Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài giảng DH y thái bình đại cương về tai nạn thương tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.44 KB, 13 trang )

Bài 1: Đại cương về tai nạn thương tích
Bộ môn SKMT- YTB
MỤC TIÊU:
1. Trình bầy được khái niệm và phân loại tai nạn thương tích (TNTT)
2. Mô tả được tình hình TNTT
3. Trình bày chiến lược phòng chống TNTT
NỘI DUNG:
1. Khái niệm và phân loại tai nạn thương tích
Trong những năm gần đây tổ chức Y tế thế giới (WHO-2002) đã khẳng
định tai nạn thương tích (TNTT) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật
và là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên thế giới. Trên thế giới hàng
năm có 5,5triệu người chết trên thế giới, gần 100 triệu người tàn tật do TNTT. Số
người bị nhập viện do TNTT từ 10% đến 30% tổng số bệnh nhân. Thiệt hại tính
hàng nghìn tỷ đô la Mỹ (USD) chiếm 5-6% tổng thu nhập quốc dân.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đã kéo theo nhiều lĩnh vực
nền kinh tế của xã hội, đã kéo theo nhiều lĩnh vực phát triển, nhất là ở vùng đang
đô thị hóa nhanh phát triển công nghiệp, chuyển hướng nền kinh tế sang phát
triển du lịch, dịch vụ hệ thống giao thông và các phương tiện giao thông tăng
nhanh, trong khi cơ sở còn thiếu thốn, đời sống văn hóa của người dân còn thấp.
Mặt khác việc sử dụng các thiết bị hiện đại của người dân trong sản xuất và sinh
hoạt đã làm cho tình hình TNTT ngày càng gia tăng và có sự thay đổi về nguyên
nhân gây ra TNTT. Sự gia tăng TNTT không những ở những thành phố lớn mà
còn ở những vùng nông thôn.
Ngành y tế ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt đến sự gia tăng đến mức
báo động của tình hình TNTT. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam TNTT là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong tại các bệnh
viện. Bình quân mỗi ngày có khoảng 30 người chết và 70 người bị thương gây
tàn tật suốt đời. Trong đó, TNGT đứng hàng đầu, sau đó là các giao thông cộng
đồng đặc biệt là ngộ độc, chết đuối, bỏng, điện giật hiện đang là vấn đề hết sức
cấp bách.
Hầu hết các TNTT đều có thể phòng tránh được nếu như có sự hiểu biết


và sự quan tâm của mọi người về các yếu tố nguy cơ gây ra TNTT. Ngày nay với
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong đó có y học đã có những vượt bậc về
chuyên môn kỹ thuật, về các cơ sở y tế. Khi xảy ra TNTT nếu được hỗ trợ, can
thiệp đúng, nhanh chóng kịp thời sẽ giảm được các hậu quả di chứng, tàn tật,
gánh nặng bệnh tật do TNTT gây ra.
1.1. Khái niệm về tai nạn thương tích
Thuật ngữ TNTT được xuất phát từ INJURY trong tiếng Anh. Trong đó
chữ IN cộng vớ chữ JUS có nghĩa là không đúng với ý nghĩa là sự gẫy, sự vỡ xé
rách, sự bào mòn (trầy da), sự dập nát gây ra đau đớn, sự làm mất, làm hỏng tính
toàn vẹn của cơ thể
Tai nạn thương tích được định nghĩa như sau: Tai nạn thương tích là
những tổn thương do ngã, tai nạn ô tô, xe máy, ngã cây, tai nạn lao động dẫn
đến bị vết thương phần mềm chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gẫy, sưng, gẫy
răng, vỡ thngr nội tạng phải mổ, chấn thương sọ não, bỏng các loại mà cần
đến sự chăm sóc hoặc điều trị của y tế hoặc hạn chế sinh hoạt hàng ngày một
cách tối thiểu 1 ngày
Tai nạn thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể con người do
tác động của năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học hoặc phóng xạ)
với những mức độ, tác động khác nhau qua mức chịu đựng của cơ thể con người.
Ngoài ra, TNTT còn do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (ví dụ như
các trường hợp đất, nước bóp nghẹt hoặc làm đông lạnh )
Tai nạn thương tích là những tổn thương của cơ thể (có chủ định hay
không có chủ định) gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp đối với năng lượng mang tính
gây tổn thương (cơ học, điện, nhiệt, hóa học) hay bởi sự thiếu vắng đột ngột các
yếu tố thiết yếu (ví dụ như thiếu oxy trong chết đuối hay sức nóng do chấn
thương trong chấn thương do giảm nhiệt.
Những tai nạn thương tích để lại những hậu quả là chết hoặc gây thương
tích cần đến sự chăm sóc của y tế, phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động hoặc hạn chế
sinh hoạt bình thường tối thiểu 1 ngày
Tử vong do tai nạn thương tích là những trường hợp tử vong do nguyên

