Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG LIÊN HỆ VỚI NỀN ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.22 KB, 16 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
oOo


TIẾU LUẬN:
MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG,
LIÊN HỆ VỚI NỀN ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
CỦA VIỆT NAM


Giảng viên phụ trách : TS. BÙI VĂN MƯA
Sinh viên thực hiện : PHẠM CHÍ DŨNG THIỆN
Số thứ tự : 97
Nhóm : 3
LỚP : Cao học khóa 22 – Đêm 1






TP HỒ CHÍ MINH, 12/2012
Tiểu luận triết học
Trang 1


TỔNG QUAN

Con người ngay từ khi biết suy nghĩ đã cố gắng lý giải và nhìn nhận về bản thể con
người và xã hội của mình. Trong triết học cổ đại thì phương đông nói chung đặc biệt là
Trung Quốc nói riêng là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, những tư tưởng
và các trường phái triết học đã ra đời từ hơn 4000 năm trước trong xã hội Trung Quốc
thời cổ đại và đến ngày nay vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội phương
đông.

Một trong số những trường phái triết học đã xuất hiện từ lâu và vẫn còn ảnh hưởng
sâu sắc đến xã hội phương đông ngày nay là triết học Âm Dương gia.

Bài tiểu luận này xin được đề cập đến một vài ý cơ bản về sự ra đời, những tư
tưởng chủ đạo của trường phái triết học này và những ảnh hưởng của nó đến xã hội
phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Do hoàn cảnh lịch sử, triết học âm dương gia đã du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam
và gây ảnh hưởng sâu sắc lên đời sống, sinh hoạt, cách suy nghĩ…của người Việt. Ta có
thể liệt kê những lĩnh vực chịu ảnh hưởng như: y học, xây dựng, ẩm thực… Nội dung bài
viết này đề cập đến một lĩnh vực nhỏ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Âm
dương gia: nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam.
Tiểu luận triết học
Trang 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

I. Khái quát sự ra đời của triết học Âm dương gia
Triết học âm dương gia không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải,
khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng. Có thể nói, ít
có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận

dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này. Triết học âm dương
gia bao gồm hai hệ tư tưởng lớn là: âm dương và ngũ hành.
I.1. Tư tưởng âm dương
I.1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng âm dương
Theo nghiên cứu, học thuyết âm dương xuất hiện đầu tiên trong "Kinh Dịch". Tương
truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông
Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên
vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt ( )
là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm.
Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc
ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong
vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu
cực, lạnh nhạt, nhu nhược
Sau này, các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết
luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam" ("Phương Nam" ở đây bao
gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Trong
quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam,
rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho
triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân
phương nam.
Tiểu luận triết học
Trang 3

I.1.2. Nội dung tư tưởng âm dương
Nội dung cơ bản của lí luận âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lí âm dương bao
gồm:
- Âm là phạm trù đối lập với dương bao gồm các yếu tố như: mẹ, số chẵn, hình vuông,
tĩnh, chậm, hướng nội, ổn định, mùa đông, phương bắc, lạnh…
- Dương là phạm trù đối lập với âm bao gồm các yếu tố như: cha, số lẻ, hình tròn,
động, hướng ngoại, phát triển, mùa hạ, phương nam, nóng…

Triết lý âm dương gồm hai quy luật cơ bản:
- Quy luật về thành tố (tính phân chia vô cùng): Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn
toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm, không ngừng phân chia một thành
hai, cho đến vô cùng. Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa, trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng,
trong lòng đất âm chứa cái dương nóng. Quy luật này cho thấy rằng một vật âm hay
dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một vật khác.
- Quy luật về quan hệ (tính tương hỗ chuyển hóa): Âm và dương luôn gắn bó mật thiết
với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy. Nếu
chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một
mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau
để làm tiền đề tồn tại cho mình. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Chẳng hạn:
ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh… luôn đổi chỗ cho nhau. Ở xứ nóng (dương)
phát triển nghề trồng trọt, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi, cây từ đất (âm) mọc
lên lá xanh chuyển sang vàng rồi hóa đỏ (dương) sau đó lại quay về với mặt đất thành
đen.
Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng
bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát
triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm
Tiểu luận triết học
Trang 4

dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo
quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến
mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương".
Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn,
bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vận động, biến hóa và phát triển của
sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.
Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động
và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến

hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của
sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng
là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy
luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của
mọi sự vật khách quan.

