Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.73 KB, 20 trang )

SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khóa
VIII đã khẳng định: Vai trò của môn Lịch sử, cùng với các môn học khác thuộc
khoa học xã hội trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong
đó, môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa đặc biệt, từ những hiểu biết về quá khứ,
học sinh (HS) hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng
nước và giữ nước của tổ tiên, góp phần làm mỗi HS thêm tự hào, gắn bó, yêu
mến quê hương và ý thức được nghĩa vụ của mình đối với quê hương, đất nước.
Từ đó, giúp HS xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển
hợp qui luật của tương lai. Tiếc rằng, trong nhiều năm môn học lịch sử chưa
được chú trọng, thậm chí nhiều giáo viên (GV) và HS còn xem là môn phụ, HS
chỉ học chiếu lệ, đối phó; một số trường phổ thông tỏ ra thờ ơ với việc dạy và
học lịch sử; còn GV đôi khi giảng dạy thiếu nhiệt tình.
Trên thực tế, phần lớn HS và ngay cả một bộ phận GV lịch sử cho rằng
môn Lịch sử không cần bài tập hoặc chỉ là những bài tập thực hành để ghi nhớ
sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử, giải thích sự kiện, khái niệm. Do vậy, trong
quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT), nhiều GV chưa
chú ý đúng mức việc sử dụng bài tập và hiệu quả đạt được thấp. Có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là
do chưa nhận thức, quan niệm chính xác, đầy đủ rằng môn Lịch sử cũng phải có
bài tập và việc biên soạn, sử dụng bài tập lịch sử phải tuân thủ các nguyên tắc
quy trình, biện pháp sư phạm nhất định.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, bài tâp lịch sử được sử dụng ở tất cả
các khâu của quá trình dạy học, trong đó có kiểm tra và đánh giá toàn diện,
chính xác và hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT.
Xuất phát từ những lý do trên và từ tình hình thực tế giảng dạy của bản thân,
tôi xin trình bày kinh nghiệm về vấn đề “ Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy
Lê Thị Hoàng Ân Trang 1


SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
học lịch sử cận đại lớp 10” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn lịch sử ở THPT hiện nay nói chung và bộ môn lịch sử 10 nói riêng.
1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
- Việc hình thành, củng cố vững chắc kiến thức mới cho HS trong dạy học
lịch sử ở trường THPT được thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau, trong
đó có bài tập lịch sử. Sử dụng hiệu quả bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử
yêu cầu HS phải thực hiện một chu trình hoạt động trí tuệ, rèn luyện kĩ năng, kĩ
xảo và khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã góp phần phát triển tư duy sáng
tạo của HS trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản.
- Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử góp phần vào thực hiện
nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách của HS. Trong quá trình vận
dụng một cách sáng tạo những quan điểm, kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề
đặt ra, HS tiếp cận với chân lý – phản ánh được hiện thực – và qua đó xây dựng
niềm tin vững chắc vào sự phát triển hợp quy luật của lịch sử.
- Tăng cường sử dụng bài tập nhận thức sẽ thu hút HS tham gia tích cực
vào tiết học, hào hứng suy nghĩ và đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc. Quá
trình học tập sẽ trở nên sôi động, thu hút HS và phát huy năng lực tư duy và rèn
luyện kĩ năng bộ môn cho HS
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả bài tập nhận thức trong
dạy học lịch sử, truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho HS, giúp HS lĩnh hội
kiến thức lịch sử quê hương một cách chủ động tích cực sáng tạo, đồng thời góp
phần cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới.
Trong năm học 2012 – 2013, tôi chỉ nghiên cứu và ứng dụng trong giảng
dạy phần lịch sử cận đại (môn lịch sử lớp 10 – chương trình chuẩn) tại trường
THPT số 1 Tuy Phước. Cụ thể bao gồm:
- Phần lịch sử thế giới cận đại – Lớp 10 – Chương trình chuẩn
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Lê Thị Hoàng Ân Trang 2
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
Việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học ở trường THPT
được thực hiện theo hai phương thức: truyền đạt kiến thức sẵn có và hình thành
kiến thức trên cơ sở hoạt động độc lập của HS. Trong đó, việc hình thành kiến
thức trên cơ sở hoạt động độc lập của HS có nhiều ưu điểm hơn. Bởi vì, “giờ
học thiếu lao động tự lập của HS, thiếu tính tích cực cao của những quá trình
nhận thức là giờ học của quá khứ”. Điều này không có nghĩ là việc truyền đạt
kiến thức sẵn có đã bị loại ra khỏi phương pháp, nó vẫn cần thiết, nhưng đáng
mất dần vị trí chủ đạo trước đây.
Dạy học lịch sử ở trường THPT cũng như các môn học khác, phải thực
hiện chu trình: biết – hiểu – vận dụng. Chu trình này làm cho việc nắm kiến thức
thêm sâu sắc, tự giác, có hiệu quả; nắm được nét bản chất, nét mới của kiến
thức, làm nổi bật mối liên hệ giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn, biết vận dụng
kiến thức vào đời sống, trau dồi, cũng cố thao tác tư duy và một số kĩ năng, kỹ
xảo, nâng cao hứng thú học tập cho HS.
Mục tiêu biết – hiểu – vận dụng kiến thức của HS trong học tập lịch sử ở
trường THPT chỉ có thể thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực khi GV tăng
cường sử dụng bài tập và thực hành. Chính vì vậy, cần phải loại bỏ quan niệm
không đúng đã tồn tại quá lâu là trong dạy học lịch sử không có và cũng không
cần có bài tập và thực hành mà chỉ đưa ra câu hỏi để kiểm tra việc ghi nhớ, học
thuộc một cách máy móc, đơn điệu, tẻ nhạt.
Hơn nữa, đổi mới dạy học lịch sử trong nguyên tắc phát huy tính tích cực
nhận thức cho HS phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu đổi mới phương
pháp giáo dục – đào tạo của Đảng. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì việc thực hiện các loại bài
tập đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học. Sử dụng
bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử sẽ khắc phục tình trạng “thầy giảng, trò
ghi, rồi nói lại những điều thầy nói, có trong sách giáo khoa” như cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhắc nhở.