nhân TNTT trong vòng 1 tháng sau khi TNTT.
Cho đến nay khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và
thương tích cho nên chúng ta thường gọi chung là TNTT. Song định nghĩa sau
đây được chấp nhận một cách rõ ràng nhất
a) Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên
ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm
hồn của nạn nhân. Có 2 loại sau đây:
 Tai nạn không chủ định thường không cónguyên nhân rõ ràng khó có
thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối
 Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành thường
có nguyên và có thể phòng tránh được
b) Thương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các
mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng
lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất hay các chất phóng
xạ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể do cơ thể thiếu thốn các yếu tô cần
thiết cho sự sống như thiếu oxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải
được và có thể phòng tránh được
Ví dụ:
- Một đứa trẻ chạy và va vào phích nước bị bỏng
- Một học sinh đi ngang qua đường bị xe cán
- Một đứa trẻ trèo cây bắt tổ chim bị ngã gẫy chân
+ Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát
hoặc bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả
+ Tai nạn thường gây ra thương tích ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Các vật sắc
nhọn như dao, kéo, mảnh thủy tinh gây ra hậu quả rách da ,
1.2. Phân loại các tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích có thể được phân loại theo nhiều cách như dựa vào
lĩnh vực theo cơ chế gây thương tích, chủ ý của người gây TNTT tác nhân gây
TNTT với nhiều mục đích khác nhau như:
1.2.1. Phân loại theo lĩnh vực

+ Tai nạn thương tích trong giao thông thường được gọi là tai nạn giao
thông là những TNTT xảy ra trên đường công cộng dành cho người và các
phương tiện giao thông đi lại, có hậu quả là một hoặc là nhiều người bị chết hoặc
tổn thương và ít nhất cũng có một phương tiện giao thông liên quan. Hoặc vật
hoặc những vật cố định trên đường. Những trường hợp tự ngã trên đường, không
va chạm bất cứ ai, cái gì cũng được tính là tai nạn giao thông
+ Tai nạn thương tích trong lao động thường được gọi là tai nạn lai động
(TNLĐ) là những trường hợp TNTT xảy ra đối với người lao động hoặc học sinh
khhi đang làm việc, lao động trong giờ làm việc theo sự điều động phân công của
người có thẩm quyền tại nơi làm việc (các công sở của cơ quan, đơn vị, nhà
trường các công nông trường của các doanh nghiệp, trường học)
Những trường hợp sản xuất, lao động cho gia đình hoặc cá nhân cũng tính
là tai nạn lao động
+ Tai nạn thương tích trong sinh hoạt thường gọi là tai nạn sinh hoạt
(TNSH) là những tai nạn xảy ra trong lúc vui chơi giải trí, nghỉ ngơi hoặc làm
các công việc theo cả những nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, gia đình ngoài thời
gian lao động sản xuất.
Tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra tại nhà hoặc cơ quan, hoặc nơi công cộng
+ TNTT trường học là tất cả những trường hợp TNTT xảy ra đối với cán
bộ quản lý, giáo viên, học sinh gắn liền với các hoạt động giảng dạy, học tập, lao
động, vui chơi, giải trí, các hoạt động ngoại khóa, và các sinh hoạt do nhà trường
quản lý
+ TNTT trong cộng đồng là tập hợp tất cả các trường hợp TNTT trong
cộng đồng gây ra bởi mọi nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó, TNTT
trong cộng đồng có thể được hiểu một khái niệm rộng bao hàm nhiều phân loại
TNTT khác nhau hiện đang được sử dụng như: TNGT, TNLĐ, TNSH, TNTT
trong trường học…
1.2.2. Phân loại tai nạn thương tích theo chủ ý
Một phương pháp được dùng phổ biến để phân loại TNTT là dựa vào sự
có chủ ý hay không chủ ý của nạn nhân và người khác với nhiều mục đích khác

