh hen suyễn, bệnh
phổi mãn tính và ung thư ở người lớn, đồng thời gây tác động tiêu cực tới
những phụ nữ đang mang thai. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, đặc biệt là viêm
phổi, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 4
triệu người tử vong mỗi năm, chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật ở các nước
đang phát triển.
4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí:
4.2.1. Dẫn xuất của cacbon:
4.2.1.1. Cacbonic (Dioxyt Cacbon, CO
2
):
Bình thường, thành phần cấu tạo của bầu khí quyển có khoảng 0,032%
khí CO

2
, nhưng nồng độ này hiện nay không ổn định, ngày càng tăng do: Dân
số ngày càng tăng, quá trình hô hấp của con người ngày càng sử dụng nhiều O
2
và thải ra nhiều khí CO
2.
vào trong không khí; trong khi đó, diện tích cây xanh
ngày càng cạn kiệt, nên nguồn hấp thụ CO
2
bị hạn chế; ngoài ra, quá trình hoạt
động của núi lửa, hiện tượng cháy rừng, đốt rừng bừa bãi, đốt dọn ruộng nương
sau thu hoạch cũng làm sản sinh ra nhiều khí CO
2
; đồng thời đốt nguyên
nhiên liệu như gỗ, than, gaz, xăng dầu… trong sinh hoạt hàng ngày từ nhà bếp,
13
lò sưởi, động cơ các phương tiện giao thông hay từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp cũng sinh nhiều CO
2
 gây ô nhiễm không khí.
CO
2
tích tụ trong không khí ngày càng nhiều, gây trở ngại cho quá trình
hô hấp và trao đổi chất của con người, CO
2
cũng là tác nhân chính gây hiệu ứng
nhà kính - làm cho trái đất nóng lên.
4.2.1.2. Oxyt-cacbon (CO) :
CO có nguồn gốc từ quá trình lên men yếm khí, tinh dầu thực vật bị oxyt
hóa, sấm chớp, núi lửa hoạt động, cháy rừng (nhất là rừng ẩm ướt), đốt cháy

than - củi - nhiên liệu không hoàn toàn, trong kỹ nghệ, đặc biệt là từ động cơ
xăng là nguồn chính thải khí CO.
Khí CO không màu, không mùi tồn tại rất lâu trong không khí, là chất gây
ngạt hóa học, có ái lực rất cao với Hb hồng cầu (250 lần Oxy), con người rất
nhạy cảm với khí này, khi nhiễm độc có thể bị ù tai, chóng mặt, buồn nôn, nặng
hơn: dẫn đến hôn mê.
4.2.1.3. Các Hydrocacbon:
Hình thành từ thực vật (tự nhiên), và quá trình đốt cháy không hoàn toàn
các nhiên liệu từ các động cơ, lò đốt ảnh hưởng đến sức khỏe con người, một
số hydrocacbon (nhất là các benzen vòng) có nguy cơ gây ung thư.
4.2.2. Dẫn xuất của lưu huỳnh:
4.2.2.1. Khí Sulfurơ (SO
2
):
SO
2
sinh ra từ quá trình khai thác dầu mỏ - mỏ than, kỹ nghệ cơ khí, luyện
kim, điều chế acid Sulfuric, quá trình đốt nhiên liệu - than đá (đặc biệt là than
xấu), núi lửa phun (là nguồn tự nhiên chính). Robinsson và Robbins đã tính
toán được hàng năm có khoảng 132 triệu tấn SO
2
thải vào khí quyển (nhiều
nhất từ đốt than và xăng dầu).
SO
2
là một chất khí không màu, có mùi đặc trưng (hăng cay), nồng độ cao
gây ngộ độc, kích thích - co thắt các cơ hô hấp, làm chít hẹp đường hô hấp, gây
14
tăng tiết nhầy và có thể gây tử vong. Trong không khí, SO
2

