“ Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh
doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa”.
1
TÓM LƯỢC
Qua tìm hiểu tình hình quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty
CPTM Kim Hoa, đã cho những kết luận thực trạng trong hoạt động vẫn chuyển trong
kinh doanh XNK như sau:
• Thành công đạt được:
-Về máy móc thiết bị: công ty không ngừng cải tiến, hoàn thiện, đổi mới, mua sắm
phương tiện vận tải mới.
-Nguồn nhân lực thực hiện trong quá trình vận chuyển: đội ngũ vận chuyển của
công ty đã và đang được đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
• Hạn chế còn tồn tại:
-Các phương tiện vận chuyển của công ty thường được dùng để vận chuyển trong
quãng đường ngắn thì không phù hợp với việc vận chuyển trong quãng đường dài. Do đó
công ty vẫn phải thuê vận chuyển dẫn đến chi phí vận chuyển tăng và khó kiểm soát.
-Thiếu nguồn nhân lực am hiểu sâu về quá trình logistics.
• Đề xuất với công ty:
-Hoàn thiện quy trình lựa chọn người vận chuyển.
-Chiến lược vận tải.
-Giảm chi phí vận chuyển.
-Công ty nên dành một phần kinh phí để đầu tư nâng cao tay nghề cho đội ngũ
nhân viên.
• Kiến nghị giải pháp về phía Nhà nước:
-Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho logistics phát triển.
-Xây dựng mô hình các doanh nghiệp kinh doanh logistics (các công ty, tập đoàn
Logistics) theo hướng hiện đại
-Ưu tiên đầu phát triển cho các lĩnh vực logistics mà Việt Nam có tiềm năng
-Giải pháp về cải cách hành chính để thực hiện quản lý dịch vụ logistics thông qua
hệ thống văn bản pháp luật
-Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics
2
Lời cảm ơn!
Với những kiến thức quý báu đã học tại trường Đại Học Thương Mại và sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa”.
Để hoàn thành được luận văn này cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo: TS. Lục Thị Thu Hường, người đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian em làm
luận văn, đồng thời em cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh doanh thương mại, các thầy
cô bộ môn Hậu Cần Kinh Doanh Thương Mại-trường Đại Học Thương Mại.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty CPTM Kim Hoa, đặc biệt là anh
Nguyễn Văn Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại
công ty.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học tập, nghiên cứu nhưng do thời gian có hạn cũng
như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện
Đỗ Trọng Hùng
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU
Các từ viết tắt:
CPTM: Cổ phần thương mại.
XNK: Xuất nhập khẩu.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
TW: Trung ương.
QTKD: Quản trị kinh doanh.
Bảng biểu:
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty.
Hình 1.2 Danh mục linh kiện nhập khẩu dự trữ.
Hình 1.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2007-
2009.
Hình 1.4 Danh mục khách hàng sử dụng thang máy của công ty CPTM Kim Hoa
Hình 1.5 Sơ đồ phương thức vận chuyển
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TRONG KINH DOANH XNK TẠI
CÔNG TY CPTM KIM HOA
1.1 Tính cấp thiết của quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty
CPTM Kim Hoa.
1.1.1 Tình hình logistics tại Việt Nam:
Trong vài thập niên gần đây, logistics đã phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Bắc Mỹ
và EU mà còn ở các nước Châu Á: Nhật Bản, Singaporea Trung Quốc… Đặc biệt, những
nước có nghành dịch vụ và ngoại thương phát triển như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan
và Malaysia, logistics được phát triển rất mạnh.
Từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” hội nhập quốc tế, nhu cầu bán và trao đổi
hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển logistics là yêu cầu hết
sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống dịch vụ của Việt Nam còn nhiều bất cập do
cơ sở vật chất yếu kém, trình độ chuyên môn hóa chưa cao, khả năng của hệ thống kho
bãi chưa đủ đáp ứng yêu cầu của việc bảo quản, dự trữ, giao nhận, vận chuyển một khối
lượng hàng hóa lớn. Mặt khác, số doanh nghiệp tham gia kinh doanh logistics có quy mô
nhỏ, chỉ thực hiện một phần hay một bộ phận trong hệ thống logistics tổng thể, thiết bị
bảo quản và dự trữ còn lạc hậu, tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm, chưa có các doanh
nghiệp chuyên môn hóa kinh doanh logistics đủ mạnh. Đặc biệt, Nhà nước cũng chưa có
quy chế cụ thể để việc quản lý logistics đạt hiệu quả cao.
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, nhiều nước trên
thế giới đã phát triển logistics nhằm tạo cơ sở vật chất cho thương mại phát triển. Để thực
hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phát triển logistics để thúc đẩy
phát triển thương mại nội địa cũng như thương mại với nước ngoài.
Thị trường dịch vụ vận chuyển ở Việt Nam rất đa dạng nhưng đa phần đều nhỏ
bé, hạn chế về vốn và công nghệ nên chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho
các hãng nước ngoài trong cả chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương
5
tiện vận tải. Một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực được đào
tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp, tập quán thương mại quốc
tế.Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đủ sức đứng ra tổ chức, điều hành toàn bộ tất cả
các quy trình trong lĩnh vực này. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn
giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài
nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý
của các công ty đa quốc gia. Tất cả điều này dẫn tới việc đa số các doanh nghiệp chỉ
dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm trí là cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có
mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức
từ vận tải biển kết nối với cảng, vận tải thủy nội địa, vận tải đường bộ… Hơn thế nữa,
thay vì liên kết để tạo sức mạnh thì các doanh nghiệp Việt Nam lại cạnh tranh không lành
mạnh với nhau bằng cách chụp giựt và phá giá, dẫn đến làm suy yếu nhau và suy yếu
chính mình.
Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho logistics còn yếu kém,
lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống vận chuyển quy mô nhỏ, rời rạc, các phương tiện, trang
thiết bị như xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ
thống đường ống…điều kiện an toàn, an ninh nói chung còn thô sơ, hệ hống vận tải
đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ…còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả của hoạt động logistics.
Ngoài ra, các yếu tố tiêu cực trong khâu thủ tục hải quan cho hàng hóa như: những viên
chức biến chất, hệ thống giao thông đường bộ có quá nhiều trạm thu phí, nhiều chốt chặn
của cảnh sát giao thông.
1.1.2 Tính cấp thiết của quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM
Kim Hoa.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào thì logictics đều đóng vai trò hết sức
quan trọng. Trong điều kiện kinh tế hiện nay thì có vô số các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu thiết bị vật tư xây dựng. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên rất
nhiều lĩnh vực. Mặc dù mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, nguồn hàng
cũng đã được đảm bảo chất lượng nhưng năng lực của công ty về mặt quản trị logictics
6
còn non yếu đặc biệt là vận chuyển. Công ty chưa có được bộ phận chuyên trách để quản
lý. Vì không phải là chuyên môn nên các cán bộ phòng kinh doanh chỉ tập trung vào
công việc chính là khai thác các hợp đồng. Công ty là một đơn vị kinh doanh với quy mô
lớn vì vậy chi phí vận chuyển khá cao. Nếu hoạt động quản trị vận chuyển tốt thì hoạt
động kinh doanh nói chung của công ty và trong lĩnh vực XNK nói riêng sẽ đạt đuợc hiệu
quả cao. Do một số bất lợi trong khâu vận chuyển, nhiều hợp đồng của công ty thực hiện
chưa được tốt. Có hợp đồng bị chậm về thời gian cũng như chất lượng hàng hóa, dich vụ
khách hàng giảm sút. Đó đều là hậu quả của công tác quản trị vận chuyển hàng hóa.
Để khắc phục điểm yếu này, những năm gần đây công ty phải nỗ lực để nhanh
chóng tìm ra giải pháp hữu hiệu trong công tác quản trị vận chuyển trong lĩnh vực XNK
nói riêng và toàn lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nói chung.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Trong quá trình thực tập tại công ty CPTM Kim Hoa với việc tìm hiểu và theo báo
cáo phân tích kinh doanh của công ty em nhận thấy rằng hoạt động logistics còn gặp
nhiều khó khăn trong đó vấn đề vận chuyển là nổi bật, đặc biệt là trong lĩnh vực XNK.
Trong công ty chưa có các bộ phận chuyên trách về mảng này, trong khi đó nó là yếu tố
quyết định ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh cũng như doanh thu của công ty.
Trong các hoạt động kinh doanh của công ty thì việc nhập khẩu thang máy và thiết bị
công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc nhất từ hoạt động quản trị vận chuyển.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị vận chuyển, sau quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu cả về lý luận và thực tiễn về hoạt đông quản trị vận chuyển em đi
sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp quản trị vận chuyển trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
CPTM Kim Hoa”
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.
Đối với công ty CPTM Kim Hoa vấn đề quản trị hàng hóa trong lĩnh vực XNK
đang là vấn đề cấp thiết vì vậy mục tiêu nghiên cứu trước hết là nhằm tìm ra giải pháp
nâng cao quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK của công ty. Từ đó tăng lợi thế cạnh
tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh XNK thang máy và thiết bị công nghiệp.
7
Đối với mỗi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thì việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể tại một
doanh nghiệp nhằm mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận. Qua việc nghiên cứu đề tài sinh
viên được vận dụng tìm hiểu kiến thức đã học vào thực tế. Với riêng em, nghiên cứu hoạt
động quản trị vận chuyển tại đơn vị thực tập – Công ty CPTM Kim Hoa nhằm hoàn thiện
một phần kiến thức lý luận về quản trị logistics, cụ thể là quản trị vận chuyển.
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
+ Chủ thể nghiên cứu: Công ty CPTM Kim Hoa.
+ Đối tượng nghiên cứu: Các quyết định trong quản trị vận chuyển trong nhập khẩu
của công ty CPTM Kim Hoa.
+ Sản phẩm: Thang máy.
+ Số liệu: Trong thời gian từ năm 2007 đến nay
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM
Kim Hoa:
Nêu ra tính cấp thiết, phạm vi, các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị vận chuyển tại công ty sản
xuất-kinh doanh.
Khái quát về vận chuyển hàng hóa: Các loại hình vận chuyển hàng hóa, các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, các quyết định trong quản trị vận chuyển, quá trình
nghiệp vụ vận chuyển.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích về thực trạng quản trị vận
chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa.
Một số phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu thu thập được trong quá
trình nghiên cứu.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK
tại công ty CPTM Kim Hoa, chủ yếu trong khâu nhập khẩu hàng hóa.
