Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO ASEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.83 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO ASEN
I . Giới thiệu chung về arsen .
1. Asen ( Thạch tín ) là gì .
Asen là tên Việt gọi nguyên tố số 33 lượng bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, tên Anh là
Arsenic.Nguyên tố Asen có kí hiệu là As. Asen tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999 thì Thạch tín là tên gọi thông
thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của
Asen hoá trị III (As
2
O
3
). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc.
Khi uống phải một lượng thạch tín (As
2
O
3
) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết
ngay tức khắc.
Asen thường có trong rau quả, thực phẩm, trong cơ thể động vật và người với nồng độ
rất nhỏ, gọi là vi lượng. Ở mức độ bình thường, nước tiểu chứa 0,005-0,04 mg As/L,
tóc chứa 0,08-0,25 mg As/kg, móng tay, móng chân chứa 0,43-1,08 mg As/kg.
Asen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 -2mg As/kg. Một số
quặng chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit, Trong các quặng này, Asen tồn tại ở
dạng hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước . Đã thấy một số mẫu quặng chứa
Asen cao 10 - 1000 mg As/kg hoặc hơn.
Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân.Asen tác động xấu đến hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị
nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút
cân, ung thư, giảm trí nhớ Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể,
nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất .


2. Asen có từ đâu ?
Sự phân bố rộng rãi của nguyên tố Asen được bắt nguồn từ quá trình địa hóa. Điều
này có nghĩa nồng độ của Asen gia tăng khi càng xuống sâu dưới các tầng đất hoặc
mạch nước ngầm.
Hai môi trường có khả năng tích tụ nồng độ Asen cao đó là tại khu vực vũng, vịnh kín
ở miền khí hậu khô hạn đến bán khô hạn, và tại những tầng nước ngầm có tính khử
mạnh, thường gặp ở vùng chứa nhiều lắng cặn phù sa với nồng độ sulphate thấp. Các
tầng lớp lắng cặn mỏng ở địa vực thấp, nơi có độ nghiêng thủy vực thấp, là khu vực
đặc trưng chứa nhiều Asen trong mạch nước ngầm.
Các tầng nước ngầm có nồng độ Asen cao thường ở độ sâu từ 20 đến 120m. Ở 20m,
cấu trúc địa chất chứa nhiều đất sét pha cát trộn lẫn với kankar. Xuống đến độ sâu
120m, đất cát mịn pha sét có thể chứa nồng độ Asen lên đến 550 µg/L.
Ở dưới tầng đất ngầm, Asen thường xuất hiện nhiều trong các hỗn hợp khoáng tạo đá
(ví dụ: ô-xít sắt, đất sét, hoặc các hỗn hợp khoáng sulphide). Rất nhiều Asen bị kết
dính trong các hỗn hợp khoáng pyrite ở lưu vực phù sa. Đáng chú ý là trong quá trình
bơm nước lên từ những khu vực giếng sâu làm hạ thấp mực nước ngầm; ô-xy theo đó
sẽ xâm nhập vào thúc đẩy quá trình ô-xy hóa khoáng pyrite. Quy trình phản ứng ôxy-
hóa khoáng pyrite cũng đồng nghĩa với việc giải phóng nguyên tố Asen vào môi
trường nước.
Càng xuống sâu dưới các tầng địa chất của một số địa vực đã nêu, nồng độ Asen cao
hơn.Ở trong những tầng địa chất này, phản ứng ô-xy hóa đối với khoáng chất sulphide
diễn ra càng mạnh và vì thế, giải phóng một lượng Asen lớn hơn.Ở môi trường có độ
ẩm càng cao, các hỗn hợp khoáng sulphide tham gia vào quá trình phong hóa càng
nhanh chóng. Khoáng pyrite là một trong những điển hình của hỗn hợp khoáng kém
ổn định nhất trong quá trình va chạm với phong hóa.
Quy trình các phản ứng ô-xy hóa diễn ra:
+ Ở dạng ion:
FeAsS + O
2
+ H

2
O H
2
AsO
4
-
+ H
3
AsO
3
+ SO
4
2-
+ H
+
+ FeOOH
+ Ở dạng hoàn chỉnh:
FeAsS + O
2
+ H
2
O H
3
AsO
4
+ H
3
AsO
3
+ H

2
SO
4
+ FeOOH
Asen là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực
phẩm. Ngoài ra, ô nhiễm cũng do tác động của con người như gần các nhà máy hoá
chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước Do vậy, Asen có thể có trong
nước máy, ao hồ, bể lọc, nước đun sôi, thậm chí cả nước đóng chai.
Sự tuần hoàn khắp toàn cầu của Asen cho thấy thiên nhiên đưa vào bầu khí quyển
45.000 tấn Asen/năm, trong khi các nguồn nhân tạo đưa thêm vào bầu khí quyển
khoảng 28.000 tấn Asen/năm. Asen tồn tại trong một chu trình kín: từ quá trình phong
hóa các đá chứa Asen, từ các hoạt động của con người sẽ phát thải một lượng Asen
vào môi trường đất, nước và không khí. Các dạng Asen trầm tích trong môi trường
nước (dạng hòa tan hay các chất lơ lửng), một phần trở lại môi trường đất, không khí;
một phần đi vào các vi sinh vật, động - thực vật, các loài thủy sinh và cơ thể con
người.
3. Độc tính của asen đối với con người .
Điều nguy hiểm là Asen không bị phá hủy trong môi trường mà chỉ chuyển đổi dưới
các dạng hợp chất khác nhau thông qua các phản ứng hóa học hay dưới tác động của
vi sinh vật. Hợp chất của Asen có thể tan trong nước (hầu hết là Asen hữu cơ –
arsenobetaine), ít độc hơn nhiều so với Asen vô cơ.
Con người thường phơi nhiễm Asen qua không khí, nước uống và thực phẩm, trong
đó thực phẩm là nguồn Asen lớn nhất (chiếm tỉ lệ cao nhất là thủy sản, tiếp theo là
gạo, nấm và gia cầm). Hải sản chứa phần lớn Asen ở dạng hữu cơ, ít độc hơn nhiều so
với Asen vô cơ.Hợp chất vô cơ gồm asenite là dạng rất độc và asenate ít độc hơn. Hầu
hết hợp chất Asen tìm thấy trong nước uống là Asenite hóa trị III hay Asenate hóa trị
V.
Asen vô cơ được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và hấp thu kém hơn qua đường hô
hấp và rất kém qua da (WHO, 2001). Sau khi hấp thu, Asenic vô cơ sẽ được phân phối