có thể chuyển thành
SO
3
(kích thích mạnh hơn SO
2
) và H
2
SO
4
gây nên những trận mưa acid.
4.2.2.2. Khí Hydro sulfur (H
2
S):
H
2
S có nguồn gốc từ quá trình lên men yếm khí do các chất hữu cơ động
thực vật thối rữa, tinh chế dầu mỏ, khu vực chế biến thực phẩm, và núi lửa
phun.
Khí H
2
S không màu, có mùi hôi khó chịu (mùi trứng thối), nồng độ cao
H
2
S có thể gây nhiễm độc hô hấp.
4.2.3. Dẫn xuất của Nitơ:
4.2.3.1. Các oxyt-nitơ (NO, NO
2
):
Các oxyt-nitơ thường được tạo ra trong các đô thị công nghiệp, nhà máy
sản xuất hóa chất, sản xuất nylon, các động cơ máy nổ (nhất là các động cơ

máy bay tạo ra NO), vũ khí hạt nhân đặc biệt ở các trung tâm đô thị nồng độ
của nó cao gấp 10 - 15 lần so với nông thôn.
NO
2
là một chất khí bền vững, khi hít thở NO
2
vào cũng gây kích thích
đường hô hấp, giảm khả năng tự vệ của phổi và làm trầm trọng thêm tình trạng
bệnh ở những bệnh nhân hen phế quản hay các bệnh mãn tính khác ở đường hô
hấp; khi vào máu NO
2
cũng có khả năng kết hợp với hồng cầu, ngăn cản sự
chuyên chở oxy đến các cơ quan. NO
2
có màu vàng sậm, khi có nồng độ cao
trong không khí sẽ làm giảm tầm nhìn, đồng thời nó có khả năng hấp thụ mạnh
tia cực tím, gây ô nhiễm quang hóa học ảnh hưởng đến tầng ozôn và hiệu ứng
nhà kính. Ngoài ra, NO
2
cũng đóng vai trò là tác nhân gây mưa acid.
Khí NO cũng là một trong các thành phần chất khí tác động phá hủy tầng
ozôn:
(NO + O
3
 NO
2
+ O
2
).
4.2.3.2. Khí Amoniac (NH

3
):
Amoniac được sinh ra từ các thiết bị làm lạnh, các nhà máy sản xuất phân
đạm, sản xuất acid Nitric, quá trình phân giải các chất hữu cơ, nước tiểu
15
Amoniac dễ hòa tan trong nước, có mùi khó chịu, nồng độ cao có thể gây
tổn thương đường hô hấp.
4.2.4. Các hợp chất chứa Clo, Flo (hợp chất chứa Halogen):
Từ các quá trình sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, kỹ nghệ sứ, luyện kim,
sản xuất gạch, sử dụng máy lạnh, tủ lạnh, các bình xịt (keo xịt tóc, chống
mùi ) sinh ra các hợp chất khí chứa Flo, Clo. Các hợp chất này ảnh hưởng đến
sức khỏe, gây ra tổn thương đường hô hấp, các bệnh ở xương - răng.
Đặc biệt hợp chất CFC (Cloro-Fluoro-Cacbon, còn gọi là khí Freon) là
thành phần chính phá hủy tầng ozôn, (gốc Clor tự do tách ozôn thành oxy, làm
mỏng dần tầng ôzôn), theo cơ chế:
C - F
2
- Cl
2