nhau bao gồm cả việc xác định cơ hội can thiệp, cách phân loại đặc biệt hữu ích
và là cơ sở cho phân loại thống kê về bệnh tật và vấn đề về sức khỏe có liên quan
(ICD-10). Theo những nguyên tắc ICD-10, TNTT nằm trong phần nguyên nhân
ngoài tử vong và bệnh tật trong phân loại này, TNTT được chia làm 3 nhóm
chính như sau:
 TNTT không chủ định (tai nạn vô ý) là TNTT gây nên không do chủ ý của
người bị TNTT hay người khac. Ví dụ tai nạn trong giao thông (ô tô, xe máy,
người đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…). TNTT do ngã, do lửa cháy, do
chết đuối, do ngộ độc
 TNTT có chủ định (cố ý) là TNTT gây ra có dự chú ý của người bị TNTT hay
những người khác bao gồm: bạo lực giữa các cá nhân (hành hung, giết người,
cố ý gây thuwong tích) bạo lực hướng vào bản than hay tự làm hại bản than
(cố ý uống thuốc hoặc uống rượu quá liều, tự làm tổn thương thân thể, tự tử)
 Chủ ý không xác định: là những TNTT xảy ra trong trường hợp khó xác định
là do chủ định hay cố ý
1.2.3. Phân loại theo theo tác nhân gây TNTT
+ Vật sắc nhọn: là những trường hợp TNTT do dao, các đồ dùng có cạnh
sắc nhọn hoặc mũi nhọn gây ra
+ Vật cùn: là những trường hợp TNTT do các vật cứng có cạnh tầy (gạch,
đá, gỗ, thép…) gây ra
+ Đuối nước: là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong nước
hoặc chất lỏng khác (xăng, dầu) dẫn đến ngạt, ngừng tim do thiếu oxy dẫn đến tử
vong trong vòng 24h hoặc cần đến sự chăm sóc y tế hoặc các biến chứng khác
+ Té, ngã: là những trường hợp TNTT do bị trượt, vấp dẫn đến ngã trên
cùng một mặt bằng hoặc từ trên cao xuống
+ Điện giật:là những trường hợp TNTT do tiếp xúc trực tiếp với nguồn
điện dẫn đến bị thương hay tử vong
+ Động vật cắn hay tấn công: là những trường hợp TNTT do động vật
(trâu, bò, chó, mèo, rắn…) lúc cắn, đốt, đâm phải.
+ Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp với chất lỏng