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thời gian nghiên cứu đề tài
Lê Thị Hoàng Ân Trang 3
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc
khoa học lịch sử và khoa học giáo dục: Thiết kế bài tập dạy học, Lý luận dạy
học, phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm với đồng nghiệp
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
HS lớp 10, trường THPT số 1 Tuy Phước
2.2.3. Thời gian thực hiện
Năm học 2012 – 2013, giảng dạy 4 lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10A6; lớp 10A2
và 10A5 chọn làm lớp thực nghiệm; lớp 10A1 và 10A6 chọn làm lớp đối chứng
Lê Thị Hoàng Ân Trang 4
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học môn lịch
sử, từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực và đưa ra phương
pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em.
- Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử
giúp HS tự vận dụng kiến thức, suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề. Qua đó,
HS hiểu về các vấn đề lịch sử, về mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử địa phương
với lịch sử dân tộc, lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, các vấn đề lịch sử đồng
đại, đương đại, là cơ sở để HS nhận thức sâu sắc bước phát triển chung lịch sử
dân tộc và lịch sử thế giới.
- Tăng cường sử dụng bài tập nhận thức là góp phần đẩy lùi tình trạng
“đọc chép” trong dạy học lịch sử, nâng cao hứng thú của người học và hiệu quả
của quá trình dạy học, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy

học. Hơn nữa hoạt động tích cực của HS là cơ sở để hiểu được những biểu
tượng lịch sử và các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng được đúc kết ở các bài
học.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nêu ra những kinh nghiệm, biện pháp tiến hành thiết kế và sử dụng bài
tập nhận thức trong giảng dạy phần Lịch sử thế giới cận đại và phần Lịch sử
Việt Nam từ 1858 – 1918
- Tổ chức thử nghiệm phương pháp dạy học mới để gây sự hứng thú trong
giờ học lịch sử. Qua đó, cung cấp kiến thức, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo
đức, thẩm mỹ, mà còn giúp các em có ý thức phấn đấu học tập tu dưỡng, rèn
luyện nhân cách.
- Sử dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy
môn lịch sử ở trường THPT số 1 Tuy Phước nói riêng, các trường THPT trên địa
bàn tỉnh Bình Định nói chung.
Lê Thị Hoàng Ân Trang 5
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
II. GIẢI PHÁP
2.1. Nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử thế giới cận đại (phần
chương trình lớp 10)
Tuy các cuộc cách mạng diễn ra ở những mức độ và hình thức khác nhau,
có thể không đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao
động nhưng các cuộc cách mạng đó đã hoàn thành nhiệm vụ lật đổ chế độ phong
kiến đã lỗi thời, lạc hậu đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản
chủ nghĩa và tiến bộ lịch sử loài người.
Trên đống tro tàn đổ nát với một chuyền quân chủ chuyên chế trước đây,
giai cấp tư sản đã tạo dựng một thiết chế nhà nước mới tiến bộ hơn - chế độ đại
nghị dân chủ. Thành quả lớn nhất của cách mạng tư sản là đã giải phóng được
sức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng từ đó thúc đẩy sự ra đời của cuộc cách
mạng công nghiệp, đưa nhân loại bước vào nền văn minh công nghiệp.
- Sự chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (CNĐQ), những tiến bộ về

kĩ thuật, việc sử dụng những nguồn năng lượng mới đã tạo ra khả năng có thể
xây dựng các ngành công nghiệp với quy mô lớn. Quá trình cạnh tranh trên cũng
đưa đến một hệ quả tất yếu là sự phá sản các cơ sở sản xuất nhỏ, cùng với đó là
tài sản sẽ tập trung vào tay một số nhà tư bản lớn. Xu hướng tập trung sản xuất
và tập trung tư bản đã dẫn đến sự ra đời các công ty độc quyền dưới các hình
thức: Các ten, xanh đi ca, tơ rớt. Sự cạnh tranh trong sản xuất, sự cuất khẩu tư
bản kéo theo sự xâm chiếm thuộc địa và tranh chấp thực địa của chủ nghĩa thực
dân Tất cả đó là dấu hiệu của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản do
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và các tổ chức đảng công nhân
là biểu hiện sinh động sự phát triển của phong trào công nhân và là kết quả tất
yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đúng như tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản đã khắng định: "Chủ nghĩa tư bản tự đào mồ chôn chính nó". Công xã
Pa-ri (1871), cách mạng dân chủ tư sản và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, là
những minh chứng quan trọng về sự thắng lợi của học thuyết C.Mác.
Lê Thị Hoàng Ân Trang 6
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự xâm chiếm thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân, đã dẫn tới cuộc đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc ở Á,
Phi, Mĩ la-tinh.
2.2 Thiết kế bài tập nhận thức phần lịch sử thế giới cận đại (chương
trình Lịch sử lớp 10) trong dạy học lịch sử cận đại ở trường THPT
Để thiết kế một bài tập nhận thức, qua đó giúp HS nắm được, lĩnh hội
được nội dung chính, những sự kiện cơ bản của một bài, chương hay của một
khóa trình lịch sử người dạy phải biết thiết kế bài tập.
- Trước hết, chúng ta phải xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính
của bài học hoặc của một chương, một khóa trình. Việc xác định mục đích, yêu
cầu phải gắn với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra.
- Trong thực tế, nội dung của một khóa trình dạy học được tạo thành bởi
các yếu tố: mục đích, nội dung, người dạy và phương pháp truyền thụ. Xác định

