I. Khái niệm công ty hợp danh
LDN 2005 không đưa ra định nghĩa khái quát về công ty hợp danh mà xây
dựng khái niệm công ty hợp danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm của công ty
hợp danh (Điều 130 LDN 2005). Theo đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp,
trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh);
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Có thể thấy, nội hàm của khái niệm công ty hợp danh ở Việt Nam tương
đối rộng. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì
công ty hợp danh theo LDN 2005 được chia ra thành hai loại, bao gồm: Công
ty hợp danh chỉ bao gồm những thành viên hợp danh, và công ty hợp danh có
cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
II. Phân tích một số quy định của pháp luật về công ty hợp danh theo
LDN 2005:
Công ty hợp danh theo quan niệm của LDN năm 2005 phải có ít nhất hai
thành viên hợp danh, có nghĩa là hai người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn
định đối với các khoản nợ của công ty. Bản chất của công ty hợp danh (general
partnership) đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader
hay sole proprietorship) để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy, công
ty hợp danh phải có từ hai thành viên hợp trở lên, nếu không thì sẽ vẫn chỉ là
thương nhân đơn lẻ.
Thành viên hợp danh theo LDN năm 2005 phải là cá nhân, có nghĩa là
pháp nhân không thể góp vốn thành lập công ty hợp danh. Như đã nói ở trên,
1
bản chất ban đầu của công ty hợp danh là sự liên kết giữa các thương gia thể
nhân hay thương nhân đơn lẻ để cùng kinh doanh dưới một tên hãng chung.
Tuy nhiên, ngày nay khi đã cách xa cái thủa ban đầu đó hàng thiên niên kỷ, thì
công ty hợp danh mang bản chất là sự liên kết giữa các thương nhân mà trong
đó có cả thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân, có nghĩa là thành viên
của công ty hợp danh có thể là pháp nhân. Về mặt lý thuyết cho thấy pháp
nhân mô phỏng vị trí pháp lý của thể nhân. Nó có tên gọi, cơ sở, quốc tịch, ý
chí, sản nghiệp, trách nhiệm, có nghĩa là nó có các quyền dân sự như thể nhân
trừ một số quyền đặc trưng của thể nhân như về gia đình, về chính trị... Đứng
trước pháp luật, thể nhân hay pháp nhân đều được gọi là người, nhưng để phân
biệt giữa chúng người ta gắn vào đó các tính từ. Sự phân biệt như vậy là cần
thiết để thiết lập đời sống pháp lý khác nhau cho chúng, song sự phân biệt đó
không làm cản trở tới việc tham gia vào các hoạt động kinh tế của pháp nhân.
III. Bình luận các quy định của LDN 2005 về công ty hợp danh:
1. Ưu điểm
Để khắc phục những thiếu sót của LDN năm 1999 về loại hình công ty
hợp danh còn quá sơ sài, chưa đủ tầm điều chỉnh những vấn đề phát sinh và
hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, LDN năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung
và quy định mới ở một số nội dung cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn
a. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia các
giao dịch, khoản 2 Điều 130 LDN năm 2005 công nhận loại hình công ty hợp
danh có tư cách pháp nhân.
Theo đó, công ty hợp danh có bản chất pháp lý sau:
- Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công
ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh
có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
2
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Khoản 2 Điều 130 LDN năm 2005 quy định “Công ty hợp danh có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.” đã
tạo điều kiện thuân lợi hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động. Bởi lẽ, trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn một số văn bản hạn
chế hoạt động đối với các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân trong một
số lĩnh vực như xây dựng và đấu thầu. Việc quy định luật này đã thể hiện sự
đổi mới trong tư duy của các nhà lập pháp Việt Nam và có ý nghĩa tạo ra nhiều
sự lựa chọn hơn về hình thức hoạt động cho các nhà đầu tư. Việc thừa nhận
tính pháp nhân của công ty hợp danh có lợi hơn, nhằm đảm bảo cho các loại
hình doanh nghiệp này có đầy đủ tư cách pháp lý khi tham gia các hoạt động
giao dịch cũng như tham gia tố tụng, phù hợp với xu thế phát triển của nền
kinh tế nước nhà.
b. LDN năm 2005 không còn quy định bắt buộc nhà đầu tư phải thành
lập công ty hợp danh khi kinh doanh một sô ngành nghề nhất định như: kế
toán và kiểm toán, thiết kế các công trình xây dựng, khám và chữa bệnh, dịch
vụ pháp lý. Quy định này có ý nghĩa tạo cơ hội cho nhà đầu tư được quyền
lựa chọn loại hình đầu tư để hoạt động kinh doanh.
Việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công
ty hợp danh là một quy định mới trong LDN năm 2005 nhằm cụ thể hóa trách
nhiệm của thành viên công ty trong trường hợp không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết góp. LDN năm 2005 cũng quy định rõ số vốn chưa góp đủ là
khoản nợ của thành viên đối với công ty và việc góp chậm, không đủ số vốn
cam kết là một lý do mà thành viên có thể bị khai trừ ra khỏi công ty. Đồng
thời, để đảm bảo quyền lợi của thành viên, Điều 131 LDN năm 2005 cũng quy
3
định trách nhiệm của công ty là phải cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành
viên công ty khi họ đã góp đủ số vốn cam kết góp. Bên cạnh đó, Điều 132
LDN năm 2005 cũng quy định rõ về nguồn gốc hình thành nên tài sản của
công ty. Đây cũng là một điểm mới của LDN năm 2005 so với LDN năm
1999.
c. LDN năm 2005 đưa ra những hạn chế đối với quyền hành của thành
viên hợp danh
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại; thành viên hợp danh không được
quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh
cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác và thành viên hợp danh không được quyền chuyển một
phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Việc LDN
năm 2005 quy định hạn chế này nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm tài sản
vô hạn của thành viên hợp danh đối với công ty khi có phát sinh các rủi ro
hoặc nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng.
d. Bên cạnh đó, điểm đ khoản 2 Điều 134 LDN năm 2005 đã quy định rõ
hơn về việc thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán
hết sô nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải
số nợ của công ty.
Như vậy trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh chỉ được xác lập khi
tài sản còn lại của công ty không đủ để thanh toán nợ, nghĩa là khi đó chủ nợ
có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào có trách nhiệm thanh toán số
nợ còn lại của mình. Thành viên hợp danh đã thanh toán nợ cho chủ nợ có
quyền yêu cầu các thành viên hợp danh khác thanh toán lại cho mình phần nợ
đã thanh toán tương ứng với nhĩa vụ của từng thành viên hợp danh.
4
e. Kế thừa những quy định của LDN năm 1999, Điều 136 LDN năm
2005 đã quy định chi tiết hơn việc triệu tập họp Hội đồng thành viên.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập hợp Hội đồng
thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu
của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.
Hình thức thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc
các phương tiện điện tử khác. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu
cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu
triệu tập họp.
f. Điều 137 LDN năm 2005 quy định các thành viên hợp danh có quyền
đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty.
Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó
được biết về hạn chế đó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,
thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và
kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện
một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa
số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh
doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc
trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên
còn lại chấp thuận.
g. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh
Điều 17 LDN năm 2005 quy định, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty
hợp danh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
5
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp
luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với
công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải
có chứng chỉ hành nghề.
2. Hạn chế
Bên cạnh việc kế thừa và phát triển theo các quy định của LDN 1999,
LDN 2005 vẫn bộc lộ những bất cập nhất định qua các quy định về công ty
hợp danh.
a. Quy định không nhất quán về giới hạn trách nhiệm của thành viên
góp vốn trong công ty hợp danh, gây khó khăn trong áp dụng pháp luật:
Theo điểm c khoản 1 Điều 130 LDN 2005 trách nhiệm của thành viên góp
vốn đối với các khoản nợ của công ty được giới hạn trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty. Tuy nhiên với quy định tại Khoản 3 Điều 131 và điểm a
khoản 2 Điều 140 LDN 2005 thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam
kết góp. Quy định không nhất quán về giới hạn trách nhiệm của thành viên góp
vốn trong công ty hợp danh dẫn đến cách vận dụng khác nhau trong thực tiễn
pháp luật.
Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, Điều 131 và Điều 140 LDN 2005 là
những điều luật cần được ưu tiên áp dụng trước Điều 131 LDN 2005. Theo đó,
thành viên góp vốn sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi sô vốn đã cam kết góp. Tuy nhiên, vận
dụng các nguyên tắc áp dụng pháp luật để lựa chọn điều luật áp dụng trong
trường hợp này cũng chỉ là giải pháp tình thế. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung
LDN 2005 để đảm bảo tính nhất quán về nội dụng pháp lý này.
6