tia cực tím (UV)
C - F
2
- Cl + Cl (gốc Clor tự do)
Cl + O
3
ClO + O
2

4.2.5. Ozôn:

Bình thường ozôn có nồng độ cao ở tầng bình lưu có tác dụng bảo vệ trái
đất, còn ở tầng đối lưu (gần với sự sống) thì hàm lượng O
3
rất ít. Khi nồng độ
ozôn tăng cao ở gần mặt đất thì trở nên độc cho sinh vật, gây nên sương mù
quang hóa, kích thích khá mạnh ở đường hô hấp làm thay đổi nhịp thở và xâm
nhập sâu vào phổi. Ở đường hô hấp trên, ozôn có thể tác động gây ra tình trạng
sổ mũi, ngứa họng; tác động lên đường hô hấp dưới gây phản xạ ho, thở khò
khè, đau ngực… và các triệu chứng toàn than như nhức đầu, mệt mỏi, chóng
mặt… Đặc biệt ở những người bị hen phế quản, ozôn sẽ kích thích và làm cho
người bệnh dễ lên cơn hen thường xuyên hơn.
16
4.2.6. Bụi:
Do tự nhiên: gió bão lốc xoáy mang cát bụi, núi lửa phun nham thạch -
bụi tung vào không khí. Từ các hoạt động của con người: bụi khói trong quá
trình đốt cháy (sinh hoạt, đốt rơm rạ, cháy rừng ), khói thải công nghiệp,
phương tiện giao thông vận tải, khai thác đá - quặng mỏ, luyện kim, sản xuất xi
măng, xây dựng
Bụi có nhiều kích cỡ và nhiều thành phần khác nhau (VD: bụi silic, bụi
than, bụi gỗ, bụi amiant, bụi chì, bụi mangan, bụi xi măng, bụi từ khai thác
đá ). Bụi làm ô nhiễm không khí, gây dị ứng da - đường hô hấp, gây bệnh bụi
phổi – xơ hóa hay ung thư phổi, tổn thương mắt, ngộ độc các bụi kim loại
4.2.7. Tiếng ồn:
Được xem là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí rất phổ biến
hiện nay nhất là ở vùng đô thị. Tiếng ồn được phát sinh từ rất nhiều động cơ
máy nổ (tàu thủy, tàu hỏa, xe cộ, máy bay, máy móc sản xuất ), khu vui chơi
giải trí âm nhạc, các nhà máy, khu công nghiệp ảnh hưởng làm giảm sức
nghe, tăng ngưỡng nghe gây nên điếc nghề nghiệp. Ngoài ra tiếng ồn cũng kích
thich hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn gây ra các xáo trộn bất thường
trong cơ thể.

4.2.8. Ô nhiễm nhiệt:
Công nghiệp càng phát triển, dân số tăng nhanh, sự tiêu hao nhiên liệu và
các hoạt động của con người sinh ra nhiệt lượng ngày càng lớn, do đó lượng
nhiệt thải ra không khí ngày càng nhiều. Nhiệt luôn được phóng thích vào trong
không khí liên tục từ ánh sáng mặt trời, từ hoạt động của các máy móc sản
xuất, các lò luyện kim, từ động cơ của vô số phương tiện giao thông, từ quá
trình sinh hoạt nấu nướng hàng ngày và cũng có thể xuất phát từ các hiện tượng
trong tự nhiên như núi lửa hoạt động, cháy rừng…
Thêm vào đó, CO
2
tích tụ trong không khí ngày càng tăng tạo nên hiệu
ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất càng nóng lên.
4.2.9. Ô nhiễm chất phóng xạ:
17
Các tia phóng xạ và các chất đồng vị phóng xạ có thể có trong không khi
thường được đề cặp tới dưới dạng khí và khí dung (I
131
, F
32
, CO
60
, C
14
, S
35
, Ca
45
,
Au
198