được mục đích, nội dung chính của bài, chương, hay của một khóa trình lịch sử;
cho phép chúng ta thiết kế được một bài tập sát hợp với đối tượng, của chủ thể
nhận thức. Lịch sử xã hội loài người diễn ra quanh co khúc khuỷu với nhiều sự
kiện chồng chéo, do đó bài tập nhận thức sẽ tạo cho HS cơ hội nắm bắt được sự
kiện chính, cơ bản và chính xác.
Bài tập nhận thức phải phản ánh được nội dung chính của bài mới đem lại
hiệu quả giáo dục cao. Nghĩa là trước khi thiết kế bài tập, chúng ta nhất thiết
phải xác định được nội dung chính của bài học. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải
nắm được các loại bài tập để vận dụng cho phù hợp với đối tượng HS.
Thiết kế một số bài tập nhận thức phục vụ giảng dạy khóa trình Lịch sử
cận đại để xác định những nội dung chính của khóa trình lịch sử đó. Có thể xác
định được nội dung chính yếu cần đạt được trong khóa trình trên ổ các điểm sau:
Đây là các bước tiến hành thiết kế bài tập nhận thức, tức là trình tự tiến
hành thiết kế một bài tập. Tùy theo điều kiện khách quan, tính chủ quan của cá
nhân chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Phân tích mục đích giáo dưỡng, giáo dục của bài học
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách GV và các tài liệu khác có liên quan.
Lê Thị Hoàng Ân Trang 7
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
- Có thể nói đây là những "nguyên liệu" để tạo ra sản phẩm bài tập.
Chúng ta còn phải dựa vào các yếu tố: Đặc điểm trình độ nhận thức của HS, tính
chất các loại bài học và cả phương pháp dạy học để thiết kế bài tập. Sau khi thiết
kế xong, chúng ta còn phải kiểm tra lại bài tập, đồng thời xác định phương án trả
lời. Cuối cùng là phải xác định phương pháp sử dụng bài tập nhận thức để đạt
được hiệu quả cao nhất.
Cụ thể, có thể thiết kế một số bài tập như sau:
- Bài tập sử dụng trong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư
sản Anh
Bài tập 1: Bằng những kiến thức đã học về tình hình nước Anh, hãy
chứng minh nhận định: Vào nửa đầu thế kỉ XVII, nước Anh đang tiến dần đến

một cuộc cách mạng tư sản
Bài tập 2: So sánh chế độ quân chủ chuyên chế của Sác-lơ I và chế độ
quân chủ lập hiến của Vin-hem Ô-rang-giơ trong cách mạng tư sản Anh?
Bài tập 3: Thông qua những kiến thức đã học về cách mạng tư sản Anh,
hãy nêu và phân tích đặc điểm của cuộc cách mạng này?
- Bài tập sử dụng trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Bài tập 1: Trong tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 có đoạn
viết:"Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền
bất khả xâm phạm. Quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Bên cạnh
đó tuyên ngôn cũng thừa nhận quyền lực của giai cấp tư sản, của người da trắng
nhưng không thủ tiêu chế độ nô lệ. Em có nhận xét gì về bản tuyên ngôn này?
Bài tập 2: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản? Những ấn tượng tốt đẹp mà cuộc
cách mạng này để lại cho nhân loại là gì?
Bài tập 3: Hãy giải thích và chứng minh câu nói của Lê-nin: Chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc “chiến tranh giải
phóng thực sự, cách mạng thực sự”
Lê Thị Hoàng Ân Trang 8
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
- Bài tập được thiết kế cho bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuổi thế kỉ
XVIII
Bài tập 1: Bàn về chế độ xã hội Pháp trước năm 1789, có ý kiến cho
rằng: quý tộc phục vụ nhà vua bằng cung kiếm, tăng lữ phục vụ nhà vua bằng
kinh cầu nguyện, còn đẳng cấp thứ ba thì cung cấp nhà vua bằng của cải và tiền
bạc. Dựa vào ý kiến đó, em có thể rút ra những kết luận gì về chế độ chính trị và
mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ?
Bài tập 2: Những chính sách mà phái Gia-cô-banh giải quyết các yêu cầu
của quần chúng nhân dân. Chính sách nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với nông
dân nghèo? Vì sao như vậy?