Nêu ra thực trạng quản trị vận chuyển trong XNK tại công ty CPTM Kim Hoa.
8
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao quản trị vận chuyển trong kinh
doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa.
Một số thành công, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong kinh doanh XNK tại công
ty CPTM Kim Hoa.
Các giải pháp quản trị vận chuyển về phía doanh nghiệp và một số kiến nghị với
Nhà nước dựa vào một số điều đang tồn tại trong kinh doanh XNK của công ty mà vẫn
chưa khắc phục được.
9
CHƯƠNG II
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ VẬN
CHUYỂN TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT-KINH DOANH
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.
2.1.1 Logistics và các hoạt động logistics:
Logistics theo nghĩa đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ
“Logisticsque” trong tiếng Pháp, được sử dụng bắt đầu từ thế kỷ 19. Ban đầu logistics
như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Sau này
logistics dần dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này
sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên hệ thống logistics trên
phạm vi toàn cầu.
Logistics đã phát triển rất nhanh chóng. Nếu giữa hai thập kỷ 20, rất hiếm doanh
nhân hiểu được logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ này, logistics được ghi nhận như một
chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh
nghiệp cả trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
-Dưới góc độ quản trị trong lĩnh vực kinh doanh, theo Hội đồng quản trị logistics
của Hoa Kỳ ( CLM – Council of Logistics Management) định nghĩa: “Logistics kinh
doanh là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu
thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng
dòng thong tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm
mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.
Như vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp nguyên vật liệu và
kết thúc khi đã phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng. Tham gia vào hệ
thống hậu cần có nhiều tổ chức, các trung gian thương mại thực hiện các hoạt động hậu
cần trong kênh phân phối.
Từ “quá trình” trong khái niệm cho thấy logistics không phải là hoạt động đơn lẻ
mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại
lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu,
hoạch định, tổ chức, quản lý, thực thi, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó, logistics là quá
10
trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến
lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Mỗi hoạt động trong
chuỗi logistics đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định.
2.1.2 Khái niệm về vận chuyển hàng hóa:
Vận chuyển hàng hóa là sự di động hàng hóa trong không gian bằng sức người
hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên
khu vực thị trường mục tiêu.
Đặc trưng của vận chuyển hàng hóa:
- Diễn ra trong không gian rộng, phân tán theo nhu cầu.
- Không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ thay đổi vị trí của hàng hóa.
- Không có khả năng dự trữ sản phẩm vận chuyển.
2.2 Một số lý thuyết về nội dung của quản trị vận chuyển:
2.2.1 Vai trò của vận chuyển:
• Đối với doanh nghiệp:
Vận chuyển có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trên thương trường. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế Mỹ, cho đến
những năm 80 của thế kỷ 20, hàng năm nền công nghiệp Mỹ chi khoảng 700 tỷ USD cho
việc vận chuyển vật tư, nguyên vật liệu.
Các nhà quản trị không chỉ quan tâm đến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp mình,
mà còn chú ý đến chi phí vận chuyển của đối thủ cạnh tranh, bởi vì chi phí này có ảnh
hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của hai tổ chức.
Vận chuyển không thể thiếu trong mọi tổ chức, người ta luôn phải vận chuyển
nguyên, vật liệu đến và vận chuyển thành phẩm đi. Trong các ngành khác nhau, tỷ trọng
của chi phí cho vận chuyển trong tổng chi phí có thể rất khác nhau. Nhưng dù cao hay
thấp thì chi phí vận chuyển cũng là khoản chi phí không thể thiếu. Và ngay cả khi không
xét đến vấn đề chi phí, thì vận chuyển vẫn có vai trò rất quan trọng: nếu không cung cấp
được vật tư đúng nơi, đúng lúc thì sản xuất sẽ gián đoạn, không thể tiến hành liên tục,
nhịp nhàng, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
11
• Đối với nền kinh tế quốc dân:
Vận chuyển là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của
xã hội được liên tục thông qua việc vận chuyển cung ứng nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm và lao động phục vụ sản xuất. Vận chuyển còn là một trong những
yếu tố quan trọng trong phân bố lực lượng sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
Nhờ có vận chuyển mà quá trình lưu thông mới được thực hiện và hàng hóa mới đến
nơi tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng sản xuất. Ngoài ra, vận chuyển còn có tác dụng mở
rộng và phát triển giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Vận chuyển đáp ứng đi lại ngày càng tăng của nhân dân. Nó góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của mọi tần lớp nhân dân.
Vận chuyển góp phần khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều giữa thành thị
và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, hải đảo.
Vận chuyển góp phần tăng cường khả năng quốc phòng, giữ gìn an ninh xã hội và bảo
vệ đất nước.
