Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.91 KB, 27 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


ĐỀ TÀI:
TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY











Giảng viên phụ trách : TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện : Lê Thị Hữu
STT : 26
Nhóm : 3
Lớp : Ngày 4
Khóa : 22

TP.HCM, tháng 12 năm 2012

1



A. LỜI MỞ ĐẦU
Arixtốt (384-322 TCN) – nhà bách khoa vĩ đại nhất Hy Lạp cổ đại. Ông được Ph.
Ăngghen coi là “Cái đầu bách khoa nhất” thời cổ đại. Arixtốt để lại một di sản đồ sộ
về nhiều lĩnh vực. Về vật lý có tác phẩm: “Về vật lý”, “Về bầu trời”, “Khí tượng
học”… Về sinh học có: “Lịch sử các động vật”, “Về cơ thể sống”, “Về nguồn gốc
các động vật”… Về tâm lý có các tác phẩm: “Về linh hồn”… Về đạo đức có: “Về
đạo đức của Nicômac” (Nicômac là con trai của vợ thứ hai của Arixtốt), “Đạo đức
của Evđem” (tên một người bạn của ông), “Đại đạo đức”…. Về nghệ thuật có: “Thi
pháp”, “Tu từ học”, “Thẩm mỹ”… Về kinh tế chính trị có: “Chính trị học và kinh
tế”. Về triết học có Organon, Methapysica. Những tư tưởng triết học của ông đã tóm
tắt, nhận xét, và phát triển kiến thức của nhân loại, gây ảnh hưởng lớn đến xã hội
phương Tây trong nhiều thế kỉ.
Bài viết này nghiên cứu về những tư tưởng triết học của Arixtốt trong các lĩnh vực
logic học, siêu hình học, vậy lý học, sinh học, đạo đức học và chính trị học. Hệ tư
tưởng vĩ đại của nhà đại hiền triết Arixtốt rất đồ sộ, và cần nhiều thời gian để có thể
nghiên cứu sâu, vì vậy bài viết chỉ dừng lại ở việc trình bày những ý tưởng cơ bản
trong hệ tư tưởng của ông.










2






B. PHẦN NỘI DỤNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC ARIXTỐT :
Vào thế kỷ V TCN ở Athens quyền lực tối cao thuộc về Hội nghị công dân, tương tự
như Nghị viện hoặc Quốc hội ngày nay. Hội nghị triệu tập trung bình bốn lần trong
một tháng, mười kì trong một năm, có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của
đất nước. Người Hy Lạp gọi kiểu nhà nước đó là nhà nước dân chủ, tức quyền lực
của nhân dân. Nền dân chủ Athens được coi là hình thức cai trị ưu việc nhất trong
thế giới cổ đại. Khái niệm “ công dân” là một phát minh chính trị của người Hy Lạp,
trong đó phân định rạch ròi quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội,
quyền lợi và nghĩa vụ, chỉ ra sức mạnh của luật pháp trong việc bảo vệ công lý.
Nền dân chủ đã tạo ra sự khởi sắc trong đời sống kinh tế và văn hóa của xã hội. Thế
kỷ thứ V TCN, Athens là thị quốc giàu có nhất Hy Lạp với một nền sản xuất hàng
hóa phát triển, có đội thương thuyền mạnh, làm chủ cả vùng đại dương rộng lớn,
tăng cường giao lưu văn hóa với các lân bang và các nước phương Đông. Lao động
nô lệ được sử dụng như lực lượng sản xuất chủ yếu trong tất cả các ngành.
Thế kỷ V – IV TCN là thời kì cố điển của nền văn hóa Hy Lạp với tính đa dạng, xu
hướng nhân bản và tự do, thể hiện trong văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học
và các bộ phận cấu thành khác.
Trong văn chương thể loại bi kịch, hài kịch, anh hùng ca, vốn xuất hiện ngay từ thời
sơ khai đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Các tác phẩm thông qua hình tượng của các
vị thần để khắc học sinh hoạt xã hội ở Hy Lạp thời xưa, những nỗi đau khổ, lo âu và
khát vọng của con người, tâm trạng chán ghét chiến tranh, giải tỏa một phần những
ưu tư, những bi kịch và những bất cập thực sự của cuộc sống cá nhân.
3

Ở bước đi chập chững ban đầu, người Hy Lạp đã tạo ra những phát minh có giá trị

trong y học, thiên văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, và văn hóa.
Sau nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, nền dân chủ Athens bộc lộ dần những mặt trái
của mình. “Một đằng thì người Hy Lạp đã khám phá ra, hay phát minh ra nền dân
chủ, kịch nghệ, triết lý, nhưng đằng khác họ lại bo bo giữ lấy những nghi lễ, tín
ngưỡng cổ hũ, và không tránh được nội chiến. Người Athens chuộng tự do mà lại xử
tử Socrates. Tuy họ đưa ra thuyết “tri bỉ” và thuyết trung dung, thực hiện được
những kiến trúc cân đối, hoàn mỹ, và nền giáo dục của họ phát triển toàn diện con
người về thể xác cũng như về trí tuệ, họ lại thường tỏ ra khinh mạn con người…
Ngạo mạng đã mang hình phạt tới cho họ”
Sự thăng trầm của nền dân chủ xuất phát từ những nguyên nhân bên trong, trước hết
là từ những mâu thuẫn của bản thân nền dân chủ. Nền dân chủ Athens dù tạo ra
những khởi sắc nhất định trong đời sống xã hội, vẫn chỉ là hệ thống chính trị hạn
chế, chật hẹp và khép kín, chỉ mở rộng cửa cho dân tự do, tức công dân lúc ấy
khoàng 30-40 ngàn người trong số hơn 250 -300 ngàn người, bằng một phần mười
dân số. Nô lệ là giai cấp bị khinh rẻ nhất và có cuộc sống thấp hèn nhất, vì vậy tư
thế kỉ VTCN trở đi những công cụ biết nói này đã tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa,
đặc biệt vào các năm 414, 410, 370…TCN, trong số đó có những cuộc khởi nghĩa đã
thu hút tới 20 ngàn người, kể cả một bộ phận nông dân và thợ thủ công.
Giữa các tầng lớp dân cư tự do cũng nảy sinh mâu thuẫn trong việc phân chia tài
sản, nô lệ, tranh giành quyền lực. Giới quý tộc phê phán cơ chế hiện hành, vì không
khuyến khích ngừoi ta làm giàu. Những người nhập cư không góp thêm tiếng nói
vào tình hình căng thẳng của xã hội. Lực lượng này vào thế kỉ thứ IV TCN đóng vai
trò đáng kể trong đời sống kinh tế, nhưng về chính trị bị đối xử bất công. Họ bày tỏ
nguyện vọng trở thành công dân bình đẳng như người bản xứ. Tuy nhiên nguyện
vọng đó lại đụng chạm đến lòng kiêu hãnh của người Hy Lạp, vốn không thích “ kẻ
tha hương” sánh ngang cùng họ ở mọi phương diện. Làn sóng bất bình và bạo động
4

lan rộng, đến mức trong nhiều thị quốc đã trở lại nên độc tài như là một sự giải thoát
khỏi khủng hoảng.