khắp cơ thể. Asenate trong cơ thể sẽ biến thành asenite (III) thông qua một số phản
ứng ở ruột trước khi hấp thu. Sau đó, Asenite được methyl hóa thành
monomethylarsonic acid (MMA) và dimethylarsinic (DMA), sau đó được tiết qua
nước tiểu.Asen vô cơ và các chất chuyển hóa của chúng có thời gian bán hủy vào
khoảng từ 2 – 4 ngày.Một vài nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau ở mức độ methyl
hóa giữa những người khác nhau tùy thuộc độ nhạy của mỗi người. Đối với các Asen
hữu cơ thường có trong các hải sản thì được hấp thu và được thải qua nước tiểu
(WHO, 2001).
Hàm lượng Asen trong nước sinh hoạt phải < 0.01 mg/l mới đạt yêu cầu. Theo thống
kê của tổ chức y tế thế giới WHO cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử
dụng nước sinh hoạt có nồng độ >0.01 mg/l. Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của
Asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim
mạch (tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch
vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da,
sừng hoá, ung thư da ), đái tháo đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu
hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh - ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 -
20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc Asen sẽ chuyển sang ung thư và tử vong.
Nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường cho biết, có đến 4,6% dân
cư bị rối loạn sắc tố da, 32% bị rối loạn vận mạch, 32% có biểu hiện bệnh lý thai sản
(nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sảy thai ), 4% xuất hiện khối u tại những
gia đình có sử dụng nước uống nhiễm độc Asen từ 3 năm trở lên.
Nước bị nhiễm Asen vô cơ có nguy cơ cao đối với sức khỏe, đe dọa rất lớn đối với sức
khỏe cộng đồng, nhất là đối tượng phụ nữ có thai.
Asen có thể qua nhau thai vào bào thai gây ra nhiều tổn thương lâu dài, gây ra nhiều
nguy cơ không mong muốn vào vòng đời của trẻ và có thể gây sẩy thai sớm.
Asen là một chất gây ung thư và phơi nhiễm lâu dài với nước bị nhiễm Asen có thể
gặp những tác hại lâu dài đối với sức khỏe và có thể tử vong như: loét da, hoại tử và
nhiều dạng ung thư khác như ung thư da, ung thư đường tiêu hóa, tiết niệu và gan.
Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong
nước uống, Asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương

tiện thử, không thể biết. Việc phát hiện người nhiễm Asen rất khó nhất là với những
người nhiễm độc Asen mạn tính do những triệu chứng của bệnh phải vài năm sau mới
xuất hiện.
II. Tình hình ngộ độc Asen trên Thế Giới và Việt Nam .
1. Tình hình ngộ độc Asen trên Thế Giới .
Asen (thạch tín) trong nguồn nước sinh hoạt là vấn đề nguy hiểm của nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc, Mỹ, Ca-
na-đa, Mê-hi-cô
Vị Trí Các Nước Nhiễm Asen Trên Thế Giới (21/9/2005):
Hàm lượng Asen trong nước mưa (µg/l) ở Thái Bình Dương là 0,6; Nhật 1,6; Thụy
Điển 2,5; vùng không bị nhiễm ở Bắc Âu là 0,005 -0,018(trung bình là 0,08) ;
vùng ô nhiễm ở Bắc Âu là 3,6-84 (trung bình là 12,3)
Hàm lượng Asen ở thế giới trong nước biển 3,7; ở nước sông là 4; trong nước sông
ở Mỹ là 1,5; Nhật 1,7; Liên Bang Đức 3,6; Thụy Điển 0,2-10; Anh là 15
Hàm lượng Asen trong nước dưới đất (µg/l) ở Nauy là 0,002-11 (trung bình là
0,02); ở Ireland 0,2-0,4; Liên Xô 3; Nhật 0,3-3,4; Mỹ 1-6; Thụy Điển 0,08-22.
Băng-la-đét, nơi
được đánh giá là
có mức ô nhiễm
cao trên thế giới,
với nguy cơ gây
tử vong hàng
trăm nghìn
người.Tại các nước phát triển, Asen cũng có được tìm thấy trong nước và các hoạt
động công nghiệp như khai khoáng.
Hiện tượng nước uống nhiễm độc Asen không chỉ đe dọa người dân Banglađét:
các nghiên cứu mới đây cho thấy, vấn đề này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân ở 17 nước trên thế giới - trong số đó có nửa tỷ dân ở khu vực châu thổ
sông Hằng.
Tại Tây Bengal (Ấn Độ) và Bangladesh, các nghiên cứu y tế cho thấy có khoảng

200.000 người ở Tây Bengal và vài nghìn người ở Bangladesh bị nhiễm độc Asen.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi sự kiện một nửa dân số Bangladesh (khoảng 77
triệu người) bị phơi nhiễm chất asen (thạch tín) do dùng nước giếng là “vụ đầu độc
lớn nhất trong lịch sử". Các nhà khoa học gọi nước giếng ở Bangladesh là “nước
quỷ”.
Theo kết quả nghiên cứu 10 năm của một nhóm nhà khoa học Mỹ, Colombia và
Bangladesh. Bác sĩ trưởng nhóm Habibul Ahsan, thuộc trung tâm y tế trường đại
học Chicago (Mỹ), nhận định: "Hàng chục triệu người dân Bangladesh có nguy cơ
chết yểu cao. Cần phải hành động khẩn cấp để giảm mức phơi nhiễm chất asen và
tìm các nguồn nước thay thế an toàn hơn” .
90% dân số Bangladesh dùng nước giếng để nấu ăn và uống
Là chất độc được dùng phổ biến ở thế kỷ 19 nhưng ở Bangladesh, Asen hiện diện
một cách tự nhiên trong các mạch nước ngầm.
Theo bác sĩ Ahsan, Bangladesh không phải là quốc gia duy nhất có nước ngầm
chứa asen. Vùng Tây Bengal của Ấn Độ, Argentina, Chile, một phần Mexico và
các bang Nevada, New Mexico và New Hampshire của Mỹ cũng có nước ngầm
nhiễm asen nhưng hàm lượng không cao bằng Bangladesh.
Các nhà khoa học quốc tế nói trên nghiên cứu chất Arsen trong nguồn nước giếng
ở Bangladesh vì 90% dân số nước này chủ yếu dùng nước giếng để nấu ăn và
uống, mức độ nhiễm độc rộng lớn vì kể từ thập niên 1970, UNICEF (Quỹ Nhi
đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc) và các tổ chức phát triển cộng đồng khác chủ
trương xây giếng bơm nước ngầm cung cấp “nước sạch” cho mỗi làng ở
Bangladesh nhưng không kiểm tra hàm lượng asen.
Mục đích cuộc nghiên cứu của nhóm khoa học gia nói trên là xác định mối liên
quan giữa nguy cơ tử vong và việc uống nước giếng bị nhiễm asen ở cấp độ cá
nhân. Các nhà nghiên cứu đã đo hàm lượng Arsen trong nước uống và nước tiểu
của 12.000 người sống trong một quận ở thủ đô Dhaka sử dụng nước giếng có hàm
lượng asen cao.
Cuộc nghiên cứu sau đó mở rộng sang 20.000 người ở các vùng có nước ngầm
nhiễm Arsen với hàm lượng thấp. Bác sĩ Ahsan nhìn nhận: "Chúng tôi biết hàm

