Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giải pháp tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên thị trường nội địa của Công ty Cổ Phần Sóng Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.28 KB, 37 trang )

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Qua hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế kinh tế nước ta đã có nhiều
chuyển biến sâu sắc về mọi mặt, mọi ngành hàng. Ngành công nghiệp thuốc thú y Việt
Nam có thể nói là mới chỉ được hình thành trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây,
nhưng đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển khá nhanh chóng của ngành chăn
nuôi trong cả nước.Theo các chuyên gia, thuốc thú y tuy chỉ chiếm khoảng 4% trong
tổng chi phí chăn nuôi, nhưng lại rất cần thiết giúp bảo vệ vật nuôi, và có vai trò quyết
định cho sự thành bại của nghề. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng doanh thu thị
trường thuốc thú y mỗi năm ước đạt 1.000 tỷ đồng, trung bình doanh thu của mỗi
doanh nghiệp đạt 100 tỷ đồng/năm. Trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng
20% thị phần, 80% còn lại nằm trong tay các tập đoàn đa quốc gia .Việc tiêu thụ sản
phẩm của các doanh nghiệp trong nước hiện nay gặp khá nhiều khó khăn do phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nhiều vốn, kinh nghiệm quản lý,hệ thống phân
phối rộng khắp. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y trong nước hiện
nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ quản lý kém, máy móc trang
thiết bị sản xuất chưa đáp ứng công nghệ yêu cầu, nguốn cung đầu vào kém ổn định và
nhất là hệ thống bán hàng, phân phối và tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều bất cập ,yếu
kém.
Hiện nay nhà nước ta đang áp dụng Quy chuẩn thực hành sản xuất thuốc
(GMP) do Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai. GMP là thước đo chất lượng sản
phẩm giúp ngành chăn nuôi khống chế dịch bệnh. Có thể thấy việc sắp xếp lại thị
trường kinh doanh thuốc thú y với tiêu chuẩn GMP là cần thiết khi Việt Nam đã là
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp
đang gặp khó trong việc áp dụng tiêu chuẩn này do thiếu vốn, chưa đáp ứng đủ các
điều kiện về trang thiết bị,máy móc sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm. Điều này đã dẫn
đến một bộ phận doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y bị rút giấy phép do không đạt
chuẩn GMP đã sản xuất chui và bán rẻ.Thực tế theo nghiên cứu Bộ Nông nghiệp và
PTN hiện trên thị trường có tới 65% thuốc thú y kém chất lượng.Sản phẩm thuốc thú
y tiêu thụ trên thị trường hiện nay còn gặp nhiều bất cập về hàng nhái,hàng giả, thuốc
không đảm bảo chất lượng mất niềm tin người tiêu dùng trong nước và khó khăn đối


với xuất khẩu. Do vậy mấy năm vừa qua thị trường thuốc thú y diễn ra một cách trầm
lắng,các doanh nghiệp chưa thực sự tìm được cách thức nâng cao hiệu quả kinh
doanh,thúc đẩy bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Cổ Phần Sóng Hồng là một trong những Công ty đầu ngành đạt chuẩn
và có thương hiệu mạnh trên thị trường thuốc thú y. Trong những năm qua luôn giữ
1
vững vị trí quan trọng của mình và ngày càng tạo uy tín trong lòng người tiêu dùng.
Được như vậy là do Công ty đã biết khai thác tốt các nguồn lực, tiết kiệm triệt để các
chi phí, từ đó có thể hạ giá thành mà chất lượng của sản phẩm vẫn có thể cạnh tranh
được với các sản phẩm khác, sản phẩm của Công ty được tiêu thụ với khối lượng lớn,
doanh số bán đạt gần 30 tỷ đồng năm 2011 dựa vào dự báo cầu sản phẩm thuốc thú y ở
Việt Nam trong thời gian tới tăng mạnh do đời sống người dân nâng cao, do đó đầu tư
vào chăn nuôi tăng mạnh và phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên để cạnh tranh
với các thương hiệu và sản phẩm của các Công ty khác, với sản phẩm ngoại nhập thì
cần có chiến lược phát triển và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của
Công ty. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giúp công ty thu hồi vốn nhanh, quay vòng sản
xuất,mở rộng kinh doanh,giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại công ty ,tác giả nhận thấy việc tiêu thụ sản phẩm
của công ty trong thời gian qua còn khá bị động ,gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách
quan môi trường kinh doanh cũng như yếu tố chủ quan do công ty chưa phát huy hết
các tiềm lực sẵn có.Việc đưa ra các giải pháp tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên thị
trường nội địa của Công ty Cổ Phần Sóng Hồng là rất cần thiết, qua đó sẽ đưa ra cái
nhìn tổng quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện nay và đề xuất các giải
pháp hữu ích giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh doanh hơn nữa.
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu
Đề tài liên quan đến giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại các công ty là một trong
những đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu suốt thời gian qua. Tuy
nhiên, đa phần những nghiên cứu này vẫn chưa giải quyết triệt để hết được các vấn đề
đặt ra cho đơn vị nhiên cứu mà ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm.

Ta có thể thấy rõ điều này thông qua những nghiên cứu của năm trước như sau:
Theo Hoàng Thị Hòa (2007) trong đề tài” Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm thức ăn gia súc của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Thành Nam”. Trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết về tiêu thụ hàng hóa, cùng việc sử dụng các biện pháp thu
thập dữ liệu, so sánh tình hình tiêu thụ qua các năm để phân tích được thực trạng
tiêu thụ hàng hóa tại Công ty qua các năm, đánh giá quá trình tiêu thụ qua các
năm, tuy nhiên hạn chế của đề tài là các biện pahps mà tác giả đưa ra vẫn còn
mang nặng tính lý thuyết, chưa đi sâu vào thực trạng công ty, có những giải pháp
công ty đã làm nhưng chưa hiệu quả. Vậy thì vấn đề là ở chỗ những hoạt động đó
2
chưa hiệu quả ở chỗ nào? Cần khắc phục ở chỗ nào thì đề tài vẫn chưa giải quyết
được.
Tương tự, theo Đỗ Đình Hoàn (2009) trong đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu
thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương I “. Đề tài này, tác
giả đã khái quát được các khái niệm về tiêu thụ sản phẩm, đưa ra các nhận
định sâu sắc về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, chỉ ra
được quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra như thế nào. Qua việc sử dụng các
biện pháp so sánh, các phương pháp phân tích kinh tế để phân tích bảng số
liệu về thực trạng hoạt động của công ty. Tác giả đã đi sâu, phân tích, đánh
giá các điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy
nhiên, hạn chế của đề tài là tác giả chưa đi sâu vào khâu bán hàng. Chưa giải
quyết triệt để được các vướng mắc hiện tại của công ty.
Theo Lê Tiến Lương (2010) trong đề tài” Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm
đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y tại Công ty Cổ
phần Thú Y Xanh Việt Nam” đề tài đã nêu khái quát các khái niệm liên quan tới
phân phối, như khái niệm về kênh phân phối, thế nào là hệ thống kênh phân phối,
về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các hình thức tổ chức kênh phân phối, các nhân tố
ảnh hưởng tới việc phân phối sản phẩm. Và đề tài cũng đi sâu vào phân tích tình
hình kinh doanh và sản xuất thuốc thú y trên thế giới và trong nước, đánh giá hệ
thống kênh phân phối sản phẩm của công ty qua tình hình tiêu thụ trên từng địa