Người Hy lạp đã từng đoàn kết với nhau trong liên minh Delos để đánh đuổi quân
xâm lược Ba Tư. Nhưng sau những chiến thắng quyết định vào thời kì 480 – 479
TCN giữa các thị quốc nảy sinh những rạn nứt nghiêm trọng. Sparte rút khỏi liên
minh, trong khi Athens, quá ngạo mạn với vai trò thủ lĩnh của mình, tiếp tục mở
những cuộc viễn chinh mới về hướng Bắc Phi. Sau những trận đánh đẫm máu, vào
năm 449 TCN Hy Lạp và Ba Tư ký thỏa ước hòa bình. Song sự tồn tại hai liên minh
– liên minh Athens và liên minh Peloponnèse do Sparte đứng đầu – lại làm bùng nổ
những xung đột mới. Năm 431 TCN bắt đầu cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn
giữa hai liên minh. Các năm 430 – 429 nạn dịch giết chết một phần tư dân số
Athens, kể cả Périclès. Năm 411 TCN nền dân chủ bị thay bằng chế độ thiểu số
thống trị, nằm trong tay Hội đồng 400. Năm 404 TCN, sau nhiều tháng bị vây hãm,
Athens tuyên bố đầu hàng. Sparte thay Athens kiểm soát thế giới Hy Lạp.
Mặc đầu một số thành quả của nền dân chủ Athens còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời
sống xã hội Hy Lạp, nhưng nói chung trong ý thức đại chúng khái niệm dân chủ đã
mờ nhạt. Các tư tường lớn của Hy Lạp sau Socrates như Platon, Arixtốt …đều tỏ
thái độ ác cảm với nền dân chủ. Phải đợi đến 20 thế kỉ sau, nó mới được nhắc đến
trong hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn khác.
2. TIỂU SỬ CỦA ARIXTỐT:
Arixtốt (384 – 322 TCN), triết gia và nhà khoa học Hy Lạp, người chia sẻ với Plato
và Socrates danh hiệu các triết gia cổ đại nổi danh nhất.
Aristốt sinh tại Stagira, Macedoine, con trai của một lương y triều đình. Năm 18 tuổi
Aristốt đến viện Hàn lâm của Platon và trở thành môn đệ của Platon. Ông học với
Platon vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu ta xét ảnh
hưởng của Platon trong các tác phẩm của Aristote. Khi Platon mất năm 347 TCN,
Arixtốt chuyển đến Assos, một thành phố tiểu Á, nơi bạn ông Herminas cai trị. Tại
đây ông cố vấn cho Herminas rồi cưới Pythias, cháu gái và là con nuôi của ông ta.
5

Sau khi Herminas bị bắt và bị người Ba Tư hành quyết vào năm 345 TCN, Arixtốt
đến Pella, thủ đô Macedonia, làm gia sư cho hoàng tử Alexander, người sau này

được cả thế giới biết đến là Alexander đại đế.
Năm 335 TCN, khi Alexander lên làm vua, Arixtốt trở lại Athens và lập ra ngôi
trường riêng của mình mang tên Lyceum, gọi tên theo khu rừng mà Socrates từng
đến để suy nghĩ và là thánh địa của đền Apollo Lyceus. Bởi vì trong ngôi trường
của Arixtốt nhiều cuộc tranh luận diễn ra trong lúc thầy và trò đi dạo trong sân, nên
ngôi trường được mọi người gọi là trường Peripatetic. Ngoài những cuộc bàn luận
triết học khi đi bách bộ, cũng có những bài giảng bài bản theo giáo trình cho các cử
tọa nhỏ, và những bài giảng có tính phổ thông hơn cho các cử tạo đông người.
Người ta cũng nói Arixtốt đã lập thư viện lớn đầu tiên bằng cách sưu tập hàng trăm
thủ bản, bản đồ và vật mẫu, được ông sử dụng trong khi giảng dạy. Arixtốt làm hiệu
trưởng của trường Lyceum trong 12 hay 13 năm, trong thời gian này ông không chỉ
giảng dạy và thuyết trình, mà trên hết là hình thành các ý niệm chính của ông về
việc phân loại các ngành khoa học, mạnh bạo thiết lập một khoa logic mới, và viết
ra các ý niệm tiến bộ của ông về mọi lĩnh vực chính trị của triết học và khoa học,
qua đó ông bộc lộ một sự am hiểu phi thường về tri thức phổ quát.
Khi hoàng đế Alexander mất năm 323 TCN, một làn sóng chống người Macedonia
nổi dậy, khiến cho địa vị của Arixtốt tại Athens bị lung lay, do ông có những quan
hệ gắn bó với Macedonia. Giống như Socrates trước kia, nay Arixtốt bị cáo buộc tội
“vô đạo”, nhưng theo người ta kể lại, ông nói ông muốn tránh cho người Athens
khỏi phạm tội lần thứ hai chống lại triết học, nên ông đã bỏ Lyceum và trốn đi
Chalcis, và ông qua đời tại đây năm 322 TCN, do chứng bệnh tiêu hóa kéo dài.
Trong chúc thư ông bộc lộ những đức tính nhân bản đầy nhạy cảm qua việc để lại
dư dật của cải cho những người thân, tránh cho các nô lệ bị bán đi và cung cấp tiền
để phóng thích một số nô lệ của ông. Giống như trường hợp của Socrates và Platon,
tư tưởng của Arixtốt có sức mạnh quyết định đến nỗi nó đã ảnh hưởng tới triết học
suốt nhiều thế kỉ sau ông. Giữa kho tàng triết học bao la của ông, chúng ta sẽ xét đến
6

một số khía cạnh thuộc các môn logic, siêu hình học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý
học và đạo đức học.

3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ARIXTỐP:
3.1 Logic học
Arixtốt là người sáng lập môn logic học hình thức. Ông cũng sáng tạo ý niệm về
việc phân loại các khoa học. Đối với ông, có một mối tương quan mật thiết giữa
logic và khoa học, vì ông quan niệm logic học như là công cụ để diễn tả các phân
tích khoa học bằng ngôn ngữ thích hợp. Mặc dù logic học hình thức liên quan là các
hình thức tư duy của con người, Arixtốt không giới hạn sự quan tâm về logic học
của ông vào các tương quan giữa các mệnh đề với nhau hay sự mạch lạc của ngôn
ngữ mà thôi. Quan tâm chủ yếu của ông là các hình thức chứng minh, vì thế ông đặc
biệt chú ý tới những gì chúng ta có thể phát biểu bằng ngôn từ chính xác về thực tại,
sự vật là cái gì và tại sao chúng là như thế. Khoa học, theo Arixtốt hiểu, bao gồm
những phát biểu giải thích cho chúng ta lý do tại sao các sự vật hoạt động như thế và
tại sao chúng phải như thế. Theo nghĩa này, khoa học chủ yếu là sự nhận thức về sự
kiện và lý do tại sao. Nó bao gồm cả sự quan sát lẫn lý thuyết giải thích cho cái được
quan sát. Ví dụ, người ta có thể quan sát hơi nước thoát ra từ cái ấm trên bếp, nhưng
chỉ quan sát mà thôi không cho chúng ta định nghĩa về “hơi nước” một cách có hệ
thống hay khoa học gì cả. Một phát biểu khoa học về sự quan sát này phải là kết quả
của việc cẩn thận rút ra những yếu tố cốt yếu của việc quan sát này, gạt ra một bên
tất cả các chi tiết không liên quan hay ngẫu nhiên như loại nhiên liệu hay loại ấm
dùng để nấu nước, mà chỉ tập trung vào loại sự kiện đặc biệt này là gì, sự tạo ra hơi
nước, và cắt nghĩa việc xảy ra sự kiện này bằng cách liên kết giưã nhiệt, nước và hơi
nước thế nào để ngừời ta có thể biết và chứng minh tại sao và trong những điều kiện
nào mà nước tạo ra hơi nước. Điều quan trọng nhất đối với khoa học chính là ngôn
ngữ sử dụng để phát biểu nó. Ngôn ngữ khoa học phải diễn tả chính xác đến mức
cao nhất có thể cái gì tạo nên đối tượng chuyên biệt của một khoa học, và nó phải
mô tả tại sao các sự vật hoạt động đúng theo cách thức của chúng. Vì vậy, logic họ
7