lượng Arsen cao tác hại như thế nào nhưng chúng tôi chưa biết mức hàm lượng
asen thấp nhất gây hại cho con người”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 12.000 đối tượng nghiên cứu nói trên có hơn
20% trường hợp tử vong do nhiễm chất Arsen lâu dài.
Các biểu hiện lâm sàng ban đầu của bệnh nhiễm độc Asen là chứng sạm da (melanosis) và
dày biểu bì (keratosis); những người bị nhiễm độc Asen nhiều năm có thể bị hoại thư hoặc
ung thư da (những người đã uống nước nhiễm độc Asen khoảng 30 năm).
Các khu mỏ khai thác và chế biến quặng thiếu biện pháp phòng ngừa làm ô nhiễm Asen
trong nước và đất. Ví dụ tại vùng Ronphiboon, Thái Lan đã phát hiện gần 1000 người bị
mắc bệnh nhiễm độc Asen mãn tính, trong đó 1 người đã chết và 20 người được chuẩn đoán
là bị ung thư da do nhiễm độc Asen. Hơn 80% học sinh trong vùng có hàm lượng Asen cao
trong tóc và móng tay. Các xét nghiệm lâm sàng tại Nhật cho thấy trong số 29 người uống
nước giếng bị ô nhiễm Asen có 27 người (93%) mắc bệnh xạm da và 22 người (76%) mắc
bệnh tăng sừng hoá bẩm sinh gan bàn chân (palmoplantar hyperkeratosis). Nguyên nhân ô
nhiễm Asen chủ yếu là do khai thác quặng thiếc và antimon ở Ronphiboon trong hơn 60 năm
qua, trong quặng có hàm lượng arsenopyrit dưới 1%. Dân cư trong vùng dùng nước giếng
nông (2-3 m, đôi khi tới 8 m).
Việc khai đào các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sulfur, làm gia tăng quá trình phong
hoá, bào mòn và tạo ra một khối lượng lớn đất đá thải có lẫn arsenopyrit ở gần khu mỏ. Tại
các nhà máy tuyển quặng, arsenopyrit được tách ra khỏi các khoáng vật có ích và phơi ra
không khí.
Arsenopyrit bị rửa lũa, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn As được đưa vào môi trường xung
quanh.
Arsenopyrit là khoáng vật sulfur có As và Fe: FeAsS khi phơi lộ ra không khí ẩm, nó nhanh
chóng bị oxy hoá tạo thành hợp chất arsenat:
4FeAsS + 13O
2
+ 6H
2
O 4 FeSO

4
+ 4H
3
SO
4
Arsenat trong môi trường tự nhiên dễ dàng chuyển hoá thành H
2
AsO
4
-2
và HAsO
3
-
di chuyển
trong nước, hấp thụ vào trong đất, trong bùn và thực vật.
Sự ô nhiễm As ở Ronphiboon xảy ra do nước từ dãy núi Ron Na - Suang Chan chảy đến,
ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nước dưới đất. Đất có chứa nhiều chất hữu cơ và sắt có khả
năng hấp phụ Asen tốt nên cũng bị ô nhiễm nặng.
Năm 1991, lần đầu tiên thế giới phát hiện ra ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại Đài
Loan.Số người bị ảnh hưởng lên tới 100.000.Tại Đài Loan, một phụ nữ chết thình lình
với dấu hiệu chảy máu, mũi, mồm, tai và mắt. Khám phá đầu tiên được chẩn đoán là
chất vì ngộ độc thạch tín.Nguyên nhân của cái chết là người này uống Vitamin C mỗi
ngày.Vitamin C tự nó không thành vấn đề. Vấn đề là bà ta ăn nhiều tôm vào bữa tối.
Ăn tôm cũng không thành vấn đề vì nhiều người trong gia đình bà ta cũng ăn tôm tối
hôm đó.
Tuy nhiên, cùng lúc bà ta lại uống Vitamin C. Đó chính là vấn đề.Các nhà nghiên cứu
thuộc đại học Chicago ở Mỹ qua một thí nghiệm đã tìm ra vỏ mềm của tôm chứa
nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As
2
O

5
). Những thực phẩm
tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Khi uống Vitamin C vào, phản ứng
hoá học xảy ra, Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203) là
chất thường dùng để vẽ viền vàng các chén đĩa. Chất Arsenic độc này làm tê liệt các
mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi,
miệng. Vậy khi uống Vitamin C, không nên ăn tôm có vỏ.
Một sự kiện có ý nghĩa thức tỉnh người ta về độc tính của dư lượng Asen trong đất
xảy ra cách đây gần 100 năm ,ở Hunggari.Những người trồng nho thường rửa
những chiếc máy phun thuốc có chứa Asen để chống loài rệp ăn rễ cây nho trồng
trên sườn đồi .Sau đó ,người ta không dùng Asen làm thuốc trừ sâu trong nghề
trồng nho nữa ,và người ta quên khuấy đi khu đất này .Nhưng rồi nó được nhớ lại
khi xảy ra một chuyện ,cả một gia đình chết dần do ngộ độc Asen .Gia đình này
xây nhà ở gần khu đất trước kia trồng nho,trong đó có 1 giếng nước đào lấy
nước .Hai người đầu trong gia đình đó bị chết chưa gây nghi ngờ gì ,nhưng đến
người thứ babị chết thì người ta thấy lo sợ,bắt đầu đi tìm nguyên nhân .Thủ phạm
chính là Asen .Các bạn có thể liên tưởng quá trình nhiễm độc Asen trong trường
hợp này .Nước giếng đào dùng trong ăn uống hằng ngày;rau quả thu hái trên nền
đất tiềm tàng Asen ,và cũng tính đến cả không khí chứa bụi đất lẫn Asen ,là những
mắt xích tích tụ Asen trong cơ thể họ,cho đến mức nguy hiểm ,mà không hay biết !
+Một chuyện nữa người ta cần phải tính toán đến việc đổ bừa bãi chất thải độc vào
môi trường.Năm 1871 ,ở CHLB Đức ,người ta quyết định chôn 2800 tấn sữa vôi
có chứa 10% Asen ở một khu mỏ ngừng sản xuất gần Pâyna.Nhưng thay vào việc
chở đi chôn ,một số lái xe tải đã đổ thứ này vào những bãi rác trên vùng đất phía
Bắc sông Ranh-Vetxphalen .Chỉ cần 280 tấn Asen chứa trong lượng chất thải nói
trên đủ giết chết toàn bộ nhân loại .
+Đối với những người lái xe tải thì không có nguy hiểm gì xảy ra.Nhưng khi sữa
vôi có chứa As khô đi,gió tung bụi làm cho khí trời vùng này trở nên độc .Đương
nhiên ,điều nguy hiểm nữa xảy ra là,As bị rửa trôi làm nhiễm độc các nguồn
nước,các khu vực lân cận

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bị nhiễm Asen hàm lượng thấp lâu dài có thể
mắc bệnh ung thư bàng quang, phổi hoặc da, suy thận và đau tim.
Trước đây cũng có những cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của chất Asen
hiện diện trong nước sinh hoạt nhưng chỉ chú trọng đến các nhóm người.Lần này
nghiên cứu đi sâu vào từng cá nhân.
Thách thức lớn nhất mà chính phủ và cộng đồng quốc tế đang đương đầu là làm
cách nào khử Asen trong nước ngầm.Việc này rất khó. Bác sĩ Ahsan nhấn mạnh:
"Đây là một vấn đề nan giải đối với Bangledesh, một nước nghèo, đông dân”.
2. Tình hình ngộ độc Arsen ở Việt Nam .
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ô nhiễm Asen trong nước
ngầm đã được tìm thấy tại nhiều nơi ở miền Bắc, miền Nam.
Dựa vào nguồn gốc và đặc điểm di chuyển, tập trung của As có thể chia lãnh
thổ Việt Nam ra 3 kiểu vùng có khả năng ô nhiễm As chủ yếu như sau: miền núi, đồng
bằng, đới duyên hải.
Theo thống kê ban đầu của UNICEF, tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người có nguy
cơ bị bệnh do tiếp xúc với Asen. Qua những số liệu thu thập được cho thấy sự ô nhiễm
Asen ở miền Bắc cao hơn miền Nam.
Vấn đề Asen (thạch tín) gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân tại nhiều
địa phương trong cả nước đã được nói tới nhiều trong thời gian qua.
Báo Tiền phong đã có bài phản ánh tại thôn Thống Nhất (Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây) có
tới 22 người bị chết
do ung thư mà nguyên nhân được xem là do nguồn nước nhiễm Asen cao gấp 17-30
lần mức độ cho phép (do Cty cổ phần hóa chất và công nghệ nước quốc tế đo).
Nước
giếng
khoa
n ở
nhiều
nơi ô
nhiễ