), và các hạt α, β, γ trong điện tử và các năng lượng điện tử khác có năng
lượng lớn, ngoài ra chúng còn có thể tồn tại trong không khí dưới dạng hợp
chất. Chất phóng xạ được sinh ra từ khai thác quặng, nhà máy sản xuất điện
nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, vũ khí hạt nhân, một số nghiên cứu khoa học
và điều trị y khoa, các khí dung phóng xạ có thể rơi xuống từ khí quyển hay do
sử dụng chất đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và
công nghiệp…
Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện
triệu chứng thường khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất
lý hoá học của chúng và thời gian bán phân huỷ. Có thể gây ra các rối loạn
miễn dịch, biến đổi gen và ung thư
4.2.10. Ô nhiễm do vi sinh vật:
Không khí bị ô nhiễm bởi nhiều vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho
người và các sinh vật sống, đôi khi thành dịch và mang tính chu kỳ. (như: virút
cúm, quai bị, sởi, viêm não, thủy đậu, phế cầu, liên cầu, tụ cầu, bạch hầu, ho
gà, lao ). Đặc biệt, những nơi dân cư đông đúc - thiếu ánh sáng - vệ sinh kém
thì sự ô nhiễm này càng trầm trọng hơn.
Loại vi khuẩn
Thời gian tồn tại trong không
khí
Phế cầu 4 - 5 tháng
Liên cầu tan huyết 2 - 6 tháng
Tụ cầu vàng 3 ngày
Trực khuẩn dịch hạch 8 ngày
Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày
4.3. Quá trình gây ô nhiễm:
18
Gồm các quá trình sau:
- Trước tiên là phải có nguồn sản sinh ra các chất gây ô nhiễm.
- Tiếp theo là quá trình phóng thích các chất ô nhiễm vào trong không khí,

sau đó nó được khuếch tán và lan tỏa trong bầu khí quyển.
- Cuối cùng là nguồn tiếp nhận các chất ô nhiễm không khí (hay nói cách
khác là nguồn chịu ảnh hưởng ô nhiễm không khí) đó chính là con
người và các sinh vật sống trên trái đất.
5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ:
5.1. Ảnh hưởng của khí tượng:
5.1.1. Ảnh hưởng của gió:
Hình thành các dòng chuyển động của không khí trên mặt đất, đây là yếu
tố cơ bản nhất lan truyền chất ô nhiễm.
Gió không ổn định, hướng và tốc độ của nó luôn thay đổi. Do đó, mức độ
ô nhiễm tại một điễm luôn thay đổi. Người ta thấy tốc độ gió ban ngày ở gần
mặt đất lớn hơn, ngược lại vào ban đêm tốc độ gió ở trên cao lại lớn hơn.
5.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ của không khí cũng ảnh hưởng đến phân bố nồng độ các chất
gây ô nhiễm không khí ở gần mặt đất.
Thường càng lên cao nhiệt độ càng giảm, tuy nhiên khi có hiện tượng
“nghịch đảo nhiệt”  nhiệt độ bên trên cao hơn nhiệt độ gần mặt đất  giảm
sự khuếch tán các chất ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm khu trú trong không khí
gần mặt đất.
5.1.3. Ảnh hưởng của độ ẩm:
Độ ẩm không khí cao giúp cho vi sinh vật phát triển thuận lợi, giúp cho
các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể kết hợp lại thành những hạt to hơn
19
và rơi xuống mặt đất. Độ ẩm cao còn có tác dụng hóa hợp chuyển SO
2
, SO
3

thành H

2
SO
4
.
5.1.4. Ảnh hưởng của mưa:
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí, nhưng sẽ mang theo các
chất ô nhiễm từ không khí vào nước, đất gây ô nhiễm lan truyền đến 2 môi
trường này.
5.2. Ảnh hưởng của địa hình:
Địa hình đồi núi, thung lũng, gò đất hay các công trình xây dựng với độ
cao không lớn lắm cũng có ảnh hưởng đến sự khuếch tán chất ô nhiễm trong
không khí. Do địa hình là vật chắn gió, kìm hãm sự khuếch tán không khí.
5.3. Yếu tố nhà cửa, công trình:
Nhà cửa, công trình, các khu công nghiệp, hầm mỏ cũng là vật cản kìm
hảm sự khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí, làm cho nồng độ các chất ô
nhiễm ở những nơi này cao và tồn tại lâu hơn, tác hại nặng nề hơn.
6. CÁC TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ:
6.1. Gây hại cho sức khỏe con người:
Các bệnh lý đường hô hấp (viêm, tăng tiết, co thắt ) do hít phải các tác
nhân ô nhiễm trong không khí: một số loại tác nhân có nguồn gốc hữu cơ: bụi,
phấn hoa, bông, đay, gai… có khả năng gây co thắt phế quản, gây ra các cơn
hen suyễn… làm suy giảm chức năng hô hấp; Các chất khí CO, SO
2
, H
2
S, NO
2,
Hydro-cacbon có thể gây ngộ độc cấp hay mạn tính (ảnh hưởng lên đường hô
hấp, ảnh hưởng cả thần kinh và toàn thân), thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ô nhiễm không khí cũng gây nên các bệnh nghề nghiệp, bệnh ở da - mắt,