là môn học về ngôn từ, nhưng không theo kiểu của một nhà ngữ pháp. Logic học của
Arixtốt là môn học tư duy mà các từ được dùng như là những ký hiệu; nó là một cố

gắng đạt tới chân lý bằng việc phân tích tư duy phản ánh sự hiểu biết hay lãnh hội
của chúng ta về bản tính của sự vật. Tóm lại, theo Arixtốt, logic học là dụng cụ phân
tích tư duy con người khi nó suy nghĩ về thực tại. Hiển nhiên, tư tưởng không luôn
luôn phản ánh chính xác thực tại, nhưng nhiệm vụ của logic học luôn luôn là làm
việc nhằm đạt tới một sự tương quan cân xứng hơn giữa ngôn ngữ và thực tại.
 Các phạm trù và điểm xuất phát của suy luận:
Trước khi có thể chứng minh một điều gì, người ta phải có một điểm khởi hành rõ
ràng cho quá trình suy luận. Một đằng, người ta phải xác định đề tài thảo luận,
“loại” sự vật đặc biệt mà người ta đang đề cập tới. Rồi người ta phải thêm các tính
chất và nguyên nhân có liên quan tới sự vật ấy. Về việc này, Arixtốt đã khai triển
học thuyết về các phạm trù, để cắt nghĩa cho chúng ta suy nghĩ về các sự vật thế
nào. Khi chúng ta nghĩ về một đề tài rõ rệt, chúng ta nghĩ về một chủ từ (chủ thể) và
các vị từ (hay tân từ) của nó, hay về một thực thể và các ngẫu tính của nó. Chúng ta
suy nghĩ về từ người và cũng liên kết từ người với các vị từ như cao và giỏi. Ở đây
từ người là một thực thể, và Arixtốt nêu ra khoảng chín phạm trù (nghĩa là các vị từ)
có thể liên kết với một thực thể, gồm lượng (ví dụ cao một mét bảy), phẩm hay chất
(ví dụ ăn nói mạch lạc), quan hệ (ví dụ gấp đôi), địa điểm (ví dụ trường), thời gian
(ví dụ tuần trước), tư thế (ví dụ đứng), sở hữu (ví dụ quần áo), hành động (ví dụ
phục vụ), và bị động (ví dụ được phục vụ). Chính thực thể cũng có thể coi là một
phạm trù, bởi vì khi chúng ta nói, “ Socrates là một người”, thì trong trường hợp
này, người (một thực thể) là một vị từ. Theo Aixtote, những phạm trù này là sự phân
loại các khái niệm được dùng trong nhận thức khoa học. Chúng ta là những cách
thức biểu hiện chuyên biệt của bất cứ sự vật nào tồn tại. Trong tư duy, chúng ta sắp
xếp các sự vật thành phạm trù thành giống, loài và cá thể. Chúng ta thấy cá thể là
phần tử của một loài, và loài có quan hệ với giống. Arixtốt không coi các phạm trù
hay phân loại này như những sản phẩm giả tạo do trí khôn tạo ra. Ông nghĩ chúng có
8

thực trong các sự vật và ở bên ngoài trí khôn. Ông nghĩ các sự vật tự bản chất chia
thành nhiều loại khác nhau, và chúng ta nghĩ chúng ta là phần tử của một loài hay

một giống là vì trong thực tế chúng ta là thế. Như Arixtốt hiểu, tư duy được gắn với
cách tồn tại của sự vật, vì thế nó chỉ ra sự tương quan mật thiết giữa logic học và
siêu hình học. Tư duy luôn luôn là một sự vật cá biệt, một thực thể. Nhưng một sự
vật không chỉ đơn thuần tồn tại; nó tồn tại cách nào đó và nó có một lý do tại sao.
Luôn luôn các vị từ (phạm trù) liên quan tới các chủ từ hay chủ thể. Một số vị từ
thuộc bản chất nội tại trong sự vật; những vị từ hay phạm trù này thuộc về sự vật do
chính nó là nó. Ta nghĩ về một con ngựa có một số vị từ nào đó là bởi vì nó là một
con ngựa; nó có những vị từ chung với mọi con ngựa khác. Nó cũng có những vị từ
khác, không nội tại như những vị từ kia mà khá “ngẫu nhiên”, như màu sắc, vị trí,
kích thước, và các đặc điểm khác ảnh hưởng tới sự tương quan của nó với các đồ vật
khác. Điều Arixtốt muốn nhấn mạnh là có một chuỗi sự kiện dẫn tới “khoa học”,
trước tiên là sự tồn tại của các sự vật và các tiến trình của chúng; kế đến là suy tư
của chúng ta về các sự vật và hoạt động của chúng; và sau cùng là chuyển những
suy tư của chúng ta về sự vật thành ngôn từ. Ngôn ngữ là công cụ để phát biểu tư
duy khoa học. Vì thế logic học là sự phân tích về ngôn ngữ, về tiến trình suy luận,
và về cách thức mà ngôn ngữ và suy luận liên quan tới thực tại.
Vì ngôn ngữ khoa học tìm cách trình bày chính xác cách thức hoạt động của các sự
vật, nên ngôn ngữ này chú trọng tới cả sự chứng minh và chân lý. Chứng minh đòi
hỏi tiến trình lý luận phải dựa trên sự tương quan đúng đắn, nghĩa là có hiệu lực, của
các thuật ngữ và các mệnh đề với nhau. Tuy nhiên, Arixtốt không chỉ quan tâm tới
sự chặt chẽ của lý luận, nghĩa là các kết luận rút ra từ các tiền đề phải ứng nghiệm.
Ông còn quan tâm tới việc các tiền đề phải đúng, để các kết luận có giá trị chứng
minh về thực tại. Ông nói rằng chúng ta có tri thức khoa học “khi chúng ta nghĩ rằng
mình biết nguyên nhân của sự kiện đó chứ không thể là gì khác, và hơn nữa, sự kiện
phải là như thế chứ không thể là gì khác”. Liên kết nguyên nhân với hậu quả đòi hỏi
các hành động quan sát, phán đoán và kết luận. Nguyên việc quan sát mà thôi không
9

cho chúng ta một định nghĩa về sự vật, cũng không cho chúng ta khoa học thực sự.
Điều khoa học đòi hỏi trước tiên là tìm ra một tiên đề, một khởi điểm cho suy luận.