m
Asen
nặng
Ngày 21/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục Y tế dự phòng; Viện Y học lao động và vệ
sinh môi trường (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc tọa đàm khoa học về xử lý Asen tại hộ gia đình.
Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp khả thi.
Hiện nay, những số liệu thu thập được cho thấy sự ô nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn miền
Nam.
Đáng chú ý là cả vùng đồng bằng sông Hồng đều nằm trong tình trạng đáng lo ngại về mức
độ ô nhiễm Asen. TS Trần Hữu Hoan – Viện Hóa học công nghiệp cho biết: Việt Nam đã
được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm Asen của thế giới.
Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên,
Kim Bảng, Thanh Liêm (Hà Nam) một cách ngẫu nhiên của Viện Địa lý thuộc Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam thực hiện từ năm 2001 hàm lượng Asen trong nước ngầm qua
xét nghiệm mẫu nước của 56 giếng khoan của những nơi này mức độ ô nhiễm Asen rất cao.
UNICEF khẳng định mức độ ô nhiễm Asen của Hà Nam nghiêm trọng như ở Bangladesh
nơiđược đánh giá là có độ ô nhiễm Asen cao trên thế giới.
Khảo sát của các chuyên gia tại 3 xã Hòa Hậu, Bồ Đề và Vĩnh Trụ (Hà Nam) đã phát hiện
28,3% bị các bệnh về da (so với tỷ lệ trung bình cả nước là 3-5%).
Tại 3 xã này tỷ lệ ung thư các bộ phận tiêu hóa và tiết niệu cao hơn các dạng ung thư khác,
có 31 trường hợp thiếu máu trong đó 28 người thiếu máu có liên quan đến nhiễm độc Asen
mãn tính.
UNICEF cho rằng sự ô nhiễm Asen ở phía Nam của Hà Nội là vấn đề nghiêm trọng nhất ở
Việt Nam hiện nay.
Qua nghiên cứu 500 giếng khoan vào mùa khô tại một số khu vực như Quỳnh Lôi (quận Hai
Bà Trưng), Viện KHCNMT Liên bang Thụy Sỹ và Liên đoàn địa chất thủy văn – công trình
miền Bắc nhận thấy có tới với 34% số điểm mẫu vượt quá hàm lượng cho phép.
Hiện nay, hàm lượng Asen trong nước ở khu vực Hà Nội có xu hướng cao hơn so với 5 - 6
năm trước.
Theo điều tra của UNICEF, Asen có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được hình thành

từ nghìn năm trước tại Việt Nam, với nồng độ khác nhau. Thạch tín từ đá tan vào các mạch
nước ngầm. Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm Asen.
Ở Việt Nam vào đầu những năm 1990, vấn đề ô nhiễm Asen được biết đến qua các
nghiên cứu của Viện Địa chất và các Liên đoàn địa chất về đặc điểm địa chất thủy văn và đặc
điểm phân bố Asen trong tự nhiên, các dị thường Asen. Theo nghiên cứu khảo sát phân tích
nước bề mặt và các nguồn nước đổ ra sông Mã ở khu vực Đông-Nam bản Phúng, hàm lượng
Asen trong các mẫu nước đều vượt quá 0,05mg/l
Từ 1995 đến 2000, nhiều công trình nghiên cứu điều tra về nguồn gốc Asen có trong
nước ngầm, mức độ ô nhiễm, chu trình vận chuyển đã tìm thấy nồng độ Asen trong các
mẫu nước khảo sát ở khu vực thượng lưu sông Mã, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên,
Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa đều vượt Tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh
hoạt của Quốc tế và Việt Nam.
Trước tình hình đó, trong hơn 2 năm (2003-2005), Chính phủ Việt Nam và UNICEF
đã khảo sát về nồng độ Asen trong nước của 71.000 giếng khoan thuộc 17 tỉnh đồng bằng
miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả phân tích cho thấy, nguồn nước giếng khoan của các tỉnh
vùng lưu vực sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương đều bị nhiễm
Asen.
Ở miền Nam: các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thuộc lưu vực sông Mê Kông đều bị
nhiễm Asen rất cao. Tỷ lệ các giếng có nồng độ Asen từ 0,1mg/l đến > 0,5 mg/l (cao hơn
Tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới 10-50 lần) của các xã dao động
từ 59,6 - 80%.
Tại An Giang có tới 40% số giếng bị nhiễm Asen dưới 50ppb, 16% nhiễm trên 50ppb. Tình
trạng nhiễm Asen tập trung tại 4 huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Đã phát
hiện 544 trong số gần 2.700 giếng khoan có nguồn nước bị nhiễm Asen.Trong số giếng bị
nhiễm thạch tín có 100 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn nước sạch về ăn
uống, 445 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn về nước sạch sinh hoạt.
Đáng chú ý, huyện Tân Hồng, nơi bị nhiễm Asen nặng nhất tỉnh Đồng Tháp, có số
người chết vì bệnh ung thư cao bất thường. Bác sĩ Đoàn Văn Thành, Phó Giám đốc Trung
tâm Y tế huyện Tân Hồng, cho biết huyện này có 350-400 ca tử vong/năm, trong đó do ung
thư chiếm tỉ lệ khá cao. Tình hình cũng đáng báo động, khi có trên 67% số mẫu trong tổng số

2.960 mẫu nước ngầm được khảo sát đã phát hiện nhiễm Asen. Trong đó, huyện Thanh Bình
có tỷ lệ nhiễm Asen cao với 85% số mẫu thử có hàm lượng trên 50ppb.
Trên 51% số mẫu thử trong tổng số hơn 3.000 mẫu được khảo sát phát hiện đã nhiễm
Asen tại Kiên Giang. Có thể thấy tình trạng ô nhiễm Asen trong nguồn nước của các giếng
khoan tại các xã là rất nghiêm trọng. Tỷ lệ các giếng có nồng độ Asen cao >0,1 mg/l (gấp
hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép) ở hầu hết các xã chiếm từ 70% - 96%, trừ Mai Động có tỷ lệ
thấp hơn (46%).
Năm 2008, Trung tâm Y tế dự phòng huyện An Phú, tỉnh An Giang tiến hành khám lâm
sàng, lấy mẫu tóc, mẫu nước tiểu của người dân để kiểm tra. Kết quả: 164/337 mẫu tóc và
141/339 mẫu nước tiểu được kiểm tra có nồng độ Asen vượt mức cho phép.
Năm 2009, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu
môi trường Quốc tế thuộc Viện Khoa học - Công nghệ Gwangju - Hàn Quốc lấy mẫu tóc
người dân nơi có giếng khoan nhiễm Asen để kiểm tra.
Kết quả, trong hơn 200 mẫu tóc của phụ nữ và bé gái, 63% có asen tích lũy. “Đặc biệt,
có những mẫu tóc bé gái mới 7 tuổi nhưng lượng asen tích lũy trong tóc cao gấp nhiều lần
mức cho phép. Điều này cho thấy ngay từ khi 1 tuổi, các bé đã bắt đầu nhiễm Asen rồi”
Tại Long An, trong tổng số 4.876 mẫu nước ngầm được khảo sát có 56% số mẫu
nhiễm Asen.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, có nơi như quận Phú Nhuận mật độ giếng khoan tới 900
giếng/km
2
. Việc khoan giếng và khai thác nước dưới đất không có kế hoạch sẽ làm tăng khả
năng ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn nước dưới đất. Mức độ ô nhiễm Asen (thạch
tín) trong nước ngầm, nước đóng chai, nước cấp nông thôn, trong đất ở Thành Phố Hồ Chí
Minh là không đáng kể, có thể xem là chưa bị nhiễm bẩn Asen.
- Tại miền Bắc, ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại nhiều khu vực như Hà Nam, Hà Tây
(cũ) và một số khu vực ở Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương.
Tỉnh Hà Nam là địa phương có nguồn nước bị ảnh hưởng ô nhiễm Asen nhiều
nhất.
Báo cáo của UNICEF Việt Nam cho thấy mức độ ô nhiễm Asen ở Hà Nam là