bàn. Đi sâu, phân tích đánh giá lực lượng bán hàng, đưa ra điểm mạnh, điểm yếu
của lực lượng này. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện được kênh
phân phối hiện tại cũng như mở rộng thêm kênh phân phối. Tuy nhiên, hạn chế
của đề tài là các biện pháp mà tác giả đưa ra đòi hỏi phải thực hiện trong thời
gian khá dài, các giải pháp trước mắt thì còn hạn chế, hơn nữa chi phí để
thực hiện các giải pháp cũng khá cao.
Theo Trần Thị Hiền (2011) trong đề tài” Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty chăn nuôi thú y Cai Lậy”. Đề tài đã nêu lý luận chung về phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y, đưa ra các khái niệm, bản chất, vai trò của
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với công ty Cai Lậy. Đưa ra nội dung
của phát triển thị trường tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản
phẩm thuốc thú y.Từ đó đánh giá các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Đề tài đã đưa ra các giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ
hơn, trong đó, tác giả chú trọng tới giải pháp giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản
3
phẩm trên mạng internet một phương tiện ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
kinh doanh. Tuy nhiên hạn chế của đề tài là, tác giả vẫn chưa đi vào phân tích
cụ thể nhân tố nào đang kìm hãm sự tiêu thụ sản phẩm ở Công ty và phần
giải pháp chưa có chính sách giá, bởi đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất
quan trọng đến việc tiêu thụ.
Công ty Cổ Phần Sóng Hồng, được thành lập từ năm 1993, đến nay đã trải qua
20 năm hoạt động. Các đề tài nghiên cứu của sinh viên về các khía cạnh khác
nhau của công ty đã được thực hiện bởi sinh viên thuộc nhiều trường đại học
khác nhau. Tuy nhiên, đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên
thị trường nội địa” thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ tại công ty trong
các năm gần đây thì chưa có đề tài nào được thực hiện. Do vậy đây là một
nghiên cứu mới. Vậy việc tiêu thụ hàng hóa này có khác biệt gì so với những
hàng hóa khác? Khóa luận này sẽ phần nào khái quát nên hiện trạng tiêu thụ
sản phẩm thuốc thú y trên thị trường nội địa nói chung và của Công ty Cổ
Phần Sóng Hồng nói riêng.

3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài trước đây có thể thấy các đề tài về tiêu
thụ sản phẩm mới chỉ thấy nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm về thức ăn
chăn nuôi, các sản phẩm bao bì, hay các sản phẩm máy tính. Chưa có đề tài nào đi sâu
vào nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ đối với sản phẩm thuốc thú y. Đề tài liên
quan đến thuốc thú y thì mới dừng lại nghiên cứu ở giải pháp nguồn nhân lực nhằm
phát triển thương mại chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
thuốc thú y. Đề tài của em đi sâu vào nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
thuốc thú y trên thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Sóng Hồng. Trên cơ sở nghiên
cứu và phân tích một số vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y,
như bản chất của tiêu thụ sản phẩm, khái niệm thuốc thú y, đặc điểm của thuốc thú y,
vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp.
Nhận thấy tính cần thiết và quan trọng của việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
thuốc thú y tại công ty CP Sóng Hồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mang lại
lợi nhuận cho công ty trong thời gian sắp tới tác giả đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp
tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên thị trường nội địa của Công ty Cổ Phần Sóng
Hồng.” Đề tài khóa luận nghiên cứu lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, đưa ra
các lý thuyết có liên quan tới mặt hàng thuốc thú y như về đặc điểm, phân loại. Đề tài
4
tiến hành tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm và ảnh hưởng của các nhân
tó môi trường đến công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của Công ty Cổ
phần Sóng Hồng. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đối với Công ty, và các kiến nghị
với các cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y nói chung và
của công ty công ty Cổ Phần Sóng Hồng nói riêng trên thị trường nội địa.
4. Mục tiêu, đối tượng, và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát
Khóa luận hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm cụ thể là:
các khái niệm, hoạt động tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ, và các chính
sách, nghị định của chính phủ về các hoạt động tiêu thụ. Làm rõ các vấn đề về sản

phẩm thuốc thú y, tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên thị trường Việt Nam.
.* Mục tiêu cụ thể
Qua việc chọn đề tài này để nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty nói chung. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc
thú y nói riêng trên thị trường nội địa của công ty Cổ Phần Sóng Hồng. Để
đạt được mục tiêu đề tài nghiên cứu đã đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài
tập trung chủ yếu vào vấn đề sau:
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên thị
trường nội địa của Công ty Cổ Phần Sóng Hồng. Cụ thể, các giải pháp đó là:
Giải pháp về ổn định tổ chức, hoàn thiện công tác lập chiến lược và kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y. Giải pháp về hiện đại hóa, giải pháp mở rộng
mạng lưới kinh doanh. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động tiêu thụ sản
phẩm.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vào hoạt động của công ty cổ phần Sóng Hồng, cụ thể là vấn đề
tiêu thụ và công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y.
5
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Với những kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp. Khóa
luận này chỉ nêu lên được những nội dung, những vấn đề trong phạm vi
không gian và thời gian như sau:
*Phạm vi nội dung
Tiêu thụ sản phẩm là tập trung vào bán, trong khóa luận này em chỉ đi vào khảo
sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản
phẩm ở Công ty. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số
giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
* Về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Sóng
Hồng trong giai đoạn 5 năm từ 2007-2011 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong 3
năm từ 2012-2015.

* Về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên thị trường Việt Nam cụ thể là ở thị trường miền bắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn
trực tiếp một số lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và nhân viên, các tài liệu thứ cấp
của công ty nhằm thu thập được những thông tin cần thiết về công ty, với hy
vọng có thể đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ Phần
Sóng Hồng.
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp này được sử dụng trong phần một số khái niệm cơ bản, một số lý
thuyết về tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động
tiêu thụ sản phẩm ở Chương I; phần tổng quan về tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y, thực
trạng tiêu thụ sản phẩm thuôc thú y của Công ty cổ phần Sóng Hồngtrên thị trường
6
nội địa ở Chương II. Như số liệu về mức sản lượng, giá bán, doanh thu tiêu thụ giai
đoạn 2007-2011.
Dự liệu sơ cấp là các dữ liệu cụ thể, cập nhật có liên quan tới đề tài nghiên cứu,
đây là những dữ liệu không có sẵn, đòi hỏi phải thu thập, điều tra để có dữ
liệu sơ cấp. Được sử dụng trong quá trình thực tập tại công ty để thu thập
nhưng thông tin và số liệu cần thiết cho nghiên cứu: như cơ cấu tổ chức, cơ
chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh. Các số liệu sơ cấp về doanh số bán , chi
phí, lợi nhuận của công ty qua từng năm để thu thạp lại nhằm công tác phục
vụ đánh giá, phân tích, so sánh giữa các kỳ, các năm thực hiên với nhau, để
thấy được tình hình biến động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tác giả sử
dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát trực tiếp.
Hai phương pháp này được sử dụng trong phần một số khái niệm cơ bản, một
số lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt
động tiêu thụ sản phẩm ở Chương I; phần tổng quan về tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y,
thực trạng tiêu thụ sản phẩm thuôc thú y của Công ty cổ phần Sóng Hồngtrên thị