nóng , chất rắn nóng, lửa. Cac tổn thương da do sự phát xạ của tia cực tím, phóng
xạ, điện, chất hóa học cũng như tổn thương phổi do khói xộc vào cũng được coi
là bỏng.
2. Tình hình tai nạn thương tích trên toàn thế giới và Việt Nam
2.1. Tai nạn thương tích trên thế giới:
Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết vì các loại thương
tích. Kèm theo mỗi trường hợp tử vong thì có hơn vài ngàn người bị thương tích,
rất nhiều người bị thương tật vĩnh viễn. Theo ước tính hàng năm trên thế giới có
khoảng 5,8 triệu người tử vong do thương tích, tương đương với 97,8/100000
dân. Trong đó 3,8 triệu (128,6/100000dân) là nam giới và 1,9 triệu (66,7/100000
dân) là nữ giới. Thương tích vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của nam,
nữ và tất cả mọi lứa tuổi. Trong nhóm tuổi 15-49 các nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong là tai nạn giao thông, xung đột giữa cá nhân và lạm dụng tình dục,
thương tích cố ý, chiến tranh và nội chiến, đuổi nước, hỏa hoạn. với nhóm tuổi
trên 45 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong là thương tích cố ý
Theo số liệu tổng hợp từ Úc, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sỹ và Mỹ thì cứ
1 trường hợp tử vong do thương tích có 30 trường hợp phải điều trị ở bệnh viện,
300 trường hợp phải điều trị ở các phòng cấp cứu. Tuy nhiên con số này còn cao
hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp nơi có nhiều yếu tố nguy cơ cao gây thương
tích nhưng lại có rất ít nguồn lực cho việc chữa, phục hồi cho các chức năng và
tái hòa nhập cộng đồng cho người bị nạn
Thương tích xảy ra ở mọi khu vực và quốc gia, ảnh hưởng đến con người
ở mọi lứa tuổi, kể cả lứa tuổi lao động. mức dộ của các thương tích khác nhau
tùy theo tuổi, giới khu vực và nhóm lao động. Những nước có thu nhập thấp và
trung bình ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Thương tích giao thông đường bộ,
đuối nước, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Còn ở Châu Phi là những
xung đột cá nhân và thương tích giao thông đường bộ. những nước thu nhập cao
như nước Mỹ nguyên nhân gây tử vong do thương tích ở lứa tuổi 15-44 là tai nạn
giao thông đường bộ , trong khi đó những nước có thu nhập thấp và trung bình ở
chau Mỹ thì nguyên nhân là xung đột cá nhân.

Báo cáo toàn cầu về thương tích đường bộ năm 2004 chỉ thấy riêng tai nạn
giao thông đường bộ mỗi năm đã cướp đi 1,2 triệu người và làm bị thương, tàn
tật 20-50 triệu người. Nếu không có những hành động thích hợp đến năm 2020
thương tích đường bộ do giao thông đường bộ được dự đoán sẽ là nguyên nhân
thứ 3 của gánh nặng bệnh tật và thương tích toàn cầu. Cụ thể, theo bảng xếp hạng
10 nguyên nhân đứng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu
Năm 1999 Năm 2020
STT Bệnh tật hoặc thương tích STT Bệnh tật hoặc thương tích
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Tiêu chảy
Dị tật bào thai
Trầm cảm đơn cực
Thiếu máu cục bộ cơ tim
Các bệnh mạch não
Lao
Sởi
TNGT đường bộ
Dị tật bẩm sinh
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
Thiếu máu cục bộ cơ
Trầm cẩm đơn cực
Thương tích giao thông đường bộ
Các bệnh mạch não
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
Lao
Chiến tranh
Tiêu chảy
HIV
Tổn thất về xã hội và kinh tế do thương tích là rất lớn. Hàng triệu người
trên toàn cầu đang phải đối mặt với các chất hoặc tàn tật của các thành viên trong
gia đình do thương tích. Ước tính tổn thất toàn cầu do thương tích giao thông
đường bộ làm mất đi 1-2 tổng sản phẩm quốc nội của các nước chiếm 518 ỷ USD
cho một năm. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình chi phí này chỉ chiếm
khoảng 65 tỷ USD, nhiều hơn khoản viện trợ các nước này nhận được cho phát
triển kinh tế.
2.2. Tai nạn thương tich ở Việt Nam
Ở Việt Nam trước khi có chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương
tích trong vòng 10 năm 1990-2000, tai nạn thương tích ngày một tăng và là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Kết quả nghiên cứu trên toàn
quốc năm 2001 cho thấy tỷ suất tử vong do chấn thương là 88,4/100.000 dân cao