1. Chia ruộng đất ra từng mảnh nhỏ và bán trả dần trong thời gian 10 năm.
2. Trả lại về việc cho nông dân sử dụng đất công bị lãnh chúa chiếm.
3. Xóa bỏ đặc quyền và phụ thu phong kiến.
Bài tập 3: (Thiết kế cho bài 31:Cách mạng tư sản Pháp cuổi thế kỉ XVIII).
Cách mạng tư sản pháp (1789-1799) đạt đến đỉnh cao là thời chuyên
chính dân chủ Gia-cô-banh (Từ 2-6-1793 đến 27-7-11794). Vì sao thời kỳ này là
đỉnh cao? Nguyên nhân dẫn đến đỉnh cao?
Bài tập 4: Phân tích vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân
trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Bài tập 5: Hãy lý giải và nhận xét về cái chết của Lu-i XVI và Rô-be-xpi-
e trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Bài tập 6: Thông qua những kiến thức đã học trong bài Cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỉ XVIII, em hãy:
1.Nêu lên những sự kiện chính chứng tỏ rằng, cách mạng Pháp là một
cuộc cách mạng tư sản
2. Giải thích vì sao Lê-nin đánh giá đó là cuộc “Đại cách mạng”?
3. Theo em, cách mạng tư sản Pháp có điểm hạn chế gì không?
4. Chúng ta có thể rút được kinh nghiệm, bài học gì qua cuộc cách mạng
này?
Lê Thị Hoàng Ân Trang 9
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
Bài tập 7: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra mấy giai đoạn?
Theo em, giai đoạn nào cách mạng đạt đến đỉnh cao? Vì sao cách mạng Pháp
không tiếp tục phát triển?
- Bài tập thiết kế cho bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu
Bài tập 1: Nói về sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh hồi thế kỷ
XVII, một người đương thời kể rằng: "Trong một phòng làm việc rộng và dài có
200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt. Tất cả làm theo hàng bên cạnh
mỗi người có một em nhỏ ngồi chuẩn bị thoi dệt. Cùng lúc ở phòng khác có 100
người đàn bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không

ngừng tay; 50 người lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ
nhuộm, 50 thợ in hoa lên vải.
- Qua lời kể trên, em hãy tự rút ra những điểm khác nhau giữa nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa với công trường thủ công thời trung đại?
Bài tập 2: Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra trước tiên ở Anh? Em có
nhận xét gì về những phát minh này? Theo em, phát minh nào có ý nghĩa quan
trọng nhất? Vì sao như vậy?
Bài tập 3: Bàn về quá trình phát minh máy móc của cách mạng công
nghiệp Anh có ý kiến cho rằng: Một phát minh lại lôi kéo nhiều phát minh mới,
sự tiến bộ của ngành này lại thúc đẩy ngành kia cơ khí hóa để cố gắng san bằng
sự cân đối giữa các ngành. Dựa trên cơ sở những phát minh của cách mạng công
nghiệp, hãy chứng minh nhận định trên.
Bài tập 4: Trong thế kỉ XVII-XVIII, nước Anh diễn ra những cuộc cách
mạng nào? Phân tích tác dụng và ý nghĩa của nó đối với nước Anh và thế giới?
- Bài tập thiết cho bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu
và Mĩ (giữa thế kỉ XIX)
Bài tập 1: Giữa thế kỉ XIX, diễn ra công cuộc đấu tranh thống nhất đất
nước ở Đức và Italia. Các cuộc đấu tranh thống nhất đều do tầng lớp quý tộc tư
sản hóa tiến hành với mục đích đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa. Theo em, việc làm đó có lợi cho sự phát triển hay đất nước không?
Giải thích vì sao bộ phận quý tộc phong kiến lại chủ trương tiến hành thống nhất
Lê Thị Hoàng Ân Trang 10
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
đất nước, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa (đi ngược lại lợi ích của
chế độ phong kiến)?
Bài tập 2: Qua các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mỹ từ thế kỉ XVI đến
cuối thế kỉ XIX, hãy:
1. Nhận xét về giai cấp lãnh đạo, động lực và tính chất của cách mạng?
2. Hãy đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế
độ phong kiến?