trường nội địa ở Chương II.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nói chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp
giữa người được phỏng vấn với đối tượng cần biết ý kiến để làm rõ một vấn đề nào đó.
Trong phạm vi của khóa luận này tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các
cán bộ, nhân viên công ty để tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
tình hình về các đối thủ cạnh tranh của công ty, thị trường tiêu thụ cảu công ty, cũng
như hoạt động thương mại của toàn ngành trên thị trường.
Phương pháp quan sát trực tiếp là phương pháp cảm thụ hiện thực của con
người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự
tiếp xúc nghe nhìn. Trong phạm vi khóa luận này tác giả sử dụng hình thức quan sát
trực tiếp quá trình đóng gói bao bì sản phẩm, các hoạt động bán hàng tại công ty, thái
độ của người bán.
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau như: sách báo; các văn bản chính sách và luật pháp của Nhà nước;
các nguồn thông tin trên internet, truyền hình và các số liệu thu thập từ các phòng ban
trong công ty. Nguồn dữ liệu thứ cấp này thông qua việc sử lý biến đổi số liệu trên các
phần mềm liên quan, dữ liệu này được sử dụng cho công tác đánh giá, so sánh, nhằm
đưa ra các kết luận chính xác. Cụ thể:
7
Các dữ liệu về tình hình kinh doanh của công ty như doanh thu, lợi nhuận, chi
phí… được thu thập từ các phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty nhằm đánh
giá thực trạng hoạt động thương mại của công ty, tìm ra các tồn tại và nguyên nhân
của chúng.
Các dữ liệu về tình hình tiêu thụ của ngành được thu thập từ các nguồn khác
nhau như báo chí; truyền hình; các trang web của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học
công nghệ và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng với một số trang web chuyên
ngành khác. Các dữ liệu này được thu thập để đánh giá tổng quan tình hình tiêu thụ
của lĩnh vực thuốc thú y trên thị trường cũng như các ảnh hưởng của nhân tố môi
trường đến hoạt động kinh doanh của lĩnh vực này.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài có sử dụng nhiều phương pháp phân tích dữ liệu. Cụ thể: sử dụng
phương pháp so sánh; phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp phân tích kinh tế;
phương pháp mô hình hóa. Phương pháp này được sử dụng ở phần thực trạng tiêu thụ
sản phẩm thuốc thú y trên thị trường nội địa của Công ty Cổ Phần Sóng Hồng.
Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, đưa ra
các bảng số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh được dùng để phân tích các dữ liệu nhằm thấy được sự thay đổi
quy mô, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của ngành, của công ty qua các năm; so sánh sự thay
đổi của các mặt hàng trong cơ cấu sản phẩm của công ty.
Phương pháp phân tích kinh tế được dùng để phân tích các bảng số liệu thu thập được.
Phương pháp mô hình hóa trong việc sử dụng các bảng số liệu để vẽ các biểu đồ biểu
diễn thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, khóa luận sử dụng một số phần mềm như Microsoft Exel để tổng hợp,
phân tích các bảng số liệu và vẽ các biểu đồ phục vụ nghiên cứu.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Với sự cần thiết của đề tài và nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu ở trên thì
ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ
viết tắt thì phần nội dung của doanh nghiệp bao gồm ba chương, cụ thể là:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y của Công ty Cổ Phần Sóng
Hồng trên thị trường nội địa.
8
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thuốc
thú y của Công ty Cổ phần Sóng Hồng trên thị trường nội địa.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm tiêu thụ sản phẩm
1.1.1.Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn và TS Nguyễn Cảnh Lịch “kinh tế doanh

nghiệp”, nhà xuất bản thống kê Hà Nội-năm 2008, đã khái niệm tiêu thụ sản phẩm như
sau:
Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động đặc trưng, chủ yếu của doanh nghiệp
thương mại, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Tiêu thụ sản phẩm hiểu theo nghĩa đầy đủ là quá trình gồm nhiều hoạt động :
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn, xác lập các kênh phân
phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo các hoạt động xúc
tiến và cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng tại địa điểm bán.
Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch
nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt
động tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến mạng lưới
bán hàng…cho đến các dịch vụ sau bán.
Theo kinh tế thương mại, tiêu thụ hàng hóa là hoạt động bán hàng, tiêu thụ
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng và đồng thời thu tiền bán hàng.
9
1.1.2. Khái niệm về bán hàng
Theo kinh tế thương mại, bán hàng là quá trình được hiểu là sự chuyển hóa hình thái
giá trị từ hàng thành tiền, đồng thời quyền sở hữu về hàng hóa cũng thay đổi. Xét trên
góc độ hoạt động thì bán hàng là việc gặp gỡ một bên là người bán với những sản
phẩm hàng hóa dịch vụ và một bên là người mua với nhu cầu có khả năng thanh toán.
Từ đó tìm kiếm thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Bán hàng là khâu cuối cùng của lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một
bên là sản xuất, phân phối và một bên là người tiêu dùng. Ngoài ra còn có một số khái
niệm khác:
Bán buôn là để bán cho những người trung gian để họ tiếp tục chuyển bán , hoặc bán
cho người sản xuất để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm. Bán buôn thường với khối lượng
bán lớn, chủng loại mặt hàng nhỏ, giá bán buôn thường thấp, hàng hóa sau khi bán vẫn
nằm trong khâu lưu thông hoặc sản xuất chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để thảo mãn nhu cầu cá nhân và tập
thể.Khối lượng bán hàng nhỏ lẻ, hang hóa đa dạng va phong phú về cả kiểu dáng, mẫu

mã. Hàng hóa sau khi bán được đưa vào sử dụng trực tiếp được xã hội thừa nhận, hang
hóa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, và giá bán hàng thường cao hơn so với bán buôn. Kết
thúc khâu lưu thông, giá trị hàng hóa được thực hiện.
1.1.3. Một số khái niệm liên quan khác
• Cung ứng và nguồn cung ứng hàng hóa
Cung ứng hàng hóa là tổng giá trị và cơ cấu hàng hóa hiện có và sẽ có bán trên thị
trường để đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán trong một khoảng thời gian nhất
định.
• Nguồn hàng
Là nguồn tạo ra hàng hóa để cung ứng trên thị trường. Đó là nơi phát ra các luồng
hàng hóa vận động trên thị trường trong nước và quốc tế, là nơi cung ứng hàng hóa
phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nội địa và nhu cầu xuất khẩu.
• Dự trữ hàng hóa
Dự trữ hàng hóa là một hình thái dự trữ sản phẩm xã hội, bao gồm toàn bộ hàng hóa
cần thiết đang vận động trong các khâu khác nhau của quá trình lưu thông.
1.1.4.Khái niệm về thuốc thú y
10
Thuốc thú y: là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi
sinh vật, khoáng chất, hoá chất được dùng phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh
hoặc để phục hồi, điều chỉnh cải thiện các chức năng của cơ thể động vật bao gồm
dược phẩm, hoá chất, vắc xin, hocmôn, một số chế phẩm sinh học và một số vi sinh
vật dùng trong thú y.( theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số:33/2011/TT-
BNNPTNT).
Chế phẩm sinh học dùng trong thú y: là sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật
dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, tác động vào quá trình sinh trưởng, sinh
sản của động vật, xử lý môi trường chăn nuôi. .( theo bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, số:33/2011/TT-BNNPTNT).
1.2.Một số lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm
1.2.1.Đặc điểm của sản phẩm thuốc thú y
Đây là sản phẩm đòi hỏi đặc tính kỹ thuật cao, qui trình bảo quản nghiêm ngặt. Mỗi

sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, bởi vì có ảnh hưởng gián
tiếp tới sức khỏe của con người. Do đó thuốc thú y có một số đặc điểm chủ yếu sau:
• Thuốc thú y là loại sản phẩm mà người tiêu dùng mua về để phòng chữa
bệnh cho gia súc, gia cầm nên nhu cầu thuốc thú y thường phụ thuộc vào qui
mô đàn gia súc, gia cầm, cũng như tình trạng sức khỏe của chúng.
• Tất cả các loại thuôc thú y đều được qui định thời gian sử dụng và bảo quản
theo đúng chế độ, đặc biệt là các loại vác xin.
• Một số sản phẩm thuốc thú y mang tính thời vụ, do sự xuất hiện những bệnh
thường gặp của vật nuôi.
• Thuôc thú y được coi là sản phẩm công nghiệp, song việc sử dụng nó lại
không mang tính tập trung của hàng công nghiệp mà nó được phân bổ rộng
khắp các nơi có chăn nuôi.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, khi nhu cầu về thực phẩm gia tăng thì
thuốc thú y lại càng được sử dụng nhiều hơn.
1.2.2. Phân loại sản phẩm
Là một công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y. Công ty Cổ Phần Sóng Hồng
có cơ cấu mặt hàng rất phong phú và đa dạng về chủng loại, cũng như mẫu mã bao bì.
Hiện nay công ty đã có trên 160 sản phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn được lưu hành trên
toàn quốc gồm những loại sản phẩm độc đáo, chất lượng cao có thể thay thế nhiều
hàng ngoại nhập mà giá cả rất hợp lý. Sản phẩm thuốc của công ty gồm có nhiều loại:
Thuốc bột, thuốc nước, thuốc tiêm, trong đó bao gồm các nhóm như: nhóm thuốc
kháng sinh là các chất có tác động chống lại sự sống của vi khuẩn trên cơ thể vật nuôi.
Nhóm thuốc khử trùng là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh
11
vật nhiễm khác. Nhóm thuốc sát trùng là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng
và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh
hưởng đến mô bào vật chủ. Nhóm vitamin là các loại vitamin bổ sung thêm các loại
thuốc bổ.
1.2.3. Tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại
Theo kinh tế thương mại, tiêu thụ hàng hóa là một hoạt động đặc trưng, chủ

yếu của doanh nghiệp thương mại, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng
hóa. Vì vậy có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động thương mại.
Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp
nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh
nghiệp và chu chuyển tiền trong xã hội.Đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội.
Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đối với thực hiện các mục tiêu và
chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi. Thúc đẩy vong quay của quá trình tái sản xuất
và tái sản xuất mở rộng sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội
của các hoạt động kinh doanh.
Qua hoạt động bán hàng, doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần, thu lợi nhuận,
tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Thể hiện khả năng và trình độ của
doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu cũng như đáp ứng các nhu cầu sản xuất
tiêu dùng xã hội.Mở rộng tiêu thụ là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh
1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề tiêu thụ hàng hóa
1.3.1. Nội dung tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể các biện pháp
về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ
sản phẩm như nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn
bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao,
bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất
và các nghiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ.
Đứng trên góc độ kinh tế thương mại thì tiêu thụ hàng hóa đồng nghĩa với việc
bán hàng hóa ra khỏi doanh nghiệp. Quá trình bán hàng hóa bao gồm ba khâu: Giai
đoạn chuẩn bị bán hàng, tiến hành bán hàng và giai đoạn sau bán hàng.
1.3.1.1.Giai đoạn chuẩn bị bán hàng
Là giai đoạn đầu của việc bán hàng song nó có ý nghĩa rất quan trọng trong
toàn bộ quá trình bán hàng. Trong giai đoạn này, người bán hàng phải tìm hiểu về mặt
12

hàng, thị trường,phải xây dựng những luận chứng thể hiện những yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi và khó khăn cho hoạt động bán hàng.
Trong giai đoạn chuẩn bị bán hàng, đầu tiên người bán hàng cần biết lý do bán hàng,
có thể bán bình thường để cso doanh số, thu lợi nhuận. Hoặc do nột lú do nào đó: Ví
dụ bán để giữ khách trước đối tủ cạnh tranh, giành chủ động, bán để theo đuổi một cơ
hội kinh doanh nào đó, bán để ra mắt thị trường, bán để giải quyết hàng tồn đọng. Nắm
vững được lý do bán hàng người bán hàng sẽ có thái độ, cách thức sử lý tình huống
trong khi bán sao cho phù hợp. Nắm vững các luận chứng của doanh nghiệp giúp
người bán chủ động trước các câu hỏi của khách hàng và có những câu trả lời thuyết
phục khách hàng đi đến kết luận mua một cách hiệu quả. Nắm được lý do mua của
khách hàng giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra các điều khoản hợp lý tạo điều kiện
thuận lợi đi đến hợp đồng có lợi cho cả hai bên.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp tránh bị bất ngờ trước các câu hỏi của
khách hàng nhất là trong trường hợp thương vụ được thực hiện hởi những lý do không
bình thường. Việc thu thập thông tin từ khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ vê tình
hình tài chính của người mua từ đó có những cách thức tạo điều kiện tốt thực hiện việc
thanh toán mà vẫn gây được thiện cảm với khách hàng. Thu thập thông tin từ thị
trường cho phép doanh nghiệp kịp thời có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với
những thay đổi trên thị trường. Chính vì vậy giai đoạn chuẩn bị bán hàng là hết sức
cần thiết đối với thành công hay thất bại cuả toàn bộ quá trình bán hàng.
1.3.1.2. Tiến hành bán hàng
Bán hàng bao gồm 5 pha: Tiếp xúc, luận chứng, chứng minh, trả lời bác bỏ của
khách hàng và kết thúc quá trình bán hàng. Bán hàng thực chất bắt đầu từ khi khách
hàng nói “không” vì thế đòi hỏi người bán phải vươn lên thuyết phục khách hàng mua
sản phẩm của mình.
Tiếp xúc là những khoảnh khắc đầu tiên của việc bán hàng có tầm quan trọng
đáng kể. Người bán cần tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp, phải tự đặt mình vào vị
trí của người đối thoại để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Sau khi đã nắm bắt được
nhu cầu của họ, người bán hàng tìm cách thuyết phục khách hàng bằng những luận
chứng của mình, phải làm cho khách hàng tin và thấy có lợi khi quyết định mua hàng.

Việc bán hàng thực sự bắt đầu khi khách hàng từ chối mua. Khi đó người bán phải
dùng chính sự từ chối này như là một điểm tựa để tác động trở lại khách hàng.Khi
khách hàng bác bỏ, nghĩa là họ thể hiện một sự phản ứng phòng vệ. Có rất nhiều lý do
phòng vệ như: cái đó chưa hấp dẫn tôi, tôi không biết sử dụng nó, nhà tôi đã dùng rồi,
hay giá thế này đắt quá, chất lượng không đảm bảo…
13
Để bán được hàng, trong khoảnh khắc này người bán cần phải căn cứ vào kiến thứ
kinh nghiệm của bản thân để phá tan hoài nghi của khách hàng và cuối cùng làm cho
khách hàng chấp nhận mua hàng với sự hài lòng tin tưởng.
Bán hàng sẽ kết thúc bằng việc người bán trao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng cho
người mua, nhận lại tiền hay quyền thu tiền. Nhưng dù bằng hình thức nào thì bán
hàng đến đây vẫn chưa kết thúc. Để tạo dựng uy tín của doanh nghiệp, thúc đẩy bán
hàng trong tương lai thì người bán phải thực hiện các nghĩa vụ sau bán
Giai đoạn cuối cùng của việc bán hàng: Là việc thực hiện giao hàng.Doanh nghiệp
phải thực hiện việc giao hàng đúng thời gian, địa điểm và các điều khoản khác. Doanh
nghiệp cần kiểm tra việc giao hàng của mình. Nghiệp vụ giao hàng cần phải được thực
hiện song song với nghiệp vụ thanh toán.
1.3.1.3. Giai đoạn sau bán
Người bán cần phải thực hiện đầy đủ các dịch vụ sau bán. Trước hết vì người
bán phải thực hiện nghĩa vụ của mình và người mua có quyền hưởng quyền lợi của họ,
thông thường quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đã được thỏa thuận bằng miệng ( nếu
là bán trực tiếp, bán lẻ) bằng hợp đồng thương mại ( nếu việc thỏa thuận mua bán
được thể hiện trên cơ sở hợp đồng thương mại)
Thứ hai, Thực hiện các dịch vụ sau bán nâng cao uy tín của doanh nghiệp do đó giữ
được khách hàng và tăng doanh số. Các dịch vụ sau bán rất đa dạng, có những dịch vụ
miễn phí và dịch vụ thu tiền như:
Bảo hành là các dịch vụ mà nhà sản xuất thông qua người bán cung cấp miễn phí cho
khách hàng. Dịch vụ này đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi mua hàng của nhà sản
xuất hay mua hàng của người bán các sản phẩm của họ. Thời gian bảo hành càng dài
thì khách hàng càng tin rằng hàng họ mua càng có chất lượng và độ bền cao.