gấp hơn 3 lần so với bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích
chiếm 10,7% trong tổng số các trường hợp tử vong theo kết quả điều tra y tế
quốc gia năm 2002.
Nguyên nhân chủ yếu các trường hợp mắc và tử vong do tai nạn giao
thông, trong 5 năm gần đây trung bình hàng năm có khoảng 12.000 trường hợp
tử vong. Trên tình hình thực tế tai nạn giao thông còn cao hơn nhiều so với số
liệu báo cáo. Ngoài tai nạn giao thông (chiếm khoảng 50%) các tai nạn thương
tích khác thường gặp ngoài cộng đồng là nguyên nhân của hàng nghìn trường
hợp tử vong mỗi năm. tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong75% trong khi đó tử vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12% và bệnh
mạn tính chiếm 13%
Cuộc điều tra Liên trường về tai nạn thương tích ở Việt Nam tiến hành
năm 2001 là một cuộc điều tra mang tính quốc gia về các trường hợp tử vong do
tất cả mọi nguyên nhân và những thông tin về các tai nạn thương tích nghiêm
trọng ở mọi lứa tuổi của người Việt Nam. Kết quả điều tra mẫu đại diện gồm
27.000 hộ gia đình thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam tổng cộng có 7011
trường hợp tai nạn thương tích. Không gây tử vong với tỷ suất 5449/100.000 dân.
Con số này có nghĩa là có 5,5% người dân đã bị thương trong năm đó với mức độ
nghiêm trọng phải cần đến các can thiệp y tế hay nghỉ học hoặc nghỉ lao động ít
nhất là một ngày. Tai nạn thương tích đang trở thành 1 trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong tại VN, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em.
Một số nghiên cứu nhỏ gần đây ở một số khu vực ở huyện Xuân Trường
tỉnh Nam Định của Vũ Việt Hùng cho thấy tỷ suất tai nạn thương tích là
31,9/100.000 dân, tỷ suất tử vong 20/100.000 dân. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật do
tai nạn thương tích trên tổng số bệnh là 40,90% tai nạn thương tích không gây tử
vong: té/ngã 708/100.000 dân, máy nước công cụ lao động 578/100.000 dân.
Điều này phản ánh sự gia tăng sử dụng của máy móc, công cụ lao động trong
nông nghiệp. Nhóm nguyên nhân tai nạn thương tích do giao thông: 26,9; té/ngã
22,1%, máy công cụ 18,2%. Trong giao thông thì xe máy gây tai nạn thương tích
chiếm 80,9%.

Một số nghiên cứu khác ở huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng của
Nguyễn Đình Thuận về tai nạn thương tích ở trẻ em từ 0-15 tuổi cho thấy tỷ lệ
mắc tai nạn thương tích trong năm 2008-2009 là 10%. Trẻ em nam bị tai nạn
thương tích gấp đôi nữ (13% và 6,9%). Tần suất mắc tai nạn thương tích là 1,04
lần/trẻ/năm. Tỷ lệ tử vong là 1,8%. Vùng núi tai nạn thương tích cao hơn đồng
bằng 11% và 9,4%. Nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: té/ngã:40,6%; giao thông
18,8%; bỏng 12,2%. Xe đạp, xe máy là tác nhân chính 54,8% và 38,7%. Bị tai
nạn thương tích tại nhà chiếm 55,8%. Thời gian nghỉ tết nguyên đán tỷ lệ trẻ bị
tai nạn thương tích là 14,5%.
Về môi trường sinh thái, Việt Nam có đặc điểm địa lý vùng biển rộng, bờ
biển dài, địa hình đa dạng, phức tạp, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta là
vùng chịu nhiều thiệt hại do bão lũ gây ra, với cường độ mạnh, diễn viến phức
tạp trên phạm vi rộng.
Tính riêng năm 2009, thiệt hại do thiên tai gây ra đã làm chết 329 người,
mất tích 23 người sập đổ và hủy hoại 312.447 ngôi nhà, ngập úng 81.057 ha lúa
và hoa mầm. Tai nạn trên biển, trên sông, cháy nổ, sập đổ công tình và sự cố toàn
dầu xảy ra 2543 vụ làm chết 359 người, mất tích 176 người, bị thương 87 người,
chìm và hư hỏng 1378 phương tiện và hủy hoại hang nghìn ha rừng gây thiệt hại
về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế xã hội. Chính vì vậy công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn là vấn
đề bức xúc cần được quan tâm
Một vấn đề nữa cần được đề cập đến đó là vấn đề bom, mìn, vật liệu nổ,
các loại hóa chất, chất độc do chiến tranh để lại đặc biệt là ở các tỉnh Miền trung.
Tính trung bình người dân tỉnh Quảng Trị phải chịu đựng 7 tấn bom đạn trong
vòng 8 năm qua 1965-1972 do quân đội Mỹ dội xuống. Chiến tranh đã đi qua 35
năm nhưng người dân, trẻ em ở vùng này hàng ngày, hàng giờ phải chịu hậu quả
nặng nề do các vụ nổ bom, mìn, đầu đạn òn sót lại trong long đất, tạo nên loại
hình tai nạn thương tích đặc trưng của miền trung do bom, mìn, vật liệu nổ gây ra
Môi trường gia đình, nơi mà trẻ em dường như được bảo vệ một cách an
toàn. Song cho tới nay, môi trường gia đình đã xuất hiện nhiều nguy cơ mất an