2.2.2 Chức năng của vận chuyển:
• Chức năng di chuyển:
Đây là chức năng chủ yếu của vận chuyển, để thực hiện chức năng này thì doanh
nghiệp cần tiêu tốn các nguồn lực: Thời gian, tài chính và môi trường… trong các nhân
tố trên thì doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí tối đa thì phải hạn chế thấp nhất thời gian
vận chuyển là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phục vụ hậu cần của doanh
nghiệp. Tốc độ vận chuyển đảm bảo duy trì dự trữ hợp lý, giảm dữ trữ hợp lý, giảm dự
trữ trên đường và trong mạng lưới hậu cần, đồng thời cung cấp kịp thời hàng hóa cho
khách hàng, điều này sẽ đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vận chuyển hàng hóa còn gắn liền với các chi phí: phương tiện vận chuyển, lao
động, quá trình quản lý, hao hụt… Điều này có nghĩa là trong hoạt động vận chuyển hàng
hóa tiêu tốn về tài chính.Một phương án vận chuyển hợp lý phải đảm giảm chi phí vận
chuyển đến mức thấp nhất. Việc vận chuyển các loại hàng hóa bằng các phương tiện vận
tải sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường không khí, gây tiếng ồn, làm tắc nghẽn giao
thông…
12
• Chức năng dự trữ:
Đây là chức năng cũng gắn liền với việc tồn trữ hàng hóa để tạo thuận lợi trong
việc di chuyển hàng hóa. Việc dự trữ hàng hóa trong vận chuyển phụ thuộc vào tốc độ và
cường độ vận chuyển, phương tiện vận tải có tốc độ càng cao thì dự trữ trên đường càng
nhỏ, đồng thời có thể lợi dụng chức năng này để sử dụng phương tiện vận tải để dự trữ
tốt hơn kho: do thiếu kho, thay cho dự trữ ngắn ngày để tiết kiệm chi phí bốc dỡ…
nguyên tắc của dự trữ trên phương tiện là đảm bảo chất lượng hàng hóa, giảm thời gian
vận động của hàng hóa với chi phí.
2.2.3 Các loại hình vận chuyển hàng hóa:
a, Theo đặc trưng con đường vận chuyển và phương tiện vận tải:
• Đường sắt:
Ưu điểm:
Có năng lực vận chuyển lớn: Trọng tải và dung tích của toa xe đường sắt chỉ thua
kém các phương tiện chuyên trở đường biển và đường thủy nội địa. Trọng tải trung bình
của các toa xe trước đây là 20 – 30 tấn. Hiện nay, ở một số nước con số này lên tới 40-50
tấn/toa xe. Ở các nước phát triển, trọng tải trung bình của đoàn tàu hỏa chở hàng hóa đã
lên tới 4.000-6000 tấn, cá biệt có đoàn tàu đạt tới 10.000 tấn. Năng lực vận chuyển của
đường sắt như vậy hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu.
Tốc độ vận chuyển của vận tải đường sắt là tương đối cao: Tốc độ của tàu hỏa
chậm hơn máy bay, nhưng lại nhanh hơn tàu biển, tàu sông, đôi khi còn nhanh hơn cả ô
tô. Ở các nước có đường sắt phát triển như: Mỹ, Nhật, Nga và một số nước ở châu Âu,
tốc độ trung bình của đoàn tàu chuyên chở hàng hóa đã đạt tới con số 100km/giờ. Tốc độ
tương đối cao của vận tải đường sắt rất phù hợp với việc chuyên chở hàng hóa đòi hỏi
giảm thời gian chuyên chở trên đường hàng tươi sống, hàng có tính thời vụ…
Giá thành trong vận tải đường sắt tương đối thấp: So với các phương thức vận tải
khác, giá thành vận tải đường sắt chỉ cao hơn thủy nội và đường ống, còn thấp hơn so với
vận tải ô tô và vận tải bằng máy bay. Giá thành vận tải bằng máy bay cao gấp 60-70 lần
so với vận tải đường sắt. Giá thành của vận tải đường sắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
13
+ Mật độ chuyên chở.
+ Khoảng cách chuyên chở.
+ Khối lượng và đặc điểm hàng hóa chuyên chở.
+ Chất lượng của trang thiết bị trong vận tải đường sắt.
+ Trình độ quản lý và tổ chức quy trình chuyên chở…
Khối lượng hàng hóa và khoảng cách chuyên chở là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc
giảm giá thành chuyên chở trong vận tải đường sắt. Khối lượng hàng hóa chuyên chở
càng lớn, khoảng cách chuyên chở càng xa thì giá thành càng giảm.
Vận tải đường sắt có khả năng chuyên chở hàng hóa quanh năm và suốt ngày đêm:
Vận tải đường sắt ít phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên có thể đảm đương việc chuyên
chở liên tục, thường xuyên, đúng giờ và an toàn hơn so với các phương thức vận tải khác.
Đây là ưu điểm nổi bật của vận tải đường sắt trong chuyên chở hàng hóa, giúp chủ hàng
giao hàng đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng và tránh được khiếu nại, kiện tụng sau này.
• Đường thủy:
Ưu điểm:
Vận tải đường thủy có năng lực vận chuyển lớn: phương tiện trong vận tải đường thủy là
các tàu có sức trở rất lớn, lại có thể chạy cùng nhiều tàu trong cùng một thời gian trên
cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và
các phương tiện xếp dỡ hiện đại.
Vận tải đường thủy thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong
thương mại quốc tế.
Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải
hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật
liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng các cảng biển và các
kênh đào quốc tế.
Giá thành vận tải đường thủy rất thấp: giá thành vận tải đường thủy vào loại thấp
nhất trong tất cả các phương thức vận tải, do trọng tải tàu lớn, cự ly vận chuyển trung
bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong vận tải đường thủy cao. Tiêu thụ nhiên
liệu trên một tấn trọng tải thấp. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong vận tải
14
và thông tin được áp dụng, nên giá thành vận tải đường thủy có xu hướng ngày càng hạ
hơn.