nghiêm trọng, với 62% xét nghiệm nước giếng khoan ở Hà Nam có nồng độ Asen
trên 0,05mg/lít. Trong khi theo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của Việt Nam
hiện nay, mức Asen đối với nước ăn uống là 0,01mg/lít.
- Asen trong nước ngầm ở Hà nội
Những phát hiện của Đỗ Trọng Sự từ giữa thập niên chín mươi
Từ năm 1996, 1997 Đỗ Trọng Sự đã phát hiện sự nhiễm độc Asen (thạch tín) trong
nước dưới đất ở Hà nội, trong đó có phường Quỳnh Lôi. 27,9% số mẫu phân tích
(12 mẫu) lấy trong tầng Holoxen, 6% số mẫu trong tầng Pleistoxen có nồng độ
asen lớn hơn 0,05 mg As/L.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu y tế về nhiễm độc Asen nguồn tự nhiên bước đầu cũng đã được
tiến hành. Việc điều tra y tế được tiến hành ở 128 hộ (gồm 957 người lớn và 191 trẻ em dưới
5 tuổi thuộc dân tộc ít người ở 4 bản thuộc xã Bó Xinh, huyện Sông Mã, Sơn La (Bản Phúng,
Nà Hin, Bang Mon, Hin Hụ) theo phương pháp dịch tễ học Kenneth J. Rathman. Bản Phúng
và Nà Hin là hai bản không nằm trong vùng có hàm lượng Asen cao, nước sinh hoạt là nước
suối có lưu lượng lớn 300-500 l/s; Hin Hụ và Bang Mon nằm trong đới biến đổi nhiệt dịch có
hàm lượng Asen cao, nước sinh hoạt là nước khe có hàm lượng Asen cao (0,43-0,72 mg/l),
vượt nhiều lần so với mức cho phép (<0,05 mg/l). Một số kết luận được rút ra dưới đây.
Đặc điểm địa chất của vùng được điều tra là hai bản Hin Hụ và Bang Mon nằm trong vùng
có hàm lượng Asen cao trong trong quặng gốc, vỏ phong hoá và trong nước suối. Dân tại bản
Hin Hụ và Bang Mon có hàm lượng arsen trong tóc và móng tay tăng cao.
Số liệu điều tra cho thấy dân Bản Phúng, Nà Hin có hàm lượng arsen trong nước tiểu thấp
hơn tiêu chuẩn cho phép (50 µg/l), còn ở bản Hin Hụ và Bang Mon đều cao hơn tiêu chuẩn
cho phép.
Hàm lượng trung bình của Asen trong tóc, móng chân, móng tay của cư dân sống ở hai bản
Hin Hụ và Bang Mon cao hơn so với cư dân sống ở hai bản Bản Phúng và Nà Hin.
Từ các kết quả nêu trên kết hợp với 31 triệu chứng sớm liên quan tới nhiễm độc Asen mãn
tính, đã xác định cư dân sống ở các bản Hin Hụ và Bang Mon có biểu hiện nhiễm độc Asen
mãn tính. Ngoài ra đã xác định được những yếu tố lẫn lộn về vệ sinh môi trường và dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ góp phần làm tăng hôi chứng nhiễm độc Asen mãn tính ở hai bản Hin Hụ
và Bang Mon, qua đó làm tăng trội theo một số bệnh như sốt rét, tiêu hoá, tâm thần, bệnh

xương khớp, tim mạch, phổi.
Tại hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Duy Bảo, Viện Y học lao động và vệ sinh môi
trường (Bộ Y tế) cho biết, theo kết quả của đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của ô
nhiễm Asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng
đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục" cho thấy tỷ lệ
bệnh nhiễm độc Asen mãn tính (mức độ nhẹ) trong cộng đồng dân cư sử dụng
nước ô nhiễm Asen để ăn uống tại đây là 1,6%.
Qua kiểm tra tình hình sức khỏe của 3.700 người dân sử dụng nguồn nước ngầm
có ô nhiễm Asen trên 0,05 mg/L để ăn uống và sinh hoạt tại 8 tỉnh đồng bằng sông
Hồng cho thấy một số biểu hiện bệnh lý liên quan đến Asen như bị suy nhược thần
kinh chiếm 64,7%; rối loạn vận mạch chiếm 32,8%; bệnh lý về thai sản chiếm
32,7%; rụng tóc (25,6%), rối loạn cảm giác (19%)
Nguy cơ nước uống bị nhiễm độc bởi Arsen (thạch tín) đã được phát hiện từ lâu trên
Thế Giới và ở nước ta, vấn đề này mới được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong nước .
Không chỉ có Qùynh Lôi mà cả Hà nội, cả đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long,
không chỉ có miền xuôi mà cả miền núi, không chỉ có nước giếng khoan mà cả nước
suối, nước mỏ, nước từ các khe đá cũng có thể gặp rủi ro.
Cách phát hiện, phòng chống nhiễm độc asen như thế nào là vấn đề đang quan tâm
không chỉ của người dân lao động mà của cả cấp lãnh đạo.
Theo Ô. David G Kinniburgh, chuyên gia địa hoá người Anh, đang làm việc cho
British Geological Survey, hôm 29/6/2000 cùng các thành viên khác của UNICEF có
đến thăm Viện Hoá học CN, thì Asen có trong tất cả đá, đất, các trầm tích (sediment)
được hình thành từ nhiều ngàn năm trước, với các nồng độ khác nhau; trong những
điều kiện nhất định nó có thể tan vào trong nước, điều này xảy ra ở các vùng châu thổ
rộng lớn, ở chỗ trũng trong nội địa, gần các mỏ, gần các nguồn địa nhiệt (geothermal
sources); đồng bằng Bắc bộ có điểm tương đồng với Băng-la-đét ở đây có khoảng 1
50.000 giếng, phần lớn được lắp đặt từ năm 1992 đến nay. Nước ngầm chỉ mới được
sử dụng gần đây; còn Asen sau nhiều ngàn năm nằm yên, có thể trào ra ngay lập tức.
Cũng theo Ô. David thì cả châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long đều có rủi ro.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị các bệnh do Asen gây ra nên các giải pháp
khắc phục chủ yếu vẫn dựa trên các biện pháp dự phòng.
Như vậy, hội thảo là dịp để các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học ủng hộ, giúp
đỡ, tài trợ cho Việt Nam thực hiện nhiều dự án, chương trình bảo vệ môi trường và
bảo vệ sức khỏe cộng đồng có hiệu quả.
III. Cơ chế gây độc
Cơ chế gây độc của arsen lên cơ thể sinh vật
As tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Trong hợp chất thì hợp chất của As(III) là độc nhất. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp As vào nhóm độc loại A gồm: Hg, Pb, Se, Cd, As. Người bị nhiễm độc As
thường có tỷ lệ bị đột biến NST rất cao. Ngoài việc gây nhiễm độc cấp tính As còn gây độc mãn tính do tích
luỹ trong gan với các mức độ khác nhau, liều gây tử vong là 0,1g ( tính theo AS2O3)
Từ lâu, arsen ở dạng hợp chất vô cơ đã được sử dụng làm chất độc (thạch tín), một lượng lớn arsen
loại này có thể gây chết người, mức độ nhiễm nhẹ hơn có thể thương tổn các mô hay các hệ thống của cơ thể.
Arsen có thể gây 19 loại bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh nan y như ung thư da, phổi.
Sự nhiễm độcArsen được gọilà arsenicosis. Đó là một tai họa môi trường đối với sức khỏe con người.
Những biểu hiện của bệnh nhiễm độc Arsen là chứng sạm da (melanosis), dày biểu bì (kerarosis), từ đó dẫn đến
hoại thư hay ung thư da, viêm răng, khớp Hiên tại trên thế giới chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh
nhiễm độc Arsen.
Arsen ảnh hưởng đối với thực vật như một chất ngăn cản quá trình trao đổi chất, làm giảm năng suất
cây trồng.
Tổ chức Y tế thế giới đã hạ thấp nồng độ giới hạn cho phép của arsen trong nước cấp uống trực tiếp
xuống 10 ụ,g/l. USEPA và cộng đồng châu Âu cũng đã đề xuất hướng tới đạt tiêu chuẩn arsen trong nước cấp
uống trực tiếp là 2-20 ụ,g/l. Nồng độ giới hạn của arsen theo tiêu chuẩn nước uống của Đức là 10 ụ,g/l từ tháng.
Con đường xâm nhập chủ yếu của arsen vào cơ thể là qua con đường thức ăn,ngoài ra còn một lượng
nhỏ qua nước uống và không khí.
Cơ chế gây độc của arsen là nó tấn công vào các nhóm sulfuahydryl của enzym làm cản trở hoạt động
của các enzym.
Arsen (III) ở nồng độ cao làm đông tụ các protein do arsen(III) tấn công vào liên kết có nhóm
sunphua.
Tóm lại, tác dụng hóa sinh chính của arsen là: làm đông tụ protein; tạo phức với coenzym và phá hủy