Tiền đề này là kết quả của sự qui nạp. Arixtốt nói rằng trí khôn của chúng ta biết về
những sự vật gần với cảm giác rõ ràng hơn về những sự vật xa cảm giác. Vì thế, trí
khôn chúng ta đi từ sự nhận thức về những sự vật cụ thể để đạt tới những ý niệm
phổ quát hay về chủng loại mà chúng ta không cảm giác được. Chúng ta quan sát
những con người cụ thể và từ đó chúng ta hình thành ý niệm chung về loài người.
Sau khi đã có những tiền đề nhờ qui nạp, trí khôn của chúng ta có thế sử dụng những
tiền đề này theo diễn dịch và chứng minh. Tuy nói rằng “chúng ta phải biết các tiền
đề sơ đẳng bằng qui nạp”, nhưng ông không nói kỹ về bình diện này của tri thức với
các hệ luận về giả thuyết và thực nghiệm của nó. Ở đây, Arixtốt nhấn mạnh tới
phương pháp diễn dịch và sự suy luận chứng minh. Những yếu tố cơ bản của hình
thức suy luận này lần đầu tiên được Arixtốt phân tích và tổ chức có hệ thống qua
học thuyết tam đoạn luận của ông.
 Tam đoạn luận:
Arixtốt định nghĩa tam đoạn luận là “sự suy luận mà ở đó sau khi nêu lên phát biểu
về một số điều nào đó, thì một điều khác được rút ra một cách tất yếu từ những điều
đã được phát biểu nói trên”. Đó là nguyên lý hệ suy, và điều Arixtốt quan tâm là suy
luận khoa học này phải tiến hành từ một bước ứng nghiệm tới một bước khác với sự
chính xác. Ông muốn tìm ra những quy luật bảo đảm rằng những kết luận được rút
ra một cách ứng nghiệm từ những tiền đề của chúng. Vậy, làm cách nào ta có thể
chắc chắn rằng một kết luận được rút ra ứng nghiệm từ những tiền đề của nó; hay,
giả sử chúng ta có hai mệnh đề, làm thế nào chúng ta rút ra được một mệnh đề thứ
ba từ hai mệnh đề này? Arixtốp nghĩ ông đã tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên
đây trong cấu trúc cơ bản của tam đoạn luận.
Tam đoạn luận là một hình thức đặc biệt của ngôn ngữ liên kết. Các chứng minh
khoc học có thể có được là vì các từ nhất định diễn tả các tính chất, phẩm chất hay
đặc điểm nhất định của các sự vật. Các từ đó diễn tả những tính chất cốt yếu (bản
10

chất) sánh với các tính chất ngẫu nhiên. Nói “là người thì phải chết” là mô tả một
trong những tính chất cốt yếu của con người, trong khi nói “người có tóc đỏ” là mô

tả một tính chất ngẫu nhiên, vì là người thì không nhất thiết phải có tóc đỏ, thậm chí
không nhất thiết phải có tóc gì cả. Nhưng là người thì phải chết, đó là tính chất cốt
yếu, và các mệnh đề khoa học chứa những tính chất cốt yếu như thế. Rồi khi chúng
ta hỏi tại sao là người thì phải chết, một sự kiện chúng ta đã biết qua kinh nghiệm,
thì đó là chúng ta đang tìm một “lý do tại sao” trên bình diện khoa học hay chuyên
môn. Đây là chỗ mà ngôn ngữ liên kết chuyên biệt của tam đoạn luận bắt đầu thể
hiện chức năng của nó, vì tam đoạn luận là việc liên kết các mệnh đề về các tính
chất cốt yếu sao cho chúng bắt buộc dẫn tới kết luận. Và điều dẫn tới cái kết luận bắt
buộc đó chính là có một định từ cụ thể có mặt trong cả hai tiền đề, đồng thời nó nối
hai mệnh đề này với nhau để dẫn tới một kết luận bắt buộc. Định từ thể hiện chức
năng nối kết các mệnh đề này được Arixtốt gọi là định từ giữa hay trung định từ, khi
ông nói “ Tôi gọi là định từ giữa là định từ tự nó nằm trong một định từ khác và
chứa một định từ khác trong chính nó; về vị trí, nó cũng ở giữa”. Vì vậy, “lý do tại
sao” mệnh đề “là người thì phải chết” là đúng, đó là vì mệnh đề là kết luận rút ra từ
hai tiền đề khác được nối với nhau bằng một định từ giữa, như sau: trước tiên chúng
ta nói “tất cả động vật đều phải chết”, rồi chúng ta nói “tất cả con người là động
vật”, và từ đó dẫn tới kết luận “mọi người đều phải chết”. Định từ giữa ở đây là
động vật, và định từ này nối với vị từ phải chết và nối với chủ ngữ người, vì thế dẫn
tới hàm ngụ rằng “là người thì phải chết”.
Tam đoạn luận này thường được diễn tả như sau:
Đại tiền đề: Tất cả mọi người đều phải chết.
Tiểu tiền đề: Socrates là người.
Kết luận: Vậy, Socrates phải chết.
Tuy học thuyết tam đoạn luận của Arixtốt là một công cụ để xác định những tương
quan nào giữa các tiền đề và kêt luận chặt chẽ, nhưng mối quan tâm chính của ông
khi triển khai học thuyết tam đoạn luận không phải chỉ nhằm mục đích bảo đảm tính
11

chặt chẽ của suy luận. Mục tiêu của ông là cung cấp một công cụ cho việc chứng
minh khoa học, và vì thế ông nhấn mạnh mối tương quan giưã logic học và siêu hình

học, giữa cách nhận thức của chúng ta và bản chất của sự vật là gì và hoạt động của
nó ra sao. Arixtốt nghĩ rằng ngôn từ và các mệnh đề liên hệ với nhau bởi vì các sự
vật mà ngôn ngữ diễn tả cũng liên hệ với nhau. Vì vậy, Arixtốt nhận ra rằng người ta
hoàn toàn có thể sử dụng tam đoạn luận một cách chặt chẽ mà không nhất thiết đạt
tới khoa học hay chân lý, nếu những tiền đề không dựa trên những giả định ứng
nghiệm ( nghĩa là nếu chúng không phản ánh thực tại). Do đó, Arixtốt phân biệt ba
loại suy luận, mỗi loại có thể sử dụng tam đoạn luận nhưng dẫn tới những kết quả
khác nhau: loại thứ nhất là suy luận biện chứng, nghĩa là suy luận dựa trên “những ý
kiến thường được chấp nhận”; loại thứ hai là suy luận tranh biện hay còn gọi là tranh
cãi, nghĩa là xuất phát từ những ý kiến có vẻ được người ta chấp nhận nhưng thực sự
thì không; và loại thứ ba là suy luận chứng minh, trong đó những tiền đề dùng để bắt
đầu suy luận là những chân lý và sơ đẳng.
3.2 Siêu hình học:
Trong tác phẩm nhan đề Siêu hình học của ông, Arixtốt khai triển cái mà ông gọi là
triết học đầu tiên. Trong siêu hình học, ông tập trung khai triển một loại tri thức mà
ông nghĩ có thể gọi một cách chính đáng là minh triết (hay sự khôn ngoan). Tác
phẩm này bắt đầu bằng phát biểu rằng “ Mọi người tự bản chất đều muốn hiểu biết”.
Theo Arixtốt, ước muốn bẩm sinh này không chỉ là ước muốn hiểu biết để làm một
cái gì. Ngoài những động cơ thực dụng này, ở con người ta còn có một ước muốn
hiểu biết những loại sự vật chỉ vì sự hiểu biết thuần túy mà thôi.
Tri thức có nhiều bậc khác nhau. Một số người chỉ biết những gì họ kinh nghiệm
bằng cảm giác, như khi họ biết lửa thì nóng. Nhưng theo Arixtốt, chúng ta không coi
những gì chúng ta biết bằng cảm giác là minh triết. Đương nhiên sự hiểu biết chắc
chắn nhất của chúng ta về các sự vật là qua các giác quan. Nhưng loại tri thức này
chỉ cho chúng ta biết sự vật là gì chứ không cho biết cái tại sao: ví dụ, nó cho chúng
ta biết rằng lửa thì nóng nhưng không cho biết tại sao. Trong những ngành nghề
12

khác nhau, các nhà chuyên môn “biết theo một nghĩa đúng hơn và khôn ngoan hơn
là các người thợ thủ công, vì họ biết các nguyên nhân của các sự vật được làm ra.”