Bài tập 3: Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản trong các thế kỉ
XVI – XIX về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả cách
mạng. Từ đó rút ra nhận xét về cách mạng tư sản. Tại sao cách mạng tư sản Anh
phát triển quanh co và không triệt để, còn cách mạng tư sản Pháp phát triển đi
lên và triệt để?
- Bài tập thiết kế cho bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác do Mác và Ăng-ghen sáng lập vào
giữa thế kỉ XIX được coi là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài
người. Em hãy giải thích nhận định trên.
2.3 Sử dụng bài tập nhận thức phần lịch sử thế giới cận đại (chương
trình Lịch sử lớp 10) trong dạy học lịch sử cận đại ở trường THPT
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường học, lớp học và đối tượng học
sinh và căn cứ vào thời gian cho phép, GV có thể sử dụng một trong các bài tập
hoặc toàn bộ bài tập nhận thức đã được thiết kế cho các bài cụ thể nêu trên. Tuy
nhiên, trong quá trình sử dụng, GV cần cân nhắc kĩ nên sử dụng những bài tập
nào cho từng đối tượng học sinh để mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Thực tế
cho thấy, GV không thể và cũng không nên sử dụng tất cả các bài tập nhận thức
trên cho mọi đối tượng và mọi tiết dạy được.
Ví dụ, sử dụng bài tập số 1 – bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu
Nói về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh hồi thế kỉ XVII một
người đương thời kể lại rằng: "Trong một phòng làm việc có 200 công nhân làm
thuê trên 200 chiếc máy dệt tất cả làm theo hàng. Bên cạnh đó mỗi người có một
Lê Thị Hoàng Ân Trang 11
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
em nhỏ ngồi chúẩn bị thoi dệt, cùng lúc ở phòng khác có 100 người đần bà đang
chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay, 50 người
ngồi lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 người thợ
in hoa lêm vải ".
Qua lời kể trên em hãy tự rút ra sự khác nhau giữa nền sản xuất tư bản

chủ nghĩa với công trình thủ công thời trung đại?
Thực hiện qua các bước như sau:
- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài: Cách mạng công
nghiệp ở châu Âu.
- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các
nước khác nó củng cố và sự thắng lợi của phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Những thành tựu và hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- So với hình thức sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại, hình
thức sản xuất trên tiến bộ hơn và do đó năng suất lao động cũng tăng lên rất
nhiều lần. Công trình thủ công thời trung đại đó là một đơn vị sản xuất trên cơ
sở phân công lao động và kỹ thuật làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát
triển ở các thành thị Tây Âu từ thế kỉ XVđến thế kỉ XVII, kỹ thuật sản xuất
trong công trình thủ công kết hợp vừa băng tay vừa bằng máy móc bước đầu có
sự chuyên môn hóa, quan hệ sản xuất là chủ và thợ.
- Kiểu sản xuất theo lời kể trên hoàn toàn theo dây chuyền và đã chuyên
môn hóa hoàn toàn từ khâu chuẩn bị sợi, phân loại sợi, đệt và cả việc nhuộm
cuối cùng là một sản phẩm hoàn chỉnh có thể đưa ra thị trường tiêu thụ Quan
hệ sản xuất trong hình thức sản xuất trên là quan hệ giữa ngưỡi làm thuê (công
nhân) với nhà tư bản - quan hệ bóc lột sức lao động. Rõ ràng đây là cách thức
trên sản xuất tư bản chủ nghĩa khác so với cách sản xuất trong công trường thủ
công thời trung đại. Sản xuất trong công trường thủ công chỉ là bước quá độ
chuẩn bị cho việ chuyển sang giai đoạn sản xuất bằng máy móc của chủ nghĩa tư
bản ở thời kì sau.
- Qua bài học thấy rõ hơn về hiệu quả của cuộc cách mạng công nghiệp
(công nghiệp hóa) thấy được sự tiến bộ vượt bậc của LLSX TBCN để từ đó HS
Lê Thị Hoàng Ân Trang 12
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
thấy được vì sao Đảng ta đã và đang xác định đường lối CNH-HĐH đất nước
hiện nay. Từ đó xác định nhiệm vụ của HS trong sự nghệp CNH-HĐH đất nước
hiện nay.