Nhược điểm:
Vận tải đường thủy phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải. Các tàu
thủy thường gặp nhiều rủi ro hàng hải như: mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va
phải đá ngầm, mất tích… Tốc độ của các loại tàu thủy chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ. Tốc
độ này là thấp so với tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng người ta
phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá thành vận tải.
• Đường bộ:
Ưu điểm:
Vận tải bằng đường bộ có tính linh hoạt cao: Người chuyên chở cũng như chủ
hàng có khả năng kiểm soát hàng hóa trong quá trình giao nhận mà ít sợ bị nhầm lẫn, vì
thế thời gian giao nhận thường nhanh chóng và ít tranh chấp.
Tốc độ vận chuyển của đường bộ nhỏ hơn vận tải hàng không nhưng gần ngang
bằng với đường sắt và lớn hơn nhiều so với vận tải đường biển và đường thủy nội địa.
Tốc độ vận chuyển bằng đường bộ đứng hàng thứ 3 sau đường hàng không và đường sắt.
Song đường bộ lại có ưu điểm lớn về giao nhận hàng hóa nhanh chóng, thực hiện vận
chuyển thẳng từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng, vì vậy thời gian hàng hóa bị lưu giữ ở
các điểm vận tải trong quá trình vận tải rất ngắn, làm cho tổng thời gian vận tải bằng
đường bộ thường ngắn hơn so với vận tải bằng đường sắt và đường hàng không. Điều
này đem lại hiệu quả kinh tế cao do chủ hàng ít ứ đọng vốn, tăng được vòng quay của
vốn.
Nhược điểm:
Cước phí vận tải cao: Do ô tô có trọng tải nhỏ, chủ yếu chuyên chở hàng hóa trên
đoạn đường ngắn, thời gian ô tô chạy không hàng hóa thường nhiều, năng suất vận tải
thấp, hạn chế về mặt chuyên chở, trọng tải và dung tích của ô tô nhỏ, vận tải đường bộ lệ
thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên.
• Đường hàng không:
Ưu điểm:
15
Tốc độ vận tải hàng không cao, thời gian vận chuyển ngắn, an toàn nhất, đòi hỏi sử
dụng công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với
các phương thức vận tải khác.
Nhược điểm:
Cước vận tải đường hàng không là cao nhất, do chi phí trang thiết bị hiện đại, chi phí
sân bay, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ cao…
Vận tải đường hàng không bị hạn chế đối với chuyên chở hàng hóa khối lượng lớn,
hàng cồng kềnh, do máy bay có trọng tải và dung tích nhỏ.
Vận tải đường hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện
máy bay, sân bay, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu, đặt chỗ toàn
cầu, chi phí tham gia các Tổ chức quốc tế về hàng không…
• Đường ống:
Đây là phương thức vận tải chuyên dụng, chỉ vận chuyển các loại mặt chủ yếu là
chất lỏng, chi phí cố định là rất cao nhưng chi phí biến đổi thấp.
b, Theo đặc trưng sở hữu:
• Vận chuyển riêng:
Là loại hình vận chuyển trong đó các doanh nghiệp có phương tiện vận tải và tự
cung cấp dịch vụ cho mình. Loại hình vận chuyển này ít bị điều tiết bởi luật kinh tế, tuy
nhiên phải tuân theo luật liên quan tới việc di chuyển những hàng hóa nguy hiểm.
• Vận chuyển hợp đồng:
Người vận chuyển nhận hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng
có chọn lọc. Cơ sở hợp đồng là sự thỏa thuận về chi phí và dịch vụ giữa người vận
chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối.
• Vận chuyển chung:
Là loại hình vận chuyển mà cơ sở vận chuyển phải có nhiệm vụ cấp dịch vụ với
mức giá chung cho công chúng, hoạt động vận chuyển có thể là mọi hàng hóa hoặc
chuyên môn hóa cho các loại mặt hàng.
c, Theo mức độ phối hợp các phương tiện:
16
• Vận chuyển theo từng loại phương tiện:
Là do từng đơn vị cung cấp bằng cách sử dụng phương tiện vận tải của mình.
Ưu điểm: tạo được khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.
Nhược điểm: vận chuyển trên nhiều loại hình vận tải, phải giao dịch
với nhiều người vận chuyển.
• Vận chuyển liên vận:
Do một tổ chức phối hợp nhiều loại hình vận chuyển để vận chuyển hàng hóa cho
doanh nghiệp, phương thức này tận dụng được ưu thế kinh tế vốn có để cung ứng dịch vụ
vận tải một cách nhanh chóng.
2.2.4 Các yếu tố tác động đến chi phí vận chuyển hàng hóa:
Khoảng cách chuyên chở là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển,
nếu khoảng cách chuyên chở xa thì tăng chi phí biến đổi như: lao động, nhiên liệu, bảo
quản.
Khối lượng và đặc điểm hàng hóa chuyển chở ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương tiện vận chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển. Đặc điểm hình
dạng hàng hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng dung tích phương tiện vận chuyển. Hàng hóa
công kềnh, hình dạng không thống nhất làm giảm khả năng chứa hàng dẫn đến sẽ tăng
chi phí vận chuyển.
Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hóa trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến
chi phí vận chuyển, hàng hóa đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt trong quá trình vận
chuyển thì có chi phí vận chuyển cao hơn.
Sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chuyên chở: nhân tố này khá quan
trọng, do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên một đơn vị khối lượng,
phương tiện bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải. Do lao động và chi phí
nhiên liệu không chịu nhiều ảnh hưởng bởi trọng tải nên sản phẩm có sự tương quan giữa
khối lượng và dung tích chuyên chở càng cao thì chi phí vận chuyển càng thấp.
Ngoài ra còn một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển như: mật
độ chuyên chở, chất lượng trang thiết bị chuyên chở, trình độ quản lý và tổ chức quy
trình chuyên chở.
17
2.2.5 Các quyết định trong quản trị vận chuyển:
a, Quyết định lựa chọn phương thức vận chuyển:
Phương thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển
hàng hóa từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hóa
sự vận động của hàng hóa trong kênh hậu cần kinh doanh nghiệp.
Có hai phương thức vận chuyển: vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho.
Tùy theo góc độ tiếp cận tổng thể hoặc cục bộ trong kênh phân phối mà vận
chuyển thẳng được hiểu theo cách khác nhau.
Về mặt tổng thể, vận chuyển thẳng được hiểu là quá trình di động hàng hóa tới
thẳng cửa hàng bán lẻ mà không dừng lại ở các kho trung gian.
Về mặt cục bộ, vận chuyển thẳng được hiểu là sự di động hàng hóa từ nguồn hàng
thẳng đến cơ sở hậu cần của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ khâu
trung gian nào. Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp thương mại bán buôn có
đích cuối cùng là cơ sở hậu cần của khách hàng mua buôn hoặc bán lẻ thì đích cuối cùng
là cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp.
Những điều kiện áp dụng phương thức vận chuyển thẳng là:
-Không làm giảm trình độ dịch vụ khách hàng: số lượng, cơ cấu, đặc điểm của
hàng hóa, thời gian cung ứng nhu cầu của khách hàng.
-Tổng chi phí vận chuyển thẳng giảm: cước phí vận chuyển thẳng nhỏ hơn chi phí
dự trữ.
Như vậy, phương thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi
phí chứ không phải dịch vụ và trong điều kiện thị trường hiện phát hiện phát triển với sự
cạnh tranh gay gắt như hiện nay ít được sử dụng.
Vận chuyển qua kho: là phương thức vận chuyển trong đó hàng hóa từ nguồn
cung ứng cho khách hàng phải qua ít nhất một khâu kho bãi. Thực chất phương vận
chuyển này là triển khai kênh hậu cần trong doanh nghiệp có thể vận chuyển qua một hay
nhiều kho tùy thuộc vào nhân tố hệ thống hậu cần. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường
tập trung và chuyên môn hóa thì vận chuyển qua kho có nhiều lợi thế vì nó đảm bảo thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng.
18
b, Quyết định lựa chọn phương tiện vận tải:
Quyết định phương tiện vận tải nhằm tạo ra cơ cấu phương tiện đảm bảo cung cấp
dịch vụ cho khách hàng tốt nhất.
Quyết định vận tải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào mục đích vận chuyển mà có thể xác định được mục tiêu vận chuyển.
-Căn cứ vào những đặc trưng của dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải
được lựa chọn để có thể đáp ứng được những yêu cầu của dịch vụ.
- Căn cứ vào phân tích nhu cầu của dịch vụ khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ của
đối thủ cạnh tranh.
- Căn cứ vào phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận để chọn phương tiện vận tải cho phù
hợp.
- Căn cứ vào phân tích tổng chi phí liên quan đến các phương tiện vận tải chi phí dự trữ
trên đường và kho, cước phí vận chuyển.
Khi lựa chọn vận chuyển cân nhắc các yếu tố mà người ra quyết định vận chuyển
không thể kiểm soát được đó là:
Thứ nhất: Cần khuyến khích sự hợp tác giữa bên cung ứng và người mua sản phẩm nếu
biết được lý do gây ra chi phí xác thực.
Thứ hai: Hiệu quả của giá cả thường không được cân nhắc, nếu người cung cấp chất
lượng dịch vụ chất lượng hơn, họ có thể nâng gía hàng hóa để bù vào chi phí gia tăng.
Thứ ba: Những thay đổi về cước vận chuyển, thay đổi về phối thức sản phẩm và thay đổi
về chi phí dự trữ.
Thứ tư: Ảnh hưởng gián tiếp lựa chọn phương tiện vận tải về dự trữ của người bán
không được đánh giá.
c, Quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển:
Cần phải đánh giá người vận chuyển theo nhiều tiêu chuẩn lựa chọn. Quá trình lựa chọn
người vận chuyển tiến hành theo các bước sau:
+Bước 1: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn.
+Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện của mỗi tiêu chuẩn của từng người vận chuyển.
19
+Bước 4: Xác định tổng điểm đánh giá.
2.2.6 Quá trình nghiệp vụ vận chuyển:
Đối với doanh nghiệp thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì
nghiệp vụ vận chuyển là tổng thể các công việc bao gồm có các tác nghiệp từ nhận hàng,
xếp hàng, di chuyển hàng hóa đến dỡ hàng.