Do đó, minh triết là tri thức cao hơn loại tri thức của cảm giác sự vật và các phẩm
chất của chúng. Nó thậm chí còn cao hơn tri thức có được do các kinh nghiệm lặp đi
lặp lại về cùng một sự vật. Minh triết cũng tương tự như tri thức của các khoa học, là
những người bắt đầu bằng việc quan sát một sự vật, rồi lặp lại những kinh nghiệm
giác quan này, để cuối cùng vượt qua kinh nghiệm giác quan bằng cách suy nghĩ về
những nguyên nhân của các đối tượng mà họ có kinh nghiệm. Có bao nhiều lĩnh vực
nghiên cứu có thể xác định được thì cũng có bấy nhiêu khoa học, và Arixtốt đề cập
tơi nhiều khoa học trong số này, bao gồm vật lý học, đạo đức học, chính trị học, và
thẩm mỹ học. Trong mỗi trường hợp, khoa học tương ứng của nó tập trung vào việc
khám páh ra những nguyên nhân hay lý do cúa các nguyên lý bí ẩn bên dứoi hoạt
động của chỉ đề chuyên biệt của nó. Ví dụ, trong vật lsy học người ta hỏi cái gì là
nguyên nhân làm cho các vật thể chuyển động, trong đạo đức học cái gì tạo ra đời
sống tốt lành, trong chính trị học cái gì tạo ra nhà nước tốt và trong thẩm mỹ học cái
gì làm nên một bài thơ hay. Các khoa học khác nhau không chỉ do chủ đề của chúng
mà còn do sự tương quan của chúng với nhau. Một số khoa học lệ thuộc một số
khao học khác, như nhà vật lý học phải dựa vào toán học. Trong bậc thang giá trị
của khoa học, Arixtốt nói rằng “khoa học nào biết mục đích của mỗi sự vật thì là
khoa học có giá trị hơn hết, và giá trị hơn tất cả các khoa học lệ thuộc.” Vì thế, ngoài
các khoa học chuyên biệt, còn có một khoa học khác, khoa triết học đầu tiên, hay
bây giờ chúng ta gọi là siêu hình học, là khoa học vượt ra ngoài chủ đề của các khao
học khác và quan tâm tới “các nguyên lý và nguyên nhân đầu tiên.” Những “nguyên
lý và nguyên nhân đầu tiên” này là nền tảng đích thực của minh triết, vì chúng cho
chúng ta tri thức không chỉ về một đối tượng hay hoạt động cụ thể nào, mà là tri
thức về chân thực tại.
Siêu hình học nghiên cứu về tri thức ở cấp trừu tượng cao nhất. Đây là tri thức trừu
tượng vì nó nói về cái phổ biến chứ không nói về cái riêng. Một khoa học đều có
13

mức độ trừu tượng riêng vì nó quan tâm tới các nguyên lý và nguyên nhân đầu tiên
của chủ đề của nó, như khi nhà vật lý học nói về các nguyên lý của chuyển động nói

chung, phân biệt với việc mô tả chuyển động của hành tinh này hay quả lắc đồng hồ
kia. Vì vậy, minh triết liên quan tới mức độ trừu tượng của tri thức chứ không phải
mức độ các sự vật cụ thể, vì như Arixtốt nói, “tri giác bằng giác quan thì chung cho
mọi người, và vì thế nó dễ dàng và không phải là đặc trưng của minh triết.” Minh
triết đích thực, triết học đầu tiên, hay siêu hình học, là khoa học trừu tượng nhất và
cũng chính xác nhất trong mọi khoa học vì nó cố khám phá ra những nguyên lý thực
sự là đầu tiên là khả tri nhất…và từ đó, chúng ta có thể biết tất cả các sự vật khác…”
Đến đây, chúng ta sẽ trình bày chuyên biệt hơn của chủ đề siêu hình học.
 Định nghĩa vấn đề của siêu hình học:
Các khoa học khác nhau tìm cách khám phá các nguyên lý và nguyên nhân đầu tiên
của các loại sự vật chuyên biệt, như các vật thể vật chất, cơ thể con người, nàh nước,
một bài thơ… Trong khi các khoa học này hỏi, “ vật này vậy kia như thế nào và tại
sao?” thì siêu hình học lại hỏi một câu tổng quát hơn nhiều, một câu mà mọi khoa
học rốt cuộc đều phải để ý đến, đó là “ Là bất cứ một vật nào đó nghĩa là gì?’ Nói
ngắn gọn, tồn tại nghĩa là gì? Đây chính là câu hỏi Arixtốt quan tâm trong Siêu hình
học, làm cho siêu hình học trở nên “khoa học về mọi tồn tại xét như là cái tồn tại”.
Vấn đề siêu hình học như ông thấy chính là nghiên cứu cái hiện hữu cùng các
“nguyên lý” và ‘nguyên nhân” của nó.
Siêu hình học của Arixtốt chủ yếu phát sinh từ quan điểm của ông về logic và sự
quan tâm của ông về sinh vật học. Trên quan điểm logic học của ông, “tồn tại” hay
“hiện hữu” có nghĩa là một cái gì đó có thể xác đinh được và vì vậy có thể trở thành
một chủ đề bàn luận. Trên quan điểm sinh vật học của ông, ông sẵn sàng nghĩ rằng
“tồn tại” là một cái gì đó bao hàm trong một quá trình hoạt động. Theo Arixtốt, “tồn
tại” luôn luôn có nghĩa là một cái gì đó. Vì vậy, mọi tồn tại đều là một cá thể và có
một bản chất xác định. Mọi phạm trù mà Arixtốt trình bày trong các tác phẩm logic
học, các phạm trù như phẩm chất, tương quan, tư thế,địa điểm… đều giả thiết có
14

một chủ thể mà những thuộc tính này có thể gán vào. Chủ thể này được Arixtốt gọi
là thực thể. Do đó, “tồn tại” có nghãi là một thứ thực thể cụ thể do kết quả của một

quá trình hoạt động. Như thế, siêu hình học gắn liền với cái hiện hữu và với cái
nguyên nhân của nó.
 Thực thể là bản chất sơ đẳng của sự vật:
Arixtốt nghĩ rằng ông đã khám phá ra thực thể trong cách chúng ta nhận thức một
vật. Sẵn có trong có trong các phạm trù hoặc vị từ, Arixtốt nói chúng ta biết rõ hơn
một sự vật khi chúng ta biết nó là gì hơn là khi chúng ta biết mà sắc, kích thước, hay
tư thế của nó. Chúng ta thừa nhận mọi con người là người bất kể kích thược, màu
sắc, tuổi tác khác nhau.
 Vật chất và hình thức:
Mặc dù Arixtốt phân biệt giữ vật chất và hình thức, nhưng ông nói, trong tự nhiên
chúng ta không bao giờ gặp thấy vật chất mà không có hình thức, hay hình thức mà
không có vật chất. Moi sự vật tồn tại đều là một sự vật cá thể và cụ thể, và mọi sự
vật đều là một thể thống nhất của vật chất và hình thưcs. Do đó, thực thể là một sự
tổ hợp của vật chất và hình thức.
 Quá trình thay đổi: Bốn nguyên nhân:
Trong thế giới xung quanh, chúng ta thấy các sự vật không ngừng thay đổi. Thay đổi
là một trong những sự kiện cơ bản của kinh nghiệm chúng ta. Theo Arixtốt, từ thay
đổi có rất nhiều ý nghãi, gồm có chuyển động, tăng trưởng, thối rửa, sinh sản và hư
hoại. Một số những thay đổi này là tự nhiên, số khác là sản phẩm do con người làm
ra.Các sự vật không ngừng mang những hình thức mới; luôn luôn có đời sống mới
phát sinh; những bức tượng mới được tạo ra. Vì thay đổi luôn luôn bao hàm một
hình thức mới, chúng ta có thể đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình thay đổi.
Về bất cứ sự vật nào, Arixtốt nói, chúng ta có thể hỏi bốn câu hỏi sau đây, (1) nó là
gì? (2) nó được làm bằng gì? (3) nó được làm ra bởi cái gì? (4) nó được làm vì mục
đích gì? Bốn câu trả lời cho những câu hỏi này được Arixtốt mô tả là bốn nguyên
nhân.
15