Tiểu luận triết học
Trang 5

I.2. Tư tưởng về Ngũ Hành
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận
thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm
dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp
cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy
luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm
hoàn bị.
I. 2.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Ngũ hành
Cũng như Âm dương, chưa có một tài liệu nào ghi chép rõ nguồn gốc hình thành ra
đời của “Ngũ hành”. Qua nghiên cứu, con người chỉ ghi nhận lại thuyết “Ngũ hành” được
nhắc đến ở đâu và nội dung như thế nào.
Đầu tiên, học thuyết này được đề cập đầu tiên trong tác phẩm “Kinh thư” ở chương
“Hồng phạm”. Trong tác phẩm đề cập, ngũ hành về mặt tự nhiên gồm năm loại vật chất
cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), về mặt thiên thời có ngữ “ kỷ” (một là năm, hai là
tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số).
Sau đó, thuyết “Ngũ hành” được làm rõ hơn trong sách “Thập nhị xuân thu”, tác phẩm
làm rõ nét hơn về mối quan hệ của ngũ hành với giới tự nhiên.
Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó
trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất
lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành,
trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành

kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều
nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng
định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung
Quốc.
Tiểu luận triết học
Trang 6

I. 2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành
Sơ lược về Ngũ hành:
Ngũ hành được xây dựng dựa trên mô hình 5 yếu tố về cấu trúc vũ trụ. Các hành được
sắp xếp theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Trong đó:
• Mộc: gỗ, có tính chất động, khởi đầu (sinh), mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị
chua…
• Hỏa: lửa, có tính chất nhiệt, phát triển (trưởng), mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị
đắng…
• Thổ: đất, có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (hóa), giữa hạ và thu, trung ương, màu
vàng, vị ngọt…
• Kim: kim khí, có tính chất thu lại (thu), mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…
• Thủy: nước, có tính chất tàng chứa (tàng), mùa đông, phương bắc, mà đen, vị mặn

Nội dung thuyết Ngũ hành:
Quy luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nương tựa lẫn
nhau để sinh trưởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Giữa các hành trong ngũ hành
đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó
gọi là ngũ hành tương sinh. Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau:
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Sự tương
sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối
quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh).
Quy luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại

nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ
Tương khắc được thể hiện như sau: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc
mộc, mộc khắc thổ.
Tiểu luận triết học
Trang 7

Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng
bằng trong mối quan hệ với nhau. Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của
ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngũ hành với nhau mà sinh ra thiên
thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái
thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".
I.3. Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành
Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời.
Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh
trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật
chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm
dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội
một cách hợp lý.
Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm
dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.
Tiểu luận triết học
Trang 8

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA
TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Khi nói đến âm dương, ở đây không nghĩ
đến thuyết âm dương trong Kinh dịch của Trung

Hoa mà muốn đề cập về tư tưởng triết lý của dân
tộc Việt Nam từ ngàn xưa, thể hiện ngay trên
chiếc trống đồng do tổ tiên chúng ta chế tạo vào
thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước Công nguyên. Các nhà
nghiên cứu đã nhận ra trên mặt chiếc trống đồng
có những hình ảnh mô tả sinh hoạt của người dân
sống vào thời kỳ xa xưa ấy, đồng thời có chạm
khắc hình các con thú, đặc biệt là hươu và cá. Con
hươu tượng trưng cho núi, cá tượng trưng cho nước, vốn là hai yếu tố vô cùng quan trọng
đối với người Việt. Chúng ta vẫn dùng hai chữ giang sơn để chỉ đất nước, điều này cho
thấy núi với nước tuy hai mà một. Trong lịch sử của dân tộc, chúng ta thấy có huyền
thoại con Rồng cháu Tiên, tượng trưng cho hai yếu tố nước và núi. Hoặc truyền thuyết
Sơn Tinh - Thủy Tinh đề cập đến việc người xưa bảo vệ đất nước chống thiên tai, trong
đó núi và nước giúp chúng ta xác định rõ tư duy và quan niệm sống của dân tộc cho rằng
vũ trụ có được do sự phối hợp của hai yếu tố âm và dương, tuy khác nhau nhưng không
đối lập mà bổ sung cho nhau. Lưỡng phân mà lưỡng hợp: đó chính là một trong những tư
tưởng triết lý của Việt Nam