mũi do tiếp xúc. Một số chất ô nhiễm trong không khí có khả năng gây ung thư
ở người. Ngoài ra, không khí bị ô nhiễm còn ảnh hưởng tới toàn thân được biểu
hiện qua hội chứng SBS (Sick Building Syndrome: Hội chứng ô nhiễm không
khí nội thất). Bao gồm các triệu chứng về mắt, mũi, họng, da, toàn thân.
20
6.2. Gây hại cho đời sống sinh vật:
Động vật sống chịu ảnh hưởng độc hại của các chất ô nhiễm trong không
khí giống như con người. Thực vật trong môi trường không khí ô nhiễm có khả
năng bị ức chế tăng trưởng, rụng trái, vàng - rụng lá, giảm khả năng quang
hợp
6.3. Tác hại lên các công trình xây dựng, nguyên vật liệu:
Làm đổi màu, hóa đen, hay ăn mòn các nguyên vật liệu:
- Kim loại bị hoen gỉ, bị ăn mòn.
- Nhà cửa nhanh bị tróc sơn, bào mòn, ám đen
- Vải, da, giấy trở nên giòn dễ rách và nhanh bạc màu.
- Cao su giảm chất lượng dễ rạn nứt, kém đàn hồi.
- Đá bị phân hủy thành dạng dễ hòa tan, dễ bị rữa trôi
6.4. Ảnh hưởng lên khí hậu, thời tiết trên vùng cục bộ và toàn cầu:
6.4.1. Tăng nhiệt độ:
Như chúng ta đã biết, do những hoạt động của con người đã tác động làm
cho nhiệt độ của trái đất đang nóng dần lên, khí hậu ngày càng nóng khắc
nghiệt và thất thường. Theo các số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy: trong
vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên thêm 0,5
o
C và dự báo
đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ sẽ tăng thêm khoảng 2,3
o
C so với thời kỳ những
năm 1980 – 1999.
Nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên, càng tạo thuận lợi cho sự phát triển

của các mầm bệnh và côn trùng sâu bệnh phá hoại mùa màng, trong khi đó khả
năng đề kháng của con người lại giảm dần đi, vì thế sức khỏe của con người
càng bị đe dọa.
Sự tăng nhiệt độ trái đất dẫn đến việc tan các tảng băng, gây ra những
thảm họa lũ lụt hàng năm và mức nước biển cũng tăng lên làm ngập nhà cửa
ruộng vườn, nhiễm mặn đất trồng trọt. Các nhà chiến lược Việt Nam dự báo
vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển sẽ dâng cao thêm khoảng 30cm; đến cuối thế
21
kỷ 21 thì mức dâng thêm của mực nước biển sẽ là 75cm so với thời kỳ những
năm 1980 – 1999 và sẽ ngập mất đi gần 20% diện tích vùng đồng bằng sông
Cửu Long (đặc biệt là các vùng thấp ven biển như: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà
Mau, Sóc Trăng ).
6.4.2. Hiệu ứng nhà kính:
Thực ra thuật ngữ "hiệu ứng nhà kính" và tác dụng của nó đã được biết
đến từ rất lâu, nó luôn luôn tồn tại và có tác dụng giúp cho trái đất giữ cân bằng
nhiệt vào ban đêm, nếu không có "hiệu ứng nhà kính" thì ban đêm nhiệt độ trái
đất sẽ xuống rất thấp. Tuy nhiên, từ năm 1980, các nhà khoa học đã tính toán
và xác định thấy lượng khí CO
2
tăng quá nhiều trong khí quyển, gây ra tác
động "hiệu ứng nhà kính" quá mức, làm nhiệt độ trái đất nóng lên và gây biến
đổi khí hậu toàn cầu nên "hiệu ứng nhà kính" đã được nhắc đến thường xuyên
hơn. Vì vậy, tháng 12/1997 bản dự thảo về "nghị định thư Kyoto, nhằm cam
kết cắt giảm khí thải, hạn chế sự nóng lên của toàn cầu" được ký kết và chính
thức có hiệu lực vào tháng 02/2005, tính đến tháng 02/2009 đã có 181 nước ký
kết tham gia nghị định này, trong khi đó chỉ có 2 nước (Hoa Kỳ và Kazakhstan)
không tiến hành biện pháp cắt giảm khí thải nhà kính.
Theo các số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm lượng CO
2
toàn cầu sinh ra