quá trình photphat hóa tạo ra ATP.
Các chất chống độc tính của arsen là các hóa chất có chứa nhóm - SH như 2,3 - dimecaptopropanol
(HS - CH
2
- CH - CH
2
OH) chất này có khả năng tạo liên kết với SH
AsO
3
2-
nên không còn để liên kết với nhóm - SH trong enzym.
Hàm lượng As trong cơ thể người khoảng 0.08-0.2 ppm, tổng lượng As có trong người bình thường
khoảng 1,4 mg. As tập trung trong gan, thận, hồng cầu, homoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da,
phổi, tóc. Hiện nay người ta có thể dựa vào hàm lượng As trong cơ
thể con người để tìm hiểu hoàn cảnh và môi trường sống, như hàm lượng As trong tóc nhóm dân cư khu vực nông
thôn trung bình là 0,4-1,7 ppm, khu vực thành phố công nghiệp 0,4-2,1 ppm, còn khu vực ô nhiễm nặng 0,6-4,9
ppm.
Độc tính của các hợp chất As ^ arsenat ^ Arsenit ^ đối với sinh vật dưới nước tăng dần theo dãy Arsen
hợp chất As hữu cơ. Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất As hóa trị (III) có độc tính cao hơn dạng
hóa trị (V). Môi trường khử là điều kiện thuận lợi để cho nhiều hợp chất As hóa trị V chuyển sang As hóa trị
III. Trong những hợp chất As thì H
3
AsO
3
độc hơn H
3
AsO
4
. Dưới tác dụng của các yếu tố oxi hóa trong đất thì
H

3
AsO
3
có thể chuyển thành dạng H
3
AsO
4
. Thế oxy hóa khử, độ pH của môi trường và lượng kaloit giàu Fe
3+
,
là những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình oxy hóa - khử các hợp chất As trong tự nhiên. Những yếu tố
này có ý nghĩa làm tăng hay giảm sự độc hại của các hợp chất As trong môi trường sống.
Hình 2.1. Sự methyl hóa arsenic bởi tế bào động vật có vú trong cơ chế giảm độc arsenic của tế bào. Trong quá
trình này có sự tham gia tích cực của các chất nhường gốc methyl.
As(III): Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất As hoá trị 3 có độc tính cao hơn hợp chất As có
hoá trị 5. Môi trường khử là môi trường thuận lợi để cho nhiều hợp chất As(V) chuyển sang As(III). Trong
những hợp chất As thì H
3
AsO
3
độc hơn H
3
AsƠ4. Dưới tác dụng của các yếu tố oxi hoá trong đất thì H
3
AsO
3

thể chuyển thành H
3
AsO

4
. Thế oxi hoá khử, độ pH của môi trường và lượng kaolit giàu Fe
3+
là những yếu tố
quan trọng tác động đến quá trình oxi hoá - khử các hợp chất Arsen trong tự nhiên. Những yếu tố này có ý
nghĩa làm tăng hay giảm sự độc hại của các hợp chất Arsen trong môi trường sống.
As(V): As(V) có thể được chuyển thành As(III) và gây độc giống như As(III), có cấu trúc giống
phosphate hữu cơ và có thể thay thế cho phosphate trong sự thuỷ phân glucose và sự hô hấp của tế bào.
Sự nhiễm độc Arsen hay còn gọi là Arsenicosis xuất hiện như một tai hoạ môi trường hiện nay đối
với sức khoẻ con người trên thế giới. Các biểu hiện đầu tiên của chứng nhiễm độc Arsen là chứng sạm da
(melanosis), dầy biểu bì (keratosis) từ đó dẫn đến hoại da hay ung thư da. Hiện chưa có phương pháp hữu
hiệu chữa bệnh nhiễm độc Arsen.
IV. Con đường lây nhiễm và các triệu chứng khi ngộ độc .
1. Con đường lây nhiễm .
A. Con đường tự nhiên .
Sự tích tụ trong các tầng trầm tích chứa nước. Khi điều kiện môi trường thay đổi,
nó được giải phóng và đi vào nước ngầm dưới dạng các ion, sự hoà tan tự
nhiên của khoáng chất và quặng.
Có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân chủ yếu sau đây đã được bàn đến:
a - Nước chảy qua các vỉa quặng chứa Asen đã bị phong hoá. Ví dụ ở thượng
nguồn Sông Mã, Việt nam
b - Sự suy thoái nguồn nước ngầm làm cho các tầng khoáng chứa Asen bị phong
hoá, Asen từ dạng khó tan chuyển sang dạng có thể tan được trong nước
c - Sự khử các oxihidroxid của sắt và mangan bời vi khuẩn yếm khí. Arsenic đã
hấp thụ trên các hạt mịn của oxihidroxit sắt hoặc mangan bị vi khuẩn yếm khí khử
thành dạng tan được
d - Thuốc sâu chứa Asen sử dụng trong nông nghiệp, nước thải của các nhà máy
hoá chất có Asen ngấm theo kẽ nứt xuống mạch nước ngầm
Con đường nhân tạo.
Do chất thải công nghiệp (, nhất là trong quá trình làm thủy tinh, đồ gốm, thuộc da,