- Nhận hàng: Nhận hàng có thể bao gồm cả việc bốc dỡ hàng hóa. Nghiệp vụ nhận
hàng cần làm các thủ tục theo quy định và bố trí phương tiện, lao động bốc dỡ. Nhận
hàng có thể là hàng rời hoặc nhận nguyên container. Nhận hàng trong trường hợp số
lượng không lớn hoặc hàng container rút ruột tại cảng. Tại cảng chủ hàng làm thủ tục để
xuất hàng ra khỏi kho hàng của cảng. Trong quá trình nhận hàng nhân viên nhận hàng
phải thường xuyên bám sát hiện trường, cập nhật số liệu, kịp thời phát hiện sai sót để có
biện pháp xử lý thích hợp.
- Chuẩn bị gửi hàng: Bao gồm các mặt công tác đảm bảo sẵn sang để vận chuyển
hàng hóa. Yêu cầu của giai đoạn này là: Lô hàng vận chuyển phải phù hợp với lịch giao
hàng. Đảm bảo những điều kiện giao nhận vận chuyển và phải thuận tiện để thực hiên
các khâu nghiệp vụ khác. chuẩn bị hàng hoá về số lượng, cơ cấu, bao bì và thông tin trên
bao bì, … Hồ sơ giấy tờ hợp pháp về lô hàng, hợp đồng vận chuyển
-Tiến hành gửi hàng: Tiến hành chất xếp hàng hoá lên phương tiện vận tải, kiểm
tra – bàn giao (nếu có chủ hàng đi kèm); kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện
theo yêu cầu vận chuyển.
Chất xếp: cần chú ý tới đặc tính của hàng hoá, tình trạng bao bì, trình tự giao
nhận, cách thức chất xếp để khai thác tối đa trọng tải và dung tích khoang chứa hàng của
phương tiện trong điều kiện cho phép.
-Bảo vệ và bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển: Dùng phương tiện vận
chuyển để di chuyển hàng hoá đến nơi bốc dỡ theo phương thức vận chuyển đã định. Quá
trình di chuyển hàng hoá cần đảm bảo cho hàng hoá được an toàn, và di chuyển để đúng
nơi đúng chỗ và đúng lúc. Nếu có đại diện chủ hàng đi kèm, trách nhiệm chính thuộc về
cán bộ này, nếu uỷ quyền cho bên vận tải thì trách nhiệm toàn bộ thuộc về chủ thể này.
20
Trong quá trình vận chuyển, phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá, duy trì và tạo
nên những điêu kiện bảo vệ và bảo quản hàng hóa, xử lý kịp thời và hợp lý những trường
hợp hàng hoá bị suy giảm chất lượng.
Trước khi dỡ hàng cần kiểm tra kho bãi, chuẩn bị phương tiện bốc dỡ và lao động
thực hiện việc bốc dỡ. Tiến hành tháo chằng buộc, tháo hàng và dỡ hàng.
-Giao nhận hàng hoá: Thực hiện và tuân thủ đầy đủ các quy định về giao nhận
hàng hoá, các thủ tục hành chính theo quy định và thoả thuận giữa các bên. Tuỳ trường
hợp giao hàng rời hay container mà có phương thức giao hàng phù hợp. Giao hàng rời thì
căn cứ vào chi tiết hàng hoá, tổ chức bốc xếp, kiểm tra số lượng chất lượng hàng hoá và
cùng bên nhận ghi biên bản giao nhận hàng. Yêu cầu của giai đoạn này là xác định trách
nhiệm vật chất giữa các bên giao, nhận và vận chuyển hàng hoá, giải phóng nhanh
phương tiện vận tải, đảm bảo giữ gìn an toàn cho hàng hoá.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu vấn đề quản trị vận chuyển trong
những năm trước:
Vấn đề nghiên cứu quá trình quản trị vận chuyển và lưu kho được đề cập rất nhiều
trong các luận văn năm trước với nhiều góc độ khác nhau điển hình như:
-Hoàn thiện hoạt động quản trị hậu cần tại công ty cổ phần dược phẩm Trường
Thọ. LVB 001215
-Quản trị dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thăng Long.
LVB 001226
Trong đề tài “Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại
công ty CPTM Kim Hoa” có một số điểm mới mà một số công trình nghiên cứu trước
chưa đề cập đến:
-Các quyết định trong quản trị vận chuyển, đặc biệt trong khâu nhập khẩu hàng hóa, một
số thủ tục liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.
-Phương pháp giảm chi phí vận chuyển.
21
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TRONG KINH DOANH XNK CỦA CÔNG TY CPTM
KIM HOA
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề.
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
• Phương pháp quan sát: bằng việc quan sát các nhân viên trong công ty làm việc để
từ đó hiểu được các hoạt động và hiện trạng của công ty.
• Phương pháp nghiên cứu tại bàn: được phòng kinh doanh và kế toán cung tài liệu
và số liệu lien quan đến các hoạt động và doanh thu của công ty.
• Phỏng vấn chuyên gia:
Tiến hành điều tra phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia về tình hình vận chuyên trong
XNK tại công ty.
3.1.2 Nguồn dữ liệu:
Với các phương pháp thu thập dữ liệu trên thì nguồn dữ liệu lấy chủ yếu là: dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp.
• Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu mà được thu thập lần đầu tiên để phục vụ cho
việc nghiên cứu, đó là kết quả điều tra phỏng vấn nhân viên trực tiếp đảm nhận
công tác trong lĩnh vực kinh doanh XNK của công ty. Dựa vào dữ liệu thứ cấp để
đưa ra các dự báo, đề xuất giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK
của công ty.