từ các hoạt động của con người (công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt ) là
khoảng 22 tỉ tấn, ngoài ra còn có khoảng 7 tỉ tấn CO
2
được sinh ra từ tự nhiên
(cháy rừng, núi lửa ), trong khi đó, lượng CO
2
được hấp thu tối đa chỉ khoảng
18 tỉ tấn. Do đó, lượng CO
2
tích tụ lại trong khí quyển ngày càng nhiều. Ở Việt
Nam, các số liệu thống kê và dự báo lượng khí CO
2
sinh ra trong các năm từ
các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp cũng cho thấy như sau:
Nguồn
Lượng khí CO
2
sinh ra (triệu tấn/năm)
1993 2000 2010 2020
Công nghiệp 22,31 45,92 105,17 196,98
Nông nghiệp 48,19 52,50 57,20 64,70
22
Lâm nghiệp 31,25 4,20 -21,70* -28,40*
Tổng 101,75 102,62 140,67 233,28
(
*
)
là do có kế hoạch hạn chế cháy rừng, tăng cường diện tích rừng, cây
xanh sẽ hấp thụ khí CO
2

nên kết quả sinh ra CO
2
là âm.
Cơ chế của "hiệu ứng nhà kính" được giải thích như sau: do Mặt trời
chiếu ánh sáng hàng ngày xuống trái đất bằng các bước sóng ngắn xuyên qua
môi trường không khí trong suốt và được mặt đất hấp thụ, rồi sau đó bức xạ trở
lại ra ngoài không gian với nhiệt độ bức xạ thấp và truyền đi phần lớn bằng bức
sóng dài. Khi có sự hiện diện quá nhiều khí CO
2
và một số tác nhân khác trong
bầu khí quyển ngày càng tăng (đặc biệt là ở tầng đối lưu) tạo nên một màng
chắn chỉ cho phép bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời đi qua chiếu xuống
mặt đất, nhưng lại hấp thụ năng lượng ngăn cản sự bức xạ nhiệt dạng bước
sóng dài từ mặt đất ra ngoài không trung (giống như hiện tượng ánh nắng chiếu
vào nhà kính nhưng khó tỏa nhiệt trở ra ngoài), ngăn cản sự tỏa nhiệt làm cho
mặt đất ngày càng nóng lên.
6.4.3. Phá hủy tầng ozôn:
Tầng ozôn có tác dụng ngăn các tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống để
bảo vệ sự sống cho trái đất. Vào những năm 1970, người ta đã phát hiện chất
CFC (được sinh ra từ các hoạt động trong sản xuất công nghiệp và trong sinh
hoạt của con người) cùng với một số chất khí ô nhiễm khác trong không khí có
khả năng tạo phản ứng với ozôn, tác động làm mỏng dần và phá hủy lớp ozôn ở
tầng bình lưu, và đến năm 1985 các nhà khoa học cũng đã phát hiện lỗ thủng
tầng ozôn ở tầng bình lưu của vùng Nam cực. Sự phá hủy tầng ozôn sẽ làm
tăng tỉ lệ ung thư da, bệnh khô mắt, rối loạn miễn dịch, rối loạn hệ sinh thái
Do đó, vào tháng 9/1987 tại hội nghị toàn cầu ở Montreal, Canada đã ban hành
một nghị định về loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm
23
tầng ôzôn đó là "nghị định thư Montreal" đến nay đã có 175 quốc gia ký kết
thực hiện nghị định này.