Bảo trì và bảo dưỡng, sửa chữa. Với những thợ lành nghề và dụng cụ chuyên dùng,
các phụ tùng thay thế chính hiệu không chỉ giúp người bán tăng thêm doanh số mà còn
tạo niềm tin với khách hàng, nhất là khi hàng hóa là những sản phẩm đắt tiền, có kỹ
thuạt cao.
Vận chuyển, lắp đặt hướng dẫn sử dụng có thể được cung cấp miễn phí cho khách
hàng hoặc là những dịch vụ thu tiền tùy theo từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác
nhau. Những dịch vụ này rất cần thiết khi vận chuyển các phương tiện chuyên dụng,
việc lắp đặt và sử dụng đòi hỏi có sự hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ
Tư vấn tiêu dùng: Càng ngày càng có nhiều sản phẩm mới mà người tiêu dùng chưa
có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiêu dùng chúng. Vì vậy họ rất cần một lời khuyên hay
chỉ dẫn từ phía nhà sản xuất và trực tiếp từ phía người bán sản phẩm đó.Điều này làm
14
cho tư vấn tiêu dùng trở thành một dịch vụ hết sức cần thiết mà người bán phải cung
cấp cho khách hàng.
Tóm lại dịch vụ sau bán dù có phí hay không thì cũng mang lại lợi ích cho
khách hàng- góp phần làm giảm chi phí tiêu dùng xuống. Chính vì vậy thực hiện các
dịch vụ sau bán giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, biến khách hàng tiềm năng
thành khách hàng hiện thực, biến khách hàng lần đầu trở thành khách hàng quen,
khách hàng quen trở thành khách hàng truyền thống. Như vậy, việc thực hiện các dịch
vụ sau bán là hết sức cần thiết. Vì đây là dịch vụ cơ lợi trực tiếp cho khách hàng, cái
được của doanh nghiệp là giữ được khách hàng. Vì đây là dịch vụ có lợi lâu dài và
không thể hoạch toán có lợi nhuận ngay được .
1.3.2. Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là:
- Nhận thức và thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm.
- Bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong mua bán sản phẩm.
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp.
Khi đánh giá toàn diện hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần phải sử dụng tất cả các
chỉ tiêu định tính, định lượng và các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối nhằm đánh giá về

khối lượng, giá trị hàng hoá bán ra, chi phí và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm:
* Tổng khối lượng và danh mục sản phẩm tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ tiêu này cho thấy cầu thị trường hướng vào doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản
ánh trực tiếp và trực quan nhất về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cũng như xu hướng
phát triển của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Khối lượng sản phẩm tiêu
thụ của doanh nghiệp có thể tính theo mặt hàng, theo khu vực thị trường, theo khách
hàng, theo thời gian,…Các chỉ tiêu này phản ánh quy mô tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp và dùng thước đo hiện vật để biểu hiện như: kg, chiếc, bao, gói, m, m
2
,…
* Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
thực tế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này dùng thước đo giá trị và được tính bằng công
thức sau:
DT =

Q
i
x P
i
Trong đó:
15
 DT: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
 Q
i
: Khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ.
 P
i
: Đơn giá sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ.


1.33.2 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí của được hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm như:
Tổng chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí bến bãi,…và các
khoản mục chi phí bán hàng như: chi khấu hao, chi tiền lương, chi lãi vay ngân hàng.
Chi phí bán hàng trực tiếp và chi phí bán hàng gián tiếp, chi phí cố định, chi phí biến
đổi. Chi phí hàng tồn kho, hàng mất, hàng không thu hồi. Vốn lưu động bình quân, số
vòng quay của vốn lưu động, thời gian một vòng quay,…Hầu hết các doanh bến bãi,…
nhưng các chi phí như: bán hàng, quảng cáo,… thì còn phụ thuộc vào từng giai đoạn
phát triển của sản phẩm. Vì vậy, không phải lúc nào chi phí tiêu thụ tốt thấp cũng là tốt
đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Phải xem xét chi phí tiêu thụ trong tương quan
với khối lượng tiêu thụ.
1.3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh
nghiệp.
Lợi nhuận: Đây là thước đo quan trọng phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp, nếu lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả
cao. Lợi nhuận còn phản ánh khả năng tích luỹ, tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Mức lợi nhuận trên doanh thu, chi phí và vốn kinh doanh: Đây là các chỉ tiêu
đánh giá chi tiết về hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
P
1
=
DT
LN
x 100%
Chỉ tiêu P
1

phản ánh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ doanh
thu đã đạt được, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận đạt được từ doanh thu càng
lớn,

P
2
=
CP
LN
x 100%
Chỉ tiêu P
2
phản ánh doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để thu lại được
một đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này lớn hơn 0 chứng tỏ doanh thu đủ bù đắp chi phí và
Công ty thu lãi và ngược lại.
16
P
3
=
VKD
LN
x 100%
Chỉ tiêu P
3
phản ánh mỗi đồng lợi nhuận thu được phải bỏ ra bao nhiêu vốn
kinh doanh chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiẹp hoạt động không hiệu quả để thu
được mỗi đồng lợi nhuận doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều vốn kinh doanh dẫn tới có thể
thua lỗ và ngược lại.
Trong đó:
P

1
: Mức lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ.
P
2
: Mức lợi nhuận trên chi phí trong kỳ.
P
3
: Mức lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong kỳ.
LN: Lợi nhuận thực hiện được trong kỳ.
DT: Doanh thu thực hiện được trong kỳ.
CP: Chi phí kinh doanh trong kỳ.
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.
1.3.3.5 Các chỉ tiêu định tính để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở doanh
nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng ở trên, để đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến các chỉ tiêu định tính như:
- Mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, về nhân viên, các ý
kiến phản hồi của khách hàng,…
- Độ bao phủ, chiếm lĩnh thị trường, khả năng duy trì và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp,…
- Uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, sự nổi tiếng của nhãn hiệu
của công ty, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường,…
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Bao gồm toàn bộ khách hàng và nhu cầu của họ
đối với sản phẩm của công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có thể thu hẹp
hoặc mở rộng. Thị trường của công ty mở rộng là dấu hiệu tốt đối với hoạt động tiêu
thụ của công ty và ngược lại.
- Khách hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty là một bộ phận khách hàng hiện tại
của công ty, có nhu cầu lớn và khá ổn định đối với sản phẩm của công ty. Số lượng
khách hàng tiêu thụ chủ yếu không nhiều (chỉ khoảng 20% tổng số khách hàng) nhưng
tiêu dùng khối lượng sản phẩm lớn (khoảng 80% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ

17
của công ty). Chinh phục và giữ chân các khách hàng lớn là nhiệm vụ thường xuyên
liên tục có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tiêu thụ.
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SÓNG HỒNG
2.1.Tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng
tới tiêu thụ hàng hóa của công ty
2.1.1. Tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y trên thị trường Việt
Nam
Dù mới hình thành và phát triển 10 năm trở lại đây, nhưng lĩnh vực thuốc thú y,
thủy sản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên do còn non trẻ nên thị trường sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng không được đảm bảo và chịu sự ảnh hưởng
trực tiếp từ ngành chăn nuôi và sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Quản lý thuốc thú y, một lĩnh vực mới mẻ của ngành qua hơn 10 năm
hoạt động đã đạt được nhiều tiến bộ, các văn bản hướng dẫn cụ thể về quản lý sản
xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo thuốc thú y được phép lưu hành đạt 3
tiêu chí: chất lượng an toàn, sản phẩm phục vụ kịp thời cho các công tác phòng chống
dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành, đáp ứng được sự
phát triển không ngừng của sản xuất và kinh doanh thuốc thú y. Đến nay, cả nước có
khoảng 80 công ty sản xuất thuôc thú y do cục Thú y quản lý và 400 cơ sở sản xuât
18
các loại thức ăn chăn nuôi do Cục Khuyến nông quản lý, với hơn 30000 sản phẩm đáp
ứng được hơn 70% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và giải quyết cả việc
làm cho hàng ngàn người. Sự bùng phát các cơ sở sản xuất thuốc thú y này đã làm cho
ngành thuốc thuôc thú y này đã làm cho ngành thuốc thú y Việt Nam đang từng
bước phát triển và ổn định hơn từ một vài loại kháng sinh tiêu thụ, cho đến nay thuốc
thú y sản xuất trong nước đã dần chiếm lĩnh được thị trường, cơ bản đẩy lùi được tình
trạng hầu như phải nhập toàn bộ thuốc thú y cho nhu cầu trong nước, ngược lại có
nhiều chế phẩm thuốc thú y được xuât khẩu ra nước ngoài như nước Lào, Malaixia,

campuchia.
Tham gia vào thị trường thuốc thú y không chỉ là các doanh nghiệp nhà nước
( công ty thuốc thú y TW II, công ty chăn nuôi thú y Cai Lậy, công ty Vimedim Cần
Thơ, viện thú y…) mà còn có các công ty cổ phần ( công ty cổ phần thuốc thú y TW I,
công ty Cổ Phần Sóng Hồng… ) và các doanh nghiệp tư nhân như doanh nghiệp Năm
Thái, xưởng sản xuất 2/9,…với các hãng nước ngoài xuất khẩu thuốc như hãng Bayer
(Thụy Sĩ), công ty Helm ( Đức), Sanofi ( Canada) …các doanh nghiệp nhà nước và tư
nhân được phép nhập khẩu những loại nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài. Chính vì lý
do đó việc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại trở nên gay gắt trên thị trường
thuốc thú y Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ là các vùng nông thôn trên cả nước, theo thống kê Cục
quản lý thú y, ở miền Bắc ( 30 đơn vị) miền Nam ( 28 đơn vị), miền Trung ( 2 đơn vị).
Nhìn Chung thì sự phân phối các sản phẩm thuốc thú y trên cả nước là chưa đồng đều,
các sản phẩm mới chủ yếu được phân bố ở miền Bắc và miền Nam, còn miền Trung
chưa được chú trọng nhiều, ngoài ra thì các sản phẩm thuốc thú y này cũng chưa tới
được tay bà con vùng cao và do tính chất đặc thù của sản phẩm thuốc thú y nên kênh
phân phối chủ yếu là từ nhà sản xuất tới các đại lý bán buôn, rồi tới các chi nhánh bán
lẻ cuối cùng tới tay người tiêu dùng.
Do đặc trưng của ngành thú y nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc kháng sinh,
thuốc bổ, thuốc kháng khuẩn, thuốc đặc trị dùng cho thú y không có trong nước phải
nhập khẩu 100% nguyên liệu từ nước ngoài bằng ngoại tệ. Nguyên liệu thuốc nhập
ngoại phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng. Thuốc thú y sản xuất trong nước có
chất lượng ngày càng cao, giá bán rẻ hơn so với giá nhập ngoại, chiếm được lòng tin
đối với người chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở sản xuất thuốc thú y đã sản
xuất trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh công nghiệp dược phẩm. Với trang thiết bị
cũ và công nhân chưa qua đào tạo. Sản phẩm thuốc thú y được tiêu thụ khắp trên cả
nước nên việc kiểm nghiệm gặp nhiều khó khăn.
19
Theo thống kê của bộ nông nghiệp và PTNM, hiện nay trên thị trường thuốc thú
y có khoảng hơn 30000 loại thuốc, trong đó được chia ra làm các nhóm thuốc kháng

sinh, thuốc chống viêm, thuốc tăng trưởng, nhóm vitamin, nhóm vác xin…trong đó,
các nhóm thuốc được sản xuất theo công nghệ bình thường chiếm 70%, còn các nhóm
thuốc sản xuất theo qui trình GMP mới chỉ là 30%. Như vậy, trên thị trường đang lưu
hành một khối lượng lớn các loại thuốc thiếu đảm bảo chất lượng, hơn nữa, còn tồn tại
một khối lượng lớn thuốc thú y được nhập lậu từ Trung Quốc qua biên giới Việt
Trung. Qua đây có thể thấy tuy ở nước ta đã có nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh
thuốc thú y nhưng chưa thực sự có nhiều doanh nghiệp đạt chuẩn mực về chất lượng
quốc tế. Đây là một điểm hạn chế lớn của thị trường ngành thuốc thú y ở nước ta hiện
nay.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty Cổ
Phần Sóng Hồng trên thị trường nộ địa.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y chịu ảnh hưởng của các nhân tố trong
môi trường bên trong và môi trường bên ngoàidoanh nghiệp. Những nhân tố môi
trường này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động phát triển, thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho hoạt động này.
2.1.2.1. Môi trường bên trong
• Các yếu tố về vốn và công nghệ kỹ thuật.
Vốn là biểu hiện bằng tiền của các tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở vật chất cho các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn bốn là số vốn tối thiểu doanh nghiệp cần có để hoạt động. Vốn và nguồn vốn
là hai mặt trong một thể thống nhất, do vậy ngoài việc phân bổ vốn còn phải tiến hành
phân tích kết cấu nguồn vốn trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng thanh
toán về mặt tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất lọm doanh hoặc những
khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong khai thác vốn.
Với số vốn ban đầu rất hạn chế chỉ có 500 triệu đồng nên việc mở rộng mạng lưới kinh
doanh của công ty rất khó khăn, công ty nên cí những biện pháp huy động bốn trong
và ngoài công ty như mở rộng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ bằng các hình
thức vay ngân hàng huy động vốn từ các thành viên công ty.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào công nghệ kỹ thuật cũng là cạnh tranh lợi hại hơn cả.
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có công nghệ kỹ thuật cao hơn thì