Ví dụ 2: Sử dụng bài tập 6 – Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII
Để giải quyết bài tập này, HS không phải chỉ hệ thống, củng cố kiến thức
đã học để nhận thấy
- Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản vì nó do giai cấp
tư sản Pháp lãnh đạo, với động lực chính là quần chúng nhân dân Pháp đã đứng
lên đánh đổ chế độ hoàn toàn phong kiến, xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong
kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa ở Pháp
- Cách mạng tư sản Pháp không chỉ có ý nghĩa trọng đại đối với nước
Pháp mà còn có ý nghĩa lịch sử lớn, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến nhiều
nước châu Âu như Các Mác đánh giá “ thế kỉ XIX diễn ra dưới dấu hiệu của
cách mạng Pháp 1789”
- So sánh với các cuộc cách mạng khác đã học, học sinh thấy rõ cách
mạng tư sản Pháp triệt để hơn hẳn, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề
dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh bảo vệ thành quả cách
mạng.
- Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp vẫn còn một số hạn chế (đây là hạn
chế chung của cách mạng tư sản) là chưa giải quyết triệt để cho giai cấp nông
dân, chưa xóa bỏ ách áp bức bóc lột mà chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến
bằng hình thức bóc lột tư sản mà thôi. Từ đó giáo dục HS ý thức được rằng,
cách mạng tư sản dù triệt để đến đâu cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn ách áp
bức, bóc lột. Do đó, Hồ Chí Minh đã khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc, cách mạng Việt Nam không thể lựa chọn con đường của cách mạng
Pháp.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Về cơ bản, bài tập lịch sử được phân làm 3 loại: bài tập nhận biết lịch
sử, bài tập nhận thức lịch sử, bài tập thực hành lịch sử. Ba loại bài tập này được
Lê Thị Hoàng Ân Trang 13
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
sử dụng để đánh giá khả năng nhận biết – thông hiểu – vận dụng của HS trong

quá trình học lịch sử.
- Bài tập nhận thức lịch sử không chỉ được sử dụng để hình thành kieents
thức, mà còn củng cố, phát triển và sử dụng kiến thức đó. Hay nói cách khác, bài
tập nhận thức không chỉ được sử dụng trong các bài cung cấp kiến thức mới mà
còn phải được sử dụng thường xuyên trong bài tập về nhà, bài kiểm tra, đánh giá
HS. Phần kiến thức sử dụng trong các bài tập nhận thức lịch sử được sử dụng
nên là những kiến thức quan trọng, trọng tâm của chương, bài giúp HS hiểu rõ
bản chất, khái quát, hệ thống hóa vấn đề.
- Việc tăng cường sử dụng bài tập nhận thức lịch sử góp phần đẩy lùi trình
trạng “đọc chép”, hiểu sai về lịch sử, giúp HS khắc họa sâu sắc những kiến thức
đã học, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới phương pháp trong dạy học lịch
sử nói riêng, dạy học phổ thông nói chung ở nước ta.
- Việc sử dụng có hiệu quả bài tập nhận thức lịch sử sẽ giúp HS mở rộng
kiến thức đã học, hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử nhằm phát huy tính tích
cực, hứng thú, say mê học tập bộ môn của HS, góp phần làm môn lịch sử trở nên
thân thiết, gần gũi hơn với HS.
IV. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP
4.1. Hiệu quả đạt được
- Hầu hết các em đều nắm được bài và tạo được sự hứng thú, say mê trong
học tập bộ môn của HS (đây là yếu tố quan trọng tạo sự thành công của người
GV trong một tiết dạy lịch sử).
- Mở rộng, cung cấp cho HS nhiều kiến thức mới, sinh động ngoài kiến
thức của sách giáo khoa.
Để đánh giá hiệu quả của giờ học, tôi đã cho các lớp làm bài kiểm tra 15
phút. Các lớp thực nghiệm và đối chứng được chia nhóm dựa trên mức độ đồng
đều, tương đương của các lớp học nằm cùng nhóm với nhau. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Lớp 10A2 (thực nghiệm) và 10A1 (đối chứng)
Nhóm 2: Lớp 10A5 (thực nghiệm) và 10A6 (đối chứng)
Lớp Số HS Kết quả thực nghiệm
Lê Thị Hoàng Ân Trang 14

SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
Yếu, kém
SL / %
Tr. Bình
SL / %
Khá
SL / %
Giỏi
SL / %
10A1 Đối chứng
45
05
11,1%
16
35,6%
20
44,4%
04
8,9%
10A2
Thực
nghiệm
45
00
0%
08
17,8%
29
64,4%
08