6.4.4. Mưa acid:
Mưa acid là hiện tượng nước mưa có độ pH đo được < 5,6 trong khi thông
thường thì độ pH của nước mưa gần ở mức trung tính là bằng 7 hoặc thấp hơn
7 một chút. Do không khí bị ô nhiễm chứa nhiều khí SO
2
, SO
3
và một số khí
khác (CO
2
, NO
2
) đã kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các acid
và ngưng tụ thành mưa nên nhiều nơi trên thế giới đã hứng chịu những trận
mưa acid.
Tác hại của mưa acid: gây ô nhiễm nước và đất, ảnh hưởng đến thần kinh
của con người và động vật (do nuớc uống có chứa acid); hủy diệt cây rừng,
mùa màng; làm hoen gỉ rất mạnh nhà cửa, vật liệu kim loại; làm giảm độ bền
và phân hủy các vật liệu vải, giấy, da, các loại đá Ước tính mỗi năm Thế giới
thiệt hại khoảng 1.450 triệu đôla do mưa acid gây ra. Tại Việt Nam, theo số
liệu thống kê của Cục bảo vệ môi trường từ kết quả đo lường độ pH nước mưa
của các trạm quan trắc ở một số tỉnh thành vào những năm 2000, 2001 và 2002
cho thấy:
24
6.4.5. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu:
Ảnh hưởng tác động của ô nhiễm không khí trên khắp thế giới đã gây ra
hậu quả hết sức nghiêm trọng mà ngày nay toàn bộ dân số thế giới đang phải
đối mặt, gánh chịu và tìm cách ứng phó, đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thời tiết, khí hậu ở hầu hết các nước trên thế giới đều bị biến đổi, ngày càng
trở nên thất thường và khắc nghiệt hơn, các thiên tai, thảm họa xảy ra thường

xuyên và để lại nhiều hậu quả hết sức trầm trọng như: nhiệt độ tăng cao, hạn
hán kéo dài, lũ lụt bất thường và dữ dội, nhiều cơn bão thất thường và mạnh mẽ
đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản; động đất, sóng thần
7. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ KHỐNG CHẾ SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ:
7.1. Khống chế các nguồn nhằm giảm các tác nhân ô nhiễm:
Chính phủ cần ban hành các luật qui định về quản lý và kiểm soát môi
trường, thực hiện luật bảo vệ môi trường, quản lý và kiểm soát những nguồn và
các tác nhân gây ô nhiễm, nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Thay thế các trang thiết bị - phương tiện kỹ thuật cũ bằng trang thiết bị -
phương tiện kỹ thuật hiện đại, dây chuyền khép kín, xử lý tốt các chất thải, khí
thải trước khi thải ra môi trường. Công nghệ làm sạch không khí phải luôn
được hoàn thiện.
Chuyển các động cơ, lò đốt bằng nhiên liệu than đá, xăng dầu sang sử
dụng năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện Các động cơ, phương tiện
giao thông cần cải tiến sử dụng điện năng hay thiết kế bộ phận đốt cháy hoàn
toàn nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu cao cấp ít độc chất. Đồng thời, phải
kiểm soát và quản lý nồng độ các khí thải của các động cơ, phương tiện giao
thông, kiên quyết bắt buộc ngưng hoạt động đối với các động cơ, phương tiện
giao thông quá niên hạn sử dụng hay nồng độ khí thải vượt quá ngưỡng qui
định. Trong sinh hoạt hằng ngày (nấu nướng, thấp sáng ) hạn chế sử dụng các
loại nhiên liệu như: than đá, củi, dầu Ngoài ra, cần phải có biện pháp quản lý
chặt chẽ phòng chống cháy rừng, chống đốt phá rừng, hạn chế đốt rơm rạ và
25

×