 Tiềm tính và hiện tính:
Theo Arixtốt, mọi vật đều ở trong quá trình thay đổi. Mọi vật đều có một khả năng

trở thành cái mà hình thức của nó đã đặt ralàm mục đích cho nó. Trong mọi sự vật
đều có một khả năng nỗ lực hoạt động hướng tới “mục đích” của chúng. Một sốcác
nỗ lực này là hướng tới các sự vật bên ngoài, như khi ngừoi ta xây dựng một cái
nhà. Nhưng cũng có nỗ lực đạt tới những mục đích nằm trong chính bản chất bên
trong của sự vật, như khi người ta thể hiện bản chất của mình là một con người bằng
hành vi tư duy. Mục đích nội tại này ở mọi vật được Arixtốt gọi là cái tự mục đích
hay hiện tính hoàn chỉnh.
Vì cho rằng mọi sự vật đều có các mụ đích, Arixtốt xem xét đến sự phân biệt giữa
tiềm tính và hiện tính. Một phương thức thay đổi cơ bản là sự thay đổi từ tiềm tính
sang hiện tính.
3.3 Địa vị con người: Vật Lý học, sinh học và tâm lý học
3.3.1 Vật lý học:
Trong thiên văn học, Arixtốt đề xuất một vũ trụ hữu hạn, có hình cầu, với Trái Đất
là trung tâm. Vùng trung tâm được tạo ra bởi bốn nguyên tố là đất, nước, lửa và khí.
Trong vật lý học của Arixtốt, mỗi một nguyên tố có một vị trí thích hợp, được xác
định bởi tính nặng tương đối của nó, “trọng lượng riêng của nó”. Mỗi nguyên tố
chuyển động một cách tự nhiên theo đường thẳng – đất rơi xuống, lửa bốc lên –
hướng tới vị trí thích hợp của nó, nơi nó sẽ ngưng nghỉ. Do vậy, chuyển động của
Trái Đất luôn luôn là tuyến tính và luôn luôn đi đến chỗ tạm dừng. Tuy nhiên bầu
trời chuyển động một cách tự nhiên không ngừng nghỉ theo một quỹ đạo hình tròn
phức tạp. Vì thế, bầu trời phải được tạo thành bởi nguyên tố thứ năm, khác hẳn được
gọi là aither. Là một nguyên tố siêu việt, aither không thể có biến đổi gì khác ngoài
sự biến đổi vị trí theo chuyển động tròn. Thuyết Lya của Arixtốt theo đó chuyển
động tuyến tính luôn luôn diễn ra thông qua một trung gian cưỡng lại nó thực sự có
giá trị đối với mọi chuyển động có thể quan sát được cua Trái Đất. Ông cũng cho
rằng, những thiên thể nặng hơn của cùng một vật liệu rơi nhanh hơn những thiên thể
16

nhẹ hơn khi chúng có cùng hình dạng, một quan niệm sai lầm được thừa nhận cho
đến khi nhà vật lý và thiên văn Ý Galieo tiến hành thực nghiệm cho các vật nặng rơi

từ tháp nghiêng Pisa.
3.3.2 Sinh vật học:
Trong khi Aristote quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng lớn của
ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa
những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau
chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc
Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những
loại sinh vật phức tạp nhất. Trong lĩnh vực những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé người
ta rất khó lòng phân biệt một sinh vật và một khoáng chất. Aristote cho rằng ranh
giới giữa một sinh vật và một khoáng chất trong lãnh vực này rất mơ hồ và đáng
nghi ngờ. Mặt khác, người ta không thể phân biệt động vật và thực vật. Đối với một
vài loại có thể xem là thực vật cũng được mà xem là động vật cũng được. Trong
nhiều trường hợp khác rất khó phân biệt một loại này với một loại khác. Người ta có
thể kết luận rằng đời sống trên trái đất phát triển một cách liên tục từ trạng thái thô
sơ nhất đến trạng thái phức tạp nhất. Trí thông minh cùng phát triển theo với trạng
thái, nói cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông minh càng phát triển. Đồng
thời các cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung, thần kinh hệ được phát triển
cùng với sự tập trung này.
Tuy vẫn có những sự nhầm lẫn nhưng so với sự đóng góp của Aristote vào nền sinh
vật học thì điều đó không quan trọng. Ví dụ ông biết rằng loài chim và loài bò sát có
cơ thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông
nhận xét rằng linh hồn của trẻ sơ sinh cũng giống như linh hồn của súc vật. Các món
ăn quyết định cách sinh sống: có những con thú sống theo đàn, có những con thú
sống cô độc, miễn làm sao chúng có thể kiếm ăn một cách dễ dàng. Ông đã tìm ra
kết luận gần giống như thuyết của Von Baer về các đặc tính của giống nòi và thuyết
của Spencer về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng. Nói một
17

cách khác, một giống vật càng phát triển thì sự sinh đẻ càng ít. Ông nhận xét khuynh
hướng bình đẳng của các giống vật nghĩa là những phần tử xuất chúng, do sự giao

cấu với các phần tử thấp kém hơn dần dần sẽ mất các đặc tính của mình. Sau hết
Aristote tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng muốn
quan sát sự vật một cách chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ thai
nghén. Hyppocrate cũng đã áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng gà
lộn trong những thời kỳ khác nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của
đứa trẻ. Aristote cũng nghiên cứu hiện tượng này và những nhận xét của ông còn
làm cho các nhà khoa học ngày nay phải ngạc nhiên. Chắc ông đã làm nhiều thí
nghiệm về khoa sinh sản vì ông phủ nhận thuyết cho rằng nam tính hoặc nữ tính của
bào thai phụ thuộc vào vị trí của ngọc hành. Ông còn đưa ra nhiều vấn đề thời sự về
nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà da
trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng
đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở
đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh là định luật Mendel. Nói
tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý học của ông, Aristote
cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu chúng ta để ý rằng các phương pháp
sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta phải công nhận thiên tài vĩ đại
của Aristote.
3.3.3 Tâm lý học
Tâm lý học của Aristote cũng có nhiều khó hiểu và mâu thuẫn. Chẳng hạn Aristote
là người đầu tiên biết đến mãnh lực của thói quen và xem đó như thiên chất thứ hai
của con người. Đối với vấn đề tự do của ý chí và bất tử của linh hồn thì ý kiến của
Aristote không được đồng nhất, khi thì ông lý luận theo thuyết định mệnh nghĩa là
con người không thể làm khác hơn cái gì định mệnh đã an bài. Khi thì ông cho rằng
con người có tự do định đoạt số phận của mình bằng cách lựa chọn những bối cảnh
của cuộc sống, ví dụ chúng ta có thể tự tạo nên một nhân cách bằng cách chọn lựa
bè bạn, sách báo, nghề nghiệp và các trò giải trí. Aristote không tiên liệu rằng những
18