sản xuất thuốc nhuộm và chất màu để pha sơn, chất bảo quản gỗ;), sử dụng phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật , hoạt động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
của người dân.
Nguồn nước bị ô nhiễm Asen đã xâm nhập vào nông sản đặc biệt là rau - một trong số
thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn của người dân Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung. Từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ con người qua đường tiêu hoá. Hiện nay vần đề xử
lý Asen trong nước, trong bữa ăn vấn đang bế tại và phức tạp trên thế giới và Việt nam.
2.Triệu chứng của ngộ độc Asen.
A. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi Asen, sẽ có biểu hiện:
• Qua đường tiêu hóa
Khi được đưa vào cơ thể quá 100mg sẽ biểu hiện các triệu chứng nhiễm độc như
rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, bỏng và khô miệng, tiêu chảy nhiều và bị mất
nước…), có thể dẫn tới tử vong trong 12 – 18 giờ. Trường hợp sống sót thì nạn
nhân có thể bị viêm da tróc vảy, viêm dây thần kinh ngoại vi. Một tác động đặc
trưng khi bị nhiễm độc Asen dạng hợp chất vô cơ qua đường miệng là sự xuất hiện
các vết màu đen và sáng trên da.
• Qua đường hô hấp
Kích ứng đường hô hấp với các biểu hiện như ho, đau khi hít vào, khó thở.
Rối loạn thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, đau các chi.
Hiện tượng xanh tím mặt được cho là tác dụng gây liệt của Asen đối với các mao
mạch.
Các tổn thương ở mắt như viêm da mí mắt, viêm kết mạc.
B. Nếu bị nhiễm độc mãn tính sẽ có biểu hiện.
Nhiễm độc Arsen mãn tính có thể gây ra các tác dụng toàn thân và cục bộ. Các
triệu chứng nhiễm độc Arsen mãn tính xảy ra sau 2 – 8 tuần với các biểu hiện sau:
 Giai đoạn 1
Tổn thương da với các biểu hiện ban đỏ, sần và mụn nước, các tổn thương kiểu
loét nhất là ở các phần da hở, tăng sừng hóa gan bàn tay và bàn chân, tăng hoặc
giảm sắc tố da (đen da do Arsen), các vân trắng ở móng (còn gọi là đám vân
Mees).

 Giai đoạn 2
Tổn thương các niêm mạc như viêm kết – giác mạc, kích ứng các đường hô hấp
trên, viêm niêm mạc hô hấp.Có thể làm thủng vách ngăn mũi.
Rối loạn dạ dày – ruột bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón
luân phiên nhau, loét dạ dày.
Rối loạn thần kinh có các biểu hiện như viêm dây thần kinh ngoại vi cảm giác –
vận động, có thể đây là biểu hiện duy nhất của nhiễm độc Arsen mãn tính song
cũng có thể có các biểu hiện khác như tê đầu các chi, bước đi khó khăn, suy nhược
cơ (chủ yếu các cơ duỗi ngón tay và ngón chân).
Nuốt hoặc hít thở Arsen trong không khí một cách thường xuyên có thể dẫn tới
các tổn thương thoái hóa gan, dẫn tới xơ gan.
Tác động đến tim biểu hiện ở các rối loạn điện tim.
 Giai đoạn 3
Ung thư da có thể xảy ra khi tiếp xúc Arsen thường xuyên qua ăn uống hoặc da
liên tục tiếp xúc với Arsen.
Rối loạn toàn thân như làm gầy mòn, chán ăn. Ngoài các tác dụng toàn thân nói
trên, Arsen còn gây ra tác dụng cục bộ trên cơ thể người tiếp xúc do tính chất ăn
da của các hợp chất Arsen như loét da, loét niêm mạc mũi có thể dẫn tới thủng
vách ngăn mũi.
IV . Biện pháp hạn chế và phòng ngừa bị nhiễm độc do Asen
Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đã áp dụng ở các nước
Nhiều nơi trên Thế giới có nguồn nước bị ô nhiễm bởi Asen nhưng bị các nhà
chức trách che giấu trong một thời gian dài, chỉ sau khi có những vụ chết người
hàng loạt ở vài vùng, thông tin này mới được đưa lên các phương tiện thông tin
đại chúng. Tháng Hai năm 1999, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu 3 yêu cầu
khẩn cấp trên Internet, một trong những yêu cầu đó là cần có các kĩ thuật loại
trừ Asen đơn giản, chi phí thấp để có thể áp dụng cho nhiều nơi, nhiều vùng,
cho các nước đang phát triển .
* Chi-lê nêu kinh nghiệm dùng sửa vôi để kết tủa Asen; đã áp dụng nhiều năm
ở vùng rừng núi của họ. Mỗi hệ thống xử lí này cần 2 máy bơm: 1 bơm nước, 1

bơm sửa vôi. Kĩ thuật này cần mặt bằng đủ rộng.
* Nhật nêu kinh nghiệm dùng tro núi lửa, không áp dụng được cho các nước
không có núi lửa.
* Băng-la-đét dùng phoi sắt. Hiệu quả của phương pháp này không cao. Ngày
29/6/2000 các chuyên gia UNICEF đến thăm Viện HHCN cũng còn nêu yêu
cầu về xử lí Asen cho nước này và họ rất quan tâm đến kĩ thuật do Viện đề
xuất. Đầu tháng 11 vừa rồi, trong một chuyến nghiên cứu khảo sát tại nước
này, do UNICEF tài trợ, chúng tôi đã thấy các kỹ thuật loại trừ asen đơn giản
bằng cát, gạch, đang được phổ biến trong nhân dân. Một liên doanh giữa
Băng-la-đét và Ca-na-đa sản xuất thiết bị lọc asen mới đưa vào hoạt động.
* Những phương pháp hiện đại như trao đổi ion, thẩm thấu ngược, không áp
dụng được vì chi phí thiết bị cao và vận hành không thuận tiện.
Chỉ mất từ 1.000-2.000 đồng/kg, người dân có thêm một phương pháp lọc asen ngay tại
nhà bằng cách sử dụng quặng pyrolusite có chứa mangan.
Quặng pyrolusite sử dụng trong nghiên cứu trên là quặng có xuất xứ từ Cao Bằng.
Thành phần chủ yếu của quặng là mangan dioxit (MnO
2
), chiếm từ 40 - 60%. Ngoài ra
còn có nhiều hợp chất kim loại khác từ sắt, silic, nhôm Mẫu quặng được sử dụng bằng
cách nghiền thành bột mịn và xử lý nung ở nhiệt độ 400
o
C. Bột quặng sau đó được cho
vào các cốc thủy tinh có chứa dung dịch Asen ở nhiều nồng độ khác nhau. Kết quả cho
thấy, khi được nung tới 400
o
C, quặng pyrolysite có khả năng hấp thụ cao nhất lượng asen
trong nước.
Ứng dụng pyrolusite để loại bỏ Asen trong nước ngầm thực tế cho thấy sau khi xử
lý hàm lượng Asen trong nước giảm từ 170ppb xuống còn dưới 10ppb ( 0,01mg/lít) theo
Tiêu chuẩn Việt Nam và đạt tiêu chuẩn cho nước ăn uống.