doanh nghiệp đó có cơ hội rất lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình vì công
nghệ cao đi liền với chất lượng sản phẩm cao, năng suất cao, do đó hạ được giá thành
20
sản phẩm, đây là yếu tố đảm bảo việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đầu tư cho công nghệ kỹ thuất là đầu tư cho cả hiện tại và tương lai. Dưới đây là một
số máy móc hiện có của công ty.
Bảng 1: Một số máy móc hiện tại của công ty
STT Tên máy
Công
suất Giá nhập
Ngày
nhập Xuất xứ
1 Máy trộn thuốc 2 tấn/giờ 15000000 3/5/2002 Đài Loan
2 Máy nghiền thuốc 3 tấn/giờ 10000000 3/1/2002 Đài Loan
3 Máy ép thuốc viên 2 tấn/giờ 45000000 6/1/2004 Nhật Bản
(trích phòng kế toán)
Việc nhập khẩu máy móc thiết bị mới là tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đầu tư
vào thiết bị máy móc mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhưng cũng phải chú ý đến: mức
độ hiện đại của máy móc, mức độ phù hợp với trình độ của người lao động trong
doanh nghiệp. Mức độ hiện đại của máy móc phải đảm bảo nâng cao được năng suất
phù hợp với số vốn đầu tư vào, hạn chế và giảm đến mức thấp nhât hao mòn vô hình
đối với máy móc.
• Các yếu tố về chất lượng hàng hóa và giá bán
Đây có lẽ là hai nhân tố có tính chất quyết định tới tình hình tiêu thụ hàng hóa
của công ty. Đặc biệt, đây lại là mặt hàng về dược phẩm thì yêu cầu về chất lượng là
rất cao, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Và
yếu tố giá bán cũng vậy, vì người tiêu dùng chủ yếu là người nông dân, số tiền để chi
cho việc mua thuốc về chữa bệnh cho vật nuôi là hạn chế, nên ở đâu bán rẻ thì họ sẽ
mua ở đó, như vậy, doanh nghiệp cần lắm bắt được tâm lý của khách hàng để đưa ra

các mức giá phù hợp.
• Các yếu tố về con người
Con người ở đây chính là cán bộ công nhân viên làm công tác tiêu thụ hàng hóa
nói riêng và các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung. Là những
người trực tiếp giao dịch với khách hàng và quyết định sự thành công của việc giao
dịch bán hàng, những nhân viên bán hàng đã có trình độ cũng như lòng say mê nghề
nghiệp. hiện nay những nhân viên làm công tác tiêu thụ của công ty đều có nhiều năm
kinh nghiệm trong công việc. Công tác tiêu thụ được phòng kinh doanh và phòng sản
xuất đảm nhiệm, các nhân viên trong phòng là những cử nhân mới tốt nghiệp khối
kinh tế.
2.1.2.2. Môi trường bên ngoài
• Nhu cầu thị trường
21
Nhu cầu thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ bởi vì có nhu cầu thì mới
có thị trường để bán sản phẩm, doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại.
Hiện nay, có tất nhiều các trang trại chăn nuôi theo chương trình VAC của
chính phủ trên khắp mọi miền, mọi địa phương. Chính vì vậy, nhu cầu về sản phẩm
thuốc thú y tăng rất cao. Nhu cầu lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng
rât lớn, tuy nhiên khả năng này cong phụ thuộc vào rất nhiều các điều kiện khá nhau
( như chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán, các đối thủ cạnh tranh ) nhưng đã mở
ra cho công ty nhiều hướng đi cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
• Khách hàng
Khách hàng là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ hàng hóa. Vì
vậy, việc nhận thức được thái độ ứng xử của khách hàng là nhiệm vụ căn bản đối với
việc nghiên cứu khách hàng.
Khách hàng của công ty Sóng Hồng có hầu hết ở các tỉnh miền Bắc. Nắm bắt
được nhu cầu này của khách hàng, công ty đã không bỏ lỡ liên tục đổi mới sản phẩm
và cho ra đời sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Nhà cung ứng
Trong những năm gần đây, trước xu hướng biến động của thị trường, công ty

phải chịu sức ép từ phía các nhà cung ứng, giá nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên
biến động, khan hiếm. Điều này ảnh hưởng lơn đến tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty. Năm 2010 là năm mà Việt Nam có nhiều biến đổi to lớn cả về kinh tế, lẫn
pháp luật về thuốc thú y. Chính vì vậy mà trong 6 tháng cuối năm 2010 công ty gặp rất
nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tiêu thụ hàng
hóa,giá nguyên vật liệu liên tục leo thang, khan hiếm, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên
liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Tuy nhiên sang năm 2011 công ty đã khắc phục mọi khó
khăn, hòa nhập vào sự thay đổi môi trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đã ổn định.
• Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên thị trường sản xuất và cung ứng các sản phẩm thuốc thú y ở Việt
Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp tư nhân. Công ty Cổ Phần Sóng Hồng còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác
như: Công ty thuốc thú y trung ương, công ty sản xuất thuốc thú y Thịnh Á, công ty cổ
phần dược thú y Cai Lậy, công ty TNHH dược phẩm Vĩnh Tín Phúc…Các sản phẩm
của công ty có mặt trên khắp thị trường miền Bắc. Sự cạnh tranh của công ty diễn ra từ
khâu sản xuất đến khâu đưa hàng hóa ra thị trường sự cạnh tranh còn ở trong tiến độ
giao hàng, dịch vụ sau bán hàng, từ giá cả cho tới chất lượng sản phẩm.
22
2.2. Phân tích kết quả tiêu thụ của công ty trong giai đoạn 2007-2011
2.2.1.Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng
Phân tích doanh thu theo mặt hàng cho phép Công ty có thể đánh giá được tình
hình biến động của thị trường sản phẩm. Từ đó đề ra những quyết định hợp lý cho hoạt
động tiêu thụ thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Kết quả kinh
doanh của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu tên hàng 2007 2008 2009 2010 2011
Ampicolidexa 50g 609,347,589 586,987,589 620,398,756 656,350,917 670,390,211

ADE-Bcomlex NC
100g 260,589,637 254,986,258 283,912,489 314,373,700 300,943,291
VitaminB1. vieen 258,648,951 258,715,964 278,915,608 282,099,035 300,081,012
Điện giải Bcomlex C
10g 199,257,016 200,684,125 205,894,713 217,610,214 219,620,911
Fasicoli 10g 189,254,367 184,789,632 195,236,985 196,483,414 200,001,902
Flo DO. Sol100ml 169,235,698 167,895,248 172,598,458 175,039,566 190,092,426
T-H-S 10g 160,258,945 164,258,941 166,538,945 167,832,442 180,291,419
AmpiColiDexa10g 159,236,874 158,794,523 160,258,948 162,930,030 165,320,001
Enro10 124,589,741 120,369,874 127,596,045 130,956,104 125,942,862
Oxytylovit(cúm gà 120,169,258 118,289,693 121,968,748 122,140,193 140,191,312
Đặc trị ỉa chảy 10g 112,698,521 111,987,963 112,698,789 114,599,357 130,560,341
DIA Coocid 10g 986,258,746 987,368,952 998,257,810 100,014,000 122,104,311
Men tiêu hóa 97,658,941 95,263,810 97,569,258 99,763,425 115,720,316
Sohofloxacin(rùgà) 82,569,345 80,259,145 83,695,745 87,276,272 95,962,173
Sohofloxacin(nhỏgà) 78,963,218 74,589,768 78,693,087 81,408,164 88,402,005
Tẩy run sán lợn 69,639,868 67,984,925 69,859,632 71,900,900 82,943,209
Sohomycin 10g 68,952,369 67,896,215 68,925,789 69,055,758 65,059,706
Tăng tốc 58,698,745 57,896,285 60,325,985 62,623,435 70,235,345
Ampicolidexa1kg 59,963,987 58,963,987 60,259,874 61,500,000 62,513,009
Tổng 2,979,601,995 2,927,510,270 3,065,210,401 3,173,956,926 3,326,375,762
( Trích: phòng kinh doanh)
Qua bảng ta thấy: Năm 2007, công ty mới mở rộng thị trường nên tình hình tiêu
thụ các nhóm sản phẩm đều ở mức khá cao, trong nhóm kháng sinh có loại
Ampicolidexa 50g chuyên dụng cho gà, ngan, vịt để phòng bệnh và kích thích tăng
trưởng đã bán với doanh số là 609347589 VNĐ, hay mặt hàng DIA Coocid 10g
chuyên trị ỉa chảy, đường tiêu hóa ở gia súc cũng chiếm tỷ trọng về doanh thu khá cao
với doanh số đạt được là 986258746 VNĐ, ngoài ra thì các nhóm sản phẩm về vitamin
như VitaminB1. viên cũng bán khá chạy, đạt được doanh số tương đối cao. Nhưng tới
năm 2008, do lạm phát kinh tế kéo dài, giá cả các loại sản phẩm đều tăng cao khiến

