BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
A- LỜI MỞ ĐẦU
Chế định phúc thẩm dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự được quy định tại phần
thứ ba từ chương XV tới hết chương XVII (từ điều 242 tới điều 281). Các quy định về
phúc thẩm dân sự đã được kế thừa từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án về kinh tế, pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động. các quy định phúc thẩm dân sự cũng đã được điều chỉnh thay đổi
cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đất nước cũng như phù hợp với cải cách hành
chính, cải cách tư pháp. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự là một thủ tục
rất quan trọng trong quá trình làm sáng tỏ vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích của đương
sự. Trong bài viết này tôi sẽ đi tìm hiểu thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự
và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc
thẩm dân sự. Bài viết của tôi có nội dung chính sau:
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA PHÚC THẨM DÂN SỰ
1, Khái niệm
Phúc thẩm dân sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án,
quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị.
Thủ tục phúc thẩm là một trong những thủ tục tố tụng được quy định ngay từ
những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về tố tụng dân sự. Đến các luật tổ chức Tòa
án nhân dân sau này, phúc thẩm được ghi nhận như một nội dung không thể thiếu
được của Tòa án. Về bản chất, phúc thẩm không phải là lần xét xử đầu tiên đối với
một vụ án mà là lần xét xử thứ hai. Thủ tục phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ
thẩm theo nguyên tắc xét xử hai cấp, đảm bảo tính thận trọng cho các phán quyết nhân
danh Nhà nước.
ĐỒNG THỊ HƯỜNG
HC33D015 Page 1
BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2, ý nghĩa của phúc thẩm dân sự.
Qua phúc thẩm có thể khắc phục được những sai lầm trong những bản án,
quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đảm bảo cho quyền lợi ích của cá
nhân, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tòa án cấp trên có thể kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, có thể
chỉ đạo một cách thống nhất, kịp thời việc áp dụng pháp luật trong các hoạt động xét
xử tại các tòa án ở địa phương.
II. THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Thủ tục tố tụng phúc thẩm cơ bản giống như thủ tục sơ thẩm và nội dung các
hoạt động tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự cũng gần như tương tự tại
phiên tòa sơ thẩm.
Ở các nước theo truyền thống án lệ như Hoa Kì, Anh thì: trình tự tiến hành
phiên tòa phúc thẩm cũng tương tự như ở phiên tòa sơ thẩm, bao gồm: bắt đầu phiên
tòa, trình bày của các bên đương sự, tranh tụng, nghị án và tuyên án; ở các nước theo
truyền thống pháp luật dân sự như Trung Quốc thì “phiên tòa phúc thẩm được tiến
hành theo trình tự, thủ tục giống như ở sơ thẩm” gồm có: thủ tục bắt đầu phiên tòa,
hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án; theo pháp luật Việt Nam, thông thường trình tự
phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự bao gồm các bước như bắt đầu phiên tòa, hỏi, tranh
luận, nghị án và tuyên án.
Qua việc xem xét pháp luật của một số nước về phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự
(PTPTVADS) có thể thấy nội dụng các hoạt động tố tụng tại PTPTVADS ở mỗi
truyền thống tố tụng, nội dung tố tụng ở phiên tòa phúc thẩm so với phiên tòa sơ thẩm
có một số điểm khác biệt.
ĐỒNG THỊ HƯỜNG
HC33D015 Page 2
BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa.
(Điều 267)
Bắt đầu phiên tòa là hoạt động đầu tiên của PTPTVADS nhằm thực hiện các thủ
tục cần thiết để đảm bảo cho việc tiến hành xét xử nội dung vụ án được tiến hành
chính xác, khách quan và thuận lợi. ở thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa khai
mạc phiên tòa; đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử; kiểm tra sự có mặt của những
người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước
của đương sự; phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người
tham gia tố tụng khác; giới thiệu họ tên của những người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch, hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người
tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai
không. Khác với phiên tòa sơ thẩm thì tại phiên tòa phúc thẩm chủ tọa phiên tòa cần
phải tuyên bố Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án theo kháng cáo, kháng nghị đói
với bản án, quyết định nào.
Trong trường hợp vắng mặt người tham gia tố tụng có lí do chính đáng; có sự thay
đổi về người tiến hành tố tụng mà chưa có người thay thế hoặc có người tiến hành tố
tụng không thể tiếp tục tham gia xét xử thì PTPTVADS theo kế hoạch phải hoãn sang
thời điểm khác, có nghĩa là phiên tòa bị hoãn. Thời điểm hoãn phiên tòa chỉ xảy ra ở
thủ tục bắt đầu phiên tòa. Quyền hoãn phiên tòa và ra quyết định hoãn thuộc về Hội
đồng xét xử. khi hoãn phiên tòa, PTPTVADS sẽ được tiến hành lại từ đầu.
2. Thủ tục hỏi tại phiên tòa.
Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, một thành viên của Hội đồng
xét xử phúc thẩm công bố nội dung của vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội
dung kháng cáo, kháng nghị.
Tiếp theo chủ tọa phiên tòa tiến hành hỏi các đương sự về các vấn đề sau:
ĐỒNG THỊ HƯỜNG
HC33D015 Page 3
BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
+ Hỏi nguyên đơn có rút đơn kiện hay không? (Điểm a khoản 2 Điều 268
BLTTDS). Nếu nguyên đơn rút đơn kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị
đơn có đồng ý hay không? Nếu bị đơn không đồng ý thì Hội đồng xét xử không chấp
nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và phiên tòa phúc thẩm vẫn được tiến
hành bình thường. nếu bị đơn đồng ý thì hội đồng xét xử chấp thuận việc rút đơn khởi
kiện của nguyên đơn và ra quyết định hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ
án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định
của bản án sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp
luật. Trong trường hợp hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì
nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
+ Hỏi người kháng cáo, kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo,
kháng nghị hay không? (Điểm b khoản 2 Điều 268 BLTTDS) Nếu có việc thay đổi,
bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử giải quyêt theo quy định tại
Điều 256 BLTTDS.
+ Hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không?
( Điểm c khoản 2 điều 268 BLTTDS). Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án, thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật và trái đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa lại bản án sơ thẩm,
công nhận sự thỏa thuận của đương sự. các đương sự được thỏa thuận với nhau về án
phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì hội đồng xét xử sẽ quyết định theo quy
định của pháp luật.
Sau khi chủ tọa đã hỏi các đương sự mà nguyên đơn không rút đơn khởi kiện,
người kháng cáo giữ nguyên kháng cáo, viện kiểm sát giữ nguyên kháng nghị và các
đương sự không thỏa thuận với nhau việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử bắt đầu
xét xử bằng cách nghe trình bày của các đương sự theo các thứ tự sau đây:
ĐỒNG THỊ HƯỜNG
HC33D015 Page 4
BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày về
nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ
sung ý kiến. trong trường hợp tất cả các đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày
theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là nguyên
đơn và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự kháng cáo là bị đơn
và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp chỉ
có viện kiểm sát kháng nghị thì kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các
căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo vừa có kháng nghị thì các
đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau
đó kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan
đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
+ Trong trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề
nghị của mình.
+Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, kiểm sát viên có quyền đề xuất trình bổ
sung chứng cứ.
Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, xem xét vật chứng
+ sau khi nghe đương sự, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự
trình bày, việc hỏi, công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được
thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.
Việc hỏi phải được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc
thẩm.
ĐỒNG THỊ HƯỜNG
HC33D015 Page 5