toàn, gây tai nạn thương tích đang rình rập các trẻ em. Nhiều trẻ bị ngã cầu
thang, bị bỏng nước sôi, điện giật, bị các loại sắc nhọn đâm, cắt, các dị vật đường
thở do đồ chơi, đang là mối đe dọa gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, để lại những
hậu quả thương tâm và gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội
Còn một tác nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ em có tỷ lệ cao đó là trẻ tự
hại, tự tử mà nguyên nhân xâu xa do trẻ bị tác động về tâm lý, tình cảm từ môi
trường gia đình, trường học, xã hội, sách báo – nguyên nhân cơ bản của thực trạng
là do kiến thức về an toàn của người dân còn thấp, ý thức chấp hành luật pháp và
quy định về an toàn chưa nghiêm. Ở cả 3 môi trường: gia đình-nhà trường- xã hội
chưa thật đảm bảo giảm các nguy cơ gây ra tai nạn thương tích ở trẻ em
Những con số trên đã cho thấy phạm vi và mức độ nghiêm trọng của
thương tích cả về người và của. Theo ước tính của ngân hàng phát triển châu Á,
thiệt hại về người và vật chất do tai nạ giao thồng ở Việt Nam, một năm là vào
khoảng 885 triệu USD chưa kể đến nguồn lực lớn của ngành y tế dành cho vệc
cứu chữa, phục hồi chức năng cho nạn nhân. Hơn nữa, nó còn gây nên một gánh
nặng về tâm lý, xã hội và kinh tế cho các gia đình có người bị tàn tật cho cộng
đồng và xã hội.
“người làm ra của chứ không làm ra người” câu châm ngôn của các cụ để
lại hàm ý rằng trong tất cả mọi thiệt hại thì thiệt hại về tính mạng của người luôn
được coi là nghiêm trọng nhất, nặng nề nhất.
3. Chiến lược phòng chống tai nạn thương tích
- Quyết định số 197/2001/QĐ-TTG ngày 27/12/2001 của Thủ tướng chính
phủ về phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích trong giai
đoạn 2002-2010 với 7 nội dung chủ yếu sau:
• Thực hiện tuyên truyền giáo dục
• Xây dựng quy chế luật pháp phù hợp
• Triển khai can thiệp về mặt kỹ thuật
• Củng cô hệ thống sơ cấp cứu
• Xây dựng hệ thống giám sát
• Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu đào tạo

Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo quôc gia phòng chống tai nạn thương tích
để chỉ đạo phối hợp liên ngành triển khai thực hiện chính sách quốc gia phòng
chống tai nạn thương tích và giao cho Bộ y tế là cơ quan thường trực
- Ngày 10/9/2002 Bộ y tế có công văn số 7454/YT-DP về việc hướng dẫn
xây dựng kế hoạch hành động phòng chống tai nạn thương tích của các Bộ,
ngành và địa phương giai đoạn 2003-2005
- Quá trình thực hiện chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương
tích, nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc kiểm soát sự gia
tăng các trường hợp mắc bệnh và tử vong do thương tích. Bước đầu xây dựng
được các mô hình can thiệp phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng
- Một số nội dung hoạt động quan trọng trong chính sách quôc gia phòng
chống tai nạn thương tích là:
 Xây dựng hệ thống giám sát từ 2011-2015, ngành y tế Việt Nam đã xây
dựng một hệ thống giám sát điểm cụ thể là:
- Đối với tai nạn giao thông dự kiến trong năm 2011-2012 hệ thống giám
sát sẽ triển khai tại 10 bệnh viện trong đó có 3 bệnh viện Trung ương (BV Việt
Đức, BVĐK trung ương Huế, BV Chợ Rẫy) và 7 bệnh viện tuyến tỉnh (BV Xanh
Pôn- HN; BV chấn thương chỉnh hình thành phố HCM; BVĐK tỉnh Yên Bái;
BVĐK tỉnh Ninh Bình; BVĐK tỉnh Thanh Hóa; BVĐK tỉnh Đồng Nai)
- Đối với TNLĐ hệ thống giám sát sẽ triển khai tại 5 bệnh viện đa khoa
của các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Dương.
Đây là những khu công nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn laao động. Ngoài
ra, các tỉnh này còn báo cáo tai nạn thương tích tháng, quý, năm một cách kịp
thời, chính xác, đồng thời có kinh nghiệm triển khai các chương trình phòng
chống tai nạn thương tích và có sự ủng hộ của lãnh đạo Sở y tế , lãnh đạo bệnh
viện tỉnh - Tai nạn thương tích trẻ em: hệ thống giám sát sẽ triển khai ở 5 bệnh
viện, trong đó có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố (BVTE Hải Phòng, BVnhi đồng
Cần Thơ) và 3 cơ sở tuyến trung ương (Trung tâm chống độc quốc gia, viện bỏng
quốc gia, BV Việt Đức) đây là những bệnh viện có nhiều ghi chép trong giám sát,
thương tích ở trẻ em và triển khai các chương trình can thiệp phòng, chống ở trẻ em.

 Xây dựng cộng đồng an toàn theo mô hình của thế giới và vận dụng phù hợp
vào hoàn cảnh Việt Nam
 Xây dựng cộng đồng an toàn là hướng tiếp cận mới có thể kiểm soát được
tốc độ gia tăng của tai nạn thương tích và giải quyết các vấn đề không thể
giải quyết theo phương pháp thông thường từ trên xuống dưới
 Xây dựng cộng đồng an toàn người dân và các ban ngành được trang bị kiến
thức về thương tích các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống chủ động, tham
gia, kiển soát và dự phòng các thương tích, cũng như nguy cơ thương tích
thường gặp trong cộng đồng
 Xây dựng theo mô hình cộng đồng an toàn, năm 2007 đã có phường bắc an
quận Kiến An thành phố Hải Phòng được công nhận là cộng đồng an toàn
và tham gia vào mạng lưới cộng đồng an toàn quốc gia và quốc tế.
- Trong quá trình triển khai kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích
ngành y tế cũng gặp những khó khăn nhất định. Việc tập huấn cho cán bộ giám
sát tai nạn thương tích chưa được đầy đủ thông tin về số lượng TNTT chỉ điều tra
tại cơ sở y tế nên chưa phản ánh được số lượng tử vong tại cộng đồng. Tuy nhiên
trong những năm gần đây hệ thống giám sát TNTT đã có sự phối hợp của nhiều
bộ, ngành (Bộ y tế, Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ giao thông vận tải, Bộ
công an) và lôi kéo được sự tham gia của nhiều ban ngành ở các địa phương từ
chính quyền đến đoàn thể, với mục tiêu chung. Từng bước hạn chế TNTT trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinh
hoạt trong gia đình, nhà trường nơi công cộng…nhằm đạt hiệu quả tích cực trong
vệc đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của Nhà nước, hạnh phúc của nhân
dân, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế,
chính trị, xã hội để giảm tối đa tỷ lệ tử vong do TNTT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Times New Roman,13,chữ IN, BOLD)
1. Bộ y tế (2004), Một số khái niệm liên quan đến chấn thương. Chỉ số
đánh giá chấn thương trong các lĩnh vực
2. Bộ y tế (2002), Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên
nhân bên ngoài, Bỏng phân loại quốc tế bệnh tật Việt- Anh lần thứ 10,

Nxb y học Hà Nội.
3. Cục y tế dự phòng- Bộ y tế năm (2007), Thống kê tử vong do TNTT
năm 2005-2006
4. Lawrence R.Berger. dinesh. Mohan. Delhi -1996. Infury control a
global view Oxford University press

×