cho các ngành kinh doanh đều lâm vào tình trạng khó khăn, và ngành thú y cũng vậy,
không tránh khỏi sự khó khăn đó, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm đều bị chững lại, có
23
thể nói là so với năm 2007 thì phần lớn các sản phẩm tiêu thụ đều giảm, dẫn tới doanh
thu tiêu thụ đều giảm cụ thể như Ampicolidexa 50g doanh thu chỉ còn 586987589
VNĐ đã giảm đi 22360000 VNĐ, hay các nhóm thuốc đặc trị như Enro10 cũng đã
giảm đi 4219867 VNĐ…và còn rất nhiều các sản phẩm khác doanh thu tiêu thụ giảm
hơn so với năm trước. Tới năm 2009, nền kinh tế đi vào ổn định hơn, nhà nước đưa ra
các gói kích cầu, mở rộng vào phát triển ngành chăn nuôi hơn, lúc này nhu cầu sử
dụng thuốc thú y đã có sự chuyển biến theo chiều hướng gia tăng, trên thị trường tiêu
thụ thì các sản phẩm của công ty đã có sự tăng lên đáng kể, song mức tăng vẫn chưa
cao do là nền kinh tế mới đi vào ổn định hơn năm 2008, ngành chăn nuôi cũng mới
được để ý tới.
Cho đến những năm gần đây,năm 2010 tình hình tiêu thụ các loại kháng sinh là
tăng mạnh, nguyên nhân chính ở đây là do tại thời điểm này nhiều nơi xuất hiện dịch
cúm gia cầm và lây nhiễm, các loại sản phẩm như Ampicolidexa được bán ra rất chạy,
với doanh thu là 656.350.917 VNĐ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu
20.68%. Các sản phẩm tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm. Như
Fasicoli 10g, so với năm 2010 đã tăng 1.79%, tương ứng với số tiền là 3518488 VNĐ,
hay Flo DO. Sol100ml đã tăng 15052860 VNĐ, tỷ lệ tăng tương ứng là 8.6% và còn
rất nhiều các sản phẩm cùng nhóm kháng sinh có mức doanh thu đều tăng. Sở dĩ tăng
như vậy là do, với điều kiện kinh tế như hiện nay, khả năng xảy ra các dịch bệnh lây
nhiễm là rất cao, đặc biệt là ở những vùng chăn nuôi tập trung, vậy nên người chăn
nuôi đã dùng những sản phẩm thuốc này để phòng bệnh cho vật nuôi, tránh trường hợp
bệnh rồi mới chữa. Loại thuốc Sohofloxacin(nhỏ gà) doanh thu tiêu thụ đã lên tới
88402005VNĐ, ở năm 2011. Lý do là bởi trong năm 2011 các bệnh về Gà chiếm khá
nhiều, nào là dịch cúm H5N1, hay bệnh đau mắt ở gà… hay các bệnh về lơn, công ty
đã bán rất chạy sản phẩm thuốc tẩy run sán lợn doanh thu đạt 82943209 VNĐ. Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm thuốc ở nhóm hàng kích thích tăng
trưởng lại giảm, năm 2011 ADE-Bcomlex NC 100g giảm 4.27% tương ứng mức tiền

13430409 VNĐ so với năm 2010, hay sản phẩm Enro10 giảm 5013242 VNĐ, tương
ứng với tỷ lệ là 3.83% so với năm 2010. Sohomycin 10g giảm với tỷ lệ 5.79% tương
ứng với số tiền là 3996052 VNĐ, lý do ở đây là vì so với năm 2010 thì năm 2011 đã
có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng trưởng, kích thích có xuất xứ từ Trung Quốc tràn nan
trên thị trường Việt, với giá thành lại rẻ hơn so với các sản phẩm của công ty.
2.2.2.Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường
Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày
càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối
thủ ngày càng gay gắt thì Công ty đã hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp (trong
24
đó 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm) được giải đều khắp miền Bắc và miền Trung. Tuy
nhiên, do tình hình thị trường miền Bắc và Hà nội rất phức tạp, còn là thị trường mới
( miền Trung ) đối với Công ty do vị trí địa lý quá xa phương tiện vận chuyển và thiết
bị bảo quản thuốc còn nhiều hạn chế vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu
thụ.
Thị trường của công ty được chia thành các khu vực như sau :
• Thị trường Hà Nội.
• Thị trường miền Bắc : Bao gồm các tỉnh từ Ninh bình trở ra như: Ninh bình ,
Hà nam , Nam định , Thái bình , Hà tây , Vĩnh phúc , Phú thọ , Hải phòng ,Hải
dương, Quảng ninh, bắc giang, Bắc Ninh, Hưng Yên
• Thị trường miền Trung : Bao gồm các tỉnh như : Đà nẵng , Huế , Quảng bình ,
Quảng trị , Nghệ an , Hà tĩnh , Thanh hoá.
Bảng sau đây cho ta thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ ở từng khu vực thị trường.
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các khu vực thị trường
(năm 2007 - 2011)
ĐVT: Trđ
Khu vực
Doanh thu tiêu thụ
2007 2008 2009 2010 2011
1. Hà Nội 689 632 670 681 692

2. Khu vực miền
Bắc 9329 9087 9586 9638 9870
3.Khu vực miền
Trung 452 411 463 492 506
Tổng cộng 10470 10130 10719 10811 11068
( Trích phòng Marketing-bán hàng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở các vùng có sự chênh lệch tương
đối lớn. Thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là đến thị trường Hà Nội.
Khu vực miền Bắc luôn là thị trường có mức tiêu thụ lớn và tiềm năng của
công ty. Với sự năng động của đội ngũ Marketing của Công ty, thị trường miền Bắc
được khai thác triệt để, Công ty mở rộng thị trường đến hầu hết các tỉnh Ninh bình ,
Hà nam , Nam định , Thái bình , Hà tây , Vĩnh phúc , Phú thọ , Hải phòng ,Hải dương,
Quảng ninh, bắc giang, Bắc Ninh, Hưng Yên Từ đó lượng tiêu thụ khu vực miền Bắc
luôn tăng qua các năm. Chỉ duy nhất năm 2008 mức tiêu thụ bị sụt giảm nhiều do sự
25

×