kẻ theo thuyết định mệnh sẽ cãi lại ông ta bằng cách nói rằng chính tánh tình của
chúng ta ảnh hưởng đến sự chọn lựa bè bạn, sách báo, nghề nghiệp và trò giải trí của

chúng ta. Aristote còn cho rằng con người muốn được khen và sợ bị chỉ trích, chính
yếu tố này làm cho họ phải chọn lựa và cũng chứng minh sự tự do chọn lựa của con
người. Lý luận này cũng không đứng vững vì chính sự khen chê định đọat hành vi
của con người chứ không phải sự tự do lựa chọn.
Aristote còn đưa ra một lý thuyết về linh hồn. Theo ông thì linh hồn là sức sống của
mọi sinh vật. Trong cỏ cây thì linh hồn chỉ là khả năng dinh dưỡng và sinh sản,
trong loài động vật linh hồn là khả năng di chuyển và cảm xúc, trong loài người linh
hồn là khả năng lý luận và suy tư. Vì là một khả năng, linh hồn không thể tồn tại
ngoài thể chất. Tuy nhiên trong một đoạn khác bằng một lối lý luận dông dài,
Aristote lại cho rằng linh hồn có thể tồn tại. Lối lý luận này tỏ ra mâu thuẫn và có
nhiều chỗ tối nghĩa.
3.4 Đạo đức học:
Những câu hỏi sau đây được đặt ra: cuộc đời lý tưởng phải thế nào ? Cái gì là mục
đích tối thượng của cuộc đời ? Đạo đức là gì ? Làm sao có thể tìm thấy hạnh phúc ?
Thái độ của Aristote rất thực tế trước những vấn đề này. Ông không khuyên bảo
môn đệ phải theo những lý tưởng quá cao xa. Quan niệm về bản chất con người của
Aristote là một quan niệm rất lành mạnh: tất cả những lý tưởng đều có một căn bản
thiên nhiên và tất cả những cái gì thiên nhiên đều có thể nẩy nở thành lý tưởng.
Aristote chấp nhận một cách thẳng thắn rằng mục đích trực tiếp của cuộc đời không
phải là cái hay cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Aristote nói rằng người ta tìm kiếm
tiền tài, danh vọng, khoái lạc vì người ta tưởng rằng những thứ đó đem đến hạnh
phúc. Tuy nhiên cần phải biết rõ hạnh phúc thật sự là gì và con đường nào đưa đến
hạnh phúc. Aristote trả lời câu hỏi này bằng cách tìm những đặc điểm phân biệt loài
người và những loài vật khác. Ông cho rằng hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn
đầy đủ các đức tính của con người. Đức tính nổi bật nhất của loài người là khả năng
suy luận, chính nhờ đức tính này mà loài người đứng trên tất cả loài vật khác. Chính
19

vì vậy mà khả năng suy luận một khi được phát triển hoàn toàn đầy đủ sự đem đến
hạnh phúc hoàn toàn cho con người.

Điều kiện của hạnh phúc do đó là sự phát triển của khả năng suy luận. Đạo đức tuỳ
thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát tinh thần, sự quân bình của lòng ham
muốn. đó không phải là những đức tính của những người thường mà là kết quả của
sự tập luyện và kinh nghiệm trong những người hoàn toàn trưởng thành. Con đường
đi đến mục đích đó là ý niệm trung dung. Mỗi một đặc tính có thể xếp thành 3 loại:
loại đầu và loại chót là những đặc tính quá khích, chỉ loại giữa mới là đạo đức . Ví
dụ sự nhút nhát và tánh liều lĩnh thuộc về loại đầu và loại chót, nghĩa là những đặc
tính quá khích. Tánh rộng rãi nằm giữa tánh biển lận và phung phí. Tánh khiêm
nhượng nằm giữa tánh rụt rè và ngạo mạn. Tánh vui vẻ nằm giữa tánh cau có và
tánh ba hoa sống sượng
Thuyết trung dung không phải là một thuyết có thể áp dụng một cách máy móc theo
toán học. Điểm trung dung có thể thay đổi tuỳ theo trường hợp và chỉ có thể tìm
thấy bằng sự suy luận trưởng thành. Chính thói quen quy luận đưa người ta đến chỗ
thánh thiện. Một người hành động chính đáng không phải vì lý do họ là một người
có đạo đức nhưng ngược lại chính vì họ có đạo đức do sự huấn luyện suy tư công
phu mà họ hành động chính đáng. Con người có thể được đánh giá bằng những hành
động của họ. Do đó sự thánh thiện không phải là một hành động đơn độc mà chính
là một thói quen. Người ta còn nhớ câu nói bất hủ của Aristote về vấn đề này: "Một
con én không làm nổi một mùa xuân". Tuổi trẻ là thời kỳ quá khích: nếu một thiếu
niên lầm lỗi thì chắc chắn lỗi lầm đó là do sự quá khích mà ra. Sự khó khăn của tuổi
trẻ là làm sao không đi từ thái cực này đến thái cực khác vì người ta thường có
khuynh hướng sửa sai một cách quá đáng. Những người ở một thái cực có khuynh
hướng cho rằng đạo đức không phải nằm ở điểm trung dung mà nằm ở thái cực kia.
Họ có khuynh hướng sửa mình như một người uốn một khúc tre cong: muốn làm
khúc tre thẳng họ phải uốn cong về chiều ngược lại. Cũng có trường hợp những kẻ
quá khích xem điểm trung dung như một lỗi lầm lớn, người can đảm bị kẻ nhút nhát
20

xem là liều lĩnh trong khi đó những người liều lĩnh lại xem những người can đảm
như là nhút nhát. Trong lãnh vực chính trị những kẻ ôn hoà bị kẻ quá khích xem là

bảo thủ và bị kẻ bảo thủ xem là quá khích.
Thuyết trung dung là một đặc điểm chẳng những của Aristote mà còn của nền triết
lý Hy Lạp. Platon xem đạo đức là những hành động điều hoà không quá khích,
Socrate xem đạo đức là do sự suy luận mà có, trong đền thờ Apollon người ta có
khắc những chữ meden agan có nghĩa là không làm cái gì quá trớn. Người Hy Lạp
cho rằng sự đam mê tự nó không phải là một điều xấu, nó là nguyên liệu tạo nên
điều xấu hoặc điều tốt tuỳ theo cách sử dụng có chừng mực hoặc không có chừng
mực.
Tuy nhiên thuyết trung dung chưa phải là bí quyết đem đến hạnh phúc. Aristote cho
rằng những nhu cầu vật chất cũng cần thiết. Sự nghèo túng quá độ làm cho con
người đâm ra biển lận, một tài sản vừa phải đem đến cho con người một đời sống tự
do không tham lam giành giựt quá đáng, đó cũng là một đặc điểm của chế độ quý
tộc. Một yếu tố khác rất cần thiết cho đời sống hạnh phúc là sự kết bạn. Càng được
san sẻ, hạnh phúc càng tăng trưởng. Khái niệm về công bằng không quan trọng
trong tình bằng hữu, khi đã là bạn, người ta không nghĩ đến sự công bằng so đo tính
toán trong việc giao thiệp. Mặt khác, số bạn chân thật không thể có nhiều: kẻ nào có
quá nhiều bạn thật ra không có người bạn nào. Làm bạn với tất cả mọi người là một
điều không thể thực hiện được. Tình bạn chân thật phải được thử thách với thời
gian, nó đòi hỏi sự ổn định trong tánh tình. Một khi tánh tình không ổn định thì sự
kết bạn lẽ cố nhiên cũng bị ảnh hưởng. Bình đẳng là một yếu tố cần thiết trong sự
giao thiệp, sự biết ơn không làm cho sự giao thiệp được lâu dài. Những kẻ thi ơn
luôn luôn muốn người khác chịu ơn mình mãi mãi trong khi những kẻ chịu ơn luôn
luôn muốn xa lánh kẻ thi ơn càng sớm càng tốt. Do đó, sự giao thiệp không thể nào
được vững bền.
Mặc dù các tiện nghi vật chất cần thiết cho đời sống hạnh phúc, yếu tố chính là sự
sáng suốt của tâm hồn. Những khoái lạc giác quan không phải là chìa khoá của hạnh
21