• Dữ liệu thứ cấp: bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, bảng cân đối kế toán trong từng thời kỳ, theo giai đoạn từ năm 2007-2009,
bảng cân đối tài chính doanh nghiệp, ngoài ra còn tài liệu tham khảo khác như: tạp
chí…
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
a, Phương pháp so sánh:
22
Là phương pháp so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được
lượng hóa có cùng nội dung, tính chất lượng tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến
động của chỉ tiêu tiêu dùng mặt hàng thang máy và thiết bị công nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định. Nó cho phép ta tổng hợp những nét chung, tách ra được
những nét riêng của các hiện tượng so sánh. Trên cơ sở đó, ta có thể đánh giá được đâu là
điểm mạnh và điểm yếu mà công ty cần phải có những biện pháp khắc phục, qua đó để
tìm các giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Để tiến hành so sánh phải giải
quyết được những vấn đề như: xác định số gốc, số ban đầu để so sánh, xác định điều kiện
so sánh, mục tiêu so sánh giữa các năm với nhau, giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh
tranh…
b, Phương pháp dự báo:
Từ kết quả thu thập được tiến hành chọn lọc dữ liệu phù hợp với đề tài nghiên
cứu, sau khi tiến hành so sánh với số liệu gốc, số liệu với các năm trước của doanh
nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó phân tích tình hình thị trường chung, tình
hình môi trường riêng dành cho XNK ở nước ta. Để từ đó đưa ra những dự báo tương lai,
xu hướng phát triển, tiềm năng, cơ hội, thách thức ngành đối với doanh nghiệp.
3.2 Đánh giá tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vận chuyển trong
kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa.
3.2.1 Giới thiệu về công ty CPTM Kim Hoa.
Công ty CPTM Kim Hoa là một trong những đơn vị thành viên của Viện máy và
Dụng cụ công nghiệp.
Tên giao dịch:
Tiếng Việt: Công ty CP Thương mại Kim Hoa
Tiếng Anh: Kim Hoa Trading joint stock company.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 4-Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội.
Tel : 84.0437762805
Fax: 84.0437762806
Mã số thuế: 0101410468
23
Email:
Được thành lập năm 2003 với chức năng phát triển và mở rộng các quan hệ hợp
tác kinh doanh thông qua xúc tiến thương mại, nhằm mục đích thiết lập và mở rộng thị
trường cho các sản phẩm của Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI Holding và các
công ty thành viên khác, Công ty CPTM Kim Hoa đã khai thác triệt để lợi thế về các mối
quan hệ kinh tế đã được duy trì và phát huy trong các lĩnh vực:
-Kinh doanh các thiết bị công nghiệp và sản phẩm cơ khí.
-Kinh doanh vật liệu xây dựng.
-Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hóa.
-Xây dựng và lắp đặt vật liệu nội thất.
-Lắp đặt thang máy và các thiết bị công nghiệp.
-Tư vấn đầu tư công nghiệp.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu thang máy và thiết bị công nghiệp.
Là thành viên của Viện máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI Holding), Công ty
CPTM Kim Hoa luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
có kinh nghiệm và chuyên môn cao của IMI Holding, được hoạt động dựa trên cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại đảm bảo đáp ứng các điều kiện cho việc thực hiện các dự án lớn.
Với nền tảng vững chắc như vậy, Công ty CPTM Kim Hoa tin tưởng sẽ đáp ứng
được mọi yêu cầu về chất lượng, giá cả các thiết bị, dịch vụ kỹ thuật cũng như tiến độ
cung cấp hàng, tiến độ thi công các công trình nếu được chọn làm nhà cung cấp.
Tổng số cán bộ công nhân viên là 97 người trong đó có 30 người đạt trình độ đại học trở
lên. Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và QTKD là 6 người.
24
Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty.
• Danh mục linh kiện nhập khẩu dự trữ: Để phục vụ cho việc bảo hành, bảo trì
những thang máy lắp đặt tại Việt Nam, nhập khẩu một số vật tư sau để thay thế
cho khách hàng nhanh nhất khi có sự cố:
Danh mục Số Lượng Tình trạng Ghi chú
Cáp tải D12 800m Nguyên kiện Cắt theo độ dài tùy ý
Mô tơ cửa VVVF 04 chiếc Mới 100%
Cảm biến 10 bộ
Má phanh 12 bộ Các loại thang
Rơ le từ 20 bộ Nguyên bộ Các loại
Công tắc tơ 30 bộ Mơi 100%
Bóng đèn chiếu
sang trần thang
50 chiếc Chưa sử dụng
Xích bù 10 chiếc Mới
Bảng điều khiển 1 chiếc Nguyên bộ
Bảng hiển thị các
loại
2 chiếc
Nút bấm 11 chiếc Mới
Tay vịn 7 chiếc Mới
Cáp an toàn 3 bộ
Công tắc vượt
hanh trình
19 bộ
25
Ban lãnh đạo
Phòng
TC-
KT
TT
đầu tư
thị
trường
TT
thiết
kế và
công
nghệ
TT kỹ
thuật
và
công
nghệ
TT
dịch
vụ BH
thiết
bị
TT
Kinh
doanh
TT
điện,
điện
tử tự
động
hoá
TT tư
vấn
môi
trường
và
công
nghệ