17,8%
Mức
Chênh lệch
11,1% 17,8% 20% 8,9%
10A6 Đối chứng
45
11
24,5%
19
42,2%
15
33,3%
00
0%
10A5
Thực
nghiệm
45
03
6,6%
21
46,7%
18
40%
03
6,7%
Mức
Chênh lệch
17,9% 4,5% 6,7% 6,7%
Như vậy, với nhiều biện pháp thích hợp có thể góp phần nâng cao hiệu quả

dạy học lịch sử trong chương trình lớp 10 nói riêng và chương trình THPT nói
chung. Những giải pháp trên cũng đem lại hiệu quả đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng bộ môn.
4.2. Một số kinh nghiệm
Sau khi vận dụng bài tập nhận thức lịch sử địa phương trong nội dung lịch
sử thế giới cận đại, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Khi thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử phần thế
giới cận đại, GV cần hết sức chú ý đến đối tượng học sinh và phải căn cứ vào,
yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học, sử dụng phù hợp với trình độ và mức
độ hiểu biết của HS.
- GV cần chủ động tổ chức những hoạt động để HS có điều kiện phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo, huy động vốn hiểu biết sẵn có để tham gia các
hoạt động; chú ý rèn luyện tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở HS.
Lê Thị Hoàng Ân Trang 15
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
Trong dạy học lịch sử việc liên hệ, so sánh các sự kiện đồng đại, đương
đại là hết sức cần thiết để HS hiểu sâu sắc những nội dung được đề cập đến
trong bài học, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học.
Lê Thị Hoàng Ân Trang 16
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy và học lịch sử hông chỉ giúp HS hiểu về mảnh đất và con người nơi
mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống trách
nhiệm công dân mà còn là cách giúp HS nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc.
Việc sử dụng bài tập lịch sử không chỉ cung cấp, mở rộng kiến thức lịch sử mà
còn có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy trong
mỗi tiết học, bài học lịch sử GV bộ môn nên tuỳ vào yêu cầu nội dung bài học
để thiết kế bài tập để khai thác, sử dụng có hiệu quả một số kiến thức lịch sử
trọng tâm của chương, bài.
Việc xây dựng hệ thống bài tập lịch sử là điều kiện quan trọng để sử dụng

có hiệu quả bài tập nhận thức trong quá trình dạy học bộ môn ở trường THPT.
Tùy theo nội dung của bài học, chương trình, yêu cầu, trình độ và điều kiện học
tập cụ thể mà tiến hành thiết kế nội dung bài tập cho phù hợp nhằm phát huy
tính tích cực nhận thức của HS. Các bài tập nhận thức phải liên kết trong một
bài, một chương, một phần và cả chương trình, tạo thành một hệ thống sử dụng
có hiệu quả.
Hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp sử dụng và hướng dẫn HS làm
bài tập lịch sử là những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của việc thực
hiện bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Điều này đòi hỏi nỗ lực
đổi mới của GV trong quá trình sử dụng bài tập, việc này cần được thực hiện
thường xuyên, xen kẽ, thường xuyên và vận dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt,
sáng tạo trong tất cả các khâu của quá trình dạy học bộ môn để đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, để làm hệ thống bài tập nhận thức lịch sử thành một công cụ hữu
hiệu trong đổi mới dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT không phải là việc
làm tự phát của một số GV mà là công việc cần phải được triển khai đồng bộ, có
hệ thống từ việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập đến việc
đổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử trong nhà
trường. Như vậy mới có thể tạo ra những thay đổi mang tính đột phá trong đổi
Lê Thị Hoàng Ân Trang 17
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
mới dạy học lịch sử nói chung và việc thực hiện bài tập trong dạy học lịch sử ở
trường THPT nói riêng.
Với những kết quả bước đầu, tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện và có khả năng ứng dụng rộng rãi, tạo nên
sự chuyển biến về nhận thức và giảng dạy lịch sử ở cấp THPT trong tỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Hoàng Ân Trang 18
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí giáo dục Bộ GD&ĐT số 44/11/2002 về công tác bồi dưỡng

GV dạy sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
2. Sách giáo khoa Lịch sử 10- Nhà xuất bản giáo dục- Phan Ngọc Liên
chủ biên (2011)
3. Sách giáo viên Lịch sử 10 – Nhà xuất bản Giáo dục (2011)
4. Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10- Nhà xuất bản Giáo dục (2009)
5. Phương pháp dạy học lịch sử - Nhà xuất bản Giáo dục – Phan Ngọc
Liên chủ biên – (2007)
Lê Thị Hoàng Ân Trang 19
SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 10
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


Lê Thị Hoàng Ân Trang 20

×