phúc. Một đời sống chính trị như làm lãnh tụ một quốc gia hoặc một đảng phái
không thể đi đôi với hạnh phúc. Những người làm chính trị phải chiều theo sở thích

của quần chúng mà không có gì thay đổi bấp bênh bằng sở thích quần chúng. Hạnh
phúc phải là sự khoái lạc của tâm trí.
Con người lý tưởng của Aristote không làm việc nguy hiểm một cách vô ích nhưng
gặp trường hợp cần thiết họ có thể hy sinh tánh mạng vì có nhiều lúc đời sống thật
không còn đáng sống. Họ sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác nhưng nhận sự giúp đỡ một cách
rất dè dặt. Họ không tìm cách phô trương, họ thẳng thắn nói lên những điều ưa và
ghét, hành động một cách chân thật.
Họ không bao giờ khen ai quá đáng vì họ nhận thấy rằng ở trên đời thật sự không có
cái gì đáng khen cả. Họ không thể sống a dua với kẻ khác vì tánh a dua là đặc tính
của kẻ nô lệ. Họ không bao giờ muốn làm hại ai và sẵn lòng tha thứ tất cả những lỗi
lầm của kẻ khác. Họ không muốn nói chuyện nhiều, cũng không muốn được người
khác tâng bốc hoặc chỉ trích người khác. Họ không nói xấu người khác dù đó là kẻ
thù của họ. Họ đi đứng khoan thai, nói năng ôn tồn, không bao giờ hấp tấp vì tâm trí
họ không bị bận rộn bởi những điều phức tạp. Họ không bao giờ hăng hái quá độ vì
họ biết rằng trên đời này không có cái gì quan trọng. Họ chịu đựng những sự bất trắc
ở đời một cách vui vẻ và đoan trang, giống như một tướng lãnh giỏi cầm quân ngoài
mặt trận nắm vững chiến thuật chiến lược. Họ thích sống một mình và không sợ sự
cô đơn. Đó là con người lý tưởng của Aristote.
3.5 Chính trị học:
Trong Chính trị học, cũng như trong Đạo đức học, Arixtốt nhấn mạnh yếu tố mục
đích. Nhà nước, cũng như loài người, được phú bẩm một chức năng đặc trưng.
Arixtốt kết hợp hai ý niệm này và nói rằng “ hiển nhiên nhà nước là một tạo vật của
thiên nhiên, và con người tự bản tính là một con vật chính trị.” Ông gắn con người
với nhà nước một cách chặt chẽ đến nỗi ông kết luận rằng “ ai không thể sống trong
xã hội hay không có nhu cầu vì tự mình đầy đủ cho mình, người ấy hoặc là một con
vật hoặc là một vị thần.” Không những loài người tự bản tính được sinh ra để sống
22

trong một nhà nước, mà nhà nước, như mọi cộng đồng nào khác, “được thiết lập để
đạt một cái thiện nào đó”, tồn tại vì một mục đích nào đó. Gia đình tồn tại trước hết

là để duy trì sự sống. Nhà nước xuất hiện lần đầu tiên là để duy trì sự sống cho các
gia đình và làng xóm, do về lâu dài gia đình và làng xóm không thể đáp ứng đủ các
nhu cầu cho chính mình. Nhưng vượt lên trên mục đích kinh tế này, chức năng của
nhà nước là bảo đảm lợi ích tối thượng của loài người, đó là đời sống đạo đức, và trí
tuệ của loài người.
Arixtốt cho rằng trong một số hoàn cảnh thích hợp, một cộng đồng có thể tự tổ chức
thành ba loại chính quyền khác nhau. Sự khác biệt cơ bản giữa ba loại chính quyền
này chủ yếu dựa trên con số người cai trị. Một chính quyền có thể do một, một ít,
hay nhiều người cai trị. Nhưng loại nào cũng có thể là tốt hay xấu. Một chính quyền
tốt khi nó cai trị vì lợi ích toàn dân. Một chính quyền là xấu khi người cai trị chỉ tìm
lợi ích hay sở thích liên của mình. Theo Arixtốt, các hình thức chính quyền chân
chính gồm có chế độ quân chủ (một), quí tộc (một ít), và tổ chức nhà nước (nhiều).
Lý tưởng của Arixtốt là một cá nhân xuất sắc cai trị thì vẫn hơn, nhưng mấy khi
kiếm được một cá nhân xuất sắc như thế. Cho nên, bản thân Arixtốt vẫn thích chế độ
quí tộc hơn. Trong chế độ quí tộc, việc cai trị do một nhóm người có trình độ, tài
năng và của cái khiến họ có trách nhiệm và năng lực lãnh đạo hơn.
Arixtốt quá dựa vào sự quan sát của mình nên đã mắc phải những sai lầm. Điều này
đặc biệt đúng trong cách đánh giá của ông về chế độ nô lệ. Nhận thấy rằng tất cả
những nô lệ đều có thân hình vạm vỡ, mạnh khỏe, ông đã kết luận rằng chế độ nô lệ
là một sản phẩm của tự nhiên.
4. ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ARIXTỐP ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG
TÂY:
Sau khi nhà Đại Hiền Triết Aristotle qua đời, nền Triết Học của ông được giảng dạy
tại trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết
học này là Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 trước Tây Lịch nhờ đó
người La Mã được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 trước TL,
23

Andronicus người đảo Rhodes, đã ấn hành các tác phẩm của Aristotle nhờ đó nhiều
học giả đã học tập và phân tích nền Triết Học kể trên, đặc biệt tại xứ Alexandria.

Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết Học của Aristotle bị hầu
như quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau TL tới thế kỷ thứ 9.
Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Aristotle sang
ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học người Tây Ban
Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, đã nghiên
cứu và nhận xét về Aristotle. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Aristotle lại được
quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh
Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng
nền Triết Học của Aristotle làm căn bản cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó.
Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Aristotle là “Bậc Thầy
của những người hiểu biết”.
Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Aristotle đã không thay đổi và được giảng
dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh
Charles Darwin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của Aristotle
cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trước thế kỷ 20, môn
Luận Lý (Logic) được coi là của Aristotle.
Ảnh hưởng của các ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết Aristotle
đã tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân loại, giúp ích
vào công cuộc tìm hiểu kiến thức và lương tri.





24


C. KẾT LUẬN
Arixtốp, một nhà đại hiền triết. Những tư tưởng của ông đã mở ra một kho tàng kiến
thức đầy giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Hy Lạp và các nước phương

Tây. Nhưng do có những hạn chế của lịch sử, và bản thân là nhà tư tưởng của giai
cấp chủ nô quý tộc, nên về mặt triết học ông do dự giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa duy vật; về mặt chính trị, ông chỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp chủ nô trung lưu
của chính mình.















×