Cứ một gam pyrolusite có thể lọc tối đa 0,175mg Asen trong một lít nước.
Quặng có chứa nhiều tạp chất khác nhau, nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn để tránh
làm thôi nhiễm nguồn nước sau khi đã lọc sạch Asen.Nếu là quặng sạch, người ta chỉ cần
dùng nước rửa sạch quặng, sau đó nghiền nhỏ và bỏ trực tiếp vào nước.Asen trong nước
sẽ được lọc sạch.
Ngoài ra, việc xử lý bột quặng có chứa Asen vẫn còn đang được nghiên cứu.Asen
là một chất vô cơ, nên không chuyển biến thành các chất khác.Việc xử lý không cẩn thận
sẽ trả Asen lại vào nguồn nước.
Hiện nay, thị trường cũng có một phương pháp để lọc phèn và Asen trong nước là
cát bọc mangan dioxit ở ngoài (manganised sand) với giá 11USD/kg.Tuy nhiên, loại này
chỉ chủ yếu sử dụng cho các nhà công nghệ xử lý nước ở quy mô lớn.
Những giải pháp khoa học của việt nam đã được thông báo
Tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà Nội do Bộ
KH&ĐT tổ chức ngày 4 Tháng Tám 2000 vừa rồi, các nhà khoa học đã đề cập
đến rủi ro bởi sự nhiễm độc Asen không chỉ có ở Hà nội mà còn ở nhiều địa
phương khác trong đó có cả các tỉnh miền núi. Vấn đề còn lại là các giải pháp
phòng, chống sao cho thích hợp với đặc điểm địa lí, trình độ, tập quán, và mức
sống của người lao động mỗi vùng.
Phạm Hùng Việt thông báo vật liệu lọc do đơn vị mình nghiên cứu chế tạo có khả năng
loại Asen trong nước sinh hoạt xuống dưới ngưỡng cho phép, có thể sử dụng cho những
hệ thống lọc cỡ pilot lắp trước những trạm cấp nước hoặc những hệ thống lọc nhỏ cho
mỗi gia đình . Để đề phòng nhiễm độc Asen, khi dùng nước giếng khoan các hộ gia đình
cần dùng bể lọc có giàn phun mưa nếu nước nhiễm sắt nhiều (5mg/l trở lên) hoặc dùng
các thiết bị lọc Asen
Ngô Ngọc Cát và Đàm Đức Quí giới thiệu thành công bước đầu trong việc sử
dụng vật liệu hấp phụ, do đơn vị mình nghiên cứu sản xuất thử, dễ sử dụng ở
mọi nơi. Sơ bộ giá thành 1m
3
nước sạch là 1800 2000 đ, tuỳ theo nồng độ các
chất bẩn cần loại bỏ.

Trần Hữu Hoan giới thiệu công nghệ của Viện Hoá học công nghiệp về việc xử
lí thạch tín và mangan tại trạm và ở hộ gia đình với việc sử dụng sắt có sẵn
trong nước nguồn hoặc sử dụng khoáng vật thiên nhiên có sẵn ở nước ta.Mô
hình mẫu đã lắp đặt tại phường Quỳnh Lôi.
Những giải pháp do Viện Hoá học Công nghiệp đề xuất.
Một trong 3 yêu cầu khẩn cấp mà WHO nêu ra từ Tháng Hai năm 1999 là: Cần
có kĩ thuật đơn giản loại trừ Asen ngay tại giếng và tại mỗi hộ gia đình.Đây
cũng là yêu cầu thực tế ở nước ta.
Viện Hoá học Công nghiệp đã kịp thời tổ chức thực hiện yêu cầu này và đạt
được một số kết quả bước đầu như các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu.
Nguyên tắc chung
Asen trong nước tồn tại ở 2 dạng hoá trị : As(III) và As(V); trong nước ngầm
As(III) trội hơn. Các phương pháp đơn giản loại trừ asen dựa trên khả năng tạo
thành hợp chất ít tan của As(V), ví dụ: FeAsO4, Mn3(AsO4)2, AlAsO4. Bởi
vậy, muốn loại trừ asen phải chuyển nó tới dạng As(V).
Cộng kết asen với sắt
Nếu nguồn nước sử dụng cho ăn uống được khai thác từ nước ngầm thì dùng
sắt có sẵn trong nước ngầm để tách asen. Sơ đồ phản ứng như sau:
Fe(II) + oxi không khí ® Fe(III)
Fe(III) + As(III) ® Fe(II) + As(V)
Fe(II) + oxi không khí ® Fe(III)
Fe(III) + As(V) ® FeAsO4 ¯
FeAsO4 kết tủa cùng Fe(OH)3 và được lọc bỏ qua lớp cát.
Vấn đề bão hoà không khí trong nước cực kì quan trọng.
Theo số liệu thống kê, các giếng khoan gia đình ở Đồng bằng sông Hồng
thường chứa nhiều sắt.Nồng độ sắt thông thường từ 10 20 mg/l, có nơi đến
40 50mg/l hoặc hơn.Nếu bể lọc có cấu trúc tách sắt tốt, có thể làm giảm nồng
độ asen đến dưới ngưỡng cho phép.
Trong quá trình tách sắt đã nêu, một phần hoặc toàn bộ mangan cũng được loại
bỏ.

Dùng khoáng vật kết tủa asen
Những khoáng vật chứa sắt, mangan hoặc nhôm có khả năng làm kết tủa asen
ở dạng FeAsO4, Mn3(AsO4)2, AlAsO4. Khoáng vật trước khi sử dụng phải
được chế hoá sơ bộ để chuyển sang dạng hoạt hoá và phải trung tính.
Những việc dân tự làm được
Ở các giếng chứa nhiều sắt thì bố trí lại cơ cấu lọc hợp lí để kết hợp loại sắt
đồng thời với loại Asen. Khi sắt kết tủa dạng Fe(OH)3 có khả năng hấp thụ kết
tủa chứa Asen dưới dạng FeAsO4, cần có kết cấu loại sắt hợp lí để lợi dụng tối
ưu khả năng này. Tức là tận dụng cái rủi ro nhìn thấy, là nhiều sắt, để hạn chế
cái rủi ro không nhìn thấy, không lường trước mà nguy hiểm hơn, là thạch
tín/asen.
Ở hộ gia đình dùng bơm điện:
- Giàn mưa làm bằng ống nhựa, đường kính 27 mm, khoan 150 200 lỗ, mỗi lỗ
có đường kính 1,5 2mm tuỳ công suất máy bơm đang sử dụng.
- Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp
cát dày khoảng 2,5 3 gang.
- Không dùng đệm xốp, loại đệm lót giường, hoặc than củi. Các vật liệu này dễ
sinh phản ứng phụ, sau một thời gian sử dụng, chúng có thể làm tăng nồng độ
nitrit trong nước.
Ở hộ gia đình dùng bơm tay:
- Nước từ vòi bơm róc vào máng mưa. Máng mưa cần có nhiều lỗ nhỏ để
không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả oxi hoá của oxi có sẵn trong
không khí.

×