Tiểu luận triết học
Trang 9

Quan điểm âm dương có thể nhận thấy được trong mọi sinh hoạt của đời sống
người Việt, từ cách ăn uống hàng ngày cho đến cách chữa bệnh trong y học. Trong bài
tiểu luận này chỉ nêu ra một số nhận xét trong lĩnh vực âm nhạc để làm sáng tỏ tư tưởng
lưỡng phân, lưỡng hợp đó.

Đi từ cụ thể đến trừu tượng, trong nhạc khí, trong bài bản và trong cách biểu diễn,
quan điểm âm dương được thể hiện trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.



Nhạc khí
Xem xét về môn Ca Trù, một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Hát ca trù
hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát
cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong
cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần
nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.

Một nhóm Ca Trù thường có ba
người, người ngồi giữa là đào nương vừa
hát vừa nhịp phách. Phách là một thanh
tre hay một miếng gỗ được gõ bằng hai
cái dùi, một dùi tròn có chuôi nhọn và
một dùi chẻ làm hai, tượng trưng cho
dương và âm. Tiếng chuyên môn trong
giới Ca Trù thường gọi hai dùi này là
phách cái và phách con. Quan điểm cái
với con cho thấy nữ với nam là hai giới khác nhau mà bổ sung cho nhau. Gõ phách là một
nghệ thuật rất cao, âm thanh phát ra một tiếng trong một tiếng đục, một tiếng cao một
tiếng thấp, một tiếng mạnh một tiếng nhẹ, cũng chính là tiếng dương và tiếng âm. Trên
Tiểu luận triết học
Trang 10

thế giới, chưa có loại dùi nào tuy một đôi mà lại khác biệt nhau từ hình thức cũng như
trong cách gõ như thế.


Một bộ môn khác là Nhạc lễ, với dàn
ngũ âm (năm nhạc sĩ sử dụng năm nhạc khí
khác nhau) trong đó có hai trống nhạc đóng vai
trò rất quan trọng. Cặp trống này được gọi là

trống đực và trống cái tức đã bao hàm ý tưởng
dương và âm.


Màu âm của tiếng trống trong Nhạc lễ được sử dụng vô cùng tinh vi. Chẳng hạn
như tang, thờn, tùng, thùng khi đánh vào giữa mặt da dùng để đánh nhịp hay để chấm câu.
Tiểu luận triết học
Trang 11

Tong, táng, tỏng khi đánh vào vành da, đây là cách đánh sáng và tiếng trống đó gọi là
tiếng dương.

Khi đánh âm táng hay tong liên hồi diễn tả sự sôi động của tâm hồn hoặc tâm trạng
giận dữ, hốt hoảng. Tịch là một dùi chặn, một dùi đánh vào giữa mặt da, khi nhân vật biểu
lộ sự ngạc nhiên, suy nghĩ hay do dự, có khi nghẹn ngào, uất ức. Đây là cách đánh tối và
tiếng trống này là tiếng âm. Thông thường trong biểu diễn luôn luôn có tiếng âm và
dương trộn lẫn với nhau chớ không đơn thuần tiếng trống âm hay dương mà thôi.

Trong xã hội nông thôn ngày xưa, thanh niên thiếu nữ lớn lên khi bắt đầu tham gia
việc nhà nông ngoài ruộng đồng thường trao đổi những câu hò khi đang lao động hay
trong lúc nghỉ ngơi. Đây là sinh hoạt văn hoá đặc sắc trong dân gian hình thành một gia
sản văn học vô cùng phong phú.

Ngay trong cách sáng tạo câu hò đã thể hiện rõ quan điểm âm dương, thông thường
luôn có một vế trống và một vế mái, có khi gọi là câu xô và câu kể. (Do đó mà khi ta nghe
nói câu hò mái hai, mái ba, có nghĩa là một câu có một câu trống và hai hoặc ba câu mái –
hoặc hai hay ba đoạn kể - chứ chữ mái ở đây không có nghĩa là mái chèo). Nội dung
nhiều câu hò cũng chứa đựng sự gặp gỡ âm dương, chẳng hạn như:

Nhớ nàng như bút nhớ nghiên

Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông

Hình dáng của bút và nghiên ở đây tượng trưng cho nam và nữ, như thế trong câu
đó đã phảng phất dương và âm, cũng như thuyền là dương mà sông là âm.

Trong các bài bản Nam xuân, Nam ai của Ca nhạc tài tử thì có những lớp gọi là lớp
trống hay lớp mái cũng hàm ý nhắc đến quan điểm âm dương.

Tiểu luận triết học
Trang 12

Từ quan điểm âm dương nảy sanh ra những bài bản dài ngắn khác nhau như lưu
thủy trường và lưu thủy đoản, những bản trước và sau mang tênngũ đối thượng, ngũ đối
hạ (thượng và hạ đồng nghĩa với trên và dưới), hoặc một bản mau, một bản chậm như phú
lục và phú lục chậm.

Cách biểu diễn
Trong truyền thống Ca Trù, người ca phải là đào nương, ả đào, người đờn phải là
nam gọi là kép, rất hiếm khi có phụ nữ đờn đáy cho đào nương ca.

Trong loại hát Đối ca nam nữ thì - như tên đã gọi - người hát hai bên phải là khác
phái. Trong khi đối ý, nếu bài hát xướng là Lên non hay Lên rừng thì bài hát họa phải là
Xuống sông hay Xuống bể và quan điểm lên, xuống cũng từ âm, dương mà ra.

Trong truyền thống Quan họ, liền anh
luôn luôn cầm cây dù còn liền chị thì tay cầm
chiếc nón quai thao, một vật nhọn một vật tròn
cũng là thể hiện quan điểm âm dương.




Trong loại múa dân gian, khi cầu cho được mùa - theo chuyên gia Lâm Tô Lộc -
phía nam phải cầm cây tre nhọn còn bên nữ thì cầm mo cau. Cả hai vật này đều mang
hình dáng ẩn dụ tượng trưng cho nam và nữ.

Trong Ca nhạc tài tử, khi hòa đờn thì luôn luôn lựa tiếng thổ (trầm và đục) để hòa
với tiếng kim (cao và trong) cũng từ quan điểm âm dương mà ra.



Tiểu luận triết học
Trang 13

KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian, nếu nhìn những sự kiện trong âm nhạc với đôi
mắt và tâm hồn thấm nhuần triết lý âm dương, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị
hơn là chỉ đơn thuần nghe âm thanh bằng đôi tai và nhìn sự vật bằng đôi mắt.
Triết học âm dương gia ra đời ở Trung Quốc từ khá lâu, tuy nhiên cho đến tận
ngày nay nó vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của người châu
Á nói chung và người Việt Nam nói riêng.

Tiểu luận triết học
Trang 14

MỤC LỤC
TỔNG QUAN trang 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU trang 2
I. Khái quát sự ra đời của triết học Âm dương gia trang 2
I.1. Tư tưởng âm dương trang 2
I.2. Tư tưởng về Ngũ Hành trang 5

I.3. Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành trang 7

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA TRONG
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM trang 8

KẾT LUẬN trang 13








Tiểu luận triết học
Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học - Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội,
2006

2. Tiểu ban Triết học, Triết học - Phần I, II,& III - LHNB Trường ĐH Kinh tế TP.HCM,
2010.

3. Trần Thị Huyền, Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư
tưởng cổ đại Trung Quốc - Tạp chí Triết học

4. Bài viết của GSTS Trần Văn Khê (Internet) ()




×